Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: 5 loại vitamin cơ thể cần trong mùa đông

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    5 loại vitamin cơ thể cần trong mùa đông

    Thứ tư, 10/12/2014 07:06
    Thời tiết ảm đạm mùa đông khiến cơ thể bạn không hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, buộc phải bổ sung từ các nguồn khác.

    Việc hấp thu các loại dưỡng chất thiết yếu dưới đây sẽ giúp bạn có sức khỏe trong mùa đông.


    1. Vitamin C


    Mùa đông đến đánh dấu sự xuất hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, ho, sốt và cúm. Vitamin C được biết đến là tăng cường hệ miễn dịch vì về bản chất nó là một chất chống oxy hóa. Vitamin C cũng rất có lợi cho sự tái tạo da nhờ có thuộc tính tăng cường collagen. Nó cũng giúp làm sáng da.
    Ảnh: drugfreedoctor.
    TS Amrapali Patil cho biết ở nhiều nơi, bổ sung thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi mùa đông khắc nghiệt, vì vậy, việc hấp thu sắt có thể bị giảm đi. Sắt được hấp thụ tối đa trong vitamin C, do vậy vitamin này cũng giúp duy trì hàm lượng sắt trong máu.


    Vitamin C có thể được tìm thấy ở một số loại quả như cam, chanh ngọt, chanh cũng như quả chà là và các loại rau như rau dền. Ngày nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng sử dụng các viên bổ sung vitamin C.


    2. Vitamin D


    Vitamin là cần thiết quanh năm, nhưng thời tiết ảm đạm và nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông khiến cho việc hấp thu loại vitamin này trở nên cần thiết hơn. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Neeraj Gandhi giải thích: “Việc đi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một khoảng thời gian nào đó trong ngày là rất quan trọng. Xương bị ảnh hưởng nhiều trong mùa đông, nhiều người bị đau khớp nặng hơn trong mùa này. Việc hấp thu lượng lớn vitamin D rất có lợi”.


    TS Patil bổ sung: “Một người dưới 70 tuổi nên hấp thu 600 đơn vị quốc tế (IU) ánh sáng mặt trời, cũng được gọi là lượng cần thiết hàng ngày. Vì vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút vào sáng sớm là rất quan trọng”.


    Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D lớn nhất. Chúng ta nên đi ra ngoài để nhận được liều thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ nguồn vitamin D tự nhiên này thì có thể bổ sung thêm từ các loại sữa và ngũ cốc có chứa vitamin D trên thị trường.


    3. Vitamin E


    Loại vitamin này giúp tái tạo da nhờ thuộc tính dưỡng ẩm. Da thường bị bong tróc trong mùa đông, vì vậy, hấp thu loại vitamin này là rất quan trọng. Vitamin E có thể được tìm thấy ở thịt, cá cũng như các loại rau như rau bina, súp lơ xanh …Các loại hạt cũng như quả me là nguồn vitamin E đặc biệt phong phú.


    4. Vitamin B tổng hợp


    Toàn bộ nhóm vitamin B từ B1 tới B12 là rất cần thiết trong mùa đông. Ví dụ, vitamin B6 (pyridoxin) giúp da mịn màng trong khi B2 (Riboflavin) giúp chữa viêm mép, hiện tượng nẻ bong da môi hoặc góc miệng.

    B1(Thiamine) giúp chữa da bị bong vảy. Trong khi các loại vitamin khác như A, D và E hòa tan trong chất béo, thì toàn bộ vitamin nhóm B hòa tan trong nước.


    Vitamin B tổng hợp có thể được tìm thấy trong trứng, rau lá xanh, gan gà, cá…


    5. Omega-3


    Không phải là một loại vitamin, nhưng omega-3 có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong mùa đông. Axít béo Omega-3 duy trì hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.


    Nhiều người bị đau khớp trong mùa đông. Omega-3 làm giảm đáng kể độ cứng và đau khớp, vốn là các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, omega-3 cũng giúp xương chắc khỏe bằng cách tăng hàm lượng canxi trong cơ thể.


    Hạt lanh là nguồn axít béo omega-3 rất phong phú bên cạnh quả óc chó, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu...

    Theo Hải Ngân - VnExpress
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bổ sung vitamin đúng cách

    Thứ hai, 12/01/2015 15:48
    Vitamin rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên việc bổ sung Vitamin không đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hoặc thừa Vitamin quá mức cần thiết gây tổn hại đến sức khỏe.



    Ảnh: drugfreedoctor.



    Não bộ: Vitamin D


    Các nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin D giúp cải thiện khả năng hoạt động của não, tăng cường trí nhớ. Phơi nắng là cách đơn giản nhất để cơ thể có được loại vitamin này. Hơn nữa, vitamin D còn giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết và tuyến vú.


    Cơ thể tự sản sinh ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D cũng có trong một số thực phẩm như tôm, sò, cá, trứng, bơ...


    Mắt: Vitamin E


    Ngoài vitamin A, vitamin E cũng là một dưỡng chất cần thiết cho mắt. Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo, cũng là một trong những chất chống oxy hóa tốt nhất, có thể ức chế quá trình peroxide hóa lipid trong thủy tinh thể, giúp tránh tình trạng giãn mạch ngoại vi, cải thiện tuần hoàn máu và dự phòng phát sinh, tiến triển bệnh cận thị.


    Tim mạch: Axit béo omega-3


    Loại axit béo có trong dầu cá có thể làm giảm nồng độ triglyceride (chất làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim). Mỗi ngày uống 1.000mg axit béo omega-3 có thể bảo vệ tim mạch, giúp người mắc bệnh tim giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành (còn gọi là thiếu máu cơ tim).


    Thận: Vitamin B6


    Uống đủ nước là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của thận. Mỗi ngày bổ sung 40mg vitamin B6 cũng có thể giảm 60% nguy cơ bị sỏi thận. Vitamin B6 còn là vật chất cần thiết để chuyển hóa đường, chất béo trong cơ thể. Loại vitamin này cũng liên quan tới sự chuyển hóa của estrogen nên có tác dụng phòng tránh một số bệnh phụ khoa.


    Vi sinh vật trong đường ruột của người có thể tổng hợp ra vitamin B6, nhưng số lượng này rất ít. Thực tế, lượng cần thiết của vitamin B6 đối với cơ thể liên quan tới lượng protein được tiếp nạp. Chẳng hạn, với người thường ăn nhiều thịt cá thì nên chú ý bổ sung vitamin B6 nhằm tránh bị các bệnh mãn tính do thiếu vitamin này gây nên.


    Tuy nhiên, cần chú ý, không bổ sung dư thừa vitamin B6 vì sẽ dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ.


    Gan: Cây cúc gai


    Cúc gai được mệnh danh là thần dược bảo vệ gan. Tác dụng của các thuốc chiết xuất từ cây này giúp giảm viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan do rượu bia, giúp gan giải độc... Ngoài ra, cây cúc gai còn hỗ trợ kháng oxy hóa, lợi tiểu...


    Các dược phẩm có nguồn gốc từ cây cúc gai cần được bác sĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.


    Xương cốt: Vitamin C


    Ngoài việc tăng cường hệ thống miễn dịch, vitamin C còn cần thiết cho việc hình thành xương, khỏe da và chắc răng, cũng như việc sản xuất collagen. Cơ thể thiếu vitamin C sẽ gây ra nhiều bệnh như xuất huyết, loãng xương...


    Vitamin C cũng hỗ trợ phân giải chất béo, thúc đẩy hấp thụ sắt và là một chất chống oxy quan trọng. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin này quá nhiều sẽ gây loét dạ dày, tá tràng, viêm bàng quang.

    Vitamin C có nhiều trong hoa quả, như anh đào, họ cam quýt...


    Theo An ninh thủ đô

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vitamin B quan trọng với sức khỏe như thế nào

    Thứ năm, 22/01/2015 10:33
    Nếu mắc bệnh tim, thiếu máu, trí nhớ kém hay thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, đau đầu…. chứng tỏ bạn đang bị thiếu vitamin nhóm B.

    Theo Lan Lan - VnExpress

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ngừa bệnh do thiếu vitamin và chất khoáng

    Thứ tư, 04/02/2015 08:02
    Các vitamin (A, B, C, D...) và chất khoáng (sắt, kẽm...) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể.

    Các vitamin (A, B, C, D...) và chất khoáng (sắt, kẽm...) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Ví dụ, vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, làm bền thành mạch.


    Sắt có mặt trong mọi tế bào và rất cần thiết trong việc duy trì sự khoẻ mạnh của hệ miễn dịch, các cơ và điều chỉnh sự phát triển của các tế bào. Hầu hết chất sắt được dự trữ trong hemoglobin và myoglobin - 2 tế bào protein máu đỏ có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các mô và cơ trong cơ thể...
    Mặc dù trong cơ thể, các vitamin và chất khoáng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp, nhưng nếu thiếu sẽ gây ra những rối loạn, phát sinh bệnh tật liên quan đến việc thiếu các vitamin và chất khoáng...

    Ví dụ, thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà; thiếu vitamin C giảm sức đề kháng, gây chứng chảy máu dưới da; thiếu vitamin B1 gây phù; thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, viêm dây thần kinh; thiếu canxi gây co giật tay chân hay thiếu kali gây rối loạn nhịp tim.


    Thiếu sắt thường tăng dần theo thời gian và có liên quan đến chế độ ăn kém hoặc mất máu nhiều. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thiếu sắt gây thiếu máu. Các biểu hiện của thiếu sắt như: cơ thể yếu và mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, rụng tóc, đau đầu, móng yếu dễ gãy...


    Chế độ ăn uống góp phần bổ sung vitamin và chất khoáng




    Các vitamin và chất khoáng được cung cấp cho cơ thể qua thức ăn, nước uống hàng ngày. Nếu cơ thể khỏe mạnh, hấp thu tốt và bữa ăn phong phú, đa dạng thì không sợ thiếu các chất này.


    Vì vậy, để phòng ngừa thiếu vitamin và chất khoáng, cần ăn uống thức ăn có chứa đầy đủ chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể như ăn đa dạng các loại rau, củ, quả, thịt, cá, tôm, cua...


    Đối với người già, bệnh nặng kéo dài, sức khỏe suy giảm..., nên bổ sung các vitamin và chất khoáng dưới dạng thuốc để đáp ứng nhu cầu về vitamin, chất khoáng của cơ thể.


    Tuy nhiên, bổ sung loại vitamin hay chất khoáng nào, liều lượng cần bổ sung bao nhiêu và uống trong thời gian bao lâu... cần do bác sĩ chỉ định để tránh dùng thừa.
    Theo DS Hoàng Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vitamin B12: Dùng không đúng như lửa đổ thêm dầu

    Thứ ba, 27/10/2015 07:56

    Việc dùng vitamin B12 không theo chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là những người bệnh ung thư, dùng B12 sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.



    Vitamin B12 có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể.

    Đồng thời, vitamin B12 cũng tham gia vào quá trình nhân lên của hồng cầu. Chính vì thế vitamin B12 thường được chỉ định để điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to, viêm dây thân kinh.


    Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân ung thư

    Đối với những bệnh nhân ung thư, việc bổ sung vitamin B12 giống như “lửa đổ thêm dầu” không chỉ không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn là nguyên nhân khiến cho bệnh xấu đi.

    Chúng ta đều biết ung thư là sự phát triển của các tế bào vô tổ chức, vì cơ thể có sức đề kháng cộng thêm phương pháp trị liệu của bác sĩ nên các tế bào ung thư bị kìm hãm. Nếu các tế bào ung thư trở nên mạnh mẽ hơn sức đề kháng của cơ thể thì chúng sẽ tấn công và phá vỡ cấu trúc ADN của cơ thể. Cấu trúc bị phá vỡ sẽ được thay thế bằng cấu trúc ADN mới và dẫn đến phát bệnh ung thư. Điều đáng nói là vitamin B12 lại khiến cho các tế bào ung thư này phát triển bền vững.

    Theo TS. Lê Thị Kim Loan (Trưởng khoa Bào chế, Viện Dược liệu, Bộ Y tế): “Vitamin B12 tham gia vào quá trình phân chia tế bào mà những bệnh nhân bị ung thư thì cần kìm hãm lại sự phân chia này. Nếu bổ sung vitamin B12 vào cơ thể thì sẽ kích thích và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư, làm các liên kết giữa chúng trở nên mạnh mẽ và bền vững hơn từ đó bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì thế mà những bệnh nhân ung thư không được sử dụng B12”.

    Ngoài bệnh nhân ung thư thì các trường hợp như: thiếu máu không rõ nguyên nhân; bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần thuốc cũng không nên sử dụng B12.

    Không phải thuốc bổ



    Nhiều người do không đủ kiến thức nên vẫn cho rằng vitamin B12 là thuốc bổ máu mà không biết việc lạm dụng vitamin B12 đối với những người không thiếu chất này là không cần thiết, không giúp ích gì cho cơ thể, thậm chí có thể mang lại bất lợi cho cơ thể.



    Theo TS. Lê Thị Kim Loan: "Vitamin nói chung và vitamin B12 nói riêng thực chất không phải là thuốc bổ và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết, khi cơ thể thiếu vitamin B12 mà cơ thể không thể hấp thu được qua các thực phẩm tự nhiên, lúc này mới được dùng B12 với điều kiện là chỉ được cung cấp liều lượng bằng với liều lượng cần thiết của cơ thể và phải tuân thủ tuyệt đối vào chỉ định của bác sĩ".

    Theo Thư Thư - Sức khỏe gia đình

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •