Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Bệnh nhân AIDS trước nguy cơ thiếu thuốc

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,109
    Cảm ơn
    1,922
    Được cảm ơn: 21,193 lần

    Bệnh nhân AIDS trước nguy cơ thiếu thuốc

    Bệnh nhân AIDS trước nguy cơ thiếu thuốc

    Cập nhật lúc 09:30 31/08/2013


    KTĐT - Ước tính đến năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng gần 200.000 bệnh nhân (BN) AIDS cần được điều trị bằng thuốc ARV. Nhưng tới đây, khi các nguồn tài trợ đang có xu hướng giảm dần và sẽ rút hết, Việt Nam sẽ phải xoay xở thế nào để đủ thuốc cho bệnh nhân?

    Chủ yếu bằng nguồn tài trợ

    Theo số liệu từ Bộ Y tế, trung bình mỗi tháng sẽ có thêm hơn 1.000 BN AIDS cần điều trị ARV. Như vậy, đến 2015 sẽ có khoảng 200.000 BN cần được điều trị. Trong khi đó, có đến 2/3 chương trình điều trị, dự phòng can thiệp đối với nhóm người nhiễm HIV đều nhờ vào nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế.

    Ông Bùi Đức Dương - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã áp dụng điều trị thuốc ARV từ năm 2000 ở quy mô nhỏ. Từ 2007 trở lại đây, chúng ta mở rộng điểm cung cấp dịch vụ ARV cho BN. 5 năm qua, số BN được điều trị ARV tăng rất nhanh, tới nay đã điều trị cho khoảng 74.000 người, giúp giảm tỷ lệ tử vong. Nếu như trước năm 2007, mỗi năm có từ 7.000 - 8.000 BN tử vong thì những năm gần đây, số người chết do AIDS giảm còn 1.000 - 1.500 BN/năm. Theo đánh giá của ông Dương, giai đoạn đầu điều trị ARV sẽ có hiệu quả tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, đối với những bà mẹ mang thai nhiễm HIV nếu được điều trị dự phòng ARV sớm, liên tục thì khả năng đứa trẻ sinh ra từ mẹ có HIV là dưới 5%, trong khi trước đây không có thuốc, tỷ lệ này tới 30 - 40%.

    Điều đáng nói, phần lớn kinh phí điều trị ARV là từ nước ngoài, trong đó tổ chức PEPAR (Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Mỹ tại Việt Nam) hỗ trợ tới 62%; hơn 30% từ quỹ toàn cầu, ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng gần 10%.

    Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện 09.
    Xoay xở thế nào?

    Theo tính toán của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 300 tỷ đồng mua thuốc ARV. Trong khi cạn nguồn tài chính, nhưng ngành y tế vẫn đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị cho 105.000 người có HIV. Nhiều ý kiến lo ngại, nếu không điều trị cho BN bằng bảo hiểm y tế (BHYT) thì chắc chắn họ không đủ kinh phí điều trị, còn BHYT chi trả sẽ bị vỡ Quỹ. Ông Lê Văn Khảm - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế khẳng định, theo tính toán, từ nay đến 2020, Quỹ BHYT bảo đảm được cân đối thu, chi khám chữa bệnh BHYT. Vì vậy, ông Khảm mong muốn những người có HIV hãy chủ động tham gia BHYT.

    Còn theo ông Dương, không chỉ mong đợi vào quỹ BHYT, để đối phó với nguy cơ này, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án Huy động nguồn lực phòng, chống AIDS, đặc biệt là trong lĩnh vực điều trị ARV, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các dịch vụ điều trị, dự phòng lây nhiễm HIV. Theo đó, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phải tích cực tìm kiếm, huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua 5 nguồn lực chính: Ngân sách Nhà nước, Quỹ BHYT người dân tự chi trả, hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước và qua các quỹ hỗ trợ khác.

    Về kinh phí hỗ trợ nhóm tự lực và các câu lạc bộ những người sống chung với HIV, để tránh sự đầu tư dàn trải, lãng phí, nhiều ý kiến đề xuất, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ cho những nhóm hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ "đúng người, đúng việc", tốt nhất tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho các thành viên của nhóm thông qua các hoạt động phù hợp tại các địa phương.

    "Việc không có thuốc ARV, trước hết sẽ làm gián đoạn điều trị bệnh nhân HIV, làm bệnh nặng thêm, khả năng kháng thuốc, tỷ lệ tử vong tăng cũng như khả năng bùng phát dịch rất lớn. Đồng thời, sẽ làm tăng chi phí điều trị do tái phát bệnh, kháng thuốc, điều trị nhiễm trùng cơ hội… Còn những bệnh nhân HIV mới phát hiện thì việc thiếu ARV là cơ hội để truyền dịch sang những người khác".

    Ông Bùi Đức Dương Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế

    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    can1niemtin (01-09-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •