Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 64

Chủ đề: Triển khai Tháng hành động QG PC HIV/AIDS năm 2014 (2766/VP-VX, ngày 20/10/2014)

  1. #41
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

    Cập nhật lúc 14:36, Thứ Ba, 25/11/2014 (GMT+7)

    QTV – Với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS", từ ngày 10/11 – 10/12/2014, tại Quảng Ninh sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 .

    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Ảnh minh họa

    Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội; nâng cao nhận thức của người dân về công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS...


    Theo kế hoạch, Lễ mittinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 cấp tỉnh sẽ được tổ chức vào ngày 30/11, tại TP. Hạ Long, với sự tham gia của hơn 1.200 đoàn viên và 100 xe máy gắn cờ hồng.

    Ma túy là một trong những nguyên nhân dẫn đến HIV/AIDS. Trong ảnh: Học viên cai nghiện khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh QN

    Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông và mở rộng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tập trung vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; vận động sự ủng hộ của cả cộng đồng nhằm gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV.


    Để thực hiện có hiệu quả tháng hành động, Ban chỉ đạo tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát và tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, địa phương./.

    Hằng Ngần
    http://www.qtv.vn/

  2. #42
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014(10.11-10.12): Giấu bệnh để tránh kỳ thị (26/11/2014)
    VH- Số liệu nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, kỳ thị từ cộng đồng.

    Các em nhỏ tại CLB Hoa sim tím xã Tiên Lương (Cẩm Khê, Phú Thọ) gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do bố hoặc mẹ vì nhiễm HIV


    Theo đó, 3% người nhiễm HIV, 4% trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học và cứ 10 người nhiễm HIV thì có một người bị mất việc. Sự phân biệt đối xử còn xảy ra tại chính người thân trong gia đình, đó là bị vợ, chồng bỏ rơi; người thân ruồng rẫy, bởi nhiều người cho rằng họ lây nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy, mại dâm hoặc quan hệ bất chính.


    Chị N.T.H. (huyện Đông Triều, Quảng Ninh) tâm sự: Tôi biết mình nhiễm HIV khi đưa chồng lên Hà Nội khám bệnh. Thấy chồng tôi sức khỏe giảm sút, sụt cân, mệt mỏi nên cả gia đình khuyên tôi đưa anh đi khám. Kết quả xét nghiệm máu chồng tôi dương tính với HIV. Bác sĩ đã gặp riêng và khuyên tôi cũng nên tiến hành xét nghiệm máu để biết tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có cách chữa trị kịp thời, nếu không may bị lây nhiễm HIV từ chồng. Qua lần khám sức khỏe đó, cả tôi và anh ấy đều bị sốc, vì cả hai đã nhiễm HIV, vì vợ chồng tôi không sử dụng biện pháp phòng tránh nào khi quan hệ vợ chồng.


    Theo lời kể của chị H, sau khi biết tin mình bị nhiễm HIV, chồng chị đã ốm liệt giường và mất vài tháng sau đó. “Trước khi mất, anh ấy đã khóc và thú nhận với tôi là anh cùng hai người bạn khác có quan hệ với một gái mại dâm mà không dùng bao cao su do anh chủ tàu “chiêu đãi” sau nhiều ngày đi biển trở về. Biết tin chồng tôi nhiễm HIV, hai người bạn kia hốt hoảng đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với HIV”.


    Chị H nói tiếp. Sau khi chồng chị qua đời, chị H đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: Bị mất việc làm, mọi người xa lánh vì sợ lây nhiễm; xì xào, bàn tán khi nhìn thấy chị. Ở trường, các con chị bị các bạn bêu riếu khiến chị nhiều lần nghĩ đến cái chết để giải thoát cho bản thân. Nhưng thương hai con, chị lại gắng gượng sống. Để có việc làm, chị đã phải rời quê ra thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) sinh sống và tìm việc làm, kiếm tiền nuôi con.
    Để hạn chế sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Ảnh: Y LY NA
    Sợ bị mọi người biết mình bị nhiễm HIV, chị T.T.N, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (Điện Biên) đã mượn thẻ bảo hiểm y tế của cô ruột mình để đi khám bệnh, xin cấp thuốc ở Trung tâm y tế huyện Mường Chà. Kết quả là người cô ruột của chị N. bị nằm trong danh sách quản lý những người có HIV của xã.


    Phụ nữ nhiễm HIV thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử hơn nam giới, vì nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là qua đường tiêm chích ma tuý và hành nghề mại dâm. Vì thế, phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thường bị coi là có hành vi đạo đức không lành mạnh. Thực tế, nhiều phụ nữ là nạn nhân do nhiễm từ chồng, từ người yêu của mình. Người phụ nữ mặc dù nhiễm HIV, nhưng vẫn phải lo toan, lao động kiếm sống nuôi bản thân, gia đình và chăm sóc chồng, con. Không nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ cộng đồng, họ còn phải chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử, đẩy họ và gia đình suy sụp nhanh hơn.


    Để chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS hiệu quả hơn và có thể cải thiện cuộc sống của người nhiễm HIV, thời gian tới, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình xét nghiệm, điều trị. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ người nhiễm HIV. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng.
    Xuân Khôi
    http://www.vanhoaonline.vn/
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 26-11-2014 lúc 13:42.

  3. #43
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Chia sẻ với người nhiễm HIV/AIDS

    27/11/2014 05:00

    Thành đoàn TP.HCM tổ chức đợt tuyên truyền với chủ đề: “Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” kéo dài đến ngày 15.12.

    Các hoạt động truyền thông giáo dục thông qua tọa đàm, hội thi, triển lãm hình ảnh về ma túy, mại dâm, giao lưu văn hóa văn nghệ.

    Ngoài việc nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan, tổ chức Đoàn còn vận động người tái hòa nhập cộng đồng, hoàn lương tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm nhằm tạo thêm môi trường lành mạnh giúp họ giao lưu chia sẻ, vui chơi giải trí.


  4. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP.Thủ Dầu Một: Tuyên truyền giảm kỳ thị đối với người nhiễm HIV/ AIDS

    Cập nhật: 27-11-2014 | 08:04:32
    Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS (1-12- 2014), Trung tâm Y tế TP.Thủ Dầu Một đã triển khai kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.





    Theo đó, đơn vị tập trung phối hợp thực hiện tuyên truyền thông qua việc lồng ghép nội dung toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư gắn với các phong trào, như: “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các tiêu chí xây dựng khu phố văn hóa, hộ gia đình văn hóa, xây dựng phường văn minh đô thị; phát huy tốt vai trò của nhóm tuyên truyền đồng đẳng; tổ liên gia, khu dân cư tự quản đối với việc tham gia phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; vận động người mắc tệ nạn xã hội và gia đình tham gia vào các câu lạc bộ cùng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.

    Theo thống kê, từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đã phát hiện mới 26 ca nhiễm HIV, lũy kế đến nay đã có 652 ca nhiễm HIV, trong đó số ca tử vong đến nay là 148 ca và có 45 ca đang điều trị.

    KIM CHI
    http://baobinhduong.vn/tp-thu-dau-mo...s-a105649.html

  5. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hội An tổ chức các hoạt động Tháng truyền thông phòng chống HIV/AIDS

    Được đăng ngày Thứ sáu, 28 Tháng 11 2014 00:28
    UBND Thành phố vừa triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng truyền thông phòng chống HIV/AIDS và Hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2014.
    Theo đó với chủ đề của Việt Nam “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS”: Từ thành phố đến các xã, phường tập trung công tác truyền thông, nhằm vận động mọi người thay đổi hành vi nhằm giảm sự kỳ thị và phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    Tổ chức phát thanh tuyên truyền, phân phát tờ rơi, tập gấp, tập huấn công tác phòng, chống HIV/AIDS, tổ chức hỗ trợ, tư vấn sinh hoạt CLB ở cơ sở, tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội trong học đường, lồng ghép tuyên truyền trong nhân dân thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp. Ngoài ra sẽ tiếp tục tư vấn cho các đối tượng có nguy cơ để được xét nghiệm, phát hiện nhiễm HIV.

    Riêng tại xã Cẩm Hà sẽ tổ chức mít ting và diễu hành vào sáng ngày 30.11, với hơn 400 đại biểu và các tầng lớp nhân dân tham gia. Các xã, phường còn lại tùy điều kiệnvà khả năng sẽ tổ chức mít ting, sinh hoạt, tọa đàm, tổ chức các hoạt động VHVN... để hưởng ứng chiến dịch. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong CB và nhân dân về “Tháng hành động quốc gia phòng chống AIDS”.

    Tính đến cuối tháng 9 năm nay, Hội An có 48 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS là 30 người và số người tử vong vì HIV/AIDS là 28 người./.
    http://hoian60s.com/tin-tuc-hoi-an/s...-hiv-aids.html

  6. #46
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    “Cầu vồng khuyết”: Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử những người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

    Thứ sáu 28/11/2014 15:08

    Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS (01/12), Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng chống AIDS (PEPFAR) phối hợp với Công ty Giải trí Đỉnh cao TP. HCM dàn dựng vở kịch tâm lý xã hội “Cầu vồng khuyết”.


    Vở kịch “Cầu vồng khuyết” kể về cuộc đời, số phận của những người có hành vi nguy cơ cao (bao gồm những người nghiện ma túy, mại dâm, quan hệ đồng tính nam…) nhằm kêu gọi cộng đồng hãy giữ một lối sống lành mạnh nhằm hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.

    Ngoài các thông điệp về các hành vi có nguy cơ và cách mỗi người có thể tự bảo vệ mình trước HIV/AIDS, như xét nghiệm tự nguyện HIV, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm…, vở kịch còn hướng tới chủ đề chính của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 2014 là giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS và những người có nguy cơ cao.

    “Cầu vồng khuyết” sẽ công diễn tại sân khấu IDECAF TP.HCM vào các ngày 29/11, 01/12 và 06/12/2014.

    PEPFAR là tổ chức đã xây dựng chiến lược hỗ trợ Việt Nam kiểm soát một cách bền vững công tác phòng, chống HIV/AISD quy mô toàn quốc. Từ năm 2005 đến nay PEPFAR tài trợ cho Việt Nam khoảng 400 triệu USD kinh phí phòng chống HIV/AISD. Hằng năm tổ chức này cũng tài trợ cho giới nghệ sỹ thực hiện dự án nghệ thuật nhằm kêu gọi cộng đồng hãy nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh thế kỷ, qua lối sống lành mạnh.

  7. #47
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng, chống HIV/AIDS

    Cập nhật ngày: 28/11/2014 09:23

    Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được triển khai với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh xung quanh vấn đề này.

    P.V: Ông có thể cho biết về tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay?

    Ông Trần Thanh Bình: Theo thống kê, từ đầu năm đến giữa tháng 9, toàn tỉnh phát hiện thêm 46 trường hợp nhiễm mới HIV. Như vậy, hiện toàn tỉnh có 63/71 xã, phường, thị trấn có người nhiễm, với lũy tích nhiễm HIV là 667 trường hợp; trong đó có 251 trường hợp chuyển sang AIDS và 129 trường hợp tử vong.

    Tỷ lệ nhiễm nam gấp 3 lần nữ, đối tượng nhiễm tập trung vào nhóm nghiện chích ma túy và mại dâm. Đặc biệt, độ tuổi nhiễm HIV phần lớn tập trung vào nhóm thanh niên trong độ tuổi lao động. Do đó, nếu không có biện pháp can thiệp mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như tương lai nòi giống của địa phương.

    Cán bộ chuyên trách chương trình phòng, chống HIV/AIDS huyện Đắk Glong phát tài liệu truyền thông cho người dân. Ảnh: Hoa Lý

    P.V:
    Đối với tỉnh ta, công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện đang gặp những khó khăn gì? Đặc biệt, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã ảnh hưởng như thế nào đến công tác phòng, chống HIV/AIDS ?


    Ông Trần Thanh Bình:
    Hiện nay, công tác phòng, chống HIV/AIDS đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, trang thiết bị cũng như kinh phí hoạt động. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân còn hạn chế, cùng với tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV chưa được cải thiện cũng là một trong những “rào cản” lớn, tác động đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

    Cụ thể, việc kỳ thị và phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp, điều trị.

    Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác tiếp cận, phát hiện và quản lý người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn, nhất là khiến cho những người nhiễm HIV trở thành “quần thể tiềm ẩn” trong cộng đồng. Ngoài ra, một số nơi, việc kỳ thị, phân biệt đối xử còn làm cho việc thực hiện các quyền của người nhiễm HIV/AIDS như: quyền học hành, quyền lao động... đã được pháp luật quy định không được đầy đủ.

    P.V: Theo ông, ngành Y tế cũng như toàn xã hội cần phải làm gì để từng bước hạn chế tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời thực hiện hiệu quả các mục tiêu mà chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011-2015 đã đặt ra?

    Ông Trần Thanh Bình:
    Phải nói rằng, để làm được những điều này, hoạt động thường xuyên và lâu dài vẫn là tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, mỗi người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc giải thích cho người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

    Các hình thức truyền thông cũng phải thường xuyên được đổi mới theo hướng đa dạng hóa, đồng thời mở rộng độ bao phủ đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số…Đặc biệt, việc huy động sự tham gia người nhiễm HIV trong các hoạt động truyền thông cũng đóng vai trò rất quan trọng, qua đó từng bước chuyển từ việc coi người nhiễm HIV và gia đình của họ là đối tượng của truyền thông sang coi họ là chủ thể thực hiện các hoạt động truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS.

    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bản thân những người nhiễm HIV/AIDS cũng phải có ý chí, nghị lực để tự vượt qua mặc cảm, sống hòa nhập cộng đồng, đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động có ích để tạo niềm tin cho bản thân và sự chia sẻ, thông cảm của những người xung quanh.

    P.V:
    Trong Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, tỉnh ta sẽ tập trung vào những hoạt động trọng tâm gì?


    Ông Trần Thanh Bình:
    Tháng hành động quốc gia năm nay được triển khai tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, công tác truyền thông được xem là hoạt động trọng tâm với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh việc tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng đồng loạt tại 38 xã, phường, thị trấn trọng điểm, các địa phương còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, phổ biến các ấn phẩm như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…

    Cùng với công tác truyền thông, ngành Y tế còn tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người nhiễm HIV và cộng đồng.

    Vũ Trang thực hiện

  8. #48
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Văn Bàn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
    LCĐT - Sáng nay (27/11), UBND huyện Văn Bàn tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc giaphòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và diễu hành, truyền thông tại 8 xã, thị trấn trọng điểm trên địa bàn.

    Với chủ đề “Không kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, tháng hành động năm 2014 nhằm tăng cường trách nhiệm, sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân.
    Diễu hành, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
    Thời gian qua, huyện Văn Bàn đã tích cực chỉ đạo và phối hợp các ngành, các cấp phòng, chống HIV/AIDS; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; kiện toàn, tăng cường về số lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS; triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV…

    Sau lễ mít tinh, huyện Văn Bàn đã tổ chức diễu hành, truyền thông, kêu gọi toàn xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

    Hà Phương
    Cập nhật : Thứ năm, 27/11/2014 lúc 14:56:51
    http://www.baolaocai.vn/5-0-28917/va...g-hivaids.aspx

  9. #49
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thi tìm hiểu HIV/AIDS

    Thứ Sáu, 22:34 28/11/2014
    Kỷ niệm ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS (1-12), Công đoàn ngành Y tế TP HCM tổ chức vòng chung kết hội thi “Ngành y tế với hoạt động phòng chống HIV/AIDS” diễn ra sáng 28-11. 12 đội được chọn vào vòng chung kết thi tiểu phẩm và giải quyết tình huống xung quanh các vấn đề chống kỳ thị,̣



    Trước đó, tại vòng sơ kết, có 312 thí sinh đến từ 52 đội tham gia trắc nghiệm các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS. Ban tổ chức đã trao 10 giải thưởng cho các đội xuất sắc.


  10. #50
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12):
    Không phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh HIV/AIDS

    Chủ nhật, 30/11/2014 09:08

    (CATP) “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” từ ngày 10-11 đến ngày 10-12-2014, có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

    MỤC TIÊU 90-90-90


    Để Việt Nam tiến đến mục tiêu 90-90-90 (tức là: 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế) kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên hiệp quốc đã đưa ra mục tiêu “ba không”, gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.

    Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” năm 2014 tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV. Qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó có khoảng 56% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Trong lĩnh vực điều trị, nửa năm 2014, Việt Nam có 86.771 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV (chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng). Hiện, việc xét nghiệm tải lượng vi-rút ở Việt Nam chưa mang tính thường quy, mới chỉ thực hiện chủ yếu trong các trường hợp có nghi ngờ. Do vậy ước tính tỷ lệ xét nghiệm tải lượng vi-rút của chúng ta mới chỉ đạt khoảng 5% số người được điều trị ARV.



    Ông Michel Sidibe, Phó tổng thư ký LHQ (bìa trái) đến thăm Trung tâm Y tế huyện Nam Từ Liêm (Hà Nội) - nơi chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS Ảnh: TTXVN


    TPHCM: TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HIV/ADIS TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ


    Hiện TPHCM, có 60.065 người nhiễm HIV, trong đó có gần 33.934 người đã chuyển sang AIDS và đã có trên 10 ngàn người tử vong. Tình hình lây nhiễm HIV khá cao, trong 9 tháng đầu năm 2014, ước tính trên địa bàn thành phố có 1.240 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, 770 trường hợp chuyển sang AIDS và đã có 160 trường hợp tử vong.

    Nhóm nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV là các đối tượng tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Chính vì thế công tác tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV tại các quận huyện trong thành phố đã được chú trọng quan tâm, hiện có 24/24 quận huyện triển khai công tác này với 89 giáo dục viên đồng đẳng can thiệp nhóm ma túy, 101 giáo dục viên tiếp cận nhóm phụ nữ mại dâm và 8 người phụ trách nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

    Trong năm 2014, do dự án của tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) kết thúc nên số lượng giáo dục viên đều giảm so với năm 2013, trong đó nhóm nam đồng tính giảm đến 50%, nhóm giáo dục viên đối với các đối tượng ma túy giảm 22%, giáo dục viên với phụ nữ bán dâm giảm 12,2%. Hiện thành phố có 35 phòng khám ngoại trú, quản lý, chăm sóc và điều trị cho 26.500 bệnh nhân, trong đó điều trị thuốc ARV cho 23.800 bệnh nhân, đưa hơn 2.800 bệnh nhân mới vào điều trị ARV.

    Để chăm sóc người nhiễm HIV thành phố tiếp tục triển khai phòng khám lưu động để đưa dịch vụ chăm sóc điều trị đến với bệnh nhân ở những địa phương chưa có phòng khám ngoại trú và nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhưng khó tiếp cận các dịch vụ cố định, giúp việc điều trị được liên tục, tránh nguy cơ kháng thuốc và hỗ trợ tăng cường chăm sóc điều trị tại các cơ sở.

    Về giảm thiểu tối đa và thực hiện tốt mục tiêu ba không: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, ngành y tế cần tăng cường chính sách nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng, có cơ chế, chính sách cho việc bình thường hóa các dịch vụ điều trị, xét nghiệm HIV.

    Bên cạnh đó cần đẩy mạnh lồng ghép hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS, methadone vào dịch vụ y tế chung nhằm tăng việc tiếp cận của người bệnh được xét nghiệm và điều trị sớm. Đẩy mạnh việc nhận điều trị ARV qua bảo hiểm y tế, lồng ghép các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế.

    Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhóm đồng đẳng, các tổ chức tôn giáo, từ thiện tham gia hoạt động tuyên truyền, dự phòng và chăm sóc cho người nhiễm. Tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm giúp Việt Nam đạt được mục tiêu, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam.

    MINH KHÔI - MINH NGHĨA


    http://www.congan.com.vn/

  11. #51
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

    30-11-2014 12:30 - Theo: baoquangninh.com.vn

    Sáng ngày 30-11, tại Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh, Ban chỉ đạo, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, với chủ đề: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Dự buổi lễ có đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 1200 ĐVTN.

    Mở đầu Lễ mít tinh là các tiết mục văn nghệ do Tỉnh Đoàn tổ chức.
    Năm 2014 là năm đánh dấu tròn 20 năm tỉnh Quảng Ninh triển khai, thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của các ngành, đoàn thể và nhân dân, Quảng Ninh từ một tỉnh nằm trong 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước đến nay đã ra khỏi danh sách đó. Hiện nay, số người mắc mới ngày một giảm; hệ thống phòng chống HIV/AIDS của tỉnh đã được hoàn thiện và củng cố; các chính sách đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS được tỉnh chú trọng quan tâm; hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được triển khai thường xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức; sự kỳ thị và phân biệt với người nhiễm HIV dần được cải thiện, không còn nặng nề như trước…
    Quang cảnh Lễ mít tinh.
    Phát biểu chỉ đạo tại Lễ mít tinh, đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương và ghi nhận những nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh. Nhất là lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia phòng chống HIV/AIDS đã không sợ khó khăn vất vả, nguy hiểm và kỳ thị của xã hội để tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.
    Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thủy phát biểu chỉ đạo.
    Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS"; hướng tới mục tiêu ba không của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, đó là "Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đổi xử có liên quan đến HIV/AIDS", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thủy kêu gọi sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo cho sự phát triển của địa phương cũng như đảm bảo sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân bằng những hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả.Cũng tại Lễ mít tinh, tuổi trẻ Quảng Ninh hứa quyết tâm thực hiện tốt các nội dung cam kết trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đó là tích cực tham gia tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, tiến tới thay đổi thái độ, hành vi cho thanh thiếu nhi và nhân dân về HIV/AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; xây dựng cho thanh thiếu nhi lối sống trong sạch, lành mạnh, tuyệt đối không xa vào tệ nạn mại dâm, ma tuý; tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ, chăm sóc, thăm hỏi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ nhằm giúp họ vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.
    Đoàn TN phát tờ rơi tuyên truyền về phòng chống chống HIV/AIDS.
    Ngay sau Lễ mít tinh là hoạt động diễu hành trên đường phố của ĐVTN.
    ĐVTN diễu hành
    Nguyễn Hoa



  12. #52
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mít tinh kỷ niệm Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS

    30-11-2014 14:13 - Theo: baolaocai.vn

    Ngày 30/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) năm 2014 với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS".

    Phát biểu tại Lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.
    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam; đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…

    Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, cả nước hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617). Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: Người nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.

    Năm 2014, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22 nghìn bệnh nhân. Trong năm 2014, toàn quốc đã có 400.000 lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi cũng được tăng cường với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40.000 lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...

    Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ, công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).

    Nhân dịp này, vào 19 giờ 45 phút cùng ngày, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam cũng sẽ tổ chức công diễn vở kịch "Ba trong một" tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội).


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 30-11-2014 lúc 14:48.

  13. #53
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều địa phương hưởng ứng Tháng Hành động và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

    Chủ nhật 30/11/2014 15:39
    Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (10/11-10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12), nhiều địa phương trên toàn quốc đã tổ chức mít tinh và những hoạt động thiết thực để hưởng ứng.

    Diều hành kêu gọi cộng đồng chung tay phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh Trà My
    Hải Phòng: Gần 5.000 người tham gia mít tinh phòng, chống HIV/AIDS


    Ngày 29/11, tại Quảng trường Nhà hát thành phố (TP) ải Phòng, Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được tổ chức với sự tham gia của khoảng 5.000 người bao gồm lực lượng học sinh, sinh viên, Đoàn Thanh niên, các lực lượng vũ trang; các câu lạc bộ, nhóm tự lực người có H, nhóm tuyên truyền viên cắt tóc phòng, chống HIV/AIDS…


    Tính đến đầu tháng 10/2014, TP Hải Phòng phát hiện 7.492 người nhiễm HIV còn sống và 3.296 người tử vong do AIDS. Số bệnh nhân đang theo dõi điều trị là 4.272 người (57%), trong đó có 147 trẻ em.


    Trong 9 tháng năm 2014, TP phát hiện 180 người nhiễm mới, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 34 người (16%) và tử vong 10 người, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 16 người (62%). Người nhiễm HIV mới phát hiện vẫn tập trung ở nhóm nghiện chích ma túy, duy trì tăng lây qua quan hệ tình dục, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch qua quan hệ tình dục không an toàn. Kết quả Giám sát hành vi kết hợp chỉ số sinh học HIV/STI cho thấy chiều hướng nhiễm HIV tăng ở phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng ma túy.


    Hiện Hải Phòng đang tập trung triển khai nhiều hoạt động hướng tới chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Cụ thể như, tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông vận động thay đổi hành vi, kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


    Thái Nguyên: Chung tay giúp người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng


    Cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS với sự tham gia tích cực của cộng đồng.


    Tính lũy kế đến hết tháng 9/2014, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện gần 10.000 người nhiễm HIV. 179/180 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh phát hiện người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 20-39 tuổi; tỷ lệ nhiễm là 622 người/100.000 dân.


    Tại lễ mít tinh Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo thành phong trào rộng khắp, không phân biệt đối xử với những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS; cùng chung tay, chia sẻ, động viên những người nhiềm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.


    Bên cạnh đó tăng cường các biện pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu để mọi người đều được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tốt nhất, nhằm hướng tới mục tiêu ba không: "Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV".


    Nghệ An: Nhân rộng nhiều mô hình phòng, chống HIV/AIDS


    Để nâng cao nhận thức cũng như đấu tranh phòng, chống nhiễm, lây lan bệnh HIV/AIDS, Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS tại huyện Tương Dương với chủ đề “Không kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, hướng tới không còn người nhiễm mới HIV và người tử vong do AIDS”.


    Tương Dương là huyện có tỷ lệ người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS cao so với toàn tỉnh Nghệ An, với trên 1.237 người nghiện và 895 người nhiễm HIV/AIDS.


    Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Nghệ An là tỉnh phát hiện số người nhiễm HIV cao, đứng thứ 6 cả nước. Tính đến cuối tháng 10/2014, 87,3% xã, phường, thị trấn phát hiện người nhiễm, với trên 7.630 người nhiễm được phát hiện, số người nhiễm còn sống được can thiệp là gần 5.010.


    Trong những năm qua, nhờ những hoạt động tích cực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đã được mở rộng, số bệnh nhân điều trị ARV cũng tăng cao. Đặc biệt, tỉnh cũng tập trung nhân rộng mô hình điều trị Methadone và đẩy mạnh chương trình can thiệp giảm hại giúp người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.


    Bên cạnh đó, mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh cũng được củng cố, nhân rộng rộng nhằm giảm số người nhiễm mới HIV, tỷ lệ chết do AIDS, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS.


    Trong dịp này, Sở Y tế Nghệ An cũng đã tổ chức khai trương cơ sở điều trị Methadone tại huyện Tương Dương.


    Quảng Ninh: Thoát khỏi danh sách 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất


    Sáng ngày 30/11, tại Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh cũng đã tổ chức Lễ mít tinh với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


    Năm 2014 là năm đánh dấu tròn 20 năm tỉnh Quảng Ninh triển khai, thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của các ngành, đoàn thể và nhân dân, Quảng Ninh từ một tỉnh nằm trong 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước, đến nay đã ra khỏi danh sách đó.


    Tính đến tháng 6/2014, dịch HIV/AIDS phát hiện ở 14/14 huyện, thị xã, thành phố và 165/186 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; số người nhiễm hiện còn sống và xác định đúng địa chỉ là 5.200 người; số người đã tử vong do HIV/AIDS là 4.905 người.


    Hiện Quảng Ninh đang tập trung mở rộng mô hình điều trị Methadone nhằm giảm thiểu số người nhiễm HIV trên địa bàn. Chương trình này đã được triển khai tại 4 cơ sở (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Đông Triều) với tổng số 819 bệnh nhân đang điều trị.


    Thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thêm 1 cơ sở điều trị Methadone tại Uông Bí và 2 cơ sở vệ sinh tại TP Hạ Long nhằm đảm bảo đủ cung cấp dịch vụ cho 1.100 người nghiện ma túy.


    Quảng Trị: Xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS


    Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ mít tinh tại Nhà văn hoá Trung tâm thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa với đông đảo sự tham gia của cộng đồng.


    Tại Lễ mít tinh, nội dung được nhấn mạnh là xóa bỏ biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS và có nguy cơ cao lây nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng số người nhiễm HIV.


    Bên cạnh công tác đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và tổ chức mít tinh, diễu hành đồng loạt trên địa bàn tỉnh trong ngày 1/12, các ban ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh đến xã, phường thuộc tỉnh Quảng Trị cũng tổ chức nhiều hoạt động phối hợp với ngành y tế như thảo luận nhóm, tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện tại vùng sâu, vùng xa cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao; thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV, giới thiệu họ đến cơ sở điều trị để họ được tiếp cận với thuốc kháng virus (ARV); huy động các ban ngành, đoàn thể vận động gia đình và người nghiện chích ma túy tiếp cận cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone…


    Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị cũng sẽ phối hợp trao tặng nhiều suất quà cho trẻ nhiễm HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV trên địa bàn tỉnh và trao 2 suất quà trị giá 10.000.000 đồng cho 2 gia đình người nhiễm HIV/AIDS gặp khó khăn trên địa bàn để giúp họ có vốn chăn nuôi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống…


    Yên Bái: Tạo điều kiện để người nhiễm HIV tự cởi bỏ kỳ thị bản thân


    Ngày 29/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên thuộc khối các cơ quan tỉnh, lực lượng vũ trang và học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái.


    Tính đến hết tháng 10/2014, Yên Bái phát hiện 4.992 người nhiễm HIV, trong đó 1.445 người đã tử vong do AIDS, số người nhiễm hiện đang còn sống là 3.547 người.


    Thời gian qua, Yên Bái chú trọng các chính sách đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được triển khai thường xuyên, rộng khắp tại 100% huyện, thị xã, thành phố, xã phường, thị trấn với nhiều hình thức.


    Tỉnh cũng tập trung chương trình can thiệp giảm hại, chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadon nhằm góp phần giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nguy cơ cao và từ nhóm nguy cơ cao lan ra cộng đồng. Ngoài ra, hệ thống phòng khám ngoại trú phục vụ cho bệnh nhân HIV/AIDS cũng được triển khai tại tất cả các huyện, thị.


    Thời gian tới, Yên Bái sẽ vận động nguồn lực tài chính ổn định cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn; đẩy mạnh công tác truyền thông; tăng cường quảng bá về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương…


    Bên cạnh đó, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và gia đình tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS, tự cởi bỏ sự kỳ thị vởi bản thân, cùng toàn xã hội phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nhieu-...AIDS/11894.vgp

  14. #54
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12): Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    Thứ hai, ngày 01-12-2014, 09:17
    TQĐT - Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12) năm nay có chủ đề “Không còn kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” nhằm đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn, giúp đỡ những người nhiễm HIV có được cuộc sống tốt.


    Một buổi thu gom bơm kim tiêm của nhóm Giáo dục đồng đẳng
    huyện Yên Sơn tại xã Mỹ Bằng.
    Đánh giá của Liên Hợp Quốc cho thấy, tình hình người mới nhiễm HIV trên toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam chỉ 24% phụ nữ trẻ và nam giới có kiến thức về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Nguyên nhân dẫn tới sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV chính là sự thiếu hiểu biết về bệnh HIV. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh của những người nhiễm HIV/AIDS, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng và số người tử vong do HIV/AIDS.


    Là người đã nhiều năm gắn bó với công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện, y sỹ Hà Đức Hoan, Trung tâm Y tế huyện Yên Sơn khẳng định, những năm qua, thông qua công tác tuyên truyền giúp nhận thức của cộng đồng xã hội về bệnh HIV/AIDS đã được nâng cao rõ rệt, sự kỳ thị, xa lánh và đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã giảm đi rất nhiều, người HIV/AIDS được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có công ăn việc làm tốt hơn. Đến cuối tháng 11-2014, trên địa bàn huyện đã thành lập được 13 Câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS xã, thị trấn. Trung bình, mỗi Câu lạc bộ có từ 10 đến 20 thành viên, nòng cốt là các cán bộ Đoàn, Hội Phụ nữ, Trạm Y tế xã, giúp tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.


    Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, nhóm Giáo dục đồng đẳng huyện Yên Sơn thật sự là “mái nhà chung” của 20 người nhiễm HIV. Cứ ngày 30 hàng tháng, các thành viên trong nhóm tổ chức sinh hoạt, đi phát bơm kim tiêm, bao cao su, phát tờ rơi, thu gom bơm kim tiêm… tại các điểm nóng về ma túy, mại dâm trên địa bàn huyện. Chị Trần Thị Thu ở xã Tiến Bộ, trưởng nhóm Giáo dục đồng đẳng chia sẻ, bản thân chị bị nhiễm HIV từ chồng. Ngày đầu được phát hiện mang trong mình “căn bệnh thế kỷ”, mọi thứ như sụp đổ trước mắt chị. Chị lúc nào cũng nghĩ đến cái chết, nhiều người xa lánh… Chị đã tìm đọc nhiều sách, báo nói về HIV/AIDS để có thêm kiến thức về cách phòng, chống căn bệnh nan y này cho cộng đồng. Chị Thu tâm niệm, muốn mọi người không kỳ thị, xa lánh mình thì bản thân người nhiễm HIV phải sống cho tốt, hơn hết là một người tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu biết về căn bệnh này. Nhờ sự kiên trì vận động và nỗ lực của bản thân, đến nay, chị không bị mọi người kỳ thị, xa lánh nữa. Ngoài ra, chị được điều trị đều đặn bằng thuốc ARV nên sức khỏe ổn định và làm việc bình thường, nuôi dạy con tốt.


    Tháng 9-2014, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014 - 2020 tạo bước tiến mới trong công tác phòng, chống ma túy và bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh ta. Tỉnh phấn đấu ít nhất 70% người nghiện được điều trị bằng thuốc Methadone vào năm 2020, sẽ giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện tiêm chích ma túy.


    Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, toàn tỉnh hiện có 48 tuyên truyền viên đồng đẳng. Trong đó, thành phố Tuyên Quang có 12 người, Sơn Dương có 16 người và Yên Sơn có 20 người. Các đồng đẳng viên có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tượng bị nhiễm HIV, các đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS nhằm tuyên truyền, vận động, giúp họ cách phòng tránh và giới thiệu họ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị; vận động các đối tượng từ bỏ ma túy và hành vi mua, bán dâm...
    Bài, ảnh: Lý Thịnh
    http://www.baotuyenquang.com.vn/xa-h...hiv-46888.html

  15. #55
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Văn Bàn triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

    (01/12/2014)


    Hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2014. Sáng ngày 27/11/2014, huyện Văn Bàn tổ chức lễ mit-tinh và diễu hành tại 8 xã, thị trấn trọng điểm của huyện. Nhằm nêu bật tầm quan trọng của phòng chống HIV/AIDS đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Tại địa bàn xã Minh Lương, dự và phát biểu có đ/c Trần Thị Việt - PCT UBND huyện.

    Trong những năm qua, cùng với việc thực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh. Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống về mọi mặt của nhân dân. Huyện Văn Bàn đã tích cực chỉ đạo và phối hợp các ngành, các cấp phòng chống HIV/AIDS; Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng chống HIV/AIDS; Kiện toàn, tăng cường về số lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng chống HIV/AIDS; triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV…

    Thực tế hiện nay tại huyện Văn Bàn, đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân; kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mặc dù đã được kiềm chế, khống chế trong cộng đồng dân cư nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nhiễm HIV, nhiều người bệnh AIDS và nhiều trường hợp tử vong do bệnh AIDS. Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Bàn có 578 trường hợp nhiễm HIV, 95 người bệnh AIDS và 129 trường hợp đã tử vong do AIDS. Tập trung ở các địa phương như: Thị trấn Khánh Yên, xã Minh Lương, Khánh Yên Thượng,…

    Với chủ đề “Không kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Tháng hành động năm 2014 nhằm tăng cường trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người,…

    Phát biểu tại lễ mít tinh, đ/c Trần Thị Việt – PCT UBND huyện Văn Bàn đã kêu gọi chính quyền các cấp, các ban, ngành và người dân trên địa bàn xã Minh Lương nói riêng, huyện Văn Bàn nói chung. Tiếp tục phát huy tính tự giác, chủ động và tích cực trong phòng chống HIV/AIDS để bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi nhà và sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

    Ngay sau lễ mit-tinh, xã Minh Lương đã tổ chức diễu hành mang theo các thông điệp, khẩu hiệu, chủ đề truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Kêu gọi mọi người, mọi nhà và toàn xã hội tham gia phòng chống HIV/AIDS. Góp phần thúc đẩy công tác phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.


    Hà Phương: Đài TT - TH huyện

    http://laocai.gov.vn/

  16. #56
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS: Thu hẹp khoảng cách

    Thứ Tư, 03/12/2014, 08:28 [GMT+7]
    “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” là thông điệp thông qua hàng loạt hoạt động trong tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

    Chung tay vì bệnh nhân AIDS


    Không may qua đời vì nhiễm AIDS, chị Cao Thị T. (thôn 1, xã Ba, Đông Giang) để lại 5 đứa con nhỏ với gia cảnh hết sức khó khăn. Chị T. bị nhiễm HIV từ người chồng, vốn nghiện ma túy. Ở vùng cao, điều kiện truyền thông hạn chế, nhưng cộng đồng đã chung tay giúp đỡ cho các con của chị. Nhờ nguồn hỗ trợ từ chính quyền, các tổ chức hảo tâm, các em nay đã có nhà ở ổn định và tiếp tục đến trường. Trong số đó, có một em được Trung tâm Trẻ mồ côi, sơ sinh Quảng Nam nhận nuôi dưỡng. Vòng tay dang rộng của xã hội đối với người nhiễm HIV và gia đình người nhiễm HIV như trường hợp của chị T. không hiếm. Cái nhìn thiện cảm, không kỳ thị cũng chính là động lực giúp họ vượt qua bệnh tật, đồng thời trở thành kênh tuyên truyền, vận động cho cộng đồng phòng tránh HIV/AIDS.


    Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS của tuổi trẻ Điện Bàn. Ảnh: A.T

    Anh Nguyễn Thanh T., một người nhiễm HIV tại Điện Bàn, chia sẻ: “Hiện tại, tôi chỉ mong có được một công ăn việc làm ổn định, không bị phân biệt, kỳ thị để có thể phụ giúp gia đình, nuôi con cái ăn học”. Nguyện vọng của anh T. là nguyện vọng chính đáng của hàng trăm người nhiễm HIV khác trên địa bàn tỉnh. Anh T. tâm sự, chính thiện cảm, sự chở che của cộng đồng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người như anh chống chọi lại với bệnh tật, đồng thời tiếp tục đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội. “Chúng tôi mong muốn có một cái nhìn công bằng, thiện cảm hơn từ mọi người. Chúng tôi cũng còn khả năng lao động, còn có thể cống hiến. Đồng thời chúng tôi cũng muốn mọi người hiểu thêm về tác hại của căn bệnh này, tích cực ngăn ngừa, phòng tránh” - anh T. tâm sự.


    Từ ngày 10.11 đến ngày 10.12 năm nay được chọn là Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Đó là thông điệp mà chương trình muốn gửi gắm, để thay đổi hành vi, thái độ ứng xử của người dân đối với những trường hợp như chị T. anh T. Hàng loạt hoạt động nhằm truyền thông, vận động thay đổi hành vi, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã được triển khai như phân phát tờ rơi tuyên truyền, thông tin qua băng rôn, áp phích, tọa đàm về phòng chống HIV/AIDS tại các điểm nóng khu dân cư, trường học. Song song với đó, việc tư vấn người có nguy cơ cao thực hành các hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ về y tế được triển khai rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh đã từng bước phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa tác hại của căn bệnh này


    Sức lan tỏa trong cộng đồng


    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 849 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 410 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 310 người tử vong do AIDS. So với năm 2013, số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS và số tử vong do AIDS ở Quảng Nam đều giảm, nhưng không nhiều và chưa bền vững; 80% trường hợp nhiễm HIV chủ yếu nằm trong độ tuổi 20 - 40. Sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng và cả cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ được xem là giải pháp căn cơ nhất để hạn chế, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS. Theo đó, hàng loạt hoạt động tuyên truyền, phát động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Mới đây nhất, Trung tâm Y tế huyện Điện Bàn đã phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh tổ chức lễ phát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2014 tại điểm Trường THPT Nguyễn Khuyến (huyện Điện Bàn). Thông qua những hoạt động như tìm hiểu về HIV/AIDS, các phòng tránh, chuyển tải các thông điệp ý nghĩa bằng các cuộc thi vẽ tranh, câu hỏi kiến thức về HIV/AIDS, đông đảo cán bộ, đoàn viên thanh niên và các bạn học sinh đã được tuyên truyền về tác hại, hậu quả của HIV/AIDS cũng như các biện pháp phòng chống. Đặc biệt, người bị nhiễm HIV/AIDS đã trực tiếp sẻ chia tâm sự của mình, tạo nên một hiệu ứng sâu rộng đến các bạn trẻ với thông điệp mỗi người cần tự bảo vệ mình trước căn bệnh thế kỷ, đồng thời không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


    Anh Đặng Hữu Tú - Phó Bí thư Thường trực Huyện đoàn Điện Bàn cho biết: “Tuyên truyền, thay đổi nhận thức, chuyển tải các thông điệp ý nghĩa về HIV/AIDS thông qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, diễn kịch, vẽ tranh là cách hiệu quả để bạn trẻ hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó, tạo nên hiểu biết sâu rộng, thay đổi hành vi, giúp người trẻ có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa, phòng tránh”. Ông Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết thêm: “Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi hành vi theo hướng tích cực nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS luôn được triển khai thường xuyên, tích cực. Đây cũng được xem là cách hữu hiệu nhất để từng bước phòng chống dịch HIV/AIDS trong cộng đồng. Song song với đó, chúng tôi cũng đã triển khai xét nghiệm, tư vấn cho phụ nữ mang thai, tư vấn điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS, từng bước giúp họ ổn định sức khỏe, tâm lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ để họ có thể đóng góp, cống hiến cho xã hội”.


    PHƯƠNG GIANG


  17. #57
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Châu Thành
    Phát động tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS

    Cập nhật ngày: 08/12/2014 07:56:39

    Phát biểu tại buổi lễ phát động, ông Võ Ngọc Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm huyện Châu Thành yêu cầu gia đình, người thân của người nhiễm HIV/AIDS, các tổ chức xã hội và cộng đồng tăng cường hỗ trợ cho người nhiễm HIV, chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm; kêu gọi các tổ chức, đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo cho sự phát triển của địa phương và đảm bảo an sinh xã hội.

    Theo thống kê, huyện Châu Thành hiện có 237 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS là 62 trường hợp và 54 người đã tử vong. Tuy nhiên, con số nầy chỉ phản ánh số người được phát hiện.

  18. #58
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phường 12 (TP. Vũng Tàu): Ra mắt Câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS

    Cập nhật: 07:09, 09/12/2014 (GMT+7)

    Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014, ngày 7-12, phường 12 (TP. Vũng Tàu) ra mắt Câu lạc bộ (CLB) phòng chống HIV/AIDS. Ngay sau lễ ra mắt, CLB đã tổ chức buổi sinh hoạt lần đầu với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

    Các thành viên CLB được tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, đường lây bệnh nhiễm, cách phòng ngừa bệnh HIV/AIDS và các mục tiêu của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014.
    Những năm qua, tại phường 12, dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đã được mở rộng, số bệnh nhân điều trị ARV cũng tăng cao. Địa phương tập trung nhân rộng mô hình điều trị Methadone thay thế chất gây nghiện và đẩy mạnh chương trình can thiệp giảm hại giúp người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đến ngày 30-11, trên địa bàn phường 12 có 111 người nhiễm HIV; 85 người chuyển sang AIDS, 55 người tử vong do AIDS; số người được quản lý tại địa bàn là 42 người; số đang quản lý tại các trại: 10 người; số đang điều trị ARV: 35 người; có 2 trẻ nhiễm HIV được sinh ra từ người mẹ bị HIV/AIDS.

    TRẦN VĂN TỈNH

    (Trạm Y tế phường 12, TP. Vũng Tàu)
    http://baobariavungtau.com.vn/xa-hoi...7418/index.htm

  19. #59
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Huyện Cao Lãnh
    Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

    Cập nhật ngày: 10/12/2014 08:08:11

    Sáng 9/12, Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân (BCĐ CSSKND) huyện Cao Lãnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số với chủ đề “Duy trì mức sinh thấp, hợp lý vì sự phát triển bền vững của đất nước” và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm HIV”. Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, học sinh và quần chúng nhân dân trên địa bàn tham dự.

    Gần 1.000 đại biểu, đoàn viên, thanh niên, học sinh, quần chúng nhân dân tham dự lễ mít tinh
    Phát biểu tại lễ phát động, ông Trần Văn Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ CSSKND huyện Cao Lãnh đề nghị các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động, phối hợp chặt chẽ nâng cao nhận thức trong nhân dân, đặc biệt là đối tượng vị thành niên về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao chất lượng dân số”.

    Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo quần chúng nhân dân đã tham gia diễu hành trên tuyến đường chính của huyện.
    BÍCH LIỄU
    http://www.baodongthap.com.vn/

  20. #60
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ năm, 11/12/2014 09:16


    Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với với người nhiễm HIV/AIDS”. Thông qua các hoạt động của tháng hành động nhằm kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và cả cộng đồng cùng tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn Tiến sỹ Đỗ Văn Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.


    Ra quân phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Ninh Bình. Ảnh: Trần Đức

    P.V: Thưa đồng chí, những năm qua, những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chăm sóc về mặt sức khỏe như thế nào?

    Đ/c Đỗ Văn Dung: Trong những năm qua, cũng như các địa phương khác trong toàn quốc, cả hệ thống chính trị của tỉnh cùng vào cuộc để triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định về phòng, chống HIV/AIDS tới toàn thể các tầng lớp nhân dân, những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS. Về cơ bản, các tầng lớp nhân dân đã có kiến thức, thái độ và hành vi tốt trong phòng, chống HIV/AIDS.

    Tính đến ngày 30-11-2014, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống trên địa bàn tỉnh là 1.769 người; số bệnh nhân AIDS còn sống là 990 trường hợp, trong đó có 849 bệnh nhân (trong đó có 24 trẻ em) được điều trị thuốc kháng vi rút (đạt 85,8%). Hoạt động chăm sóc và điều trị hiện nay tại tỉnh chủ yếu do Qũy toàn cầu hỗ trợ. Tỉnh ta đã duy trì điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị tại 2 phòng khám ngoại trú (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn), 5 điểmđiều trị ngoại trú (Bệnh viện đa khoa huyện Hoa Lư, Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn, Bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan, Trung tâm 06, Trại giam Ninh Khánh) và 12 điểm cấp phát thuốc tại các xã, phường.


    Đến nay, đã chuyển 210 bệnh nhân về 12 điểm cấp phát thuốc tại trạm Y tế xã. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị người nhiễm được triển khai có hiệu quả ở tất cả các tuyến y tế, đặc biệt công tác này đang triển khai có hiệu quả tại cộng đồng. Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và khách hàng của phụ nữ bán dâm đã được hưởng dịch vụ cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí (chỉ tiêu thực hiện đạt trên 80%). Những người nghiện chất dạng thuốc phiện đã và đang mở rộng diện được cai nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone).


    Hiện tại trong tỉnh đã triển khai 2 cơ sở điều trị thuốc methadone cho 267 bệnh nhân (đạt 65% chỉ tiêu được giao). Đây là giải pháp rất hiệu quả, ngoài giải quyết vấn đề điều trị nghiện ma túy, làm giảm đáng kể lây truyền HIV, viêm gan B, viêm gan C qua đường máu và tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân AIDS đang dùng thuốc ARV. Trong năm 2014, lũy tích có khoảng 19.000 phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV (đạt trên 90%), trong số đó đã phát hiện được 14 bà mẹ nhiễm HIV và được điều trị dự phòng lây truyền mẹ sang con đạt tỷ lệ trên 75%.


    Tuy nhiên, dự kiến do cắt giảm kinh phí từ các tổ chức quốc tế, chương trình mục tiêu quốc gia, trong năm 2015 và các năm tiếp theo tỉnh Ninh Bình sẽ có thể nhận thêm gần 500 bệnh nhân AIDS hiện đang điều trị ARV tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vấn đề đặt ra là địa phương phải chủ động một lượng kinh phí không nhỏ chi trả thuốc ARV để điều trị suốt đời cho bệnh nhân AIDS.


    P.V: Đồng chí có thể cho biết tình hình hòa nhập cộng đồng của những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh?


    Đ/c Đỗ Văn Dung:
    Sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS cũng còn nhiều vấn đề cần phải chia sẻ và quan tâm. Sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm. ở đâu, vào thời gian nào sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm giảm, ít hoặc không có thì ở đó, khi sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm được cải thiện và tốt hơn. Với người nhiễm HIV/AIDS, họ hơn bao giờ hết luôn mong được hỗ trợ chăm sóc, điều trị, được tôn trọng, được bảo vệ các quyền công dân, luôn khao khát và chủ động hòa nhập cộng đồng.


    Thực tế cho thấy, những năm gần đây sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS có sự cải thiện đáng kể, nhiều địa phương đã coi căn bệnh HIV/AIDS là một trong những bệnh nhiễm trùng thông thường khác và hoàn toàn không có sự mặc cảm với căn bệnh này. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS đã vượt qua được mặc cảm, kỳ thị, tích cực hòa nhập cộng đồng thông qua việc công khai danh tính, tình trạng bệnh tật, tham gia sản xuất, lao động. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều câu lạc bộ của người nhiễm HIV/AIDS như: câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”, “Khát vọng tình thương”, “Mái ấm tình thương”, “Hoa ngọc lan”... là địa chỉ để những người có H giao lưu, gặp gỡ, giúp đỡ lẫn nhau.


    Đây cũng là hình thức giúp quản lý những người có H, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để hạn chế tình trạng lây nhiễm ra cộng đồng. Nhiều trường hợp công khai tình trạng phơi nhiễm, giúp nhau trong cuộc sống hàng ngày, tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, quan niệm và sự nhìn nhận của cộng đồng, xã hội về HIV/AIDS đã có sự thay đổi cơ bản. Nhiều người đã nhận thức và hiểu đúng HIV là một loại bệnh tật và những người mắc căn bệnh này đã được chăm sóc, tư vấn, điều trị, thăm hỏi, động viên như những người mắc bệnh khác.


    Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử ở các mức độ, hình thức khác nhau, vì thế đã trở thành rào cản không nhỏ cho sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm cũng như bảo đảm các quyền của người nhiễm; là rào cản trong công tác dự phòng HIV/AIDS, tới việc tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm, các can thiệp giảm hại...


    P.V: Chủ đề của Tháng hành động năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Theo đồng chí, để thực hiện hiệu quả chủ đề này, cần phải quan tâm đến những vấn đề gì?


    Đ/c Đỗ Văn Dung:
    “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” cần phải được xem là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm và gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể thông qua việc thực hiện hiệu quả công tác huy động sự tham gia tích cực của cả cộng đồng và sự phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.


    Trong đó, cần quan tâm thực hiện tốt công tác truyền thông nhằm làm thay đổi hành vi cho gia đình, cộng đồng và xã hội để có đầy đủ kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIDS, từ đó không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Làm tốt công tác tư vấn với người nhiễm HIV/AIDS để họ không tự kỳ thị, phân biệt đối xử. Khi người bệnh biết bị nhiễm HIV/AIDS, thường bị khủng hoảng cả về tâm lý lẫn hành vi, vì thế rất cần sự tư vấn, chia sẻ, giúp đỡ của người thân, gia đình, cộng đồng, cơ quan chuyên môn... để nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng, thăng bằng về tâm lý và hành vi, tự làm chủ bản thân và có các quyết định đúng về vấn đề sức khỏe của mình; sớm có được tính tự giác, tự tin và tự lực trong cuộc sống, có thể chủ động công khai danh tính của bản thân.


    Bên cạnh đó, cần phát hiện sớm người nhiễm HIV và cung cấp thuốc ARV cũng như các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khác cho người nhiễm tại cộng đồng. Điều trị thuốc ARV sớm cho người nhiễm HIV/AIDS là cách dự phòng lây nhiễm HIV bền vững nhất. Thực tế cho thấy, làm tốt công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV, chúng ta sẽ quản lý tốt được người bệnh. Đồng thời, quan tâm thành lập và duy trì tốt các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS cho người nhiễm và các tầng lớp nhân dân tham gia. Nếu mô hình này được phát huy, sẽ tạo điều kiện tốt cho người nhiễm tự giác, tự tin và tự lực trong chăm sóc, điều trị bệnh và trong cuộc sống.


    P.V: Xin cảm ơn đồng chí!


Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 18 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 18 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •