Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Tình yêu chắp cánh ước mơ cho đôi vợ chồng nhiễm HIV vượt lên bi kịch cuộc đời

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Tình yêu chắp cánh ước mơ cho đôi vợ chồng nhiễm HIV vượt lên bi kịch cuộc đời

    Tình yêu chắp cánh ước mơ cho đôi vợ chồng nhiễm HIV vượt lên bi kịch cuộc đời

    Thứ Bảy, 17/08/2013 09:15 (GMT+7)


    GiadinhNet - Hạnh phúc của đôi vợ chồng nhiễm HIV dù gặp nhiều chông gai, nhưng họ vẫn luôn vững tin vào cuộc sống khi nhìn đến cô con gái xinh đẹp giỏi giang, khỏe mạnh.


    Từ khi phát hiện ra mình đã mang “án tử” trên đầu, Bạch Hưng Nga như mất niềm tin vào cuộc sống. Đằng đẵng gần chục năm trời, chàng trai này vùi mình trong căn nhà nhỏ lẩn trốn xã hội. Thế nhưng, cuộc đời anh đã rẽ sang bước ngoặt mới khi gặp người phụ nữ cùng cảnh ngộ, đã qua một đời chồng tên là Lê Thị Hòa.

    Chính sự đồng cảm về bệnh tật, sự quan tâm chia sẻ mà họ đã nhận ra một nửa còn lại của đời mình. Vượt qua dư luận, họ đã nên duyên vợ chồng, cùng nhau xây dựng mái ấm nhỏ. Hạnh phúc của đôi vợ chồng nhiễm HIV dù gặp nhiều chông gai, nhưng họ vẫn luôn vững tin vào cuộc sống khi nhìn đến cô con gái xinh đẹp giỏi giang, khỏe mạnh.

    Chính tình yêu đã giúp Bạch Hưng Nga luôn lạc quan, vững tin vào cuộc sống. Ảnh: T.G


    Tìm thấy nhau nhờ… căn bệnh thế kỷ

    Gặp đôi vợ chồng đặc biệt trong ngôi nhà nhỏ khá khang trang ở xóm 9, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) vào một ngày đầu tháng 8, điều để lại ấn tượng nhất trong lòng người viết là nụ cười thân thiện của vợ chồng anh Bạch Hưng Nga (SN 1981) và chị Lê Thị Hòa (SN 1978). Khác hẳn với suy nghĩ ban đầu khi trên đường đến ngôi nhà này, tôi thật sự bất ngờ trước tình thần kiên cường và niềm tin vào cuộc sống của đôi vợ chồng đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Trong suốt buổi nói chuyện, chốc chốc anh lại cầm tay người vợ gầy gò, ốm yếu rồi nói: “Từ khi phát hiện ra bệnh tình, tôi biết “án tử” đã treo trên đầu. Nhiều lúc muốn ra đi sớm để gia đình khỏi khổ cực và để lòng mình được bình an. Vậy nhưng, cuộc đời đã mở cho tôi lối thoát khi gặp được cô ấy, người vợ đảm đang của tôi”. Nói đoạn, hai vợ chồng nhìn nhau, ánh mắt sáng ngời hạnh phúc.


    Ngồi trầm tư hồi lâu, anh nhớ lại quãng thời gian tăm tối nhất của cuộc đời. Đó là khoảng năm 1996, sau thời gian dài bỏ học, đi chăn trâu, cắt cỏ ven sông Lam cùng đám bạn trong xóm 7, xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên anh theo đám thanh niên trong làng xuống thành phố Vinh làm nghề xây dựng. Công việc vất vả, tối ngày quần quật cùng đống vôi vữa nhưng chàng trai quê vẫn phơi phới niềm tin vào tương lai. Song tương lai mà Nga hằng mơ ước ấy đã sụp đổ, khi anh vô tình bị kim tiêm đâm vào tay trong một lần đùa nghịch với một người làm cùng tổ mà không hề hay biết.


    Làm phụ hồ xây dựng một thời gian, Nga nhận được giấy báo đi nghĩa vụ quân sự. Vội khăn gói về quê, anh phấn khởi vào thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) nhập ngũ. Vào đơn vị gần 1 năm, trong một lần cơ quan tổ chức khám bệnh, xét nghiệm máu, chàng trai bàng hoàng khi nhận được tin dữ: mình đã bị nhiễm HIV cách đó chừng 3 năm. “Cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu, trời đất quanh tôi như sụp đổ. Tôi khóc vì hận đời, vì xấu hổ với đồng đội, nhất là vì thương gia đình”, Nga nhớ lại. Ngay sau đó, anh được đơn vị cho xuất ngũ về quê trước thời hạn. “Cuộc sống ở quê thời điểm đó mới là nỗi sợ hãi nhất của tôi, khi những ngày đầu bị chính gia đình, anh em họ hàng ghét bỏ, bị bà con hàng xóm xa lánh, hắt hủi. Nhiều lúc, tôi nghĩ quẩn: “Đằng nào mình cũng chết, vậy thì thà chết sớm để tìm sự bình an còn hơn”, Nga kể lại ngày tháng tối tăm nhất của mình.


    Cuộc sống của anh cứ thế trôi đi cho đến một ngày anh biết đến nhóm Đồng đẳng viên và câu lạc bộ “Bạn giúp bạn”. Nhớ lại cái ngày định mệnh khi gặp người vợ hiện tại của mình, anh nói: “Tôi gặp cô ấy trong buổi giao lưu giữa nhóm “Bạn giúp bạn” của huyện Hưng Nguyên với nhóm của huyện Nghi Lộc tại Cửa Lò. Hình ảnh cô ấy bên đứa con gái bé bỏng khiến tôi chú ý. Lấy hết can đảm, tôi đến bên hỏi chuyện rồi xin số điện thoại. Chúng tôi quen nhau từ ngày đó”. Sau buổi giao lưu, đôi trai gái thường nhắn tin qua lại và gọi điện tâm sự với nhau. Đối với chàng trai, anh như tìm được sự rung động đầu đời. Còn đối với Hòa, mặc dù có chút tình cảm nhưng chị không dám tiến xa khi chính mình vừa phải chứng kiến sự ra đi của người chồng nhiễm HIV, trong khi bản thân mình còn đang mang gánh nặng bệnh tật, nuôi con thơ. Chị nhớ lại: “Lúc đầu, tôi cũng có chút tình cảm với anh, nhưng sau đó lại thôi không dám liên lạc nữa vì sợ mình sẽ yêu. Nhưng tình cảm không thể cưỡng ép được, sau thời gian kìm nén tôi nhận ra một nửa còn lại của đời mình chính là anh”.


    Yêu nhau, nhưng phải gần một năm sau, họ mới lấy hết can đảm thông báo cho người thân của mình. “Vừa nghe tôi kể về anh ấy, gia đình tôi một mực phản đối, lúc đó mẹ còn nói: “Hai đứa chúng mày bệnh tật, lấy về mà chôn sống nhau à”. Mặc dù yêu anh, nhưng tôi vẫn hiểu được tâm trạng của bà khi vừa mất đi đứa con rể, trong khi đó tôi lại mắc bệnh”, chị nói. May mắn hơn chị Hòa, gia đình Nga lúc đầu có phản đối vì lo lắng cho tương lai của hai vợ chồng, nhưng trước sự dứt khoát trong suy nghĩ và lời nói của đứa con trai, cha mẹ cũng ưng lòng chiều theo ý muốn của Nga.


    Bằng khen vì những đóng góp của người đàn ông nghị lực



    Biết con đường mình lựa chọn là khó khăn, nên hàng ngày Nga luôn tranh thủ thời gian đón xe đến nhà người yêu để thuyết phục gia đình. Vậy nhưng, càng đến thăm bao nhiêu, bà Lê Thị Hồng Linh (70 tuổi), mẹ Hòa càng ghét ra mặt. Để chấm dứt cuộc tình này, bà đã xúi dục chính đứa cháu, cũng là con gái chị Hòa đuổi Nga mỗi lúc anh đến đây. Thế nhưng, càng ngăn cấm bao nhiêu, tình yêu của đôi nam nữ này càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Cuối cùng vì không muốn con gái mình suy sụp, vừa muốn con có chỗ dựa trong những lúc ốm đau, gia đình bà đành chấp nhận cuộc hôn nhân này.

    Nguyện bên nhau đến cuối cuộc đời

    Tình yêu của họ đặc biệt và đám cưới của họ cũng thật đặc biệt khi bữa tiệc vui chỉ là mâm cơm nhỏ mời nội ngoại hai bên và một số bạn bè trong nhóm đồng đẳng. Đối với hai vợ chồng Nga, hạnh phúc giản đơn đó dường như đã quá đủ vì cuối cùng họ đã có nhau suốt cuộc đời còn lại. Thế nhưng, cuộc sống lại không đơn giản như họ nghĩ khi đôi vợ chồng vừa phải đối phó với căn bệnh nguy hiểm, sự xa lánh của một số người, lại vừa phải dối mặt cùng nỗi lo cơm, áo.


    Với chút năng khiếu ca nhạc và tài dẫn chương trình bẩm sinh, anh Nga quyết định khôi phục lại nghề cho thuê loa đài, phục vụ các đám cưới. Lúc đầu, ban nhạc do anh lập ra hoạt động khó khăn do nhiều người e ngại, không dám thuê vì “nó là thằng SIDA”. Dần dần có được uy tín, ban nhạc của anh được nhiều người biết tới. Có người tìm đến anh vì công việc, nhưng có nhiều người lại vì cảm phục nghị lực của anh.


    Còn chị Hòa lại chọn cho mình con đường đi riêng khi mở một quán nhỏ ngay trung tâm xã để bán hàng tạp hóa kiếm ít đồng tiền lời. Thời gian đầu, chị vô cùng hụt hẫng khi bị nhiều người ghen ăn tức ở, có người còn nói: “Đừng mua hàng của con Hòa, nó bị SIDA, mua về ăn vào là cả nhà lây bệnh đó”. “Những lúc như vậy, tôi thấy tủi nhục vô cùng. Nhưng nghĩ lại, mình hiểu chỉ có mạnh mẽ mới vượt qua được những thử thách đó”, chị tâm sự. Và rồi, niềm hy vọng của chị cũng được đáp trả khi càng về sau, quán tạp hóa của chị càng đông khách hơn xưa.


    Buôn bán được một thời gian, nhận thấy công việc phục vụ đám cưới thuận lợi hơn, anh Nga đã khuyên chị nghỉ bán hàng, chuyển sang đi phục vụ đám cưới. Phần vì muốn phụ giúp chồng, phần vì muốn kiếm thêm thu nhập nuôi bé Lê Thị Lan Anh (SN 2002), chị quyết định cùng chồng rong ruổi theo những đám cưới. Mặc dù bệnh tật, phải thường xuyên uống thuốc đặc trị và khám bệnh liên tục nhưng không vì thế mà đôi vợ chồng này nản lòng. Hiện nay, ngoài công việc hàng ngày, đôi vợ chồng này còn nhận nuôi hai đứa con của người chị họ mới 7 tuổi khi người mẹ phải rời xa hai con để vào miền Nam mưu sinh. Khó khăn là vậy, nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ.


    Chia tay chúng tôi khi trời đã đứng bóng, Nga nhắn nhủ: “HIV không đáng sợ, đáng sợ nhất là mất niềm tin và mất sự cảm thông từ mọi người. Nhưng nếu được mọi người nhìn dù chỉ bằng ánh mắt bình thường nhất cũng đã hơn vạn lời khuyên bảo rồi”.



    Tấm gương vượt lên số phận

    Trao đổi cùng người viết, bác sỹ Lưu Khắc Bài - Trưởng phòng Y tế, Trưởng nhóm đồng đẳng viên huyện Hưng Huyên cho biết: “Trong nhóm đồng đẳng viên của huyện Hưng Nguyên, Bạch Hưng Nga là thành viên tích cực, tham gia các hoạt động giúp đỡ những người nhiễm H, kết nối những người cùng cảnh tham gia sinh hoạt. Với năng khiếu ca hát và diễn thuyết, Nga là một tuyên truyền viên tích cực, nói với mọi người về bài học của chính bản thân để mọi người hiểu thêm về căn bệnh HIV/AIDS ở các hội nghị lớn đến các cuộc gặp mặt nơi thôn, xóm”
    .


    Kim Long

    Nguồn : Tại đây


  2. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    minh tuyến (05-10-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •