Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 40 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

  1. #21
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phòng chống HIV/AIDS: Hiệu quả của việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử

    (14/07/2014 09:19)
    LSO- Trong 5 năm qua, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong toàn tỉnh đã giảm đều và giảm sâu ở cả 3 tiêu chí là do chúng ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyên truyền, phát hiện đến chăm sóc và điều trị, trong đó việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử được coi là “liều thuốc” hiệu quả nhất.
    Quán nước vỉa hè của chị Nguyễn Ánh D. ở thị trấn Lộc Bình khá đông người ghé qua. Khách của chị gồm những người lái xe ôm, người chờ xe ra thành phố, vào Chi Ma và cả những công chức, viên chức... người ta vào quán đơn giản là cốc trà đá, điếu thuốc lá... Khách đến rồi lại đi, có người biết, cũng có người không biết chủ quán khỏe mạnh, vui tính ấy là người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Là người quen biết, thấy chúng tôi, chị đon đả mời vào uống cốc nước và cũng để tránh nắng. Trong câu chuyện, chị cho biết: “Vẫn biết em là người có HIV, song chẳng mấy người ngại. Thật lòng em phải cảm ơn những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS, cảm ơn những nhà báo như các anh. Chính các anh đã làm thay đổi hẳn lối nghĩ xưa cũ, những quan niệm sai lầm về HIV/AIDS, để cho chúng em được sống cùng xã hội.”

    Khuôn mặt xinh đẹp của cô gái đến tuổi dậy thì luôn ánh lên những niềm vui sống khi Trần Thị N. Ở thành phố Lạng Sơn kể cho chúng tôi nghe chuyện trường, chuyện lớp và bè bạn cùng trang lứa. Bố và mẹ lần lượt qua đời vì HIV/AIDS và đau xót hơn chính cháu cũng đã bị nhiễm HIV. Thương cô cháu gái bệnh tật côi cút, bà nội tìm mọi cơ hội cho cháu tiếp cận với ARV tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc. Được bà chăm sóc chu đáo, được uống thuốc thường kỳ, cháu khỏe ra và được đi học cùng các bạn. Cháu kể: “Khi vào Trường THPT Việt Bắc, cháu vẫn công khai với bạn bè, thầy cô là mình bị nhiễm và đang điều trị HIV. May thay các thầy cô giáo và các bạn đều không có biểu hiện kỳ thị, phân biệt xa lánh. Có lần cháu hỏi một bạn cùng lớp rằng tại sao các bạn không sợ; bạn ấy nói rằng, HIV/AIDS có gì ghê gớm, chẳng qua nó cũng chỉ là bệnh truyền nhiễm và mang tính nguy hiểm vì chưa có thuốc chữa. Thầy cô giảng như vậy và bọn mình cũng đã tìm hiểu qua tài liệu, sách báo rồi, chỉ cần “kiêng” đúng cách là được. Cháu coi lời nói và hành động của các bạn không khác gì những viên thuốc ARV. Còn hơn thế, thuốc uống có giờ, còn sự thân mật của bạn bè là vô tận”.

    Học sinh Trường THCS Cai Kinh, huyện Hữu Lũng tìm hiểu kiến thức về HIV/ADS trong thư viện thân thiện
    Điều 2 của Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nêu rõ, kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác, khi biết người đó nhiễm HIV hay nghi ngờ nhiễm HIV. Phân biệt đối xử là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng đối với người nhiễm HIV hoặc người nghi nhiễm HIV. Như vậy, kỳ thị là thái độ, phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cụ thể. Kỳ thị và phân biệt đối xử có tác hại rất lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Nó làm cho người nhiễm do mặc cảm mà giấu bệnh, không dám thể hiện mình; thiếu thông tin, kỹ năng tự chăm sóc và phòng lây nhiễm, và như vậy cứ “vô tư” truyền bệnh cho người khác. Do bị kỳ thị, phân biệt đối xử, người nhiễm có thể do uất ức mà nổi loạn, trả thù đời hoặc trở thành “quần thể ẩn” rất khó tiếp cận, quản lý và chăm sóc. Nghiêm trọng hơn, người nhiễm bị cô lập trước xã hội, đã có trường hợp ở thành phố Lạng Sơn khi biết một cháu bị nhiễm HIV được nhập học, các phụ huynh đã có hành động tẩy chay đến nỗi nhà trường phải chuyển cháu sang trường khác.
    Trong những năm qua, tình trạng kỳ thị phân biết đối xử đã giảm rất nhiều vì người dân đã hiểu bệnh này trên cơ sở khoa học như cơ chế lây truyền, cách phòng, cách tiếp cận, chăm sóc người nhiễm từ gia đình, cơ sở y tế đến cộng đồng. Nếu trước đây, trên các trang báo, tờ rơi đến pa nô, áp phích về chủ đề phòng chống HIV/AIDS có những hình ảnh, từ ngữ khiến người ta sợ hãi, xa lánh thì nay là những hình ảnh từ ngữ mang thông điệp chia sẻ, yêu thương và thân thiện. Mặt khác, phương pháp truyền thông cũng đã đa dạng hóa và nội dung chống kỳ thị phân biệt được ***g ghép vào nội dung truyền thông về HIV/AIDS. Nhiều hoạt động truyền thông đã có sự tham gia trực tiếp của những người nhiễm; đây là nét nổi bật nhất trong hoạt động phòng chống và đã mang lại hiệu quả rất to lớn, vì không những có tác dụng trực tiếp đến người nghe mà những người nhiễm HIV thêm tự tin, dám bộc lộ mình và họ hiểu rằng mình vẫn có ích cho cộng đồng. Thạc sĩ Đào Đình Cường, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Lạng Sơn cho biết: từ 10 năm nay, Lạng Sơn đã tiếp cận và triển khai nhiều hoạt động giảm hại như chương trình bao cao su, bơm kim tiêm và sắp tới là chương trình Methadone... với độ bao phủ ngày càng cao, song việc chống kỳ thị, phân biệt luôn được coi là một “kênh” giảm hại có hiệu quả nhất, độ bao phủ rộng nhất và mang tính nhân văn sâu sắc.
    Tuy vậy, sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở tỉnh ta, nhất là ở vùng cao, vùng xa, vùng khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là một bộ phận người dân có trình độ dân trí thấp lại ít được tuyên truyền, thiếu thông tin về HIV/AIDS. Với 66,3% số xã ở tất cả 11 huyện, thành phố có người nhiễm HIV, công tác tuyên truyền cần phải được thực hiện sâu hơn, rộng hơn để trang bị cho người dân những kiến thức cần thiết về HIV/AIDS. Có kiến thức, người dân sẽ có được “liều vắcxin” mạnh để tự bảo vệ mình; có kiến thức sẽ không còn tình trạng sợ hãi, dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử.


    Bài, ảnh: MINH HỒNG
    http://baolangson.vn/tin-bai/Van-hoa...xu/30-30-67465



  2. #22
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Buổi học hữu ích
    Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
    Trong bộ môn Giáo dục công dân lớp 8, mình đã được học về HIV nhưng đó chỉ là kiến thức sơ sài, chúng mình chưa nắm bắt và hiểu rõ thông tin. Đặc biệt khi nói về những vấn đề này, cả học sinh và giáo viên đều ngượng ngùng, chỉ lướt qua bài học một cách đơn giản. Vì vậy, nên khi được đào tạo về vấn đề này ở nhóm tình nguyện trẻ, mình cảm thấy rất thú vị và hào hứng.
    Đầu tiên đó chính là định nghĩa rõ ràng của HIV, đấy là 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ phá huỷ hệ thống miễn dịch làm cơ thể bị suy yếu và mất khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Hoá ra nó là 1 loại vi rút, trước đây mình cứ đinh ninh trong đầu rằng đó là 1 chất bẩn ở máu người và lây truyền từ người này sang người khác.

    Chúng mình không nên kì thị, xa lánh người có HIV.
    Và các bạn có bao giờ gặp những người bị HIV? Lúc đó hẳn không ít bạn sẽ có suy nghĩ: Tránh tiếp xúc, trò chuyện để không bị lây nhiễm. Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy các bạn ạ! Chúng ta vẫn có thể trò chuyện, bắt tay, thậm chí ngủ chung giường với người có HIV cũng không thể lây nhiễm. Bởi HIV lây truyền khi máu và dịch tiết (dịch sinh dục, tinh dịch, dịch tiết âm đạo…) của người có HIV tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc (mắt, lỗ sáo đầu dương vật…) của người lành. Muỗi đốt cũng không làm lây nhiễm HIV các bạn nhé! Vì HIV không tồn tại và nhân lên được trong cơ thể muỗi. Hơn nữa, muỗi chỉ hút máu chứ không bơm máu vào cơ thế người khác. Một thông tin rất đơn giản nhưng vì không biết rõ nên lâu nay mình và các bạn bè của mình cứ nơm nớp lo sợ khi bị muỗi đốt.
    Chính vì những lí do nêu trên, chúng mình không nên kì thị, xa lánh mà ngược lại còn nên chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ những người có HIV. Mình đã và đang chia sẻ cho bố mẹ, người thân và bạn bè để họ có thể hiểu rõ về vấn đề này. Mình còn được biết nếu bạn nào có lo ngại rằng mình đã bị nhiễm HIV thì một xét nghiệm máu sau 2,5 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ sẽ giúp bạn có kết quả chính xác.
    Các bạn thấy đấy, một số kiến thức có vẻ như mình đã biết hết nhưng thực tế chúng mình lại biết không đến nơi đến chốn các bạn nhỉ! Chính vì vậy, buổi học này đã để lại nhiều ấn tượng cho mình và giúp mình tự tin hơn trong kiến thức về HIV/AIDS các bạn ạ!
    Đỗ Trang (THCS Lý Thường Kiệt)
    http://www.tamsubantre.org/index.php..._68_38160.html

  3. #23
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử
    4:20 ngày 27/08/2014
    (PLO) - Hiện nay, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đang diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.

    Tuy nhiên, với sự kiện Chính phủ Việt Nam chấp nhận một số khuyến nghị liên quan đến chống phân biệt đối xử trong phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc mới đây thì đây chính là cơ sở xúc tiến xây dựng một đạo luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử.
    Giới trẻ mít tinh chống phân biệt đối xử
    Diễn ra khá phổ biến và công khai

    Một trong những vụ phân biệt đối xử gây bức xúc dư luận là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Nhiều quảng cáo, tờ rơi tuyển dụng ghi rõ ràng: “Không lấy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Gần đây, vấn đề trở nên căng thẳng khi nhiều công ty ở Bình Dương tuyên bố công khai hoặc ngầm định không tuyển công nhân người Thanh Hóa và Nghệ An.
    Tuy nhiên, không có người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nào đứng ra khởi kiện các công ty này dù bị phân biệt đối xử một cách có hệ thống, bởi “muốn báo cơ quan chức năng để chúng tôi được đối xử công bằng, nhưng chẳng biết báo ai và phải báo như thế nào”.
    Việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều vụ người có HIV bị đuổi việc khi bị phát hiện đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không những thế, con cái của họ cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong học tập và cuộc sống.
    Một trường hợp đau xót là cháu Lê Đức M. ở Thanh Hóa, con của chị Nguyễn Thị Lệ T. là người có HIV. Tuy cháu M. âm tính song nhà trường yêu cầu cháu phải đi xét nghiệm HIV mấy lần với sự chứng kiến của giáo viên, có dấu đỏ của bệnh viện xác nhận mới cho cháu nhập học. Rồi khi cháu nhập học lại vấp phải sự phản đối của phụ huynh học sinh khác. Họ không cho con đi học khiến sĩ số của lớp từ 49 xuống còn 14 khiến nhà trường “buộc” cho M. nghỉ học.
    Theo Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), sự phân biệt đối xử với người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT) rất nghiêm trọng. Nhiều người chuyển giới bị từ chối tuyển dụng vì thể hiện giới của họ khác với giới tính ghi trong chứng minh thư, có 13% người chuyển giới bị đuổi việc lúc bị phát hiện là người chuyển giới.
    Một số nghiên cứu khác của iSEE còn chỉ ra người đồng tính bị phân biệt rất phổ biến trong nhà trường dẫn đến bỏ học hoặc trong các cơ sở y tế nên họ không dám tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục. Những định kiến và kỳ thị dẫn đến tỷ lệ trầm cảm, tự tử trong cộng đồng LGBT khá cao (tỷ lệ tự tử không thành trong người đồng tính nữ là 17%, gấp 30 lần so với tỷ lệ chung).
    Cần xây dựng luật về chống phân biệt đối xử
    Một nguyên nhân của thực trạng trên được cho là do Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng và thủ tục cụ thể giúp người dân khiếu kiện khi bị phân biệt đối xử. Mặc dù một số luật, nghị định của Việt Nam đã có vài điều khoản về chống kỳ thị và phân biệt đối xử như Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006, Luật Người khuyết tật năm 2010, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP… song các văn bản này chưa quy định rõ cơ chế để một công dân hoặc tổ chức đại diện cho công dân có thể khiếu kiện vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
    Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điều khẳng định bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Theo đó, Hiến pháp mới quy định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” tại Điều 16 và nhấn mạnh nhiều khía cạnh cụ thể như Khoản 2 Điều 5 nói về sắc tộc, Khoản 1 Điều 24 về tôn giáo, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26 về giới.
    Đáng chú ý nữa là ngày 20/6 vừa qua, trong phiên UPR lần thứ 2 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận nhiều khuyến nghị của các nước liên quan đến chống phân biệt đối xử. Vì thế, việc xây dựng Luật Chống phân biệt đối xử không chỉ giúp Việt Nam hoàn thành cam kết với các quốc gia mà còn là cơ hội để chúng ta thúc đẩy quyền con người một cách thực chất nhất.
    Tại Hội thảo chia sẻ ý nghĩa các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phiên UPR đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ do 4 mạng lưới đồng tổ chức, Viện trưởng iSEE Lê Quang Bình cũng cho rằng, việc vận động Chính phủ xây dựng Luật Chống phân biệt đối xử sẽ bảo vệ được quyền bình đẳng cho rất nhiều nhóm yếu thế, thiểu số khác nhau.
    Qua đây, ông Bình mong muốn các tổ chức phi chính phủ nên tham gia vận động, góp ý cho Luật bằng các hoạt động như lập liên minh vận động cho Luật Chống phân biệt đối xử, tiến hành các nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở thực tế cần có cho Luật tiến tới vận động Chính phủ và Quốc hội bổ sung Luật này vào chương trình xây dựng luật…
    Gia Lâm
    http://m.baophapluat.vn/su-kien/can-...xu-195341.html


  4. #24
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    'HIV không giết người nhanh bằng sự kỳ thị'

    15:16:38, 11/08/2014
    Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng mới khiến người bệnh chết nhanh hơn... Đây là hai thông điệp lớn của Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS đang diễn ra tại thủ đô của Mỹ.
    Mỗi ngày có gần 5.000 người chết vì AIDS và 7.000 người nhiễm mới
    Tính đến thời điểm này, trên toàn thế giới đã có 65 triệu người nhiễm HIV. Khoảng 30 triệu người đã chết vì bệnh cơ hội liên quan tới AIDS. Tuy nhiên, số tử vong đang có xu hướng giảm dần từ năm 2010.
    Nam và Đông Nam Á là khu vực có số người nhiễm HIV cao thứ 2 thế giới với con số 4 triệu, chiếm 12% tổng số toàn cầu, chỉ sau các quốc gia thuộc tiểu sa mạc Sahara.
    Ảnh minh họa
    Nhóm MSM (quan hệ đồng tính nam) là thách thức mới
    Quan hệ tình dục đồng tính nam được các chuyên gia tại hội nghị đánh giá là thách thức mới trong việc ngăn chặn sự lây lan của HIV và cần phải được tập trung mạnh mẽ. Nguy cơ lây nhiễm của nhóm này cao thứ 3 sau mại dâm và tiêm chích ma túy. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thì nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ đồng giới cao gấp gần 20 lần.
    Thách thức đặt ra là nhóm này rất khó kiểm soát bởi họ không muốn công khai và ít được tiếp cận thông tin tình dục an toàn. Bên cạnh đó là sự kỳ thị mạnh mẽ hơn so với đối tượng đồng tình nữ. Tại hội nghị, các nhà khoa học cũng khuyến khích những người đồng tính nam hãy ‘nói ra’ tình trạng của mình để được hỗ trợ về y tế và xã hội.
    Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình
    Một trong những thông điệp mới tại Hội nghị đó là: HIV/AIDS không kinh khủng như những gì chúng ta nghĩ nhưng thực sự kinh khủng như những gì chúng ta nhìn thấy và nhiễm HIV là một điều khủng khiếp nhưng không đồng nghĩa với án tử hình.
    Nếu bị nhiễm HIV thì bạn hãy đối mặt với thách thức và coi nó là một căn bệnh mãn tính khó lây và dễ phòng tránh. Một người nhiễm HIV nếu được phát hiện sớm và chăm sóc tốt thì có thể sống khỏe tới hơn 10 năm, thậm chí 20 năm. Những con số qua các năm cho thấy các ca tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS cũng đang giảm xuống. Sẽ ngày càng có nhiều người nhiễm được chữa trị. 15 triệu người sẽ được chữa trị vào năm 2015, hiện nay con số này là 8 triệu.
    HIV không giết chết người nhanh bằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử
    Sự phân biệt đối xử có thể giết chết người nhiễm HIV trong 3 ngày, còn vi-rút HIV thì không thể. Sự phân biệt đối xử và kỳ thị là ‘vi-rút’ nguy hiểm nhất giết chết người nhiễm bệnh chứ không phải là bệnh.
    Sẽ là tội ác khi để sự phân biệt đối xử, chê trách còn tiếp tục. Sự kỳ thị những người nhiễm HIV luôn nghiêm trọng ở khắp các châu lục. Ngay tại Mỹ, trước năm 2009, chính quyền không cho phép người nhiễm HIV đến Mỹ và nhận ra rằng việc này chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Người bệnh sẽ lo sợ, che giấu và nguy cơ lây lan càng cao hơn, sự kiểm soát, điều trị sẽ càng khó khăn hơn.
    Cách tốt nhất để ngăn chặn vi-rút HIV vẫn là sử dụng bao cao su
    Sử dụng bao cao su là biện pháp đơn giản, hữu hiệu nhất và chi phí thấp nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút HIV. Đó là ý kiến của tất cả các chuyên gia và chính khách tham dự hội nghị.
    ‘Đã đến lúc tất cả chúng ta phải sử dụng bao cao su. Cách này thật đơn giản để ngăn chặn sự lây lan của HIV’, tiến sỹ Michel Sidibé, Giám đốc cơ quan Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
    Truyền thông cần thay đổi cách tuyên truyền về HIV/AIDS
    Hơn 60% những người biết về HIV/AIDS trên toàn thế giới không phải từ nhà trường, sách vở, lại càng không phải từ bác sĩ mà từ chính báo chí, truyền thông. Truyền thông đã thành công trong việc thông tin về căn bệnh nhưng cách tuyên truyền cần phải thay đổi. Một chiếc đầu lâu xương chéo, một con vi-rút HIV được thể hiện một cách gớm ghiếc không phải là cách tuyên truyền tốt về bệnh. Cũng không ai gọi việc nhiễm HIV là án tử hình hay căn bệnh thế kỷ nữa.

    Những tín hiệu lạc quan và tiến bộ mới nhất trong y học
    Rất nhiều tham luận được đưa ra tại hội nghị cho thấy: Trong thời gian tới, số người nhiễm mới và chết vì HIV/AIDS được dự báo là có thể dừng lại hoặc giảm xuống vì những tiến bộ y học ngăn bệnh lây lan: Sử dụng liệu pháp Antiretroviral (viết tắt là ART) cho bạn tình dương tính với HIV có thể ngăn chặn đáng kể được việc lây lan vi-rút. Nếu sử dụng sớm cho người bị nhiễm thì khả năng ngăn chặn có thể lên tới 96%. Bên cạnh đó, việc sử dụng liệu pháp ART có thể giúp giảm bớt bệnh tật liên quan đến HIV và kéo dài sự sống.
    Lần đầu tiên sau 30 năm phòng chống HIV/AIDS, một loại thuốc giúp người khỏe mạnh có thể phòng chống HIV/AIDS đã được đưa vào sử dụng. Đó là thuốc Truvada. Người khỏe mạnh uống loại thuốc này có thể chống lại việc lây nhiễm HIV từ bạn tình. Thời gian tới, loại thuốc này có thể được sử dụng rộng rãi hơn.
    Vắc-xin phòng chống HIV cũng đang được tập trung nghiên cứu. HVTN là loại vắc-xin tiềm năng đã được tìm hiểu từ 2009 và dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2013. Bên cạnh đó, uống thuốc ARV thường xuyên và đúng phác đồ vẫn được đánh giá là cách hữu hiệu để kiềm chế sự phát triển của vi-rút HIV.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/_HIV_khong_giet_nguoi_nhanh_bang_su_ky_thi_-451112.html

  5. #25
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Việt Nam cần một Luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử

    Thứ 7, 30-08-2014 01:26:00 pm
    Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, chính phủ Việt Nam chính thức chấp nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế giới.


    Đặc biệt, Việt Nam chấp nhận một khuyến nghị liên quan đến việc “thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới” [kiến nghị 143.88 của Chile]. Đây chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng một bộ luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới, sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, điều kiện cơ thể, và vùng miền.




    Ảnh: Hội thỏa về các cam kết của Việt Nam trong kỳ UPR 2014 và vai trò của các tổ chức NGOs được tổ chức bởi PPWG, GPAR, GENCOMNET và CIFPEN ở Hà Nội (nguồn: iSEE)



    Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ở Việt Nam
    Cho dù kỳ thị và phân biệt đối xử tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng chưa phải là chủ đề được nghiên cứu thấu đáo. Theo Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE), phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) rất nghiêm trọng. Nhiều người chuyển giới bị từ chối tuyển dụng vì thể hiện giới của họ khác với giới tính ghi trong chứng minh thư. Có 13% người chuyển giới bị đuổi việc khi họ bị phát hiện ra là người chuyển giới. Các nghiên cứu khác của iSEE cũng chỉ ra phân biệt đối xử rất phổ biến trong nhà trường dẫn đến bỏ học, hoặc trong cơ sở y tế dẫn đến việc không dám tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục. Những định kiến và kỳ thị dẫn đến tỉ lệ trầm cảm, tự tử trong cộng đồng LGBT rất cao. Ví dụ một nghiên cứu của iSEE chỉ ra tỉ lệ tự tử (không thành) trong cộng đồng đồng tính nữ là 17%, cao gấp 30 lần so với tỉ lệ chung của dân số.
    Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV cũng phổ biến. Nhiều vụ việc người có HIV bị đuổi việc khi bị phát hiện đã được báo chí đăng tải. Hơn thế, con cái của họ cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong học tập và cuộc sống. Ví dụ, cháu Lê Đức Mạnh ở Thanh Hóa con của chị Nguyễn Thị Lệ Thủy là người có HIV. Tuy cháu Mạnh âm tính nhưng nhà trường yêu cầu cháu phải đi xét nghiệm HIV mấy lần với sự chứng kiến của giáo viên, có dấu đỏ của bệnh viện xác nhận mới cho cháu nhập học. Tuy nhiên, khi cháu nhập học thì gặp phải sự phản đối của phụ huynh học sinh khác. Họ không cho con đi học làm sĩ số của lớp từ 49 xuống còn 14 khiến nhà trường “bắt buộc” cho Mạnh nghỉ học.
    Một trong những phân biệt đối xử công khai gây bức xúc dư luận đó là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Nhiều quảng cáo, tờ rơi tuyển dụng học viên như ở trường ASEAN ghi rõ ràng “Không lấy: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Gần đây, vấn đề trở nên căng thẳng khi nhiều công ty ở Bình Dương tuyên bố không tuyển công nhân người Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, không có “người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” nào đứng ra khởi kiện các công ty này dù họ phân biệt đối xử một cách công khai, có hệ thống như vậy. Các cơ quan chức năng cũng không nhìn ra sự nghiêm trọng của sự phân biệt đối xử, mà mới tập trung vào việc “nâng cao hiểu biết và văn hóa tuyển dụng cho các công ty”.
    Như vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử khá phổ biến và công khai ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào người dân khởi kiện thành công với người/cơ quan có hành vi phân biệt đối xử. Các cơ quan nhà nước dường như cũng chưa nhận thức đầy đủ về tính nghiêm trọng của vấn đề, và người dân cũng chưa biết đầy đủ quyền của mình để tự lên tiếng. Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý rõ ràng và thủ tục cụ thể để người dân khiếu kiện khi bị phân biệt đối xử.
    Chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong luật pháp Việt Nam
    Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điều bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Cụ thể là điều 16 quy định (i) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này có nghĩa bất kỳ ai sinh ra là nam hay nữ, người dân tộc thiểu số hay đa số, già hay trẻ, sống ở thành thị hay nông thôn, có khuyết tật hay không, theo tôn giáo hay không, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, và không bị phân biệt đối xử trong đời sống.
    Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng có một số điều quy định về một số khía cạnh cụ thể. Ví dụ, khoản 2 điều 5 nhấn mạnh về sắc tộc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Khoản 1 điều 24 nhấn mạnh về tôn giáo: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Khoản 1 và 3 điều 26 nhận mạnh về giới: (i) Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; (ii) Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
    Trong các luật chuyên ngành của Việt Nam cũng có một số điều liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử, mức độ chi tiết có khác nhau giữa các văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ, trong Nghị định về công tác dân tộc (NĐ Số: 05/2011/NĐ-CP), ở khoản 1 điều 7 có ghi “Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc” bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, không có giải thích rõ ràng thế nào là hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, không có những danh mục hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử bị nghiêm cấm.
    Luật người khuyết tật (năm 2010) có khoản 2 và 3 điều 2 định nghĩa rất rõ “Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”. Luật người khuyết tật cũng nhấn mạnh đến việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục để “chống kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật” [điều 13]. Đặc biệt khoản 1 điều 14 có ghi rõ “kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật” là một hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, Luật người khuyết tật không nói rõ việc nghiêm cấm các hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhà trường, trong việc làm, mà chỉ tập trung vào việc “tạo điều kiện, giúp đỡ, và đảm bảo” cho người khuyết tật.
    Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (gọi tắt là Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006) có ghi ở khoản 4 và 5 điều 2 “Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV”. Ở khoản 3 điều 8 về những hành vi bị nghiêm cấm có ghi “Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.
    Trong luật phòng chống HIV/AIDS có ghi khá cụ thể các điều khoản liên quan đến việc phòng chống các hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV. Ví dụ, điều 8 quy định rất rõ người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng, thuyên chuyển công tác, từ chối nâng lương hoặc yêu cầu xét nghiệm HIV. Điều 9 nghiêm cấm các cơ sở giáo dục từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên vì lý do họ nhiễm HIV, tách biệt, hạn chế, hoặc cấm đoán học sinh, sinh viên tham gia hoạt động vì họ nhiễm HIV, hoặc yêu cầu xét nghiệm HIV.
    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều nghị định xử phạt hành chính, có những quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm và xử phát. Ví dụ Nghị định số 69/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS. Trong nghị định này, có điều 22 quy định phạt các hành vi “Vi phạm các quy định của pháp luật về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Ví dụ, khoản 1 điều 22 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); b) Cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên vào học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV; v.v.
    Một Luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử
    Như vậy, các văn bản pháp luật chuyên ngành có đề cập đến kỳ thị và phân biệt đối xử ở các mức độ chi tiết khác nhau. Việc xử phạt các hành vi này được quy định ở các Nghị định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, tất cả các văn bản hiện tại chưa quy định rõ chế tài để một công dân hoặc tổ chức đại diện cho công dân có thể khiếu kiện vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Đây có thể là lý do cho đến hiện tại chưa có một tiền lệ nào để người dân kiện vì mình bị phân biệt đối xử. Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, thiểu số nên tham gia vận động, góp ý cho một Luật chống phân biệt đối xử tốt, phản ánh thực tế cũng như chuẩn mực quốc tế.
    Theo Dienngon

  6. #26
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Công tác thi hành Luật Phòng chống HIV/AIDS: Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc

    Cập nhật ngày: 12/09/2014 19:42:50
    Từ khi Luật Phòng chống (PC) HIV/AIDS chính thức có hiệu lực (ngày 1/1/2007) đến nay, bên cạnh những thuận lợi thì công tác thi hành luật vẫn còn những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc, nhiễm HIV/AIDS…
    Một buổi sinh hoạt của cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và thành viên câu lạc bộ Đồng đẳng. Ảnh: M.N
    Với nhiều hình thức khác nhau trong công cuộc phòng chống đại dịch HIV/AIDS, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tích cực triển khai các hoạt động như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, Hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS cho hơn 2.000 lượt cán bộ, sinh viên, công nhân và cư dân vùng ven biển; tổ chức 12 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt cán bộ, cộng tác viên y tế khóm, ấp để nâng cao nhận thức về PC HIV/AIDS; cung cấp những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cũng như kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi ở nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao (gái mại dâm, người nghiện ma túy). Phối hợp với Báo Bạc Liêu, Đài PT-TH mở chuyên mục, đăng nhiều bài, tin, ảnh về các hoạt động PC HIV/AIDS ở các địa phương. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện phong trào Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, vận động gần 18.500 hộ gia đình ký cam kết PC HIV/AIDS; thành lập câu lạc bộ Đồng đẳng nhằm tạo điều kiện cho các thành viên được chia sẻ, giao lưu, giúp người nhiễm HIV/AIDS tự tin hơn trong cuộc sống.
    Tính đến ngày 30/6/2014, toàn tỉnh có 2.448 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 1.262 người, đã tử vong 678 người. Trong đó, người nhiễm HIV từ 20 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất; tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ tiếp tục tăng…
    Luật PC HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đồng thời, có những quy định cấm kỳ thị phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS trên các lĩnh vực cụ thể, bao gồm trong thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS; trong chăm sóc y tế; trong nghề nghiệp, việc làm; trong giáo dục… “Thế nhưng trên thực tế, tình trạng phân biệt kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn. Điều này khiến người nhiễm HIV hạn chế tiếp cận dịch vụ điều trị, dẫn đến điều trị muộn. Công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV chỉ đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh mới dừng lại 5 phòng khám ngoại trú HIV. Việc theo dõi, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ điều trị sau xét nghiệm chưa được quan tâm. Công tác tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao để truyền thông giáo dục thay đổi hành vi theo quy định của luật còn hạn chế…”, bác sĩ Chuyên khoa I - Lê Thanh Bạch, Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh cho biết. Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành cũng như hoạt động của Ban chỉ đạo còn có một số mặt hạn chế, thiếu sự đồng bộ và thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu; cán bộ hoạt động PC HIV/AIDS ở cơ sở kiêm nhiệm nhiều công việc và thường xuyên thay đổi…
    Thiết nghĩ, ngành chức năng cần quan tâm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên để Luật PC HIV/AIDS ngày càng đi sâu vào đời sống xã hội, góp phần tích cực trong công cuộc phòng chống đại dịch.

    Mỹ Nghi
    http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3...vuong_mac.aspx

  7. #27
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không phân biệt, kỳ thị học sinh nhiễm HIV


    19/9/2014 16:22
    Cơ quan chức năng vừa có thông tin chính thức về vụ việc học sinh Trường THCS Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị đâm vật nhọn nghi nhiễm HIV vào người.



    Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, ngày 30/8/2014, UBND huyện này nhận được báo cáo của Trường THCS Xuân Thiên việc sáng 29/8/2014, sau tiết học thứ hai (vào giờ ra chơi), có 7 học sinh lớp 9A2 đùa nhau. Những học sinh này đã dùng lá cây vạn tuế hoặc dây thép đặc ruột kích cỡ 1 ly (làm nhọn một đầu, đầu kia cắm vào vỏ bút bi hoặc thân cây chổi đót) chọc vào người một số học sinh lớp 7, 8, 9 của Trường THCS Xuân Thiên.
    Tổng số học sinh bị chọc vào người là 43 em, trong đó có học sinh tên N.D.C bị nhiễm HIV, bị lây nhiễm từ mẹ.
    N.D.C đã và đang được quản lý, chăm sóc và điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân từ năm 2006 đến nay. Trong thời gian điều trị, N.D.C tuân thủ nghiêm nguyên tắc quy trình điều trị.
    Trong việc đùa nghịch của các học sinh, em N.D.C có một vết xước. Theo báo cáo điều tra của Công an huyện Thọ Xuân, ảnh chụp vết xước ở người em N.D.C là vết xước da, chưa thấy chảy máu nên không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
    Thông tin dùng bơm kim tiêm chọc hút máu của học sinh nhiễm HIV để bơm vào người em khác là sai sự thật. Việc đùa nghịch của các em là do bộc phát, nghịch đùa vô thức của tuổi học trò, chứ không phải ý đồ xấu hay chủ định nào khác.
    Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương cùng Trường THCS Xuân Thiên đã kịp thời tổ chức đưa các em cùng phụ huynh học sinh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa để khám và tư vấn về nguy cơ lây nghiễm HIV.
    Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 34 cháu và phụ huynh được bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Đức Hạnh tiếp xúc, khám, tư vấn chu đáo. Bác sĩ khẳng định, các cháu không có nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc châm chọc của các em học sinh của Trường THCS Xuân Thiên trong ngày 29/8.
    Các cháu còn lại được bác sĩ Nguyễn Thế Hùng- trưởng Trạm y tế xã Xuân Thiên khám, tư vấn tại địa phương. Tất cả các cháu học sinh nói trên đã được các bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm khám sàng lọc, tư vấn đánh giá nguy cơ rất cẩn thận và khẳng định không có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS.
    Sau khi được các bác sỹ tư vấn trực tiếp tại Bệnh viên đa khoa tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (từ ngày 30, 31/8 đến 1/9) và buổi tư vấn tại Trường THCS Xuân Thiên trong ngày 5/9, các cháu học sinh cũng như gia đình đã yên tâm học tập và ổn định cuộc sống.
    Không phân biệt, kỳ thị học sinh HIV
    Đáng chú ý, liên quan vụ việc này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, ngành y tế địa phương luôn tâm và tăng cường công tác tuyên truyền chống phân biệt, kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV.
    Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, treo băng rôn tuyên truyền trong mỗi lớp học về việc không phân biệt kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV. Ngày 5/9, có 410/412 học sinh của trường dự lễ khai giảng, trong đó có cả học sinh nhiễm HIV.
    Chiều 5/9, ông Hoàng Đình Cảnh, phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cùng với lãnh đạo ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên và tư vấn cho em N.D.C và gia đình để em yên tâm học tập và có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
    Hiện nay, cùng với ngành chức năng, ngành y tế tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cháu, tư vấn kiến thức chuyên môn để mọi người hiểu biết hơn nữa về bệnh HIV.
    Từ đó, ổn định tư tưởng cho học sinh, cha mẹ học sinh và có thái độ không phân biệt đối xử, xa lánh gia đình em N.D.C nói riêng và những người có nhiễm HIV nói chung.



  8. #28
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hội thảo giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS


    Thứ Tư, 15/10/2014 13:21:09 GMT+7
    Sáng nay, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và Tiểu dự án ISDS tổ chức hội thảo giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    http://thvl.vn/

  9. #29
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sự kỳ thị, phân biệt đối xử, vi phạm quyền của người nhiễm HIV/AIDS.


    1. Khái niệm của kỳ thị, phân biệt đối xử
    Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến những định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác. Với những người nhiễm HIV/AIDS, đó là sự coi thường, xa lánh, từ chối và trừng phạt họ. Kỳ thị hình thành trên cơ sở xã hội do đó cần có những giải pháp mang tính xã hội để chống lại nó nhằm thay đổi thái độ và hành vi. Theo khoản 4 khoản 5 Luật Phòng, chống HIV/AIDS:
    4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
    5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
    Phân biệt đối xử là các hành động hoặc hành vi nhằm phân biệt một cá nhân hoặc một nhóm người đưa đến những hành động, hành vi trừng phạt hoặc phỉ báng người bị kỳ thị. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là bất cứ một hành vi, hành động phân biệt, trường phạt, phỉ báng, hạn chế quyền của người nhiễm hoặc người liên quan chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kỳ thị nói về thái độ, còn phân biệt đối xử nói về hành vi hoặc hành động cụ thể đối với người nhiễm HIV hoặc người liên quan đến HIV/AIDS. Phân biệt đối xử là hệ quả của sự kỳ thị.
    2 Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với vi phạm quyền của người nhiễm HIV
    - Tại cơ sở y tế:
    + Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV
    + Trì hoẵn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người nhiễm HIV
    + Từ chối điều trị
    + Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV
    + Cho nhập viện nhưng không điều trị
    + Bắt xét nghiệm HIV nhiều lân cho dù việc xét nghiệm là không cần thiết.
    + Chỉ cho nhập viện và điều trị bắt kèm theo điều kiện
    + Hạn chế cho tiếp cận các nơi công cộng
    + Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh
    + Buộc xuất viện sớm...
    - Tại gia đình có người nhiễm HIV
    + Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm như : lảng tránh, không bắt tay không muốn nói chuyện
    + Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng
    + Không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình
    + Hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, người thân họ hàng
    + Bắt ở nơi khác hoặc đổi ra khỏi nhà
    - Tại cộng đồng
    + Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng
    + Tẩy chay không mua hàng của người nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV
    + Không đến nhà của những người nhiễm HIV hoặc người có liên quan đến HIV/AIDS
    + Xua đuổi người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng
    + Không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ
    - Tại nơi làm việc
    + Xa lánh ngại tiếp xúc
    + Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV
    + Cho nghỉ ốm nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động
    + Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người việc
    + Bắt buộc cho nghỉ việc
    + Cắt giảm quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
    + Hạn chế tiếp cận đến các nơi công cộng ở nơi làm việc
    + Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm HIV
    - Tại trường học
    + Bắt ngồi riêng bàn học
    + Các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập
    + Không có bạn chơi cùng
    + Phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học
    + Nhà trường tạo lý do để cho thôi học

    http://trogiupphaply.com.vn/

  10. #30
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

    Thứ năm 16/10/2014 16:38
    Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2014).

    Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 là Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
    Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa ban hành công văn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    Theo đó, mục tiêu của tháng hành động quốc gia là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.
    Đặc biệt, chú trọng giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội trong các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
    Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức công tác phòng, chống HIV/AIDS đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Đồng thời, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.
    Các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS sẽ tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo cần thiết; tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan về Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Đề án Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 - 2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế...
    Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, đặc biệt là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống; Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS.
    Ngoài ra, ngành y tế sẽ tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường các hoạt động truyền thông, tiếp tục chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số...
    Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị.
    Kết thúc Tháng hành động, các cơ quan, đơn vị có đánh giá và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) trước ngày 31/12 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

  11. #31
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    17/10/2014 00:01 GMT+7
    Đây là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, từ ngày 10/11 đến 10/12/2014.

    Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa ban hành văn bản triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    Theo đó, mục tiêu của tháng hành động quốc gia là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.
    Đặc biệt, chú trọng giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội trong các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
    Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức công tác phòng, chống HIV/AIDS đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Đồng thời, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.
    Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm


  12. #32
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu chuyện cay đắng của người mẹ có HIV bị kỳ thị

    "Ngày ấy cách đây đã gần năm năm. Văn phòng tôi tổ chức hai lớp tập huấn về tư vấn HIV và để giúp các học viên hiểu và cảm thông hơn với những con người đặc biệt này, tôi mời đến mỗi khóa tập huấn vài người nhiễm. Lớp thứ nhất của tôi ở Hà Nội diễn ra suôn sẻ. Một buổi tối tôi gọi điện cho em, tên em là Dung, để chuẩn bị cho khóa tập huấn ở TP HCM. Tôi choáng váng khi nghe em nói: “Em bị mất việc rồi chị ạ!”.

    Thì ra cái phong bì thư mà tôi gửi em, trong đó có thư mời tham gia tập huấn, bản câu hỏi của các học viên và một hợp đồng làm việc ngắn hạn mà văn phòng tôi ký với em đã bị người của công ty em bóc ra. Họ đã biết em nhiễm HIV và đuổi việc em. Tôi có cảm giác như mình vừa vô tình đẩy một người vô tội xuống vực thẳm.

    Tôi ân hận là đã gửi những thứ giấy tờ ấy đến địa chỉ công ty em, địa chỉ duy nhất mà tôi biết. Tôi oán trách mình và oán trách những con người độc ác ở công ty em. Tôi biết mình không chỉ vô tình làm hại em mà còn làm hại cả hai con em, hai đứa trẻ mồ côi cha và chỉ còn trông cậy vào một nguồn sống duy nhất, đó là thu nhập của em. Tôi đã khóc không biết bao nhiêu là nước mắt.

    Ngày hôm sau tôi đến lớp và nói tin dữ này với Maria de Bruyn, chị giảng viên người Hà Lan mang quốc tịch Mỹ đang làm việc với tôi trong khóa tập huấn này. Tôi chỉ nói với chị được đúng một câu: “Dung đã bị đuổi việc vì người ta bóc phong bì thư tôi gửi và biết rằng em nhiễm HIV”. Cổ họng tôi nghẹn tắc và tôi không thể nhìn vào mắt của Maria được nữa. Tôi quay ra cửa sổ và không thể không khóc. Một đôi bàn tay ấm áp đặt trên hai vai tôi khẽ run rẩy. Tôi biết rằng đó là Maria và tôi cũng biết rằng giống như tôi, chị đang khóc thầm...

    Tôi cùng Maria bay vào TP HCM cho khóa tập huấn thứ hai. Dung xuất hiện ở cửa lớp và không hiểu vì sao tôi đã nhận ra em ngay mặc dù chưa gặp em lần nào. Đôi mắt em đen huyền và buồn lắm! Em không thể là một ai khác mà chính là Dung, người mà tôi vẫn thường liên lạc qua điện thoại. Như bị một làn gió cuốn, tôi ào ra cửa và ôm chầm lấy em: “Dung phải không em?”. Em nghẹn ngào: “Chị!” Tôi nói thầm vào tai em: “Thế nào học viên cũng hỏi em về nghề nghiệp của em. Em để chị trả lời câu hỏi của họ nhé!”. Tôi lại không cầm được nước mắt khi nói ra điều này. Tôi chẳng nói được một lời động viên nào với em mà chính em lại là người làm việc ấy với tôi.

    Tôi giới thiệu với tất cả mọi người Dung là người trợ giảng của chúng tôi và một buổi sáng đã trôi qua tốt đẹp khi chúng tôi giảng về HIV và những nguyên tắc tư vấn. Buổi chiều, Dung cùng hai người bạn nữa đã xuất hiện trong lớp với vai trò là những người nhiễm HIV.

    Câu chuyện mà em kể thật buồn: Cách đây năm năm em có thai cháu thứ hai. Em đi làm xét nghiệm và biết mình nhiễm HIV. Em sốc nặng lắm nhưng vẫn cố động viên chồng đi làm xét nghiệm và em đã cảm thấy như mình chết đi thêm một lần nữa khi biết chồng em cũng bị. Chồng em là thủy thủ tàu viễn dương. Gia đình em từng rất hạnh phúc và là niềm ao ước của bao người.Đứa con thứ hai của em ra đời trong không ít lời nói kỳ thị đau như dao cắt của các bác sĩ và nữ hộ sinh. Họ không hiểu được dù mang virus trong dòng máu, tất cả những người nhiễm HIV đều là những con người. Hơn ai hết họ cần được trân trọng, họ cần được thương yêu. Trong bao nỗi đắng cay, một điều may mắn đã đến với vợ chồng em: con gái em thật là xinh xắn và cũng như cậu anh, cháu không mang trên mình căn bệnh thế kỷ kia.

    Nhưng tai họa vẫn chưa chịu rời bỏ gia đình em, khi con gái em được 16 tháng tuổi thì chồng em không may bị tai nạn xe máy. Anh được đưa vào bệnh viện và một lần nữa được làm xét nghiệm HIV. Tất nhiên kết quả vẫn là dương tính nhưng còn không may mắn hơn, bệnh viện đã thông báo về y tế cơ sở nơi em sống. Và cứ như vậy từ nhân viên y tế đến hàng xóm rồi những người thân trong gia đình em, ai cũng xì xào về việc cả gia đình em nhiễm HIV.

    Ở trường, các con em bị các bạn xa lánh. Có những ông bố bà mẹ đã cho con mình chuyển sang lớp khác để không phải học cùng lớp với các con của em. Rồi một tai họa nữa lại xảy ra: chồng em nhiễm lao và hội chứng AIDS ngày một rõ ràng hơn. Anh ngày càng suy sụp và sau 18 tháng thì anh không còn chống cự nổi và đã ra đi để lại cho em hai đứa con và sự kỳ thị của láng giềng, bè bạn và cả những người thân. Em lầm lũi kiếm sống và nhờ có đôi bàn tay khéo léo, em làm nghề thêu ở một công ty may mặc.

    Em đã cố tình không nói đến “tai nạn” mất việc do tôi gây ra. Em bảo vệ tôi, em không muốn làm cho tôi đau lòng và bị tổn thương trước các học viên trong lớp.

    Tối hôm đó, chúng tôi đã có một bữa ăn cùng nhau, em, Maria, tôi và hai người bạn làm trong những dự án khác nhau về HIV. Chúng tôi cùng tìm cách để giúp em. Chúng tôi muốn cùng em trở về công ty cũ của em để ép họ phải cho em tiếp tục làm việc. Chúng tôi muốn viết báo về trường hợp bị đuổi việc của em để dấy lên một làn sóng chống kỳ thị những người nhiễm HIV.

    Em cảm động vì tấm lòng của chúng tôi nhưng một mực từ chối. Em nói: “Mọi người kỳ thị mẹ con em kinh khủng lắm nhưng sau một thời gian họ thấy chúng em vẫn khỏe mạnh nên mọi chuyện đã lắng xuống. Nay nếu làm ầm ĩ việc em bị sa thải thì em sợ rằng chúng em lại bị kỳ thị như trước đây. Em có thể chịu đựng được nhưng em sợ rằng hai con em còn nhỏ không thể chống chọi nổi với sự ghẻ lạnh của mọi người”.

    Maria và tôi bỏ một số tiền nhỏ vào phong bì và cố thuyết phục em nhận. Từ đáy lòng tôi vẫn biết rằng em cần một công việc ổn định chứ không phải là số tiền nhỏ nhoi đó. Thật may mắn trong bữa cơm tối hôm đó có một người bạn làm cho dự án Smart Work - một dự án hỗ trợ những người nhiễm HIV - hứa sẽ tìm cho Dung một công việc phù hợp của dự án đó. Và chỉ sau đó 11 ngày, Dung đã bắt đầu công việc mới này. Em tư vấn cho những người sống với HIV như em và thật đáng ngạc nhiên, em ngày càng tự tin và trở thành một giảng viên xuất sắc về tư vấn HIV.Em thường gửi tin nhắn và gọi điện thoại cho tôi vì vậy tuy ít gặp em nhưng tôi biết những gì đang xảy ra với em và các con em. Cơn bão số 9 năm 2007 đã hất tung mái nhà của em. Khi tôi gọi điện cho em, ba mẹ con em đang ôm nhau đứng dưới mái một ngôi trường. Maria và tôi lại gửi em một số tiền nhỏ mà vẫn biết rằng nó chẳng giúp em được bao nhiêu.

    Rồi cơn bão của thiên nhiên khốc liệt cũng tan đi nhưng một cơn bão khác còn dữ dội hơn lại ập đến: cơn bão trong gia đình em. Công việc của dự án đã kết thúc, em và các con phải sống dựa vào cha mẹ nhưng em càng ngày càng nhận ra rõ ràng hơn rằng đây không còn là một chỗ dựa vững chắc nữa. Em lo lắng đến ngày em phải ra đi hai đứa con nhỏ sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. Em đi đến một quyết định tan nát lòng bất kỳ một người mẹ nào: tìm cha mẹ nuôi cho các con.Em gọi điện cho tôi và chúng tôi đã cùng nhau khóc trên điện thoại. Là một người mẹ, tôi không đồng tình với em cho đến khi gặp lại em. Tôi hỏi em đã suy nghĩ như thế nào mà đi đến quyết định cho các con làm con nuôi. Tôi hỏi em có biết rằng khi các con không còn ở trong vòng tay của em nữa thì bệnh tình của em có thể nặng lên do tâm lý nặng nề của em không.

    Em nắm chặt tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi bằng đôi mắt đen buồn thăm thẳm như để tôi hiểu em hơn: Em đã lường hết được mọi điều! Em nói: “Cũng như chị, em không bao giờ muốn xa các con nhưng chỉ nghĩ đến khi căn bệnh của em phát ra sẽ không có ai chăm sóc con em cả và lúc đó em có chết cũng không thể nào nhắm mắt được...”.

    Tôi dần cảm thấy có lẽ tôi cũng sẽ làm như em nếu ở trong hoàn cảnh của em. Sau đó vài tháng tôi được tin đã có một gia đình người Mỹ nhận cả hai đứa con em, lúc đó cậu con trai đã lên 10 và đứa bé gái lên 8. Tôi mừng cho em nhưng cũng đau lòng không kém. Rồi các thủ tục được hoàn tất và các con em lên đường cùng cha mẹ nuôi vào mùa đông năm 2007.Em bay ra Hà Nội mong được nhìn thấy các con thêm một lần nữa nhưng đó chỉ là một chuyến đi tràn đầy nước mắt. Không hiểu đó là quy định của thủ tục cho con nuôi hay do yêu cầu của gia đình người nhận con, em đã không được nhìn thấy các con thêm một lần nào nữa. Đó là những ngày vô cùng đen tối của cả em và tôi. Chắc không ít người ở khách sạn nơi em ở đã tưởng rằng chúng tôi là một cặp đồng tính. Chúng tôi hầu như chẳng biết nói chuyện gì chỉ nắm chặt tay nhau với đôi mắt âng ấng nước. Có phải chăng hơi ấm của một người mẹ cũng có thể làm cho một người mẹ khác vơi đi được phần nào nỗi đau trong lòng?

    Những ngày sau đó tôi trở thành chiếc cầu nối giữa em và mẹ nuôi của con em. Em không biết tiếng Anh còn gia đình người Mỹ không biết tiếng Việt nên tôi là người phiên dịch cho cả hai phía. Thời gian đầu họ viết cho nhau hầu như hằng ngày và những trang thư như những trang nhật ký của hai người mẹ.

    Em nhớ con và với bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu tình yêu thương. Người mẹ nuôi kể tỉ mỉ từ bữa ăn, giấc ngủ, từng ngày các con đến lớp, từng đứa bạn con mới làm quen, rồi những việc nhà mà các con tập làm, những đồ thủ công các con tự tay tạo nên và cả những khi các con không vui vì nhớ mẹ… Những tuần không gọi điện được cho các con, em cuống cuồng gọi tôi và nhờ tôi liên lạc với gia đình cha mẹ nuôi gấp. Em hồi hộp từ xa theo dõi từng bước chân của các con.

    Thời gian trôi đi và như một triết gia nào đó đã nói “thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất cho mọi vết thương lòng”. Các con của em đã hòa nhập được với nền văn hóa mới, chúng đến trường, có nhiều bạn mới và học hành ngày càng tiến bộ. Còn em, em đã chọn được một con đường cho riêng mình: em làm tình nguyện viên cho Trung tâm Bảo trợ Trẻ em. Hàng ngày, em chăm sóc những đứa con nuôi nhiễm HIV. Em yêu những đứa con nuôi như yêu chính những đứa con đẻ của em. Trong bức hình em gửi tôi nhân dịp sinh nhật một cô bé trong số các con nuôi, tôi đã nhìn thấy em khỏe mạnh với nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên cạnh các con nuôi.

    Em thường nói với tôi: “Chị là ân nhân của em!”. Nhưng tôi lại nghĩ khác, em mới chính là người mà tôi phải chịu ơn. Em không những không oán trách tôi mà còn che chắn cho tôi khi tôi vô cùng hoang mang vì đã vô tình đẩy em vào một chặng khó khăn của cuộc đời. Em đã cho tôi biết dù ở trong hoàn cảnh nào con người ta vẫn có thể cho nhau được thật nhiều tình thương yêu.

    Em cho tôi biết tấm lòng không gì đong được và sự hy sinh cao cả của một người mẹ cho những đứa con của mình. Và trên hết em đã cho tôi biết một điều: nghị lực sống có thể giúp con người ta vượt qua được mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn và cả căn bệnh mà bao người coi là một cái án tử hình
    http://trogiupphaply.com.vn/

  13. #33
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    Cập nhật ngày: 29/10/2014 09:31:24
    Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tuy vậy ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS?



    Ảnh: T.L


    Trước tiên phải khẳng định rằng quan niệm của nhiều người hiện nay ngay cả khi hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường nhưng vẫn cho rằng “tốt nhất cứ tránh xa họ ra”.

    Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV đã gây tác hại hết sức lớn trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bởi do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS giấu tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng, chống AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác, làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận. Từ đó, họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy họ có thể “vô tư” truyền HIV cho người khác. Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ có thể cống hiến cho gia đình và xã hội.


    Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS, là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền chăm sóc sức khỏe, học tập, lao động... là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ tại Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

    Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Do vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Gia đình và cộng đồng hãy quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ để họ xóa đi mặc cảm, sống hòa nhập với cộng đồng, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

    BS. Huỳnh Thị Thu Đông
    (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh)
    http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3...hiem_HIV_.aspx


  14. #34
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Truyền thông góp phần giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ sáu 31/10/2014 14:20
    Trong khoảng chục năm trở lại đây, công tác truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS đã có nhiều bước chuyển đổi. Nhờ truyền thông, mọi người đã hiểu được nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt.

    Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của Thế kỷ trước, bắt đầu hầu hết từ những người nghiện chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm và phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người. Từ đó, định kiến về người nhiễm HIV là những người mắc các tệ nạn xã hội. Mặt khác, trước đây HIV được biết đến như một bản án tử hình, rất nguy hiểm, vô phương cứu chữa và dễ bị lây nhiễm kể cả qua tiếp xúc thông thường. Chính vì những suy nghĩ như trên mà người nhiễm bị kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề.

    Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cả cán bộ y tế, thậm chí từ phía chính quyền gây ra với người nhiễm HIV/AIDS.

    Bên cạnh đó, kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra (tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào nếu không được xã hội tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu diếm, lẩn trốn khỏi cộng đồng.

    Sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, những người có hành vi nguy cơ bị nhiễm HIV không dám đi làm xét nghiệm, nhiều người biết tình trạng nhiễm HIV không dám tiếp cận với điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

    Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhờ truyền thông, mọi người đã hiểu được nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt với bằng chứng là những nhân vật cụ thể đã sống khỏe mạnh sau 15 - 20 năm kể từ khi phát hiện nhiễm HIV.

    Bằng những hình thức khác nhau, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đã không còn bị mọi người hình dung, “hù dọa” với những hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo hay hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương... Những hình ảnh truyền thông đó vô tình đã tạo sự hiểu lầm, khiến cộng đồng sợ hãi.

    Khoảng chục năm trở lại đây, công tác truyền thông về HIV/AIDS đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những nguy cơ bị lây truyền và không thể lây truyền HIV.

    Bên cạnh công tác này, chúng ta cũng đã tăng cường truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút, mặc dù đây không phải là thuốc chữa khỏi được HIV những rất đặc hiệu cho việc ức chế sự nhân lên của vi rút làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên và không bị mắc các nhiễm trùng cơ hội.

    Ngoài ra, nhiều gương người nhiễm HIV vượt lên số phận, sống có ích cho xã hội, cộng đồng cũng được tăng cường biểu dương. Thông qua các đơn vị truyền thông đại chúng và một mạng lưới tuyên truyền viên, công tác viên ở nhiều thành phần xã hội cũng đã tham gia các hoạt động nhằm giúp chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS.

    Sau nhiều năm đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đã từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Kết quả là số người nhiễm HIV tiếp cận với điều trị hiện nay tăng gấp hơn 20 lần so với năm 2005, hàng trăm nghìn người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV tiếp cận với tư vấn xét nghiệm HIV mỗi năm, số người nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ngày càng tăng. Điều này đã chứng tỏ, công tác truyền thông góp phần rất quan trọng trong sự thành công chung của công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
    Cao Kim Thoa
    http://tiengchuong.vn/

  15. #35
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm HIV
    Cập nhật lúc 10:40 01/11/2014

    Ảnh minh họa

    UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức hội nghị truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và phát động Quỹ ủng hộ người nhiễm HIV/AIDS năm 2014. Lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị tập trung truyền thông trên từng nhóm đối tượng cụ thể để họ hiểu và có thể mạnh dạn tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và người thân. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tổ chức tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV, chăm sóc điều trị bệnh nhân AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao.
    Tại hội nghị, UBND huyện cũng đã phát động ủng hộ "Quỹ phòng chống HIV/AIDS", ngay trong ngày đầu phát động, 34 cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện đã ủng hộ được 53 triệu đồng.

    Hoàng Trâm
    http://www.ktdt.vn/

  16. #36
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cùng suy ngẫm

    Không xa lánh người nhiễm HIV
    Thứ tư, 05/11/2014 - 02:20 AM (GMT+7)

    Trong những năm qua, mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV có xu hướng ngày càng tăng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra ở chính tại gia đình, cộng đồng, như bị vợ hoặc chồng bỏ rơi; bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và thu nhập; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.

    Sự kỳ thị đối với các hành vi liên quan HIV/AIDS có tác động rất lớn đến người nhiễm HIV. Họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV. Họ cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó nhiều người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm. Trong một cuộc họp về phòng, chống HIV/AIDS vừa qua tại Hà Nội, chị Nguyễn Thuý A (Hải Phòng) đã mạnh dạn chia sẻ: Khi người chồng bị chết vì AIDS, chính vì quá lo sợ về khả năng phân biệt đối xử của những người chung quanh mà chị đã không dám đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Sau gần hai năm chống chọi với các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, chị đã vượt qua sự kỳ thị để đến Trung tâm y tế phòng, chống HIV/AIDS của quận khám và điều trị. Và cho đến hôm nay, sau gần năm năm điều trị AIDS, chị đã khỏe mạnh (CD4 đã ổn định trở lại). Chị mong rằng, những người có cùng cảnh ngộ như chị hãy mạnh dạn, vượt qua sự kỳ thị và phân biệt của một số người, đến các cơ sở y tế điều trị để có sức khỏe tốt, chờ đợi vào một ngày mai tươi sáng.
    Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đã và đang là nguyên nhân hạn chế những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, cũng như những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV đã được các quốc gia quy định.
    Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay (từ ngày 10-11 đến 10-12) có chủ đề: "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Nhằm thực hiện tốt mục tiêu nói trên, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV. Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập vì lý do nhiễm HIV. Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ trong cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, bởi đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với HIV/AIDS. Thúc đẩy để cộng đồng và xã hội tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với các biện pháp cụ thể nhằm giúp người nhiễm HIV xây dựng lòng tự tin, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Và trên hết, chính bản thân những người nhiễm HIV hãy dũng cảm vượt qua sự kỳ thị của chính mình, mạnh dạn đến các trung tâm tư vấn, điều trị HIV/AIDS để có được sự chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bản thân.
    THANH MAI
    http://www.nhandan.com.vn/

  17. #37
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,927
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Không xa lánh người nhiễm HIV
    Thứ tư, 05/11/2014 - 02:20 AM (GMT+7)

    Trong những năm qua, mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV có xu hướng ngày càng tăng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra ở chính tại gia đình, cộng đồng, như bị vợ hoặc chồng bỏ rơi; bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và thu nhập; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.


    Sự kỳ thị đối với các hành vi liên quan HIV/AIDS có tác động rất lớn đến người nhiễm HIV. Họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV. Họ cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó nhiều người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm.

    Trong một cuộc họp về phòng, chống HIV/AIDS vừa qua tại Hà Nội, chị Nguyễn Thuý A (Hải Phòng) đã mạnh dạn chia sẻ: Khi người chồng bị chết vì AIDS, chính vì quá lo sợ về khả năng phân biệt đối xử của những người chung quanh mà chị đã không dám đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Sau gần hai năm chống chọi với các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, chị đã vượt qua sự kỳ thị để đến Trung tâm y tế phòng, chống HIV/AIDS của quận khám và điều trị. Và cho đến hôm nay, sau gần năm năm điều trị AIDS, chị đã khỏe mạnh (CD4 đã ổn định trở lại). Chị mong rằng, những người có cùng cảnh ngộ như chị hãy mạnh dạn, vượt qua sự kỳ thị và phân biệt của một số người, đến các cơ sở y tế điều trị để có sức khỏe tốt, chờ đợi vào một ngày mai tươi sáng.


    Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đã và đang là nguyên nhân hạn chế những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, cũng như những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV đã được các quốc gia quy định.

    Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay (từ ngày 10-11 đến 10-12) có chủ đề: "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Nhằm thực hiện tốt mục tiêu nói trên, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV.

    Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập vì lý do nhiễm HIV. Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ trong cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, bởi đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với HIV/AIDS.

    Thúc đẩy để cộng đồng và xã hội tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với các biện pháp cụ thể nhằm giúp người nhiễm HIV xây dựng lòng tự tin, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Và trên hết, chính bản thân những người nhiễm HIV hãy dũng cảm vượt qua sự kỳ thị của chính mình, mạnh dạn đến các trung tâm tư vấn, điều trị HIV/AIDS để có được sự chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bản thân.



  18. #38
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
    05/11/2014 - 14:39

    Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS Thành phố vừa có Kế hoạch về Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.
    Với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, Thánh hành động sẽ tập trung việc truyền thông vận động thay đổi hành vi; tổ chức hội nghị, hội thảo; các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thiết thực nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

    Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2014 với mục tiêu: thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phòng trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV của cộng đồng, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao; nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.

    Tính đến ngày 30/9/2014, thành phố Hải Phòng có 7.492 người nhiễm HIV còn sống và 3.296 người đã chết do AIDS được báo cáo, số bệnh nhân đang theo dõi điều trị là 4.272 người (57%), trong đó có 147 trẻ em. Trong 9 tháng đầu năm 2014 phát hiện 180 người nhiễm mới, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 34 người (16%) và tử vong 10 người, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 16 người (62%). Người nhiễm HIV mới phát hiện vẫn tập trung ở nhóm nghiện chích ma túy, duy trì tăng lây qua quan hệ tình dục, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch qua quan hệ tình dục không an toàn, kết quả Giám sát hành vi kết hợp chỉ số sinh học HIV/STI cho thấy chiều hướng nhiễm HIV tăng ở phụ nữ mại dâm, xuất hiện nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng ma túy.
    Phạm Sen
    http://haiphong.gov.vn/

  19. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    hoihancungdamuon (06-11-2014)

  20. #39
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV

    13h17" | 07/11/2014
    (VnMedia) - "Không kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV". Đó là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 10/11 - 10/12/2014 trên phạm vi cả nước.

    Trong những năm qua, mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV có xu hướng ngày càng tăng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra ở chính tại gia đình, cộng đồng, như bị vợ hoặc chồng bỏ rơi; bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và thu nhập; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.



    Sự kỳ thị đối với các hành vi liên quan HIV/AIDS có tác động rất lớn đến người nhiễm HIV. Họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV. Họ cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó nhiều người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm.

    Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 12.000 - 14.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện, vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị y tế, mới đáp ứng được 50% nhu cầu, khó khăn về nguồn nhân lực, tài chính do phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và chưa bền vững.


    Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    Tại cơ sở y tế:

    - Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV
    - Trì hoẵn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người nhiễm HIV
    - Từ chối điều trị
    - Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV
    - Cho nhập viện nhưngkhông điều trị
    - Bắt xét nghiệm HIV nhiều lân cho dù việc xét nghiệm là không cần thiết.
    - Chỉ cho nhập viện và điều trị bắt kèm theo điều kiện
    - Hạn chế cho tiếp cận các nơi công cộng
    - Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh
    - Buộc xuất viện sớm...

    Tại gia đình có người nhiễm HIV

    - Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm như : lảng tránh, không bắt tay không muốn nói chuyện
    - Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng
    - Không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình
    - Hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, người thân họ hàng
    - Bắt ởnơi khác hoặc đổi ra khỏi nhà

    Tại cộng đồng

    - Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng
    -Tẩy chay không mua hàng của người nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV
    - Không đến nhà của những người nhiễm HIV hoặc người có liên quan đến HIV/AIDS
    - Xua đuổi người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng
    - Không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ

    Tại nơi làm việc

    - Xa lánh ngại tiếp xúc
    - Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV
    - Cho nghỉ ốm nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động
    - Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người việc
    - Bắt buộc cho nghỉ việc
    - Cắt giảm quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
    - Hạn chế tiếp cận đến các nơi công cộng ở nơi làm việc
    - Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm HIV

    Tại trường học

    - Bắt ngồi riêng bàn học
    - Các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập
    - Không có bạn chơi cùng
    - Phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học
    - Nhà trường tạo lý do để cho thôi học


    Minh Hải
    http://www.vnmedia.vn/

  21. #40
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ Bảy, 08/11/2014, 07:36 [GMT+7]

    (GLO)- “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014 triển khai từ ngày 10-11 đến ngày 10-12-2014. Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc triển khai Tháng hành động trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã hoàn tất.

    Giúp người mắc HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Giác

    - Bác sĩ Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Phòng- chống HIV/AIDS tỉnh cho biết:
    Chủ đề của “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014 là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Từ đầu năm đến nay, tình hình HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh không có gì đột biến mà chủ yếu vẫn ở giai đoạn tập trung ở các đối tượng có nguy cơ cao, tuy nhiên trong những năm gần đây dịch cũng đã lây lan sang các đối tượng nguy cơ thấp như phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự... So với cùng kỳ năm 2013 thì số trường hợp phát hiện nhiễm HIV mới giảm 1,8 lần (47-76).

    * Phóng viên: Thưa bác sĩ, công tác phòng-chống HIV/AIDS trong thời gian qua có những thuận lợi và khó khăn gì? Năm nay, hầu như kinh phí của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đều bị cắt giảm. Đối với công tác phòng-chống HIV/AIDS thì kinh phí hiện nay như thế nào, có đủ phục vụ cho công tác phòng-chống HIV/AIDS hay không?

    - Bác sĩ Bá Tường Đăng Phong: Công tác phòng-chống HIV/AIDS trong thời gian qua có những thuận lợi là được sự quan tâm của chính quyền các cấp đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể đặc biệt là ngành Công an tạo thuận lợi cho việc triển khai các mặt của hoạt động phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

    Bên cạnh đó, phòng xét nghiệm HIV tại Trung tâm đã được Bộ Y tế cho phép khẳng định các trường hợp nhiễm HIV dương tính nên tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị đồng thời giảm bớt chi phí và thời gian đi lại của người dân (trước đây phải qua Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên).

    Không kỳ thị phân biệt với người nhiễm HIV/AIDS.

    Ảnh: Nguyễn Giác

    Tuy nhiên, một số khó khăn đã và đang ảnh hưởng đến công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn là hiện tại Gia Lai chưa có nhóm giáo dục đồng đẳng nên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các đối tượng nghiện chích ma túy, gái mại dâm để tư vấn giảm nguy cơ. Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV và là rào cản cho việc tư vấn xét nghiệm phát hiện HIV sớm để gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị. Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm 2/3 so với năm 2013 nên chỉ tập trung vào một số hoạt động chính.

    Ngoài ra, cán bộ chuyên trách HIV tuyến huyện, xã thường thay đổi và thiếu kinh nghiệm là rào cản cho việc tiếp cận tư vấn đối tượng nguy cơ cao, quản lý chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn cũng như ảnh hưởng đến việc mở rộng chương trình điều trị và can thiệp giảm tác hại ở cộng đồng dân cư.

    * Phóng viên: Khắc phục những khó khăn tồn tại, trong “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014, công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào? Đối với Trung tâm Phòng- chống HIV/AIDS tỉnh, điều kiện về trang-thiết bị, cơ sở vật chất liệu có đáp ứng tốt nhu cầu khám, tư vấn, điều trị bệnh cho bệnh nhân trên địa bàn hay không?

    - Bác sĩ Bá Tường Đăng Phong: Như đã nói ở trên, ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm 2/3 so với năm 2013 và ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 250 triệu đồng nên chỉ tập trung vào một số hoạt động chính.

    Khắc phục những khó khăn tồn tại, trong “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014, công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức lễ phát động, lễ mít tinh diễu hành; tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận nhóm và các hoạt động truyền thông khác trên địa bàn tỉnh; mở rộng các dịch vụ chăm sóc, điều trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV/AIDS, gia đình họ và đối tượng nguy cơ cao dễ dàng tiếp cận. Mở rộng và triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại, đặc biệt điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

    Về phần máy móc trang-thiết bị tại Trung tâm Phòng-chống HIV/AIDS tỉnh hiện nay cơ bản đảm bảo và đáp ứng công tác chuyên môn trong việc xét nghiệm, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.


Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •