Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng

    30/8/2014 14:30
    Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng là một lĩnh vực y tế phối hợp nhiều biện pháp để giảm bớt sự đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tại VIỆT NAM, vấn đề này đang được chú trọng mang ý nghĩa nhân văn.
    Nhiều người hiểu sai cho rằng chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng chỉ được đặt ra với những bệnh không thể nào chữa hết. Thật ra, lĩnh vực điều trị này rất rộng, có thể áp dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng và kinh niên (như: ung thư, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, Alzheimer, Parkinson...) thuộc mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn bệnh và có thể tiến hành song song với việc điều trị bệnh.
    Theo đó, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng được tiến hành từ lúc bệnh được chẩn đoán đến khi bệnh nhân qua đời, bao gồm cả việc tang lễ cho bệnh nhân. Bản thân nó cũng là một mô thức điều trị, được coi trọng và phối hợp với các mô thức khác như: phẫu trị, xạ trị, hóa trị... trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân, mục đích là giúp bệnh nhân có được một chất lượng sống tốt nhất cho đến thời khắc cuối đời.
    Ngoài ra, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng còn có một dạng đặc biệt dành cho những người sắp qua đời, không thể sống thêm quá 6 tháng.
    Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứngcó thể tiến hành tại nhà hay tại bệnh viện, bệnh xá an dưỡng, nhà tế bần… và được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên trách được đào tạo cẩn thận bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực,nhân viên trợ giúp xã hội, tình nguyện viên và người nhà bệnh nhân. Những người này cùng làm việc với các bác sĩ khác của bệnh nhân để có thêm nữa một sự hỗ trợ. Hầu hết công việc tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng như: đau, khó thở, mệt, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó ngủ, trầm cảm… giúp bệnh nhân tăng khả năng chịu đựng các điều trị y tế, giúp hỗ trợ trong các sinh hoạt hàng ngày và nâng cao hiểu biết để có thể lựa chọn tốt hơn các biện pháp điều trị.
    Nguyên tắc chung
    Trong lĩnh vực y tế này, có thể chấp nhận Nguyên lý Tác dụng đôi. Đây là tiêu chuẩn đạo lý (không riêng gì cho lĩnh vực y tế) trong việc đánh giá một việc làm có thể chấp nhận được mà không thể nào làm khác hơn (ví dụ dùng morphine liều cao để làm giảm cơn đau khủng khiếp cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối) tuy có thể đưa đến hậu quả mà thông thường phải tránh (ví dụ tình trạng gà gật, tụt huyết áp, ức chế hô hấp, thậm chí tử vong). Vấn đề cần cân nhắc là liệu hiệu quả điều trị có nhiều hơn tác dụng phụ hay không để có thể biện minh cho việc làm của mình, và khi sử dụng cần theo dõi cẩn thận để giảm đến mức tối thiểu các tổn thất.

    Giảm nhẹ các triệu chứng: các triệu chứng của bệnh nhân cần được phát hiện và xử lý đúng mức, kịp thời thông qua việc hỏi bệnh sử, thăm khám cẩn thận, đánh giá tình huống và ra quyết định kịp thời.
    Kiểm soát đau
    Đau là triệu chứng phổ biến nhất, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư. Đau là yếu tố làm cho bệnh nhân khổ sở nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, đau là một vấn đề lớn cần được phát hiện, đánh giá đúng mức và điều trị phù hợp.
    Đánh giá đau: cần xác định các yếu tố sau:
    Đau do thụ cảm thể gồm: đau bản thể thường được mô tả là đau của cơ - xương (tiếp nhận từ da, mô dưới sâu, các cơ quan giác quan, tất cả các cơ xương) và đau nội tạng (từ các nội tạng và các mạch máu).
    Đau do thần kinh: đau do tổn thương mô thần kinh. Người bệnh có cảm giác nóng rát, đau như điện giật, tê bì.
    Nguyên nhân đau: do bệnh lý hoặc hội chứng khác đi kèm, do yếu tố tâm lý, tình cảm, hoặc đơn thuần chỉ do bệnh ung thư/tình trạng di căn… để có hướng điều trị phù hợp.
    Mức độ đau: dựa theo sự tự đánh giá của bệnh nhân và thang đánh giá mức độ đau từ 0 - 10 (0: không đau; 1 - 3: đau nhẹ; 4 - 6: đau vừa; 7 - 10: đau nặng).
    Điều trị đau: chủ yếu dùng thuốc, phối hợp với các biện pháp sẵn có khác.
    Thuốc giảm đau: ưu tiên dùng dạng uống. Đường tiêm chích hoặc đường qua da chỉ áp dụng cho những bệnh nhân không thể uống được. Cách sử dụng thuốc (loại thuốc, liều lượng thuốc) tùy theo mức độ đau.
    Thang điểm điều trị đau mạn tính cho bệnh nhân ung thư của WHO:
    - Đau nhẹ: thuốc giảm đau thông thường không có opioid (Aspirin, Paracetamol) và thuốc giảm đau phụ trợ khác (Amitriptylin, Gabapentin, Carbamazepine).
    - Đau vừa: thuốc giảm đau không có và có opioid (Codein), phối hợp thuốc giảm đau phụ trợ khác.
    - Đau nặng: thuốc giảm đau opioid mạnh (Morphine, Oxycodone) và không opioid, phối hợp thuốc giảm đau phụ trợ khác.
    Nếu phác đồ này không đủ giảm đau, có thể sử dụng các dạng thuốc phiện thích hợp khác.
    Tuy phác đồ này đầu tiên được đề cập đến giảm đau trong ung thư, nhưng nó vẫn có thể sử dụng cho các trường hợp đau mạn tính khác không do ung thư, ví dụ trong HIV-AIDS.
    Nhân viên y tế cần nắm vững cách sử dụng, liều lượng, tác dụng phụ của các thuốc giảm đau, đặc biệt là Morphine, để đạt hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân cũng như hạn chế tác dụng phụ ở mức thấp nhất.
    Các thuốc phụ trợ khác có thể dùng kèm làm tăng hiệu lực thuốc giảm đau: Corticosteroid, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật, thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh, thuốc giãn cơ, Bisphosphonates...
    Điều trị các triệu chứng khác: nôn ói, tiêu chảy, táo bón, lở miệng, khó thở, ho, yếu mệt, sốt...Cần xác định rõ nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng này để có biện pháp điều trị thích hợp.
    Hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội và tinh thần: các bệnh nhân thuộc diện chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng rất đau khổ và bi quan nên sẽ phát sinh nhiều vấn đề tâm lý - xã hội và tinh thần. Cần có hướng tiếp cận đúng để giải quyết thỏa đáng những vấn đề nàycho bệnh nhân cũng như cho gia đình họ.
    Điều trị các biến chứng gây ra do các mô thức điều trị (như xạ trị, hóa trị, phẫu trị):
    Nhân viên y tế cần nắm vững những biến chứng này cũng như cách điều trị đặc thù để điều trị tốt cho bệnh nhân.
    Khái niệm Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng được đề xuất lần đầu tiên trên thế giới bởi một nữ bác sĩ người Anh, bà Cicely Mary Saunders, tại Nhà Tế bần St. Christopher, Luân Đôn, năm 1967.
    Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đại học Y khoa Harvard, Hoa Kỳ, biên soạn Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư và AIDS và đưa vào áp dụng từ năm 2006.

    BS.CKI. Lâm Phương Nam
    Đơn vị Hóa trị liệu ung thư, BV. ĐHYD TP.HCM

    ads

  2. #2
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Kiểm soát phản ứng phụ trong điều trị HIV

    Kiểm soát phản ứng phụ trong điều trị HIV

    Thứ năm 11/08/2016 14:40 http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Kiem-s...-HIV/19095.vgp

    Những tiến bộ trong việc điều trị kháng virus HIV trong thời gian gần đây có thể giúp người nhiễm HIV sống được lâu hơn và gặp ít biến chứng, phản ứng phụ hơn so với trước đây.

    Chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV - Ảnh minh họa
    Như vậy, bằng các phương pháp điều trị mới, đơn giản, phản ứng phụ trong quá trình điều trị HIV có thể được giảm đáng kể, xuống còn mức độ nhẹ.

    Khi bắt đầu điều trị HIV, có thể có một vài phản ứng phụ nhẹ kéo dài trong khoảng vài tuần và sau đó biến mất khi cơ thể đã thích nghi với thuốc. Do đó, người điều trị HIV có thể kiểm soát những phản ứng phụ ngắn hạn bằng một số bước tự chăm sóc cơ bản.

    Trước tiên, cần lên kế hoạch nghỉ ngơi, giảm luyện tập các bài tập cường độ cao khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, ăn những bữa ăn nhỏ hơn và hạn chế những loại thực phẩm có nhiều gia vị có thể sẽ giúp ích cho bạn.

    Trong trương hợp người nhiễm HIV bị tiêu chảy, hãy uống nhiều nước và các loại đồ uống tốt cho sức khỏe để thay thế cho lượng dịch đã mất đi. Cắt giảm lượng thực phẩm sống, ngũ cốc nguyên hạt cũng như các món ăn nhiều gia vị. Tập trung ăn các loại thực phẩm nhạt cho đến khi bạn cảm thấy khá hơn.

    Nếu người điều trị HIV bị mẩn đỏ, không nên sử dùng các loại sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm. Chỉ nên mặc các loại quần áo được làm từ các loại sợi tự nhiên, mềm, như cotton và vải lanh.

    Các phản ứng phụ khác có thể xảy ra có thể bao gồm: đau đầu, sốt, đau cơ và chóng mặt. Trong trường hợp này, nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu các loại thuốc giảm đau, không cần kê đơn có thể sử dụng một cách an toàn để giảm những triệu chứng trên hay không.

    Tuy nhiên, người điều trị HIV nên chú ý rằng, đôi khi, một số phản ứng phụ tưởng chừng là nhẹ, như mẩn đỏ, sốt hay buồn nôn, nhưng đó có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn và cần được điều trị.

    Do đó, khi bắt đầu một loại thuốc điều trị HIV mới, hãy chắc chắn đã hỏi bác sỹ về việc những phản ứng phụ sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu, trước khi chúng giảm bớt mức độ nghiêm trọng. Biết được điều này sẽ giúp cho người điều trị HIV biết được khi nào cần đi khám bác sỹ.

    Bên cạnh đó, người điều trị HIV cần lưu ý, bất cứ phản ứng dị ứng nào với thuốc cũng có thể sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

    Ngoài những phản ứng trên, có rất nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng hơn do việc điều trị HIV mang lại. Có những phản ứng phụ phát triển theo thời gian. Đối với những biến chứng này, cần phải chăm sóc y tế đặc biệt, hoặc thay đổi thuốc điều trị HIV.

    Trong trường hợp người điều trị HIV bị phản ứng tăng cholesterol và các loại chất béo khác trong máu. Cần xét nghiệm máu để kiểm tra những thay đổi. Người bệnh cần uống các loại thuốc giúp kiểm soát cholesterol máu và tránh ăn chất béo trong bữa ăn.

    Trường hợp thay đổi cách cơ thể dự trữ chất béo chuyển hóa, dễ dẫn đến việc hình thành mỡ tích tụ ở một số phần nhất định của cơ thể, ví dụ như bụng và sẽ mất đi lớp mỡ ở một số cơ quan khác…. Các bài tập sức mạnh và sử dụng tesamorelin, một loại thuốc kê đơn nhắm đến mỡ ở bụng, giúp kiểm soát được những phản ứng phụ này trong điều trị HIV.

    Với phản ứng bị tăng đường huyết, cần phải thay đổi chế độ ăn và đổi thuốc vì việc này có thể dẫn đến tiểu đường. Hoặc trường hợp bị hình thành axit lactic trong máu, cần báo cáo lại với bác sỹ về những triệu chứng này càng sớm càng tốt vì có thể người điều trị cần phải đổi thuốc.

    Trường hợp bệnh nhân điều trị HIV bị phản ứng tổn thương gan, bác sỹ có thể sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định xem nên làm gì tiếp theo. Dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm: đau bụng, nước tiểu sẫm màu, vàng da và phân có màu sáng hoặc màu xám.

    Ngoài ra, bệnh nhân điều trị HIV còn có thể bị phản ứng loãng xương. Đối với phản ứng này, cần thực hiện bài kiểm tra mật độ xương để có thể phát hiện ra phản ứng phụ này. Các bước dự phòng bao gồm luyện tập để giảm cân và ăn một chế độ ăn củng cố sức mạnh cho xương.



    Thúy Vân


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •