Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Tế bào lympho là gì?

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Tế bào lympho là gì?

    Bạch cầu

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Bạch cầu
    Máu người nhìn dưới kính hiển vi điện tử quét. Trong ảnh có hồng cầu (hình giống cái bánh rán, tiểu cầu(hình đĩa nhỏ) và các tế bào bạch cầu: bạch huyết bào, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính
    Bạch cầu (vàng) đang chống lại vi khuẩn bệnh thanBacillus anthracis (cam), quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét
    Tên Latinh leucocytus
    Hệ Hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch
    MeSH Leukocytes
    Code TH H2.00.04.1.02001
    Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4x109tới 11x109.
    Ngoài ra, bạch cầu còn được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các khác trong cơ thể.
    Bạch cầu được phân thành ba loại chính.Các loại bạch cầu

    Bạch cầu hạt]

    Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trongtế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính(neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Trước đây, bạch cầu hạt còn được gọi (không chính xác) là "bạch cầu đa nhân" do đặc điểm phân thùy (múi) của nhân tế bào, tác giả Trần Phương Hạnh từng đề nghị thuật ngữ "bạch cầu nhân múi" thay cho "bạch cầu đa nhân". Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 - 5 múi). Người ta sử dụng yếu tố phân múi này để định công thức bạch cầu Arneth!
    Tế bào lympho



    Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B, tế bào T và cáctế bào giết tự nhiên (natural killer (NK) cell). Các tế bào B sản xuất ra kháng thể liên kết với tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng. Các tế bào T CD4+ (T bổ trợ) phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch (loại tế bào này bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV). Các tế bào T CD8+ (T gây độc) và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào.
    Bạch cầu đơn nhân

    Bạch cầu đơn nhân (monocyte) chia sẻ chức năng 'dọn dẹp chân không' của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô - thực bào rồi đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Tế bào cd4 và cd8 là gì?

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Bài này viết về virus. Đối với bài về bệnh do virus này gây ra, xem HIV/AIDS.
    HIV

    Hình ảnh HIV-1 (xanh lục) quét từ kính hiển vi điện tử.
    Phân loại virus
    Nhóm: Nhóm VI (ssRNA-RT)
    Họ (familia) Retroviridae
    Chi (genus) Lentivirus
    Loài

    • HIV 1
    • HIV 2

    HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS),[1][2] một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hộiung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.
    HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người nhưlympho bào T có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T - CD4+), đại thực bàotế bào tua.[3] Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4+ thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bàobị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội.
    Loài Độc lực Khả năng lây truyền Mức độ lây lan Nguồn gốc (suy đoán)
    HIV-1 Cao Cao Toàn cầu Tinh tinh thông thường
    HIV-2 Thấp hơn Thấp Tây Phi khỉ Sooty Mangabey
    Phân loại


    HIV là virus thuộc chi Lentivirus,[4] họ Ritrovirus.[5] Các Lentivirus có nhiều đặc tính hình thái và đặc tính sinh học giống nhau. Lentivirus có thể truyền bệnh cho nhiều loài, với đặc trưng là thời gian nhiễm và ủ bệnh rất dài.[6]
    Dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từRNA sang DNA chứ không phải thuận chiều DNA sang RNA. Lentivirus truyền đi dưới dạng virus mang RNA chuỗi đơn dương (single-stranded, positive-sense) có màng bao bên ngoài. Khi xâm nhập vào tế bào đích, bộ gen trong RNA của virus được chuyển đổi (phiên mã ngược) thành DNA mạch kép bởi enzym phiên mã ngược đã được vận chuyển cùng với bộ gen của virus trong các hạt virus. DNA của virus được tạo ra sau đó được đưa vào nhân tế bào và tích hợp vào DNA của tế bào nhờ enzym integrase của virus và các cofactor của tế bào chủ.[7] Sau khi tích hợp, virus trở thành tiềm ẩn, cho phép virus và tế bào chủ của nó có thể tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Ngoài ra, virus này có thể được sao chép, sản sinh bộ gen RNA và protein của virus, sau đó đóng gói và phát tán từ tế bào dưới dạng các hạt virus mới và bắt đầu vòng tái tạo tiếp tục.
    Hai loại HIV đã được định rõ đặc điểm: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là loại virus ban đầu được phát hiện và đặt tên là LAV và HTLV-III. HIV-1 độc hơn HIV-2,[8] và là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV-2 có khả năng lây nhiễm thấp hơn HIV-1 cho nên nó chỉ hạn chế ở Tây Phi.[9]
    Cấu trúc và bộ gen[sửa]

    Bài chi tiết: Cấu trúc và bộ gen của HIV

    Sơ đồ của HIV.

    HIV có cấu trúc không giống với các retrovirus khác. Nó có hình cầu[10] với đường kínhkhoảng 120nm, nhỏ hơn khoảng 60 lần so với một tế bào hồng cầu, nhưng đối với các virus khác thì nó khá lớn.[11] HIV chứa 2 bản sao của ARN chuỗi đơn dương mã hóa 9 gen của virus được bao bọc bởi 1 lớp vỏ (capsid) hình nón bao gồm 2.000 bản sao của các proteinp24.[12] Các RNA sợi đơn được gắn kết với những protein nucleocapsid p7 (phức hợp bao gồm acid nucleic và vỏ capsid) và những enzyme cần thiết cho sự phát triển của virus như enzyme phiên mã ngược, enzyme protease, ribonucleaseintegrase. Chất gian bào gồm những protein p17 của virus bao quanh lớp vỏ capsid để bảo vệ các hạt virus (virion).[12]


  3. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Nguyen Ha (14-10-2013)

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bạch cầu lympho CD4 và HIV



    CD4 là gì?

    Đây là tế bào bạch cầu lympho hỗ trợ đóng vai trò tổ chức hoạt động cho hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus và nấm. HIV tấn công và tiêu diệt tế bào CD4 chính là nguyên nhân dẫn đến AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) gây nhiễm trùng cơ hội và tử vong cho người nhiễm. Trong lây nhiễm HIV, số lượng tế bào CD4 là một trong những chỉ số quan trọng nhằm chẩn đoán giai đoạn, đánh giá tiến triển của lây nhiễm, tiên lượng điều trị và tiên lượng bệnh.

    Bao nhiêu là bình thường?

    Ở người trưởng thành và trẻ trên 6 tuổi: Bình thường có số lượng CD4 dao động từ 500-1200/mm3 huyết tương. CD4 giảm khi bạn bị nhiễm khuẩn, stress, hút thuốc lá, đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có số lượng tế bào CD4 cao hơn nam giới khoảng 100/mm3 tuy nhiên không có giá trị trong tiên lượng bệnh. Ở trẻ em: CD4 ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vào khoảng 3.000; trẻ dưới 1 tuổi: 1.500; trẻ 1-6 tuổi: trên 1000.

    Ở người nhiễm HIV, mỗi ngày ước tính có hàng tỉ tế bào CD4 bị HIV tiêu diệt nhưng đồng thời cũng có hàng tỉ tế bào CD4 được sinh ra. Tuy nhiên theo thời gian, tủy xương bị mệt mỏi dẫn đến số lượng CD4 sinh ra không đủ để bù vào số lượng CD4 chết đi. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự giảm dần tế bào CD4 theo thời gian. Trung bình một năm, số lượng tế bào CD4 bị mất đi vào khoảng 40-60 tế bào/mm3 huyết tương. Như vậy, một người nhiễm HIV thông thường có khoảng 5-10 năm sống bình thường khỏe mạnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có một số người sống suốt đời khỏe mạnh với số lượng CD4 ở mức cao và lượng virus trong máu ở mức thấp. (Cơ chế hiện chưa rõ).

    Xét nghiệm CD4 bao nhiêu lần trên 1 năm thì đủ?

    Ở người có số lượng tế bào CD ở mức bình thường hay gần bình thường, không điều trị thuốc kháng virus, không có triệu chứng bất thường: xét nghiệm CD4 3 tháng 1 lần. Như đã nói ở trên, tế bào CD4 có thể dao động nên nhìn vào số lượng CD4 một lần xét nghiệm sẽ không có giá trị bằng việc theo dõi sự thay đổi của CD4 theo thời gian.

    Một người mới điều trị kháng virus, thay đổi liệu pháp điều trị, giảm đột ngột tế bào CD4, xét nghiệm sẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ, thường là 1 tháng 1 lần.

    Tế bào CD4 nói lên điều gì?

    Nếu số tế bào CD4 ổn định ở mức cao, tăng, hoặc giảm ít và đều theo thời gian sẽ báo hiệu bệnh tiến triển chậm, người nhiễm sẽ không có gì lo ngại trong vòng vài năm tiếp theo. Khi CD4 giảm xuống mức từ 500-200 là báo hiệu sự suy giảm của hệ thống miễn dịch trong việc đáp ứng với virus.

    Nếu CD giảm xuống con số 350 hoặc dưới 350, người nhiễm và bác sĩ cần cân nhắc các yếu tố khác để xem liệu có bắt đầu điều trị thuốc kháng virus hay không. Khi tế bào CD4 giảm xuống mức dưới 250, điều trị kháng virus được chỉ định.

  5. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lượng tế bào CD4 giúp quyết định thời điểm điều trị HIV/Aids

    Theo kết quả nghiên cứu đăng trên ấn phẩm ra ngày 15/9 của Tạp chí Bệnh truyền nhiễm, nếu biết được phần trăm lượng tế bào CD4 và mật độ tế bào này trên mỗi mm3 máu thì người bệnh có thể lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu điều trị HIV/Aids.
    Theo đó, nghiên cứu còn nhấn mạnh, với những người có mật độ CD4 vào khoảng trên 350 tế bào/mm3 nhưng phần trăm CD4 trong cơ thể thấp thì việc điều trị sớm hơn thời gian như đã hướng dẫn hiện nay sẽ có nhiều tác dụng hơn.
    Mật độ tế bào CD4 được tính bằng số tế bào T CD4 có trong mỗi mm3 máu. Trên cơ sở này, các chuyên gia y tế sẽ ước tính được độ khỏe, yếu của hệ miễn dịch người bệnh. Tuy nhiên, phần trăm CD4 còn cho biết chính xác hệ miễn dịch đã bị phá hủy như thế nào. Phần trăm này được tính bằng số tế bào T CD4 có trong 100 tế bào lymphocyte (tế bào bạch cầu có chứa tế bào T và tế bào B).
    Mặc dù các chuyên gia cho biết, những bệnh nhân có mật độ tế bào CD4 thấp hơn 200 tế bào/mm3 nếu bắt đầu điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt hơn nhưng với những người có mật độ tế bào cao hơn mức này thì thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, những hướng dẫn tạm thời hiện nay vẫn khuyên các bệnh nhân đó là nên chờ cho mật độ CD4 xuống thấp hơn 350 tế bào/mm3 thì hãy bắt đầu điều trị. Có như thế mới tránh được nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn của thuốc và đề phòng khả năng kháng thuốc.
    Nhằm tìm hiểu xem phần trăm CD4 có cho biết thêm thông tin về thời điểm bắt đầu điều trị hay không, các nhà nghiên cứu ở Nashville, Mỹ đã tiến hành xem xét tỉ lệ “lây nhiễm cơ hội” (mắc phải các bệnh khác trong thời gian đang nhiễm virus HIV), tỉ lệ nhiễm AIDS hoặc tỉ lệ tử vong trong 788 bệnh nhân vừa bắt đầu dùng HAART(liệu pháp điều trị bằng antiretroviral hoạt tính cao). Bệnh nhân AIDS được xác định theo tiêu chuẩn của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch (CDC) năm 1993 nhưng loại các trường hợp có mật độ tế bào CD4 thấp hơn 200 tế bào/mm3.
    Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, trung bình cả nhóm có mật độ CD4 là 255 tế bào/mm3 và phần trăm CD4 là 17%. Những người không nhiễm HIV thường có mật độ CD4 vào khoảng từ 400 đến 1600 tế bào/mm3 còn phần trăm CD4 dao động trên dưới 40%.
    Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân có phần trăm CD4 thấp hơn 17% vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu phát triển bệnh nhanh hơn những người có phần trăm CD4 cao hơn (p < 0.001).
    Theo các chuyên gia, những nhân tố gây diễn tiến bệnh trạng bao gồm lượng virus có trong cơ thể (p < 0.001) và do khác biệt về chủng tộc, bệnh nhân không phải là người da trắng có nguy cơ phát triển bệnh gấp 1.54 lần so với người da trắng (p = 0.014).
    Tuy nhiên với những người có mật độ CD4 cao hơn 350 tế bào/mm3, phần trăm CD4 thấp hơn 17% cũng có xu hướng chuyển bệnh nhanh hơn (p = 0.03). Đây là dấu hiệu tiến triển bệnh khá chính xác ở nhóm này, tương ứng với nguy cơ phát triển bệnh gấp 3.57 lần so với nhóm có phần trăm CD4 cao hơn.
    Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy, phần trăm tế bào lymphocyte CD4 sẽ giúp xác định những người có mật độ lymphocyte CD4 cao hơn và điều trị bằng HAART hiệu quả hơn nếu bắt đầu sớm.
    Tất nhiên để khẳng định kết quả nghiên cứu vẫn cần tiến hành nghiên cứu trên một nhóm đối tượng lớn hơn nhưng rõ ràng những phát hiện này cho tới nay vẫn phù hợp với những nghiên cứu tiến hành trong giai đoạn chưa có liệu pháp HAART. Các nghiên cứu thời đó cũng khẳng định rằng, phần trăm tế bào lymphocyte CD4 cho biết về tình hình tiến triển của bệnh tật chính xác hơn mật độ lymphocyte CD4.
    Nhưng có một thực tế là khi xem xét các bệnh nhân có mật độ CD4 cao hơn 200 tế bào/mm3, các nhà nghiên cứu không nhận thấy mối liên hệ nào giữa phần trăm CD4 và quá trình phát triển bệnh. Điều này cho thấy khi mật độ tế bào CD4 trong cơ thể người bệnh nằm trong khoảng từ 200 đến 350 tế bào/mm3 thì phần trăm CD4 không có tác dụng bổ trợ trong việc xác định bệnh nhân nên điều trị sớm hay không.
    Tương tự như thế, phần trăm CD4 cũng không giúp xác định được nguy cơ phát triển bệnh ở những bệnh nhân có mật độ CD4 thấp hơn 200 tế bào/mm3 khi bắt đầu tham gia nghiên cứu. Và điều đó khẳng định, mật độ lymphocyte CD4 thấp hơn 200 lymphocyte/mm3 sẽ cảnh báo chính xác nhất về tốc độ tiến triển bệnh trong cơ thể người.
    Bình luận thêm về những phát hiện này, ông Miguel Goicoechea và Richard Haubrich viết: “Dù rằng cả mật độ lymphocyte CD4 và phần trăm lymphocyte CD4 đều cho biết những thông tin tương tự và giữa hai yếu tố này có mối liên hệ khá cao song đây không phải là sự tương liên hoàn hảo. Sự khác biệt giữa mật độ và phần trăm lymphocyte CD4 có thể cho thấy kiểu mâu thuẫn trong miễn dịch”.
    Dương Kim Thoa theo http://www.aidsmap.com

  6. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Y HỌC THÀH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG, TẾ BÀO LYMPHÔ VÀ TẾ BÀO LYMPHÔ T CD4 + TRONG MÁU NGOẠI BIÊN CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ TẠI BV BỆNH NHIỆT ĐỚI TPHCM
    Lê Bửu Châu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Chí
    TÓM TẮT :Số lượng tế bào lympho T CD4+ ở những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là một chỉ điểm quan trọng cho tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Trên 96 trường hợp nhiễm HIV/AIDS có nhiễm trùng cơ hội điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2003, có 91,7% có số lượng tế bào CD4 thấp < 200/mm3. Tìm mối tương quan giữa tế bào lympho T CD4+ và tế bào lympho toàn phần ở 517 bệnh nhân ngoại trú cho thấy mối tương quan này theo tỉ lệ thuận với hệ số tương quan r=0,66 (P<0,001). Tương quan này yếu đi khi phân tầng theo tế bào lympho. Dựa vào khuyến cáo của TCYTTG, với ngưỡng lympho toàn phần <1200/mm3, thì ước lượng tế bào CD4< 200/mm3 có độ nhạy còn thấp (35,8%), độ đặc hiệu 98,4%, giá trị tiên đoán dương 96% và giá trị tiên đoán âm 58,2%. Khi ngưỡng lympho càng cao thì độ nhạy tăng nhưng độ chuyên biệt lại giảm. Kết quả này cho thấy khi số lượng tế bào lympho càng thấp tiên đoán tế bào CD4<200/mm3 càng chính xác.

  7. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm CD4 trong điều trị HIV

    Em đã đến trung tâm y tế phòng chống HIV tại địa phương để đăng ký điều trị, họ xem kết quả xong thì bảo em về khi nào họ gọi thì lên làm các xét nghiệm CD4 gì đó giờ em vẫn chưa thấy gọi. Lần đầu xét nghiệm mà có kết quả như vậy em rất lo.









    Xét nghiệm CD4 trong điều trị HIV


    Chào em!

    Nếu em đã được chẩn đoán nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 1,2 thì việc xét nghiệm Tế bào TCD4 là để giúp ích cho việc điều trị với thuốc ức chế sự nhân lên của HIV còn gọi là ARV. Theo quy định của Bộ Ytế, việc điều trị ARV sẽ thực hiện khi:
    - Người nhiễm HIV có số lượng tế bào TCD4 dưới 350 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng hoặc

    - Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3,4 mà không phụ thuộc số lượng tế bào TCD4.

    Trường hợp của em có thể ở giai đoạn lâm sàng 1,2 và có điều trị ARV hay không còn phụ thuộc vào xét nghiệm TCD4. Vì vậy em cần có kết quả xét nghiệm số lượng TCD4 để quyết định xem có cần dùng thuốc ARV trong giai đoạn này hay không. Có vấn đề nào chưa rõ, em có thể đến trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được tư vấn , hỗ trợ.

    Chúc em khỏe.

    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Ba...75-185254.html

  8. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những điều bạn cần biết về CD4
    07-03-2016 - 9:06 am







    Tế bào CD4 là gì?

    Tế bào CD4 là tế bào bạch cầu được tạo do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với vài tác nhân vi sinh, bao gồm vi khuẩn, nấm, và vi rút.

    Số lượng CD4 đếm là số đo tế bào CD4 trong một milimet khối máu, thỉnh thỏang được viết là CD4 tế bào / mm3.
    Số đếm CD4 có thể thay đổi đáng kể theo từng cá nhân, thí dụ phụ nữ thường cao hơn nam giới. Số đếm CD4 ở người không bị nhiễm HIV có thể dao động trong khỏang 500 – 1200.

    Trong khi CD4 đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại vi rút, thì HIV có khả năng gây nhiễm cho tế bào CD4 và sử dụng chúng để sản sinh ra nhiều bản sao HIV. Thậm chí khi người nhiễm HIV cảm thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng gì, thì hàng triệu tế bào CD4 đã bị HIV gây nhiễm và phá hũy mỗi ngày, và hàng trệu tế bào CD4 cũng đã được sinh sản để thay thế tế bào bị hũy. HIV cũng có thể gián tiếp làm cho tốc độ thay thế tế bào CD4 cao, thông qua việc họat hóa hệ thống miễn dịch.

    CD4 tiên lượng cái gì?

    Hầu hếr người nhiễm HIIV thấy rằng CD4 của họ giảm dần sau vài năm. CD4 nằm trong khỏang 500 – 200 con chỉ ra rằng việc tổn thương hệ miễn dịch đã xãy ra. Nếu CD4 nhỏ hơn 350, hoặc giảm nhanh, bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào cần bắt đầu điều trị thuốc kháng HIV.

    Nếu CD4 thấp hơn 250 – 200, bạn được đề nghị bắt đầu điều trị thuốc kháng HIV, vì nguy cơ bạn bị mắc các bệnh liên quan AIDS rất cao.

    Thông tin quan trọng nhất về số CD4 là cho biết chiều hướng sức khỏe của hệ miễn dịch bạn đang giảm sút hay đang cải thiện lên.

    Sự thay đổi về số đếm CD4

    CD4 của bạn có thể tăng hay giảm để đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng, stress, hút thuốc, tập thể dục, chu kỳ kinh nguyệt, thuốc ngừa thai, thời gian trong ngày, thậm chí các mùa trong năm. Phương pháp đếm CD4 khác nhau cũng cho kết quả CD4 khác nhau.

    Đó là lý do tại sao việc theo dõi chiều hướng thay đổi của CD4 theo thời gian thì quan trọng hơn việc tập trung vào từng kết quả xét nghiệm riêng biệt. Tốt nhất nên đo CD4 tại cùng một phòng xét nghiệm, vào cùng một thời điểm lấy mẫu bất cứ khi nào có thể được. Nếu bạn bị bệnh nhiễm trùng như cảm cúm hoặc bị herpes, thì tốt nhất nên xét nghiệm CD4 sau khi bạn đã khỏe lên.

    Nếu bạn có CD4 tương đối cao, không triệu chứng gì và bạn đang uống ARV, bạn chỉ cần đo CD4 mỗi 3 tháng.
    Tuy nhiên, nếu CD4 của bạn giảm nhanh, hoặc bạn đang thang gia một thử nghiệm lâm sàng, hoặc bạn chỉ mới bắt đầu điều trị thuốc mới, bác sĩ của bạn có thể cho bạn xét nghiệm thường xuyên hơn để theo dõi.

    Nếu xét nghiệm CD4 của bạn đang biến thiên rất rộng, thì có thể vì lượng bạch cầu của bạn đã thay đổi, có thể là do bị nhiễm trùng. Trong trừong hợp này, bác sĩ có thể xem kết quả các xét nghiệm khác để biết tình trạng thật sự của hệ miễn dịch, chẳng hạn như tỉ số CD4/CD8 or phần trăm CD4, để quyết định xem khác biệt CD4 này có quan trọng hay không.

    Phần trăm CD4

    Thay vì đếm số CD4 trong mm3, bác sĩ thỉnh thỏang đánh giá tỉ lệ tế bào CD4 trong tổng số bạch cầu, được gọi là phần trăm CD4; Kết quả bình thường ở người HIV (-) là khỏang 40%. Phần trăm CD4 kèm với số đếm CD4 có thể có lợi trong việc giúp quyết định khi nào bắt đầu điều trị ARV. Phần trăm CD4 thấp dưới 20% thì có cùng nguy cơ bệnh nhiễm trùng cơ hội giống như CD4 < 200. Vài bác sĩ nghĩ rằng phần trăm CD4 thì tiềm năng chính xác hơn CD4 đếm mặc dù không nhạy cảm với những thay đổi nhỏ.

    Số lượng CD4 ở trẻ em

    Số đếm CD4 ở trẻ nhỏ có khuynh hướng cao hơn người lớn. Trung bình CD4 ở trẻ 6 tháng tuổi là khỏang 3.000 và khỏang 1.500 ở trẻ một tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ ở độ tuổi từ 6-12 tuổi thì số lượng CD4 ổn định ở mức độ tương tự như người lớn.
    http://www.haahcm.org/news.php?style=view&id=219

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •