Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: Lòng Vị Tha

  1. #1
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần

    Lòng Vị Tha

    Lòng vị tha – Chìa khóa cho một cuộc sống Hạnh Phúc





    Khi cảm thấy giận dữ, cơ thể thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất làm cho chúng ta cảm thấy rất khó chịu với mọi thứ xung quanh. Sự giận dữ, nếu không được hóa giải thì nó sẽ vẫn nằm ẩn sâu ở trong tàng thức mỗi chúng ta, nó không mất đi. Đó là một trong những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với niềm hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta.


    Bạn không thể có những bắt đầu mới, những sự khởi đầu tốt đẹp với bất kỳ mối quan hệ nào, với một ai đó, với tiền bạc và nhiều thứ khác, cho tới khi bạn giải phóng được những cảm xúc giận dữ bực bội kéo dài bấy lâu nay với ba mẹ bạn, với vợ hoặc chồng, bạn bè, người yêu hay bất cứ người nào đó, đã làm tổn thương bạn trong quá khứ.

    Nếu không buông bỏ những cảm xúc đó thì bạn sẽ lại kéo dài nỗi đau ấy ở trong tâm hồn bạn.

    Một câu trích dẫn mà tôi rất tâm đắc đó là: “Khi bạn giữ sự tức giận ở trong lòng thì cũng giống như việc bạn đang uống thuốc độc và cầu mong cho người khác chết”
    Vậy làm thế nào chúng ta có thể giải phóng sự giận dữ ở trong bạn? Chúng ta hãy cởi mở và tha thứ đối với những hành vi của những người xung quanh: HÃY THA THỨ CHO HỌ VÌ HỌ KHÔNG BIẾT ĐIỀU ĐÓ. Cách tốt nhất để loại bỏ đi sự giận dữ là học cách tha thứ cho người khác, thậm chí họ mắc phải những sai lầm chết người.

    Hãy làm tất cả những gì tốt nhất vào bất cứ thời điểm nào, dù đó có thể không phải là thời điểm tươi sáng trong cuộc đời chúng ta, nhưng đó có thể là thời điểm tốt nhất trong thời gian đó. Hiểu về chân lý đơn giản này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta trong việc loại bỏ sự tức giận ra khỏi cuộc sống chúng ta.

    Có bao giờ trong cuộc sống bạn cảm thấy mình trở nên giận dữ? Đó không phải là một điều gì đó quá lớn trong cuộc sống. Đó là câu chuyện về kết quả và sự lựa chọn của chúng ta ở mỗi khoảnh khắc xảy ra trong cuộc sống.

    Tất cả những gì chúng ta cần phải làm là nhớ lại những sự việc, những con người ở một hoàn cảnh nào đó làm cho chúng ta cảm thấy giận dữ và cả những phản ứng khác nữa có thể là do sự lo sợ, mong muốn sự công nhận từ người khác! Khi đó, hãy lùi lại một vài bước để có thể quan sát chúng, những vấn đề mà bạn đang mắc phải, đừng lãng tránh hay tỏ ra lo sợ trước chúng, hãy đối diện để trở vượt qua chúng!

    Khi nhận thức được vấn đề, bây giờ chúng ta có cơ hội để có một sự lựa chọn mới nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của chúng ta trong cuộc sống, chúng ta có thể chủ động chọn những phản ứng của chúng ta trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống – hãy tha thứ và tiếp tục tiến tới – hãy nhớ rằng cố kìm nén sự giận dữ trong lòng chỉ càng làm gia tăng thêm nỗi đau trong chúng ta.

    Vì vậy, bạn không cần phải quên nhưng bạn cần sự tha thứ. Lòng vị tha là chìa khóa, bởi vì khi bạn cảm thấy nhẹ nhàng buông bỏ những hành đông hay sự việc khó chịu, chính bạn đã được giải thoát khỏi sự giận dữ và những cảm xúc không tốt xung quanh những sự việc đó.

    Kìm nén sự giận dữ trong lòng sẽ tạo nên nhiều vết thương và sự đau đớn cho tâm hồn bạn. Vì lợi ích của riêng bạn, hãy nói với những người bạn cảm thấy giận dữ, một cách chân thành rằng, bạn tha thứ cho họ, bạn sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm mà họ đã vô tình hay cố ý gây ra cho bạn. Tha thứ không có nghĩa là tìm cách quên đi tất cả mọi thứ, chắc chắn bạn sẽ nhớ. Tha thứ là cách chữa lành vết thường tâm hồn.

    Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ: Đừng chấp nhận bất cứ điều gì từ thế giới bên ngoài. Đừng lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về bạn, đừng lo sợ họ sẽ phản ứng như thế nào đối với hành động tha thứ của bạn, có thể họ sẽ nói với bạn rằng họ không cần bạn phải tha thứ bất cứ điều gì cho họ hay họ sẽ có những hành động khác.

    Vấn đề ở đây không phải là họ như thế nào, đây là cách thức giúp bạn loại bỏ sự giận dữ và hàn gắn vết thương tâm hồn. Hãy tập trung vào chính bạn, nghe và chấp nhận những thực tại, và đó là cách làm giúp bạn trở nên hòa hợp với thế giới xung quanh.



    Lần sửa cuối bởi tuphuong0901, ngày 04-02-2015 lúc 08:29. Lý do: xoá chữ

  2. Những thành viên đã cảm ơn tuphuong0901 cho bài viết này:

    minh tuyến (05-02-2015)

  3. #2
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần
    Chìa khóa để sống vị tha trong cuộc sống

    Đừng quên bản thân bạn cũng từng gây ra lỗi lầm. Nhìn vào sự thật này để thấy người khác có thể tha thứ cho mình thì tại sao mình không thể?


    Trong cuộc sống, những gì cũ kỹ nên xếp lại kể cả những xích mích, bất đồng, va chạm. Biết là vậy nhưng đôi khi ta vẫn bực bội khi phải tha lỗi cho những điều khó ưa đó. Điều này không có gì trái với tự nhiên, vì tha thứ thường khó hơn mắc phải lỗi lầm rất nhiều lần, tuy vậy nó hoàn toàn là điều có thể.
    Đừng đợi nhận được lời xin lỗi
    “Thông thường chúng ta rất biết cách bảo vệ lẽ phải của mình: ‘Không lý gì tôi phải tha thứ cho hắn trước trừ phi hắn thừa nhận sai phạm và xin lỗi tôi'", Mariah Burtom Nelson - tác giả quyểnFive keys to forgiveness and freedom (5 chìa khóa giúp bạn vị tha và thư thái), nhận xét.
    “Nhưng nếu chúng ta làm điều đó (chấp nhận tha thứ trước khi nhận được lời xin lỗi) thì chúng ta sẽ tránh được tình trạng tâm trí bị đeo đẳng bởi cơn giận dữ trong khoảng thời gian không lấy gì làm ít ỏi, và thường thì chính chúng ta mới là người gánh chịu các thiệt hại do sự tức giận ấy gây ra. Điều này có khác gì bạn tự mình đặt niềm vui, sự thanh thản dễ chịu của bản thân vào tay người khác?".
    Tìm cách thông cảm với sự xúc phạm
    Hành động xúc phạm bạn của anh ấy/cô ấy có lẽ xuất phát bởi một nỗi đau chôn kín nào đó, và họ phải dùng nó như một trong những phương cách tự vệ. “Có một câu tôi vẫn thường nhắc nhở mình: đằng sau bất kỳ hành động thô lỗ nào, thường là một chuyện đau lòng”, Nelson cho biết.
    Hãy thử hoán đổi vị trí giữa bạn và người xúc phạm. Bằng việc làm này bạn đã tự mình từng bước tháo bỏ những bực bội chất chứa trong lòng ít nhiều rồi đấy. Một sự việc chỉ gây khó chịu khi chưa được các bên liên quan hiểu thấu đáo mà thôi. Tiến sĩ Robert Karen chia sẻ: “Chúng ta cũng hay quên một điều rằng ngay với những người yêu thương chúng ta (hoặc những người chúng ta yêu thương) đôi khi vẫn không tránh khỏi việc làm tổn thương, và có thể cả phản bội chúng ta. Nhưng trên hết, điều này không bắt buộc chúng ta phải chấm dứt mối quan hệ với họ”.
    Đừng quên rằng bản thân bạn cũng từng gây ra không ít lỗi lầm
    Nhìn vào sự thật này để thấy rằng người khác có thể tha thứ cho mình thì tại sao mình không thể làm điều này nhỉ?
    Hãy “kịch” một chút
    “Nếu bạn không thể hiện điều này qua hành động bất kỳ thì bạn khó chắc chắn rằng đã thực lòng tha thứ”. Ví dụ: bạn có thể cầm một cục đá kha khá trong tay và thả rơi nó xuống khi bạn nói lời tha thứ, hay bạn cũng có thể thắp lên một ngọn nến và liên tưởng những gì chất chứa trong lòng sẽ dần biến mất như sáp nến kia đang từ từ tan chảy.
    Nhớ rằng tha thứ không phải là quên mất
    Đôi khi dù chuyện buồn đã xảy ra từ lâu và bạn cũng đã tha thứ nhưng vẫn không tránh khỏi những phút nhói lòng bất chợt khi một sự việc tương tự vô tình xuất hiện. Vì vậy, bạn được khuyên rằng nên thường xuyên làm mới lại sự vị tha của mình trên một vài khía cạnh.
    Sau cùng, tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho bản thân



    Lần sửa cuối bởi tuphuong0901, ngày 04-02-2015 lúc 08:37. Lý do: sửa bố cục

  4. Những thành viên đã cảm ơn tuphuong0901 cho bài viết này:

    minh tuyến (05-02-2015)

  5. #3
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần
    SỰ VỊ THA VÀ SỰ ÍCH KỶ
    Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. "Vị tha" là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. "Ích kỉ" là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.
    Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình.

    Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.
    Chúng ta biết "nhân vô thập toàn". Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?
    Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.
    Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.
    Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.
    "Nếu là con chim chiếc lá
    Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
    Lẽ nào vay mà không có trả
    Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình" (Tố Hữu)
    Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay "chết" theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác". Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. "tồn tại" chỉ thật sự nâng lên thành "sống" khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

    Vị tha là "người" đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.
    Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói "Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình". Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là "những con người dũng cảm".
    Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình. "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng" (Arixtot) Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.
    Khổng Tử dạy rằng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân" (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.
    Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. "Vị tha" trong suy nghĩ là đất, "vị tha" trong lời nói là hoa và "vị tha" trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng "Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên" chỉ là một biến thể của câu "Tôi không thể tha thứ".
    Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì "quá" cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.
    Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: "Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng"...
    Lần sửa cuối bởi tuphuong0901, ngày 04-02-2015 lúc 08:43. Lý do: sửa bố cục

  6. #4
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần
    Sống vị tha có lợi cho sức khỏe
    Những cảm xúc gắn liền với sự tức giận, thù hằn có khuynh hướng làm cho người ta lâm vào tình trạng căng thẳng, nặng nề. Tuy nhiên, nếu có lòng vị tha thì những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tan biến ngay. Khi có ai đó làm cho bạn tổn thương hẳn bạn khó quên được ngay, nhưng nếu biết mở lòng bằng sự vị tha, bạn sẽ lấy lại được cảm giác sảng khoái, thanh thản.Lợi ích từ lòng vị tha đối với sức khỏe con người rất lớn. Nó cung cấp thêm năng lượng, sức sống, nhiệt huyết, sự ngon miệng trong các bữa ăn, giấc ngủ êm đềm và nhất là sự thanh thản trong tâm hồn. Những người dễ dàng tha thứ và quên đi những điều đã phiền hà cho mình thường có cuộc sống yên ả hơn, ít buồn phiền, cũng như không phải chịu nhiều áp lực, không bị “bốc hỏa”. Vì thế, tha thứ là điều mà chúng ta nên cố gắng làm. Bước đầu tiên khi quyết định tha thứ thật không dễ dàng chút nào. Bạn sẽ khó lòng nhìn người mà làm cho mình bị tổn thương bằng cặp mắt bao dung. Để quyết định cho việc tha thứ, động lực duy nhất bạn có thể nghĩ đến là những tác động tích cực về mặt sức khỏe. Hãy tự trấn an mình và thật bình tĩnh trong mọi tình huống bằng cách vận dụng những kỹ năng kiểm soát căng thẳng và tự chủ, đồng thời tập luyện thở và nghĩ đến những điều vui khác, có thể là một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hay một người bạn thân yêu. Nếu cứ hình dung hay tưởng tượng lại hành động hoặc lời nói đã gây tổn thương cho mình, bạn sẽ cảm thấy tinh thần nặng nề hơn. Vì thế, thay vì cứ suy nghĩ về vết thương lòng, hãy cảm nhận những điều tốt đẹp hơn, hãy nghĩ đến những tình cảm thân ái hơn, những sự tử tế và thân thiện mà người khác đã mang đến cho bạn hay những gì tốt đẹp đang diễn ra xung quanh bạn. Hãy nhủ lòng rằng điều quan trọng là làm thế nào để cuộc sống tốt đẹp hơn. Sống sao cho thật tốt là cách phản ứng tốt nhất. Có những người vô tâm đến độ không hay rằng mình đã gây tổn thương cho người khác, hoặc vì một lý do nào đó họ quên bẵng việc xin lỗi. Nếu bạn cứ chờ một lời xin lỗi từ họ thì sẽ phải chờ mãi. Lòng vị tha không nhất thiết phải đi đôi với sự hòa giải hay sự hối lỗi của ai đó. Khi biết chấp nhận một sự thật là không có gì hoàn hảo cả, bạn sẽ bỏ bớt thói quen chú ý vào những lỗi lầm của người khác. Cố gắng nhìn vào những mặt tích cực của người khác, thông cảm cho những người khác vì rất có thể người ta vô tình gây ra chuyện làm bạn phiền lòng.Bạn cũng đừng quên tha thứ cho chính mình. Một số người có thể tha thứ cho những sai phạm của người khác nhưng lại không tha thứ cho chính mình. Nếu không biết tha thứ cho bản thân, những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến bạn giống như bạn không tha thứ cho người khác. Hãy viết ra giấy những điều bạn cảm thấy mình đáng bị quở trách và nhủ thầm sẽ kiên quyết sửa sai. Nếu bạn cứ dồn nén chúng trong tâm trí, chúng sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Khi nhìn và đọc những vấn đề đó trên giấy, bạn có thể tự tha thứ cho mình dễ dàng hơn. Giải pháp này có thể giúp bạn trút bỏ cơn giận, thù hằn trong lòng một cách nhanh chóng. Nên nhớ rằng, bạn cũng chỉ là con người bình thường và việc phạm lỗi lầm là điều tất nhiên không thể trách khỏi. Hãy biết tha thứ cho người khác và cho chính mình

  7. Những thành viên đã cảm ơn tuphuong0901 cho bài viết này:

    son86 (05-02-2015)

  8. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    21-12-2014
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    99
    Cảm ơn
    121
    Được cảm ơn: 39 lần
    "chính lúc thứ tha là khi được tha thứ"!

  9. Những thành viên đã cảm ơn son86 cho bài viết này:

    tuphuong0901 (07-02-2015)

  10. #6
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần
    Lòng bao dung…

    Tình yêu thương, lòng bao dung, độ lượng có lẽ là món quà kỳ diệu nhất, tốt đẹp nhất và cũng quý giá nhất mà cuộc sống đã trao tặng cho con người. Người ta hay hoài nghi về mọi thứ trên đời, từ việc vì sao Trái đất lại quay xung quanh Mặt trời mà không không phải ngược lại, vì sao ông Tổng thống này lại được chọn mà không phải ông kia, rồi đội bóng nào, ngôi sao màn bạc nào sẽ đăng quang trong một mùa giải, một sự kiện truyền thông; đến việc gấp quần áo, chăn màn sao cho khỏi nhăn nhúm, giữ được li, được nếp…
    Tất thảy đều là những câu hỏi, đúng, “10 vạn câu hỏi vì sao”, mà cũng có khi hơn thế. Và, cũng chính con người đã lại tiếp tục thành công trong việc “tự” trả lời cho những thắc mắc ấy, tự thỏa mãn óc hiếu kỳ vô hạn độ của chính mình. Đó là nguyên nhân ra đời của các định lý, hệ quả khoa học; của những lập trường, nguyên tắc chính trị hay giải trí; hoặc cũng có thể chỉ là mẹo vặt trong nghệ thuật thường thức cuộc sống. Tuy nhiên, quay lại vấn đề ban đầu đặt ra, “lòng bao dung”, thì con người bấy lâu này vẫn chưa thể cắt nghĩa được vì sao nó tồn tại trên đời. Lạ thật, “bao dung” là cái gì vậy nhỉ?…
    Có một người đàn bà, suốt hơn hai mươi năm về nhà chồng làm dâu, đã phải chịu không biết bao nhiêu khổ ải, thiếu thốn về vật chất và thậm tệ hơn, bức bách về tinh thần. Nhưng khốn nỗi, người ta khi đẻ ra cái sự “làm dâu” trớ trêu ấy, thì cũng đã “đính kèm” vào đó những bản gia ước, những luật lệ, lề thói, theo đó, người con dâu chẳng bao giờ được tôn trọng một cách đúng nghĩa. Khốn nạn thay, cái quy tắc ấy còn có sức mạnh ghê gớm đến mức, làm tê liệt ý thức phản kháng khiến người đàn bà ấy luôn an phận thủ thường, luôn cam chịu và coi đó như là một phần bổn phận của mình, như lẽ tự nhiên mà chẳng bao giờ dám đặt câu hỏi: Tại sao?…
    Thế rồi, suốt những năm tháng “chịu trận” với gia đình chồng, bà đã dồn hết tình yêu thương cho những đứa con của mình, và, tôi đoán chắc rằng, đó là tình yêu thương lớn lao chính đáng nhất, xuất phát từ trái tim rớm máu của một người mẹ, của những bất lực và cả ước mơ. Người con trai của bà lớn lên, được học hành đến nơi đến chốn, may mắn thay, anh ta cũng có chút nhận thức, hiểu biết khi va chạm, vấp váp với thế giới bên ngoài. Một ngày, anh ta quay về nhìn lại mẹ và bà nội của mình, và ngay tức khắc, một dấu hỏi lớn xuất hiện: Tại sao những người phụ nữ, họ trong đời ít nhiều cũng sẽ chung cảnh làm dâu như nhau, mà vẫn không thể dành cho nhau những sự cảm thông tối thiểu, mà vẫn cay nghiệt và hà khắc đến thế? Tại sao? Tại sao?…
    Mỗi ngày, bước chân ra đường, dưới trời nắng đẹp hay mưa tuôn rả rích, khó mà cảm thấy phấn chấn nổi khi xung quanh, vô vàn lời văng tục, chửi bới nhau bay tứ tung, loạn xì ngầu. Người ta, bên cạnh trao cho nhau những ngon ngọt, thơn thớt dối trá, giả tạo, là những cay nghiệt, những miệt thị và phỉ báng. Một vài người quan niệm, đó là do thời buổi kinh tế thị trường, con người dễ ham hố chạy theo lợi ích vật chất một cách mù quáng, khó chấp nhận việc để bất kỳ ai làm phương hại đến, dẫu chỉ một chút, cái “quyền lợi thiết thực” của mình. Cũng có thể là như vậy lắm, nên mới đẻ ra muôn vàn cái thớ lợ, nhạt nhẽo, bon chen, xô bồ, dẫn đến ích kỷ, hẹp hòi, đến vô vàn tệ nạn, đến những “thực tế đắng lòng” mà thậm trong mơ người ta cũng khó có thể chấp nhận. Mà có khi, cái “thời buổi kinh tế thị trường” ấy thật cũng phải bất ngờ trước những hành vi tha hóa đến đốn mạt của một số bộ phận con – chưa – người, những kẻ dám cả gan lấy cuộc sống mưu sinh xảo quyệt làm bàn đạp để mà tàn nhẫn không thương tiếc với đồng loại…
    Chuyện trong nhà, ngoài đường, chuyện của một cá nhân, hay là nhiều người trong xã hội, té ra, lại rất dễ nhận thấy, có một sự kết dính mong manh mà rõ ràng ở đây: Cuộc sống này cần lắm những bao dung, những cảm thông, thấu hiểu và yêu thương. Đừng để chính những đồi bại, lợi ích bé tí nhất thời làm mờ mắt rồi sau này phải ân hận và hối tiếc. Nhà văn, nhà thơ Pháp Francois Coppée (1812 – 1908) đã từng chiêm nghiệm:
    “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ.”
    Con người, rong ruổi trên hành trình dài rộng của cuộc đời, rồi cũng sẽ đến lúc phải dừng lại, chỉ hy vọng rằng, đó sẽ là một cái kết hạnh phúc giữa vòng tay yêu thương của mọi người. Đừng tự huyễn hoặc mình trong những vô lý và độc ác, bởi đánh đổi lại, ta sẽ phải nhận lãnh hình phạt nặng nề nhất – sự cô đơn, ghẻ lạnh cuối đời.







Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •