Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: xin hỏi về thời gian chuyển đảo huyết thanh của người có pep trên thế giới

  1. #1
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-11-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    dak lak
    Bài viết
    43
    Cảm ơn
    22
    Được cảm ơn 1 lần.

    xin hỏi về thời gian chuyển đảo huyết thanh của người có pep trên thế giới

    xin chào các anh,chị trong diễn đàn.cho e hỏi nếu pep không thành công thì thời gian chuyển đảo huyết thanh như thế nào ah.và đã có tài liệu nào nghiên cứu về điều này chưa ạ.e xin cảm ơn ah
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi can nha mong uoc Xem bài viết
    xin chào các anh,chị trong diễn đàn.cho e hỏi nếu pep không thành công thì thời gian chuyển đảo huyết thanh như thế nào ah.và đã có tài liệu nào nghiên cứu về điều này chưa ạ.e xin cảm ơn ah
    Nếu người có nguy cơ dùng PEP XN có phản ứng sau khi ngưng PEP đủ 8 tuần tức họ thất bại điều trị, cần XN lại = 3 PP Eliza nếu KQ DT tức họ nhiễm HIV sau nguy cơ 12 tuần. nhưng trên thực tế chưa có báo cáo về việc 1 người có nguy cơ dùng PEP trong 72 giờ vàng tuân thủ 4 đúng:
    1. Đúng giờ.
    2. Đúng thuốc.
    3. Đúng liều.
    4 đúng hẹn
    Mà thất bại cả
    Lưu ý. câu trả lời này chỉ có gí trị và áp dụng trên người có nguy cơ dùng PEP được sàn lọc HIV trước nguy cơ 72 giờ vàng
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 08-03-2016 lúc 14:32.

  3. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    can nha mong uoc (08-03-2016)

  4. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi can nha mong uoc Xem bài viết
    xin chào các anh,chị trong diễn đàn.cho e hỏi nếu pep không thành công thì thời gian chuyển đảo huyết thanh như thế nào ah.và đã có tài liệu nào nghiên cứu về điều này chưa ạ.e xin cảm ơn ah

    Công dụng của thuốc phơi nhiễm ngăn chặn trước khi HIV sao chép phiên mã ngược để gắn lõi RNA với ADN tế bào T của con người.Vì vậy để không bị nhiễm.

    Những trường hợp đã dùng thuốc phơi nhiễm HIV ức chế vi rút thì phải để sau 8 tuần ngưng thuốc tức sau 12 tuần có nguy cơ thì xét nghiệm mới chính xác,trước thời gian này xét nghiệm thì không chính xác được.

  5. #4
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-11-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    dak lak
    Bài viết
    43
    Cảm ơn
    22
    Được cảm ơn 1 lần.
    em lo sợ quá anh ah.e da tìm mà không thấy tài liệu nào nói về thời gian chuyển đảo huyết thanh chính xác.chỉ nói la muộn hơn.

  6. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi can nha mong uoc Xem bài viết
    em lo sợ quá anh ah.e da tìm mà không thấy tài liệu nào nói về thời gian chuyển đảo huyết thanh chính xác.chỉ nói la muộn hơn.
    Bạn xem lại chủ đề này:
    Chủ đề: tex nhanh 6tháng âm tính.vẫn nhiễm trùng âm ĩ


    Những lưu ý khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV?


    Chủ nhật, 06/03/2016 21:33

    Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.





    Ảnh minh họa - nguồn internet


    Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.

    Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.

    Địa chỉ mua thuốc: Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV này không bán lẻ ở bên ngoài. Có thể điều trị tại phòng cấp cứu các bệnh viện, phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS địa phương. Ví dụ, tại Hà Nội Bệnh viện Đống Đa, Nhiệt đới... đang có loại thuốc này.



    Chi phí điều trị: Thuốc chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.

    Khuyến cáo: Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm. Cách chống phơi nhiễm tốt nhất là quan hệ tình dục lành mạnh và dùng bao cao su thường xuyên, đúng cách.


    Theo Zing.vn



    Thuốc chống phơi nhiễm HIV

    06-03-2016 21:47 - Theo: alobacsi.com

    Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV.

    Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) trong vòng 72 giờ. Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng.


    Phơi nhiễm HIV là gì?

    Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV.


    Các trường hợp cần sử dụng thuốc chống phơi nhiễm


    Tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch của người nhiễm HIV như:



    - Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.


    - Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.




    Nguồn ảnh: Internet.



    - Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.


    - Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).


    - Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…


    Tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.


    Trước khi sử dụng thuốc cần đánh giá các nguy cơ nhiễm HIV:



    - Không có nguy cơ lây nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước)


    - Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.


    - Nguy cơ lây nhiễm cao: Tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.


    Nguồn ảnh: Internet.


    Tác dụng của thuốc

    - Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.


    - Thuốc còn giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.


    Thời gian điều trị

    - Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt.


    - Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.


    - Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần .


    Những lưu ý khi điều trị



    - Trong suốt quá trình sử dụng thuốc phơi nhiễm phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ cũng như người thân.


    - Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu.



    Nguồn ảnh: Internet.


    - Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.


    - Trong thời gian điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV và chờ làm xét nghiệm, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV.


    Trong trường hợp không may gặp những rủi ro với phơi nhiễm HIV, người trong cuộc sẽ không tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi và bối rối vì không biết xử lý thế nào. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV.


    Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.


    Theo Cửa sổ tình yêu/ NTD

  7. #6
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-11-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    dak lak
    Bài viết
    43
    Cảm ơn
    22
    Được cảm ơn 1 lần.
    anh ,chị cho em xin hỏi là.có phải herpes miệng thương xuyên tái phát,mụn cóc,mụn hạt cơm nhiều.nó có liên quan mật thiết vói hiv không ah.

  8. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi can nha mong uoc Xem bài viết
    anh ,chị cho em xin hỏi là.có phải herpes miệng thương xuyên tái phát,mụn cóc,mụn hạt cơm nhiều.nó có liên quan mật thiết vói hiv không ah.
    Mắc mớ gì tới HIV. bạn có HIV đây mà liên quan?? Hếp điều trị ko dứt điểm thì tái là hiển nhiên, cho dù bạn chữa đúng phác đồ BS chỉ định thì nó cũng tồn tại trong máu bạn suốt đời, mụn cóc thì đốt

  9. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    can nha mong uoc (08-03-2016)

  10. #8
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    01-11-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    dak lak
    Bài viết
    43
    Cảm ơn
    22
    Được cảm ơn 1 lần.
    em đã xét nghiệm 6 tháng âm tính.mà toàn tc con cháu của hiv.ko có ngày nào em yên lòng được .cứ mỗi lần đọc bài báo về trường hợp em misisipi thi lại càng sợ.vì sao hiv nó có thể tàng hình trong vòng 27 tháng ma vỏi xét nghiệm không thể tìm ra.cho đến khi h xuất hiện trở lại.mọi thứ rất nan giải anh ah

  11. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi can nha mong uoc Xem bài viết
    em đã xét nghiệm 6 tháng âm tính.mà toàn tc con cháu của hiv.ko có ngày nào em yên lòng được .cứ mỗi lần đọc bài báo về trường hợp em misisipi thi lại càng sợ.vì sao hiv nó có thể tàng hình trong vòng 27 tháng ma vỏi xét nghiệm không thể tìm ra.cho đến khi h xuất hiện trở lại.mọi thứ rất nan giải anh ah
    Sợ thì XN tiếp, XN đến khi nào ngáp ngáp cũng được, cứ mỗi quý XN lần

  12. #10
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi can nha mong uoc Xem bài viết
    anh ,chị cho em xin hỏi là.có phải herpes miệng thương xuyên tái phát,mụn cóc,mụn hạt cơm nhiều.nó có liên quan mật thiết vói hiv không ah.
    Theo Tuanmecsedec chủ đề này không cần thiết tư vấn nữa.Vì vậy Tuanmecsedec khóa lại.

    Chủ đề: tex nhanh 6tháng âm tính.vẫn nhiễm trùng âm ĩ


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •