Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 131

Chủ đề: Cập nhật các câu hỏi và trả lời về xét nghiệm HIV.

  1. #41
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nghi người thân nhiễm HIV, phải làm gì


    Tôi có người nhà đang bị nghi ngờ nhiễm HIV. Chúng tôi muốn đưa đi khám nhưng người đó tự đi và đem kết quả xét nghiệm máu bằng phương pháp Genni II là âm tính.
    Bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi với kết quả như vậy chúng tôi có thể tin không? Và lấy kết quả cũng trong buổi sáng luôn như vậy có đúng không? Chúng tôi nghĩ là người nhà tôi đã qua thời kỳ cửa sổ vì mọi chuyện đã diễn ra cách đây gần một năm rồi. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Gia đình tôi vô cùng biết ơn. (Thanh Xuân)

    Ảnh minh họa: Men's Health.
    Trả lời:
    Chào chị và gia đình,
    Trước tiên tôi xin chia sẻ với chị và gia đình về sự quan tâm mà chị dành cho người thân cũng như sự lo lắng cho sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
    Nói đến xét nghiệm HIV, nguyên tắc bảo mật thông tin là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nếu không có sự đồng ý của chính người tham gia xét nghiệm, kết quả này hoàn toàn không được dùng để chia sẻ với bất kỳ ai, trừ một số trường hợp đặc biệt và tình huống người nhiễm đã có vợ chồng. Điều này được quy định trong pháp luật nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người nhiễm.
    Nói như vậy, cho dù, gia đình cùng đến cơ sở làm xét nghiệm, kết quả "nhiễm hay không nhiễm" vẫn chỉ nằm trong phòng tư vấn thông qua trao đổi riêng giữa người làm xét nghiệm và tư vấn viên.
    Quay trở lại mối băn khoăn của chị "Liệu kết quả này có đáng tin không", tôi cho rằng niềm tin của gia đình dành cho người đó là yếu tố quyết định. Ở đây, tôi chỉ xin bàn về yếu tố "đáng tin cậy" của xét nghiệm. Theo chia sẻ của chị, xét nghiệm được sử dụng là xét nghiệm nhanh HIV (HIV rapid test) theo kỹ thuật Genni II là xét nghiệm có độ nhạy gần đạt 100%, nghĩa là gần như không bỏ sót trường hợp dương tính nào. Và vì là xét nghiệm nhanh, kết quả có thể được trả cho khách hàng sau đó vài giờ, hiện ở TP HCM và một số tỉnh thành khác, mạng lưới xét nghiệm miễn phí đã có cung cấp xét nghiệm HIV trả kết quả sau 2 giờ. Nhiều bệnh viện và trung tâm y khoa cũng áp dụng quy trình trả kết quả nhanh này.
    Nếu kết quả mà gia đình nhận được là từ một cơ sở y tế có nhiều uy tín thì cá nhân tôi cho rằng hoàn toàn đáng tin.
    Với mốc thời gian một năm mà gia đình chia sẻ thì kết quả âm tính đồng nghĩa với khẳng định người đó không nhiễm HIV, vì thực tế đã vượt qua giai đoạn cửa sổ của xét nghiệm.
    Điều cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ, người tham gia xét nghiệm HIV với một tiền sử có yếu tố nguy cơ luôn có những bất ổn về tâm lý, chủ yếu là sự lo lắng, sợ hãi trước khả năng dương tính của xét nghiệm. Do vậy, họ cần rất nhiều sự đồng hành và chia sẻ của người thân. Việc ép tham gia hay nghi ngờ trước và sau xét nghiệm có thể khiến người trong cuộc bị tổn thương thêm. Tôi nghĩ gia đình cũng hiểu điều này. Bằng tình thương yêu người thân, tôi tin gia đình sẽ giúp cho người ấy chủ động tâm sự, chia sẻ và khắc phục những sai sót xảy ra từ một năm trước.
    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  2. #42
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể xét nghiệm HIV ngay sau khi quan hệ tình dục? Thứ Ba, 14/01/2014
    Xin cho em biết là em mới quan hệ tình dục xong thì ngay hôm sau em có thể đi xét nghiệm hiv luôn được không? Thời gian nhanh nhất để biết là bao lâu? Trong quá trình chờ đợi thì em có thể uống thuốc gì để phòng ngừa sớm không? Kết quả liệu có chính xác không? Em xin cảm ơn!
    (Bạn nam, 25 tuổi, kĩ sư, Hà Nội)

    Qua thư bạn chia sẻ, Tâm sự bạn trẻ 360 hiểu rằng bạn đang quan tâm về thời điểm có thể làm xét nghiệm HIV, thời gian biết kết quả xét nghiệm, độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng muốn biết về việc uống thuốc để phòng ngừa sớm khả năng lây nhiễm HIV trong thời gian chờ đợi. Chúng tôi sẽ lần lượt chia sẻ cùng bạn về những vấn đề này. Thời điểm bạn có quan hệ tình dục cách thời điểm hiện tại là bao lâu rồi bạn? Điều gì khiến bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV khi có quan hệ tình dục? Bạn có sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục hay không?

    Bạn biết đấy, thông thường, nếu một người nghi ngờ về khả năng lây nhiễm HIV của mình thì sau khi có quan hệ tình dục từ một tuần trở đi, người đó có thể đi làm xét nghiệm nhanh PCR. Tuy nhiên, hiệu quả của xét nghiệm này chỉ đạt khoảng 80% và họ vẫn cần làm xét nghiệm lại sau 2,5 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ. Như vậy, bạn có thể làm xét nghiệm nhanh PCR, tuy nhiên, bạn vẫn cần làm xét nghiệm máu sau 2,5 tháng để xác định xem bạn có bị nhiễm vi rút HIV hay không. Thời gian trả kết quả xét nghiệm sẽ tuỳ vào từng cơ sở y tế bạn ạ! Tại Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện Bạch Mai hoặc viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để được làm xét nghiệm nhanh.

    Về việc uống thuốc phòng ngừa, thực tế thì khi có hành vi nguy cơ, người có hành vi nguy cơ sẽ tự đánh giá lại về nguy cơ lây nhiễm của mình. Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị dự phòng bằng ARV. Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao có thể điều trị dự phòng. Và việc điều trị ARV tốt nhất là từ sau khi có hành vi nguy cơ và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần và sử dụng theo phác đồ, chỉ định của bác sĩ. Vui lòng tiếp tục gửi thư chia sẻ cùng chúng tôi nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề này để chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ cho bạn.
    Chúc bạn mọi điều tốt đẹp!
    Tâm sự bạn trẻ 360

  3. #43
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm
    34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính (*), vậy có lây cho người khác không?

    Vẫn lây như thường! Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh). Ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.
    (*) Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính (-) có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong "Thời kỳ cửa sổ",cần làm lại xét nghiệm để xác định. "Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 4 đến 12 tuần và 12 tuần cho nguy cơ không dùng PEP đến 24 tuần cho nguy cơ có dùng PEP sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ tình dục, chích ma tuý chung kim ống v.v... là 12 tuần cho nguy cơ không dùng PEP và 24 tuần cho nnguy có dùng PEP. Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.
    http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest34.htm

  4. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm HIV với triệu trứng nổi ban đỏ, sốt nhẹ buổi trưa

    HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.
    Câu hỏi

    Tình hình là mấy ngày nay (khoảng 5 ngày thì phải ) cứ đến trưa là em có cảm giác như bị sốt nhẹ cảm giác người nóng lạnh không rõ ràng hơi chóng mặt kéo dài vài tiếng .Đến hôm qua thì em thấy ở chân nổi ban đỏ một đống những chấm đỏ nhỏ và có cả ở chỗ kín nữa.lên mạng tìm hiểu thì thấy có bác bảo bị HIV mà em thì ko nghiện ngập chích choác ,chưa quan hệ tình dục bao h có đi hiến máu 1 lần cách đây 6 tháng các bác bảo có lẽ nào em dính aids ko mong bác sỹ giúp em với em đang hoang mang lắm.


    Trả lời

    Chào em!

    Những triệu chứng như sốt nhẹ, người nóng lạnh không rõ ràng, hoa mắt chóng mặt, kèm theo nổi hồng ban cũng là biểu hiện bệnh lý của nhiều loại bệnh khác nhau như, sốt phát ban, sốt vi rút…

    Truyền máu cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm HIV nhưng với sự phát triển vượt bậc của nghành y như hiện nay thì điều đó rất ít khi xảy ra nhưng không có nghĩa là không có.

    Em có thể đến trung tâm xét nghiệm HIV để xét nghiệm tìm kháng thể HIV trong máu, nếu kết quả âm tính có nghĩa là em không bị nhiễm HIV (do đã qua giai đoạn cửa sổ 3). Trong trường hợp đó nếu các triệu chứng trên vẫn còn thì em nên đến cơ sở y tế gần nhất để đươc khám và điều trị.
    Do thông tin em cung cấp không đầy đủ nên chị không thể tư vấn sâu hơn cho em được!
    Chúc em sức khỏe
    http://diendan.duocphamhaianh.vn/thr...buoi-trua.html

  5. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đến đâu khi nghi ngờ nhiễm HIV?


    Khi tiếp xúc với các yếu tố hay nghi ngờ nhiễm HIV, nhiều người đã rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ, không dám chia sẻ với người thân. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cách tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc HIV.



    Đến trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV


    Việc đầu tiên bạn cần làm là đến các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV. Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố đều có xét nghiệm HIV. Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế huyện, tỉnh hoặc các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện nơi bạn sinh sống. Nếu có điều kiện, bạn có thể tra danh sách các trung tâm này qua mạng Internet.

    Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.

    Để chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn về HIV/AIDS. Các bác sĩ và tư vấn viên sẽ nói chuyện với bạn một cách riêng tư, kín đáo và sẽ tư vấn cho bạn các cách phòng tránh nhiễm HIV và giúp bạn quyết định xem mình có cần xét nghiệm hay không.

    Xét nghiệm

    Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn làm xét nghiệm. Xét nghiệm sẽ được tiến hành rất nhanh chóng, đơn giản, theo quy chuẩn của Bộ Y Tế. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn chưa bị nhiễm HIV, bạn sẽ được tư vấn những điều nên làm để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, biết được điều đó sớm sẽ giúp bạn giữ được sức khoẻ tốt. HIV dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh AIDS. Bạn vẫn có thể sống khoẻ mạnh trong nhiều năm nữa nếu biết cách chăm sóc bản thân tốt và được theo dõi sức khoẻ.

    Tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc

    Tại trung tâm tư vấn, xét nghiệm, bạn sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ và điều trị hiện có ở địa phương, bao gồm: Khám và điều trị lao; Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; Tiếp cận cộng đồng/ giáo dục đồng đẳng; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Kế hoạch hoá gia đình; Giới thiệu bạn đến với các nhóm hoạt động vì người có HIV mà trong đó thành viên của nhóm đều là những người có HIV dương tính. Điều đó sẽ giúp bạn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nâng đỡ lẫn nhau.

    Theo Sức khỏe & đời sốn

  6. #46
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu hỏi:
    Bác sĩ cho em hỏi xét nghiệm PCR HIV theo em biết là kỹ thuật khuếch đại gen của virut HIV lên 100 lần nên rút ngắn được thời gian xét nghiệm ở "thời kỳ cửa sổ". Vậy em muốn xét nghiệm PCR HIV ở 10 ngày sau nguy cơ nhiễm được không ạ. Vì em đang hoang mang lắm, em không có hút chích và quan hệ với GMD, em đi ngoài đường vô tình em đạp phải kim chích, em sợ lắm. Vậy em xét nghiệm PCR HIV ở 10 ngày được không ạ, vì em muốn biết kết quả sớm. em cảm ơn bác sĩ.
    tranthingocanh130184
    Trả lời:
    Đúng như bạn nói, có thể phát hiện HIV ở giai đoạn sớm (thời kỳ cửa sổ) với phương pháp trực tiếp bằng các kỹ thuật:
    - Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào,
    - Phát hiện kháng nguyên virút trong máu,
    - Tìm chất liệu di truyền (ARN và ADN provirus) của virút HIV, bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction).
    Xét nghiệm PCR được sử dụng trong:
    + Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh, con của người mẹ nhiễm HIV: Xét nghiệm lúc 2 tháng và 6 tháng, nhưng phải làm lại lúc 9, 12, 18 tháng tuổi.
    + Chẩn đoán nhiễm HIV ở giai đoạn sớm, có thể thực hiện khoảng 2 tuần sau khi có hành vi nguy cơ. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ đóng vai trò chỉ điểm, không mang giá trị khẳng định có nhiễm và chưa có hướng dẫn từ Bộ Y Tế. Giá xét nghiệm là 350.000 đồng, có kết quả sau 1-2 tuần. Phương pháp này đòi hỏi phòng xét nghiệm kỹ thuật cao như Viện Pasteur TP HCM.
    Tuy nhiên, trước khi thực hiện xét nghiệm này, bạn nên được tư vấn, vì theo như thư bạn viết, nguy cơ bị lây nhiễm của bạn là không cao.
    CN. Lê Thị Dung
    Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe TP. HCM

  7. #47
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm HIV, phương pháp nào tốt nhất?

    Phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất cho bạn một kết quả chính xác và yên tâm trong một khung thời gian phù hợp với bạn nhất. Mỗi người sẽ có một 'phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất khác nhau', vì hoàn cảnh của từng người sẽ hơi khác nhau.

    Những điều chính để suy nghĩ là lần đầu tiên bạn có nguy cơ nhiễm HIV là khi nào và thứ hai là bạn 'liều lĩnh' như thế nào khi cần biết câu trả lời. Thời gian kể từ khi bạn có nguy cơ là rất quan trọng bởi vì nó cho phép chúng tôi tính toán thời kỳ cửa sổ, đó là thời gian từ khi ai đó đã nhiễm HIV đến khi được phát hiện.


    Có rất nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc xét nghiệm HIV trong đó lý do chính là do các lỗ hổng lớn trong hiểu biết của chúng tôi về HIV trong khoảng thời gian kể từ khi đại dịch HIV bắt đầu và sự tiến bộ của công nghệ của những thiết bị xét nghiệm. Do đó câu hỏi như phương pháp xét nghiệm HIV nào là tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân.Hiện này chúng ta có các phương pháp xét nghiệm HIV có khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm HIV từ rất sớm. Việc phát hiện sớm HIV là rất quan trọng vì chúng ta biết rằng thời kỳ 'then chốt' để HIV lây nhiễm nhiều từ những người mới bị nhiễm sang người khác là trong vài tháng đầu tiên sau khi họ bị nhiễm, khi số lượng virus trong máu, tinh dịch người nhiễm bệnh hoặc dịch âm đạo là rất cao. Số lượng virus HIV trong dịch cơ thể được gọi là tải trọng HIV và trong giai đoạn đầu có thể sẽ là hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu virus trong mỗi ml một trong máu hoặc dịch.

    Vì vậy, một phương pháp xét nghiệm HIV nào tốt nhất?

    Xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ

    Chẩn đoán sơ bộ rất sớm HIV và viêm gan C hiện nay có thể được thực hiện sau 7 ngày sau khi có nguy cơ . Khung thời gian này trước đây không thể có được nhưng việc tận dụng những công nghệ chuẩn trong một kiểu chuẩn đoán mới sẽ tạo ra khả năng chẩn đoán rất sớm. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.

    Các kỹ thuật chẩn đoán cực kỳ nhanh sử dụng một hệ thống hoàn toàn tự động và phương pháp XN là pp XN sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực bé.

    HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

    Phương pháp XN này được cấp phép ở Châu Âu được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ. Nó thực ra tốt hơn như vậy nhiều và nó có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày. Phương pháp này là phương pháp xét nghiệm thế hệ thứ 4.
    Phương pháp xét nghiệm HIV được dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.Vì vậy, với việc kháng nguyên p24 được hình thành trước khi kháng thể được hình thành sẽ cho phép chúng ta thu hẹp khoảng thời gian giữa 2 thời điểm đã nhiễm bệnh và thời điểm có thể phát hiện được (thời gian cửa sổ). Đa số người mới bị nhiễm HIV sẽ hình thành kháng thể kháng HIV 1 hoặc 2 trong vòng 28 ngày. Với sự kết hợp, tìm kiếm cả hai kháng nguyên p24 và kháng thể HIV 1 và cũng có HIV 1 và 2 sẽ cho phép phát hiện sớm HIV nhiều hơn so với việc tìm kiếm kháng thể HIV đơn lẻ.

    Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

    Phương pháp này có sự sai lệch lớn nhất. Khi đại dịch HIV bắt đầu vào đầu những năm 1980 của các phương pháp xét nghiệm và các thiết bị khi đó là tương đối nghèo nàn và thường xuyên kết quả sai. Điều này phần lớn vì các nhà nghiên cứu đã không thể tìm nguyên nhân và một phương pháp xét nghiệm thích hợp.
    Tôi nhớ những ngày đầu các phương pháp XN này gây ra sự lo lắng rất lớn. Các kết quả sai - ÂM TÍNH giả và DƯƠNG TÍNH giả dẫn đến sự nhầm lẫn lớn về các kết quả xét nghiệm HIV tại thời điểm đó. Khi thời gian đã trôi qua, sự hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này ngày càng rõ ràng và kéo theo đó là các phương pháp XN đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.Chúng tôi đã chuyển những phương pháp XN lạc hậu vào đầu những năm 1980 thành những pp XN hiện đại, chính xác, dễ sử dụng đó là các pp XN thế hệ thứ ba và thứ tư .
    Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 đang được sử dụng tại Vương quốc Anh sẽ là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư. Phương pháp xét nghiệm hiện đại thế hệ thứ ba sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần.
    Các phương pháp xét nghiệm HIV tốt nhất là luôn luôn sẽ là một phương pháp XN phù hợp với khung thời gian của bạn và cũng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và sự lo lắng của bạn. Hãy luôn luôn nhớ một điều là nếu bạn có nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn với một người HIV+, hoặc rách bao cao su khi quan hệ với người HIV+ thì hãy nói chuyện với bác sĩ về để nhận được lời tư vấn và uống PEP càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ.
    Tiến sỹ, bác sỹ Jose Gonzalez-Garci, Vương quốc Anh
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-02-2014 lúc 15:09.

  8. #48
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Tuột bao cao su khi yêu có sợ nhiễm HIV


    Thứ tư, 19/2/2014 10:31 GMT+

    Tôi quan hệ tình dục với gái mại dâm và bị tuột bao cao su. Tôi không nhớ là tuột lúc quan hệ hay lúc rút ra vì lúc đó tôi say quá.

    Sau đó 3 tháng tôi đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh xét nghiệm Anti-HIV(nhanh), kết quả âm tính. Khi được 4 tháng, tôi đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (họ nói là chỉ có nơi đây mới được khẳng định nếu dương tính) đăng ký làm xét nghiệm. Kết quả là âm tính.
    Lần xét nghiệm cuối cùng là 6 tháng 3 ngày kể từ lần quan hệ đó, tôi quay trở lại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS làm xét nghiệm thêm lần nữa. Cũng giống như trước, kết quả là âm tính.

    Với thời gian và kết quả như vậy tôi đã chắc chắc an toàn chưa? Hình như tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS chỉ làm xét nghiệm sàng lọc ban đầu bằng PP Determin 1/2. Vậy nếu âm tính thì họ không làm xét nghiệm nữa hay tiếp tục làm thêm các phương pháp khác. Mong hồi âm của bác sĩ. Xin cảm ơn. (Khánh)

    Ảnh minh họa: Menshealth.

    Trả lời:

    Chào anh,

    Với số lần xét nghiệm và thời gian như mô tả trên, anh có thể yên tâm rằng kết quả xét nghiệm là chính xác, nghĩa là anh không nhiễm HIV.
    Tôi xin nói rõ thêm rằng, một kết quả âm tính có giá trị xác định người đó không nhiễm HIV tính từ thời điểm trước đó 3 tháng trở về trước (thời gian cửa sổ của xét nghiệm HIV trung bình là 3 tháng). Do vậy trong khoảng thời gian xét nghiệm nếu người đó vẫn có các hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không bảo vệ, tiêm chích) thì kết quả âm tính mất đi giá trị chẩn đoán.

    Về tổng quát, một người được khẳng định không nhiễm HIV khi:

    - Xét nghiệm 2 lần cách nhau 3 tháng âm tính, trong thời gian này không phát sinh hành vi nguy cơ nào.

    - Xét nghiệm một lần âm tính cách lần cuối cùng có hành vi nguy cơ là 3 tháng.

    Về xét nghiệm HIV, để đạt được hiệu quả với chi phí chấp nhận được, người ta áp dụng quy trình xét nghiệm sàng lọc với một xét nghiệm (trong chia sẻ của anh là Determine 1/2). Nếu kết quả âm tính sẽ ngừng lại và trả kết quả cho khách hàng. Nếu kết quả là dương tính, mẫu máu này sẽ được làm thêm 2 xét nghiệm với 2 phương pháp (sinh phẩm) khác để cho kết quả khẳng định.

    Xét nghiệm dùng trong bước sàng lọc thường là xét nghiệm nhanh, với độ nhạy rất cao, có nghĩa là "thà giết lầm còn hơn bỏ sót". Các xét nghiệm trong bước khẳng định là bộ ba xét nghiệm với 3 phương pháp khác nhau, thường là một xét nghiệm nhanh kèm 2 xét nghiệm ELISA.

    Đây là quy trình xét nghiệm HIV áp dụng ở các nước nghèo có tỷ lệ nhiễm thấp, dịch tập trung ở nhóm nguy cơ nhằm cân đối giữa hiệu quả chương trình và ngân sách.

    Thân ái.


  9. #49
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Chào bác sĩ! Trong tuần vừa rồi, trong lúc uống rượu bia em có cùng mấy người bạn đi chơi và có quan hệ với gái mại dâm.

    Thứ hai, 30 Tháng 7 2012 09:52
    Chào bác sĩ! Tuần vừa rồi, trong lúc uống rượu bia em có cùng mấy người bạn đi chơi và có quan hệ với gái mại dâm. Lúc đầu quan hệ bằng miệng nhưng em không dùng bao cao su. Như vậy, em có bị lây nhiễu HIV qua quan hệ bằng miệng không? Sau khi quan hệ bằng miệng, em có đeo bao cao su nhưng chỉ quan hệ một tí rồi xuất tinh. Sau đúng một tuần em có bị sốt và người mỏi mệt. Liệu đó có phải là triệu chứng của nhiễm HIV. Giờ em rất hoang mang, mong bác sĩ giúp em với. Nếu đi xét nghiệm sau 2 tuần kết quả có chính xác không, thưa bác sĩ. (Keni)
    Đáp:Bạn thân mến!
    Tôi hiểu là bạn đang rất hoang mang. Điều này có thể tạo ra stress và có thể dẫn đến một số biểu hiện mệt mỏi như bạn chia sẻ. Đây chỉ là những phản ứng tâm lý, chưa rõ là biểu hiện của một bệnh nào; thời tiết giao mùa cũng có thể làm chúng ta bị sốt và mệt mỏi.
    Có lẽ bạn cũng biết rằng HIV truyền từ người có HIV sang người không có vi rút qua sự tiếp xúc giữa máu và dịch tiết (dịch sinh dục, tinh dịch, dịch tiết âm đạo) của người có HIV với vùng da hở như vết thương hở hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, cơ quan sinh dục) của người chưa bị nhiễm HIV. Đối với quan hệ tình dục bằng đường miệng: trong trường hợp cô gái đó bị nhiễm HIV, miệng của cô gái đó
    bị chảy máu, lượng máu tiếp xúc với phần niêm mạc ở đầu dương vật của bạn đủ lớn thì khả năng lây nhiễm HIV có thể xảy ra bạn ạ. Tuy tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng đường miệng không cao nhưng không có nghĩa là điều đó không thể xảy ra. Nếu lúc đó miệng của cô gái đó có vết trợt, loét chảy máu và máu đó có dính vào dương vật của bạn thì nguy cơ lây nhiễm HIV là có thể xảy ra (trong trường hợp cô gái đó bị nhiễm HIV). Vậy bạn có nhớ được yếu tố này không?
    Nếu bạn khẳng định được rằng miệng cô ấy không chảy máu nên không có máu dính vào dương vật của bạn thì nguy cơ lây nhiễm HIV là không xảy ra. Còn nếu bạn không xác định được yếu tố này thì dù không muốn, bạn vẫn cần đi xét nghiệm HIV sau 12 tuần để biết được chính xác khả năng lây nhiễm HIV của mình, bạn nhé.Hiện chưa có báo cáo ca nào nhiễm HIV qua đường miệng vì thế bạn đừng quá lo lắng. Chúc bạn sớm tìm lại sự bình an và mạnh khỏe.
    Thanh Nữ (Cán bộ tư vấn, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS)
    http://www.hivdongnai.com/index.php?...tid=48:hoi-dap

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 22-02-2014 lúc 21:46.

  10. #50
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhầm lẫn hay gặp về kết quả xét nghiệm HIVThứ Năm, 12 Tháng Mười Hai 2013
    Gần đây, một sản phụ tại TP HCM xét nghiệm HIV ở bệnh viện cho kết quả dương tính, nhưng sau đó khi đi xét nghiệm ở nơi khác thì lại cho kết quả âm tính.
    Nhiều độc giả hoang mang không hiểu vì sao việc xét nghiệm HIV lại có thể cho ra những kết quả trái ngược như vậy và nếu rơi vào trường hợp tương tự thì phải làm gì.

    Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) cho biết, chẩn đoán một người nhiễm HIV không được dựa vào các biểu hiện hay triệu chứng người đó có mà phải dựa trên kết quả xét nghiệm. Theo quy định của Bộ Y tế, để chẩn đoán nhiễm HIV cho người từ 18 tháng tuổi trở lên, xét nghiệm cần làm là tìm kháng thể kháng HIV. Kháng thể này là những chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra khi bị nhiễm HIV và phải có thời gian mới có thể phát hiện được. Khoảng thời gian này thường là 4-6 tuần đến 3 tháng sau khi bị nhiễm HIV, được gọi là giai đoạn cửa sổ.

    Theo bác sĩ Hùng, nếu xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV được thực hiện sớm trong giai đoạn cửa sổ thì dù người đã bị nhiễm HIV nhưng kết quả vẫn sẽ là âm tính. Những trường hợp này, khi qua giai đoạn cửa sổ, kiểm tra lại sẽ có kết quả dương tính. Nếu thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV sau giai đoạn cửa sổ có kết quả âm nhưng sau đó dương tính thì nhiều khả năng xét nghiệm ban đầu không chính xác nên cho ra kết quả âm tính, được gọi là âm tính giả hoặc ngược lại trong trường hợp trước xét nghiệm dương sau đó kiểm tra lại âm tính.

    Chính vì thế, để chẩn đoán nhiễm HIV ở những người từ 18 tháng tuổi trở lên bằng xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV, Bộ Y tế quy định là phải có kết quả dương tính của cả 3 xét nghiệm trên cùng một mẫu máu. Chỉ cần 1 trong 3 xét nghiệm đó âm tính thì không được khẳng định nhiễm HIV mà phải kiểm tra lại sau 14 ngày.

    Đối với trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi, chẩn đoán nhiễm HIV phải dựa trên xét nghiệm sinh học phân tử PCR và thực hiện khi trẻ trên 4 tuần tuổi. Nếu 2 xét nghiệm PCR lần 1 và lần 2 đều dương tính thì mới khẳng định trẻ nhiễm HIV.

    PGS Trương Xuân Liên, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về HIV/AIDS của Viện Pasteur TP HCM cũng cho biết, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở những người trên 18 tháng tuổi thực hiện theo phương cách 3, có nghĩa là mẫu được trả lời âm tính với HIV khi kết quả xét nghiệm với sinh phẩm thứ nhất có độ nhạy rất cao cho kết quả âm tính. Mẫu được trả lời dương tính với HIV khi có kết quả dương tính với cả 3 loại sinh phẩm khác nhau.

    Do đó, khả năng trên cùng một ống mẫu có kết quả trái ngược nhau là rất khó xảy ra. Các kết quả sai lệch có thể là do:

    - Lấy lộn mẫu trong quá trình lấy máu, thực hiện xét nghiệm hoặc trả lời kết quả do không đối chiếu tên, mã số của bệnh nhân với ống máu và phiếu xét nghiệm.

    - Nhiễm mẫu khi thao tác kỹ thuật không bảo đảm.

    - Ở một vài người có thể có những yếu tố cho phản ứng dương tính giả với một loại sinh phẩm xét nghiệm nhưng trường hợp này sẽ được loại trừ khi thực hiện xét nghiệm khẳng định với các sinh phẩm khác nhau theo phương cách xét nghiệm 3 (tức chỉ trả lời kết quả là có nhiễm HIV khi mẫu phải cho kết quả dương tính với cả 3 sinh phẩm khác nhau).

    Với xét nghiệm HIV thì tư vấn trước và sau xét nghiệm là rất cần thiết. Trong quá trình tư vấn, cán bộ y tế có thể phát hiện những nghi ngờ và có những đề xuất cụ thể cho từng bệnh nhân. Có người có thể có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng trong vòng 3 tháng gần đây có những hành vi nguy cơ lây nhiễm với HIV thì cũng nên được đề nghị xét nghiệm lại lần hai do có thể họ đang ở giai đoạn cửa sổ huyết thanh học (là giai đoạn bệnh nhân mới nhiễm HIV, chưa phát hiện được bằng các kỹ thuật huyết thanh học thông thường). Trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng qua tư vấn nếu thấy nghi ngờ cũng có thể đề nghị được kiểm tra lại.

    Bác sĩ Liên khuyến cáo, khi cảm thấy nghi ngờ về các triệu chứng bệnh có liên quan đến nhiễm HIV, tốt nhất cần được khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa về HIV. Xét nghiệm HIV có thể được thực hiện tại các bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng và các Viện khu vực đã được Bộ Y tế cấp phép. Chỉ có những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì các kết quả xét nghiệm này mới được công nhận.


    Camnanggiadinh theo Eva

  11. #51
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    HỎI: (23/03/2013)
    Xin chào anh, em năm nay 25 tuổi, là nam, cân nặng 70, cao 1,7m. 3 tháng trước khi say em đã quan hệ với một cô gái trong quán karaoke, dù có sử dụng bao cao su nhưng khi xong việc em đã bị tuột bao, về nhà được 1 tuần em bị sốt rất cao, kèm mệt mỏi và tiêu chảy, đau đầu rất nhiều..., Vì quá lo lắng em đã đến trung tâm chân trời mới ở địa phương để được tham vấn và xét nghiệm hiv tại 3 tuần và 3 tháng, kết quả âm tính. Anh có thể tham vấn giúp em:
    1. Thời gian xuất hiện các triệu chứng và triệu chứng của em như vậy thì khả năng em nhiễm hiv là rất cao phải không?
    2. Hiện nay thời gian cửa sổ là mấy tháng sau nguy cơ? Với thời gian xét nghiệm của em như vậy đã đảm bảo em không nhiễm hiv chưa? Em có cần xét nghiệm lại không?
    Mong hồi âm của anh, em thành thật cảm ơn.
    ĐÁP:
    Xin chào bạn!
    Việc quan hệ và tuột bao khiến cho nguy cơ của bạn là rất cao. Triệu chứng của HIV thường là rất nhỏ, rất bình thường mà điển hình là sốt nhẹ, tiêu chảy mà k rõ nguyên nhân,...
    Thời gian cửa sổ khoảng từ 3-6 tháng.

    Việc bạn xét nghiệm sau 3 tháng và cho kết quả âm tính là hoàn toàn có thể tin tưởng. Nếu không chắc chắn bạn có thể quay trở lại sau 1 tháng nữa.
    TT Phòng Chống Hiv& Aids Đà Nẳng
    Hỏi:
    Chào anh, rất mong nhận được chia sẽ của anh. Vì lo lắng quá hôm qua tròn 3 tháng 20 ngày em quay lại TT chân trời mới xét nghiệm hiv kết quả vẫn âm tính. với 3 lần xét nghiệm 3 tuần, 3 tháng và 3 tháng 20 ngày đều ở TT chân trời mới kết quả âm tính:

    1. Em thấy trên phiếu xét nghiệm ghi test hiv 1/2, test này có khi nào sai sót không anh?

    2. Mấy ngày trước bạn gái em bổng dưng nổi nhiều nốt đỏ kích thước bằng đầu chân nhang, nằm dưới da không ngứa ở 2 cánh tay , 3 ngày nay vẫn chưa mất. Làm em ám ảnh đó là phát ban hiv, do em đã lây cho bạn gái quá???

    3. ở TT chân trời mới em được biết họ dùng pp ELISA, nhưng tại sao trên phiếu xét nghiệm họ chỉ dùng test nhanh? Kết quả âm tính như vậy đã ổn chưa anh?

    Thân chào anh!!!
    ĐÁP:
    Xin chào em!
    Việc e quay lại làm xét nghiệm sau chừng đó thời gian là hoàn toàn có thể tin tưởng.
    Như em nói thì pp ELISA là PP xét nghiệm HIV cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nó chỉ được làm sau khi việc xét nghiệm sàng lọc ban đầu bằng test nhanh cho kết quả dương tính mà thôi. Còn nếu từ lần xét nghiệm bằng test nhanh đã âm tính rồi thì người ta không làm thêm PP ELISA nữa.
    Việc bạn gái em bị nổi các nốt đỏ có thể là một biểu hiện của 1 bệnh lý khác, dị ứng, mẫn ngứa chứ không phải là biểu hiện của HIV như e sợ. Em có thể hoàn toàn tin tưởng cho lần xét nghiệm này và nên đưa bạn gái đến các bệnh viện khám sức khoẻ như bệnh viện da liễu để nắm rõ tình trạng của bạn gái mình.

    Chúc 2 em hạnh phúc và đừng để tái phạm thêm lần nào nữa e nhé!
    TT Phòng Chống Hiv& Aids Đà Nẳng

  12. #52
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sợ hãi sau 3 tháng quan hệ với gái lạ

    Thứ ba, 18/3/2014 | 16:16 GMT+7
    Cách đây khoảng 3 tháng em quan hệ tình dục không lành mạnh. Tuần sau đó em bị sốt mấy hôm. Từ đó đến nay em luôn sống trong sợ hãi.
    Gần đây em thấy mình không bình thường, trên da nổi những vết như bị nấm. Em còn bị mỏi các khớp, hiện tượng này kéo dài tương đối lâu rồi ạ. Bình thường em bị bệnh khớp khi trời lạnh. Xin nói thêm là hồi Tết trên đầu gối em có nổi 2 mụn hồng ti và giờ đã lặn. Cho em hỏi như vậy có phải là hiện tượng của HIV không. Mong bác sĩ trả lời sớm giúp? (Tuấn)

    Ảnh minh họa: Menshealth.
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Triệu chứng biểu hiện trên người nhiễm HIV đa phần gây ra bởi những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Sở dĩ gọi như vậy vì các bệnh này sẽ “thừa cơ hội” tấn công khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu do HIV.
    Về biểu hiện trên bệnh nhân HIV, tôi xin có 2 chia sẻ sau:
    - Các bệnh cảnh nhiễm trùng cơ hội vẫn có thể xuất hiện ở người không nhiễm HIV nhưng với tần suất xảy ra thấp hơn chứ không có nghĩa là “chỉ” xảy ra trên bệnh nhân HIV.
    - Người nhiễm HIV có giai đoạn không triệu chứng kéo dài, người bệnh có thể không có biểu hiện gì cho đến khi miễn dịch bị suy yếu.
    Do vậy, một người chỉ có thể xác định nhiễm hay không nhiễm HIV thông qua xét nghiệm chuyên biệt, chứ không thể chỉ dựa vào triệu chứng mà quy kết cho đó là nhiễm HIV, cũng không thể dựa vào bề ngoài đạo mạo mà tin rằng người này là an toàn. Với căn bệnh này, do tính chất mạn tính và âm thầm, người ta thường dùng đến yếu tố “có hành vi nguy cơ” làm yếu tố chỉ điểm, đồng thời đặt ra yêu cầu xét nghiệm mới biết chính xác.
    Như bạn đã chia sẻ, thời gian trước, bạn có hành vi nguy cơ, thể hiện qua việc “quan hệ tình dục không lành mạnh”, nên bạn cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn xác định tình trạng huyết thanh kháng HIV của bản thân, theo đó, loại bỏ mối lo lắng mơ hồ mà bạn đang có.
    Nếu kết quả âm tính, bạn được giải tỏa khỏi tâm lý lo lắng, tiếp đó là bạn cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh hơn để tránh tái phạm hành vi nguy cơ.
    Nếu kết quả không may là dương tính, bạn có cơ hội tiếp cận với chăm sóc và điều trị sớm, từ đó có thể có cuộc sống khỏe mạnh với căn bệnh mạn tính này.
    Chia sẻ sau cùng của tôi là cho dù nhiễm hay không, ta cần có thái độ đúng đắn đối với căn bệnh này. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 06-06-2014 lúc 09:06.

  13. #53
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mar 14 12:16

    lezatdg

    Doc, i did the rapid combo test on exact 28th day and result is negative. Is this conclusive?

    Dr. Tan



    Do i still to further test again? Can i move on? Please advice.
    In my opinion it is conclusive.


    lezatdg

    Do you think i still need to further test for rapid combo test again?
    Dr. Tan

    No.


    lezatdg

    Doc, i believe you are referring to "no" more any others hiv test right?
    Dr. Tan

    That's right. I think the combo test at 28 days is conclusive. Accept the happy fact that you are HIV free and move on with your life.


    lezatdg

    Doc, am i right that: -4th generation rapid combo test = conclusive at 28th day. And - rapid hiv antibody t I think the combo test at 28 days is conclusive test = conclusive at 3mths. Is this correct?
    Dr. Tan

    What? Stop confusing yourself and everyone. Combo test = conclusive at 28 days. Antibody test = conclusive at 3 months. Does not matter if it is rapid or not.
    Google dịch:

    lezatdg


    Doc, tôi đã làm thử nghiệm kết hợp nhanh chóng vào chính xác ngày 28 và kết quả là âm tính.

    Dr. Tan
    Đây có phải là kết luận? Để tôi vẫn tiếp tục kiểm tra một lần nữa? Tôi có thể di chuyển trên? Xin tư vấn.

    Theo tôi đó là kết luận.


    lezatdg

    Bạn có nghĩ rằng tôi vẫn cần phải tiếp tục thử nghiệm để thử nghiệm kết hợp nhanh chóng một lần nữa?

    Dr. Tan

    Không.


    lezatdg

    Doc, tôi tin rằng bạn đang đề cập đến "không" nhiều hơn bất kỳ quyền kiểm tra người khác HIV?

    Dr. Tan

    Đó là đúng. Tôi nghĩ rằng các thử nghiệm kết hợp ở 28 ngày là kết luận. Chấp nhận sự thật hạnh phúc mà bạn có HIV miễn phí và di chuyển về với cuộc sống của bạn.


    lezatdg

    Doc, am i right rằng:-4 thế hệ kết hợp xét nghiệm nhanh = kết luận tại ngày thứ 28. Và - nhanh HIV kháng thể t tôi nghĩ rằng các thử nghiệm kết hợp ở 28 ngày là kiểm tra kết luận = kết luận tại 3mths. Điều này là đúng?

    Dr. Tan

    Những gì? Dừng lại khó hiểu chính mình và tất cả mọi người. Kiểm tra kết hợp = kết luận tại 28 ngày. Xét nghiệm kháng thể kết luận tại = 3 tháng. Không quan trọng nếu nó là nhanh chóng hay không.

    http://www.askdrtan.com/forum/question/5459

  14. #54
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    ( Sanh năm 1981 )
    Buonqua's Avatar
    Ngày tham gia
    06-04-2012
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1,119
    Cảm ơn
    199
    Được cảm ơn: 355 lần
    HỎI:
    Bạn nam, 22 tuổi, TP Hồ Chí Minh, hỏi: Cách đây 7 tháng mình có quan hệ tình dục với gái mại dâm có sử dụng bao cao su và bao cao su không bị rách hay thủng gì cả. Sau đó 3 tháng mình có làm cái xét nghiệm tại viện Da Liễu và cho kết quả âm tính. Mình mừng lắm nhưng không hiểu sao sau 7 tháng mình bi sốt xuất huyết mình lại đâm ra lo. Mình bít sau 3 tháng bác sĩ tư vấn là an toàn 100% rồi nhưng mình vẫn còn lo lắng. Cho mình hỏi là có khi nào khi xét nghiệm người ta xét nghiệm nhầm ống máu của mình với người khác không?
    ĐÁP:
    Chúng tôi hiểu rằng việc bị sốt xuất huyết sau 7 tháng có quan hệ tình dục với cô gái bán dâm đã khiến cho nỗi lo lắng về nguy cơ bị nhiễm HIV của bạn trở lại. Với tâm trạng lo lắng này, bạn đang hình dung ra tình huống có thể có trường hợp nhầm kết quả xét nghiệm và có thể kết quả bạn nhận được là của người không nhiễm. Điều gì khiến bạn nối kết việc bị sốt xuất huyết với việc bạn bị nhiễm HIV? Như chúng tôi đã chia sẻ với bạn, trong tình huống bạn mô tả thì nguy cơ lây nhiễm HIV khó xảy ra. Ngay cả khi bạn chưa nhận được kết quả xét nghiệm thì việc bạn bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó đã là 0% nếu bạn đã sử dụng bao cao su ngay từ khi dương vật của bạn có tiếp xúc với âm đạo của cô gái ấy. Huống hồ, bạn đã được khẳng định qua kết quả xét nghiệm của bạn vào thời điểm 3 tháng sau tình huống có nguy cơ. Bạn đã có kết quả là âm tính và bác sĩ khẳng định rằng bạn không có HIV. Đó là những cơ sở rõ ràng nhất để bạn có thể tự tin rằng bạn đang không có HIV. Chuyện bạn bị sốt xuất huyết, hay sau này bạn có bất cứ biểu hiện gì cũng sẽ chẳng có liên quan gì đến tình huống bạn có quan hệ tình dục với cô gái bán dâm cách đây 7 tháng bạn nhé! Ở bệnh viện có quy trình trong việc lấy máu xét nghiệm nên khó có thể xảy ra tình huống nhầm lẫn kết quả. Nhưng chúng tôi không thể cam kết với bạn là trường hợp bạn nghĩ là không xảy ra nhưng bạn nhớ nhé, ngay cả khi kết quả có sự nhầm lẫn thì tình huống của bạn cách đây 7 tháng cũng không có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu bạn sử dụng bao cao su ngay từ đầu quá trình giao hợp. Chúc bạn vui vẻ, thỏai mái!
    Nguồn: www.tamsubantre.org

  15. #55
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    09:56:36, 07/05/2014
    22 ngày sau quan hệ có thể xét nghiệm HIV

    Câu 1: Thưa bác sĩ,
    Cháu đọc trên mạng thấy triệu chứng đầu tiên của HIV là nổi mẩn đỏ có đúng không ạ? Và nổi trong bao lâu? Cháu thấy trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất . Nhưng lâu lâu lại nổi tiếp và một lúc thì tự mất. Không rõ nguyên nhân. Hơn 1 tuần nay rồi nó vẫn vậy. Và 20 ngày sau quan hệ đã xét nghiệm được chưa ạ?
    BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế trả lời:
    Chào cháu,
    Khi cháu đang hỏi về biểu hiện của bệnh HIV thì tôi tin rằng cháu đang rất lo lắng liệu mình có bị nhiễm HIV hay không.
    Tuy nhiên, đa số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để có thể nhận biết được (30%). Trong một số trường hợp, khi mới bị nhiễm HIV thì người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8-10 ngày rồi trở lại bình thường, giống như các bệnh cảm cúm thông thường khác nên không có đặc điểm riêng biệt để nhận biết.
    Theo mô tả, trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất, cách duy nhất để biết cháu có bị nhiễm HIV không là phải đi xét nghiệm.
    Hiện nay có xét nghiệm máu HIVag/Ab combo: Phát hiện cả kháng nguyên lẫn kháng thể… trong thời gian sớm từ tuần thứ 3 trở đi (tức là từ 22 ngày sau khi bị nhiễm).
    Cháu có thể đi làm xét nghiệm này vào thời điểm này, nhưng theo tôi cháu để đúng 22 ngày sau quan hệ cháu đi làm xét nghiệm cho chính xác, nếu dương tính, cháu sẽ làm thêm 1 số xét nghiệm khác, mới chẩn đoán xác định được.
    Còn xét nghiệm HIV/Anti HIV: Phát hiện kháng thể kháng vi-rút HIV. Thời gian xét nghiệm được cập nhật mới nhất là 12 tuần (3 tháng), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì yên tâm, vì các trường hợp sau 3 tháng âm tính, nhưng sau 6 tháng dương tính tỉ lệ rất thấp chỉ 1/10.000. Xét nghiệm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục.
    Theo tôi, cháu không nên có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, hoặc nên quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn đời sau này.

    Ảnh minh họa
    Cháu có thể tham khảo một số biểu hiện HIV dễ nhận biết:
    1. Cơ thể bị sốt: Dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng bệnh HIV là cơ thể người bệnh bị sốt, khoảng 38,5 độ C.
    2. Cơ thể bị đau họng, đau đầu, mệt mỏi là các biểu hiện ban đầu của triệu chứng bệnh HIV, triệu chứng này giống như bệnh cảm cúm kết hợp với sốt. Các triệu chứng này sẽ mất dần và có thể chỉ có các triệu chứng nói trên khi hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh tật vài năm sau đó.
    Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.
    3. Đau cơ, đau khớp: Khi mới phát hiện, bệnh nhân thường đau cơ, đau khớp, sụt cân nhiều.
    4.Cơ thể buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy: Khoảng 40% số người nhiễm HIV giai đoạn đầu buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
    5. Phát ban, mẩn đỏ, lên hạch, nổi ngứa toàn thân: Đây là các triệu chứng ban đầu đi kèm với đau họng, đau đầu, sốt giống như cảm cúm, nhưng hiếm người bị bệnh khác bị đồng thời các triệu chứng này cùng 1 lúc.
    6. Viêm phổi, ho khan: những cơn ho khan kéo dài trên 1 tháng, giảm cân là triệu chứng của hệ miễn dịch không khỏe mạnh khi mắc chứng bệnh thế kỉ này.
    7. Bệnh zona, nhiễm nấm: Bệnh zona, loại bệnh nấm mà người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng, do nấm candida gây ra, thường gây khó nuốt. Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.

    Câu 2:
    Em năm nay 28 tuổi, chưa có vợ. Một lần có đi quan hệ tình dục với gái làng chơi, em đã hôn vào âm đạo người ta. Cho em hỏi, liệu em có bị lây nhiễm không. Cô ấy nói là cô ấy không có bệnh gì cả . Em rất lo lắng, nhờ bác sĩ cho em câu trả lời!
    ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế trả lời:
    Chào bạn,
    Việc hôn vào âm đạo của người nữ khi quan hệ tình dục sẽ không làm bạn bị lây nhiễm HIV nếu người nữ đó không bị nhiễm HIV hoặc bạn hoàn toàn không có các vết trầy xước trong miệng.
    Tuy nhiên, do người mà bạn quan hệ là 'gái làng chơi' nên bạn không thể chắc chắn về việc cô ấy có HIV hay không, và niêm mạc miệng rất dễ có những vết trầy xước nhỏ mà mắt thường không phát hiện được, là điều kiện tốt để vi-rút xâm nhập.
    Hiện nay việc làm xét nghiệm HIV khá đơn giản, thuận tiện và cho kết quả nhanh chóng, vì thế để hết lo lắng, tốt nhất là bạn nên đi làm xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế.
    Chúc bạn luôn khỏe và sớm giải tỏa được lo lắng của mình.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/22...IV-442267.html

  16. #56
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ ba, 17/6/2014 | 10:13 GMT+7
    Độ chính xác của kết quả xét nghiệm HIV


    Em xét nghiệm nhanh HIV vào thời điểm khoảng 2 tháng 20 ngày, kết quả âm tính. Liệu có chính xác, nếu chính xác khoảng bao nhiêu phần trăm?
    Cũng cho em hỏi thêm xét nghiệm ở trung tâm y tế huyện liệu có đảm bảo không? (Dũng).
    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:
    Chào anh,
    Trước tiên tôi xin chia sẻ về độ tin cậy của xét nghiệm ở các tuyến cơ sở, trong trường hợp này là phòng xét nghiệm ở trung tâm y tế huyện. Thực tế xét nghiệm nhanh HIV là một xét nghiệm đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp cũng như chuyên môn cao của người thực hiện. Ở các quốc gia phát triển khác như Mỹ, phương pháp này được phát triển như một dạng xét nghiệm tại nhà tương tự que thử thai vậy.
    Nói như vậy để thấy rằng, xét nghiệm tầm soát HIV bằng xét nghiệm nhanh rất ít khi sai sót về mặt kỹ thuật. Mặt khác, trên kết quả luôn có vạch chứng, nhằm xác định chất lượng mẫu máu là đạt tiêu chuẩn. Sau khi hiện vạch chứng, nhân viên xét nghiệm mới đọc đến kết quả âm tính hay dương tính với kháng thể kháng HIV.
    Mặt khác, các tuyến cơ sở được cấp phép thực hiện xét nghiệm tầm soát HIV cũng được kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đúng quy trình thực hiện về cả phương diện kỹ thuật lẫn quy trình tư vấn và bảo mật.
    Về kết quả xét nghiệm âm tính và độ tin cậy của kết quả. Chắc hẳn anh cũng biết về thời kỳ cửa sổ của xét nghiệm HIV. Đây là khoảng thời gian mà các xét nghiệm tìm kháng thể (như xét nghiệm nhanh mà anh đã sử dụng) không thể phát hiện kháng thể kháng HIV. Như vậy, kết quả trả lời sẽ là âm tính bất chấp thực tế rằng người đó có thể đã nhiễm HIV.
    Khoảng thời gian cửa sổ thông thường là 3 tháng, do vậy, kết quả âm tính thường được diễn giải là “người này không nhiễm HIV, tính từ thời điểm 3 tháng trở về trước”. Do vậy, nếu trong khoảng thời gian 3 tháng trước khi xét nghiệm, anh có hành vi nguy cơ, thì anh cần thực hiện lại xét nghiệm thêm một lần nữa để khẳng định. Thời điểm làm lại xét nghiệm có thể canh đúng 3 tháng tính từ lần cuối có hành vi nguy cơ, hoặc có thể thực hiện sau 3 tháng tính từ lần xét nghiệm này. Điều này tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của người tham gia xét nghiệm.
    Xét nghiệm nhanh với HIV có độ nhạy rất cao 95-99% và được xem như một xét nghiệm sàng lọc nhằm “giết lầm hơn bỏ sót”. Do vậy, nếu có kháng thể kháng HIV đủ để phát hiện (sau thời kỳ cửa sổ), khả năng bỏ sót là rất thấp.
    Hiện nay, nhân viên y tế có thể khuyến khích khách hàng làm lại xét nghiệm sau 4 đến 6 tuần nếu thấy kết quả âm tính còn mơ hồ. Làm như thế nhằm phát hiện sớm hơn các trường hợp nhiễm HIV.
    Mặt khác, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân nên tham gia xét nghiệm kiểm tra định kỳ HIV mỗi 6 tháng nếu người này duy trì hành vi quan hệ tình dục bất chấp có sử dụng bao cao su hay không. Sở dĩ như thế là vì đường lây HIV qua quan hệ tình dục có khuynh hướng tăng và ưu thế trong giai đoạn gần đây.
    Thân ái.

  17. #57
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ám ảnh HIV sau nhiều lần quan hệ với gái mại dâm

    Thứ năm, 17/07/2014 11:10
    Tôi nhiều lần quan hệ với gái mại dâm không an toàn. Ba lần gần nhất là cách đây một năm rưỡi, 7 tháng và lần cuối cách đây 6 tháng.

    Tôi đã đi làm xét nghiệm tính từ lần cuối có hành vi nguy cơ là 6 tháng. Xét nghiệm cho kết quả âm tính. Như vậy tôi có cần đi xét nghiệm tiếp không? Đã an toàn chưa. Tôi không thể dứt ra được cái suy nghĩ HIV trong đầu. Mong bác sĩ hồi âm. (Quân).

    Ảnh minh họa: RT.
    Chào anh,Tôi xin chia sẻ với anh về trăn trở trong thời điểm hiện tại. Thực tế, với đa số người đến tham gia xét nghiệm khi từng có hành vi nguy cơ trong quá khứ đều ít nhiều rất lo lắng về tình trạng của mình. Tình huống của anh có lẽ cũng đang có tâm trạng như vậy.
    Với xét nghiệm HIV cách 6 tháng tính từ lần cuối cùng có hành vi nguy cơ cao (quan hệ tình dục không an toàn), nếu kết quả âm tính thì có đến 100% là đáng tin cậy và cũng không cần thiết phải làm lại xét nghiệm.
    Tuy nhiên, tôi phân tích thêm một yếu tố như sau:
    - Hành vi nguy cơ trong lây nhiễm HIV không chỉ có quan hệ tình dục không an toàn, mà còn có đường lây truyền qua đường máu. Trong đường lây truyền này, kể đến nhiều nhất là tiêm chích ma túy. Bản thân tôi mong và hy vọng anh không phải vướng vào con đường lây này.
    - Ở đây anh chỉ tập trung nói đến quan hệ tình dục với gái mại dâm mà không kể đến các mối quan hệ khác. Quan niệm cho rằng “gái mại dâm mới nguy hiểm, mới bị HIV còn các cô gái khác thì không” là một quan niệm không chính xác. Điều quan trọng chính là thực hành tình dục an toàn của bản thân mỗi người.
    Do vậy, nếu có mối quan hệ với các cô gái khác, anh quan hệ tình dục với họ mà không sử dụng bao cao su, thì đó cũng được xem là một hành vi nguy cơ. Thực tế, nhiều đôi yêu nhau đều rất ngại và gần như không bao giờ nói chuyện về khía cạnh an toàn tình dục, đặc biệt không bao giờ hỏi về tình trạng nhiễm hay không nhiễm HIV của bạn tình, đã hay chưa từng làm xét nghiệm…
    Trong trường hợp anh đảm bảo được hai ý trên thì kết quả xét nghiệm âm tính mới có độ an toàn cao, vì thời gian như vậy đã quá thời kỳ cửa sổ của xét nghiệm HIV.
    Trong trường hợp ngược lại, nếu anh có những nguy cơ mà tôi chia sẻ bên trên thì anh vẫn cần phải tham gia xét nghiệm kiểm tra sau 3 tháng với điều kiện là trong khoảng thời gian này tuyệt đối không có hành vi nguy cơ phát sinh.
    Tôi cũng xin chia sẻ thêm với anh rằng, HIV ngày nay không còn đáng sợ như những năm về trước. Giới chuyên môn cũng giảm và ngừng sử dụng cụm từ “căn bệnh thế kỷ” hay “mối hiểm họa chết người” khi nói về căn bệnh này. Do vậy, thái độ đúng là thận trọng với hành vi nguy cơ, không lo sợ thái quá. Thay vì ám ảnh với HIV, anh hãy thận trọng hơn với hành vi nguy cơ của mình.
    Chúc anh nhiều sức khỏe.

    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

  18. #58
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rát họng, nổi hạch có phải bị bệnh tình dục

    Thứ hai, 21/07/2014 10:25
    Cách đây 2 tháng, trong một lần say, em quan hệ tình dục không an toàn, về nhà em rất lo lắng. Mấy tuần trước em bị tiêu chảy 3-4 ngày, dùng thuốc rồi hết.

    Dạo này em còn tăng cân nữa. Tuần trước em bị rát họng nhưng không đau gì hết, nuốt nước bọt vẫn bình thường không thấy đau. Gần đây em sờ dưới hàm thấy có hạch nhưng không sưng hay đau. Em sờ trán thấy nóng nhưng bảo bạn bè nói là bình thường, có lúc nóng rồi lại hết ngay. Em thường lao động chân tay, tối về hay bị mỏi và hơi đau cơ chân tay, có lúc đang làm thấy rung tay nữa. Xin hỏi bác sĩ, như vậy em có thể đã bị nhiễm bệnh gì không? (Hào).
    Ảnh minh họa: News.

    Chào anh,
    Trước tiên, tôi xin xác minh rằng anh có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục sau lần có hành vi nguy cơ mà anh chia sẻ (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su).
    Tính đến thời điểm hiện tại, đã 2 tháng sau khi thực hiện hành vi nguy cơ, anh có thể đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm tầm soát HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
    Thực tế, hiện nay xét nghiệm HIV có thể phát hiện trường hợp chuyển đảo huyết thanh từ âm tính sang dương tính sau 4-6 tuần tính từ lúc có hành vi nguy cơ. Mặt khác, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm tầm soát bệnh sau khi có hành vi nguy cơ, càng sớm càng tốt chứ không cần đợi qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng. Điều này nhằm phát hiện sớm các trường hợp dương tính và tạo cơ hội cho người đó tiếp cận với kiến thức dự phòng trước khi quá muộn.
    Nói như vậy, anh cần đến cơ sở y tế để được cung cấp các xét nghiệm tầm soát cần thiết. Bên cạnh HIV, anh có thể cần đến các xét nghiệm tầm soát khác: viêm gan siêu vi B 9HbsAG, AntiHBs), viêm gan siêu vi C (AntiHCV), giang mai (Syphilys TP, RPR).
    Về những biểu hiện mà anh chia sẻ đều không điển hình cho HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Kiến thức về giai đoạn nhiễm siêu vi cấp tính khi mới nhiễm HIV với các biểu hiện sốt, phát ban, tiêu chảy, nổi hạch toàn thân không nhằm gây ra sự hoang mang vô căn cứ.

    Ngược lại, nó là những chỉ báo giúp y bác sĩ lưu tâm và có thao tác kiểm tra lại bằng xét nghiệm. Chẳng hạn, khi xét nghiệm mà khách hàng đang có biểu hiện cúm, tư vấn viên sẽ khuyến cáo khách hàng nên quay lại làm xét nghiệm sau đó 4-6 tuần hoặc vài tháng nhằm tránh bỏ qua giai đoạn cửa sổ.
    Thái độ đúng đắn đối với HIV là nhận thức đúng, đánh giá đúng mức nguy cơ của bản thân và thực hành kiểm soát hành vi nguy cơ. Khi có hành vi nguy cơ, việc lo lắng thực sự không mang lại giá trị tích cực nào mà chỉ khiến cho tình huống trở nên trầm trọng hơn.
    Việc anh cần làm lúc này là tham gia xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây qua quan hệ tình dục, giữ bình tĩnh, kiểm soát hành vi nguy cơ để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm cho bản thân ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
    Thân ái.

    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

  19. #59
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sốc khi nghe tin bạn tình bị HIV

    Thứ ba, 2014-08-12 17:15:08 - Nguồn: Internet
    Cách đây 5 tháng em quan hệ không an toàn với một người khi say rượu. Em rất sốc khi có người nói cô ấy bị HIV. Em rất bất an vì thấy cơ thể mình bất thường.
    Tất cả biểu hiện về HIV em đọc được ở các tài liệu thì ở cơ thể em đều có. Em rất sợ khi đi xét nghiệm máu. Một thời gian tinh thần dần ổn định hơn em quyết định đến Bệnh viện Huyết học Trung ương để kiểm tra. Hôm đó cách ngày em đã quan hệ không an toàntròn 5 tháng. Và kết quả xét nghiệm của em là âm tính, như vậy đã yên tâm chưa ạ?
    Ảnh minh họa: News
    Câu hỏi của bạn xoay quanh khái niệm "thời kỳ cửa sổ" trong chẩn đoán HIV bằng xét nghiệm.
    Các xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường là xét nghiệm gián tiếp, nhằm phát hiện sự hiện diện trong máu của kháng thể kháng HIV. Thông thường, khi HIV xâm nhập vào cơ thể và đủ nồng độ để gây bệnh, HIV sẽ bắt đầu tiến trình sinh sản và phát triển của mình, cùng lúc này, cơ thể bắt đầu nhận biết và sản sinh kháng thể chống lại HIV.
    Do vậy, việc phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu giúp xác định gián tiếp sự hiện diễn của virus HIV. Nếu có mặt kháng thể kháng HIV chứng tỏ người này đã nhiễm HIV trước đó. Ngược lại, nếu xét nghiệm trả lời "không tìm thấy kháng thể kháng HIV" thì câu trả lời gián tiếp là "người đó chưa bị nhiễm HIV".
    Quá trình sản sinh kháng thể đòi hỏi một thời gian nhất định, thời gian này gọi là "thời kỳ cửa sổ". Trong đa số trường hợp, khoảng thời gian này dao động từ vài tuần đến 3 tháng.
    Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mốc thời gian 3 tháng được cho là phổ biến và có giá trị trong chẩn đoán trường hợp âm tính, cụ thể như sau:
    - Hai lần xét nghiệm âm tính cách nhau 3 tháng, không có lần phát sinh hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian này.
    - Một lần xét nghiệm âm tính cách thời điểm có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất là 3 tháng.
    Hai trường hợp này, trên cơ bản, kết quả xét nghiệm âm tính được đồng nghĩa với chẩn đoán "người này không bị nhiễm HIV".
    Trường hợp của bạn, theo chia sẻ, đã có kết quả xét nghiệm âm tính vào thời điểm 5 tháng tính từ lần có quan hệ tình dục không an toàn với cô gái nhiễm HIV. Nếu tính từ thời điểm đó cho đến khi làm xét nghiệm, bạn không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV nào khác, thì kết quả này được cho là "có độ tin cậy cao", bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả này.
    Ở đây, tôi xin nhấn mạnh, không chỉ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mới là hành vi nguy cơ. Trong lây nhiễm HIV, do tính chất âm thầm của bệnh, tất cả các lần có quan hệ tình dục không bảo vệ với người không rõ tình trạng huyết thanh đều được xem là "hành vi nguy cơ".
    Nói cách khác, nếu trong thời gian vừa qua, bạn có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với một người nào đó, thì kết quả âm tính của lần xét nghiệm này sẽ giảm đi độ tin cậy. Nếu rơi vào trường hợp này, xét nghiệm HIV kiểm tra sau đó 3 tháng là khuyến cáo chung của ngành y tế. Một khuyến cáo khác của CDC – Hiệp hội quản lý Bệnh tật Mỹ, cho rằng bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục nên kiểm tra HIV định kỳ mỗi 3 tháng.
    Lựa chọn hành vi tình dục vốn phụ thuộc vào từng cá nhân, và là quyền của mỗi người chọn cho mình những hành vi phù hợp. Để tránh có những lần "lo lắng, bất an" hay thậm chí "hoang mang vì những biểu hiện giống HIV", tôi khuyên bạn nên chọn cho mình những biện pháp tình dục an toàn, trong đó, bao cao su luôn được xem là "người bạn" đáng tin cậy.
    Theo VNE

  20. #60
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ra máu khi quan hệ với 'gái bán hoa' có nhiễm HIV?

    Thứ ba 26/08/2014 14:00
    Vừa rồi tôi đi công tác ở Peru và đã “quan hệ” với gái mại dâm ở đó. Tôi có dùng bao cao su khi “quan hệ”, tuy nhiên đang quan hệ thì tôi phát hiện trong bao có máu, "cậu nhỏ" của tôi bị xước một vệt nhỏ. Lúc đó sợ quá, tôi không biết bao có bị rách hay không. Hiện giờ tôi rất hoang mang. Liệu tôi có nhiễm HIV không? Xin hỏi khi nào đi xét nghiệm thì được? (Hong).

    Hiện giờ tôi rất hoang mang. Liệu tôi có nhiễm HIV không? Ảnh minh họa
    Trả lời:Thái độ cẩn trọng của anh trong thực hành tình dục an toàn với bao cao su là hoàn toàn đúng. Với sự bảo vệ của bao cao su, khả năng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ giảm đi đáng kể, đúng với giá trị bảo vệ mà bao cao su mang lại.Trong tình huống của anh, anh cho biết chỉ quan sát thấy vệt máu ở mặt trong bao cao su, đồng thời với cậu nhỏ có vết xước nhỏ. Nếu máu chỉ xuất hiện ở mặt trong, không thấy máu ở phần ngoài của bao. Vậy khả năng máu dây từ bạn tình của anh (cô gái mại dâm) là không cao. Rất có thể đây là máu của vết xước ở đầu cậu nhỏ mà anh quan sát thấy.Thực tế, khi quan hệ tình dục, trong lúc dạo đầu, các hành vi kích thích lên dương vật bằng tay và nhất là bằng miệng có thể tạo nên vết trầy xướt nêu trên do cạ trúng răng trong quan hệ đường miệng. Sau đó, khi có hành vi giao hợp, vết xước sẽ chảy máu và gây ra tình huống mà anh chia sẻ. Khả năng này có xác suất xảy ra cao hơn so với tình huống rách bao cao su và máu từ bạn tình dây sang cho anh. Tuy nhiên, trong lúc bối rối và nhất là trong không gian tối, anh có thể vẫn bỏ sót không quan sát thấy bao đã bị rách.Cho dù bao cao su rách hay không, việc tham gia xét nghiệm kiểm tra đối với các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV là không dư thừa. Tiếp đó, theo khuyến cáo của Trung tâm quản lý dịch bệnh Mỹ, người đang có hành vi quan hệ tình dục với bạn tình không rõ tình trạng huyết thanh kháng HIV, cho dù có sử dụng hay không sử dụng bao cao su, vẫn nên có thói quen làm xét nghiệm định kỳ với HIV và các bệnh tình dục.Thời điểm tham gia xét nghiệm phụ thuộc vào bản thân anh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, khi nghi ngờ hay sau khi có hành vi nguy cơ, cá nhân đó cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm kiểm tra mà không cần chờ cho hết thời kỳ cửa sổ. Bên cạnh xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thường sử dụng.
    Thân ái.
    Theo Vnexpress

Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Phương pháp xét nghiệm nào tốt? Tản mạn về HIV testing (cập nhật 8/2010)
    Bởi SmileAndLive trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Xét nghiệm HIV
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 10-03-2014, 16:52

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •