Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 40 của 131

Chủ đề: Cập nhật các câu hỏi và trả lời về xét nghiệm HIV.

  1. #21
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần



    ỎI
    Thưa bác sĩ, cách đây khoảng hơn 5 tháng em có quan hệ tình dục ( OS và quan hệ có BCS ). sau khi quan hệ e có các triệu chứng như HIV cụ thể sau 2 tuần dương vật e có tiết dịch trắng vào buổi sáng, tinh hoàn đau nhức, sốt nhẹ. e đã làm các xét nghiệm lậu cầu, chlamidia, giang mai tại tuần thứ 2.5 sau nguy cơ kết quả âm tính. e có đi khám và làm các xn, siêu âmvề chức năng sinh sản, bsĩ chuẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. tuần thứ 6 e có qua hòa hảo làm xn HIV bằng pp combo( ag/ab - P24) kết quả âm tính. tuần thứ 8 em xn HIV bên pasteur 3pp kết quả âm tính. tuần thứ 10,12,14 em có qua hòa hảo làm xn HIV, chlamidia,lậu, giang mai kết quả âm tính. tuần 21 em lại qua pasteur làm xn giang mai và hiv( 3pp) kết quả âm tính. Vậy bác sĩ cho e hỏi là e đã có thể loại bỏ nguy cơ hiv ra khỏi đầu được chưa.? e có cần làm xn lại nữa ko? thời gian cửa sổ nhiều nhất để sinh kháng thể là bao lâu? từ lúc nguy cơ đến nay đã gần 6 tháng nếu xn lại thì e có thể làm loại xn gì để chính xác nhất ( test nhanh, pcr, western blot ? ) để xn, nếu sau 6 tháng e xn hiv vẫn âm tính thì có cần làm tiếp nữa ko, em rất hoang mang. Rât mong nhận được sự tư vấn bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn!

    Người gửi: Nguyễn Minh Thanh
    ÁP:
    Chào em,
    Em đi xét nghiệm tại viện Pasteur TP. HCM để phát hiện kháng thể HIV (3 phương pháp) vào tuần thứ 21 sau phơi nhiễm nghĩa là đã sau giai đoạn cửa sổ, cho kết quả Âm tính là em có thể loại bỏ nguy cơ nhiễm HIV được rồi vì đây là qui trình xét nghiệm chẩn đoán HIV chuẩn, được thực hiện tại một cơ sở y tế lớn, có thẩm quyền được xét nghiệm và khẳng định kết quả nhiễm HIV tại TP. HCM.
    Hiện nay em không cần đi xét nghiệm lại.
    Giai đoạn cửa sổ để sinh kháng thể kéo dài lâu nhất là dưới 3 tháng.
    Từ lúc có nguy cơ nhiễm đến nay đã gần 6 tháng, tuy đã có thể khẳng định được kết quả âm tính theo kết quả xét nghiệm nêu trên, nhưng nếu muốn xét nghiệm lại thì em vẫn chỉ cần yêu cầu làm xét nghiệm theo 3 phương pháp là đủ để khẳng định kết quả.
    Nếu sau 6 tháng mà kết quả vẫn âm tính thì không cần tiếp tục xét nghiệm nữa.
    Thân ái
    PGS.TS. Cao Minh Nga
    Phó Khoa Xét nghiệm

  2. #22
    Thành Viên Chính Thức namhaysongtot's Avatar
    Ngày tham gia
    03-03-2011
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Đến từ
    Cần Thơ
    Bài viết
    308
    Cảm ơn
    4
    Được cảm ơn: 70 lần
    Hình như thời gian cửa sổ xét nghiệm hiv ngày càng được rút ngắn bởi các kỹ thuật xet nghiệm tiên tiến.

  3. #23
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    THAM KHẢO BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CARD TEST HIV 1&2
    (Test chẩn đoán nhanh HIV 1&2)

    v Test chẩn đoán nhanh HIV 1&2 do Amvi Biotech, Inc. sản xuất :
    Ø Công nghệ : chuyển giao từ Công ty Calibiotech, Inc. (Mỹ)
    Ø ĐẠT tiêu chuẩn chất lượng USA và TTKĐ SPYH QG, BYT
    Ø Dễ sử dụng, ĐỘ CHÍNH XÁC CAO 99%
    Ø Số ĐKLH BYT: VNDP-191-0604

    v GHI CHÚ QUAN TRỌNG :
    - Test bảo quản ở nhiệt độ 20 – 30oC
    - Mang găng tay bảo vệ và rửa tay kỹ sau khi xét nghiệm
    - Phải dùng thuốc sát trùng lau sạch mẫu bị đổ hoặc dính ra bàn để phòng tránh lây nhiễm
    - Test và dụng cụ phải hủy bỏ theo tiêu chuẩn rác Bệnh Viện sau khi sử dụng
    - Không dùng Test đã hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng
    - Xét nghiệm NGAY sau khi xé báo đựng Test


    v THẬN TRỌNG :
    Dù độ chính xác của Card Test HIV 1&2 RẤT CAO, bắt buộc phải chẩn đoán thêm với 2 Elisa kit khác nhau trước khi XÁC ĐỊNH kết quả.


    v HỘP TEST THỬ GỒM CÓ:
    Mỗi hộp đựng 25 Test xét nghiệm HIV 1&2, Giấy Hướng dẫn sử dụng

    v QUI TRÌNH XÉT NGHIỆM :

    MẪU XÉT NGHIỆM:
    Mẫu xét nghiệm PHẢI dùng HUYẾT TƯƠNG hoặc HUYẾT THANH
    Nếu chưa dùng ngay, mẫu có thể trữ lạnh trong 3 ngày ở nhiệt độ từ 2-8oC. Trước khi sử dụng phải để mẫu ấm lên khoảng 20-30oC.

    QUY TRÌNH:
    1. Dùng máy ly tâm 3.000 RPM lấy HUYẾT TƯƠNG - HUYẾT THANH
    2. Nếu không có máy ly tâm, nhỏ 3 - 4 ml máu vào ống nghiệm, chờ 20 phút máu sẽ đông, Huyết tương - Huyết thanh nổi lên trên.
    3. Xé bao, đặt Test thử lên bàn phẳng sạch, khô ráo.
    4. Dùng pipette nhỏ 02 - 03 giọt (khoảng 60µl) Huyết tương - Huyết thanh vào ô chữ (S)

    Đọc kết quả trong vòng 05-25 phút sau khi nhỏ mẫu

    GHI CHÚ QUAN TRỌNG
    - Sau 25 phút, kết quả có thể KHÔNG CHÍNH XÁC
    - Vạch kết quả (T) có thể lên ĐẬM hoặc MỜ theo nồng độ KHÁNG THỂ của từng người VẪN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ DƯƠNG TÍNH



  4. #24
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    09-07-2013
    Bài viết
    77
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 17 lần
    vay xn duoi 12 tuan k noi len dc dieu gi ha a?e xn 6 tuan AT bang pp test nhanh determine con 4 tuan nua moi du 12 tuan e lo lang qua lieu e co bi duong tinh k e so qua :((

  5. #25
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    HỎI: Em đang rất lo lắng và sợ hãi. Khoảng 3 tháng trước em có quan hệ với gái mại dâm có dùng bao cao su nhưng khi quan hệ xong em thấy có chất dịch dính trên núm bao. Từ đó tới giờ em rất lo lắng, sợ hãi và rất ân hận.
    Cách đây vài ngày (đúng 3 tháng 6 ngày từ khi có nguy cơ) em có đi xét nghiệm ở bệnh viện Da Liễu kết quả là âm tính, nhưng em vẩn lo lắng chưa yên tâm được. Em giờ không muốn ăn uống gì cả và rất tuyệt vọng mỗi khi đọc thông tin trên mạng là xét nghiệm sau 6 tháng mới yên tâm. Em xin quý báo cho em lời khuyên và cho em hỏi test nhanh determine có chính xác không? Em xin cảm ơn nhiều.

    TRẢ LỜI:
    - Gái mại dâm là một trong những nhóm đối tượng được đánh giá có nguy cơ cao trong việc lây nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ với gái mại dâm là việc dễ hiểu.
    - Việc bạn test nhanh determine sau 3 tháng cho kết quả âm tính, chúng tôi khẳng định rằng kết quả xét nghiệm của bạn hoàn toàn chính xác, và bạn hoàn toàn có thể an tâm về tình trạng sức khỏe của mình.
    - Rất may mắn vì bạn đã biết sử dụng bao cao su là biện pháp tình dục an toàn khi quan hệ. Bao cao su sẽ giúp bảo vệ cả bạn và bạn tình khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thai ngoài ý muốn. Khi bạn quan hệ với những người bạn không biết rõ và không an toàn, thì bạn nên sử dụng bao cao su để tự bảo vệ mình.
    - Chúng tôi mong bạn sẽ không lặp lại sai lầm. Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tích cực và tránh xa tệ nạn xã hội.

    Hữu Tùng - Tư vấn viên - nhóm tư vấn thanh niên Thành phố Hà Nội Dự án phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho thanh niên).


  6. #26
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Xét nghiệm HIV, phương pháp nào tốt nhất?

    Phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất cho bạn một kết quả chính xác và yên tâm trong một khung thời gian phù hợp với bạn nhất. Mỗi người sẽ có một 'phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất khác nhau', vì hoàn cảnh của từng người sẽ hơi khác nhau.


    Những điều chính để suy nghĩ là lần đầu tiên bạn có nguy cơ nhiễm HIV là khi nào và thứ hai là bạn 'liều lĩnh' như thế nào khi cần biết câu trả lời. Thời gian kể từ khi bạn có nguy cơ là rất quan trọng bởi vì nó cho phép chúng tôi tính toán thời kỳ cửa sổ, đó là thời gian từ khi ai đó đã nhiễm HIV đến khi được phát hiện.Có rất nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc xét nghiệm HIV trong đó lý do chính là do các lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng tôi về HIV trong khoảng thời gian kể từ khi đại dịch HIV bắt đầu và sự tiến bộ của công nghệ của những thiết bị xét nghiệm. Do đó câu hỏi như phương pháp xét nghiệm HIV nào là tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân.Hiện này chúng ta có các phương pháp xét nghiệm HIV có khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm HIV từ rất sớm. Việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng vì chúng ta biết rằng thời kỳ 'then chốt' để HIV lây nhiễm nhiều từ những người mới bị nhiễm sang người khác là trong vài tháng đầu tiên sau khi họ bị nhiễm, khi số lượng virus trong máu, tinh dịch người nhiễm bệnh hoặc dịch âm đạo là rất cao. Số lượng virus HIV trong dịch cơ thể được gọi là tải trọng HIV và trong giai đoạn đầu có thể sẽ là hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu virus trong mỗi ml một trong máu hoặc dịch.

    Vì vậy, một phương pháp xét nghiệm HIV nào tốt nhất?

    Xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ

    Chẩn đoán sơ bộ rất sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày sau khi có nguy cơ . Khung thời gian này trước đây không thể có được nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

    Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp XN là pp XN sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

    HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

    Phương pháp XN này được cấp phép ở Châu Âu được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Nó thực ra tốt hơn như vậy nhiều và nó có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp này là phương pháp xét nghiệm thế hệ thứ 4.
    Phương pháp xét nghiệm HIV DUO dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể được hình thành sẽ cho phép chúng ta thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới bị nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

    Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

    Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980 của các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó là tương đối nghèo nàn và thường xuyên kết quả sai. Điều này phần lớn vì các nhà nghiên cứu đã không thể tìm nguyên nhân và một phương pháp xét nghiệm thích hợp.
    Tôi nhớ những ngày đầu các phương pháp XN này gây ra sự lo lắng rất lớn. Các kết quả sai - ÂM TÍNH giả và DƯƠNG TÍNH giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó. Khi thời gian đã trôi qua, sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và kéo theo đó là các phương pháp XN đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.Chúng tôi đã chuyển những phương pháp XN lạc hậu vào đầu những năm 1980 thành những pp XN hiện đại, chính xác, dễ sử dụng đó là các pp XN thế hệ thứ ba và thứ tư . Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 đang được sử dụng tại Vương quốc Anh sẽ là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần. Các phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất là luôn luôn sẽ là một phương pháp XN phù hợp với khung thời gian của bạn và cũng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sự lo lắng của bạn. Hãy luôn luôn nhớ một điều là nếu bạn có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn với một người HIV+, hoặc rách bao cao su khi quan hệ với người HIV+ thì hãy nói chuyện với bác sĩ về để nhận được lời tư vấn và uống PEP càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ.Tiến sỹ, bác sỹ Jose Gonzalez-Garci, Vương quốc Anh


    http://www.nguoiduatin.vn/xet-nghiem...at-a63696.html





  7. #27
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Hỏi:
    Em có làm XN tại BV Da liễu HCM sau khi nguy cơ được 3 tháng và 3,5 tháng. Tư vấn viên khi trả kết quả đều nói là sau nguy cơ 3 tháng là đã an toàn, và rằng không cần phải XN nữa, và rằng sinh phẩm này được Mỹ tài trợ... Em có nói là sao em đọc trên Internet nói là 6 tháng mới chính xác thì chị ấy bảo là em tin lời tư vấn viên hay tin nguồn bên ngoài.
    Không chỉ 1 nơi là BV Da liễu HCM tư vấn như vậy, đi XN cả ở Pastuer HCM và các bác sỹ cũng nói thời gian cửa sổ là 3 tháng??? Cả TT phòng chống HIV/AIDS cũng nói là sau 3 tháng từ ngày có nguy cơ là đã xác định.
    Khi trả kết quả họ đều nói là chúc mừng em không bị nhiễm hiv, kết quả AT chỉ có thể chắc chắn là 3 tháng trở về trước em ko bị nhiễm Hiv, còn có nguy cơ nào chưa đủ 3 tháng thì mới cần XN lại. Nếu nguy cơ đã đủ 3 tháng thì em hoàn toàn yên tâm. Không cần xét nghiệm nữa.
    Vậy tóm lại BS cho em hỏi là 3 tháng đã chắc chắn là an toàn chưa hay phải làm XN lúc 6 tháng nữa. Em xin cảm ơn BS.
    ĐÁP:
    Điều này y học đã cập nhật từ rất lâu. Tình trạng sau 3 tháng âm tính là gần như hoàn toàn chắc chắn. Một số trường hợp sau 6 tháng cần làm xét nghiệm lại thì những đối tượng đó là những đối tượng đặc biệt nhưng không phải ai cũng nhận mình thuộc dạng đối tượng đó nên nhiều khi chúng tôi vẫn phải để "nếu không an tâm đến tháng thứ 6 có thể xét nghiệm lại". Đó là liều thuốc tinh thần thôi !
    Hỏi:
    Cảm ơn BS, nhưng ý của em là nếu không chắc chắn thì làm sao những tư vấn viên đó dám khẳng định như đinh đóng cột như thế ạ? Và họ cũng chẳng tư vấn là sau 6 tháng xét nghiệm lại nữa, chắc hẳn họ có lý do của họ, họ là những người được tập huấn thường xuyên nữa ạ.
    ĐÁP:
    Vì bạn đã đến bv trực tiếp nên người tư vấn viên có thể đối mặt với bạn trò chuyện, từ đó đã biết bạn có thuộc nhóm có nguy cơ kia hay không mới khẳng định chắc chắn vậy
    .

  8. #28
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Hỏi:
    Em quan hệ với bạn gái em, khi bạn gái em chưa khẳng định là mình bị HIV, bạn gái em cũng đi xét nghiệm là người ta nói sau 3 tháng mới phát hiện được. Điều này có đúng không? Em cũng không tin bởi vì người yêu bạn em lúc trước đã nói cho bạn em nghe, em cũng bối rối lắm chẳng biết làm sao. Ví dụ như là sau khi mình bị là có dấu hiệu gì? Có triệu chứng gì sau 1 tháng hay không? Mong Tâm sự bạn trẻ giúp em với.
    Trả lời:
    Bạn đang có những băn khoăn liên quan tới lời nói của bạn gái bạn về thời điểm cho kết luận chính xác về sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể và những dấu hiệu, triệu chứng báo hiệu có sự xâm nhập của vi rút HIV sau 1 tháng. Bạn đã có thông tin nào về thời gian xét nghiệm HIV cũng như biểu hiện cơ thể sau khi bị nhiễm HIV rồi? Theo bạn, bạn gái bạn có nguy cơ nhiễm HIV từ người bạn trai cũ qua những con đường như thế nào? Bạn gái bạn đã nói gì về khả năng lây nhiễm HIV của cô ấy? Nếu như bạn gái bạn bị nhiễm HIV thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai bạn? Khi quan hệ tình dục với bạn gái, bạn có dùng bao cao su không?
    Hiện nay có hai cách thức chính để kiểm tra sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể là xác định trực tiếp sự có mặt của vi rút HIV thông qua các xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi rút hoặc tìm ra kháng thể kháng lại vi rút HIV trong cơ thể. Thông thường, sau từ 7 đến 10 ngày có hành vi nguy cơ, người có nguy cơ nhiễm HIV có thể làm test nhanh PCR để kiểm tra sự tồn tại của kháng nguyên HIV trong cơ thể của mình. Xét nghiệm này có độ chính xác 80% và để kiểm tra chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không thì người có nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn cần đi làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng vi rút HIV (sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ). Vì vậy, nếu bạn gái bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV với người bạn trai trước đây thì sau 2,5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ, cô ấy có thể đi làm xét nghiệm để kiểm tra chính xác về khả năng lây nhiễm HIV của mình. Và tại thời điểm này, khi chưa xác định được cô ấy có HIV hay không, nếu như hai bạn có nhu cầu và mong muốn quan hệ tình dục thì bạn và cô ấy cần lưu ý sử dụng biện pháp bảo vệ là bao cao su để phòng tránh khả năng lây nhiễm có thể xảy ra đối với bạn. Trong trường hợp sau 2,5 tháng cô ấy có hành vi nguy cơ và đi xét nghiệm có kết quả dương tính thì khi đó bạn cũng cần đi làm xét nghiệm sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ bạn ạ. Chỉ có kết quả xét nghiệm mới đủ cơ sở để khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay không. Chúng ta không thể căn cứ vào những dấu hiệu có thể gặp khi người có vi rút HIV xâm nhập để đưa ra kết luận về tình trạng HIV của một người.
    Nguồn: Tamsubantre

  9. Những thành viên đã cảm ơn Buonqua cho bài viết này:

    nanqua (11-01-2014)

  10. #29
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV


    “Một hôm em nhậu say rồi bạn rủ đi matxa. Cô gái matxa đã dùng miệng kích thích ‘cậu nhỏ’ của em. Sau đó, em có những triệu chứng như sốt, mệt, đau họng…
    Anh Bùi Ngọc Tạo, 25 tuổi cho biết thêm, từ thời điểm đi mát xa về đến giờ anh không đi lần nào nữa và không thấy thêm biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, không hiểu rõ chỉ số S/CO khiến anh lo lắng không yên.



    Đây chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp gọi đến tổng đài tư vấn có lo lắng và thắc mắc về chỉ số S/CO trong xét nghiệm HIV. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó, cũng không biết lúc nào nên xét nghiệm và theo dõi kết quả ra sao.
    Ảnh minh họa
    Sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có những thái độ đúng đắn với giá trị xét nghiệm.

    Xét nghiệm HVI và giá trị S/CO:
    Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.

    Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ “cửa sổ” tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
    Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.

    Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.

    Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.

    Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ “cửa sổ” mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.

    Với xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV thì chỉ có một số cơ sở có khả năng làm xét nghiệm này như ví dụ:
    - Khu vực phía Bắc: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, trung tâm Y học dự phòng Thành phố Hà Nội, BV Nhiệt Đới, các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện hạng I
    - Khu vực phía Nam: Viện Paster TPHCM, Viện Nhiệt Đới TPHCM…
    -Khu vực miền Trung: BV Trung Ương Huế, Viện Paster Nha Trang

    Theo BS Trương Gia Bảo

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 18-08-2013 lúc 21:54.

  11. Có 2 người đã cảm ơn Buonqua cho bài viết bổ ích này:

    HuHuHu2013 (28-08-2013),nanqua (11-01-2014)

  12. #30
    Thành Viên Mới binh11's Avatar
    Ngày tham gia
    18-08-2013
    Bài viết
    2
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Câu hỏi thuộc chuyên khoa Tổng quát - Y học gia đình
    Ngày gửi: 05/04/2013

    ỎI
    Thưa bác sĩ, cách đây khoảng hơn 5 tháng em có quan hệ tình dục ( OS và quan hệ có BCS ). sau khi quan hệ e có các triệu chứng như HIV cụ thể sau 2 tuần dương vật e có tiết dịch trắng vào buổi sáng, tinh hoàn đau nhức, sốt nhẹ. e đã làm các xét nghiệm lậu cầu, chlamidia, giang mai tại tuần thứ 2.5 sau nguy cơ kết quả âm tính. e có đi khám và làm các xn, siêu âmvề chức năng sinh sản, bsĩ chuẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. tuần thứ 6 e có qua hòa hảo làm xn HIV bằng pp combo( ag/ab - P24) kết quả âm tính. tuần thứ 8 em xn HIV bên pasteur 3pp kết quả âm tính. tuần thứ 10,12,14 em có qua hòa hảo làm xn HIV, chlamidia,lậu, giang mai kết quả âm tính. tuần 21 em lại qua pasteur làm xn giang mai và hiv( 3pp) kết quả âm tính. Vậy bác sĩ cho e hỏi là e đã có thể loại bỏ nguy cơ hiv ra khỏi đầu được chưa.? e có cần làm xn lại nữa ko? thời gian cửa sổ nhiều nhất để sinh kháng thể là bao lâu? từ lúc nguy cơ đến nay đã gần 6 tháng nếu xn lại thì e có thể làm loại xn gì để chính xác nhất ( test nhanh, pcr, western blot ? ) để xn, nếu sau 6 tháng e xn hiv vẫn âm tính thì có cần làm tiếp nữa ko, em rất hoang mang. Rât mong nhận được sự tư vấn bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn!

    Người gửi: Nguyễn Minh Thanh
    ÁP:

    Chào em,

    Em đi xét nghiệm tại viện Pasteur TP. HCM để phát hiện kháng thể HIV (3 phương pháp) vào tuần thứ 21 sau phơi nhiễm nghĩa là đã sau giai đoạn cửa sổ, cho kết quả Âm tính là em có thể loại bỏ nguy cơ nhiễm HIV được rồi vì đây là qui trình xét nghiệm chẩn đoán HIV chuẩn, được thực hiện tại một cơ sở y tế lớn, có thẩm quyền được xét nghiệm và khẳng định kết quả nhiễm HIV tại TP. HCM.
    Hiện nay em không cần đi xét nghiệm lại.
    Giai đoạn cửa sổ để sinh kháng thể kéo dài lâu nhất là dưới 3 tháng.
    Từ lúc có nguy cơ nhiễm đến nay đã gần 6 tháng, tuy đã có thể khẳng định được kết quả âm tính theo kết quả xét nghiệm nêu trên, nhưng nếu muốn xét nghiệm lại thì em vẫn chỉ cần yêu cầu làm xét nghiệm theo 3 phương pháp là đủ để khẳng định kết quả.
    Nếu sau 6 tháng mà kết quả vẫn âm tính thì không cần tiếp tục xét nghiệm nữa.
    Thân ái
    PGS.TS. Cao Minh Nga
    Phó Khoa Xét nghiệm

    http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/faqs_answer.asp?id=12677

  13. #31
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Lo sợ nhiễm HIV, Giang mai sau lần “ăn bánh trả tiền”

    Xin chào AloBacsi,

    Một năm trước trong lần say em đã quan hệ với cô gái trong quán karaoke. Dù có sử dụng bao cao su khi quan hệ, nhưng khi xong em lại để tuột bao khi rút dương vật ra. Sau đó em rất hoang mang vì em hay bị sốt và mệt mỏi, viêm họng và đau vay gáy, tiểu ra cục máu, nổi nhiều nốt ngứa, đi nhậu về thường ngứa 2 chân, gãi đến rát và chảy máu.

    Em đã vào BV tỉnh xét nghiệm tầm soát bệnh. Thời gian 24 tuần sau nguy cơ: test nhanh HIV âm tính, nhiễm trùng tiểu, viêm đa xoang mãn tính/viêm họng. Men gan cao 2 lần cho phép (80), acid uric cao (680), colesterol cao, chuẩn đoán viêm nan lông…

    Em đã uống thuốc theo toa và hiện giờ sức khỏe đã ổn. Nhưng gần đây em nổi nhiều mụn ngứa 2 bên sườn, bụng và đùi, hay mệt mỏi và buồn ngủ, hay bứt rứt đường tiểu, nóng rát ổ bụng. Em đọc tài liệu trên mạng thì phát hiện còn sót lại Giang Mai. Vậy AloBacsi tư vấn giúp em:

    1. Em đã an tâm với HIV chưa?

    2. Có phải nếu nhiễm giang mai qua tình dục sẽ phải có triệu chứng loét trên DV không?

    3. Hãy cho em lời khuyên là em phải làm gì?

    (T. Nam, 30 tuổi)



    T. Nam thân mến, Có thể em quá lo lắng cho lần “lỡ dại” của mình nên bất cứ bất thường gì xuất hiện trên cơ thể đều làm em hoang mang và lo mình đã dính căn bệnh của thế kỷ.

    Thật ra những triệu chứng mà em mô tả đều có thể gặp ở một người bình thường, không nhiễm HIV. Nếu em đã làm test nhanh HIV âm tính sau 24 tuần thì em hoàn toàn yên tâm là mình không mắc bệnh, vì độ đặc hiệu >99% và độ nhạy cảm của test 80 - 95%, và do đó em không cần làm lại xét nghiệm.

    Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh giang mai thường gồm sốt, có săng vùng sinh dục (vết lở tròn, giới hạn rõ, bờ đều, đáy vết lở sạch, nền cứng và bóp không đau) và luôn luôn có hạch đi kèm. Trường hợp của em hoàn toàn không có các triệu chứng trên, xem như em đã “quẳng thêm” mấy chục kilograme lo lắng… Nhưng hãy xem đây là một bài học cho mình, và đừng “dại dột” lần nào nữa em nhé.

    Vấn đề sức khỏe đáng lo của em hiện nay là chuyện bia rượu: men gan tăng, acide uric tăng, cholesterol tăng, chứng tỏ tế bào gan của em bị tổn thương nhiều, cộng với da thường xuất hiện những mụn ngứa, có thể em có một bệnh lý dị ứng đi kèm, chưa kể các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn ngủ, nóng rát ổ bụng,… là các triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa, đau rát đường tiểu, tiểu máu,…có liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu. Do đó để không chủ quan, em nên khám bệnh tổng quát để điều trị bệnh càng sớm càng tốt, và nên hạ “tửu lượng” lại Nam nhé.
    Chúc em vui và mau khỏi bệnh.
    Thân mến,

    BS Đoàn Mạnh Khải
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 19-08-2013 lúc 15:42.

  14. Có 2 người đã cảm ơn Buonqua cho bài viết bổ ích này:

    HuHuHu2013 (28-08-2013),nanqua (11-01-2014)

  15. #32
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Xét nghiệm HIV bao lâu mới có kết quả?

    Thời gian xét nghiệm HIV sớm nhất tại Việt Nam là bao lâu để chính xác và yên tâm nhất? Em nghe nói 6 tuần có đúng không? Vậy nên đến bệnh viện nào? (Hùng).

    Ảnh minh họa: hivdongnai.

    Trả lời:
    Chào bạn,
    Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV, loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (toàn bộ hay một bộ phận) của HIV.

    Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

    Chính vì bản chất của xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV, nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể dài hơn, lên đến 6 tháng).

    Do vậy, tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:
    - Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.
    - Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.
    Một điểm cần lưu ý, do tính chất “âm thầm” của loại virus này, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ thời gian cửa sổ.

    Khi có hành vi nguy cơ trước đây, hay thậm chí vừa mới phát sinh hành vi nguy cơ trong tuần trước chẳng hạn, người đó vẫn nên đến làm xét nghiệm kiểm tra. Đây vừa là cơ hội để tham vấn viên cung cấp thêm thông tin về dự phòng, vừa là cơ hội để khách hàng được theo dõi, nhắc nhở cho những lần xét nghiệm tiếp theo cũng như có thể phát hiện nhiễm HIV sớm nhất có thể. Và khi tham vấn HIV, khách hàng có thể hiểu thêm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và cũng có thể lựa chọn tầm soát nhằm phát hiện sớm những căn bệnh này.
    Nói tóm lại, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung.
    Thân ái.
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ
    Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

  16. Có 2 người đã cảm ơn Buonqua cho bài viết bổ ích này:

    HuHuHu2013 (28-08-2013),nanqua (11-01-2014)

  17. #33
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    HỎI:
    Thưa Bs , như em được biết thì xét nghiệm PCR ( chính xác từ ngày thứ 3 từ lúc có nguy cơ ) sẽ cho kết quả chính xác hơn Elisa ( Elisa-phải xn sau 6 tuần hay 45 ngày --- chính xác tương đối cao ( trên 80 %) - nguồn em đọc là từ một số trang web nước ngoài ), PCR chỉ cho dương giả nhưng không cho âm giả . Thế vậy sao các Bs tư vấn noi' xét nghiệm PCR âm tính thì còn phải xét nghiệm lại Elisa sau 3 tháng ? Đó là để kiểm chứng hay độ chính xác của nó không đáng tin cậy ? Em xin hỏi thêm là tài liệu ở nước ngoài họ nói 6 tuần là có thể xn, thế nhưng tại VN thì 3 tháng ? Phải chăng là kĩ thuật nước ta không có đủ máy móc để xn sau 6 tuần ? Cảm ơn rất nhiều !


    TRẢ LỜI:

    Bạn thân mến,

    Thông tin hiện tại của các cơ sở xét nghiệm tại Việt Nam vẫn thông báo về thời gian bắt đầu làm Elisa là từ tuần thứ 10-12 và PCR là từ tuần thứ 4 đến thứ 6 tùy theo loại xét nghiệm PCR dựa trên RNA hay DNA . Về thời gian kết quả chính xác, sau khi tham khảo thêm các trang nước ngoài, chúng tôi nhận thấy rằng có sự chênh lệch về thời gian . Về cơ chế phát triển của vi rút HIV trong cơ thể người, thời gian cửa sổ (thời gian vi rút phát triển trong cơ thể và chưa thể phát hiện được thông qua tìm kháng thể kháng vi rút HIV trong máu) vẫn được CDC (Trung tâm quản lý bệnh của Mỹ) xác định là 3 tháng, và đặc biệt là tới 6 tháng .

    Một số tài liệu nước ngoài cho rằng kết quả Elisa sớm nhất khoảng tuần 3 - 4, tuy nhiên đây chỉ tính đến các trường hợp hiếm không phổ biến, còn nhìn chung vẫn được khuyến cáo là có kết quả chính xác từ tuần thứ 10-12 trở ra vì Elisa là xét nghiệm dựa trên nguyên lý tìm sự có mặt của kháng thể kháng vi rút HIV . Về xét nghiệm PCR (xét nghiệm tìm sự hiện diện của vi rút thông qua vật chất di truyền của vi rút) một số tài liệu cho rằng từ ngày thứ 12 trở ra (không thấy tài liệu nào nói về ngày thứ 3 trở đi như bạn đề cập).

    Về nguyên tắc làm xét nghiệm HIV, không có xét nghiệm nào là hoàn toàn chính xác 100% do vậy các xét nghiệm vẫn được chia ra nhiều loại, loại sàng lọc (Elisa) loại chẩn đoán Western Blot và một số test thử nhanh và PCR . Với test Elisa, có thể làm sớm tuy nhiên, nếu không dương tính thì vẫn cần phải làm lại vào tuần thứ 12 và thậm chí là tháng thứ 6.

    Về quy trình xét nghiệm, sẽ phải làm các xét nghiệm sàng lọc sau đó, nếu có dương tính, sẽ làm tiếp các xét nghiệm chẩn đoán.

    Việc bác sĩ khuyến cáo sau khi làm PCR âm tính vẫn nên làm lại Elisa sau tuần thứ 12 là áp dụng lý thuyết về thời kỳ cửa sổ (để làm rõ, bạn nên đặt trực tiếp câu hỏi với bác sĩ tại cơ sở đó để họ giải thích sẽ sát thực hơn).

    Hy vọng những trao đổi ở trên có ích cho bạn!

    Bs. Phạm Vũ Thiên

  18. #34
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    23-08-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    tphcm
    Bài viết
    12
    Cảm ơn
    4
    Được cảm ơn 4 lần trong 1 bài viết.
    Vậy sao mọi người trên diễn đàn bảo KQ sau 12 tuần là cuối cùng vậy A Tuấn, A BuonQua.

  19. #35
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Trích dẫn Gửi bởi nghihiv Xem bài viết
    Vậy sao mọi người trên diễn đàn bảo KQ sau 12 tuần là cuối cùng vậy A Tuấn, A BuonQua.
    Chào bạn: Khi có hành vi nguy cơ, theo khuyến cáo xét nghiệm hiv sau 12 tuần (thường quy định là 3 tháng) để biết tình trạng mình có nhiễm hiv hay không. Những trường hợp đặt biệt: có sử dụng pep, đang uống thuốc điều trị bệnh làm ức chế hệ miễn dịch, những trường hợp xạ trị, ung thư giai đoạn cuối, ..... theo khuyến cáo sẽ cần xét nghiệm lại thời gian 6 tháng.

  20. Những thành viên đã cảm ơn Buonqua cho bài viết này:

    nghihiv (28-08-2013)

  21. #36
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    Làm sao biết bị nhiễm HIV hay không?

    TT - Bạn gái tôi từng quen một người nghiện ma túy và đã chia tay với anh này trước đó sáu tháng. Tôi rất lo lắng vì sợ có thể cô ấy đã nhiễm HIV (do người yêu cũ nghiện chích) và lây cho tôi.

    Cô ấy đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM xét nghiệm HIV bằng phuơng pháp Determine HIV 1/2. Kết quả xét nghiệm HIV âm tính nhưng tôi vẫn lo sợ.

    Xin hỏi, việc xét nghiệm HIV bằng phương pháp nói trên có thể tin cậy không? Nếu có “quan hệ” với một người bị nhiễm HIV thì bao lâu sau đi xét nghiệm mới có kết quả chính xác?
    Một bạn đọc

    TS.BS Lê Mạnh Hùng (phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) trả lời:
    - Để HIV xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh thì cần hai điều kiện: có HIV và có ngõ vào (thường là tổn thương da, niêm mạc). Tuy nhiên khả năng lây truyền HIV lại phụ thuộc vào số lượng HIV đi qua vùng tổn thương da niêm vào cơ thể (vết thương ngỏ vào càng lớn, tiếp xúc với dịch cơ thể có nhiều HIV như máu hoặc dịch sinh dục thì khả năng lây nhiễm càng cao).

    Trở lại vấn đề của bạn hỏi, nếu bạn gái của bạn có “quan hệ” không an toàn với người nghiện chích ma túy thì cô ấy chỉ có thể bị lây nhiễm HIV nếu người nghiện chích ấy bị nhiễm HIV (tỉ lệ người tiêm chích ma túy bị nhiễm HIV năm 2012 của cả nước là 11,6%, riêng TP.HCM là 29%).

    Khi “quan hệ” thì dịch sinh dục có HIV của người ấy phải tiếp xúc với ngỏ vào là vết thương trên cơ quan sinh dục hoặc trên da niêm ở những bộ phận khác của người nữ. Như vậy, dù có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV thì người bạn tình của họ vẫn có thể “may mắn” không bị lây truyền siêu vi nguy hiểm này.

    Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn được Bộ Y tế VN cho phép là xét nghiệm tìm kháng thể chống lại HIV (do cơ thể sản xuất ra sau khi bị nhiễm HIV) thực hiện tại các cơ sở y tế được cấp phép có thẩm quyền (tại TP.HCM có Viện Pasteur, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Y tế dự phòng, BV Da liễu...).

    Các xét nghiệm này có thể giúp phát hiện sau khi nhiễm HIV từ 6 tuần đến 3 tháng. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV bằng phuơng pháp Determine HIV ½ mà bạn gái của bạn đã thử tại Bệnh viện Da liễu là xét nghiệm gọi là test nhanh và nếu kết quả âm tính sau khi ngưng “quan hệ” sáu tháng thì khả năng bạn gái của bạn không bị nhiễm HIV là rất cao. Tuy nhiên các cơ quan chuyên môn về xét nghiệm HIV (như Viện Pasteur TP.HCM) khuyến cáo nên xét nghiệm bằng test Elisa thì độ tin cậy sẽ cao hơn.

    Thiết nghĩ, nếu bạn thật sự thương yêu, rộng lượng, cảm thông sâu sắc và có ý định xây dựng gia đình với bạn gái, cô ấy cũng hiểu được sự lo âu và có ý định nghiêm túc với bạn, việc bạn trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề này và đề nghị xét nghiệm kiểm tra lại bằng test Elisa để cả hai đều yên lòng xây dựng tương lai là cần thiết.
    L.TH.H. ghi

  22. #37
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Giá trị ứng dụng của các xét nghiệm vi sinh

    Giá trị ứng dụng của các xét nghiệm vi sinh
    Thứ ba, 08 Tháng 3 2011 11:16
    Xét nghiệm vi sinh là các loại xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng, bằng chứng của quá trình nhiễm trùng bao gồm cả dịch bệnh. Như vậy đối tượng của các loại xét nghiệm này là các vi sinh vật gây bệnh ở trong các bệnh phẩm được thu thập từ người, môi trường sống, các loại dụng cụ, thức ăn... có khả năng liên quan đến căn nguyên nhiễm trùng. Phạm vi áp dụng của các xét nghiệm này là trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị, dịch tễ học, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, pháp lý. Ngoài ra thực tế cho thấy người ta còn sử dụng các xét nghiệm này để gây và chống chiến tranh sinh học, khủng bố.Căn cứ vào phương pháp xét nghiệm chúng ta có thể chia ra các loại xét nghiệm vi sinh thành:Xét nghiệm soi trực tiếp.Xét nghiệm nuôi cấy.Xét nghiệm miễn dịch.Xét nghiệm sinh học phân tử.Mỗi loại xét nghiệm có giá trị khác nhau, chất lượng xét nghiệm tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tuyến của Lab. Chuyên đề này chúng tôi giới thiệu những nét khái quát về giá trị ứng dụng của từng loại xét nghiệm cho các bác sỹ lâm sàng, điều dưỡng và kỹ thuật viên, chi tiết từng loại xét nghiệm cụ thể sẽ được trình bày trong các chuyên đề riêng.
    I/ XÉT NGHIỆM SOI TRỰC TIẾP ( DIRECT EXAMINATION)
    1- Soi tươi :
    Các xét nghiệm soi tươi chủ yếu phát hiện các vi sinh vật di động , có giá trị với vi khuẩn giang mai, các xuắn khuẩn, các phẩy khuẩn tả, amibe. Ngoài ra soi tươi rất có giá trị chẩn đoán trong việc tìm trứng, các ấu trùng của ký sinh trùng, sợi và bào tử nấm. Trong các nghiệm pháp này các vi sinh vật đang còn sống.
    2- Soi vi sinh vật qua nhuộm:
    Việc sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau cho ta tên gọi các phương pháp nhuộm.Các xét nghiệm này vi sinh vật đã được cố định (chết), cho phép ta nhận định được hình thể, tính chất bắt màu, cách sắp sếp, một số cấu trúc của vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn). Xét nghiệm này được quan sát dưới kính hiển vi quanh học là chủ yếu.
    3- Soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử.
    Các quan sát dưới kính hiển vi điện tử hay dùng để soi các vi sinh vật có kích thước siêu hiển vi như virus. Các siêu cấu trúc của các vi sinh vật khác.
    4- Giá trị của soi trực tiếp là: Trong đại đa số các trường hợp xét nghiệm này có tính gợi ý chẩn đoán, không có giá trị chẩn đoán quyết định.Trong nuôi cấy soi trực tiếp là một công đoạn bắt buộc, từ bệnh phẩm nhằmtìm các vi sinh vật có tính chất định hướng và các tế bào viêm, từ khuẩn lạc nhằm tìm hình thể tính chất bắt màu, cách sắp sếp… cho những bước xét nghiệm tiếp theo, trong trường hợp này soi trực tiếp được coi là định danh ở mức độ ban đầu.Giá trị chẩn đoán của soi trực tiếp rất cao và là tiêu chuẩn chẩn đoán vàng trong các trường hợp phát hiện vi khuẩn lao ( AFB, BK), phong ( BH), khi nhuộm kháng cồn kháng toan ( Ziehl – Neelsen), các song cầu khuẩn gram âm trong dịch não tủy là não mô cầu, trong dịch niệu đạo nam giới, dịch dữ mắt ở trẻ sơ sinh, là các vi khuẩn lậu. Ngoài ra trong các trường hợp soi dịch cổ tử cung tìm thấy hình ảnh nấm men cũng rất có giá trị chẩn đoán. Trong các trường hợp này người ta nói các xét nghiệm có độ đặc hiệu cao.Cũng cần phải lưu ý rằng mọi kết quả tìm căn nguyên của soi trực tiếp ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm là : trình độ của kỹ thuật viên, cách lấy bệnh phẩm, bệnh nhân đã được điều trị hay chưa.
    II/ XÉT NGHIỆM NUÔI CẤY (CULTURE, ISOLATION): Là các xét nghiệm dùng môi trường nuôi cấy nhân tạo nhằm xác định các vi sinh vật có mặt trong bệnh phẩm và kết luận chúng có khả năng gây bệnh hay không. Như vậy các xét nghiệm này dùng để chẩn đoán vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, miễn là các vi sinh vật này phát triển được trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.Nhìn chung đây là các xét nghiệm có độ đặc hiệu cao, là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm trùng bởi xét nghiệm này là kết quả của hàng loạt thử nghiệm : soi trực tiếp, phân lập, thuần khiết, định danh, định túyp huyết thanh, làm kháng sinh đồ, xác định độc lực, gây bệnh thực nghiệm.Các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm nuôi cấy là : trình độ nhân viên của Lab (nhân viên sử dụng được ngoại ngữ, được đào tạo cơ bản và nâng cao), qui trình và sinh phẩm chuẩn, cách thức lấy bệnh phẩm.Nhược điểm chính của phương pháp nuôi cấy là : đòi hỏi trang bị và đào tạo nhân viên, độ nhạy của phương pháp bị ảnh hưởng rất lớn khi bệnh nhân đã dùng kháng sinh, loại bệnh phẩm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh, những vi sinh vật không mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo không thể chẩn đoán bằng phương pháp này. Các vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối cần phải có hệ thống nuôi cấy phù hợp.
    III/ CÁC XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH ( IMMUNOLOGICAL TESTS): Là các xét nghiệm gián tiếp nhằm xác định vi sinh vật bao gồm cả bằng chứng của quá trình nhiễm trùng. Đối tượng của các thử nghiệm này là các kháng nguyên đặc hiệu của vi sinh vật hay kháng thể đặc hiệu của cá thể bị bệnh , sinh phẩm chính để thử nghiệm là các kháng thể hay kháng nguyên tương ứng . Cách đánh giá phức hợp kháng nguyên kháng thể (KN-KT) có thể bằng mắt thường, đại đa số các trường hợp sinh phẩm chính được đánh dấu huỳnh quang, màu, men, đồng vị phóng xạ… để đánh giá phức hợp KN-KT cho ta tên gọi tương ứng của thử nghiệm.Tên gọi của thử nghiệm theo nguyên tắc: Lớp kháng thể hoặc Tên kháng nguyên + Tên phương pháp thử nghiệm + Tên vi sinh vật. Ví dụ : IgM ELISA Rubella là phản ứng miễn dịch gắn men xác định kháng thể lớp IgM chống virus Rubella.Ưu điểm chính của các thử nghiệm miễn dịch là: ngay cả khi vi sinh vật không còn tồn tại, hoặc rất ít, chịu tác động của kháng sinh không thể phát hiện bằng nuôi cấy thì vẫn chẩn đoán được, bệnh phẩm có thể bảo quản lâu. Thời gian cho kết quả nhanh, có thể tiến hành hàng loạt, độ nhạy của thử nghiệm cao. Thử nghiệm miễn dịch rất hữu hiệu với các vi sinh vật nội bào, các ký sinh trùng gây bệnh ở mô, lạc chỗ.Nhược điểm chính: các vi sinh vật chưa tìm ra kháng nguyên đặc hiệu, các yếu tố độc lực đặc hiệu ( lao, sốt rét…) miễn dịch chẩn đoán các vi sinh vật này ít giá trị. Độ đặc hiệu tùy thuộc vào lớp kháng thể phát hiện, tùy từng giai đoạn của bệnh, ngoại ra còn hiện tượng phản ứng chéo ( khắc phục tốt bằng việc dùng kháng thể đơn dòng).Giá trị chẩn đoán thử nghiệm miễm dịch đặc biệt cao khi phát hiện lớp kháng thể IgM bởi lẽ lớp kháng thể này xuất hiện sớm ngay khi nhiễm và mất đi rất nhanh muộn nhất là 1 tháng, do đó độ nhạy phụ thuộc vào thời gian thử nghiệm sớm hay muộn.Với lớp kháng thể IgG chúng ta chỉ có thể chẩn đoán bằng hiệu giá huyết thanh kép: Mẫu huyết thanh 1 và 2 cách nhau 1- 3 tuần ( tùy bệnh) được thử nghiệm hiệu giá cùng thời điểm chỉ có giá trị chẩn đoán khi hiệu giá kháng thể lần sau cao hơn. Việc định tính IgG không xác định được bệnh nhân đang bị bệnh, nhiễm bệnh, khỏi bệnh, hay đã dược dùng vaccine. Một số ít trường hợp định lượng IgG đơn lẻ so sánh với cut-off của quần thể thì có giá trị chẩn đoán.
    IV/ CÁC XÉT NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ ( MOLECCULAR BIOLOGY): Là các xét nghiệm phát hiện các genes đặc hiệu hay genomes của các vi sinh vật bằng nhiều phương pháp: PCR, Real Times PCR, lai ghép, giải trình tự…….Ưu điểm chính của loại xét nghiệm này là độ nhạy, độ đặc hiệu cao, phát hiện nhanh các căn nguyên và tính trạng của vi sinh vật, có thể phát hiện mức độ nhiễm so sánh với giá trị chuẩn để chẩn đoán giai đoạn của bệnh, thậm chí có thể ứng dụng để phát hiện nơi xuất phát của dịch bệnh ( dịch tễ học phân tử). Bệnh phẩm để làm các xét nghiệm sinh học phân tử cũng bảo quản được lâu.Nhược điểm chính: giá thành xét nghiệm đắt, trang bị và trình độ nhân viên phải qua đào tạo mới, lâu. Các tính trạng chưa tìm được genes đặc hiệu chưa thể phát hiện bằng phương pháp này, hay các genes đặc hiệu không ổn định cũng gây khó khăn cho thử nghiệm(Rotavirus). Một đặc điểm lưu ý là phải loại trừ hiện tượng nhiễm chéo các acide nucleic. Free DNA, RNA hoàn toàn khác các biện pháp thanh khử trùng truyền thống.
    Thạc sỹ vi sinh y học Đỗ ngọc Hoài
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 23-11-2013 lúc 23:23.

  23. #38
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Lo nhiễm HIV sau 1 năm quan hệ không an toàn

    Lo nhiễm HIV sau 1 năm quan hệ không an toàn


    Thứ bảy, 11/1/2014 07:00 GMT+7

    Cách đây một năm tôi quan hệ không an toàn và mới đây tôi có đi xét nghiệm HIV ở viện Pasteur TP HCM, kết quả như sau:


    Tên xét nghiệm Kết quả CSBT/Ngưỡng QT/PPXN
    PXN HIV và Sinhhọc phân tử: VILASMed 015
    * Kháng thể kháng HIV Âm tính QTHIV 01-09
    Chiến lược 3 Chưa phát hiện kháng thể kháng HIV trong mẫu thử.
    Sinh phẩm sử dụng Murex HIV Ag/Ab Combination

    Xin bác sĩ cho tôi biết kết quả như trên là sao và có cần thiết phải đi xét nghiệm lại không, hay phải làm những việc gì tiếp theo? Xin chân thành cảm ơn. (Quốc Hùng)

    Ảnh minh họa: News.

    Trả lời:

    Chào Quốc Hùng,

    Kết quả xét nghiệm HIV mà anh được viện Pasteur cung cấp là xét nghiệm thế hệ 4 phát hiện cùng lúc kháng nguyên (Antigen - Ag) và kháng thể kháng HIV (Antibody - Ab). Kỹ thuật này có độ nhạy 100% nghĩa là gần như không bỏ sót trường hợp dương tính nào.

    Theo đó, kết quả "âm tính" mà kỹ thuật này mang đến là hoàn toàn khẳng định anh không nhiễm HIV.

    Với thời gian một năm theo chia sẻ của anh, và nếu thời điểm đó là lần cuối có hành vi nguy cơ thì kết quả âm tính của lần xét nghiệm này càng được củng cố. Trong trường hợp đó, anh không cần làm xét nghiệm lại. Nếu thuận tiện, anh cũng nên định kỳ làm xét nghiệm, ít nhất mỗi năm một lần.
    Thân ái.


  24. #39
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV


    "Một hôm em nhậu say rồi bạn rủ đi matxa. Cô gái matxa đã dùng miệng kích thích 'cậu nhỏ' của em. Sau đó, em có những triệu chứng như sốt, mệt, đau họng... Đi xét nghiệm HIV có chỉ số S/CO, em lo lắng không hiểu nó là gì", anh Tạo (Hà Nội) chia sẻ.
    Anh Bùi Ngọc Tạo, 25 tuổi cho biết thêm, từ thời điểm đi mát xa về đến giờ anh không đi lần nào nữa và không thấy thêm biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, không hiểu rõ chỉ số S/CO khiến anh lo lắng không yên.
    Đây chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp gọi đến tổng đài tư vấn có lo lắng và thắc mắc về chỉ số S/CO trong xét nghiệm HIV. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó, cũng không biết lúc nào nên xét nghiệm và theo dõi kết quả ra sao.


    Ảnh minh họa.
    Sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như có những thái độ đúng đắn với giá trị xét nghiệm.

    Xét nghiệm HVI và giá trị S/CO:
    Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.
    Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ "cửa sổ" tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
    Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.
    Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.
    Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.
    Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ "cửa sổ" mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.
    Với xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV thì chỉ có một số cơ sở có khả năng làm xét nghiệm này như ví dụ:
    - Khu vực phía Bắc: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, trung tâm Y học dự phòng Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt Đới, các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện hạng I
    - Khu vực phía Nam: Viện Paster TPHCM, Viện Nhiệt Đới TPHCM...
    -Khu vực miền Trung: Bệnh viện Trung Ương Huế, Viện Paster Nha Trang
    Bác sĩ, chuyên gia tư vấn Trương Gia Bảo

  25. #40
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Teen sợ nhiễm HIV sau lần quan hệ không an toàn

    Cháu có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua một lần quan hệ tình dục không an toàn. Sau thời gian ấy cháu có tất cả triệu chứng của nhiễm HIV.

    Cháu đã đi xét nghiệm HIV ở bệnh viện tỉnh và trung ương, cụ thể như sau:
    Lần 1: 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, test nhanh tại phòng khám tư nhân. Kết quả âm tính.
    Lần 2: 6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, xét nghiêm ELISA ở bệnh viện tỉnh kết quả âm tính.
    Lần 3: 13 tháng sau nguy cơ, xét nghiệm bằng 3 phương pháp ở Bệnh viện nhiệt đới trung ương. Kết quả âm tính.
    Lần 4: Sau 18 tháng xét nghiệm bằng phương pháp ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.
    Lần 5: Sau 25 tháng, xét nghiệm ELISA ở bệnh viện tỉnh. Kết quả âm tính.

    Ảnh minh họa: Men'shealth.

    Với thời gian và phương pháp xét nghiệm như vậy, cháu có bị nhiễm HIV không và đã an toàn 100% chưa?
    Cháu có phải đi xét nghiệm HIV nữa không và xét nghiệm như thế nào. Hiện các triệu chứng của nhiễm HIV vẫn chưa hết. Cháu xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ và quý báo.
    (Tuyên)
    Chào bạn,
    Với chia sẻ của bạn về những lần xét nghiệm như trên cùng với thời gian dài như vậy, tôi xin có một số nhận định như sau:
    Nếu từ sau lần có hành vi nguy cơ qua quan hệ tình dục mà bạn có ở thời điểm 2 năm trước, bạn không có thêm nguy cơ nào nữa thì kết quả âm tính ở hàng loạt xét nghiệm trên đã khẳng định chắc chắn bạn không nhiễm HIV.
    Về triệu chứng mà bạn cho là giống nhiễm HIV có thể là biểu hiện của một căn bệnh lây qua đường tình dục nào khác chăng. Vì thực tế, nhiễm HIV gần như không có biểu hiện nào điển hình cả, đa số biểu hiện trên người nhiễm HIV đều liên quan đến các bệnh cơ hội và các bệnh này vẫn có thể xuất hiện trên người không nhiễm HIV.
    Để giải toả khúc mắc này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế đa khoa để được thăm khám tổng quát nhằm phát hiện nguyên nhân và điều trị thích hợp.
    Chúc bạn nhiều sức khoẻ.

    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

  26. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    ♫Tư Đồ Đức Hoa♫ (28-01-2014),chivas6789 (05-04-2014)

Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Phương pháp xét nghiệm nào tốt? Tản mạn về HIV testing (cập nhật 8/2010)
    Bởi SmileAndLive trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 10-03-2014, 16:52

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •