Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 40 của 54

Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV

  1. #21
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương IV
    GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    Câu 27. Trẻ em và người nhiễm HIV có được đến trường và được học tập không?
    Trả lời:
    , xin khẳng định với bạn là người nhiễm HIV có quyền bình đẳng, quyền được học văn hoá, học nghề như mọi công dân trong xã hội. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã xác định: Người nhiễm HIV có quyền được học văn hoá, học nghề. Để đảm bảo được quyền này, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định các cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau:
    “a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
    b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
    c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
    d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học”.
    Câu 28. Xin hỏi việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV (hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV) đối với học sinh, sinh viên, học viên có đúng không?
    Trả lời:
    Không, việc yêu cầu sinh viên phải xét nghiệm HIV là trái pháp luật.Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học. Do vậy, việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV với học sinh, sinh viên, học viên là không đúng theo quy định của pháp luật.



  2. #22
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương V
    LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
    Câu 29. Người nhiễm HIV có quyền được làm việc không? Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS?
    Trả lời:
    Ngoại trừ những qui định tại khoản 1 điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP, người nhiễm HIV có quyền được bình đẳng, quyền được làm việc như mọi công dân trong xã hội. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên của mình về HIV và không được kỳ thị phân biệt đối xử với nhân viên là người nhiễm HIV.
    Quyền này đã được khẳng định tại điểm c Khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
    a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biên pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị mình;
    b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
    c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
    d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV theo quy định của pháp luật”.
    3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đối với người lao động:
    “a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
    b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;


    c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
    d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này”.
    Câu 30. Tôi mới tốt nghiệp ra trường, tôi nộp hồ sơ xin việc tại một công ty xuất khẩu may mặc. Ở vòng sơ tuyển, công ty đã yêu cầu tôi phải lấy máu để xét nghiệm HIV. Xin hỏi, xét nghiệm HIV có phải là điều kiện bắt buộc trước khi tuyển dụng lao động không?
    Trả lời:
    Không, ngoại trừ 2 lĩnh vực nghề nghiệp được qui định dưới đây thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV/AIDS với người dự tuyển lao động là trái pháp luật. Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng chống HIV/AIDS: “Người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động hoặc từ chối tuyển dụng người lao động vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ”.


    Theo Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP, quy định như sau:
    1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
    a) Thanh viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
    b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng...”
    Theo quy định nêu trên, nếu vị trí trong công ty mà bạn dự tuyển không thuộc danh mục nghề nêu trên thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng với bạn là vi phạm pháp luật.
    Câu 31. Tôi làm kế toán ở xí nghiệp X đã lâu. Khi biết tôi bị nhiễm HIV, giám đốc công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi. Xin hỏi, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc xí nghiệp có đúng không?
    Trả lời:
    Không, hành động đó là trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 14 khoản 2 điểm a của Luật Phòng chống HIV/AIDS thì: “Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động bị nhiễm HIV”.
    Như vậy, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc đối với bạn vì lý do bạn bị nhiễm HIV là vi phạm pháp luật. Bạn được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của giám đốc công ty theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.



  3. #23
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương VI
    HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
    Câu 32. Người bị nhiễm HIV có quyền kết hôn không?
    Trả lời:

    , người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền được kết hôn như mọi người khác khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000).

    Tuy nhiên, vì HIV có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục cho nên nếu bị nhiễm HIV thì bạn cần phải thông báo cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết về tình trạng nhiễm HIV của mình. Tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng chống HIV/ AIDS đã quy định người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ: "Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết". Sau khi được thông báo mà người đó vẫn đồng ý kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu sau khi được thông báo mà người đó không đồng ý kết hôn với bạn thì bạn cũng nên tôn trọng quyết định đó.
    Câu 33. Vợ chồng tôi đều nhiễm HIV, chúng tôi có một cháu bé 24 tháng tuổi. Do mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn, nhưng tôi sợ không được quyền nuôi con vì chồng tôi và nhà chông muốn giành quyền nuôi cháu. Vậy xin hỏi, nếu ly hôn tôi có được quyền nuôi con không?


    Trả lời:
    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 92 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “… Về nguyên tắc, con duới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”. Theo quy định này thì con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp người mẹ từ chối). Do vậy, theo quy định nêu trên, nếu ly hôn thì bạn có quyền nuôi con.
    Câu 34. Vợ chồng tôi bị nhiễm HIV chồng tôi đã mất. Chúng tôi có 1 cháu nhỏ 04 tuổi (cháu không bị nhiễm HIV). Vì thiếu hiểu biết nên tôi không dám chăm sóc cháu mà để bà nội nuôi cháu từ năm 2003 đến nay. Nay tôi muốn được nuôi con nhưng bà nội cháu không đồng ý vì cho rằng tôi không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi cháu. Tôi có được quyền nuôi con tôi không?
    Trả lời:
    - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ chăm sóc trẻ thuộc về bạn và chồng bạn. Khi chồng bạn mất thì việc nuôi con cũng là quyền và là nghĩa vụ của bạn. Bà nội của cháu chỉ được quyền nuôi con của bạn khi bạn không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng cháu và bạn có yêu cầu bà nội chăm sóc cháu. Xin hãy tham khảo thêm điều 34 và 36 của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2000 để có thêm thông tin về vấn để này hoặc liên hệ với Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý tại địa phương hoặc đường dây nóng về HIV để được tư vấn thêm.


    - Để bảo vệ quyền nuôi con của mình, trước hết bạn nên gặp bà nội cháu phân tích cho bà cháu hiểu rằng: Việc bà không đồng ý cho bạn nuôi dưỡng cháu là không đúng theo quy định của pháp luật. Nếu sau đó, bà nội của cháu vẫn chưa đồng ý để bạn nuôi con thì bạn có thể nhờ uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bà nội cháu sinh sống can thiệp. Nếu sự can thiệp của chính quyền địa phương không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi quyền nuôi con đến toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bà nội cháu đang sinh sống.

  4. #24
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương VII
    THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
    Câu 35. Cơ quan thông tin đại chúng có được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV không? Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về vấn đề này như thế nào?
    Trả lời:
    Không, cơ quan thông tin đại chúng không được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV. Khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi: "Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp Điều 30 của Luật này” (tham khảo câu 14 ở trên).
    Câu 36. Công việc của tôi thường xuyên phải đi công tác và tôi thường sống xa gia đình. Tôi nghe mọi người nói những người như tôi có nguy cơ nhiễm HIV. Tôi có thể tìm hiểu thông tin về HIV ở đâu để tôi có thể tránh được các nguy cơ cho mình và những người khác?
    Trả lời:
    Theo khoản 14 điều 1 của Luật phòng chống HIV/AIDS thì những người thường xuyên di chuyển được xếp vào Nhóm người di biến động.
    “Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình và thay đổi nơi ở và nơi làm việc”.
    Tại Điều 16 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm người di biến động như sau:


    "1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương mình.
    2. Chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, đậu tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hoá, xã hội khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thích hợp cho người sử dụng dịch vụ tại cơ sở của mình.
    3. Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
    4. Cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động, người đi học".



  5. #25
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương VIII
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH SỰ
    Câu 37. Xin cho biết những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS?
    Trả lời:
    Theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
    “1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
    2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
    3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
    4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
    5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
    6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
    7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
    8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
    9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
    10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
    11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
    12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật”.
    Ngoài những hành vi nêu trên, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm:


    1. “Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.
    3. Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí”.
    Câu 38. Tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự?
    Trả lời:
    Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự như sau:
    "1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì sẽ bị phạt tù. Thời gian nhận hình phạt từ một năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. phu thuộc vào một trong các trường hợp cụ thể khi hành động phạm tội xảy ra:
    a) Đối với nhiều người;
    b) Đối với người chưa thành niên;
    c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
    d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    e) Hoạt động có tổ chức;
    f). Lợi dụng nghề nghiệp.
    2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".


    Câu 39. Chế độ giam giữ đối với phạm nhân là người nhiễm HIV được pháp luật quy định như thế nào?
    Trả lời:
    Theo Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và các văn bản hướng dẫn thi hành thì phạm nhân không bị giam riêng vì lý do bệnh tật. Khi ốm đau, họ được khám và chữa bệnh ở bệnh xá của trại giam, trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế trại giam thì được chuyển đến chữa trị ở các bệnh viện của Nhà nước. Quy chế phòng, chống HIV/AIDS trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được ban hành kèm theo Quyết định số 511/QĐ-BCA(V26) ngày 03/09/1999 của Bộ Trưởng Bộ Công an cũng đã quy định: “ Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS không nhất thiết phải bố trí thành đội quản lý và cải tạo riêng” (Điều 5 của Quy chế).
    Điều đó cũng phù hợp với nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS là đảm bảo không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
    Tuy nhiên, trại giam cũng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, tư vấn để từng phạm nhân hiểu biết về căn bệnh này để có ý thức chủ động phòng ngừa lây nhiễm nhằm tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ những người xung quanh.
    Câu 40. Người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS giai đoạn cuối có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không?


    Trả lời:
    Không, tuy nhiên toà án sẽ có thể có hình thức giảm hoặc hoãn thi hành án đối với bệnh nhân AIDS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự thì tình trạng nhiễm HIV của người phạm tội không thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cũng theo Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS không phải là trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình đã thực hiện.
    Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 42 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối như sau:
    “1. Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
    2. Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án phạt tù.
    3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; hoãn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.


    4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao quy định cụ thể điều kiện công nhận người bi bệnh AIDS giai đoạn cuối quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
    Câu 41. Pháp luật có hạn chế gì đối với việc cư trú, đi lại của người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ không?
    Trả lời:
    Không có qui định nào hạn chế quyền của người sống chung với HIV/AIDS và gia đình họ về nơi cư trú. Người sống chung với HIV có các quyền tương tự như mọi công dân Việt Nam khác liên quan đến việc quyết định nơi cư trú theo qui định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1992 thì: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp cũng quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
    Để thực hiện các quy định của Hiến pháp, tại Điều 3 Luật Cư trú đã quy định:
    "Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
    Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định."
    Quyền tự do cư trú của người nhiễm HIV cũng chỉ bị hạn chế như mọi người khác trong một số trường hợp theo quy định của Điều 10 của luật Cư trú nêu trên.


    Câu 42. Chồng tôi được dùng thuốc ARV miễn phí của nhà nước. Khi chồng tôi chết vẫn còn lại một ít thuốc ARV, tôi có thể lấy thuốc bán cho người khác được không ?
    Trả lời:
    Không, bạn cần phải báo ngay cho cơ quan quản lý dự án có thẩm quyền về việc chồng của bạn đã mất để cơ quan đó ngừng cấp thuốc cho chồng của bạn và nộp lại thuốc thừa.
    Tại Khoản 11 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, việc bán thuốc kể trên được coi là hành vi bị nghiêm cấm vì “Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”.
    Cũng tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí” .
    Câu 43. Bố mẹ chồng tôi mất năm 2003 nhưng không để lại di chúc. Cùng năm 2003, chồng tôi cũng bị mất vì AIDS. Vậy xin hỏi, con của chúng tôi có được hưởng thừa kế tài sản của ông bà nội để lại mà lẽ ra bố cháu được hưởng không?
    Trả lời:
    Theo bộ luật Dân sự năm 2005 thì chồng bạn được hưởng thừa kế theo pháp luật tài sản của bố mẹ để lại..Tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế thế vị theo pháp luật như sau:
    “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
    Chồng bạn đã chết cùng thời điểm với bố mẹ anh ấy. Do vậy, con của bạn sẽ được hưởng phần di sản (thừa kế thế vị) mà cha của cháu được hưởng.



  6. #26
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (hiv/aids)

    ICD-10 B20-B24: Acquired immunodeficiency syndrome
    Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
    1. Đặc điểm của bệnh:
    1.1. Định nghĩa ca bệnh:

    - Ca bệnh lâm sàng: Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan đến HIV như tình trạng sụt cân, các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về thể lực. Người nhiễm HIV có các bệnh lý lâm sàng giai đoạn IV được coi là AIDS, các bệnh lý cụ thể là:
    Với người lớn và vị thành niên trên 15 tuổi:
    + Hội chứng suy mòn do HIV (sụt > 10% trọng lượng cơ thể, cộng với tiêu chảy mạn tính không rõ căn nguyên > 1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài không rõ căn nguyên > 1 tháng).
    + Có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
    + Và/hoặc hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng trước đó.
    Với trẻ em:
    + Suy mòn nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng không rõ nguyên nhân không đáp ứng thích hợp với điều trị thông thường
    + Có bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
    - Ca bệnh xác định:
    + Xác định trường hợp nhiễm HIV: Một người được xác định nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh của người đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý, kháng nguyên khác nhau và do những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế cho phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
    + Xác định ca bệnh AIDS: Người nhiễm HIV có TCD4 ≤ 200 tế bào/mm3 được coi là suy giảm miễn dịch nặng. Nếu không có xét nghiệm TCD4, tổng số tế bào Lympho có thể sử dụng thay thế. Người nhiễm HIV có tổng số Lympho ≤ 1200 tế bào/mm3 và các triệu chứng liên quan đến HIV cũng được coi là suy giảm miễn dịch nặng. Tình trạng suy giảm miễn dịch của trẻ nhiễm HIV được đánh giá qua số tế bào TCD4 theo lứa tuổi và tỷ lệ TCD4/ tế bào Lympho.
    1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Người nhiễm HIV có thời gian nhiều năm khoẻ mạnh như người bình thường mà không có bất cứ biểu hiện gì. Ngay cả khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc người nhiễm ở giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV (AIDS), trên lâm sàng thường được biểu hiện bằng các nhiễm khuẩn cơ hội của rất nhiều cơ quan như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, nhiễm nấm hoặc ung thư v.v... Do vậy, chỉ có xét nghiệm HIV mới có thể xác định chắc chắn một người có nhiễm HIV hay bị AIDS hay không.
    1.3. Xét nghiệm
    - Loại mẫu bệnh phẩm: Mẫu bệnh phẩm hiện nay được sử dụng là máu. Một số loại xét nghiệm sử dụng các mẫu bệnh phẩm là nước bọt hoặc nước tiểu cũng đang được nghiên cứu.
    - Phương pháp xét nghiệm: Cho đến nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HIV, có thể tóm tắt một số phương pháp chủ yếu sau:
    + Xét nghiệm phát hiện kháng thể: Hầu hết các xét nghiệm HIV hiện nay là xét nghiệm huyết thanh dựa trên nguyên lý phát hiện kháng thể. Có rất nhiều loại xét nghiệm phát hiện kháng thể như kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV, kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA, thử nghiệm chấm - thấm (thử nghiệm nhanh), thử nghiệm miễn dịch điện di Western blot, thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA) v.v... ưu điểm của các xét nghiệm phát hiện kháng thể là nhanh, kỹ thuật không quá khó, giá thành vừa phải. Tuy nhiên, nhược điểm là độ nhạy và độ đặc hiệu của một số sinh phẩm hạn chế, do vậy phải kết hợp các chiến lược khác nhau khi cần chẩn đoán xác định nhiễm HIV.
    + Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV: Sinh phẩm phát hiện kháng nguyên hiện nay chủ yếu là phát hiện kháng nguyên p24 tự do. Ưu điểm của xét nghiệm này là phát hiện trực tiếp kháng nguyên nên chỉ ra được tình trạng nhiễm HIV ngay cả khi chưa có đáp ứng kháng thể. Tuy nhiên, đây cũng là xét nghiệm khó và tốn kém.
    + Nuôi cấy HIV: Người ta cũng đã có thể nuôi cấy được HIV trong môi trường PHA có yếu tố tăng sinh tế bào. Việc nuôi cấy HIV có thể có ích trong việc giám sát sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên hạn chế của nuôi cấy HIV là tốn kém, cần nhiều thời gian và nguy cơ tiếp xúc với nồng độ cao HIV.
    + Kỹ thuật lai ghép phân tử hoặc sử dụng phản ứng chuỗi men polimeraza (PCR). Ưu điểm của phương pháp này là có thể chẩn đoán sớm nhiễm HIV qua việc phát hiện ARN hoặc ADN của HIV. Tuy nhiên, phương pháp này khó về kỹ thuật, độ nhạy cũng như độ đặc hiệu của nó chưa rõ và giá thành cũng khá đắt.
    - Chiến lược/phương cách xét nghiệm: Các phương cách xét nghiệm HIV phụ thuộc vào mục đích xét nghiệm và tỷ lệ nhiễm HIV ở từng nhóm đối tượng:
    + Phương cách I (áp dụng cho công tác an toàn truyền máu): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách I khi mẫu đó dương tính với một trong các thử nghiệm như: ELISA, SERODIA hay thử nghiệm nhanh. Trong truyền máu, mẫu máu được xét nghiệm với phương cách I nếu dương tính hay nghi ngờ đều phải loại bỏ.
    + Phương cách II (áp dụng cho giám sát trọng điểm): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách II khi mẫu đó dương tính cả 2 lần xét nghiệm bằng 2 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
    + Phương cách III (áp dụng cho khẳng định các trường hợp nhiễm HIV): Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách III khi mẫu đó dương tính cả 3 lần xét nghiệm bằng 3 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
    2. Tác nhân gây bệnh
    - Tên tác nhân: Tác nhân gây bệnh là do vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV - Human immunodeficiency virus). Đây là loại vi rút có men sao chép ngược. Hiện nay, người ta xác định có hai loại HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là nguyên nhân chính gây AIDS trên toàn thế giới. HIV-2 tìm thấy chủ yếu ở Tây Phi và khả năng lây truyền cũng như gây bệnh ít hơn so với HIV-1.
    - Hình thái: HIV thuộc họ Retroviridae, có dạng hình cầu, kích thước khoảng từ 80-120 nm. Cấu tạo gồm 3 lớp:
    + Lớp vỏ ngoài là màng lipit kép. Gắn lên trên màng này có các gai nhú là phân tử glucoprotein gồm gp120 và các yếu tố xuyên màng gp41.
    + Lớp vỏ trong: Gồm 2 lớp protein là p17 và protein lõi p24. Đây là kháng nguyên quan trọng để chẩn đoán nhiễm HIV.
    + Lõi gồm 2 sợi ARN có các men gắn kết, men tổng hợp và men sao chép ngược. Nhờ men sao chép ngược nên khi xâm nhập vào tế bào, vi rút có thể tổng hợp ADN 2 vòng. Đoạn cuối hai đầu của AND mới tạo này có khả năng gắn được ổn định vào nhiễm sắc thể ADN của tế bào và trở thành 1 tiền vi rút. Tiền vi rút này sẽ như một gen của tế bào bị nhiễm vi rút và có thể tồn tại thầm lặng không phát triển và truyền sang cho thế hệ tế bào sau khi có phân bào. Nó cũng có thể nhờ men ribonuclease của tế bào nhiễm để tạo ra ARN truyền tin giúp tạo ra các protein của vi rút hoàn chỉnh. Đây là một đặc trưng của HIV và gây khó khăn cho việc sản xuất các thuốc để tiêu diệt HIV khi nó trong tế bào và lại gắn vào ADN của tế bào. Tính biến đổi gien của HIV là rất lớn và cũng là một đặc trưng quan trọng. Do vậy, nó gây khó khăn cho việc phát triển vắc xin phòng HIV cũng như sản xuất thuốc điều trị.
    - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: HIV là vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hoá ở môi trường bên ngoài cơ thể. Các nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, trong giọt máu hoặc dịch cơ thể khô, HIV chỉ có thể tồn tại được từ vài phút đến vài giờ tuỳ thuộc vào môi trường. HIV cũng rất dễ bị tiêu diệt bởi tác động của nhiệt độ và chất sát khuẩn, nó bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%. Trong bơm kim tiêm có chứa máu không bị khô, chúng có thể tồn tại thậm chí đến vài ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS, chưa rõ HIV có thể tồn tại bao lâu nhưng một số nghiên cứu cho rằng chúng tồn tại trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, ở nhiệt độ dưới 00C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.
    3. Đặc điểm dịch tễ học
    3.1. Trên thế giới
    - Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 6 năm 1982 tại Los Angeles (Mỹ) trên 5 người tình dục đồng giới nam bị nhiễm trùng Pneumocytis Carini do suy giảm miễn dịch mắc phải. Sau đó nhiều nơi cũng lần lượt công bố các ca bệnh lâm sàng liên quan đến dấu hiệu suy giảm miễn dịch mắc phải. Đặc biệt từ khi phát triển ra các phương pháp xét nghiệm HIV, người ta thấy HIV có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới.
    - Theo báo cáo của Chương trình phối hợp liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), cuối năm 2007 toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, với khoảng 30,8 triệu là ngưòi lớn và khoảng 2,5 triệu trẻ em. Tổng số người nhiễm HIV được chia đều cho cả nam và nữ với tỷ lệ là 50:50. Vùng cận Sahara (Châu Phi) có số người hiện nhiễm HIV cao nhất khoảng 24,5 triệu người, tiếp đến là vùng Đông Nam Á khoảng 4 triệu người. Các vùng còn lại trên thế giới đều có người nhiễm HIV nhưng với số lượng và tỷ lệ thấp. Những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trên tổng dân số có xu hướng không tăng do số nhiễm mới có xu hướng chững lại, số người được tiếp cận và điều trị thuốc kháng vi rút nhiều hơn và tuổi thọ bình quân trên đầu người chung toàn thế giới có xu hướng tăng lên.
    3.2. Tại Việt Nam
    - Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990. Tính đến ngày 31/12/2007 số người nhiễm HIV còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 121.734 người; có 27.669 bệnh nhân AIDS và 34.476 trường hợp đã tử vong do HIV/AIDS. Nhiễm HIV trên đối tượng nghiện chích ma tuý vẫn chiếm đa số (44%) và đường lây HIV chủ yếu vẫn là đường máu chiếm tới 75,9%. Người nhiễm HIV theo báo cáo chủ yếu vẫn là nam giới chiếm tới 82,7%. Đã có 100% số tỉnh thành phố, 96,4% số huyện/quận/thị xã và 65,8% số xã/phường báo cáo có người nhiễm HIV
    - Hình thái dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn tập trung. Các trường hợp nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, qua giám sát trọng điểm trong những năm gần đây cho thấy dịch đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng.
    4. Nguồn truyền nhiễm
    - Ổ chứa: Người là ổ chứa duy nhất.
    - Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh rất khác nhau giữa người này với người khác. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi phát hiện được kháng thể kháng vi rút thông thường từ 1-3 tháng nhưng thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi được chẩn đoán là AIDS rất khác nhau. Khoảng một nửa số người nhiễm HIV sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 10 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng HIV. Thời gian chuyển thành AIDS của trẻ em nhiễm HIV ngắn hơn của người lớn.
    - Thời kỳ lây truyền: Người ta cho rằng, một người có khả năng làm lây truyền HIV cho người khác rất sớm ngay sau khi nhiễm HIV và kéo dài suốt đời. Các bằng chứng về dịch tễ học cho thấy khả năng lây nhiễm HIV cao nhất trong những tháng đầu sau khi nhiễm HIV và những người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.
    5. Phương thức lây truyền
    5.1. Lây truyền HIV qua đường máu: HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó, HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
    - Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da như trong các trường hợp sau:
    + Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
    + Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu...;
    + Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da.
    - Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng.
    - Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây sát;
    - Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng... bị nhiễm HIV hoặc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt trùng đúng cách.
    5.2. Lây truyền HIV qua đường tình dục
    - Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) xâm nhập vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV.
    - Tất cả các hình thức quan hệ tình dục (dương vật - hậu môn; dương vật - âm đạo; dương vật - miệng) với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, nguy cơ cao nhất là qua đường hậu môn, rồi tiếp đến là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
    5.3. Lây truyền HIV từ mẹ sang con. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con:
    - Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi.
    - Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da xây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
    - Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng.
    6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy mối liên quan giữa tính cảm nhiễm HIV với chủng tộc. Những người mắc các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, đặc biệt có loét bộ phận sinh dục hoặc những người có chít hẹp bao quy đầu có tính cảm nhiễm với HIV cao hơn. Đến nay cũng chưa có kết luận nào về khả năng miễn dịch với HIV.
    7. Các biện pháp phòng, chống dịch
    7.1. Biện pháp dự phòng

    - Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Do đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho mọi người dân đặc biệt những người có hành vi nguy cơ cao về các nguy cơ và biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV là quan trọng nhất.
    - Vệ sinh phòng bệnh: Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và dịch sinh dục là nguyên tắc chủ đạo trong dự phòng lây nhiễm HIV. Khi phải tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc dịch sinh dục, cần áp dụng các biện pháp dự phòng như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, sử dụng vật ngăn cách như kính bảo hộ, găng tay, áo choàng khi chăm sóc, ngâm tất cả các đồ dùng có dính máu, dịch cơ thể trong dung dịch nước sát trùng trước khi xử lý là các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV có hiệu quả.
    7.2. Biện pháp chống dịch
    - Tổ chức:
    + Cần thiết lập hệ thống phòng, chống HIV từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với thông tin và các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV một cách hiệu quả.
    + Song song với các biện pháp dự phòng chủ động, công tác giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm, giám sát hành vi và tổ chức báo cáo dịch theo quy định của Bộ Y tế cũng giúp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả.
    - Chuyên môn:
    + Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân: Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS không cần phải cách ly khỏi cộng đồng. Phần lớn, các công việc chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đều thực hiện tại gia đình và cộng đồng. Người nhiễm HIV chỉ điều trị tại các bệnh viện khi có biểu hiện nhiễm khuẩn cơ hội hoặc đến khám và điều trị bằng thuốc kháng vi rút theo hẹn của thày thuốc.
    + Quản lý người lành mang vi rút, người tiếp xúc: HIV không lây qua các giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn xã giao, cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng hoặc muỗi và côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV. Do vậy, người nhiễm HIV vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, người nhiễm HIV cũng cần áp dụng các biện pháp dự phòng tránh làm lây nhiễm HIV cho người khác như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung các dụng cụ xuyên chích qua da mà chưa được tiệt khuẩn, không cho máu, tinh dịch hay các mô dùng trong ghép tạng. Người chăm sóc bệnh nhân AIDS cũng cần áp dụng các biện pháp dự phòng như tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết, dịch sinh dục của người nhiễm HIV.
    + Dự phòng, cho đối tượng nguy cơ cao (thuốc, vắc xin): Hiện nay chưa có vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV cho bất cứ đối tượng nào kể cả đối tượng có nguy cơ cao. Những người có phơi nhiễm nghề nghiệp với máu có nguy cơ lây nhiễm HIV được khuyến cáo điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc kháng vi rút theo quy định của Bộ Y tế. Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cũng được khuyến khích và khuyến cáo dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
    + Xử lý môi trường:
    Khi trên mặt bàn, mặt sàn bị máu hoặc dịch sinh học của bệnh nhân AIDS giây ra, phải đổ ngập tràn chỗ có máu và dịch đó bằng các dung dịch sát khuẩn như nước Javel, dung dịch có Clo..., để 20 phút sau đó dùng giẻ thấm khô rồi rửa sạch tiếp như bình thường.
    Đối với các đồ vải có thấm máu và dịch, phải dùng kẹp hoặc găng tay để gắp cho vào túi riêng, nếu không có kẹp thì phải gấp phần có máu và dịch vào trong để nếu cầm thì cầm vào chỗ không có máu để cho vào túi, sau đó vận chuyển đến nơi huỷ hoặc nhà giặt. Phải ngâm các đồ vải này trong các hoá chất sát khuẩn 20 phút trước khi xử lý.
    Đối với các chất thải (Đờm, nước tiểu, phân... có máu hoặc các dịch sinh học như dịch nước báng, dịch màng phổi, dịch não tuỷ...) cũng xử lý tương tự. Đổ ngập tràn vùng chất thải bằng các hoá chất sát khuẩn để 20 phút trước khi đổ vào nơi thải chung.
    Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đeo găng, trước và sau khi thăm khám bệnh nhân, sau khi đi vệ sinh hoặc giúp bệnh nhân vệ sinh.
    7.3. Nguyên tắc điều trị
    - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội được thực hiện bất cứ khi nào có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn cơ hội. Tuy nhiên điều trị bằng kháng retrovirus (ARV) chỉ thực hiện khi có đủ chỉ định.
    - Điều trị kháng retrovirus là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.
    - Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc ARV (Liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao: Highly Active Antiretroviral Therapy – HAART)
    - Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị kháng retrovirus.
    - Các thuốc kháng retrovirus chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi rút mà không chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS nên người bệnh phải điều trị kéo dài suốt cuộc đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây truyền vi rút cho người khác.
    - Người bệnh điều trị kháng retrovirus khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.
    - Người nhiễm HIV chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng retrovirus cần được tiếp tục theo dõi về lâm sàng và miễn dịch 3-6 tháng một lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định điều trị ARV trong tương lai.
    7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Chương trình phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới khởi động từ những năm 1987 và hiện nay Liên hợp quốc đã có Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Một số ít nước trên thế giới vẫn yêu cầu xét nghiệm HIV để cấp thị thực nhập cảnh cho những người đến định cư hoặc sinh sống lâu dài. Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến cáo và không ủng hộ biện pháp này. Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không yêu cầu thực hiện biện pháp này.
    http://www.ihph.org.vn

  7. #27
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm HIV thành AIDS có thể trãi qua một số giai đoạn như sau:
    Giai đoạn 1 là giai đoạn không triệu chứng (hay còn gọi nhiễm HIV cấp, thời kỳ cửa sổ, thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới. Tuy nhiên cũng có trường hợp hạch to toàn thân dai dẳng trên nhóm nguy cơ tiêm chích ma túy.
    Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng.
    Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là “âm tính”. Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”
    Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HVI và họ hoàn toàn có thể “vô tình” truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
    Giai đoạn 2 là giai đoạn có triệu chứng nhẹ, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8 – 10 năm và có thể lâu hơn.
    Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khoẻ mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.
    Ở một số người nhiễm HIV trong giai đoạn này có thể có một số triệu chứng lâm sàng nhẹ, như sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể); nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu họng); zona (Herpes zoster), trong dân gian thường gọi là giời leo do vi rút gây nên); Viêm khoé miệng; Loét miệng tái diễn; Phát ban dát sẩn, ngứa; Viêm da bã nhờn; Nhiễm nấm móng . . .
    Giai đoạn 3 là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng tiến triển (còn gọi là giai đoạn cận AIDS). Trong giai đoạn này, do hệ miễn dịch bắt đầu bị suy giảm nặng. Ở người nhiễm HIV xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh khác nhau như sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng cơ thể), tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng, sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng, lao phổi, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết), viêm loét miệng hoại từ cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng, nhiễm nấm Candida miệng tái diễn, bạch sản dạng lông ở miệng, thiếu máu, giảm bạch cầu, đôi khi giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.
    Giai đoạn 4 là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng nặng (còn gọi là giai đoạn AIDS). Ở người nhiễm xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh nặng như hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân), viêm phổi do Pneumocystis (PCP, viêm phổi do nấm), nhiễm Herpes simplex (một loại vi rút) mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng., nhiễm nấm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc phổi, lao ngoài phổi, Sarcoma Kaposi (một loại ung thư), bệnh do nhiễm Toxoplasma (một loại ký sinh đơn bào) ở hệ thần kinh trung ương, bệnh do Cryptococcus (một loại nấm) ngoài phổi bao gồm viêm màng não, bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả, bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển, tiêu chảy mạn tính, bệnh do nấm lan toả, nhiễm trùng huyết tái diễn, U lympho ở não hoặc u lympho non – Hodgkin tế bào B, ung thư cổ tử cung, bệnh do leishmania (một loại trùng roi) lan toả không điển hình, bệnh lý thận do HIV, viêm cơ tim do HIV.
    Dấu hiệu người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS:
    Nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm HIV xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau:
    Nhóm triệu chứng chính sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng, sốt kéo dài trên 1 tháng.
    Nhóm triệu chứng phụ ho dai dẳng trên một tháng, nhiễm nấm Candida ở hầu họng, ban đỏ, ngứa da toàn thân, ban đỏ ngứa toàn thân, Herpes (nổi mụn rộp) Zona (giời leo) tái phát, nỗi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể . . .
    http://syt.dongthap.gov.vn/sitathongtinchamsocsuckhoe/timhieuhiv
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 11-09-2014 lúc 08:51.

  8. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    songlanhlang (08-06-2015)

  9. #28
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiểu rõ những giai đoạn phát triển của HIV

    11:07:02, 08/06/2014
    HIV là từ viết tắt của 'Human Immunodeficieny Virus' có nghĩa là 'Virus gây suy giảm miễn dịch ở người'. Đặc điểm sinh học của HIV là sau khi xâm nhập vào cơ thể người nhiễm sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào miễn dịch.
    Khi các tế bào miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội và gây ra các triệu chứng liên quan và các bệnh lý khối u.
    Nguyên nhân chính gây tử vong ở ngưới nhiễm HIV là các nhiễm trùng cơ hội.
    Các biểu hiện lâm sàng tương ứng với các giai đoạn phát triển của bệnh:
    1. Thời kỳ sơ nhiễm
    Hầu hết người bị nhiễm HIV đều không có biểu hiện lâm sàng của thời kỳ này. Chỉ có khoảng 20% có một số có các biểu hiện giống cúm.
    Bệnh nhân có sốt 39oC, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Có thể bị sưng hạch vài nơi, phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da. Tất cả các biểu hiện này sẽ tự ổn định trong vòng 8-10 ngày.

    Ở thời kỳ sơ nhiễm của HIV, bệnh nhân có thể bị sốt
    Sau khoảng 2-12 tuần hoặc hơn, trong máu mới xuất hiện kháng thể đặc hiệu. Thời gian kể từ khi bị nhiễm cho đến khi xuất hiện kháng thể trong máu được gọi là 'thời kỳ cửa sổ'.
    Tuy ở thời kỳ này xét nghiệm máu âm tính, song có khả năng lây bệnh cho cộng đồng qua các hành vi nguy cơ.
    2. Thời kỳ nhiễm trùng không có triệu chứng
    Thời kỳ này mặc dù xét nghiệm máu có HIV dương tính, nhưng người nhiễm không có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng và tiếp tục có thể lây bệnh cho cộng đồng.
    Diễn biến của thời kỳ này thường theo 3 hướng:
    - Hướng thứ nhất: nếu thay đổi hành vi, luyên tập thân thể và có chế độ ăn hợp lý, người nhiễm HIV có thể sống trong nhiều năm khỏe mạnh mà không có biểu hiện gì trên lâm sàng.
    - Hướng thứ hai: HIV diễn biến tự nhiên, phá hủy các tế bào miễn dịch, người bệnh diễn biến qua giai đoạn hạch dai dẳng rồi diến biến thành AIDS trong vòng 5-7 năm.
    - Hướng thứ ba: Bệnh diễn biến nhanh ở những người đã nhiễm HIV tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nên nhiễm thêm các chủng HIV khác, hoặc người có bội nhiễm các bệnh khác như bệnh lý đường tình dục. Đây sẽ là những tác nhân kích thích dẫn đến diễn biến nhanh đến AIDS.
    3. Giai đoạn bệnh hạch giai dẳng toàn thân
    4. Giai đoạn cận AIDS và AIDS
    Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu không đặc hiệu như sụt cân, vã mồ hôi ban đêm, sốt kéo dài, ho và ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng, ngứa hoặc viêm da mủ toàn thân dai dẳng.
    Sụt cân là 1 trong các dấu hiệu của giai đoạn cận AIDS và AIDS
    Xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh lý thần kinh, các khối u và ung thư dẫn đến tử vong.
    Bạn thân mến, qua những thông tin đã cung cấp ở trên bạn có thể thấy rằng những giai đoạn nhiễm HIV đầu tiên có thể không có biểu hiện lâm sàng.
    Do đó để chẩn đoán chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể tư vấn làm xét nghiệm chẩn đoán.
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
    Chúc bạn luôn khỏe!

  10. #29
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách phòng tránh HIV/AIDS
    • Hôm nay, thứ 3 ngày 01/07/2014
      Thông qua quan sát và nghiên cứu, chúng ta đã biết được đại đa số người nhiễm HIV bị nhiễm qua một trong hai con đường: tình dục và dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con bị nhiễm, và người bị truyền máu nhiễm vi rút cũng bị lây nhiễm.
      1. Tình dục:
      1.1. Tại sao HIV lây truyền qua con đường tình dục?
      Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.
      1.2. Còn các kiểu tình dục hiếm hơn thì sao?
      Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu rǎng thì HIV có khả nǎng lan truyền. Vi rút HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ờ miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.
      Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ sây xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tết cho HIV chuyển từ người này sang người kia.
      “Đã quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có đồng nghĩa với đã nhiễm không?”. Không. Không phải cứ quan hệ tình dục một lần là nhất thiết nhiễm HIV. Song, khả nǎng đó luôn luôn có. Ân ái với người nhiễm HIV, có người không bị nhiễm ngay, nhưng cũng có người bị nhiễm ngay từ lần đầu tiên. Số lần không an toàn càng cao thì khả nǎng truyền nhiễm càng cao.
      1.3. Không quan hê tình dục:
      Không quan hệ tình dục là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể “yêu” mà không cần đến “tình dục”.
      Nhưng tại sao lại không nói đây là phương pháp phòng tránh “hoàn toàn hữu hiệu” mà chỉ nói “khá hữu hiệu”? Lý do là chuyện tình dục nhiều khi xảy ra “ngoài ý muốn” hai người. Chúng tôi đã gặp một số bạn có quan điểm khá cứng rắn không quan hệ tình dục nếu chưa cưới, song kết cục vẫn phải cưới chạy thai. “Những chuyện này chẳng ai nói mạnh được”.
      Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình và... có lẽ hay nhất là dự phòng một phương án khác để phòng thân trong trường hợp tình thế thay đổi. Đó chính là bao cao su.
      1.4. Chung thủy từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV
      Chung thủy vốn là một đức tính mà người Việt Nam ta hằng coi trọng. Dù không xét đến khía cạnh đạo đức thì cũng có thể thấy rõ chung thủy là một điều mang lại nhiều ích lợi. Ở thời đại hiện nay, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe con người. Nếu có vợ, chồng hay người yêu, bạn hãy coi trọng hơn nữa việc chung thủy
      Chung thuỷ về tình dục góp phần tích cực ngǎn chặn sự lan nhiễm con vi rút HIV. Nhưng ta cũng rất cần phải nhớ: Luôn chắc chắn tránh được HIV thì cần cả hai người chung thủy và biết chắc cả hai không nhiễm HIV.
      Nếu chỉ một người chung thủy thì cũng chẳng khác gì đóng kín cửa trước nhưng lại mở cửa sau, kẻ gian vẫn dễ dàng lẻn vào được.
      Lẽ dĩ nhiên chỉ nên áp dụng cách chung thủy này với người không có nguy cơ nhiễm HIV khác. Nếu vợ, chồng hay người yêu của bạn có khả nǎng nhiễm thông qua đường dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng thì bạn rõ ràng là bị nguy hiểm đấy.
      1.5. Dùng bao cao su
      Bao cao su có thể coi là thần hộ vệ nếu ta dùng bao cao su và dùng đúng cách. Nó giúp ta tránh được HIV và bao nhiêu rắc rối khác, trong đó có cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
      Lý do đơn giản nhất cần phải dùng bao cao su là ta không thể biết người khác có nhiễm HIV hay không, thậm chí người nhiễm HIV rất có thể cũng không biết mình bị nhiễm. Có dùng bao cao su thấu đáo hay không là ở quyết định của mỗi người. Nhưng nếu bạn có quan hệ tình dục thì hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng là: Bạn có thể đảm bảo không lây nhiễm HIV bằng cách luôn luôn dùng bao cao su.
      Bạn ơi, nếu một người không muốn dùng bao cao su với bạn thì hãy cẩn thận đấy, vì trước khi gặp bạn rất có thể người ấy cũng đã gặp người khác mà không dùng bao cao su. Còn ngược lại thấy người ta muốn dùng bao cao su, bạn đừng nghĩ người ta đã có quan hệ tình dục nhiều hay không tin tưởng bạn. Điều đó chỉ thể hiện là người ta có ý thức bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn, tôn trọng bản thân và tôn trọng bạn mà thôi.
      2. Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng:
      Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có vi rút HIV thì nó lây được dễ dàng.
      Hàng ngày ta thường nghe hay trông thấy ở ngoài đường các khẩu hiệu như: “Tiêm chích ma tuý gây ra AIDS”. Nói chính xác ra thì chất ma tuý tự nó không gây ra AIDS, mà chỉ có dùng chung dụng cụ tiêm không tiệt trùng mới khiến cho HIV lây nhiễm, gây ra bệnh AIDS. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao là các điểm tiêm chích thường dùng một bơm kim tiêm cho nhiều người. Có khi anh em bạn bè cũng rủ nhau tiêm chung mà không nghĩ đến có thể có người bị nhiễm. Anh Hà đã chích sáu nǎm nay tâm sự: “Đến tiệm thì chấp nhận hết. Mười người thì cả mười người một cái xi lanh đấy thôi. Mà tiêm thì phải nhanh nhanh vì hây giờ công an họ làm gắt lắm”. Chị Hưng hoạt động xã hội với các anh chị em tiêm chích cho biết: “Lúc lên cơn nghiện người ta vớ được cái bơm nào là chích cái đó”. Thật đáng buồn.
      Hiện nay có hiện tượng nhiều bạn thanh niên bắt đầu sử dụng ma tuý. Nhiều bạn nghĩ mình chỉ thử chơi một, hai lần sẽ không nghiện. Nhưng ma tuý rất nguy hiểm, đa số người nghiện lúc bắt đầu đều nghĩ chỉ thử thôi, nhưng rồi bị nghiện ngay. Có bạn cho rằng nếu hút hay hít thì không ngại HIV. Nhưng nhiều người lúc đầu chỉ hút hay hít thôi, lâu ngày nghiện nặng không có tiền để hút hay hít nữa nên phải chuyển sang tiêm chích. Do vậy tối nhất là tránh thật xa các loại ma tuý. Còn nếu đã dính vào ma tuý thì ta nên cố mà bỏ sớm.
      Và bạn nên nhớ khi nào dùng đến bơm kim tiêm dù là tiêm thuốc y tế hay tiêm chích ma túy, cũng phải đảm bảo an toàn bơm kim.
      Trong các bệnh viện, bơm kim tiêm được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Nhưng nếu bạn quá lo lắng thì hãy mua loại bơm kim dùng một lần vút đi hiện bán nhiều ở các hiệu thuốc. Giá rất rẻ, chỉ khoảng 1000 đồng/bộ.
      3. Truyền từ mẹ sang con:
      Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.
      Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm vi rút. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 - 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.
      4. Truyền máu nhiễm vi rút:
      Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.
      Kể từ nǎm 1994 trở đi, theo quy định tất cả các bệnh viện đều phải xét nghiệm HIV máu trước khi truyền, để tránh truyền máu nhiễm vi rút cho bệnh nhân. Do vậy, độ an toàn truyền máu rất cao. Tất nhiên vẫn có một khả nǎng là có người bị nhiễm HIV nhưng còn ở trong thời kỳ “cửa sổ” (khoảng 3 - 6 tháng sau khi nhiễm có thể chưa sinh kháng thể) thì xét nghiệm không phát hiện được là có nhiễm và bệnh viện vẫn chấp nhận máu của người đó. Song khả nǎng này nhỏ.
      Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B...
      Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ nguy cơ lây HIV.
      Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.
      Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.
      Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền lợi của bạn.
      Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.
      Nếu có bao giờ xǎm mình, bạn nhất thiết cần yêu cầu tiệt trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi xǎm, vì tiệt trùng không phải chỉ để tránh lây nhiễm HIV mà còn để tránh nhiễm trùng do dụng cụ bẩn



      TT PC HIV/AIDS

  11. #30
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    50 câu hỏi thường gặp

    HIV (Human Immuno-deficiency virus): virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS (acquired immnuno-deficiency syndorme) SIDA (Syndrome d’immuno-deficience acquise): từ tiếng pháp của AIDS MSM: men who have sex with men: nam có quan hệ tình dục với nam.

    Phần I: Kiến thức chung

    1. AIDS (SIDA) là gì?
    AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải: Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
    Ðây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch - là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong: Human Immuno deficiency Virus.

    2. Ðã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
    Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Ðến nay, các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như:
    Dùng phối hợp hai, ba thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc. - Tìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Tuy nhiên cần phải theo dõi ít nhất 3-5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác, tiền thuốc quá cao: 10.000-15.000 đô-la Mỹ mỗi năm cho một người bệnh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

    3. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?
    Vẫn lây như thường!
    Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh).ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.


    Phần II: Các đường lây

    4. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái dễ bị AIDS?
    Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam ... do động tác giao hợp gây ra.
    Ðồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.

    5. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?
    Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xẩy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

    6. Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?
    Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được ... thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS!
    7. Tình dục an toàn là gì?
    Tình dục an toàn (safe sex) là "nghệ thuật" đạt cùng lúc hai yêu cầu : hưởng thụ tình dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể. Ðể đạt yêu cầu này có hai cách : thứ nhất là không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, xoa bóp... (kể cả thủ dâm); thứ hai là giao hợp được bảo vệ bằng bao cao su.
    Tình dục an toàn không những phòng được AIDS mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường itnhf dục như giang mai, lậu, mồng gà ...

    8. Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?
    Chỉ riêng về mặt sinh học, âm đạo có diện tiếp xúc rộng, lại dễ có khả năng trầy xước và viêm nhiễm hơn bộ phận sinh dục nam. Phụ nữ là người nhận trong lúc tinh dịch người bị nhiễm lại chứa HIV nhiều hơn so với dịch âm đạo.
    Về mặt xã hội, đa số phụ nữ ở vào tư thế bị động, dù họ có ý thức phòng tránh bệnh nhưng khuyên bạn tình dùng bao cao su không phải là chuyện dễ!

    9. Bệnh hoa liễu liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
    Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mắc bệnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.

    10. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
    Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)
    Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

    11. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ "của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?
    Rờ thì không sao, hôn vào "của" nhau thì có nguy cơ lây bệnh cho nhau. Hơn nữa, trong những trường hợp như vậy dễ dẫn tới những điều không thể ngờ trước được! Tránh đi thì hơn!

    12. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, có đúng như vậy không?
    Cô gái ấy đã nói đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào có thai được, nên không cần bao cao su.
    Còn để ngừa AIDS, thì cô gái ấy nói sai hoàn toàn. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

    13. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa"? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?
    Gọi bao cao su là "áo mưa", có lẽ vì trong văn chương người ta dùng từ "mây mưa" để ám chỉ quan hệ tình dục. Mặc "áo mưa" là để tránh hậu quả ngoài ý muốn do cơn "mưa" này để lại như tránh thai, phòng các bệnh lây qua đường tình dục, nhất là phòng HIV/AIDS. Gần như chắc 100% an toàn nếu mặc "áo mưa" khi giao hợp trừ trường hợp bao lủng hay dùng chất bôi trơn không đúng. Bao lủng là do chưa biết cách sử dụng: làm rách bao khi xé vỉ, bể bao khi phóng tinh do quên bóp núm nhỏ ở đầu bao khi mang vào. Còn dùng chất bôi trơn không đúng, bao sẽ có những vết thủng li ti khiến virus thấm vào. Tránh được những sai sót đó là yên tâm, chỉ cần mang một bao cũng đủ an toàn rồi, cần chi hai, ba bao cho mất vui ! Không chỉ riêng bao cao su, mà các loại hàng tiêu dùng khác như thực phẩm, thuốc men, hễ quá "đát" thì đều không đảm bảo chất lượng.

    14. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
    Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:
    1/Ðẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao. Hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài.
    2/ Bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật. Lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật.
    3/Sau khi phóng tinh, vừa giữ đáy bao vừa rút dương vật đang còn cương ra.
    4/Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.
    Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm: - Khi chưa sử dụng, nên để bao ở chỗ mát, tránh để ở chỗ nóng, để kè kè trong túi quần vì sức nóng sẽ làm hư lớp nhựa bao. - Muốn bôi thêm chất trơn, bạn chỉ được dùng các chất trơn dùng riêng cho bao cao su, glyxêrin, tuyệt đối không dùng vadơlin, kem bôi mặt, dầu ăn sẽ làm bao dễ hư.

    15. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?
    Anh bạn đó nói dóc 100%, cho đến nay loại kem có thể phòng HIV/AIDS nhân loại vẫn chưa tìm ra. Nếu bạn là phụ nữ và là bạn tình của anh ta, thì đừng giao hợp với anh ta nếu anh ta không sử dụng bao (biết đâu anh ta đã nhiễm HIV vì ỷ lại với thứ kem diệt khuẩn ấy!).

    16. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
    Yêu là quyền con người, không ai cấm cản được. Trường hợp hai người đều nhiễm, tuy hết sợ lây HIV nhưng cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm, ngoài ra vẫn khuyến khích dùng bao cao su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (nếu có).

    17. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)
    Chắc chắn là không thể ngăn cản được virus rồi! Vì trong lúc giao hợp thì virus có dư thời gian đi vào cơ thể bạn để "sinh con đẻ cái", chứ nó đâu có "khờ khờ" mà nằm bên ngoài chờ người ta sát trùng!

    18. Em không muốn "quan hệ" trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn. Vậy phải làm sao?
    Có thể dùng kế hoãn binh: "thích thì chiều nhưng trước hết anh phải chiều em, sau đó em mới chiều anh". Tất nhiên anh ấy đồng ý ngay, sau đó bạn liền trả lời: "Như vậy thì anh ráng đợi tới khi làm đám cưới em sẽ chiều anh".
    Nếu sau câu nói đó mà anh ta không bằng lòng, đòi chia tay thì rõ ràng anh ta chưa yêu chân thật. Tóm lại, nếu bạn muốn giữ gìn thì đừng tạo điều kiện gần gũi quá đáng vì tình cảm rất khó nói và khó dừng. Nên biết kềm chế.

    19. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?
    Phải tìm hiểu chỗ vướng mắc, ngại ngần của anh ấy đối với bao cao su là ở chỗ nào: nghĩ mình không được tin cậy, e ngại vấn đề khoái cảm hay không tin chất lượng bao... mà tìm hướng giải quyết. Tuy là hơi khó nhưng phải kiên nhẫn mới được!

    20. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?
    Tùy cơ ứng biến, nếu chưa thuyết phục dứt khoát được ngay thì nên lánh mặt một thời gian, đồng thời tìm người có uy tín đối với bạn ấy (cha mẹ, người thân, bạn bè...) tìm cách khuyên bảo dần dần. Nếu cần, nên đến các Trung tâm tham vấn về tâm lý hoặc về HIV/AIDS để được giúp đỡ cụ thể hơn.

    21. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
    Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.

    22. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
    Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

    23. Ði hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
    Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!

    24. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?
    Rất tiếc cơ thể người ta không giống như... chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới. Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm. Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.

    25. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn. Vậy có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
    Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.

    26. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
    HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
    a. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
    b. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.
    Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách thì có thể lây truyền HIV.

    27. Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?
    Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.
    Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.

    28. Dùng quẹt gaz đốt các lưỡi lam đã xài rồi thì có bảo đảm diệt được HIV không?
    Không bảo đảm diệt được HIV. Muốn dùng sức nóng để diệt HIV trong các vật dụng, y dụng cụ kim loại đã sử dụng, theo Y học chỉ có ba cách:
    Hấp hơi nước bằng lò áp suất ở 121 độ C, áp suất 2 atmosphe trong 20 phút.
    Hấp khô bằng lò điện ở 170 độ C trong 2 giờ.
    Nấu trong nước sôi liên tục 20 - 30 phút kể từ lúc sôi.

    29. Khám phụ khoa có lây AIDS không?

    Không lây nếu thầy thuốc áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân, bằng cách:
    - Khử trùng dụng cụ đúng cách.
    - Thao tác khám chính xác, không gây sây-sát cho bệnh nhân. Phụ khoa là vấn đề sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ nhiễm HIV mà không đi khám và chữa trị kịp thời.

    30. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
    Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.

    31. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
    Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh. Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ còn đáng sợ hơn HIV/AIDS.

    32. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
    Ðược, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người đàn ông không nhiễm HIV khác, chứ với tinh dịch của chồng, bạn có thể bị lây truyền HIV. Do vậy,cũng như hiến máu, để phòng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

    33. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?
    HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

    34. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
    Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.


    Phần III: Xét nghiệm

    35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
    Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn tình hoặc với người nhiều bạn tình như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...
    Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.

    36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
    Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "thời kỳ cửa sổ, tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới!

    37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
    Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!

    38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?
    Khi đã yêu nhau thì phải có niềm tin và thông cảm lẫn nhau. Hiện nay, HIV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai dù lớn hay bé, công chức hay nhân viên khách sạn. Ðiều đáng nói là họ có hành vi an toàn và có kiến thức về AIDS hay không. Muốn biết rõ nhiễm HIV hay không, chỉ có cách đi xét nghiệm.
    Còn việc trước khi kết hôn có nên đi xét nghiệm hay không là do bạn và người bạn đời của bạn quyết định. Về nguyên tắc thì nên đi xét nghiệm, kể cả xét nghiệm bệnh LTQÐTD.


    Phần IV: Triệu chứng và chăm sóc

    39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?
    Ða số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
    Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là phải xét nghiệm (thử máu).

    40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
    Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh zona (giời leo) tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng v.v...
    Nhưng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch...cũng có thể cho những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu. Không nên thấy ai "giống giống" cũng chụp mũ người ta bị AIDS!

    41. Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?
    Khi biết mình nhiễm HIV, nhiều người thường cho rằng tất cả đều đã chấm hết(!). Họ bị nhiều chấn động về tâm lý như sợ hãi, khủng hoảng, suy sụp tinh thần ... Những chấn động này nếu quá nặng nề cũng có thể bị điên lắm chớ !
    Trong giai đoạn này, vai trò của tham vấn viên và thái độ cư xử của cộng đồng, gia đình, bạn bè là hết sức quan trọng để người nhiễm ổn định tâm lý và tiếp tục hòa nhập vào xã hội.

    42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?
    Gọi nhiễm HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể, còn gọi AIDS là khi người nhiễm HIV đã suy giảm miễn dịch thể hiện qua xét nghiệm máu có số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khỏe sa sút với nhiều chứng và nhiều bệnh nguy hiểm.
    Phân biệt nhiễm HIV và AIDS nhằm để tiên lượng bệnh, thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp, điều trị và đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng vẫn sống, lao động bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã bộc phát AIDS, sức khỏe họ sẽ suy sụp nhanh có thể chỉ trong vài tháng.

    43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
    Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:
    - Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su
    - Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.
    - Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).
    - Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.


    Phần V: Các vấn đề xã hội

    44. Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
    Do bạn quá sợ hãi đấy thôi. Nếu họ là người đàng hoàng biết giữ gìn, tránh lây nhiễm HIV cho người khác thì có gì mà phải sợ, cứ tiếp xúc với họ như tiếp xúc với một người bình thường, miễn là tránh những kiểu tiếp xúc dẫn đến 3 đường lây mà bạn đã biết.

    45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?
    Không cần và thật ra cũng không tài nào tập trung họ nổi, vì số người nhiễm thực tế cao hơn số thống kê nhiều. Cần nhất là đả thông tư tưởng cho cả người nhiễm lẫn người không nhiễm để phòng tránh lây lan HIV. Người nhiễm HIV, theo Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS của nước ta, vẫn được sống chung với gia đình và cộng đồng, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm như mọi công dân khác. Còn thành phần vô ý thức sẽ bị nghiêm trị theo luật định.
    Quan niệm "tập trung" sẽ tạo ra sự yên tâm giả tạo vô cùng nguy hiểm, bởi vì bên ngoài sự tập trung vẫn còn người nhiễm HIV và người chưa nhiễm lại thiếu ý thức đề phòng.

    46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề ... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?
    Không. Các nơi trên chỉ tập trung đối tượng tệ nạn xã hội (xì ke, mại dâm ...) để giáo dục và dạy nghề giúp họ tái hội nhập cộng đồng, chứ không phải vì họ là những người nhiễm HIV.

    47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không?
    Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!

    48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
    Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia.
    Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.

    49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
    Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.

    50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?
    Người nhiễm HIV không phải là phạm nhân, nghĩa là họ có quyền có việc làm như mọi người khác. Phải giải thích cho chủ hiểu vấn đề này, và nhờ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động giúp đỡ dựa trên luật pháp của Việt Nam.



  12. #31
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Hiểu đúng về những hành vi lây nhiễm HIV

    Thứ ba, 22/7/2014 | 11:01 GMT+7

    Bệnh lây qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. Virus HIV cũng hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu nhưng không đủ khả năng lây nhiễm.

    Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, "hành vi nguy cơ" là một khái niệm phổ biến khi đề cập đến HIV nói riêng và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nói chung (STI). Hiểu một cách đơn giản, đây là nhóm hành vi có thể khiến cá nhân lây nhiễm một căn bệnh từ người khác.

    Nhìn chung, HIV và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có những đặc điểm:
    - Tính chất âm thầm, mạn tính: Có giai đoạn không triệu chứng kéo dài, thậm chí tính bằng năm. Triệu chứng bệnh đôi khi khó nhận biết.

    - Không biểu hiện triệu chứng (như bệnh lậu không triệu chứng, HIV giai đoạn không triệu chứng) hoặc không bộc lộ thành bệnh (ở dạng người lành mang trùng), người nhiễm vẫn có khả năng lây cho người khác.

    - Trên thực hành lâm sàng, nhiều bệnh trong số này chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm. Đa số trường hợp nhiễm HIV hay STI đều không biết thời điểm chính xác mình bị lây nhiễm, đồng thời cũng không biết nguồn lây cho mình.

    Vì các nguyên nhân kể trên, người ta dùng thuật ngữ “có nguy cơ” nhằm ám chỉ khả năng lây nhiễm khi một người nào đó từng thực hiện hành vi nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh. Từ đó, tư vấn viên sẽ hướng họ đến với các xét nghiệm tầm soát bệnh.

    Ảnh minh họa: Menshealth.

    Hành vi nguy cơ được xác định khi:


    1. Tiếp xúc với các dịch tiết nhất định như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. HIV hiện diện trong các dịch tiết khác như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu… nhưng không đủ khả năng lây nhiễm.

    2. Tiếp xúc với các chất dịch trên qua niêm mạc (âm đạo, hậu môn, mắt, miệng), da bị tổn thương (vết thương hở), trực tiếp vào máu (đâm kim, truyền máu, tiêm chích).

    Hiểu đúng về các đường lây truyền HIV:

    1. Đường máu

    Tiêm chích ma túy chung kim là hành vi nguy cơ rất cao. Ở đây cần lưu ý đến tính chất “chung kim” vì thực tế nếu chỉ dừng lại ở hành vi tiêm chích ma túy thì chưa được xét là có nguy cơ lây nhiễm HIV. Công tác tiếp cận hiện nay đều hướng đến cung cấp bơm kim tiêm sạch nhằm hạn chế đường lây này trên nhóm tiêm chích ma túy.

    Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở cũng được kể là hành vi nguy cơ. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn. Nhóm hành vi này thường được lưu ý trong nhóm người chăm sóc cho bệnh nhân HIV.
    Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%. Tuy nhiên, với quy định về an toàn truyền máu, các mẫu máu hiến đều được kiểm tra bằng xét nghiệm. Do vậy, khả năng lây nhiễm HIV qua truyền máu đã được khống chế, gần như không xảy ra gần đây.

    HIV cũng có thể lây trong một số trường hợp: Bị máu người nhiễm bắn vào mắt, chia sẻ dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm).

    2. Đường tình dục: Quan hệ tình dục xâm nhập mà không có dụng cụ bảo vệ với người nhiễm HIV
    Quan hệ xâm nhập là chỉ những hành vi tình dục có tiếp xúc “trong” với cơ quan sinh dục hoặc cơ thể của bạn tình: Anal sex (tình dục qua hậu môn), vaginal sex (tình dục qua đường âm đạo), oral sex (tình dục qua đường miệng). Ngoài ra, hành vi tình dục như quan hệ bằng tay (fingering, fisting) cũng được kể là hành vi xâm nhập.

    Các hành vi quan hệ không xâm nhập được xem là an toàn: Ôm hôn, vuốt ve, mơn trớn, thủ dâm cho nhau.

    Thứ tự hành vi nguy cơ được phân chia như sau: Anal sex có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, kế đến là vaginal sex, sau cùng là oral sex. Theo đó, "người nhận" có nguy cơ bị nhiễm cao hơn "người cho".

    Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,3-0,5% (không quá 1%). Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.

    Cần lưu ý rằng quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng với tỷ lệ thấp hơn hẳn. Người ta cho rằng, bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách.

    3. Mẹ truyền sang con, phân chia tỷ lệ lây nhiễm qua các giai đoạn như sau:
    - Trong lúc mang thai: 5-10%.
    - Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
    - Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.

    Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ con).

    4. Các hành vi nguy cơ “gián tiếp”
    Thuật ngữ “hành vi nguy cơ gián tiếp” ám chỉ những hành vi thúc đẩy hoặc dẫn đến các hành vi nguy cơ trực tiếp kể trên, theo đó làm tăng thêm khả năng và tỷ lệ lây nhiễm của các hành vi này. Ví dụ:

    - Sử dụng ma túy tổng hợp dễ dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.
    - Lạm dụng bia rượu dễ dẫn đến quan hệ tình dục không bảo vệ.
    - Quan hệ tình dục nhóm (group sex).
    - Có nhiều bạn tình.
    - Quan hệ tình dục với những hành vi nguy hiểm: Bạo dâm, quan hệ thô bạo, cưỡng hiếp…

    Lưu ý: HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, được kể đến là nhóm hành vi “không nguy cơ”. Ví dụ ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.

    Để quản lý hành vi nguy cơ, bao gồm 2 bước:

    1. Đánh giá nguy cơ của bản thân: Thực tế, mỗi cá nhân đều đủ khả năng đánh giá những hành vi nguy cơ của bản thân dựa trên những hiểu biết về đường lây truyền HIV. Thông qua sinh hoạt hằng ngày, tiếp xúc với người khác, mối quan hệ xã hội, các hành vi trong cuộc sống, mỗi người có thể tự trả lời câu hỏi “Đâu là con đường lây có thể ảnh hưởng đến bản thân mình nhiều nhất?”.

    2. Lên kế hoạch kiểm soát các hành vi nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến bản thân. Ví dụ:
    - Nếu nguy cơ đến từ tiêm chích ma túy, bản thân người đó cần sớm dừng hành vi sử dụng chúng, hoặc chí ít trong giai đoạn chưa thể cai hoàn toàn, cần hạn chế tối đa hành vi chia sẻ kim tiêm khi tiêm chích.

    - Nếu nguy cơ đến từ quan hệ tình dục không bảo vệ, bản thân người đó cần trang bị kiến thức về sử dụng bao cao su đúng cách, chuẩn bị sẵn bao cao su, rèn luyện kỹ năng và thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ. Các hành vi gián tiếp có ý nghĩa bao gồm kỹ năng thương thuyết về việc sử dụng bao cao su với bạn tình, kỹ năng từ chối quan hệ không bảo vệ, kỹ năng đeo bao cao su "trộm".

    Thúy Ngọc

  13. #32
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hiểu đúng về HIV để tránh những nỗi 'lo hão'
    08:57:58, 16/08/2014

    HIV là gì?

    HIV (Human Immunodeficiency Virus) là vi-rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc vi-rút tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.

    Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.

    HIV sống ở đâu trong cơ thể con người?


    Ảnh minh họa

    Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ ‘ngưỡng’ để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.


    Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ ‘ngưỡng’ nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

    HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?

    Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:

    - Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút

    - Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.

    - Axít (pH<6), Bazơ (pH>10).

    Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.

    Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…

    Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

    Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.

    HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?

    Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

    Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

    Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…

    Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.

    AIDS là gì

    AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

    AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

    Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS


    Ảnh minh họa

    - HIV là tên thường gọi của vi-rút. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.


    - AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

    Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn

    Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ):

    Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là ‘giai đoạn cửa sổ’.


    Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.

    Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ ‘âm tính’ đã chuyển sang ‘dương tính’, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn ‘chuyển đổi huyết thanh’.

    Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV ‘sản sinh’ rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

    Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

    Một thời gian dài sau thời điểm ‘chuyển đổi huyết thanh’ (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV ‘cuộc chiến đấu không khoan nhượng’ giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

    Giai đoạn cận AIDS: Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…

    Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.

    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Hi...ao-451197.html

  14. Có 2 người đã cảm ơn Charles cho bài viết bổ ích này:

    ngocdiepnguyen (21-08-2014),songlanhlang (08-06-2015)

  15. #33
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Những điều ít biết về HIV/AIDS

    Những điều ít biết về HIV/AIDS
    13:52:13, 03/09/2014

    HIV/AIDS mới được thế giới ghi nhận khoảng 30 năm gần đây, trong thời gian này, HIV/AIDS từ một căn bệnh không được biết đến đã trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh trên toàn cầu với hơn 30 triệu bệnh nhân. Mặc dù đã có nhiều giải pháp mới trong công tác phòng và điều trị nhưng hàng năm HIV/AIDS vẫn lấy đi tính mạng của hơn 8.000 người ở Mỹ. Ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Phi, cận Sahara, vẫn có khoảng 15% dân số nhiễm AIDS.

    Nguồn gốc của vi-rút

    Có hai chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV 2 (bắt nguồn từ một loài khỉ nhỏ ở châu Phi có tên Sooty Mangabey). HIV-1 có khả năng lây truyền cao và trên phạm vi toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở giai đoạn lây nhiễm đầu tiên của chủng HIV-1 sang người vẫn ở mức độ nhẹ và thậm chí những con vi-rút này bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của con người.

    Nhưng càng về sau, HIV phát triển đột biến, phức tạp, kết hợp lại với nhau và làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà trường hợp đầu tiên thế giới công nhận bệnh nhân mắc HIV thì loại vi-rút này đã trở thành án tử hình dành cho người bệnh.


    Hình ảnh HIV qua kính hiển vi

    Ca mắc HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới


    Ca HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới là người đến từ Kinshasa, Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Công Gô, sau khi các nhà khoa học phân tích mẫu mô được bảo quản vào năm 1959. Đến Năm 1969, căn bệnh AIDS lâm sàng được phát hiện đầu tiên ở Mỹ của gái mại dâm sống tại Missouri. Nhiều bằng chứng cho thấy, đại dịch AIDS đã lan nhanh khắp châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Các nhà khoa học cho rằng, bệnh dịch lây lan chủ yếu do việc dùng lại bơm kim tiêm.

    Trường hợp điển hình cho việc lây truyền HIV/AIDS

    Trên chuyến bay từ Pháp đến Canada, tiếp viên hàng không Gaetan Dugas bị phỉ báng là con bệnh lây truyền AIDS. Dugas không phải là người đầu tiên nhiễm vi-rút HIV ở Mỹ nhưng chính vì đời sống cá nhân phức tạp, quan hệ bừa bãi, thói quen lui tới nhà tắm đồng tính và được thường xuyên đi lại giữa thành phố lớn ở châu Âu là những nguyên nhân khiến nhân viên hàng không này lây truyền bệnh cho người khác. Việc này diễn ra trong suốt những năm 1980, Gaetan Dugas qua đời năm 1984 do suy thận nghiêm trọng.

    Ngụy trang

    HIV/AIDS đáng sợ hơn những căn bệnh khác do khả năng của nó dễ dàng xâm nhập vào hệ thống miễn dịch và làm suy giảm nhanh chóng. Khi vi-rút HIV xâm nhập vào hệ thống, nó được che giấu trong phân tử đường carbonhydrate, đánh lừa cơ thể chúng ta khiến hệ thống miễn dịch nhầm tưởng loại vi-rút này là một chất dinh dưỡng.

    Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một loại vắc-xin tổng hợp để giúp cơ thể chúng ta nhận ra loại vi-rút này và hệ thống miễn dịch tấn công nó ngay từ bước đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.

    Người nổi tiếng

    Nhiều người nổi tiếng đã qua đời vì bệnh AIDS, có thể kể đến như ngôi sao quần vợt Arthur Ashe, nữ hoàng Freddy Mercury. Điều đáng nói là những người này cùng đa số những bệnh nhân mắc AIDS bị lây truyền, thông qua việc truyền máu đơn giản không phải do quan hệ tình dục bừa bãi.

    Trường hợp nổi tiếng nhất nhiễm vi-rút HIV/AIDS và vẫn sống khỏe mạnh đó là Huấn luyện viên Magic Johnson, người thường xuyên xuất hiện trên truyền hình thể thao, mặc dù ông mang trong mình HIV hơn 20 năm.

    Truyền nhiễm chủ động

    Chiến tranh sinh học được biết đến từ thời cổ đại, những kẻ xâm lược thường quăng xác chết người bị dịch hạch lên thành lũy và vào dân thường. HIV/AIDS cũng được sử dụng với mục đích như vậy trong thời kỳ chiến tranh. Trong hệ thống nhà tù ở Nam Phi, nỗi khiếp sợ bao trùm khi thế lực cai trị tàn ác lấy việc chích máu có HIV vào tù nhân làm hình phạt.

    Miễn dịch

    Liệu có người có khả năng miễn dịch với HIV/AIDS? Các nhà khoa học đã phát hiện ra có ít nhất hai sự thích nghi khác nhau khi HIV thâm nhập vào cơ thể. Một là đẩy lùi sự lây nhiễm ngay quá trình đầu tiên và hai là giữ HIV và phát triển thành AIDS. Trên thực tế, có rất ít người có khả năng này, trong cơ thể họ có protein khác so với những người bình thường, protein này có khả năng đẩy lùi sự xâm nhập của vi-rút HIV. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu phát triển loại protein này để ngăn chặn sự tiến triển HIV.

    Trường hợp của Geoffrey Bower

    Năm 1984, luật sư trẻ tuổi Geoffrey Bower đang làm việc tại Baker&MacKenzie, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Không lâu sau đó, anh bắt đầu có những triệu chứng của AIDS.
    Và ngay lập tức Bower bị sa thải, Bower không xin được việc làm ở bất cứ nơi đâu với căn bệnh của mình. Bower đã làm đơn lên Tiểu bang New York về quyền của con người và Geoffrey Bower được ghi nhận là một trong những trường hợp đầu tiên đấu tranh vì bị phân biệt đối xử trong lịch sử pháp lý.

    Phương pháp điều trị HIV/AIDS mới

    Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông thường xuyên cập nhật những bước tiến mới của khoa học trong điều trị HIV/AIDS, công cuộc điều trị sắp mở ra hướng mới với hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới.

    Câu chuyện về Timothy Brown, người đã sống với căn bệnh HIV hơn một thập kỷ. Khi ông được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, các bác sĩ đã tiến hành cấy ghép tủy xương, sử dụng tủy từ một người hiến tặng có khả năng miễn dịch với HIV. Và sau quá trình điều trị, Timothy Brown xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh và đặc biệt đã loại bỏ hoàn toàn vi-rút HIV trong mình.

    Trường hợp ở Mississippi, một em bé được sinh ra bởi người mẹ dương tính với HIV, em bé này đã được chữa khỏi sau khi điều trị tích cực bằng các loại thuốc kháng vi-rút ngay sau khi sinh. Đến nay, bé đuợc 3 tuổi và hoàn toàn không còn dấu vết gì của căn bệnh này. Đây là hy vọng cho những người đang mắc căn bệnh HIV/AIDS về một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai không xa.


  16. #34
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở nam giới

    Thứ tư 17/09/2014 14:00
    Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.

    Dưới đây là một vài triệu chứng nhiễm HIV ban đầu phổ biến ở nam giới. Bạn nên chú ý kỹ đến những dấu hiệu này nếu thấy mình có những biểu hiện tương tự và đến gặp bác sĩ ngay.
    Bị sốt từ nhẹ đến vừa

    Bị sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất của việc nhiễm HIV ở đàn ông. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Thông thường, cơn sốt thường là nhẹ cho đến trung bình.Nhiệt độ thường vượt quá 38 độ C. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.
    Nhức đầu

    Nhìn chung, đàn ông nhiễm HIV sẽ có những giai đoạn nhức đầu thường xuyên kèm với cơn sốt. Cường độ của những cơn nhức đầu này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn sốt, từ nhẹ đến vừa.Nhức đầu do HIV có thể trông tương tự như những cơn nhức đầu thông thường khác. Bạn sẽ triệt tiêu được cơn nhức đầu bằng sự trợ giúp của aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen.
    Giảm sức chịu đựng và mệt mỏi không rõ nguyên do

    Nhiều người đàn ông nhiễm HIV có thể trải qua những thay đổi không rõ nguyên do trong các mức năng lượng. Họ có thể sẽ thấy mức năng lượng hoặc sức chịu đựng giảm, dẫn đến mệt mỏi. Ngay cả với một ngày làm việc bình thường cũng có thể làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
    Phát ban trên da

    Một triệu chứng HIV sớm và cũng quan trọng ở người đàn ông bị nhiễm HIV có thể có là phát ban trên da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một số bất thường khác trên da cũng có thể được nhận thấy trong giai đoạn đầu của việc nhiễm bệnh.Phát ban trên da xuất hiện giống như một miếng vá và có thể nhận thấy rõ ràng do nó sẫm hơn so với những vùng da xung quanh. Một số đàn ông cũng có thể phát triển việc phát ban trên da đi kèm với ngứa và cảm giác nóng rát. Phát ban da thường biến mất trong vòng một vài tuần.
    Sưng hạch bạch huyết

    Một dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.
    Đau cơ và khớp

    Một triệu chứng nhiễm HIV khác phổ biến ở nam giới là đau ở cơ và khớp. Ngoài ra, cũng có thể trải nghiệm đau nhức cơ thể và theo thời gian có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.
    Đau họng

    Đàn ông bị nhiễm HIV cũng có khả năng bị đau họng, như là một dấu hiệu của triệu chứng HIV ban đầu. Bạn nên xử lý nó đúng cách nếu không nó sẽ gây cho bạn sự khó chịu vô cùng. Nó cũng có thể gây khó khăn cho bạn khi nuốt thức ăn. Một số người có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề chán ăn.
    Theo SKĐS

  17. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    changtraihoihan (12-04-2016),songlanhlang (08-06-2015)

  18. #35
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở nam giới

    7 dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu ở nam giới

    Thứ tư 17/09/2014 14:00
    Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.


    Dưới đây là một vài triệu chứng nhiễm HIV ban đầu phổ biến ở nam giới. Bạn nên chú ý kỹ đến những dấu hiệu này nếu thấy mình có những biểu hiện tương tự và đến gặp bác sĩ ngay.

    Bị sốt từ nhẹ đến vừa

    Bị sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất của việc nhiễm HIV ở đàn ông. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Thông thường, cơn sốt thường là nhẹ cho đến trung bình.
    Nhiệt độ thường vượt quá 38 độ C. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.

    Nhức đầu

    Nhìn chung, đàn ông nhiễm HIV sẽ có những giai đoạn nhức đầu thường xuyên kèm với cơn sốt. Cường độ của những cơn nhức đầu này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cơn sốt, từ nhẹ đến vừa.Nhức đầu do HIV có thể trông tương tự như những cơn nhức đầu thông thường khác. Bạn sẽ triệt tiêu được cơn nhức đầu bằng sự trợ giúp của aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen.

    Giảm sức chịu đựng và mệt mỏi không rõ nguyên do


    Nhiều người đàn ông nhiễm HIV có thể trải qua những thay đổi không rõ nguyên do trong các mức năng lượng. Họ có thể sẽ thấy mức năng lượng hoặc sức chịu đựng giảm, dẫn đến mệt mỏi. Ngay cả với một ngày làm việc bình thường cũng có thể làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

    Phát ban trên da

    Một triệu chứng HIV sớm và cũng quan trọng ở người đàn ông bị nhiễm HIV có thể có là phát ban trên da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một số bất thường khác trên da cũng có thể được nhận thấy trong giai đoạn đầu của việc nhiễm bệnh.Phát ban trên da xuất hiện giống như một miếng vá và có thể nhận thấy rõ ràng do nó sẫm hơn so với những vùng da xung quanh. Một số đàn ông cũng có thể phát triển việc phát ban trên da đi kèm với ngứa và cảm giác nóng rát. Phát ban da thường biến mất trong vòng một vài tuần.

    Sưng hạch bạch huyết


    Một dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
    Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.

    Đau cơ và khớp


    Một triệu chứng nhiễm HIV khác phổ biến ở nam giới là đau ở cơ và khớp. Ngoài ra, cũng có thể trải nghiệm đau nhức cơ thể và theo thời gian có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.


    Đau họng


    Đàn ông bị nhiễm HIV cũng có khả năng bị đau họng, như là một dấu hiệu của triệu chứng HIV ban đầu. Bạn nên xử lý nó đúng cách nếu không nó sẽ gây cho bạn sự khó chịu vô cùng. Nó cũng có thể gây khó khăn cho bạn khi nuốt thức ăn. Một số người có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề chán ăn.

  19. #36
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    16-07-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Đà Nẵng
    Bài viết
    146
    Cảm ơn
    96
    Được cảm ơn: 10 lần
    Sao giống triệu chứng của em vậy chỉ không có cái đau đầu thôi

  20. #37
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi caumongbinhan1 Xem bài viết
    Sao giống triệu chứng của em vậy chỉ không có cái đau đầu thôi
    Khi một người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), người ấy sẽ dương tính với HIV và HIV sẽ gây ra AIDS. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.

  21. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    caumongbinhan1 (18-09-2014)

  22. #38
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm HIV một năm có biểu hiện qua da không?

    04/10/2014 13:04
    BS cho em hỏi người nhiễm HIV 1 năm có biểu hiện gì về da hay không ạ? Tình trạng của em bây giờ đang bị tiêu chảy, nổi mụn nhỏ ở ngực. Lưỡi thì có trắng và khi em gãi trên da thì đỏ lên giống như phát ban mấy ngày sau mới hết. Mong BS tư vấn giúp em. Chân thành cám ơn BS.



    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    Các biểu hiện triệu chứng của
    HIV không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh (vì thật sự ta cũng không biết đã nhiễm HIV từ lúc nào) mà phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tùy vào giai đoạn bệnh khác nhau mà có các biểu hiện khác nhau. Bệnh nhân chỉ biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn 3, 4 như: sốt kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu chảy kéo dài, hạch toàn thân, nấm da, nấm miệng…Bạn nên đến gặp BS đang điều trị để được tham vấn và điều trị các bệnh hiện tại, tránh bệnh diễn biến nặng hơn.

    Theo alobacsi.vn

  23. #39
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi dính máu HIV

    Chủ nhật, 12/10/2014 10:10
    Thông thường mọi người hoảng loạn nên cố gắng nặn hết máu ra. Hành động này vô tình tạo thêm tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.


    Mấy ngày qua vụ việc một nhóm học sinh ở Trường THCS Xuân Thiên (Thanh Hóa) dùng que thép, nan hoa, kim tiêm nghi có dính máu HIV đâm vào các bạn cùng trường khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Có ít nhất 40 học sinh đã bị đâm, tuy nhiên sợ bị trả thù nên các em không báo với người lớn.

    Ảnh minh họa: Health

    Phân tích vụ việc dưới góc độ y khoa liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV, BS Nguyễn Tấn Thủ cho biết, thông thường khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có dính máu của người nhiễm HIV, các nạn nhân có tâm lý sợ hãi nên cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử trí này hoàn toàn sai, việc nắn bóp vết đâm không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập mà còn vô hình chung tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.


    Trong khi chờ đợi các biện pháp răn đe, chế tài của cơ quan chức năng để ngăn ngừa những trò đùa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫy nhiễm HIV trên, BS Thủ khuyên mỗi người cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV. "Thay vì hoang mang lo sợ, bạn sẽ bình tĩnh hơn và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm trong những trường hợp tương tự", bác sĩ nói.

    Khái niệm đầu tiên cần nắm rõ là "phơi nhiễm với HIV". Hiểu đơn giản, phơi nhiễm là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ở đây là virus HIV), do đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm (exposure) sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm (infection) nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh (disease) nhất định.

    Hiện nay y học đã tìmra phương phápđiều trị là m giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).

    Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Cụ thể, quy trình xử trí khi bị phơi nhiễm gồm:

    Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương. Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.

    Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút, bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.

    Trường hợp bị vật nhọn đâm, tuyệt đối không nặn máu. Thay vào đó, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.

    Nên nhớ không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có ​thể gây phơi nhiễm. Với bệnh này, 2 tình huống phơi nhiễm được kể đến nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục.

    Đường máu: Khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người có HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, thì xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng nhiễm HIV.

    Đường tình dục: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bịrách, tuột, cũng được xem là đã phơi nhiễm với HIV.

    Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm ở đây không đòi hỏi phải xác minh rằng nguồn gây phơi nhiễm có thực sự đã mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc kể trên đều được xem là đã phơi nhiễm.

    Trong các tình huống phơi nhiễm kể trên đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị PEP. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72h tính từ thời điểm phơi nhiễm.

    Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế và tham gia điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi quá thời gian cho phép là 72h.

    Hiện nay, các cơ sở y tế cóđiều trị PEP gồm:

    BV Bệnh Nhiệt đới.

    Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.

    Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.

    Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua:

    Tình huống phơi nhiễm: Kim đâm, máu dây vào vết thương hay quan hệ tình dục.

    Thời điểm xảy ra phơi nhiễm.

    Thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm.
    Bằng những thông tin kể trên, bác sĩ sẽ cho ra chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không. Nếu có, sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.

    Trong trường hợp người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu:

    Làm xét nghiệm nhanh HIV.

    Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.

    Làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.

    Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây (tùy theo tình huống phơi nhiễm). Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.

    AloBacsi.vn
    Theo Thi Trân - VnExpres

    http://alobacsi.com/benh-truyen-nhie...554467c306.htm

  24. #40
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    05-10-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hà Nội
    Bài viết
    8
    Cảm ơn
    1
    Được cảm ơn: 6 lần
    em xin bổ sung là oral sex coi như là không có nguy cơ vì trên thế giới sau 33 năm HIV phát hiện ra thì chưa có trường hợp nào lây nhiễm HIV do Oral sex cả, chính vì sự thiếu hiểu biết này cộng với bác sĩ cũng gà mờ không rõ kiến thức này mà em sống như người mất hồn trong 1 tháng với tâm lý nghĩ mình bị HIV rồi thì thả phanh không đeo bao khiến có nguy cơ 5-6 lần, may mà giờ âm tính, nghĩ lại thấy may thật

  25. Những thành viên đã cảm ơn killer226 cho bài viết này:

    thanhhoang812 (25-02-2016)

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cho e thắc mắc chút kiến thức về vấn đề bệnh ngoài da!!!!
    Bởi Bladmaster trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 03:59
  2. 1 chút ý kiến.
    Bởi motchutnhinlai trong diễn đàn Góp ý của bạn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2013, 08:32
  3. Em cần xin ý kiến anh tuấn về bao cao su.
    Bởi popbob trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-06-2013, 04:19

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •