Trang 1 của 9 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần

    Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

    KÌ THỊ ĐẨY NGƯỜI NHIỄM HIV VÀO NGÕ CỤT KHÔNG LỐI THOÁT


    “Tuấnmecsedec” nickname không còn xa lạ với cộng đồng những người có HIV (NCH), thậm chí còn rất quen thuộc và gần gũi. Anh là “thần tượng” của rất nhiều bạn trẻ và cũng là “ân nhân” giúp họ tìm lại được niềm tin trong cuộc sống. Anh hiện là tham vấn viên đồng thời cũng là admin của diễn đàn - một trong những diễn đàn có tiếng và uy tín của nước ta hiện nay.

    Trong suy nghĩ ban đầu của tôi về anh, “Tuấnmẹc” cái tên nghe rất “oách” thì hẳn người cũng rất “ngầu” nhưng ngược lại anh cởi mở và nhiệt tình hơn tôi tưởng. Tôi đã có một cuộc trao đổi với anh về bản thân cũng như suy nghĩ của anh về vấn đề kì thị và phân biệt đối xử với NCH trong xã hội hiện nay.

    Lột xác nhờ “HIV”



    Anh có thể cho em được biết động lực nào khiến anh có ý định tham gia diễn đàn và giúp đỡ các bạn?

    Vào năm 2005, anh không biết HIV/AIDS là gì, không hiểu HIV đáng sợ ra sao và nó có tác hại gì, khi đó anh chỉ “biết” HIV là căn bệnh chết người và nghĩ rằng “Bị HIV chỉ có con đường chết”. Anh là người từng có nguy cơ với H và anh may mắn nhận kết quả âm tính, quả thật vui nhiều lắm nhưng điều đó cũng đã làm thay đổi cuộc sống của anh rất nhiều. Và nó cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh.

    Như vậy có nghĩa nếu không có “sự cố” ấy sẽ không có một Tuấnmẹc ngày hôm nay?

    Có lẽ như thế (Cười).Nhờ sự cố trong quá khứ mà anh biết diễn đàn, đó là điều may mắn và cũng là cơ duyên của anh, trời còn tha thứ cho anh giúp anh thức tỉnh để cám ơn đời và “trả ơn” cho đời.

    Trong xã hội hiện nay, khi làm việc gì người ta thường đặt vấn đề “vật chất” lên hàng đầu vậy còn anh thì sao? Anh nhận được điều gì khi làm vậy?

    Người anh giúp đủ mọi tầng lớp trong xã hội như giáo viên, bác sĩ, công an, và cả những thành phần không đàng hoàng,…Nhưng anh quan niệm rằng “Khi họ tìm đến mình nghĩa là họ đang cần mình” và anh sẵn sàng giúp đỡ mọi người, anh không cần biết họ là ai chỉ cần có thể giúp được gì thì anh luôn sẵn lòng.

    Khi anh dẫn các bạn đi xét nghiệm, nhìn họ vui sướng nhận kết quả âm tính, họ vui một nhưng anh vui tới mười vì anh cảm thấy như mình vừa cứu một người đang rớt xuống vực sâu và mình kéo họ lên được. Anh cũng từng trải qua cảm giác lo sợ và stress nặng nên anh rất hiểu và chia sẻ với họ. Từ những niềm vui nhỏ đó dần dần anh đi sâu hơn, tìm hiểu kĩ hơn những kiến thức về HIV/AIDS và anh về diễn đàn là một tham vấn viên với tư cách phi lợi nhuận, anh giúp cộng đồng không thu bất kì chi phí nào.

    HIV/AIDS đáng sợ hay đáng thương!

    Một số người cho rằng nên “tập trung” người nhiễm HIV/AIDS vào một khu riêng biệt nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, vậy anh nghĩ sao về ý kiến này?

    Anh hoàn toàn không đồng ý. HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường giữa người và người. Hiện nay, xã hội ta đã bình đẳng hóa các mối quan hệ vậy thì không có lý do gì lại làm thế. Như vậy, thật sự rất bất công đối với người nhiễm H. Ý kiến trên cho thấy rõ sự phân biệt đối xử và “cô lập” những người nhiễm H, họ đang dồn những người “không may mắn” bị nhiễm căn bệnh này vào bước đường cùng.

    Thật ra HIV khó lây nhưng rất dễ phòng. Ngoài ba đường lây cơ bản (máu, mẹ truyền sang con, tình dục) mà bạn có thể tự bảo vệ cho mình thì HIV/AIDS không thể lây qua những giao tiếp thông thường, phải có một lượng virus đáng kể mới có thể lây nhiễm được. Trong cơ thể người, vi rút HIV nguy hiểm nhưng khi ra môi trường bên ngoài thì nó rất yếu.



    Thực tế HIV/AIDS khó lây nhiễm nhưng lại dễ phòng hơn chúng ta nghĩ

    Nên xem HIV như một căn bệnh mãn tính

    Anh nghĩ gì về việc kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm H hiện nay?

    Có người cho rằng người nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, đổ lỗi cho họ ăn chơi trác táng nên phải gánh lấy hậu quả, mắc gì phải thương hại. Chính sự “áp đặt” như vậy khiến cho người nhiễm HIV/AIDS giấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng, chống AIDS và “vô tư” truyền HIV sang người khác - đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

    Qua những lần đi tuyên truyền và tiếp xúc với các bạn, anh thấy có rất nhiều người dù không có sự kỳ thị với người nhiễm HIV nhưng vẫn rất ái ngại khi tiếp xúc. Đó là điều hết sức bình thường. Nhưng kỳ thị chính nỗi đau vô hình của người nhiễm HIV. Tâm trạng không thoải mái, không an toàn khi tiếp cận người nhiễm HIV là tâm trạng còn khá phổ biến, kể cả với người đã hiểu biết về căn bệnh này.



    “Có rất nhiều người vẫn tự hỏi tại sao mình bị nhiễm HIV. Mọi người nên hiểu rằng không phải tất cả những người nhiễm HIV đều dính dáng đến cái hành vi không tốt. Ví dụ như: những trẻ thơ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ, những người vợ hiền chỉ biết làm tròn bổn phận trong gia đình…Họ là những người “lành” mang “bệnh”

    – Anh Tuấn – tham vấn viên, admin diễn đàn cho biết.

    Theo anh, tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV xuất phát từ đâu?


    Vấn đề kỳ thị người nhiễm HIV mang rất nhiều khía cạnh, sự kỳ thị có thể đến từ ngay trong gia đình, bạn bè, thậm chí cán bộ y tế...Và có lẽ nguyên nhân chính nhất là do sự thiểu biết về HIV/AIDS chưa đầy đủ và chính xác nên mới có sự kỳ thị. Tất cả những sự kỳ thị và phân biệt đối xử này đều do người dân nhận thức chưa đủ và chưa đúng về việc lây truyền HIV/AIDS. Nhiều người còn cho rằng sống và làm việc với người nhiễm HIV cũng có thể bị lây. Các bạn chưa hiểu biết đầy đủ về HIV và các bạn quá sợ căn bệnh này.

    ...Và vấn đề này không chỉ do xã hội mà còn một phần nằm ở chính bản thân người nhiễm?

    Đúng vậy. Nhưng đừng nên nghĩ, tất cả những người nhiễm HIV đều là những người không tốt trong XH để từ đó dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Mặt khác, ngay cả đối với một người sử dụng ma túy, hoặc làm mại dâm, họ cũng có những hoàn cảnh khác nhau, trong đó, có nhiều hoàn cảnh đáng thương hơn là đáng trách. Khi nhận được kết quả dương tính, người bị nhiễm H họ như bị “kết án tử hình”, mọi tương lai hy vọng bị sụp đổ hoàn toàn, họ rơi vào tuyệt vọng xen lẫn tức giận thù oán người đã gây cho mình và thù oán xã hội.

    Họ luôn mặc cảm với hoàn cảnh, không muốn công khai danh tính, thậm chí lẩn trốn, xa lánh mọi người. Như vậy, sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ, cũng như phòng, chống HIV/AIDS cho những người xung quanh.

    Cuộc sống không ai muốn mình như vậy, ai cũng từng mắc sai lầm và chúng ta không ai hoàn hảo cả. Chúng ta nên hiểu và bao dung với những cảnh đời khác nhau để có những cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những người nhiễm H.

    Anh có thể cho em biết việc kì thị ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người nhiễm HIV?


    Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV là họ bị xa lánh, ruồng bỏ, bị tổn thương, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng không tạo một môi trường thân thiện cần thiết cho những người muốn xét nghiệm HIV và sử dụng các dịch vụ về HIV, điều này khiến họ cảm thấy e ngại và vì vậy nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV hoặc giấu hẳn tình trạng nhiễm của mình để rồi HIV lại được dịp “âm thầm” phát tán.

    Vậy nên làm gì để làm giảm sự kì thị và hắt hủi ấy?


    Trong quá trình làm việc, anh đã được tiếp xúc với nhiều người có HIV, nếu không biết trước thì không ai có thể nghĩ là họ đang mang HIV trong người vì họ hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất. Trên thực tế, nhiều người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh bình thường.

    Sự thật xã hội vẫn chưa thể xóa bỏ được những định kiến về người nhiễm HIV. Để khắc phục sự cố này, không có biện pháp nào khác hơn là nâng cao kiến thức cũng như hiểu biết về HIV/AIDS cho toàn thể cộng đồng. Nếu như xã hội nghĩ căn bệnh HIV như một căn bệnh siêu vi B hay căn bệnh mãn tính thì chắc hẳn sự kỳ thị đã không tồn tại.
    Hạnh phúc của mình là nụ cười của mọi người

    Qua cuộc trao đổi này, anh muốn gửi thông điệp gì đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ?

    Vi rút HIV không tự sinh ra và hơn hết HIV không bao giờ tìm đến với chúng ta mà chỉ có chúng ta đi tìm HIV thông qua những hành vi nguy cơ. Mong cộng đồng đừng quá thờ ơ với những nỗi đau song song đó anh cũng hi vọng mọi người hiểu biết về AIDS sâu hơn để tránh nó chứ không phải là kì thị và xa lánh. Các bạn là những con người trẻ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức “nền” để có thể hiểu biết sâu hơn về HIV/AIDS.

    Với anh "Hạnh phúc của mình là nụ cười của mọi người" đây cũng là một trong những châm ngôn sống của anh.




    Tôi thiết nghĩ phải chăng chính chúng ta, những người có “trái tim” đã “bắt” họ phải sống một cuộc sống tủi hờn và khép kín. Mỗi ngày trôi qua bạn đang sống hay chỉ là tồn tại. Đừng vô tâm và vô cảm trước những mảnh đời “lầm lỡ”, lạc bước. Yêu thương, đồng cảm và sẻ chia những điều bình dị nhưng rất “người”, bớt đi một ánh mắt kì thị là thắp lên một tia hi vong cho người nhiễm H…Bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
    Hãy vì ta, vì gia đình và vì những ai có H mà giang đôi bàn tay nâng đỡ cho cuộc đời này thêm chút ý nghĩa nha các bạn! Là người bệnh, họ cần sự cảm thông; họ cũng là con người như chúng ta, họ cần tình thương yêu. HIV không từ một ai, dù bạn giàu hay nghèo, có học thức hay không... Hãy đặt mình vào vị trí của người, để chúng ta có thể cảm nhận và hiểu hơn nỗi đau của người có HIV.

    HOÀNG YẾN

    ads

  2. Có 12 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    dathoan123 (09-01-2014),Khongcanten (30-06-2014),khongduoctutu (28-02-2014),Minh Trường (14-12-2017),Minh1208 (07-01-2018),mocqueanh0102 (16-09-2013),ongcunon (29-10-2015),tranvantuan (23-06-2015),tung_1234 (23-06-2015),xindoi1_cohoi (12-10-2013),xinhaygiupminh (27-12-2013),yeucuocsong26 (13-11-2014)

  3. #2
    nguoimayman
    Guest
    Khong nen ky thi nguoi co H vi dieu nay se day ho vao ngo cut khong loi thoat,va se la nguyen nhan lam cho nhung nguoi da co nguy co lay nhiem khong dam di xet nghiem va dieu tri kip thoi dan den hien tuong lay nhiem cho nguoi khac ngay cang nhieu hon.

  4. Những thành viên đã cảm ơn nguoimayman cho bài viết này:

    loilam90 (17-11-2013)

  5. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Liều thuốc tình người cho người có HIV


    Các thành viên CLB Nha Trang Xanh đang sinh hoạt văn nghệ



    Sự kỳ thị xa lánh sẽ đẩy người có HIV thêm mặc cảm với cuộc sống và sớm đi vào cõi chết. Ngoài những liều thuốc ARV, người có HIV còn rất cần liều thuốc tình người.
    Vẻ đẹp chân quê vẫn còn hiện hữu trên khuôn mặt phúc hậu, dễ thương, cho dù đôi mắt có chút ngấn lệ, phảng phất màu buồn, nhưng vẫn ánh lên nét nhìn đầy nghị lực sống. Đó là chị Nguyễn Thị Thu Hằng - thành viên Câu lạc bộ Nha Trang Xanh ở 85 Hồng Bàng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    Cú sốc nghiệt ngã...
    Bằng giọng trầm tư sâu lắng, chị Hằng kể: "Tôi sinh ra ở ngoại thành Nha Trang. Bố mẹ đều là nông dân, 20 tuổi, duyên nợ đưa tôi kết hôn với một thanh niên ở nội thành. Sau hơn 2 năm chung sống, tôi nhận ra chồng mình đi sớm về khuya, nhiều lúc vật vã như người đang chuếnh choáng men say khiến cho tôi linh cảm có một điều gì đó chẳng lành.
    Tuy nhiên, công việc mua bán trái cây cuốn hút thời gian, hơn nữa đứa con đầu lòng mới hơn 10 tháng làm cho tôi không có điều kiện tìm hiểu sâu về các mối quan hệ sinh hoạt của chồng. Và điều bất hạnh đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng của tôi, bà mẹ chồng cho biết chồng của tôi đã có HIV".
    Chị tâm sự: "Đã có lần tôi tính đến chuyện tiêu cực, dùng thuốc độc để tự kết liễu đời mình. Nhưng rồi nhìn hai đứa con đang ngon giấc ngủ, tôi day dứt vô cùng. Đôi lúc tôi tự nhủ con mình không có tội, chúng có quyền sống và phải được sống trong sự thương yêu đùm bọc của mẹ, nếu mình tìm đến cái chết là né tránh trách nhiệm làm mẹ, là chối bỏ tình mẫu tử thiêng liêng".
    Chỉ một thời gian ngắn sau khi nằm viện, chồng chị Hằng trút hơi thở cuối cùng, tinh thần và thể xác chị suy sụp đến mức không ai có thể tin chị sẽ sống. Chị Hằng càng suy sụp hơn khi chị đi xét nghiệm máu với kết quả HIV dương tính.
    Từ một phụ nữ trẻ, khỏe, chỉ sau nửa tháng chị Hằng tiều tụy, xanh xao đến tàn tệ. Sau nhiều lời động viên an ủi của người thân, chị lầm lũi đưa hai đứa con về xã Vĩnh Ngọc ở với bố mẹ ruột. Thế nhưng những lời xầm xì, đồn đại của bà con lối xóm khiến cho chị quỵ ngã.
    Xót xa hơn nữa là đứa con gái đầu lòng bước vào lớp học mẫu giáo bị những cái nhìn nghi kị, dò xét của nhiều bậc phụ huynh. Thậm chí có người còn vô tâm khi buông những lời lẽ xúi quẩy: "Chồng nó chết vì mắc bệnh Siđa, thì đằng nào cũng đến lượt nó, con nó".
    Không chịu đựng nổi những lời lẽ cay nghiệt của bà con lối xóm, chị Hằng đưa con trở lại gia đình nhà chồng. Bán trái cây không được, mở quán cà phê cóc cũng không xong, bày sạp báo cũng chẳng ai đến hỏi. Tất cả chỉ vì HIV đã ám ảnh, loan truyền đến tai nhiều người. Chị Hằng không trách, bởi họ và ngay cả chính chị là người nhiễm bệnh vẫn chưa có nhiều kiến thức về HIV/AIDS.
    Đến nghị lực sống từ sự sẻ chia của cộng đồng xã hội
    Niềm tin cuộc sống trong chị được đánh thức khi cầm kết quả xét nghiệm HIV hai đứa con đều âm tính. Thêm một niềm tin đã thắp sáng cuộc đời chị Hằng vào cuối năm 2005, một nhóm phụ nữ từ Câu lạc bộ Nha Trang Xanh tìm đến động viên, chia sẻ và gợi ý chị tham gia sinh hoạt trong nhóm giáo dục đồng đẳng.
    Chị Nguyễn Thị Phúc - Chủ nhiệm Câu lạc bộ là một phụ nữ trải nghiệm trong cuộc sống, nên sau vài lần tiếp xúc đã thuyết phục được chị Hằng. Đều đặn mỗi ngày, chị Hằng đến câu lạc bộ học may thêu và đến nay đã trở thành một người thợ lành nghề.
    Dù sản phẩm của Nha Trang Xanh chưa có điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng mỗi tháng chị Hằng cũng thu nhập hơn nửa triệu đồng. Chị tâm sự: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy đồng tiền do chính mình làm ra lại quý giá hơn thế, bởi lẽ trước đó tôi không tin mình có đủ nghị lực vượt qua nỗi đau để vươn dậy với đời".
    Câu chuyện thật sự cởi mở, nên khi đề cập chuyện riêng tư trong đời sống tình cảm, chị cười và bảo: "Có những điều tưởng chừng không có thật nhưng lại là sự thật". Đó là một chuyện tình đẹp như cổ tích giữa đời thường.
    Cách đây gần hai năm, tình cờ một người đàn ông goá vợ tán tỉnh chị, đánh thức trái tim chị Hằng thêm một lần rung động trước tình yêu. Chị kể: "Tôi thật sự bất ngờ nên phải né tránh những câu hỏi của anh ấy. Nhiều đêm tôi thao thức và tự hỏi mình có nên cho anh ấy biết mình là người phụ nữ có HIV không? Và liệu mình có phải là kẻ có tội nếu cố tình im lặng, che giấu sự thật nghiệt ngã mà mình đang gánh lấy?".
    Thêm một bất ngờ nữa là qua tìm hiểu, chị Hằng được biết người yêu thương mình là giám đốc một doanh nghiệp đang hoạt động thành đạt trên thương trường. Lo ngại nhiều điều phiền toái sẽ xảy ra đối với mình và cả vị giám đốc nọ, nên chị Hằng tìm cách từ chối mãi nhưng không được, cuối cùng chị đã nói sự thật. Nhưng vị giám đốc nọ không hề né tránh, mà ngược lại càng gần gũi động viên chị sống vui và chăm sóc tốt hai đứa con chị.
    Chị Hằng thú nhận: "Trước tình cảm rất chân thành của anh ấy, tôi như sống lại thời thanh xuân. Chúng tôi đã nhiều lần quan hệ ân ái, và đương nhiên là phải lựa chọn biện pháp an toàn. Còn anh ấy thì ước nguyện sẽ được chăm sóc tôi đến cuối đời bằng tất cả tấm lòng, trái tim và tình cảm".
    Trước khi khép lại câu chuyện, tôi hỏi chị Hằng: "Đến thời điểm này, điều gì làm chị hạnh phúc nhất?". Chị cười, một nụ cười tự tin và nói rất thật lòng: "Có hai điều làm cho tôi hạnh phúc nhất. Trước hết là hai đứa con tôi không lâm vào số phận nghiệt ngã của người có HIV. Thứ hai là sau cú sốc lớn trong đời mình, tôi đã gượng dậy và vươn lên trong cuộc sống bằng chính sự chia sẻ thương yêu của cộng đồng xã hội".
    Vâng! Sự kỳ thị xa lánh sẽ đẩy người có HIV thêm mặc cảm với cuộc sống và sớm đi vào cõi chết. Ngoài những liều thuốc ARV, người có HIV rất cần liều thuốc tình người. Hy vọng qua bài viết này, mọi người cùng chia sẻ với chị Hằng, với tất cả những người có HIV, để họ thêm hiểu tình người, tình đời đẹp lắm!

    Hữu Toàn


  6. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    xindoi1_cohoi (12-10-2013)

  7. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    “Sự kỳ thị, phân biệt đối xử có thể giết chết người bị nhiễm HIV nhanh hơn cả virus HIV...”

    Cập nhật lúc 06:14, Chủ Nhật, 02/12/2012 (GMT+7)


    Mang trong mình căn bệnh thế kỷ, rồi người chồng bị nhiễm HIV cũng ra đi, cộng thêm đứa con trai duy nhất không may bị tai nạn mà chết. Còn nỗi đau nào lớn hơn thế đối với một người phụ nữ? Thế mà chị Trần Thị Phượng, Chủ nhiệm CLB Hoa Hướng Dương (TP Hạ Long) đã phải đối mặt và vượt qua những ngày tháng đau khổ nhất của cuộc đời để tiếp tục sống...

    - Chào chị! Chị có thể chia sẻ một chút về hoàn cảnh của mình được không?


    Nụ cười và niềm tin cuộc sống vẫn ánh lên trên khuôn mặt chị Phượng.
    + Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Năm 2000, qua lời giới thiệu của bạn bè, tôi quen chồng tôi. Trước khi đến với nhau, tôi biết anh đã từng nghiện ma tuý và ở tù… Nhưng tôi thấy anh ấy rất hiền nên cũng nghĩ đơn giản đó chỉ là những gì xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi lấy nhau được 1 năm thì có một cháu trai kháu khỉnh. Thằng bé được 6 tháng tuổi, chồng tôi bắt đầu ốm. Đi khám về, gia đình chồng bảo là chồng tôi bị ung thư gan. Tôi rất hoang mang nhưng cũng xác định là anh ấy sẽ không còn sống được bao lâu nữa vì căn bệnh ấy. Trong thời gian đó, mọi người ở quê xì xào chồng tôi từng là con nghiện thì chắc chắn là bị “Si-đa” nên mới thế. Tôi cũng có chút nghi ngờ về điều này. Trong một lần về quê ở Hải Dương, tôi đã đi xét nghiệm máu và nhận được kết quả: HIV dương tính. Ban đầu, tôi không tin đó là sự thật. Tôi tiếp tục đến một bệnh viện nữa ở Hải Phòng để xét nghiệm lại với hy vọng kết quả trên là sai. Đến đây thì người ta bảo: “Bị “Si-đa” sắp chết rồi còn xét nghiệm cái gì nữa!”. Nghe những lời ấy, tôi như chết điếng, tay chân bủn rủn, mắt mũi lúc đó tối sầm lại, gần như ngã qụy...

    - Những ngày sau đó, chị đã đối mặt với sự thật cay đắng ấy như thế nào?

    + Chồng tôi qua đời sau đó không lâu. Lúc này, gia đình nhà chồng không những không thương mà còn đổ lỗi cho tôi đã lây bệnh cho con trai họ. Điều này khiến mối quan hệ giữa hai gia đình nội - ngoại vốn dĩ đã có những xích mích nay lại càng tệ hơn. Mẹ con tôi bị hắt hủi. Đã nhiều lần, tôi có ý định tự tử nhưng cứ nghĩ đến đứa con mới 7 tháng tuổi, thương con, tôi lại khóc và không thể nào làm được. Sau đó, tôi nghĩ, con mình cũng bị nhiễm, chồng cũng đã mất, tôi quyết định sẽ sống để nuôi con cho đến khi nào con trai tôi không sống được nữa thì cũng đi theo chồng con luôn. Tôi bấm bụng vượt qua tất cả, cố gắng làm lụng nuôi con, được ngày nào hay ngày đó. Hàng ngày, tôi đi bán rau, số tiền kiếm được cũng chỉ khoảng 10.000 đồng/ngày để mẹ con trang trải. Đến lúc con tôi được 2 tuổi, đi xét nghiệm ở bệnh viện thì cho kết quả âm tính với virus HIV. Giây phút đó, cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay, tôi đã khóc oà lên vì quá sung sướng… Niềm hy vọng tưởng chừng như đã tắt từ lâu đã được thổi bùng lên trong tôi. Đó cũng là động lực rất lớn để tôi dũng cảm bước tiếp…

    - Chị vừa nói khi biết mình bị nhiễm HIV, chị rất sợ nên đã giấu giếm mọi người… Vì sao vậy?

    + Thực ra đó là giai đoạn đầu, khi tôi chưa hiểu biết gì nhiều về căn bệnh thế kỷ, chỉ biết khi mắc bệnh tôi sẽ chết sớm. Và thú thực tôi rất sợ bị mọi người phát hiện ra bệnh của mình. Nhất là khi đi đâu cũng bị mọi người xì xào, bàn tán là “con ấy bị Si-đa”... Đặc biệt, tôi lại là người đầu tiên trong cái làng quê ấy bị nhiễm HIV nên mỗi lần về Hải Dương, trừ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, còn lại hàng xóm, thậm chí là họ hàng chẳng ai dám đứng gần, không dám nói chuyện, ăn cơm, uống nước cùng… Họ tránh tôi như tránh hủi. Mặc dù vậy, tôi cũng không dám trách móc ai cả, chỉ dám ở nhà bố mẹ vài hôm rồi lại quay về Quảng Ninh. Đến lúc con tôi đến tuổi đi mẫu giáo, tôi gửi con ở Trường Mầm non Cao Xanh (TP Hạ Long). Lúc đầu các cô giáo ở đấy cũng rất ái ngại, thậm chí họ còn bắt tôi mang giấy xét nghiệm chứng minh con trai tôi âm tính với HIV thì mới cho vào học khiến gia đình tôi rất bức xúc. Sau đó, đích thân cô giáo Hiệu trưởng đã đến xin lỗi gia đình và nhận cháu vào học. Tuy nhiên, về nhà sau mỗi buổi học, con trai lại mách mẹ là “các bạn bảo con bị Si-đa”. Thương con, tôi cho cháu nghỉ học, một năm sau mới đi học trở lại…

    - Đấy là chuyện trước đây. Còn bây giờ, chị đang là Chủ nhiệm một câu lạc bộ dành cho những người có H. Chị nghĩ gì về những ảnh hưởng của sự kỳ thị đối với cuộc sống của những người bị nhiễm HIV?

    + Tâm lý của những người bị nhiễm HIV đã rất nặng nề rồi. Khi họ đang muốn vực dậy để sống tích cực hơn thì lại bị những ánh mắt, hành động dè bỉu, kỳ thị và bị mọi người phân biệt đối xử thì càng khiến họ trở nên ức chế, chán nản. Thậm chí, có người tìm cách trả thù đời khiến nguy cơ lây nhiễm HIV trong xã hội cao hơn. Trong khi đó, cũng có những người quá chán nản, tuyệt vọng nên tìm đến cái chết… Ngoài ra, sự kỳ thị còn khiến cuộc sống của những người có H trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì nó là nguyên nhân làm cho người có H sống khép mình, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như thuốc điều trị làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

    - “Sự phân biệt đối xử, kỳ thị có thể giết chết một người nhiễm HIV trong 3 ngày nhưng virus HIV thì không thể!”. Chị suy nghĩ như thế nào về câu nói này?

    + Hoàn toàn đúng. Đối với người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân HIV/AIDS thì tư tưởng rất quan trọng. Nếu bị phân biệt đối xử và kỳ thị thì tinh thần bị suy sụp rất nhanh. Những người bị HIV/AIDS cũng có muôn vàn mối bận tâm, lo toan như những người bình thường khác, đặc biệt là phụ nữ, đó là chồng, con, kinh tế gia đình, đối nội, đối ngoại….Thậm chí có người còn phải nuôi cả chồng nghiện hút, con cái thì ốm đau liên miên, bản thân họ cũng mang bệnh, sức khoẻ yếu. Áp lực cuộc sống rất lớn như vậy mà còn gặp phải sự kỳ thị nữa thì…

    - Sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người mắc HIV/AIDS trong xã hội hiện nay theo chị có khác gì so với trước đây không?

    + Có chứ. Trước đây khi công tác truyền thông chưa tốt nên mức độ sự hiểu biết của mọi người về HIV/AIDS chưa nhiều, thậm chí có người vẫn hiểu sai. Ví dụ như họ nghĩ virus HIV có thể lây qua bất kỳ con đường tiếp xúc nào đối với người nhiễm. Chính vì vậy, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người mắc HIV/AIDS rất nặng nề. Bây giờ thì sự kỳ thị vẫn còn đấy nhưng đỡ hơn và được ẩn nấp dưới những hình thức khéo léo, tinh vi chứ không lộ liễu như trước. Cách đây vài năm, một người bạn của tôi, cũng là người nhiễm HIV, có con đến tuổi đi học mẫu giáo nhưng không được nhận vào học. Nhà trường không nói thẳng là sợ đứa trẻ sẽ làm lây nhiễm HIV cho các học sinh khác mà họ đã từ chối với lý do là trường đã đủ chỉ tiêu, không nhận thêm nữa. Cũng có không ít người bị đuổi việc vì doanh nghiệp phát hiện ra thông tin người lao động đó bị nhiễm HIV. Họ cũng đưa ra rất nhiều lý do hợp lý, như: Cắt giảm biên chế, lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc; bố trí một công việc thật nặng nhọc, quá sức đối với người đó hoặc chuyển họ sang một vị trí không thoả đáng khiến người lao động bị nhiễm HIV quá bức xúc dẫn đến bỏ việc…

    - Từ những trải nghiệm của mình, theo chị, những người bị HIV/AIDS phải làm gì để xoá bỏ dần sự kỳ thị của xã hội về căn bệnh của mình?

    + Theo tôi, trước hết bản thân những người nhiễm phải sống làm sao để mọi người thấy được mình là người sống có ích cho xã hội. Mình vẫn làm việc bình thường, sống bình thường, thậm chí còn sống tốt hơn những người không mang bệnh. Đó là động lực để cộng đồng hiểu và thông cảm cho mình. Tuy nhiên, khi gặp sự kỳ thị, phân biệt đối xử thì cũng phải biết cách để đấu tranh, để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình mà pháp luật đã quy định. Thứ hai, nếu muốn xã hội cởi mở hơn với mình thì mình phải cởi mở, chủ động chia sẻ với mọi người. Thực ra hiện nay có rất nhiều người đã mạnh dạn công khai tình trạng bệnh tật nhưng cũng còn không ít người vẫn sợ sệt, lo lắng, giấu giếm. Ví dụ như năm ngoái có một chị là giáo viên ở Vân Đồn bị nhiễm HIV từ chồng không dám làm hồ sơ uống thuốc. Chị ấy đã rất sốc, đau khổ, lo sợ bị người quen phát hiện nên đã sang Hạ Long điều trị. Chúng tôi đã tâm sự với chị rất nhiều để chị ấy hiểu rằng trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh như chị và họ vẫn sống tốt, vẫn khoẻ mạnh bình thường. Nhờ đó đã giúp chị ấy lấy lại cân bằng và niềm tin trong cuộc sống.

    Một điều quan trọng nữa là những người nhiễm HIV nên tham gia vào các CLB của những người cùng hoàn cảnh để được chia sẻ. Trước năm 2006, bản thân tôi vẫn chưa hiểu biết gì về HIV. Sau khi được giới thiệu vào sinh hoạt ở CLB Đồng Cảm của phường, rồi tiếp tục gia nhập vào CLB Hoa Hướng Dương. Năm 2008, được bầu làm chủ nhiệm CLB. Tham gia CLB, được biết nhiều người có hoàn cảnh như mình, có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nên cuộc sống của tôi trở nên vui vẻ, năng động hơn. Đó thực sự là ngôi nhà chung, giúp chúng tôi được sẻ chia để vươn lên trong cuộc sống.

    - Chị có một lời nhắn nào muốn gửi tới những người bị HIV/AIDS và cộng đồng không?

    + Mình chỉ mong những người bị nhiễm HIV nói chung, đặc biệt là các chị em phụ nữ rơi vào hoàn cảnh này, hãy luôn có suy nghĩ tích cực để sống một cuộc sống có ích, khoẻ mạnh trong những ngày còn lại. Và cũng mong cộng đồng có một cái nhìn cảm thông với những người có H, sẻ chia với những người mắc căn bệnh thế kỷ… Đó chính là động lực để những người có H như chúng tôi sống tích cực, thậm chí sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

    - Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này! Chúc chị luôn duy trì được sức khoẻ thể chất và tinh thần thật tốt!

  8. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    loilam90 (17-11-2013)

  9. #5
    traitimbanggia
    Guest
    Chi co nhung nguoi song chung voi H nhu minh moi hieu va cam nhan duoc noi dau cua nhung nguoi bi xa hoi ky thi

  10. Những thành viên đã cảm ơn traitimbanggia cho bài viết này:

    loilam90 (17-11-2013)

  11. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Hãy đặt mình vào vị trí của người

    Chúng ta đang sống trong thời đại HIV, chúng ta đang sống chung với người có HIV và chúng ta cũng có khả năng sẽ bị lây nhiễm HIV! Bởi vì đại dịch HIV đang bùng phát, cả thế giới chưa thể khống chế được. Nhưng có bao giờ chúng ta hình dung ra tất cả những khó khăn nếu chẳng may một ngày nào đó chúng ta phải cầm trên tay mảnh giấy xét nghiệm HIV, với kết quả dương tính của chính mình!?
    Chắc chắn rằng bạn và tôi không mong muốn việc tệ hại đó lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nhưng trong cuộc sống có nhiều cái thật oái oăm, thỉnh thoảng điều không mong đợi lại cứ phải đến.

    Về lý thuyết thì khi một người có HIV họ có thể sống rất bình thường như bao người khác, thậm chí vẫn lạc quan yêu đời, sống khỏe và sống lâu như không có việc gì xảy ra.
    Nhưng khi biết mình bị nhiễm HIV cuộc sống của bạn và tôi thật sự sẽ thay đổi, mặc dầu HIV ta mang trong mình hoàn toàn chưa gây ảnh hưởng gì đến cơ thể của ta cả.
    Với rất đông người thì thời gian đầu đều suy sụp tinh thần trầm trọng, mọi công việc và kế hoạch cho tương lai đều sụp đổ tan tành. Tâm thần trở nên bấn loạn, mất thăng bằng và mất hoàn toàn định hướng trong cuộc đời. Vì cái chết luôn luôn ám ảnh và hơn nửa cuộc sống của bạn và tôi sẽ ngắn hơn rất nhiều so với những người bình thường khác không bị nhiễm.
    Gia đình và người thân khi hay tin, chắc chắn sẽ rất đau khổ, còn bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng nếu biết được sẽ có nhiều phản ứng rất khác nhau nhưng nói chung đều bất lợi cho bạn và tôi. Họ có thể sẽ lên án, xa lánh, khinh chê và miệt thị. Thỉnh thoảng cũng có số ít người cảm thông vì họ đã trải nghiệm qua trong công tác chuyên môn, từ người thân hoặc chính bản thân họ, hoặc họ là những người giàu lòng nhân ái và hay xót thương. Nhưng việc bạn và tôi tiếp cận với họ để nhận được những an ủi, chia sẽ, cảm thông và nâng đỡ quả thật là hết sức khó khăn, vì cần phải vượt qua rất nhiều trở lực từ chính mình. Điều nầy cần có một sự hiểu biết hết sức kỹ lưỡng, cần có thời gian cộng với một nghị lực phi thường mới mong có thể làm được.
    Công việc làm và sinh hoạt của bạn và tôi có thể sẽ gặp khó khăn hơn, lúc nào cũng trong tâm trạng phải luôn ẩn mình vì có cảm giác bị mọi người soi mói, dòm ngó. Phải tha phương cầu thực mới có cơ may sinh tồn.
    Đời sống tình cảm cũng tương tự như vậy. Nếu độc thân sẽ rất khó lập gia đình, nhưng nếu vì lý do nào đó phải chọn lập gia đình thì sẽ có hàng trăm vấn đề cân não sẽ phải liệt kê ra để lựa chọn và chấp nhận.
    Nếu có gia đình rồi thì vấn đề càng trầm trọng hơn. Làm sao bạn đời của mình có thể thông cảm và tha thứ cho, nếu không tìm ra một chứng minh chính đáng cho tình trạng lây nhiễm của mình. Và làm thế nào để tránh được tình trạng lây lan cho bạn đời khi hai người phải chung sống với nhau. Có thể vợ chồng sẽ không có con hoặc ngưng sinh con, còn nếu có con thì khả năng truyền bệnh cho con không phải là thấp, nhưng truyền cho bạn đời của mình là chắc chắn.
    Nếu bạn và tôi qua đời thì bạn đời của bạn và tôi sẽ đơn lẻ, con sẽ mất cha hoặc mất mẹ, hoặc mất cả hai, cả ba. Những đứa còn lại ai sẽ thay cha mẹ chúng nuôi dạy cho đến khi nên người.
    Hằng ngày lúc nào bạn và tôi cũng phải chiến đấu để quên đi cái chết đang đến gần dù chúng ta còn rất khỏe, và làm thân cho được với con virus đáng ghê sợ kia, và còn rất nhiều vấn đề luôn phải chiến đấu và chiến thắng mới có thể đứng đậy và tiếp tục bước đi được trên con đường còn muôn vàn gian nan trước mặt, dù rằng nó không đến nổi quá dài?.
    Rồi một ngày nào đó bắt buộc chúng ta phải đến bệnh viện để xét nghiệm CD4, điều trị ARV để hạn chế sự phát triễn của Virus, kéo dài cuộc sống, rồi phải uống thuốc hằng ngày và đúng giờ, và phải tái khám định kỳ cho đến mãn đời. . .
    Đó chỉ là giai đoạn bị nhiễm HIV, chưa kể hết những khổ sở về tinh thần lẫn thể xác khi bạn và tôi đã chuyển qua giai đoạn AIDS.
    Như vậy cuộc sống của người nhiễm HIV phải đang và luôn đối diện với muôn vàn khó khăn và đau khổ quả là không dễ dàng chút nào.
    Cho nên hiểu biết về căn bệnh nầy và biết cách phòng tránh lây lan là việc hết sức cần thiết và cấp bách.
    Tuy nhiên tất cả nổi đau của người bị nhiễm HIV phải chịu đựng đa phần không phải do HIV gây nên, mà là do chính con người chúng ta gây nên cho nhau!
    Vậy “Hãy đặt mình vào vị trí của người, để khi ta thấy đau thì người cũng đau như ta” và đó là lúc chính chúng ta mới cảm nhận hết được và biết tìm được cách làm vơi nỗi đau của người có HIV và cũng là nổi đau của chính ta sau nầy nếu chẵng may bạn và tôi ngộ nhỡ.
    Xin cảm ơn và chào thân ái.

    Paul Trần văn Minh
    GX An Hải Đà Nẵng



  12. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    loilam90 (17-11-2013)

  13. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Khi kỳ thị thành “bản án” thứ hai



    07:38 AM, 30-09-2013

    (ĐSPL) - Không ai muốn tiếp xúc hay nói chuyện, họ luôn phải đối mặt với những áp lực vô hình rất lớn từ thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Sự kỳ thị như là nỗi ám ảnh, như “bóng ma” bao trùm tất cả khiến cho họ đau đớn mà không thể hét lên tiếng cầu xin: Đừng kỳ thị tôi!

    Không ít những con người từng một thời lầm lỡ, nay muốn quay về nẻo thiện, lại gặp lắm gập ghềnh. Nhiều người không may là nạn nhân của trò đùa số phận cũng câm nín mang theo cuộc đời mình nỗi đau mang tên “kỳ thị”. Uẩn khuất sau những số phận, những cuộc đời là tiếng kêu cứu không lời của chính họ. Bởi nếu vấp phải rào cản của người đời kỳ thị, thì họ như một lần nữa chơi vơi chẳng biết cuộc đời sẽ trôi về đâu.

    “An tử” đến từ người thân

    Sự kỳ thị bao giờ cũng là động thái tiêu cực khiến cho những người trong hoàn cảnh đó bị tổn thương nghiêm trọng, đẩy họ vào bế tắc. Thậm chí, kỳ thị còn được xem là “bản án thứ hai” dành cho người trót lầm đường, lạc lối.
    Có trường hợp không phải là lỗi của nạn nhân.

    Đặc biệt đối với những nạn nhân nhiễm HIV nói riêng, không chỉ đợi bị kỳ thị, ngay tại thời điểm những người khi mới phát hiện mình nhiễm loại virút này, cũng đã làm họ như chết đứng. Một cảm giác đau đớn, sợ hãi đến tột cùng bao phủ lên cuộc đời họ. Đó là những gì khủng khiếp nhất, mà chỉ những người trong cuộc mới cảm nhận được.


    Chị N. đau xót kể lại cuộc đời bất hạnh của mình khi bị chính những người thân kỳ thị

    Trường hợp của chị Nguyễn Thị N. (SN 1984) ở Bắc Giang là một ví dụ minh chứng. Theo tìm hiểu của phóng viên, được biết, năm 2000, chị N. kết hôn với anh Trần Trọng T. ở Hà Nội. Cuộc sống của anh chị diễn ra êm đềm và hạnh phúc. Một năm sau đó chị N. sinh cháu trai đầu lòng khỏe mạnh, gia đình chị như được nhân đôi hạnh phúc.

    Tuy nhiên, số phận thật oái oăm. Một lần anh T. “vượt rào” với gái bán hoa, nào ngờ đó là ngày định mệnh khiến cuộc đời họ tan nát. Khi cậu con trai của chị N. lên 3 tuổi, người bạn thân của T. nói với chị N: Anh T. bị nhiễm HIV và bảo chị N. nên đi xét nghiệm.

    Là một phụ nữ thôn quê vốn hiền lành, chị N. nhẹ nhàng về nói với chồng: “Anh nên đi xét nghiệm xem sức khỏe thế nào, dạo này anh có vẻ không được khỏe…”. Nhưng vì quá sợ hãi nên anh T. chồng chị nhất quyết không đi.
    Thấy bất an, chị N. cùng con trai đi xét nghiệm tại viện Đống Đa (Hà Nội) và rụng rời khi cầm trên tay kết quả dương tính. Trời đất như sụp đổ, chị lao một mạch về gặp chồng và đưa kết quả cho chồng xem. Hai vợ chồng ôm nhau khóc.

    Anh chồng nức nở nói: “Anh giết em rồi!”. Còn chị như cái xác vô hồn, tay chân như cứng lại và tim như ngừng đập. Trong đầu chị thoáng hiện ra hình ảnh cái chết đã được báo trước, một cảm giác đau đớn xen lẫn nỗi sợ hãi đến kinh hoàng.

    Điều đau đớn nhất với vợ chồng chị N., “bản án kỳ thị” lại đến không chỉ từ xã hội mà đến từ chính bố mẹ đẻ của anh T. Trước sự kỳ thị của gia đình, cộng với sự sợ hãi lo âu kéo dài và không đi khám để điều trị kịp thời, anh T. mòn mỏi và đã chết vì HIV, khi cậu con trai vừa tròn 5 tuổi.

    Từ ngày chồng mất, chị N. sống trong nhà chồng lặng lẽ như một cái bóng. Chị N nói trong đau xót: “Sau khi chồng tôi mất, gia đình nhà chồng chính thức đuổi tôi ra khỏi nhà khi vành khăn trắng vẫn còn trên đầu tôi và tuyên bố: “Không cho tôi nuôi con, kể cả không cho đến thăm cháu bé (vì xét nghiệm cháu không bị nhiễm HIV). Bởi họ lo tôi sẽ lây nhiễm sang cháu, tôi đành phải quay về nhà bố mẹ đẻ để sinh sống cùng với nỗi tuyệt vọng và nhớ con đến quặn lòng”.

    Về mặt luật pháp và cả đạo đức, đáng nhẽ trong hoàn cảnh như vậy, gia đình chị N. phải chia sẻ động viên chị, bởi lỗi không phải do chị gây nên. Tiếc rằng, chị N. không nhận được sự chia sẻ cảm thông từ phía gia đình nhà chồng, trái lại còn bị kỳ thị, xa lánh.

    Thực tế lâu nay vẫn còn rất nhiều người do hiểu biết có hạn, nên họ xem người bị nhiễm HIV như “quái vật” hoặc thậm chí như những tên “tội phạm” đáng sợ. Nhiều người luôn né tránh, không dám đến gần người có HIV. Người bệnh phải đối diện với cuộc sống bị cô lập và đơn độc, họ không chỉ bị xã hội kỳ thị, mà còn bị chính người thân hắt hủi, né tránh. Họ không chết vì virút HIV, mà họ chết bởi chính sự kỳ thị của cộng đồng và sự ghẻ lạnh của chính người thân.

    Mọi người ơi, con vô tội...

    Tương tự trường hợp của bé Phạm Thị Tính (đã được đổi tên), ở Vĩnh Phúc, cháu bị nhiễm HIV nên không được đi học, do bị những người dân xung quanh kỳ thị. Tính bị HIV do lây từ bố mẹ. Mẹ Tính cũng do suy sụp tinh thần mà đã qua đời.

    Năm lên 3 tuổi, gia đình cho Tính đi học mẫu giáo. Nhưng sau đó, nhiều phụ huynh học sinh đã đề nghị nhà trường không cho em đi học vì sợ lây bệnh sang con em họ. Thương cháu, bà nội thường ngắt hoa và gấp thuyền giấy hay tìm cho cháu những con búp bê cũ nát mà người ta vứt ngoài đường về cho cháu chơi.

    Thấy bé Tính khao khát được đến trường, gia đình xin cho bé Tính đi học lại. Nhưng ngày bà nội đưa bé đến trường, rất nhiều người nhìn hai bà cháu với ánh mắt ghẻ lạnh, xa lánh và họ phản đối không cho Tính vào học.

    Ở độ tuổi như bé Tính, dù chưa nhận thức được mình đang mang trong người bệnh tật, nhưng với những cái nhìn soi mói của hàng xóm láng giềng, sự ngăn cản không cho em đến trường… đã và đang làm cho cuộc sống của em trở nên u ám, buồn tủi và không thấy tương lai.

    Hàng ngày, Tính chỉ một mình làm bạn với ti vi hoặc ngồi trước cửa nhà, mắt nhìn xa xăm, bé chỉ mong ước được đi học, có thầy cô và được chơi với bạn bè. Em vô tội, nhưng thương thay em cũng lại là một nạn nhân của thói kỳ thị khiến lòng người trăn trở..

    Tái phạm vì bị kỳ thị

    Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, nhiều biểu hiện của sự kỳ thị diễn ra trong cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Sự cáu gắt, ánh mắt coi thường, lảng tránh, phân biệt đồ dùng, không nhận được thái độ tin tưởng, đối với những đối tượng từng thuộc vào nhóm tệ nạn xã hội. Không ai muốn tiếp xúc hay nói chuyện, họ luôn phải đối mặt với những áp lực vô hình rất lớn từ thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Sự kỳ thị như là nỗi ám ảnh, như “bóng ma” bao trùm tất cả khiến cho họ đau đớn mà không thể hét lên tiếng cầu xin: Đừng kỳ thị tôi!

    Sự kỳ thị không chỉ đẩy một con người đến chỗ tuyệt vọng mà sự kỳ thị thực sự đã góp phần “giết chết” nhiều người. Việc một cô gái bị hiếp dâm dẫn đến nhiễm HIV, khi đến trường học, lại bị nhà trường từ chối. Đó là Nguyễn Thị Thanh B. ở Hưng Yên.


    Vì bị kỳ thị, nhân vật trong ảnh đã dấn mình đi bán dâm để rồi bị nhiễm HIV

    Mặc dù B. rất muốn được tới trường, được học hành vui chơi như bao bạn khác. Bản thân B. không phải là người xấu, B. chỉ là nạn nhân, đáng nhẽ B. phải được giúp đỡ, được sẻ chia từ phía cộng đồng. Trái lại B. lại bị phân biệt đối xử, cộng với cuộc sống gia đình khó khăn, cha mắc bệnh tim, mẹ bị tâm thần, trong trạng thái quá bức bách, bị dồn vào ngõ cụt cuối cùng B. đã hận đời mà thành gái bán dâm.

    Khi mà con người ta bị dồn đến bước đường cùng, khi không còn có thể níu kéo cuộc sống bình thuờng, điều phát sinh sau những chất chứa trong lòng là sự hận thù khủng khiếp. Bởi họ nghĩ không còn gì để mất. Và những suy nghĩ tiêu cực luôn bủa vây, bám chặt lấy họ khiến họ không thể “trở về” trên con đường hoàn lương.

    Phạm Văn C. (huyện Mê Linh, Hà Nội) từng là đối tượng nghiện hút, tàng trữ ma túy. Để có tiền phục vụ cơn nghiện của mình, C. tìm mọi cách kiếm tiền mua thuốc. Lấy mãi của gia đình không được, C. quay sang trộm cắp của những người xung quanh. Gia đình coi C. như một gánh nặng cho đến khi bị bắt và đi trại cai nghiện trở về.

    Trên thực tế, C. đã hoàn toàn đoạn tuyệt với ma túy, lấy vợ, sinh con, nhưng trong mắt những người xung quanh, đã từng biết C. vẫn luôn coi C. là đồ nghiện ngập đáng sợ. Họ rửa cái cốc uống nước thật kỹ nếu như C. uống, rồi bình phẩm đủ chuyện sau lưng. Liên quan đến việc tiền bạc, vay mượn, dù là nhỏ nhất nhưng cũng không ai giúp đỡ C. Ai cũng giữ một khoảng cách tiếp xúc, dè chừng.

    Trên đây chỉ là một trong số ít những dẫn chứng cụ thể về sự phân biệt đối xử với những đối tượng xã hội. Thực tế, sự kỳ thị còn gây nguy hiểm cho chính người đi kỳ thị người khác. Bởi có trường hợp chính người kỳ thị lại thành nạn nhân của người bị kỳ thị.

    Nếu chúng ta biết đón nhận, động viên, chia sẻ cùng họ, tạo cho họ cơ hội được hòa nhập cộng đồng, thì những người nhiễm HIV, những người nghiện, hay những phạm nhân, họ có cơ hội được làm việc, và không quay ra “trả thù đời”. Bởi trên hết là họ cần được yêu thương, tin tưởng và đùm bọc của chính người thân trong gia đình. Họ cần sự cảm thông, sẻ chia của cộng đồng xã hội. Có thế họ mới không nghĩ quẩn mà trở lại con đường tội lỗi.

    Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), tại Điều 4 quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS: “Người hiễm HIV có các quyền sau đây: Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học văn hoá, học nghề, làm việc, được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS...”.

    “Sự kỳ thị của cộng đồng khiến nạn nhân càng lún sâu vào tội lỗi”. “Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng mới khiến người bệnh chết nhanh hơn” - Đây là hai thông điệp lớn của Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS đã diễn ra tại Mỹ năm 2012.


    Lương Liễu -Trần Hải

    http://www.doisongphapluat.com/xa-ho...hai-a3344.html

  14. Có 2 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    loilam90 (17-11-2013),tung_1234 (23-06-2015)

  15. #8
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết chung tay . Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử ,chống kỳ thị hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những người sống chung HIV.

  16. Có 3 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    loilam90 (17-11-2013),tung_1234 (23-06-2015),yeucuocsong26 (13-11-2014)

  17. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kỳ thị làm tăng số người nhiễm HIV


    Khi biết con trai nhiễm HIV, ông Ngô Văn Giang (Hà Nội) giấu không cho con dâu biết. Đến khi ông quyết định tiết lộ điều này theo lời khuyên của bác sĩ thì cả người con dâu cũng đã nhiễm HIV. Các nhà tư vấn cho rằng sự giấu giếm này cũng là một dạng kỳ thị.
    Theo ông Nguyễn Quang Hải, Phó tiểu ban HIV/AIDS Bộ Y tế, kỳ thị không chỉ là xa lánh, hắt hủi mà còn thể hiện ở thái độ sợ hãi thái quá đối với HIV, không xem nó cũng là một căn bệnh như những bệnh khác (ung thư, lao, cúm...). Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã kỳ thị ngay cả với con đẻ của mình mà không biết. Như trường hợp ông Giang, nếu không nghĩ nhiễm HIV là một điều đáng xấu hổ và không giấu giếm thì biết đâu con dâu ông không lây bệnh?
    Sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV là một gánh nặng mà bệnh nhân cảm thấy khó chịu đựng hơn so với gánh nặng của bệnh tật. Chị Thanh Thủy (Hà Nội) kể: "Từ khi biết tôi nhiễm HIV, gia đình chồng gần như tách tôi ra khỏi mọi sinh hoạt chung. Khi tôi sinh nở, không ai đến gần 2 mẹ con, các ông bà, cô chú không hề bế ẵm cháu. Đến khi cháu gần 2 tuổi, đi xét nghiệm kết quả âm tính mới được nâng niu. Hoàn cảnh của tôi còn khá, một số chị sinh hoạt cùng nhóm đồng đẳng với tôi còn bị nhà chồng tách con ra, không cho nuôi".
    Trung tâm Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện của Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp gia đình một cháu bé 6 tuổi có cha mẹ đã chết vì AIDS. Mỗi khi sang hàng xóm chơi, cháu đều bị đuổi về. Ở trường, hễ cháu vào lớp nào là các bạn cùng học được bố mẹ chuyển ngay sang lớp khác, những trẻ còn lại không cho cháu chơi cùng. Ngay cả khi đã có kết quả xét nghiệm là âm tính, cháu vẫn bị xa lánh vì là con của người bị AIDS. Cuối cùng, cả gia đình phải chuyển đi nơi khác sinh sống.
    Ngần ngại, sợ hãi, thiếu tự tin là cảm giác chung của nhiều người nhiễm HIV khi đi tìm việc. Chị Nguyễn Thanh Hà ở TP HCM kể: "Tôi nhiễm HIV do ma túy, nhưng từ 3 năm nay đã bỏ hẳn. Nhờ sự quen biết của mẹ, tôi được vào làm kiểm hàng ở một xí nghiệp chế biến thủy sản. Muốn giấu bệnh tật của mình nên đến ngày khám sức khỏe định kỳ toàn công ty, tôi đã cáo ốm; nhưng sau đó vẫn bị buộc phải xét nghiệm máu cho đủ hồ sơ. Khi có kết quả, tôi bị chuyển ngay xuống làm vệ sinh".
    Một người bạn của chị Hà làm nghề bán bánh bông lan. Từ khi chồng chết vì HIV, người phụ nữ này phải đi thật xa để khỏi gặp người quen vì những ai biết chị đều không dám mua hàng. Nhưng rồi địa bàn mới cũng mất khi có người nhận ra chị.
    Ông Trần Tiến Đức, Giám đốc dự án phòng chống AIDS Policy Project, cho biết; một điều tra gần đây của Viện Các vấn đề phát triển xã hội đã chứng minh, phần lớn các xí nghiệp, doanh nghiệp đều có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Các vị lãnh đạo đều muốn tìm cách đẩy họ ra khỏi cơ quan mình. Theo ông Đức, sự kỳ thị không chỉ làm khổ bệnh nhân HIV/AIDS mà còn rất có hại cho cộng đồng. Sự mặc cảm sẽ khiến họ giấu bệnh, không tham gia giao tiếp xã hội nên không tiếp cận được thông tin về cách bảo vệ mình và ngăn ngừa lây nhiễm, làm tăng nguy cơ lây cho người khác. Nhiều người nghi mình nhiễm bệnh nhưng không dám đi xét nghiệm và rất có thể trở thành nguồn lây.
    Làm thế nào để giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV? Đây là câu hỏi khó đối với cả các nước phát triển, có mặt bằng văn hóa cao. Theo ông Nguyễn Quang Hải, điều quan trọng nhất là phải làm cho mọi người hiểu rõ về cơ chế truyền bệnh vì sự thiếu hiểu biết là nguồn gốc của thái độ kỳ thị. "Bản thân tôi trước đây từng rất ngạc nhiên khi chứng kiến một bác sĩ khám cho người nhiễm HIV mà không đeo găng tay hay khẩu trang, lại ngồi ngay lên giường bệnh, nắm tay anh ta mà hỏi han. Trong các khoa truyền nhiễm, mọi người thường bịt kín mặt mũi tay chân khi vào phòng có người nhiễm HIV trong khi nếu vào khu bệnh nhân lao lại không làm thế".
    Cũng theo ông Hải, muốn giảm kỳ thị, bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. "Một khi sự có mặt của các bạn trong cuộc sống hằng ngày của cộng đồng trở nên quen thuộc và gần gũi, mọi người sẽ hiểu và xem các bạn như những người bình thường khác. Nếu không, họ sẽ nghĩ về người nhiễm HIV như một cái gì đó xa lạ và đáng sợ. Tóm lại, nếu muốn mọi người không phân biệt đối xử, bản thân các bạn phải coi mình là người bình thường".
    Thanh Nhàn
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 12-10-2013 lúc 14:25.

  18. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    loilam90 (17-11-2013)

  19. #10
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Nguyên phó chủ tịch nước: Kỳ thị với người HIV còn nặng nề


    23/12/2013 09:45 (GMT + 7)

    TT - Đó là phát biểu của bà Trương Mỹ Hoa - nguyên phó chủ tịch nước - tại đại hội tổng kết năm năm hoạt động của Hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM sáng 22-12.
    Theo bà Hoa, một trong những “bệnh” của người dân VN gây khó khăn cho công tác phòng chống HIV/AIDS là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV.


    Bà Hoa đánh giá cao hoạt động của Hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM trong việc góp phần hạn chế sự kỳ thị đối với người có HIV tại nơi ở, nơi làm việc, trường học qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân. Mặc dù tổ chức hội còn nghèo và chưa nhận được sự quan tâm tài trợ của Nhà nước nhưng bằng cái tình và tấm lòng, hội đã chăm lo công ăn việc làm, hỗ trợ rất nhiều người có HIV và đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy của những gia đình có con em bị lây nhiễm HIV.




  20. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    tung_1234 (23-06-2015)

  21. #11
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Đẩy mạnh tuyên truyền chống kỳ thị người nhiễm HIV

    07:37 CH, 24/12/2013


    (Chinhphu.vn) - Sự kỳ thị với người nhiễm HIV được xác định là nguyên nhân chính cản trở các hoạt động chăm sóc và tiếp cận với các dịch vụ cần thiết đối với người bệnh.



    Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay 100% số tỉnh, thành; 98% số quận, huyện và 78% số xã, phường đã phát hiện có người nhiễm HIV. Hiện tại, HIV vẫn đang tiếp tục lan rộng ra các địa bàn trên cả nước và có đến 80% số người nhiễm HIV/AIDS tập trung ở nhóm từ 20-39 tuổi.


    Thống kê của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cho thấy, hiện nay số lượng người nhiễm HIV mới phát hiện tại 46 địa phương trong cả nước được xét nghiệm đã giảm, chỉ còn 17 địa phương có số lượng người nhiễm HIV mới phát hiện tăng so với cùng kỳ năm 2012.

    Tỷ lệ bị nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy qua theo dõi trong năm 2012 là 11,6%, giảm so với 13,4% ở năm 2011. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm 2011. Với tỷ lệ này, Việt Nam đã trở thành nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất trong khu vực.

    Tại diễn đàn giao lưu “Chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV” do Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM và Ban quản lý dự án quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, tổ chức ngày 24/12, BS. Trần Thịnh, Phó chánh Văn phòng thường trực Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM, cho biết để tiến tới đẩy lùi đại dịch vào năm 2030 như mục tiêu đề ra của thành phố, phải thực hiện đồng bộ và sát sao tất cả các kế hoạch đề ra về phòng chống AIDS. Trong đó, chống kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

    Theo ThS. Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Can thiệp giảm hại, Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM, giải pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để chống kỳ thị chính là vận động truyền thông. Theo đó, hướng dẫn dư luận xóa bỏ những nhận thức sai, gây nên nỗi sợ hãi vô căn cứ về HIV/AIDS; tăng cường truyền thông những hoạt động đóng góp tích cực cho xã hội của người nhiễm HIV.

    Bên cạnh đó, phải phát huy vai trò gia đình và cộng đồng trong chăm sóc người nhiễm HIV, tạo điều kiện cho gia đình và người nhiễm HIV biết thông tin và tiếp cận với các dịch vụ y tế, giúp họ giảm bớt mặc cảm, không che giấu tình trạng nhiễm HIV và cùng tham gia vào hoạt động phòng ngừa lây lan HIV trong cộng đồng.


  22. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thursday, 5 - December - 2013Cứ 10 người nhiễm HIV có 1 người mất việc

    Cứ 10 người nhiễm HIV thì có 1 người bị mất việc do họ là người nhiễm HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, và sinh kế bền vững cho người sống với HIV là những rào cản lớn trong việc tiếp cận tới các dịch vụ về HIV.Ngày Thế giới phòng, chống AIDS hôm nay (1/12), Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi đầu tư hiệu quả hơn cho phòng, chống AIDS để tăng tốc tiến tới mục tiêu “Ba Không”.Gia tăng HIV trong nam quan hệ tình dục đồng giớiTrong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng đáng kể chương trình điều trị kháng HIV và giảm được nhiều ca nhiễm mới. Dịch HIV đã có dấu hiệu chững lại. Tuy vậy, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại nhiều tỉnh thành vẫn tiếp tục giữ ở mức báo động. Tính đến cuối năm 2012, ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam tiêm chích ma túy ở Việt Nam là 11%, nhưng ở một vài thành phố lớn có đến hơn một nửa số nam giới tiêm chích ma túy là người nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trên toàn quốc trong nhóm phụ nữ bán dâm là 2,7%.Các bằng chứng hiện có cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang tăng lên, và nhóm này sẽ ngày càng lớn hơn trong tổng số người sống với HIV tại Việt Nam.TS. Kristan Schoultz, Giám đốc UNAIDS Việt Nam và Chủ tọa Nhóm phối hợp chương trình về HIV của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong phòng, chống HIV nhưng vẫn còn nhiều thách thức lớn phải vươt qua. Điều quan trọng là Việt Nam cần tập trung các nguồn lực quy báu của quốc gia vào ba ưu tiên: đúng người, đúng chỗ, và mở rộng các chương trình can thiệp có hiệu quả nhất.“Đúng người nghĩa là nhắm đúng vào các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, gồm người tiêm chích ma túy và bạn tình của họ; người mua và người bán dâm; và những người nam quan hệ tình dục đồng giới. Chúng ta cần với được tới những nhóm người này tại những khu vực có dịch HIV cao trong cả nước, và cung cấp cho họ những dịch vụ có ích nhất trong việc giảm lây nhiễm HIV, như bao cao su, bơm kim tiêm sạch, dịch vụ xét nghiệm và điều trị kháng HIV”, TS. Schoultz cho biết thêm.Việt Nam đã và đang tìm kiếm các cách tiếp cận mới để đưa các dịch vụ về HIV đến gần hơn với những người có nhu cầu lớn nhất, thông qua việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có người sống với HIV. Đã có những sáng kiến mới tập trung vào việc chẩn đoán và khởi đầu điều trị kháng HIV sớm hơn. Liên Hợp Quốc khuyến khích tiếp tục mở rộng các sáng kiến này, để tối ưu hóa hiệu quả và tác động của các nguồn lực trong nước đầu tư cho phòng, chống AIDS khi các nguồn viện trợ nước ngoài đang giảm dần.“Ứng phó quốc gia với HIV đang ở trong một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, Việt Nam cần mở rộng các cách tiếp cận mới và sáng tạo để tiếp tục duy trì được đà phát triển của các hoạt động phòng chống AIDS và tiến xa hơn nữa”. Chúng ta giờ đã biết rằng điều trị có thể dự phòng lây nhiễm HIV. Với việc thúc đẩy hơn nữa tiếp cận sớm đến chẩn đoán và điều trị kháng HIV, Việt Nam sẽ giảm được thêm nhiều hơn nữa các ca nhiễm mới và trường hợp tử vong do AIDS”, TS. Takeshi Kasai, Đại diện WHO tại Việt Nam nói.
    Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi đầu tư hiệu quả hơn cho phòng, chống AIDS để tăng tốc tiến tới mục tiêu “Ba Không”. Ảnh minh họa
    WHO kêu gọi tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tăng cường tiếp cận của các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao tới các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ. Việc này có thể thực hiện được thông qua củng cố sự phối hợp giữa Bộ Y tế và các nhóm cộng đồng; khuyến khích triển khai các chiến lược tư vấn và xét nghiệm HIV một cách chủ động và đơn giản hóa; và tối ưu hóa những lợi ích về cả điều trị và dự phòng của điều trị kháng HIV (ART).Mất việc vì nhiễm HIVKỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, và sinh kế bền vững cho người sống với HIV là những rào cản lớn trong việc tiếp cận tới các dịch vụ về HIV. Một nghiên cứu mới công bố trước thềm ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm nay của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy việc làm là một yếu tố thiết yếu để duy trì và tuân thủ tốt điều trị kháng HIV.Bản báo cáo này, mang tên Tác động của việc làm đối với tuân thủ điều trị kháng HIV, cho thấy những người nhiễm HIV có việc làm tuân thủ điều trị tốt hơn gần 40% so với những người không có việc làm. Tuân thủ điều trị kháng HIV tốt hơn có liên quan đến việc có nguồn tài chính thường xuyên để chi trả cho các dịch vụ y tế liên quan, mua thuốc, dịch vụ hỗ trợ, và mua đủ thực phẩm cho các bữa ăn.“Việc làm và môi trường nơi làm việc rất quan trọng đối với việc tuân thủ tốt điều trị kháng HIV. Trong môi trường làm việc thì điều quan trọng là cần phải xóa bỏ kỳ thị đối với những người lao động nhiễm HIV. Một số người nhiễm HIV không dám công khai tình trạng nhiễm của mình vì sợ bị kỳ thị và vì thế họ không tham gia điều trị ART.Còn một số người khác thì uống thuốc không đều do lo sợ bị đồng nghiệp nhìn thấy họ uống thuốc tại nơi làm việc”, TS. Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO Việt Nam phát biểu.Một nghiên cứu tiến hành năm 2011 của Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam cho thấy, cứ 10 người nhiễm HIV thì có 1 người bị mất việc do họ là người nhiễm HIV. UNAIDS đã khởi động một chiến dịch toàn cầu trên các trang mạng xã hội mang tên “Không phân biệt đối xử”.“Vào ngày Thế giới phòng chống AIDS hôm nay — khi cùng nhau tưởng nhớ những người thân và những người bạn đã qua đời vì AIDS — chúng ta cũng đồng thời ngập tràn một niềm hy vọng chưa từng có vào tương lai… Chẳng mấy người tin rằng chúng ta có thể đạt được bước tiến lớn như đang thấy ngày hôm nay. Bước tiến này có thể thấy rất rõ trong những đột phá trong nghiên cứu khoa học về HIV, trong việc phát huy vai trò lãnh đạo cũng như trong việc xây dựng chương trình hành động phòng, chống HIV một cách chính xác, đúng chỗ. Nhưng chúng ta cũng không được quên rằng sự kỳ thị, chối bỏ, và tự mãn vẫn còn trong chúng ta, khiến chúng ta có nguy cơ không thực hiện được lời hứa loại bỏ HIV cho thế hệ sau. Chúng ta phải hòa chung nhịp trái tim và tiếng nói – sát cánh bên nhau chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn nhiều”, Giám đốc điều hành UNAIDS ông Michel Sidibe phát biểu.

  23. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trong những năm gần đây, về mặt chính thức dịch bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam có chiều hướng suy giảm. Tuy nhiên con đường tiến đến mục tiêu « Ba không » (không người nhiễm HIV mới...) đòi hỏi những nỗ lực to lớn, bởi hàng năm vẫn có hơn 10.000 người nhiễm HIV. Ngành y phải thay đổi những gì để giảm kỳ thị và mang lại các hỗ trợ thích đáng cho người bệnh/người có nguy cơ bị lây nhiễm ? Các nhóm có nguy cơ cao đối mặt như thế nào với hiểm họa này ?... Đây là một số câu hỏi chính của tạp chí tuần này.


    Về mặt chính thức Việt Nam được công nhận là nước đã thực hiện được ba giảm : giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong vì AIDS.
    Mặc dù số lượng người mắc bệnh được coi là ít hơn, theo các số liệu thống kê chính thức, mỗi năm vẫn có thêm khoảng 10.000 người nhiễm. Theo một số liệu thống kê gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, cả nước có hơn 200.000 người nhiễm HIV còn sống, hơn 52.000 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 53.000 người đã tử vong vì bệnh này.
    Con đường tiến đến mục tiêu "Ba không" (không người nhiễm HIV mới, không thêm ai bị AIDS và không ai tử vong vì AIDS) đòi hỏi những nỗ lực to lớn của Việt Nam.
    Tạp chí của RFI tuần này có cuộc phỏng vấn Bác sĩ Khuất Hải Oanh, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (Hà Nội), một cơ sở hoạt động từ nhiều năm nay trong lĩnh vực này. Luyến ái đồng giới (chủ yếu là đồng giới nam) ngày càng được coi là một quan hệ có nguy cơ lây truyền HIV thuộc hàng cao nhất. Về vấn đề cộng đồng những người đồng giới đối phó với thực tế này, RFI xin giới thiệu tiếng nói của ông Trần Khắc Tùng, giám đốc Trung tâm ICS (Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin/Information Connecting and Sharing), tổ chức có mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền cho người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.
    Sợ đi xét nghiệm HIV do kỳ thị trong cộng đồng và cơ sở y tế
    Bác sĩ Khuất Hải Oanh : (…) vẫn đang có khá nhiều thách thức cho chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Hiện nay một số cơ sở xét nghiệm HIV tại Việt Nam có rất ít người đến. Cũng tương tự như vậy, các bác sĩ nghĩ rằng sẽ có nhiều bệnh nhân đến điều trị hơn, nhưng số lượng bệnh nhân đến không được nhiều như mong muốn.

    Bởi vì sự kỳ thị ở trong cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế khá lớn, cho nên bệnh nhân rất là ngại đi xét nghiệm. Và khi xét nghiệm biết là dương tính rồi, người ta cũng rất ngại đi khám và điều trị. Trong khi đó, có một số bệnh nhân không có các giấy tờ thích hợp, nên người ta không được đưa vào điều trị. Đấy là hai lý do cơ bản nhất.
    Mới đây chúng tôi có một cuộc thảo luận với khoảng xấp xỉ 100 người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao nhiễm HIV, như những người có tiêm chích ma túy, những người lao động tình dục và những người có quan hệ tình dục đồng giới. Mọi người có một số nhận định chung như sau.
    Thứ nhất, chủ quan không nghĩ là mình có hành vi nguy cơ cao, nên người ta không đi xét nghiệm. Thứ hai, một số người rất e ngại, nếu đi xét nghiệm HIV, thì kết quả xét nghiệm có thể sẽ bị tiết lộ. Và việc tiết lộ kết quả xét nghiệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và gia đình người ta, cho nên nhiều người chọn không đi xét nghiệm. Thứ ba, cũng có người biết mình có HIV rồi, nhưng thấy một số bạn bè, hoặc một số người quen khi đi điều trị HIV, rồi sau đó về nhà bị phát hiện ra, bị hàng xóm xung quanh biết nên bị ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, đến công ăn việc làm nên không dám đi điều trị.
    Rồi thái độ của các cán bộ y tế ở các cơ sở, đôi khi cũng làm cho người ta rất nản lòng. Ví dụ như, một người khi đến xét nghiệm HIV có thể khi thăm khám, cán bộ y tế sẽ hỏi có các hành vi nguy cơ hay không ? có tiêm chích ma túy hay không ? có bán dâm hay không ? có quan hệ tình dục với người bán dâm hay không ?... Những câu hỏi này đối với cán bộ y tế hoàn toàn là bình thường, để đánh giá về « hành vi nguy cơ » của người đến xét nghiệm. Thế nhưng đối với những người đến xét nghiệm, người ta lại rất nhạy cảm với những câu hỏi đấy, và người ta cảm thấy đời sống riêng tư của mình bị soi mói, chính vì thế họ rất ngại đến xét nghiệm. Thái độ của các y bác sĩ ở các cơ sở điều trị đôi khi cũng làm cho bệnh nhân cảm thấy rất nản lòng.
    Cũng có trường hợp người nhiễm HIV đến một cơ sở cấp huyện để điều trị, và tin tưởng rằng ở xã, làng mình mọi người sẽ không biết mình nhiễm HIV. Sau đó, tự nhiên đến ngày Tết, thấy được mời lên để nhận quà của chính quyền xã, của hội phụ nữ, cho những người nhiễm HIV, hay con cái họ. Lúc đấy người ta hiểu rằng thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình đã bị lộ, nên những người khác nhìn vào thì thấy rất ngại.
    Hiện nay, để được điều trị HIV tại các cơ sở y tế thì người bệnh bị đòi hỏi các giấy tờ, thí dụ như chứng minh thư, hộ khẩu, nếu như không có sổ hộ khẩu, thì phải có giấy tạm trú dài hạn. Một số địa phương chấp nhận có giấy tạm trú ngắn hạn. Một số người không có bất cứ giấy tờ nào, thì trong một số trường hợp không được điều trị.
    Có một nghịch lý là những người có quê quán, đủ giấy tờ thì rất sợ bị kỳ thị (không dám đi điều trị), còn những người không có giấy tờ, rất muốn được điều trị, thì lại không được. Đấy là bất cập tương đối lớn trong chương trình điều trị HIV ở Việt Nam.
    Nguy cơ lây nhiễm : Từ tiêm chích chuyển sang tình dục đồng giới
    Thời gian vừa rồi, một số chương trình dự phòng đang được thực hiện rất tích cực, đặc biệt là chương trình điều trị thay thế methadone cho người nghiện hút. Chương trình này đã giúp khống chế đáng kể việc lây nhiễm HIV trong những người tiêm chích ma túy. Hiện nay, nguy cơ lây HIV cao nhất là qua đường tiêm chính ma túy. Tuy nhiên, lây nhiễm HIV ở Việt Nam đang chuyển dần từ lây nhiễm qua con đường tiêm chích sang lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có cả qua lây nhiễm qua tình dục đồng giới. Quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam trong thời gian gần đây được nghe thấy nói hơn rất nhiều. Những người đồng giới bây giờ cũng mạnh dạn hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm này đang ngày càng cao, mà số người đi xét nghiệm để phát hiện thì vẫn còn đang rất là thấp.
    RFI : Nói đến tình dục đồng giới là một trong những nguy cơ cao hàng đầu, hiện tại có những biện pháp gì để có thể giảm thiểu tác hại, thưa bác sĩ ?
    BS Khuất Hải Oanh : Có lẽ có ba biện pháp cơ bản. Biện pháp thứ nhất là sử dụng bao cao su và chất bôi trơn.
    Biện pháp thứ hai là điều trị những biện pháp lây nhiễm qua đường tình dục, cho những người này. Tôi không có số thống kê chính thức. Nhưng khi trao đổi qua các bạn nam, có các quan hệ tình dục đồng giới, thì có rất nhiều người mắc các bệnh qua đường tình dục, như bệnh « sủi mào gà » chẳng hạn, một bệnh rất phổ biến ở những người đồng tính nam. Nếu mắc bệnh về đường tình dục thì xác suất mắc HIV hoặc và truyền HIV cho người khác là cao hơn. Nếu điều trị triệt để các bệnh này thì góp phần làm giảm xác xuất lây HIV.
    Biện pháp thứ ba, mà mọi người đang áp dụng, là điều trị dự phòng (theo nghiên cứu được công bố từ 2010). Với một người nhiễm HIV, nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus, thì nguy cơ lây cho người khác giảm đi đến 96%. Nhưng để làm được như vậy, thì thứ nhất, hướng dẫn về điều trị ở Việt Nam phải thay đổi. Để cho với những người nam có quan hệ tình dục đồng giới, khi phát hiện ra bị nhiễm HIV, thì được điều trị luôn.
    Cái điều thứ hai là (mà có lẽ điều này phải đặt lên trước hết) người ta phải biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, người ta phải đi xét nghiệm HIV. Hiện nay, các bạn nam có quan hệ đồng giới rất ngại đi xét nghiệm, vì các bạn rất sợ, nếu mình bị nhiễm HIV, thì khả năng tìm kiếm bạn tình sẽ rất khó khăn, người ta sẽ bị kỳ thị rất nhiều. Nên ngay cả khi, biết tình trạng HIV của mình rồi, người ta cũng rất sợ chia sẻ với những người khác, rất sợ người khác biết, vì sợ cô đơn, sợ bị kỳ thị, bị bỏ rơi, sợ không có bạn tình.
    Có lẽ cái thách thức lớn nhất trong phòng chống HIV trong thời gian tới là kiểm soát lây nhiễm HIV trong cộng đồng nam có quan hệ tình dục đồng giới này.
    RFI : Bác sĩ nói đến thách thức lớn nhất là cộng đồng đồng tính nam như là một thực tế thuộc về lĩnh vực bệnh tật, vậy còn đứng từ góc độ của nghề y, hay hệ thống y tế, thì thách thức nào là quan trọng nhất trong việc thay đổi ứng xử của bộ máy y tế, để giúp cho những người trong môi trường này có được cách dự phòng tốt nhất và trong trường hợp bị mắc thì có thể kịp thời điều trị ?
    BS Khuất Hải Oanh : Đầu tiên là việc xét nghiệm HIV. Hiện nay, muốn xét nghiệm, thì phải đến cơ sở y tế. Nếu như có xét nghiệm tại cộng đồng, hoặc có xét nghiệm mà người ta có thể tự xét nghiệm ở nhà, thì có thể giúp ích rất nhiều.
    Cái thứ hai là hướng dẫn về điều trị HIV ở Việt Nam cần phải thay đổi với những người có nguy cơ cao. Để cho người ta đến cơ sở điều trị, thì thái độ của nhân viên y tế cần được cải thiện hơn nữa, để người ta cảm thấy dễ chịu và không bị kỳ thị. Và đặc biệt là việc bảo mật thông tin, sẽ phải tuân thủ tuyệt đối. Ngoài ra về giấy tờ, thủ tục, có khá nhiều việc phải làm và phải làm một cách tương đối đồng bộ, chứ không thể chỉ là một việc.
    Xét nghiệm nhanh giúp phát hiện sớm người mắc HIV
    RFI : Bác sĩ có nói đến chuyện xét nghiệm sớm, vậy ở Việt Nam đã áp dụng nhiều chưa ?
    BS Khuất Hải Oanh : Bên ngành y tế đang e ngại rất nhiều thứ. Trong đó có việc sợ bệnh nhân xét nghiệm không có tư vấn, thì có thể có những khủng hoảng tâm lý, thì lúc đó không có ai ở xung quanh hỗ trợ, bệnh nhân có thể có những hành động tiêu cực, như tự sát.
    Hiện nay, xét nghiệm HIV ở Việt Nam rất phức tạp. Gần đây ngành y tế đã có linh hoạt hơn, là tổ chức các xét nghiệm lưu động. Nhưng xét nghiệm lưu động chưa phải là nhiều. Ở các nước muốn mở rộng chương trình xét nghiệm, thì khuyến khích xét nghiệm tại cộng đồng hoặc tại nhà. Như Campuchia chẳng hạn, tổ chức các nhóm cộng đồng, của những người có cùng cảnh ngộ, thì tổ chức xét nghiệm cho nhau bằng phương pháp xét nghiệm nhanh rất đơn giản. Trong xét nghiệm nhanh, người ta loại trừ được những trường hợp không nhiễm HIV, còn những trường hợp nghi ngờ, thì người ta sẽ lấy mẫu để đi khẳng định ở phòng xét nghiệm. Các test này có giá trị loại trừ rất cao, nếu đã nói là không, thì gần như chắc chắn là không. Còn nếu dương tính với test này, thì có thể là có, có thể là không. Lúc đó, người ta sẽ đem gửi cái mẫu máu để đi xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.
    Tôi được biết, Bộ Y tế đang cân nhắc việc này, hy vọng trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ quyết định thực hiện xét nghiệm tại cộng đồng. Nếu áp dụng được như vậy, tôi nghĩ là chắc chắn sẽ phát hiện được nhiều người nhiễm HIV hơn và sẽ điều trị được cho nhiều người hơn, giúp cho việc giảm lây nhiễm.
    Các tổ chức « Tự lực » cần được ưu tiên hỗ trợ
    RFI : Còn một cộng đồng nữa cũng trong nhóm nguy cơ cao, tức là những người làm nghề bán dâm. Thì tại Việt Nam trong thời gian gần đây, có những biến chuyển nào trong môi trường này ?
    BS Khuất Hải Oanh : Gần đây, có một thay đổi rất quan trọng. Hiện nay, người bán dâm ở Việt Nam không bị bắt đưa về các trung tâm giáo dục lao động xã hội, mà trước đây gọi là trung tâm 05. Cái điều đấy cũng giúp cho những người bán dâm đỡ phải lẩn tránh hơn, và người ta cũng tự tin hơn trong việc mang bao cao su theo người. Đối với người bán dâm, hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV khá là thấp (so với nhóm có nguy cơ cao), cỡ đâu vào khoảng 3%. Còn với người bán dâm nghiện ma túy, tỷ lệ có thể rất là cao. Ví dụ ở Hà Nội, tỷ lệ nhiễm HIV trong người bán dâm là khoảng 22%. Đây có thể là số liệu về ở những người bán dâm có sử dụng ma túy.
    Thời gian gần đây, có rất nhiều những tổ chức của người bán dâm, hỗ trợ lẫn nhau. Tôi thấy rất hiệu quả, bởi vì chị em giúp nhau, chia sẻ các kiến thức với nhau, kỹ năng sử dụng bao cao su như thế nào, kỹ năng thương thuyết với khách hàng để sử dụng bao cao su.
    Hy vọng là những thay đổi ấy trong chính sách, cũng như việc tiếp tục chính sách dự phòng cho người bán dâm tiếp cận các điều trị bằng thuốc kháng virus, thì hy vọng tỷ lệ nhiễm ở nhóm phụ nữ bán dâm ngày càng giảm đi.
    Thời gian gần đây có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là sự xuất hiện của những tổ chức « Tự lực » của những người trong cuộc. Những tổ chức của những người nhiễm HIV, của những người nam có quan hệ đồng giới, của người bán dâm, của người sử dụng ma túy… Các tổ chức này hiện nay đang tạo thành cái gọi là hệ thống cộng đồng. Tôi nghĩ rằng việc phát triển hệ thống cộng đồng này là vô cùng quan trọng đối với chương trình HIV ở Việt Nam. Bởi vì hiện nay tài trợ nước ngoài đang rút dần đi, và trong vòng vài năm nữa, thì ở Việt Nam có thể không còn tài trợ nước ngoài cho HIV nữa. Mà khi không còn tài trợ nước ngoài nữa, trong khi đầu tư của các tổ chức chính phủ rất là ít, thì việc có một hệ thống ở trong cộng đồng, tồn tại trong cộng đồng, có năng lực, có hiểu biết, có mạng lưới để tiến hành các can thiệp HIV rất là cần thiết. Vì vậy, tôi rất mong chính phủ Việt Nam, rồi các nhà tài trợ quan tâm đến việc hỗ trợ các mạng lưới Tự lực, tổ chức cộng đồng, để chương trình HIV có thể bền vững hơn trong những năm tiếp theo.
    Giúp sống thật để giảm kỳ thị : Gốc rễ của việc phòng chống HIV
    Những người có quan hệ đồng tính nam là nằm trong số những nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất. Bên cạnh các tổ chức của xã hội dân sự làm việc trực tiếp để hỗ trợ những người có nhu cầu, những người có nguy cơ, trong lĩnh vực này, Trung tâm ICS – cộng đồng của những người đồng giới, lưỡng giới và chuyển giới - có một chiến lược hành động riêng. Sau đây, ông Trần Khắc Tùng, giám đốc Trung tâm ICS, tổ chức thúc đẩy và bảo vệ quyền cho người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) cho biết.
    Ông Trần Khắc Tùng : Trực tiếp làm về HIV, thì ICS chưa làm, vì ICS nghĩ rằng cũng có khá nhiều tổ chức làm về mảng HIV rồi. Cái công việc từ trước đến nay của ICS là tập trung vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ với HIV. Có thể chưa giải quyết trực tiếp, chưa nói đến việc xét nghiệm, chưa nói đến việc safe sex (tình dục an toàn), dùng bao cao su, dùng chất bôi trơn… Nhưng mà nó là công việc xây dựng cái nền tảng làm cho các bạn vững mạnh, làm giảm kỳ thị trong cộng đồng. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn được lối sống phù hợp với mình, không phải sống lén lút, trong bóng tối, sợ hãi, từ đó không dám lộ diện, không dám tìm kiếm thông tin về bản thân mình, tiếp tục các thông tin đúng.

    Đó là cái quan niệm của ICS vào đóng góp của hiệp hội vào việc phòng chống HIV như thế nào. Tôi nghĩ rằng có hai điểm chính. Thứ nhất là làm mạnh cộng đồng, từ đó các bạn có thể sống thật, sống công khai. Thứ hai là làm môi trường xã hội giảm kỳ thị và hiểu hơn những bạn trong cộng đồng, từ đó có thể tiếp cận được các thông tin một cách dễ dàng hơn.
    Trong chiến lược của ICS và thực sự trong công việc hàng ngày, trung tâm cũng nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, hay thư email cầu cứu của các bạn trong cộng đồng. Có điều những thông tin mà ICS nhận được chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý, như đang sống chung với nhau như vậy, có người can thiệp thì sẽ xử lý như thế nào… Cho đến thời điểm này, ICS cũng ít khi nhận được thông tin về sự kỳ thị với những người nhiễm HIV. Có thể nó biểu hiện dưới dạng khác, hoặc khi các bạn đến thì không nói về việc đó.
    Hòa giải gia đình và trách nhiệm bản thân
    Cách mà ICS hỗ trợ cho các bạn thì chủ yếu là việc không được gia đình chấp nhận. Việc của ICS là cung cấp thông tin cho các bạn, hướng dẫn các bạn cách đưa thông tin, cách nói chuyện với gia đình. Cũng có trường hợp ICS phải nói chuyện trực tiếp. Cũng có trường hợp phải kết nối với các phụ huynh khác trong cùng cảnh ngộ, để họ có thể chia sẻ, có lời khuyên cho nhau. Thường thường cách ICS lựa chọn là hơi trung hòa một chút, ít khi có sự can thiệp của chính quyền… Vì ICS nghĩ rằng, cuối cùng điều tốt nhất cho các bạn vẫn là được gia đình chấp nhận, ủng hộ. Thường sau những lần tiếp xúc như vậy, không thấy các bạn quay lại nữa, nghĩa là ICS cũng cảm thấy việc ấy tạm ổn trong gia đình.
    ICS cũng từng đứng ra kết nối để cung cấp các dịch vụ cho các bạn. Làm việc với nhà cung cấp dịch vụ để dịch vụ thân thiện hơn với người LGBT để các bạn đến đấy không cảm thấy bị kỳ thị, cảm thấy được nói chuyện với những người hiểu biết về mình, về cộng đồng mình. ICS từng làm việc với các trung tâm tư vấn tâm lý và các văn phòng luật.
    Trong thời gian tới, ICS bắt đầu chuyển hướng một chút để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các bạn trong cộng đồng. Hướng hoạt động có thể sẽ bao gồm việc đáp ứng nhu cầu về sức khỏe tinh thần và sức khỏe tình dục. Trong tương lai, tiếp cận của ICS về HIV sẽ là thông qua việc các bạn tự thấy rằng đây là trách nhiệm của mình, mình phải là một phần của tiến trình đấy. Mình phải là người take action, phải hành động vì lợi ích của chính mình, không thể trông chờ vào ai khác. Đó là điều mà ICS đã tiến hành thành công trong tiến trình vận động luật trong cộng đồng. Hy vọng cái tiếp cận đấy (approach) nó sẽ phù hợp để giải quyết các vấn đề khác trong cộng đồng, bao gồm cả HIV.
    ***
    Những lực cản chính hiện nay đối với cuộc chiến ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh HIV/AIDS, về phía xã hội, đó là sự kỳ thị còn rất nặng nề tại nhiều nơi trong cộng đồng, chỗ làm việc, về phía ngành y tế, bên cạnh thái độ kỳ thị (hoặc không tôn trọng con người) của nhiều nhân viên y tế, đặc biệt đáng chú ý là việc thiếu đi một hướng dẫn điều trị phù hợp (cụ thể là điều trị bằng liệu pháp kháng ARV sớm hướng đến tất cả mọi người có nhu cầu) và việc thiết lập các cơ sở xét nghiệm chẩn đoán nhanh, dễ tiếp cận cho những người có nguy cơ nhiễm HIV. Các rào cản thủ tục do người bệnh thiếu giấy tờ cũng là một trở ngại lớn cho việc điều trị.
    Tại Sài Gòn, theo một nguồn tin tại chỗ, có một số dấu hiệu cho thấy bắt đầu có những thay đổi thuận lợi hơn cho việc điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở ngay tại cộng đồng, hay điều trị HIV/AIDS trong các trung tâm giam giữ. Ngành y tế cũng có một số động thái hướng đến việc đưa dần điều trị HIV/AIDS vào bảo hiểm y tế để chuẩn bị cho thời điểm không còn trợ giúp của quốc tế sau 2015.
    Các tổ chức "Tự lực" có thực sự tự lực ?
    Trong thời gian khoảng gần 10 năm trở lại đây, một hiện tượng được đông đảo công chúng ghi nhận là sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức tự lập của các giới dễ bị tổn thương, dễ có nguy cơ bị nhiễm HIV, như những người nghiện ma túy, người bán dâm hay quan hệ đồng giới. Một số chuyên gia hay nhà quan sát ghi nhận các tổ chức hiệp hội hay mạng lưới cộng đồng thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người - mang dáng dấp của một xã hội dân sự hiện đại đang thành hình tại Việt Nam - góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn dịch bệnh HIV/AIDS. Các tổ chức "Tự lực" cho phép đẩy lui sự kỳ thị là gốc rễ của việc phòng chống HIV, như chiến lược trên đây của trung tâm ICS.
    Ngược lại, cũng có nhiều người cho rằng các nhóm kể trên không có tư cách độc lập, phụ thuộc nhiều vào các tổ chức ngoại vi của nhà nước hay của ngành y tế. Bản thân các tổ chức « dân sự » này không đủ thực lực để triển khai các dự án riêng. Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động của « xã hội dân sự » trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đang « chết lâm sàng » so với nhiều hoạt động khác, sau một thời gian rộn ràng sôi nổi vì kinh phí dồi dào.
    Vòng xoáy kỳ thị vô hình và những nỗi đau âm thầm
    Trên thực tế, chắc chắn là có một khoảng cách không nhỏ giữa các con số được ghi nhận chính thức của ngành y tế nhà nước với thực trạng HIV/AIDS ở các nhóm xã hội khác nhau. Không khí kỳ thị ngự trị ở nhiều nơi và sự thiếu hiểu biết khiến rất nhiều người, vì các lý do cụ thể và riêng tư khác nhau, không có điều kiện được chẩn đoán HIV (để có thể được điều trị hay sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm). Thiếu điều tra nên hiện tại dường như khó có thể xác định rõ bao nhiêu người nhiễm HIV đã và đang âm thầm đau khổ vì căn bệnh này, và bao nhiêu người phải ra đi trong sự thờ ơ xung quanh. Và không loại trừ sự phát triển âm thầm của dịch bệnh tại một số khu vực, một số giới, như ghi nhận của Bác sĩ Khuất Hải Oanh : « tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam đang ngày càng cao, mà số người đi xét nghiệm để phát hiện thì vẫn còn đang rất là thấp ».
    Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm những người bán dâm được coi là đã xuống khá thấp, sau khi chính quyền quyết định từ bỏ chính sách đưa phụ nữ bán dâm vào trại cải tạo. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu có những nghiên cứu thực sự đáng tin cậy về số lượng người nhiễm HIV trong nhóm xã hội vốn luôn là đối tượng trấn áp của các nhân viên công lực, bị coi là các thành phần tội lỗi trong xã hội ?
    Một cuộc điều tra năm 2012 với hơn 1.000 người mang HIV - tại 5 tỉnh thành có tỷ lệ nhiễm HIV thuộc hàng cao nhất nước - cho thấy những người mang HIV phải chịu nhiều hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử. Một ví dụ tiêu biểu là một tỷ lệ cao những người « có H » bị phân biệt đối xử nặng nề trong lĩnh vực công ăn việc làm (tỷ lệ thất nghiệp cao, mất việc, buộc phải thay đổi công việc hay bị kỳ thị tại nơi làm việc). Rất nhiều phụ nữ mang HIV và đặc biệt là những người bán dâm tại Hà Nội bị áp lực phải thay đổi chỗ ở hay không thể thuê được nhà. Một số người nhiễm HIV và con cái họ bị cản trở trong việc học hành... Điều tra «
    The People Living with HIV Stigma Index in Vietnam » kể trên do VNP+ chủ trì, với sự hỗ trợ của UNAIDS - Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, Tổ chức Y tế Thế giới và GIZ- Cơ quan hợp tác quốc tế Đức. [Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông Đỗ Đăng Đông, Chủ tịch Mạng lưới những người sống chung với HIV tại Việt Nam (VNP+) đã hướng dẫn tham khảo tài liệu này].
    Không khí kỳ thị trong xã hội khiến người nhiễm HIV hay có nguy cơ nhiễm HIV kỳ thị trở lại chính mình (theo một
    bài viết trên tờ báo của Quốc hội Việt Nam, hiện chưa có một nghiên cứu định lượng nào ghi nhận về sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV). Cũng có khi sự kỳ thị đó biến người trong cuộc trở thành kẻ trả thù đời, buông thả, vô trách nhiệm. Và không loại trừ, cũng từ đó cái vòng xoáy kỳ thị lại ngày một trở nên khốc liệt hơn.
    Một đồng đẳng viên (thuộc câu lạc bộ Tự lực) tại TP Hồ Chí Minh kỳ vọng ở việc Nhà nước gia tăng các biện pháp tuyên truyền để giúp mọi người hiểu được rằng HIV/AIDS không đáng sợ, HIV/AIDS là một căn bệnh mãn tính và có thể tương đối dễ dàng phòng tránh. Trong khi đó, theo một chuyên gia của Tổ chức lao động quốc tế về mối liên hệ giữa HIV và nghề nghiệp, thì việc làm là điều kiện cơ bản để có cơ hội điều trị bằng liệu pháp kháng HIV. Tình trạng rất nhiều người nhiễm HIV bị đuổi việc được báo chí trong nước liên tục báo động. Và hầu như chúng ta ai cũng biết, bần cùng đã đẩy rất nhiều phụ nữ vào con đường bán dâm.
    RFI xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Khuất Hải Oanh và Ông Trần Khắc Tùng đã dành thời gian cho tạp chí.

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 27-12-2013 lúc 12:47.

  24. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS: Nguyên nhân và hậu quả



    - TP - Tháng 6/2012, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trên thế giới họp tại Hoa Kỳ đã cam kết một mục tiêu có tính tầm nhìn “Ba không” tức là hướng tới không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    > Quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS
    Đây là những mục tiêu đầy thách thức. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
    Vậy đâu là nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS? Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, nhưng phổ biến là những nguyên nhân sau đây:
    - Do bản chất của bệnh: Vi bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa như trước đây người dân rất sợ và tránh xa những người bệnh phong (hủi) hay bệnh lao vì không có thuốc điều trị. Trong khi HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, trong khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV nghĩa là hết. Một vấn đề khác là HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu. Do vậy mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
    - Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
    - Do một thời gian dài việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: Truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa bằng hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương vv... tạo ra cảnh hãi hùng. Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    Kỳ thị và phân biệt đối xử - lợi bất cập hại
    Trước tiên phải khẳng định rằng quan niệm của nhiều người hiện nay ngay cả khi hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường vẫn cho rằng “tốt nhất cứ tránh xa họ ra” đã để lại nhiều khó khăn cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
    - Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác, làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận, do đó họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy họ có thể “vô tư” truyền HIV cho người khác.
    - Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến bi quan, thậm chí “uất ức và trả thù đời” của người nhiễm HIV.
    - Do không tiếp cận được với người nhiễm HIV nên cũng không có được số ca bệnh chính xác, cũng không ước tính và dự báo chính xác được về tình hình dịch. Như vậy, các kế hoạch và chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS dựa trên những thông tin không đầy đủ sẽ chỉ làm lãng phí tiền của và đặc biệt là không ngăn chặn được sự lây lan của HIV.
    - Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV họ vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV bị tách biệt, không làm việc, không được chăm sóc và như vậy người nhiễm HIV có thể chết sớm do không được chăm sóc để lại vợ, con, bố mẹ già làm tăng tác động của HIV/AIDS đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều người nhiễm HIV là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên làm mất đi một lực lượng có hiệu quả trong phòng, chống AIDS.
    - Cuối cùng là kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bản vệ. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản trên.
    Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.



  25. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kỳ thị - Rào cản lớn đối với người nhiễm HIV/AIDS

    Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau hơn 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS, là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người bình thường.


    Một vở kịch của Ủy ban Phòng chống AIDS với nội dung về chống phân biệt kì thị với người nhiễm HIV/AIDS
    Hiện nay, người nhiễm HIV/AIDS vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống do tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử gây nên. Trong gia đình, người nhiễm HIV/AIDS thường phải ăn ở riêng, nếu ở chung thì không được dùng chung các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, không được dùng chung nhà vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Các cơ sở y tế thường miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS hoặc bắt họ phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt khám của mình, thậm chí có những cơ sở y tế từ chối phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Tại nơi làm việc, nếu phát hiện ra một người bị nhiễm HIV/AIDS, người đó sẽ ngay lập tức bị xa lánh, bị thay đổi công việc, bị gây sức ép để nghỉ việc hoặc bị bắt buộc thôi việc với những lý do không chính đáng. Tại trường học, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thường phải ngồi bàn riêng, không được tiếp xúc với các bạn khác và không được tham gia các sinh hoạt chung của trường lớp, có một số trường học không nhận trẻ vào học hoặc gây sức ép bắt trẻ phải nghỉ học. Người nhiễm HIV/AIDS bị cô lập trong gia đình và xã hội khiến họ cảm thấy mặc cảm, xấu hổ và tự kỳ thị chính mình, họ cố tình giấu diếm tình trạng của mình, khiến cho HIV khó kiểm soát và lây lan nhanh trong cộng đồng. Một số người còn có tâm lý “trả thù đời”, họ tìm cách lây nhiễm HIV cho nhiều người khác trong xã hội.
    Chúng ta biết rằng, cuộc sống của một người khi nhiễm HIV sẽ có sự thay đổi rất lớn, do đó đòi hỏi họ phải có nghị lực rất cao để vượt qua. Gia đình và cộng đồng là nguồn động viên tinh thần quan trọng để họ tự tin xóa đi mặc cảm và sống tốt hơn cho xã hội. Xóa đi mặc cảm và ý định trả thù đời, người HIV/AIDS sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng.
    Tại “Diễn đàn giao lưu Chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” do Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM tổ chức ngày 24/12/2013 vừa qua, nhiều giải pháp để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã được đưa ra nhưng giải pháp quan trọng nhất vẫn là cung cấp thông tin đầy đủ để mỗi người dân được hiểu chính xác và đầy đủ về HIV/AIDS, về các con đường lây truyền và biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân cũng như gia đình.
    “Đã đến lúc người dân nên xem AIDS như những bệnh tiểu đường hay viêm gan, bệnh AIDS đã không còn gọi là bản án tử hình nữa mà là một bệnh mãn tính có thể kiểm soát được” – TS.BS. Lê Trường Giang – Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM chia sẻ.
    Nam Sâm

  26. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xóa bỏ mọi kỳ thị đối với người có H

    Thứ sáu 29/11/2013 14:00Không phải ngẫu nhiên lâu nay khái niệm người có H/người sống chung với HIV được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tuy nhiên, thể hiện quan điểm và thái độ chưa đủ mà quan trọng hơn là phải có hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những người có H để họ thực sự được hưởng đầy đủ mọi quyền mà luật pháp đã quyđịnh.

    Nhân dịp Ngày Quốc tế Phòng, chống HIV/AIDS 1/12/2013, Trang tin điện tử Tiếng Chuông xin giới thiệu bài viết của ông Trần Việt Trung - Ủy viên BCH Hội Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS.Những kết quả đáng khích lệHiện nay, cùng với các thảm họa về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, về tệ nạn ma túy… thì HIV/AIDS đang là một trong những đại dịch của cả nhân loại nói chung và đối với mỗi quốc gia, với từng dân tộc nói riêng.Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2013, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2013 với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”.Mục tiêu chính của Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 là: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Tiếp tục phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân; Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay đồng thời cũng là một sự kiện quan trọng đánh dấu hơn 20 năm Việt Nam ứng phó với dịch HIV/AIDS và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm,trong những năm gần đây, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng tình hình lây nhiễm HIV, khống chế thành công tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư thấp hơn chỉ tiêu 0,3% được đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS đến năm 2010.Tính đến 31/05/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 người và 65.133 trường hợp đã tử vong do AIDS. So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm HIV 5 tháng đầu năm 2013với cùng kỳ năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 32%, số bệnh nhân AIDS giảm 50%, tử vong do AIDS giảm 49%.Trong khi tại 17 địa phương có số người nhiễm HIV mới được phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 thì tại 46 địa phương có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy qua theo dõi giám sát trọng điểm đã giảm trong năm 2012 là 11,6% so với 13,4% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm 2011. Với tỷ lệ này, Việt Nam tiếp tục là nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp trong khu vực.Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta lơ là, chủ quan và mất cảnh giác.Phân biệt, kỳ thị - “Vật chướng ngại” trong phòng, chống AIDSMặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua nhưng một trong những tồn tại lớn của cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS theo đánh giá trong Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS là “Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị”.
    Trong thực tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã và đang là vật chướng ngại làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng chống HIV/AIDS cả trên thế giới và ở Việt Nam.Nguyên nhân cơ bản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV (còn được gọi là người có H) và cả với người bị liên quan hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xuất phát từ nhận thức thiếu hiểu biết về HIV, do các quan niệm sai lầm về sự lây truyền HIV và mặt khác do lâu nay nhiều người vẫn coi HIV là tệ nạn xã hội. Mặc dù người bị nhiễm HIV có thể từ những con đường và nguyên nhân khác nhau nhưng khi họ đã mang trong người loại virus nguy hiểm này thì chúng ta hãy coi họ là những người bệnh cần được giúp đỡ và chăm sóc, không nên tìm nguyên nhân vì sao họ mang căn bệnh thế kỷ này.Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng xác định rằng tuy bị nhiễm HIV nhưng người có H vẫn có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân bình thường khác.Mặc dù luật pháp nước ta có những quy định rõ ràng như vậy nhưng trong cuộc sống hàng ngày có nhiều người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử một cách nặng nề, tàn nhẫn. Nhiều trẻ em bị nhiễm HIV (do mồ côi hoặc bị bỏ rơi) đang phải sống trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc các Trung tâm đặc biệt dành riêng cho trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, chịu thiếu thốn tình cảm gia đình, không được đến trường học và vui chơi cùng bạn bè đồng lứa.Nhiều người có H trong tuổi lao động đang không được học nghề, không có công ăn việc làm và rất nhiều người trong số đó bị hắt hủi, xa lánh hoặc sống lay lắt, cùng cực. Thực tế đó làm cho cộng đồng người có H càng rơi vào hoàn cảnh tự ti, mặc cảm, khép kín và họ cảm thấy như bị hắt ra bên lề cuộc sống của xã hội. Một số người muốn công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình để mong nhận được sự cảm thông, đồng cảm của mọi người xung quanh, trước hết là người thân trong gia đình và sự hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc của cộng đồng nhưng họ còn bị ngăn cách bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhiều người đối với họ, thậm chí của cả người thân trong gia đình họ.Vai trò quan trọng của cộng đồng trong phòng, chống AIDSNhư vậy, phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H trước hết đòi hỏi lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nâng cao nhận thức và hiểu biết về HIV/AIDS. Từ đó thay đổi về quan điểm, thái độ và hành vi đối xử với người có H. Ngành Y tế cần tiếp tục tăng cường các dịch vụ cần thiết cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho cả những người có H và nhóm người có nguy cơ cao. Các gia đình, các tổ chức xã hội tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ cho người có H, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính quyền các cấp cần tiếp tục tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có việc giúp đỡ, chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS.Trong việc chống và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết mỗi người dân cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, về các con đường lây truyền và biết phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình; Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện, quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và đặc biệt là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; Tôn trọng và bảo mật thông tin của người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cần phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam nhằm tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ; quan tâm giúp đỡ, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người có H và tạo điều kiện cho họ sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, góp phần tích cực thực hiện chiến dịch toàn cầu xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS do Tổ chức Y tế Thế giới phát động ngày 1/12/2002 với khẩu hiệu: “Sống và hãy cùng Sống” đầy ý nghĩa nhân văn.
    Trần Việt Trung

  27. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm và có nguy cơ cao lây nhiễm HIV mong muốn một thế giới không kỳ thị và phân biệt đối xử cho mọi người


    Mong ước cho tương lai
    Ngọc Bảo sinh ra là nam giới, nhưng sống đời phụ nữ. Chị từng bị gia đình chối bỏ vì đã quyết định công khai là người chuyển giới. Chị phải rời khỏi nhà và vật lộn để kiếm một công việc ổn định. Đôi khi chị phải bán dâm để sống qua ngày, và để dành dụm tiền thực hiện ước mơ phẫu thuật chuyển giới.

    Ngọc Bảo là một trong 80 thành viên của các nhóm tự lực của người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới, đã tham dự hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2012, để cùng xây dựng tầm nhìn chung về một thế giới trong đó họ được công nhận và được bình đẳng với những người khác trong tiếp cận đến y tế, giáo dục và việc làm. Hội thảo tham vấn này là một trong nhiều hội thảo được Liên Hợp Quốc hỗ trợ tổ chức ở Việt Nam trong nỗ lực xây dựng khung chương trình phát triển mới sau năm 2015.
    Đầu năm 2012, Ngọc Bảo rời bỏ mại dâm và từ đó đến nay chị là một tuyên truyền viên đồng đẳng, tham gia truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV và phân phát bao cao su cho người bán dâm. Đối với chị, thế giới tương lai phải là một thế giới trong đó những người nam quan hệ tình dục đồng giới được xã hội chấp nhận và có thể sử dụng các dịch vụ thân thiện về chăm sóc sức khỏe tình dục, HIV cũng như có cơ hội việc làm như những người khác.
    Những tiếng nói khác tại hội thảo này cũng nhấn mạnh nhu cầu được điều trị HIV với giá rẻ, cho cả những người sống ở mức cận nghèo. Điều trị HIV hiện hoàn toàn miễn phí và kinh phí cho chương trình nàyphần lớn là tài trợ của nước ngoài.
    Mai, một phụ nữ sống với HIV và lao nói: “Tôi mong muốn được điều trị kháng vi-rút lâu dài”. Chồng Mai nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy và tử vong vì AIDS năm 2011. Mai đã được điều trị kháng vi-rút từ đầu năm 2012. Dù điều trị HIV được miễn phí nhưng những dịch vụ y tế liên quan khác vẫn phải trả tiền. Mai nói rằng chị chỉ là một trong nhiều người nhiễm HIV đang vật lộn để có đủ tiền trang trải những chi phí khám chữa bệnh, trong đó có chi phí điều trị những bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm gan C.
    Thanh là thành viên một nhóm tự lực của những người tiêm chích ma túy, và đã tham gia điều trị methadone từ cuối năm 2010. Thanh mong muốn chương trình điều trị methadone sẽ được nhanh chóng mở rộng và việc kỳ thị đối với những phụ nữ tiêm chích ma túy sẽ giảm bớt để phụ nữ được dễ dàng tiếp cận hơn tới những thông tin về điều trị nghiện và có nhiều cơ hội được điều trị bằng methadone hơn.
    Phát hiện từ hội thảo tham vấn
    Những người sống với HIV và những nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV là một trong tám nhóm mục tiêu của tiến trình tham vấn về khung chương trình phát triển mới sau năm 2015 ở Việt Nam. UNAIDS, UNODC và UN Women đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, các nhóm tự lực và các mạng lưới của cộng đồng để tổ chức ba hội thảo tham vấn với những người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và nhóm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT). UN Women tham gia tất cả các hội thảo để đảm bảo tiến trình tham vấn xem xét đầy đủ các khía cạnh về giới.
    Các hội thảo tham vấn này cho thấy những người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và người LGBT mong muốn sau năm 2015 sẽ cải thiện hay biến thành hiện thực được rất nhiều vấn đề. Như vậy, họ sẽ được hưởng đầy đủ các quyền theo luật quốc tế và luật Việt Nam qui định, cũng như được sống bình đẳng với những người khác.
    Những mong muốn chung và nổi bật gồm có:

    • được thông tin đầy đủ về các nguy cơ liên quan đến sức khỏe;
    • được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế toàn diện, chất lượng cao, với thái độ phục vụ chuyên nghiệp và chi phí hợp lý;
    • những chương trình cai nghiện ma túy đa dạng, trên nguyên tắc tự nguyện tham gia và đã chứng minh có hiệu quả sẽ được mở rộng khắp trên toàn quốc;
    • được hỗ trợ về dạy nghề, nâng cao kỹ năng và giới thiệu việc làm để có công việc và thu nhập ổn định;
    • không còn kỳ thị và phân biệt đối xử trong gia đình và trường học;
    • có quyền sinh con và được giúp đỡ để sinh con không nhiễm HIV;
    • được tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định về những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của mình; và,
    • được chương trình bảo trợ xã hội chăm sóc nhiều hơn.

    Kỳ thị và phân biệt đối xử
    “Một thách thức to lớn và vẫn còn hiện hữu ở Việt Nam là kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV,” chị Huỳnh Lan Phương, Cán bộ chương trình của UNAIDS tham gia hỗ trợ hội thảo tham vấn tại TP. Hồ Chí Minh cho biết. “Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực, thậm chí nhiều hơn nữa sau năm 2015 để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Như vậy, Việt Nam mới có thể tiến tới thực hiện mục tiêu toàn cầu về Không còn phân biệt đối xử.”
    Nhấn mạnh thêm tính nghiêm trọng và những tác hại mà kỳ thị và phân biệt đối xử gây nên cho những người LGBT, bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam, chủ tọa hội thảo tham vấn hồi tháng 11 năm 2012 dành cho nhóm LGBT, kêu gọi Việt Nam nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới. Bà nhấn mạnh việc xóa bỏ những định kiến và cách nhìn rập khuôn hiện đang phổ biến trong xã hội về nhóm LGBT sẽ tạo nên một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
    “Một thế giới tốt đẹp hơn là thế giới trong đó mọi người đều được hưởng những quyền như nhau, kể cả những người nghiện ma túy,” chị Dương Hải Như, Cán bộ chương trình HIV của UNODC phát biểu, cùng chung mong muốn với nhiều người khác tham gia hội thảo tham vấn dành cho những người nghiện ma túy ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, tổ chức vào tháng 1 năm 2013. “Người nghiện ma túy cần được điều trị chứ không phải trừng phạt. Họ cần có nhiều chương trình điều trị đã chứng minh có hiệu quả và trên nguyên tắc tự nguyện tham gia, cũng như cần những dịch vụ hỗ trợ xã hội tốt hơn nữa.”
    Bước tiếp theo
    Những ý kiến thu được từ ba cuộc hội thảo này đã được tổng hợp trong báo cáo tham vấn với nhóm người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và người LGBT. Những ý kiến đó cũng sẽ được đưa vào báo cáo quốc gia tổng thể về tham vấn xây dựng khung chương trình phát triển mới sau năm 2015 của Việt Nam.
    *Tên của thành viên các nhóm tự lực của cộng đồng trong bài viết này không phải là tên thật
    http://www.un.org.vn/vi/what-we-do-m...-with-hiv.html
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 14-07-2014 lúc 13:25.

  28. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    14:52 | 28/02/2014
    Ngày không phân biệt đối xử với người có HIV lần đầu tiên được phát động
    (ĐCSVN)
    Ngày 27/2, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) Michel Sidibé đã phát động các sự kiện xung quanh “Ngày không phân biệt đối xử” (1/3/2014) với một cuộc mít-tinh lớn tại thủ đô Bắc Kinh dưới sự hỗ trợ của Quỹ dải băng đỏ Trung Quốc và chính phủ nước này.


    Hình ảnh con bướm - biểu tượng cho sự chuyển biến để thực hiện không còn phân biệt đối xử với người có HIV. (Ảnh: UN)
    Theo đó, các sự kiện biểu trưng tương tự dự kiến cũng sẽ được tổ chức trước ngày 1/3 tại nhiều quốc gia. Ngày không phân biệt đối xử nhằm mục đích thúc đẩy và tôn vinh các quyền lợi của mỗi người được sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá – dù sự xuất hiện của họ và nguồn gốc của họ có thế nào và người họ yêu là ai... Ngày không phân biệt đối xử dùng hình ảnh con bướm làm biểu tượng cho sự chuyển biến để thực hiện không còn phân biệt đối xử đối với mọi người có HIV.
    Ông Sidibé nhấn mạnh: "Chúng ta biết rằng quyền về sức khỏe cũng như quyền nhân phẩm thuộc về mỗi cá nhân. Cùng nhau hành động, chúng ta có thể thay đổi chính mình, thay đổi các cộng đồng và thế giới của chúng ta để đạt được việc không phân biệt đối xử”.
    Trước đó, vào ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2013 (1/12/2013), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và chủ nhân giải Nobel vì hòa bình kiêm Đại sứ toàn cầu của UNAIDS về không phân biệt đối xử - bà Aung San Suu Kyi - đã cùng khởi động chiến dịch Không phân biệt đối xử (#zerodiscrimination) để kêu gọi thay đổi trên phạm vi toàn thế giới.
    Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch này đã kéo dài đến ngày 10/12/2013 – Ngày quốc tế vì quyền con người và được tiếp tục duy trì đến Ngày không phân biệt đối xử (1/3/2014).
    Trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, phân biệt đối xử với người có HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV là một rào cản lớn đối với việc mở rộng tiếp cận tới các dịch vụ về HIV. Các điều tra trên thế giới cho thấy cứ 7 người nhiễm HIV thì có 1 người bị từ chối cung cấp dịch vụ y tế, và cứ 10 người nhiễm HIV thì có 1 người không được nhận vào làm việc, vì tình trạng nhiễm HIV của họ./.
    Hải Lê (Theo UN, UNAIDS)

    http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Ne...7&cn_id=638025
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 28-02-2014 lúc 16:11.

  29. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Muốn chống kỳ thị, mỗi cá nhân hãy tự khẳng định mình!

    (ĐSPL) - Chống kỳ thị nói chung và kỳ thị về những người mãn hạn tù, đối tượng nghiện ma tuý, đặc biệt là những bệnh nhân nhiễm HIV... là điều cần thiết, là việc phải làm ngay. Bởi người nhiễm HIV có đủ thành phần, từ trí thức cho đến các đối tượng từng vi phạm pháp luật.
    Trong bối cảnh nỗi lo HIV luôn treo lơ lửng như mỗi hiểm họa có thể xảy ra với bất kỳ ai. Liên quan đến vấn đề này, PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Văn Hùng, Trưởng khoa luật hình sự- Đại học luật Hà Nội.

    TS. Hoàng Văn Hùng - Trưởng khoa hình sự đại học luật Hà Nội
    Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào trước vấn đề kỳ thị đối với những người lầm lỡ hoặc bị mắc bệnh xã hội?
    Những nạn nhân nhiễm HIV, những người đã cai nghiện, đối tượng mãn hạn tù… nói chung họ đều là những nạn nhân của xã hội, họ rất cần sự chăm sóc và được đối xử bình đằng, đó là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Chống kỳ thị không chỉ có tuyên truyền mà còn phải đi đôi với hành động cụ thể.
    Tuy nhiên, trong một xã hội phát triển, sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà không thể có cơ quan, tổ chức hay một cá nhân nào có thể khẳng định: Sẽ điều chỉnh, khắc phục một cách kịp thời tất cả mọi vấn đề mà xã hội phát sinh.
    Sự kỳ thị, thực tế khiến người bệnh chết nhanh hơn. Chính vì lẽ đó để chống kỳ thị, chống bị phân biệt đối xử, trách nhiệm trước tiên thuộc về từng cá nhân.
    Có ý kiến cho rằng, hiện tại những văn bản của Nhà nước đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nằm trên văn bản, thực tế những người nhiễm HIV, những người nghiện, mãn hạn tù vẫn bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
    Trước tiên phải phân biệt rõ nhóm đối tượng bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử. Đối với nhóm đối tượng nhiễm HIV, hiện nay Đảng và Nhà nước đã thành lập những trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí đối với những người nhiễm HIV. Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) cũng đã quy định rõ về quyền của những bệnh nhân mắc phải căn bệnh xã hội nan y này.
    Do vậy người nhiễm HIV trước tiên phải tự bảo vệ mình, nhờ đến các cơ quan y tế để can thiệp. Hiện tại những người nhiễm HIV được làm một số các xét nghiệm miễn phí theo chương trình của dự án, được uống thuốc miễn phí.
    Chính bản thân từng người bị nhiễm HIV phải có ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội. Không thể đổ lỗi cho xã hội rằng: Tôi bị kỳ thị nên tôi đi bán dâm, hay trả thù đời. Nếu cá nhân nào làm việc đó, người đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm cả về mặt đạo đức.
    Đối với nhóm đối tượng nghiện hút, mãn hạn tù hiện nay, Tổng cục VIII- bộ Công an cũng đã có chương trình tái hòa nhập cộng đồng dành cho những đối tượng đã mãn hạn tù, tổ chức các hoạt động về tái hòa nhập cộng đồng, để giảm thiểu động thái kỳ thị nhằm vào những đối tượng là nạn nhân của xã hội.
    Bên cạnh đó, trách nhiệm của địa phương về công ăn việc làm cho nguồn lao động này cũng đã có sự lưu ý. Tuy nhiên, về vấn đề này, Nhà nước dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn không kỳ thị, không được phân biệt đối xử, song việc thực thi vẫn chưa thường xuyên, đồng bộ.
    Ông có những lời khuyên gì đối với những người đang bị xã hội kỳ thị và làm sao để họ vượt qua được định kiến này ?
    Người nhiễm HIV có thể do lỗi khách quan, có thể do lỗi chính bản thân họ gây nên. Muốn chống bị kỳ thị, tự cá nhân phải khẳng định mình trước xã hội, đổ lỗi cho xã hội là không đúng.
    Chủ chương của Nhà nước đối với những người mãn hạn tù, đã có những chính sách ưu tiên như: Vay vốn, hay những doanh nghệp nào nhận những đối tượng trên đều nhận được sự ưu đãi từ phía Nhà nước. Tuy nhiên cần phải nói thẳng là, cho dù trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức có hỗ trợ đối với những người nhiễm HIV nói riêng và những đối tượng khác bị kỳ thị nói chung, trách nhiệm trước tiên vẫn thuộc về từng cá nhân người bị kỳ thị.
    Tôi lấy ví dụ, nhiều đối tượng sau khi mãn hạn tù, nhiều người trong số họ đã lao động cống hiến hết mình, nhiều cá nhân đã trở thành những doanh nhân giỏi, đóng góp được rất nhiều cho xã hội. Vậy làm sao mà xã hội lại ghẻ lạnh hay kỳ thị họ được?
    Xin cảm ơn ông!
    Liễu Hải

  30. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kỳ thị HIV – nỗi đau từ cộng đồng
    Cập nhật: 14:14, Thứ 2, 30/06/2014
    (ANTV) - Kỳ thị người nhiễm HIV, thậm chí là kỳ thị cả gia đình người nhiễm HIV là câu chuyện không mới. Trong khi cả chính phủ và ngành y tế đang dồn mọi nguồn lực để hạn chế căn bệnh này, thì giảm kỳ thị HIV trong cộng đồng - vấn đề được coi là gốc rễ của việc gia tăng HIV lại rất khó giải quyết.
    Câu chuyện mà chúng tôi ghi lại tại một xã nghèo của thủ đô Hà Nội sẽ cho thấy nỗi đau khôn cùng mà sự kỳ thị có thể đem lại.

    Chị Bùi Thị Hiển
    Chị Bùi Thị Hiển – Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: “Hai cô con gái từ lúc lớn lên, nó quen bạn nó thì bạn, rồi người nhà người ta cấm con người ta không cho chơi thì nó chán. Bây giờ nó tự đi làm, nó sống ngoài đường. Không biết nó ra sao. Nó làm nó ăn thì còn đỡ. Sợ nó gặp cái không may.”Chị Đinh Thị Uân – Trưởng nhóm tự lực Mái ấm Mỹ Đức, Hà Nội cho biết: “Tôi cũng mới biết chuyện của chị Hiển, mẹ ruột chị Hiển sau bữa ăn đánh dấu hai bát cơm. Mọi người vẫn nghĩ là bệnh này lây qua đường ăn uống. Chị Hiển buồn khóc đến mù một bên mắt.”Thật không có nỗi đau nào hơn nỗi lòng của người mẹ đã 2 năm không được gặp con. Không biết hai cô con gái đang làm gì và đang ở đâu. 18 tuổi, trẻ người non dạ; vì sự kỳ thị của bạn bè, hàng xóm về bệnh tật của cha mẹ mà hai cô con gái lớn của chị Hiển đã bỏ nhà đi. Nỗi lo lắng khôn nguôi khiến người mẹ đã khóc đến lòa cả đôi mắt, khiến bệnh tật của chị Hiển càng thêm nặng.Hiện nay Việt Nam đã được tổ chức y tế thế giới công nhận thực hiện tốt 3 giảm, giảm tỉ lệ người mắc mới, giảm số người chuyển sang AIDS, giảm số người tử vong do căn bệnh này gây ra. Nỗ lực của chính phủ và ngành y tế đã hạn chế được số người mắc mới, nhưng hơn 200.000 người đang chịu ảnh hưởng của HIV, họ không những phải đối diện với bệnh tật mà ngày qua ngày hứng chịu sự kỳ thị từ cộng đồng.Trở lại với câu chuyện của chị Hiển, căn bệnh đã cướp đi người chồng, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng, làng xóm đã khiến chị mất cả hai đứa con.Chị Đinh Thị Uân chia sẻ: “Khi tôi đi mời đồng chí trưởng thôn, bí thư rất nhiệt tình nhận lời. Nhưng hôm nay thì không thấy đâu cả. Các đồng chí nói là không có quà nên không đến.”Trại hè mơ ước – hoạt động do các tình nguyện viên tổ chức cho những trẻ em kém may mắn, đang chịu ảnh hưởng của HIV. Nếu có sự tham gia của đại diện trong chính quyền xã sẽ là niềm động viên các em. Nhưng tất cả đều từ chối. Vẫn là niềm vui, nhưng đã không trọn vẹn.
    Bấm vào link xem phóng sự:

    http://antv.gov.vn/xahoi/ky-thi-hiv-...ong/49977.html
    BT


  31. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    tung_1234 (23-06-2015)

Trang 1 của 9 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •