Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 37

Chủ đề: Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh

    Cập nhật lúc 08h38' ngày 04/03/2014
    Các loại thức ăn có phẩm màu, tác dụng phụ của thuốc, bệnh liên quan đến gan hay thận... là những nguyên nhân khiến nước tiểu có màu bất thường như hổ phách, hồng, cam...





    Theo VNE
    http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yh...doan-benh.aspx
    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 28-12-2014 lúc 16:47.

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhận biết dấu hiệu bệnh tật qua... nước tiểu

    03/7/2014 14:12
    Nước tiểu là "hàn thử biểu" cho biết sức khỏe người trong cuộc, kể cả màu sắc, mùi vị lẫn số lượng. Dưới đây là một vài thay đổi mọi người có thể nhận biết để phòng tránh, nhất là ở nhóm người cao niên.



    1. Thay đổi màu sắc
    Nếu màu sắc nước tiểu thay đổi có thể là dùng thuốc chữa bệnh hoặc cũng thể do phụ gia trong thực phẩm, dược phẩm. Thỉnh thoảng thay đổi màu có thể là do một số vấn đề sau:
    - Nước tiểu có màu hổ phách, đậm đặc là do dấu hiệu mất nước.
    - Nước tiểu màu da cam có thể là do khát nước. Nhưng đôi khi là do thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C hoặc carotene cao hoặc do sắc tố có trong thực phẩm đậm màu như càrốt chẳng hạn. Nước tiểu có thể chuyển sang màu cam sau khi dùng một số dược phẩm như: thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc nhuận tràng, nhóm hóa trị liệu, và thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
    - Nước tiểu màu xanh lá cây hay da trời: rất có thể người trong cuộc ăn măng tây, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến mùi vị nước tiểu. Ở trẻ em, nếu nước tiểu có màu xanh, thì rất có thể là do mắc phải căn bệnh hiếm gặp, có tên hội chứng tăng calci huyết có tính gia đình (familial hypercalcemia), do dư thừa canxi. Một số loại thuốc ợ nóng, vitamin tổng hợp, thuốc chống nôn cũng có thể làm cho nước tiểu có màu xanh da trời hay màu xanh lá cây.
    - Nước tiểu có màu nước trà hoặc nâu: có thể là do người trong cuộc ăn nhiều đại hoàng, đậu fava (đậu tằm), hoặc lô hội. Hay dùng thuốc nhiễm trùng đường tiểu, thuốc chống sốt rét, thuốc nhuận tràng, thuốc giãn cơ hoặc một số loại thuốc kháng sinh. Nước tiểu càng thẫm màu thì dấu hiệu rối loạn gan hoặc bệnh thận càng cao.

    - Nước tiểu đỏ hay màu hồng: có thể là do sự xuất hiện của máu hoặc khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu, mắc bệnh phình đại tiền liệt tuyến, thận hoặc sỏi thận, ung thư thận hoặc ung thư bàng quang. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp có máu trong nước tiểu là nghiêm trọng. Đôi khi là do tập thể dục cường độ cao, do ăn thực phẩm màu đỏ, nhóm quả mọng, có thể là ảnh hưởng bởi dùng thuốc nhuận tràng, thuốc chống loạn thần hay thuốc gây mê hoặc bị ngộ độc chì hoặc ngộ độc thủy ngân mạn tính.
    2. Màu sắc nước tiểu nhất quán
    Nếu không đi tiểu trong một thời gian, màu sắc nước tiểu lại có chiều hướng đậm đặc và tối màu bất biến thì có thể người trong cuộc mắc chứng nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác về sức khỏe.
    - Nước tiểu có màu sẫm: dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
    - Nước tiểu nhiều bọt hay sủi bọt, có nghĩa nước tiểu giàu protein, nguy cơ mắc bệnh thận.
    3. Những thay đổi khi đi vệ sinh
    Một khi tiểu ra quá nhiều hoặc quá ít nước cũng là dấu hiệu của sức khỏe.
    - Đi tiểu thường xuyên, cấp bách, dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu hoặc bàng quang, bệnh đái tháo đường, bàng quang hoạt động quá mức hoặc mắc bệnh tiểu không tự chủ, ung thư bàng quang. Sử dụng một số thuốc cũng có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn.
    - Lượng nước tiểu ít hơn 500ml mỗi ngày: đây là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng mất nước, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc do sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh.
    4. Mùi vị nước tiểu thay đổi
    Khi đi tiểu nếu thấy mùi nước tiểu nặng hơn, khai hơn hoặc lưu lại lâu hơn trong nhà vệ sinh rất có thể do lạm dụng cà phê hay măng tây nhưng đôi khi cũng có thể:
    - Mùi như amoniac, nước tiểu bị đậm đặc, báo hiệu cơ thể bị mất nước.
    - Nước tiểu có mùi hôi, có thể do người trong cuộc bị nhiễm trùng khuẩn.
    - Nước tiểu có mùi vị ngọt, dấu hiệu của bệnh đái tháo đường không kiểm soát hoặc mắc chứng rối loạn chuyển hóa.
    - Nước tiểu có mùi mốc, có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc bị rối loạn chuyển hóa.
    5. Khi nào thì nên đi thăm khám bác sĩ?
    - Có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng nghi là máu.
    - Thay đổi màu sắc nước tiểu không liên quan đến thực phẩm, thuốc men, hoặc thuốc bổ, thực phẩm dưỡng sinh.
    - Nước tiểu thay đổi màu sắc, tăng tần suất đi tiểu tăng, nhu cầu cấp bách.
    - Mắc phải các triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, hoặc đổ mồ hôi; đau bụng hoặc đau lưng; nước tiểu có mùi khẳn; nôn mửa; khát hoặc ăn nhiều; mệt mỏi hoặc giảm cân đột ngột.
    - Nước tiểu màu nâu sẫm kèm theo phân nhạt màu, da mắt vàng.
    - Mùi vị ước tiểu mà người trong cuộc không thể chấp nhận.
    - Giảm lượng nước tiểu, đặc biệt nếu đi kèm với choáng, chóng mặt hoặc mạch nhanh.
    - Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đặc biệt là kèm theo sốt hoặc ớn lạnh, nôn ói, máu trong nước tiểu.
    Khắc Nam (Theo CHC - 5/2014)





  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước tiểu đục, váng là mắc bệnh gì?


    31/8/2014 07:05
    Có rất nhiều căn bệnh khiến nước tiểu đục, có váng, như bệnh thận, viêm nhiễm vùng niệu đạo, giun chỉ.



    Gần đây, tôi thấy nước tiểu của mình bị đục, nổi váng như có một lớp dầu trên mặt. Tôi rất lo lắng, không biết mình mắc bệnh gì?
    Lê Hải Huy (Thái Nguyên)
    Có rất nhiều căn bệnh khiến nước tiểu đục, có váng, như:
    Đi tiểu ra protein: Đây là biểu hiện của bệnh lý ở thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận, tăng huyết áp, suy tim, suy thận; bệnh đa u tuỷ xương, bệnh ung thư... Nếu phụ nữ có thai đi tiểu ra protein có kèm tăng huyết áp và phù thường là có khả năng nhiễm độc thai nghén. Một số thanh thiếu niên bị đi tiểu ra protein cơ địa (nằm nghỉ thì protein niệu âm tính, nhưng khi đứng lên, đứng lâu trên 1 giờ thì protein niệu trở thành dương tính) - tình trạng này không đáng ngại vì bệnh thường lành tính, tự hết sau 30 tuổi.
    Đi tiểu ra mủ: Là hiện tượng có nhiều tế bào bạch cầu đa nhân trung tính trong nước tiểu. Nước tiểu màu mủ sánh, để lâu có cặn mủ. Đây là biểu hiện của viêm nhiễm vùng niệu đạo do lậu cầu, do vi khuẩn; viêm tiền liệt tuyến kết hợp với viêm cả niệu đạo; viêm bàng quang; thận ứ mủ do tắc nghẽn (như thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận gây ứ mủ, do nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sau nhiễm khuẩn huyết); đái mủ vô khuẩn (do dị vật lọt vào bàng quang, lao thận, dùng nhiều kháng sinh...).
    Đi tiểu ra dưỡng chấp, chủ yếu là triglyceride, làm nước tiểu có màu trắng như sữa hoặc màu như nước vo gạo. Nguyên nhân: Có sự thông thương giữa ống bạch mạch với hệ thống đường dẫn niệu trên biểu hiện của tắc ống bạch mạch cao trên thận do giun chỉ hoặc tắc do nguyên nhân chèn ép.
    Đi tiểu lipid: Nguyên nhân là do hội chứng thận hư, cuối thời kỳ thai nghén bình thường, bệnh nhân đái tháo đường, xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp, suy thận giai đoạn cuối.

    ThS. Hà Hùng

    Theo suckhoedoisong.vn


  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước tiểu đục và nổi váng

    Thursday, 4 - September - 2014
    Có rất nhiều căn bệnh khiến nước tiểu đục, có váng, như:
    Đi tiểu ra protein:
    Đây là biểu hiện của bệnh lý ở thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận, tăng huyết áp, suy tim, suy thận; bệnh đa u tuỷ xương, bệnh ung thư… Nếu phụ nữ có thai đi tiểu ra protein có kèm tăng huyết áp và phù thường là có khả năng nhiễm độc thai nghén. Một số thanh thiếu niên bị đi tiểu ra protein cơ địa (nằm nghỉ thì protein niệu âm tính, nhưng khi đứng lên, đứng lâu trên 1 giờ thì protein niệu trở thành dương tính) – tình trạng này không đáng ngại vì bệnh thường lành tính, tự hết sau 30 tuổi.

    Đi tiểu ra mủ:
    Là hiện tượng có nhiều tế bào bạch cầu đa nhân trung tính trong nước tiểu. Nước tiểu màu mủ sánh, để lâu có cặn mủ. Đây là biểu hiện của viêm nhiễm vùng niệu đạo do lậu cầu, do vi khuẩn; viêm tiền liệt tuyến kết hợp với viêm cả niệu đạo; viêm bàng quang; thận ứ mủ do tắc nghẽn (như thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận gây ứ mủ, do nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sau nhiễm khuẩn huyết); đái mủ vô khuẩn (do dị vật lọt vào bàng quang, lao thận, dùng nhiều kháng sinh…).

    Đi tiểu ra dưỡng chấp, chủ yếu là triglyceride, làm nước tiểu có màu trắng như sữa hoặc màu như nước vo gạo. Nguyên nhân: Có sự thông thương giữa ống bạch mạch với hệ thống đường dẫn niệu trên biểu hiện của tắc ống bạch mạch cao trên thận do giun chỉ hoặc tắc do nguyên nhân chèn ép.

    Đi tiểu lipid: Nguyên nhân là do hội chứng thận hư, cuối thời kỳ thai nghén bình thường, bệnh nhân đái tháo đường, xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp, suy thận giai đoạn cuối.
    ThS. Hà HùngNguồn: Kienthuc
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 04-12-2014 lúc 08:53.

  5. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    hoitiec567 (14-09-2014)

  6. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cảnh báo bệnh lý từ màu nước tiểu


    05/10/2014 08:03
    Nước tiểu là một chất lỏng thường vô trùng do thận tiết ra, thải ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Thành phần trong nước tiểu có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ trong suốt của nó.



    Theo TS y học Tomas Grielbling, phó khoa Tiết niệu ĐH Kansas (Mỹ): "Nước tiểu bao gồm chất lỏng và các phần lọc ra từ cơ thể, nó có thể cho biết tình trạng bên trong cơ thể".

    Cảnh báo bệnh lý từ màu nước tiểu.
    Màu vàng nhạt tự nhiên của nước tiểu là do sự bài tiết một chất có màu ở trong máu gọi là urochrome. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng nước bạn đã uống mà nước tiểu có màu từ vàng thật nhạt (gần như là màu trắng, khi cơ thể đã đủ nước) cho đến màu cam hay vàng đậm (khi cơ thể đang thiếu nước).
    Nước tiểu bình thường thường trong hay có màu vàng nhạt ở một người khỏe mạnh. Tuy nhiên sẽ có lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp đổi màu nước tiểu khác, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe.
    Nước tiểu màu vàng sẫmVi khuẩn, virut có thể xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiết niệu, gây bệnh trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.
    Nước tiểu màu đỏNghĩa là có máu trong nước tiểu, bệnh gọi là huyết niệu (tiểu ra máu). Theo tiến sĩ Grielbling, bạn cần đi kiểm tra ngay. Nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.
    Nước tiểu nổi bọtNếu bọt nước tiểu khá lớn hoặc lớn bé không giống nhau và tan đi nhanh chóng thì không nên lo lắng nhưng nếu thấy trên bề mặt của nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra, điều này có thể là biểu hiện của viêm thận thời kỳ đầu hoặc cảnh báo về bệnh viêm tiền liệt tuyến.
    Nước tiểu nặng mùiTrước tiên, bạn cần kiểm tra lại đồ ăn hay uống bạn đã dùng như món măng tây. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 - 30 giây sau khi ăn. Như vậy không có vấn đề đáng lo ngại. Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước.
    Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu vẩn đục, hãy đi khám ngay. Có thể bạn cần dùng kháng sinh để điều trị.
    Nước tiểu vàng như trà đặcNếu ống dẫn từ túi mật bị viêm, kết sỏi tắc nghẽn, gan bị tổn thương, viêm gan đều làm cho nước tiểu có màu vàng. Nếu trong thời gian dài nước tiểu có màu vàng như trà đặc, bạn phải lưu ý đến các triệu chứng khác như vàng mặt, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức ở bụng trên. Nếu có các biểu hiện trên thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
    Lưu ý: Nếu nước tiểu bị vàng chỉ 1-2 lần, thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng khác thì hãy an tâm. Màu nước tiểu thay đổi có liên quan đến ăn uống và lượng nước uống vào và lượng mồ hôi. Nếu mồ hôi nhiều, uống ít nước, màu của nước tiểu cũng sẽ thẫm hơn, điều này có thể khắc phục được. Ngoài ra, khi vừa ngủ dậy, trong thận tích trữ nước tiểu của cả 1 đêm dài, vì vậy màu sắc của nước tiểu cũng khá thẫm và có mùi khá nồng, tuy nhiên sau khi bạn uống nước vào thì màu của nước tiểu sẽ nhạt hơn và mùi cũng bớt nồng hơn.
    AloBacsi.vn
    Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

  7. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Màu nước tiểu nói gì về sức khỏe của bạn?

    15-10-2014 07:49

    Màu nước tiểu cung cấp nhiều thông tin về tình trạng cơ thể nhưng có rất nhiều dấu hiệu nghiêm trọng mà mắt thường không thể quan sát được.

    Thế giới "vô hình" của nước tiểu: Màu nước tiểu cung cấp nhiều thông tin về tình trạng cơ thể nhưng có rất nhiều dấu hiệu nghiêm trọng khác như máu hay lượng đường trong nước tiểu...mắt thường không thể quan sát được. Chính vì thế, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong đó có xét nghiệm nước tiểu kỹ càng là việc nên làm để có những thông tin chính xác và đáng
    tin cậy.
    Màu nước tiểu nào hợp chuẩn?
    Màu nào hợp chuẩn?


    Nước tiểu mầu vàng rơm, mầu hổ phách và vàng nhạt - đó là gam mầu hợp chuẩn. Mức độ đậm đặc trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào độ sánh của nước tiểu. Khi bạn uống ít nước hoặc sau một đêm, nước tiểu có nồng độ sắc tố (urochrom và urobilinogen) cao hơn, khi ấy nước tiểu có mầu sắc đậm hơn.

    Gần như không mầu thường xuất hiện trong trường hợp sau tiểu tiện nhiều lần vì lý do uống lượng nước lớn. Tuy nhiên cần lưu ý! Nước tiểu lẫn đường cũng có mầu sắc tương tự. Có thể kiểm tra bằng kết quả xét nghiệm (nước tiểu hoặc máu).

    Nước tiểu đục, mầu sữa xuất hiện trong trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận do hậu quả gia tăng tiết xuất dịch nhầy và các thành phần vi khoáng. Cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu, để xác định nguyên nhân.

    Từ mầu da cam đến mầu nâu thường là hậu quả tình trạng cơ thể mất nước, bị sốt cao kéo dài, bị mắc bệnh gan và thất thoát hồng cầu qua thận. Đó là những vấn đề nghiêm trọng. Hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Nước tiểu ngả mầu hồng hoặc mầu đỏ xuất hiện, nếu trước đó bạn ăn thí dụ xôi gấc hoặc món gì đó có mầu đỏ. Tuy nhiên nếu không phải vì lí do ăn uống, thường là dấu hiệu liên quan đến máu.

    Đó là tín hiệu đòi hỏi sớm gõ cửa bác sĩ. Bởi có thể là biểu hiện những rắc rối với thận, viêm bàng quang, sỏi thận (thường gây chấn thường niệu đạo - khi sỏi trôi), bệnh di truyền (thí dụ hội chứng Porfiria) hoặc tác dụng phụ do dùng thuốc (thí dụ một số thuốc kháng sinh hoặc Aspirin).
    Lưu ý

    Trường hợp không may bị ngộ độc Naftalin trong thời gian sử dụng các vitamin thuộc nhóm B, nước tiểu sẽ ngả mầu đen; hoặc ngả mầu vàng không tự nhiên - trong thời gian uống thuốc điều trị viêm bàng quang. CŨng có một số tân dược làm nước tiểu ngả mầu xanh da trời.



    http://citinews.net/

  8. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước tiểu màu vàng dù uống nhiều nước có phải bệnh?

    16-11-2014 10:20 - Theo: alobacsi.com

    Chào bác sĩ,

    BS cho em hỏi, mặc dù uống nước nhiều, nhưng đi tiểu nước tiểu vẫn màu vàng thì có sao không? Cảm ơn BS rất nhiều.

    (X. Cương - sty...@yahoo.com)



    Ảnh minh họa

    Chào em,

    Nước tiểu màu vàng là 1 sinh lý bình thường, em không nên quá lo lắng. Trường hợp nếu em tiểu đau, gắt buốt, tiếu lắt nhắt có thể do nhiễm trùng tiểu, nếu có những dấu hiệu trên em có thể đến khám BS Thận tiết niệu để khám và điều trị, em nhé.

  9. #8
    Thành Viên Chính Thức Tùng đẹp trai's Avatar
    Ngày tham gia
    05-10-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hà Nội
    Bài viết
    1,118
    Cảm ơn
    65
    Được cảm ơn: 275 lần
    Nước tiểu vàng có phải do viêm gan B?


    Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực lưu hành cao nhất của viêm gan virus trên thế giới. Đây là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và mọi người điều là đối tượng tấn công của bệnh. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh chính là cách để hạn chế sự phát triển của bệnh trong xã hội.


    Rất nhiều người quan tâm đặt câu hỏi cho chúng tôi là :Nước tiểu vàng có phải do bệnh viêm gan B gây ra hay không? Trong bài viết này các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã sẽ chia sẻ những thông tin về vấn đề này.


    Nước tiểu vàng có phải viêm gan B?


    Ở Việt Nam cứ 4 – 5 người sẽ có một người mắc viêm gan B. Không chế bệnh kịp thời chính là cách để hạn chế bệnh có thể lây lan sang cộng đồng và xã hội. Phát hiện, nhận biết các triệu chứng viêm gan B là không chỉ giúp người bệnh điều trị bệnh kịp thời mà còn giúp các bác sĩ có thể đưa ra được một phương pháp điều trị bệnh tốt và hiệu quả nhất.

    Các bác sĩ cho biết,ở những người bệnh viêm gan B có nhiều người xuất hiện nước tiểu vàng do quá trình chuyển đổi của bilirubin hoàn thành trong gan, hoại tử và biến chứng của viêm tế bào trong gan, dẫn đến bilirubin trong tuần hoàn quá nhiều gây nên nước tiểu vàng.

    Tuy nhiên nước tiểu vàng chưa chắc bạn đã bị bệnh viêm gan B. Ví dụ: Khi trời nóng nực, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, uống nước ít thì thận sẽ làm cho nước tiểu bị cô đặc lại nên có màu vàng hơn bình thường. Tuy nhiên để biết chính xác nước tiểu vàng có phải do viêm gan B gây ra hay không, mọi người nên tới các cơ sở y tế tin cậy để khám và phát hiện bệnh.



    Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cũng khuyên cáo, mọi người đặc biệt là những người chưa chủng ngừa viêm gan B, người hay tiếp xức với máu… nên đi khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.


    Nước tiểu vàng chưa thể khẳng định mắc viêm gan B



    Nước tiểu vàng có phải do viêm gan B 1?
    Nước tiểu vàng chưa thể khẳng định mắc viêm gan B


    Nguyên nhân gây ra nước tiểu biến màu


    Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, nước tiểu biến đổi màu sắc khác nhau do các nguyên nhân như:


    Uống không đủ nước: Lượng nước uống không đủ nên cơ thể không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng.


    Do thực phẩm: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục. Uống rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.


    Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.


    Viêm niệu đạo do lậu: Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh.


    Tiểu dưỡng chấp: Là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.


    Tiểu phosphate: Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.


    Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.


    Nếu nước tiểu đục do uống thiếu nước, thực phẩm thì cần thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên, uống đủ nước. Tuy nhiên nước tiểu đục kèm theo một số triệu chứng của bệnh lý cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.




    http://benhviemgan.net/Nuoc-tieu-van...iem-gan-B.html
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 16-11-2014 lúc 15:39.

  10. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiết nước bọt quá nhiều có phải bệnh, AloBacsi?

    Thứ hai, 24/11/2014 07:32
    Xin chào BS Ngọc, em hay bị tình trạng tiết nước bọt (dạng lỏng) quá nhiều khi nói chuyện, nghỉ ngơi cũng như khi đang ăn và thường hay có cảm giác bị kích thích ở miệng.

    Trước đây, em đã có đi khám ở BV Răng - Hàm - Mặt và BV Bình Dân rồi nhưng không có kết quả. BS cho em hỏi nguyên nhân bệnh của em là gì? Em nên đi khám và điều trị bệnh ở đâu thưa BS? Cảm ơn BS.

    (Thanh Phat - thanhpha…@yahoo.com)

    Hình minh họa - Nguồn Internet
    Bạn Phát thân mến,
    Mỗi người có một cơ địa khác nhau, có những người tiết nước bọt rất ít hoặc nước bọt rất nhầy hoặc cũng có thể tiết nước bọt rất nhiều như trường hợp của bạn. Mặc dù bạn bị khó chịu nhưng nước bọt tiết nhiều lại rất có lợi, do trong nước bọt có chất kiềm khuẩn nên bạn sẽ ít có nguy cơ sâu răng hơn những người khác và cũng ít có mùi trong miệng hơn.

    BS Đoàn Khánh Ngọc - AloBacsi.vn

  11. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đoán bệnh cơ thể qua màu sắc nước tiểu

    03-12-2014 14:03 - Theo: afamily.vn

    Màu sắc nước tiểu cũng là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn. Bởi vậy, nếu thấy nước tiểu có màu bất thường, bạn nên đi khám ngay nhé.

    Cơ thể bạn là một thể thống nhất, bất kể khi nào có trục trặc ở bộ phận nào đó, cơ thể cũng tìm cách phát những tín hiệu ra ngoài để bạn biết mà điều chỉnh kịp thời. Một trong những "công cụ" cảnh báo sức khỏe mà cơ thể sử dụng là... nước tiểu. Màu sắc nước tiểu có thể phản ánh tương đối rõ ràng về tình trạng sức khỏe của bạn: khi bạn khỏe mạnh, cơ thể thừa protein hay khi bạn đang thiếu nước, mất nước nghiêm trọng...

    Hãy dựa vào màu sắc của nước tiểu để biết mình cần chăm sóc sức khỏe như thế nào cho tốt nhất nhé:




    (Tổng hợp)



  12. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đoán bệnh qua màu nước tiểu

    04-12-2014 09:36 - Theo: phapluattp.vn

    Một trong những công cụ phản ánh khá chính xác tình trạng sức khỏe của bạn chính là màu của nước tiểu. Màu sắc của nước tiểu sẽ cho bạn biết cơ thể bạn hiện khỏe mạnh hay đang thiếu nước, thiếu sắt, dư thừa protein….


    Màu nước tiểu thế nào là bình thường?
    Nước tiểu bình thường ở một người khỏe mạnh là khi nó trong hoặc có màu vàng nhạt. Điều đó thể hiện bạn uống đủ nước, mọi hoạt động của cơ thể diễn ra tốt đẹp và không có gì phải đáng lo ngại.


    Khi cơ thể khỏe mạnh, nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt. Hình minh họa
    Tuy nhiên, ngay cả khi bạn khỏe mạnh, đôi khi nước tiểu cũng có sự thay đổi từ trong đến vàng nhạt sang vàng đục nếu bạn uống ít nước, uống thuốc hoặc ảnh hưởng của loại thực phẩm nào đó mà bạn ăn. Khi gặp những trường hợp như thế, bạn đừng nên lo ngại.

    Cụ thể, khi bạn ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng đục. Cạnh đó, những thực phẩm quen thuộc như củ cải đường, nước cam hay rượu bia cũng làm màu nước tiểu kém trong. Chúng sẽ trở lại bình thường khi bạn thay đổi khẩu phần mỗi ngày.

    Một nguyên nhân nữa khiến nước tiểu của bạn nặng mùi và vàng đục là do cơ thể bạn đang bị thiếu nước. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần cung cấp đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày là nước tiểu sẽ trở lại màu bình thường. Lưu ý một điều là bạn cũng đừng vì thế mà uống quá nhiều nước, điều đó sẽ khiến thận phải làm việc quá tải và đôi khi bạn bị ngộ độc nước.

    Tiếp đó, trong thời gian bạn uống một loại thuốc nào đó như vitamin C, B1, B2… nước tiểu của bạn cũng sẽ bị đổi màu. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bạn ngưng dùng thuốc.

    Cần lưu ý khi…

    Nước tiểu có bọt:
    Nếu nước tiểu của bạn màu vàng sậm, nổi bong bóng hoặc nhiều bọt, khó tan, thì lúc này cơ thể của bạn đang dư thừa protein. Đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm thận thời kỳ đầu hoặc viêm tiền liệt tuyến.

    Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ:
    Đây có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu sát, nhiễm trùng, nhiễm độc thủy ngân. Nếu trong nước tiểu có kèm máu đỏ thì bạn đã bị viêm nhiễm niệu đạo.

    Nếu nước tiểu có máu, đồng thời bạn bị đau vùng eo hoặc lưng, có người đau bụng từng cơn thì rất có thể đã bị sỏi thận. Lúc này, cần đi khám bác sĩ kịp thời.Nước tiểu vàng sẫm:
    Khi nước tiểu có màu vàng sẫm rất có thể vi khuẩn, virus đã xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu. Một biểu hiện nữa của nhiễm trùng đường tiết niệu là đau, nóng rát khi bạn đi tiểu.

    Nước tiểu chuyển màu vàng như nước trà đặc trong một thời gian dài, bạn cần tới bác sĩ để xác định xem cơ thể đang gặp phải chuyện gì. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau bụng trên thì bạn đã bị mắc bệnh viêm gan.Nước tiểu trắng như màu nước gạo:
    Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, ví dụ viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate.

    Nếu là bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, ngoài biểu hiện nước tiểu có màu trắng đục, bệnh nhân còn bị tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ. Trường hợp này cần sớm đến gặp bác sĩ.

    Nếu là tiểu dưỡng chấp, thì trên bề mặt nước tiểu màu trắng đục còn có thêm những váng mỡ. Để lâu cho lắng lại sẽ xuất hiện những mảng keo, trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này không xảy ra liên tục mà theo từng đợt.

    Nếu là tiểu phosphate (có nhiều phosphate trong nước tiểu) thì thường là buổi sáng nước tiểu có màu trắng đụng, để lắng lại thấy có cặn như vôi. Trong ngày đi tiểu màu nước tiểu lại bình thường. Nếu tình trạng này để kéo dài lâu sẽ dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại.
    Giang Thanh (tổng hợp)



  13. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    SoRoi (04-12-2014)

  14. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Màu sắc nước tiểu và bệnh tật

    06-12-2014 08:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hay màu rơm vàng. Khi bạn mắc bệnh, nước tiểu có thể có nhiều màu sắc khác nhau.


    Uống nhiều rựu bia
    Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hay màu rơm vàng. Khi bạn mắc bệnh, nước tiểu có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Những dạng nước tiểu có màu sắc bất thường này có thể được hình thành bởi tình trạng mất nước, thực phẩm tiêu hóa và đồ uống, chất bổ sung, thuốc uống, chấn thương và bệnh tật.

    Màu nước tiểu ảnh hưởng bởi thuốc

    Urochrome là cái tên đầu tiên cho sắc tố vàng trong nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiện thời nói rằng chính urobilin mới quy định cho màu vàng của nước tiểu. Một số nhà khoa học khẳng định rằng urochrome và urobilin đều cùng một loại hóa chất mà ra, trong khi số người khác tin rằng chúng là 2 chất hoàn toàn khác nhau và cùng có trong nước tiểu. Urobilin được sản sinh từ sự phân hủy của hemoglobin, là sắc tố đỏ có chức năng vận chuyển ôxy lưu thông khắp cơ thể được giải phóng khi các tế bào hồng cầu bị hủy diệt. Sự mất nước có thể gây thiếu nước trong nước tiểu, vì thế nước tiểu khi đó sẽ có màu vàng đậm. Nước tiểu thường có màu tối sẫm vào buổi sáng nếu đêm hôm trước chúng ta ngủ mà không uống nước. Trong ngày nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì đồng nghĩa là chúng ta không uống đủ nước hoặc đổ mồ hôi nhiều mà không kịp thời bù đắp lượng nước đã tiêu hao.

    Ăn nhiều cà rốt có thể biến nước tiểu sang màu cam.


    Màu vàng huỳnh quang

    Vitamin B2 hay còn có tên gọi khác là riboflavin là chất tạo nên màu vàng ở nước tiểu. Nếu chúng ta bổ sung nhiều riboflavin hơn nhu cầu tiêu thụ sự dư thừa riboflavin đi vào trong nước tiểu sẽ khiến cho nước tiểu có màu vàng huỳnh quang hay vàng đèn neon.

    Màu cam

    Việc ăn nhiều cà rốt sẽ khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng hoặc màu cam, đồng thời làn da chúng ta cũng sẽ có màu vàng cam, hội chứng này được biết đến dưới cái tên là carotenemia. Sắc tố chịu trách nhiệm chính cho những thay đổi màu sắc kiểu này là beta-carotene. Vitamin C cũng khiến cho nước tiểu chuyển thành màu vàng đậm hay màu cam. Warfarin (tên thương hiệu của coumadin), một chất chống đông máu, là một loại thuốc cũng khiến cho nước tiểu chuyển thành màu cam. Rifampin, một loại kháng sinh cũng có tác động tương tự.

    Màu hồng và đỏ

    Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể do ăn củ cải đường, quả mâm xôi hay cây đại hoàng. Nước tiểu có thể tồn tại các tế bào hồng cầu hay nó có thể chứa hemoglobin được giải phóng từ các tế bào hồng cầu bị phá hủy tạo nên màu đỏ. Nó cũng có thể chứa myoglobin một sắc tố đỏ có lưu trữ ôxy trong cơ. Những tế bào cơ bị phá hủy có thể làm giải phóng myoglobin biến thành nước tiểu màu đỏ. Máu trong nước tiểu cho thấy sự tổn thương của thận, bàng quang hay đường tiết niệu. Ngộ độc chì hay thủy ngân cũng có thể tạo ra nước tiểu màu đỏ. Nước tiểu có thể chuyển thành màu hồng sau khi uống thuốc nhuận tràng có chứa một chất gọi là phenolphthalein. Phenolphthalein chuyển sang màu hồng khi có kiềm trong nước tiểu. Một số quốc gia đã cấm dùng phenolphthalein làm thuốc nhuận tràng, vì có những liều lượng hóa chất cao có thể gây ung thư ở chuột thí nghiệm.

    Màu xanh

    Đôi khi ăn nhiều măng tây có thể khiến nước tiểu có màu xanh lá cây, cũng như làm cho nước tiểu có mùi lạ. Sự nhiễm một loại vi khuẩn tên là Pseudomonas aeruginosa là căn nguyên làm cho nước tiểu chuyển sang màu xanh lá cây hay xanh lam. Một vài loại thuốc cũng làm cho nước tiểu có màu xanh lam.

    Thuốc urised dùng để điều trị đau đường tiết niệu, có chứa một chất nhuộm gọi là methylene là căn nguyên tạo màu xanh lam ở nước tiểu. Các chứng rối loạn chuyển hóa trao đổi chất có thể làm cho nước tiểu có màu xanh lam. Indicanuria là một dạng bệnh làm cho cơ thể không thể hấp thụ amino acid tryptophan từ ruột. Vi khuẩn đường ruột phá vỡ tryptophan thành các dạng hóa chất được bài tiết trong nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu xanh lam. Ở trẻ nhỏ, có một chứng rối loạn đôi khi gọi là "Hội chứng tã xanh lam". Sự tăng canxi huyết, một chứng rối loạn di truyền trong đó lượng canxi bên trong cơ thể được nâng lên, cũng là căn nguyên gây nên "hội chứng tã xanh lam".

    Màu nâu hoặc đen

    Việc ăn nhiều lô hội (nha đam) hay đậu Fava (còn gọi là đậu tằm) có thể khiến cho nước tiểu có màu nâu. Thuốc methyldopa (tên thương hiệu là Aldomet) làm tăng huyết áp, là căn nguyên khiến cho nước tiểu chuyển sang màu đen khi nó pha trộn với thuốc tẩy trong nhà vệ sinh. Loại kháng sinh metronidazole làm cho nước tiểu có màu đen. Một số bệnh về gan chẳng hạn như viêm gan và xơ gan cũng sản sinh ra nước tiểu có màu nâu đen và có thể khiến bạn mắc bệnh thận và sỏi thận.

    Bệnh và màu sắc nước tiểu

    Những người mắc bệnh porphyria có thể tạo ra nước tiểu có màu đỏ tím hay nâu đỏ. Căn bệnh này tiến triển khi cơ thể thiếu một enzyme cụ thể hay enzyme tham gia vào quá trình sản sinh ra heme - một chất có chứa phân tử hemoglobin sắt màu đỏ. Heme thuộc về một nhóm các hóa chất được biết đến dưới cái tên là porphyrin, thường thay đổi màu mạnh.

    Màu vẩn đục

    Nguyên nhân phổ biến cho nước tiểu vẩn đục là có sự hiện diện của các tinh thể photphat trong nước tiểu. Những tinh thể này có thể xuất hiện sau khi bạn ăn hay uống một lượng lớn thực phẩm có chứa photphat, chẳng hạn như sữa. Các tinh thể photphat sẽ biến mất nếu có một lượng nhỏ giấm được thêm vào nước tiểu. Đôi khi nước tiểu đục có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hiện tượng này xảy ra khi các tế bào bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu. Một chứng rối loạn được gọi là proteinuria có thể làm cho nước tiểu trở nên đục. Trong trường hợp này, chất đạm sẽ được sản sinh trong nước tiểu. Đôi lúc, proteinuria tạm thời biến mất và không cần điều trị, nhưng nó lại là chỉ báo của tổn thương thận và là dấu hiệu của một số căn bệnh như đái tháo đường và tăng huyết áp. Proteinuria có thể phát triển ở phụ nữ mang thai, những người đang bị chứng tiền sản giật.

    Không màu

    Nước tiểu có vẻ như thứ nước tinh khiết, không có màu vàng, có thể người đó quá đủ nước. Uống nước quá nhiều có thể gây nguy hiểm, khi mà nó có thể làm loãng các chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Một lượng lớn nước tiểu không màu có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt. Nước tiểu có màu có thể chỉ ra một vấn đề y học hay có thể là nguyên nhân của việc sử dụng một số dạng thức ăn, đồ uống, thuốc hay vitamin bao gồm các sắc tố hay chất nhuộm thêm vào. Chất nhuộm chẩn đoán được dùng trong các xét nghiệm và thuốc men y tế cũng tạo ra nước tiểu có màu. Đây là một ý hay để kiểm tra thông tin mô tả về thuốc hay cách điều trị bằng thuốc, vì thế bạn không phải ngạc nhiên bởi màu nước tiểu nếu một trong các thuốc có tác dụng phụ. Trừ phi việc thay đổi màu sắc nước tiểu có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng hoặc một cách điều trị y khoa và nó nhanh chóng biến mất một khi ngừng tiêu thụ thực phẩm hay điều trị, bác sĩ cũng nên đưa ra lời tư vấn đúng nếu xảy ra nước tiểu có màu sắc bất thường.
    (Hubpages, 11/2014)

    NGUYỄN THANH HẢI



  15. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước tiểu có màu, mùi dưới đây, hãy gặp bác sĩ ngay

    NGÀY 27 THÁNG 12, 2014 | 09:28

    Nước tiểu có vị ngọt là dấu hiệu của bệnh tiểu đường; nước tiểu vẩn đục báo hiệu sự xuất hiện của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu.



    Có vị ngọt


    Chắc chắn không phải do món tráng miệng quá nhiều đường, mà đây là dấu hiệu quan trọng để nhận biết sớm bệnh tiểu đường đấy bạn. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, việc nước tiểu ngọt cho thấy lượng đường huyết đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Để thử nghiệm, bạn có thể để kiến gần nước tiểu xem chúng có bị nước tiểu “hấp dẫn” hay không.


    Màu vẩn đục


    Màu vẩn đục có thể là do sự xuất hiện của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI). Cụ thể, khi vi khuẩn, tế bào bạch cầu (giúp kháng viêm) bị bài tiết sẽ tạo màu đục trong nước tiểu. Dù bạn không thấy triệu chứng sức khỏe bất thường, nhưng vẫn nên cẩn trọng với bệnh UTI.




    Nước tiểu màu hồng hay đỏ


    Mặc dù những thực phẩm có màu đỏ, tím như củ cải đỏ, việt quất cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên nhiều khả năng cho thấy đây là dấu hiệu máu lẫn trong nước tiểu, triệu chứng của viêm đường tiết niệu, sỏi thận hay thậm chí là ung thư thận.


    Mùi hôi khó chịu


    Tất nhiên, nước tiểu không thơm như hoa hồng, nhưng không có nghĩa mùi giống như hoa quả thối hay mùi gì kinh khủng. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm trong cơ thể.


    Cảm giác đi tiểu buốt, rát


    Hiện tượng đi tiểu thấy buốt hay bỏng rát có thể là do viêm đường tiết niệu hay bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu gây ra.
    http://suckhoedoisong.vn/

  16. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bạch cầu cao là dấu hiệu bệnh gì?

    31-12-2014 06:17 - Theo: alobacsi.com

    Gần đây chồng tôi thử nước tiểu thấy bạch cầu cao (125Leu/mL), nhưng không sốt hay đau ở đâu. Liệu có phải là dấu hiệu sớm của bệnh gì? Chồng tôi bị tiểu đường, hiện mức đường huyết ổn định tốt (vẫn uống thuốc đều đặn), tuy nhiên cholesterol cao (6,7).

    Tôi rất lo không biết đó có phải biến chứng của bệnh tiểu đường hay không? Mong AloBacsi trả lời giúp. Xin cảm ơn. (Thanh Phương - tpc…@yahoo.com)


    BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:






    Ảnh minh họa - nguồn internet



    Chào bạn,


    Bạn cung cấp thông tin cho AloBacsi quá ít. Ví dụ trong xét nghiệm nước tiểu, ngoài bạch cầu ra còn có gì nữa không? Thêm vào đó, mẫu nước tiểu khi lấy để thử có đúng yêu cầu (lấy nước tiểu giữa dòng)? Nếu kết quả xét nghiệm đúng thì điều đầu tiên các BS nghĩ đến là bệnh Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT).


    Có những trường hợp NTĐT không có triệu chứng lâm sàng rầm rộ (nghĩa là có thể không có sốt, không đau bụng, đôi khi cũng không có tiểu gắt…).


    Ngoài NTĐT ra, còn có thể có 1 số bệnh lý khác nữa. Thêm vào đó, chồng bạn còn bị Đái tháo đường. Vì vậy, chồng bạn cần tái khám chuyên khoa Nội tiết hay Nội nhiễm, BS cho làm thêm một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán ra bệnh. Cần khám ngay bạn nhé.


    Chúc chồng bạn mau lành bệnh.

  17. #15
    Thành viên giới hạn
    Ngày tham gia
    26-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    HCMC
    Bài viết
    158
    Cảm ơn
    48
    Được cảm ơn: 139 lần
    Có cái infographic hoành tráng nhỉ hihi

  18. #16
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Thứ ba, 20/01/2015 06:17

    Câu hỏi:

    Nước tiểu có “mùi ngọt” là dấu hiệu bị tiểu đường?

    Thưa BS,

    Vài tháng gần đây cháu bắt đầu uống bia nhiều, lúc trước vẫn uống nhưng chỉ khoảng 2-3 lon/ tháng. Sau mỗi lần uống thì ngủ dậy đi tiểu thấy có mùi ngọt, tùy vào lượng bia uống. Có phải cháu bị tiểu đường không, AloBacsi ơi?

    (Thành Nam, 20 tuổi)

    BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:



    Ảnh minh họa - nguồn internet


    Chào cháu Nam,

    Nếu dựa vào việc “ngửi mùi nước tiểu thấy ngọt” để kết luận là tiểu đường
    (hay Đái tháo đường- ĐTĐ) tức là đã làm khó các BS rồi! Bia là loại thức uống hơi có tính lợi tiểu, nghĩa là uống nhiều thì sẽ… đi tiểu nhiều. Còn việc thấy có “mùi ngọt” là tùy vào cảm giác chủ quan của mỗi người.

    Chẩn đoán ĐTĐ phải dựa vào xét nghiệm máu và các triệu chứng thăm khám được trên lâm sàng, kết hợp tiền sử bệnh… Như vậy, để kiểm tra có bị ĐTĐ hay không, cháu cần khám chuyên khoa Nội tiết để được làm xét nghiệm.



  19. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước tiểu của bạn nói lên điều gì?

    Thứ năm, 22/01/2015 22:58

    Màu sắc, mùi và độ đặc của nước tiểu cũng là đầu mối để tìm hiểu những diễn biến đang xảy ra ngay bên trong cơ thể bạn.



    Ảnh minh họa - nguồn internet




    Có mùi ngọt


    Bác sĩ Holly Phillips - công tác tại New York (Mỹ) - nói: “Mùi ngọt của nước tiểu chính là đầu mối quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường”. Ngoài ra, đối với những người đã biết mình mắc bệnh, mùi ngọt của nước tiểu cảnh báo cho họ biết lượng đường trong máu đã vượt quá giới hạn kiểm soát cho phép.


    Vẩn đục

    Phillips nói thêm: “Hiện tượng vẩn đục đến từ sự bài tiết vi khuẩn và bạch cầu, hệ quả của quá trình cơ thể chống lại nhiễm trùng”.


    Do đó, đây rất có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm trùng đường tiết niệu. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh và không có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu thì vẫn nên xem xét kỹ, bởi vì rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập, nhưng chưa biểu hiện thành triệu chứng.



    Nên thường xuyên theo dõi màu sắc, mùi và độ đặc của nước tiểu
    Có màu hồng hoặc đỏ

    Nếu loại trừ khả năng gần đây bạn ăn những thực phẩm tạo nước tiểu có màu như củ dền hoặc quả mâm xôi, thì nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu xấu.


    Đặc biệt, nước tiểu có lẫn máu màu đỏ có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận hoặc thậm chí có thể là dấu hiệu của ung thư thận hoặc ung thư bàng quang. Bởi vậy, nếu nhận thấy nước tiểu của mình có màu hồng hoặc đỏ, bạn phải đến ngay bác sĩ chuyên môn để được kiểm tra kỹ hơn.


    Bốc mùi

    Bình thường, nước tiểu gần như không có mùi hoặc có mùi hơi khai. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp liên quan đến chế độ ăn uống như ăn tỏi, nước tiểu cũng có mùi lạ. Nếu nước tiểu bạn có bốc mùi khá nặng thì bạn phải nghĩ ngay đến khả năng nhiễm trùng bàng quang.


    Tiểu xót, buốt

    Nếu bạn tiểu buốt, rát và xót thì rất có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, hoặc mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, chlamydia…


    Tiểu dắt

    Dấu hiệu của tiểu dắt là bạn liên tục muốn đi tiểu, thậm chí cơ thể luôn trong tình trạng buồn tiểu. Nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, cảm giác tiểu không hết, vừa đi tiểu xong có thể lại muốn đi tiểu ngay, gây cảm giác rất khó chịu. Ngoài việc gây khó chịu cho bệnh nhân, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…


    Đi tiểu nhiều hơn bình thường

    Đây là dấu hiệu rất có thể bạn đã có thai. Đó là một dấu hiệu sớm bởi những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, làm tăng tốc độ lưu thông máu từ thận.


    Nếu như bạn chắc chắn mình không mang thai, không uống các thức uống có chứa cồn hoặc caffeine, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Có khả năng đây là dấu hiệu của khối u hoặc tiểu đường.

    Theo V.Nữ - Người Lao Động

  20. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chớ lo khi nước tiểu màu vàng

    Thứ bảy, 14/02/2015 12:02
    Riboflavin (vitamin B2) tôi là một thành viên của các vitamin nhóm B có màu vàng sáng tự nhiên và được các nhà khoa học phân lập từ phần nước trong của sữa chua năm 1933.

    Riboflavin (vitamin B2) tôi là một thành viên của các vitamin nhóm B có màu vàng sáng tự nhiên và được các nhà khoa học phân lập từ phần nước trong của sữa chua năm 1933.


    Riboflavin tôi có trong thực phẩm tương đối ít bị ảnh hưởng bởi quá trình nấu nướng nhưng bị phân hủy bởi chất kiềm (như natricarbonate) và khi tiếp xúc với ánh sáng.


    Riboflavin tôi tạo nên các coenzyme thiết yếu là FAD (flavin dinucleotide) và FMN (flavin mononucleotide). Hai chất này cực kỳ quan trọng trong việc biến đổi protein, mỡ và chất bột thành năng lượng khi có sự góp mặt của ôxy.


    Khi cơ thể bạn thiếu hụt riboflavin, bạn sẽ có những biểu hiện: khó chịu ở vùng miệng như đau nhức, nóng rát môi và đau lưỡi. Viêm da dạng dầu cũng thường hay gặp ở phía dưới hai bên mũi. Mắt cũng có thể bị ảnh hưởng với biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy và mỏi mắt khi nhìn.


    Lúc đó, cần bổ sung riboflavin ở những người đã hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt chất này. Sự thiếu hụt như vậy không phải là không thường gặp ở những bệnh nhân bị phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày, những bệnh nhân đang được điều trị với chloramphenicol hoặc một số kháng sinh khác.


    Bên cạnh đó, khi dùng riboflavin tôi với một lượng lớn có thể điều trị được một số bệnh ở mắt như viêm mí mắt (đau ngứa mí mắt) và viêm giác mạc. Đôi khi riboflavin cũng có tác dụng trong điều trị đau nửa đầu, chuột rút, nhưng liều lượng chưa được thống nhất.


    Sử dụng riboflavin trên 120mg/ngày trong vòng 10 tháng không thấy có bất kỳ một tác dụng phụ nào. Sự hấp thu của riboflavin trong ruột bị hạn chế do tính khó tan của nó và như vậy cũng không chắc rằng nếu đủ lượng trên được hấp thu thì có gây hại hay không. Có thể bổ sung nguồn riboflavin qua thực phẩm hàng ngày. Riboflavin có nhiều trong sữa, thịt, ngũ cốc và trứng.


    Một số tương tác cần lưu ý khi dùng riboflavin tôi: tránh dùng cùng các thuốc lợi tiểu loại thiazide, các kháng sinh. Riboflavin không bền vững khi có mặt các kháng sinh erythromycin và tetracyclin. Nên dùng vitamin này cách xa các thuốc trên. Riboflavin có thể làm ảnh hưởng đến cách thức tế bào ung thư đáp ứng với các thuốc chống ung thư loại methotrexate.


    Điều cần lưu ý là các sản phẩm bổ sung riboflavin có thể làm vàng nước tiểu nhưng vô hại. Trong hầu hết các mục đích thông thường, người ta thường cho rằng các vitamin nhóm B tốt nhất là nên dùng chung với nhau. Tuy nhiên, không có phương hại gì khi sử dụng một mình riboflavin với những lý do đặc biệt.


    Theo Nguyễn Châu - Sức khỏe và Đời sống

  21. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đi tiểu ra máu cục có nguy hiểm không?

    Thứ năm, 07/05/2015 14:37
    Chào BS Thu Cúc,

    Tôi 31 tuổi, 64 kg, cao 1m70. Hôm qua tôi bị đi tiểu ra máu cục (giống như là bị máu đông) với mắt thường nhìn thấy tương đối nhiều. Hiện tượng này hồi sinh viên tôi đã gặp 2 lần nhưng hồi đó vì không chú ý tới sức khỏe nên tôi không đi khám bệnh.

    Vậy hiện tượng trên có nghiêm trọng và có ảnh hưởng tới sức khỏe không bác sĩ, và khám chữa thì nên tới đâu. (Công việc hiện tại tôi thường xuyên phải đi tiếp khách và uống bia rượu). Xin trân thành cảm ơn!

    (Nguyen Duc Quyen - Nguyenduc...@gmail.com)



    Chào bạn,

    Tiểu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tiểu máu lành tính hoặc do tổn thương thực thể của hệ niệu (cầu thận, niệu quản bàng quang), cũng có thể do hủy cơ...


    Trường hợp của bạn nên đến BV để làm xét nghiệm nước tiểu, xác định lại có tiểu máu hay không. Nếu có hồng cầu trong nước tiểu, bạn sẽ được làm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây bệnh.


    http://alobacsi.com/

  22. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiện tượng 'loãng tinh' do thủ dâm nhiều

    19-05-2015 10:10 - Theo: doisong.vnexpress.net

    Em 22 tuổi, bắt đầu thủ dâm từ 15 tuổi, đến nay tần suất khoảng một đến hai lần mỗi tuần.


    Hiện giờ em thấy lo lắng vì có lần đi tiểu nước đầu ra màu trắng đục. Xin hỏi đó có phải là hiện tượng loãng tinh không? Liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Ngo).
    Ảnh minh họa: Menshealth.

    Trả lời:

    Chào em,

    Nước tiểu có màu trắng đục cho thấy nhiều khả năng em gặp vấn đề bất thường về sức khỏe. Đó có thể là biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm niệu đạo do lậu cầu, đái cặn canxi do hiện tượng tăng phá hủy xương hoặc đái dưỡng chấp... Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là:

    - Nước tiểu có mủ, do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.

    - Nước tiểu có nhiều cặn photphat, thường do quá trình rối loạn chuyển hóa trong cơ thể hay cặn canxi từ một bệnh lý nào đó.

    - Tiểu ra urat: Do rối loạn chuyển hóa (bệnh Gout) sinh quá nhiều axit uric trong máu và nước tiểu. Cũng có thể do nước tiểu quá toan (bị axit hóa), làm cho axit uric trong nước tiểu chuyển thành urat không tan được.

    - Tiểu ra dưỡng chấp (chylouria). Dưỡng chấp được hình thành ở ruột non trong quá trình tiêu hóa thức ăn và được thu nhận bởi các bạch mạch. Dưỡng chấp có thể rò rỉ vào đường niệu, nguyên nhân thường gặp là do nhiễm giun chỉ, viêm, khối u chèn ép vào hệ thống bạch mạch quanh thận, chấn thương...

    - Trong nước tiểu có lợn cợn tinh dịch trắng đục, do tinh dịch xuất ngược vào bàng quang sau đó lại theo nước tiểu ra ngoài.

    Nếu phát hiện nước tiểu có màu trắng đục, em cần xem lại các triệu chứng đi kèm như có mệt mỏi, khó ngủ hay không, nước tiểu đục toàn bãi hay lắng cặn cuối bãi. Em cũng nên theo dõi xem nước tiểu đục vào thời điểm nào trong ngày, có thấy váng lên như mỡ hay sủi bọt chua không?

    Nếu em uống nước nhiều và theo dõi nước tiểu trong vài ngày vẫn thấy hiện tượng trên thì nên đến gặp bác sĩ tiết niệu và nhớ cung cấp những thông tin cụ thể vừa nêu. Thông qua thăm khám, từ bệnh sử và kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị cụ thể.

    Với tần suất thủ dâm như hiện tại của em, nếu không có ảnh hưởng gì khác lên sức khoẻ chung thì vẫn chấp nhận được. Ngược lại, nếu cảm thấy không thoải mái hay cơ thể mệt mỏi, em nên tiết chế hành vi này để đảm bảo sức khỏe và nhịp sinh hoạt. Theo mô tả về các triệu chứng bên trên, theo tôi thói quen thủ dâm có thể không liên quan đến biểu hiện em đang gặp phải.

    Thân ái.
    Bác sĩ
    Nguyễn Tấn Thủ

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •