Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

    Nguyên nhân gây chảy máu chân răng



    Hay chảy máu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên bạn có thể nghĩ đến một số nguyên nhân như: do viêm lợi, sâu răng, thiếu canxi, thiếu vitamin,… hoặc cũng có thể chỉ là do bạn đánh răng không đúng cách.
    Nguyên nhânSau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:- Bị bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…- Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…- Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.

    Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu vitamin
    - Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…- Do cách đánh răng không đúng: Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại xem mình đã đánh răng đúng cách chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang). Bạn có thể soi gương khi đánh răng để làm cho đúng. Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%…Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.- Do bị bệnh nha chu: Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.
    Điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng
    - Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà quá trình điều trị có thể gồm nhiều bước. Đầu tiên là loại bỏ vi khuẩn, giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.- Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng.
    - Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng.- Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.




    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 07:42.

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chảy máu chân răng là gì? cách điều trị

    Chữa Chảy máu chân răng


    Bệnh Chảy máu chân răng là gì? Cách chữa trị ?Bệnh chảy máu chân răng có thể do đánh răng gây chảy máu, hoặc tự chảy máu.Do viêm, vi khuẩn gây ra cần điều trị ngay kịp thời tránh những biến chứng sau này.Để biết về bệnh chảy máu chân răng các bạn đọc phần trả lời cho các câu hỏi:Câu hỏi 1: Tôi bị chảy máu răng thường xuyên, bất cứ lúc nào. Tôi ngậm muối chỉ bớt đau mà máu răng cứ còn hoài. Xin bác sĩ cho biết tôi có phải bị ung thư răng hay không? (Hoàng)

    Chữa chảy máu chân răng Đông y

    Trả lời:Theo trao đổi của bạn, chúng tôi nghĩ là bạn có bệnh lý nha chu. Mô nha chu là tổ chức nâng đỡ răng gồm nướu, xương ổ răng viền quanh cổ răng và các thành phần khác.Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ…Tuy nhiên dấu chứng quan trọng nhất là chảy máu khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Trên bề mặt răng có một lớp màng hơi nhớt bao quanh, nếu đánh răng không kỹ lớp màng này sẽ dày lên và tích tụ càng nhiều vi khuẩn có hại cho nướu. Bệnh nha chu có thể phát triển do sự chi phối của các yếu tố khác như một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền.Quá trình điều trị gồm nhiều bước, trước hết là loại bỏ vi khuẩn. Đầu tiên phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.
    Chữa chảy máu chân răng

    Câu hỏi 2: Chào bác sĩ .Bác sĩ cho cháu hỏi 1 câu về răng hàm miêng.Cách điều trị bệnh chảy máu chân răng như thế nào vây. (Bùi Văn Phương)Trả lời:Triệu chứng của bệnh chảy máu chân răng:Chân răng sưng, đỏ, đau. Khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.Nguyên nhân:Chảy máu chân răng hay đúng hơn là chảy máu lợi răng thường gặp do bị u lợi, viêm quanh răng (nha chu) nhưng phổ biến nhất là vì viêm lợi. Chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi.Viêm lợi gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, mặn sẽ khiến lợi sưng tấy, đau nhức. Viêm lâu ngày thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ.Nguyên nhân viêm lợi có thể do bệnh như tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin… nhưng phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, nhiều cao răng (do muối khoáng trong nước bọt) đọng trên cổ răng gây viêm lợi, tụt lợi. Sau khi ăn uống không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn đọng trên răng lợi, vi khuẩn tấn công, tạo nên bựa bẩn gây viêm lợi và sâu răng. Phòng bệnh:Đánh răng sau bữa ăn. Sau khi ăn hay uống nước ngọt, cần súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng. Dùng bàn chải mềm khi chải răng để không làm tổn thương nướu.Chảy máu chân răng là bệnh nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời
    Điều trị hoàn toàn chảy máu chân răng:

    Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.Chúc bạn mau khỏi!
    Bs.Thuocbietduoc

    Câu hỏi 3: Về Bệnh Chảy máu chân răng


    Tôi thường bị chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng và sau khi ngủ dậy. Xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh này. Phạm Thị Thơm (Bắc Kạn).Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng . Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có tác động như đánh răng. Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến viêm lợi và dễ chảy máu khi đánh răng.Một nguyên nhân có thể ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đó là chảy máu khi đánh răng do xuất huyết giảm tiểu cầu . Nếu là do nguyên nhân này ngoài chảy máu khi đánh răng thường đi kèm với sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất khi làm căng da, cấu véo. Nếu nghi ngờ nguyên nhân này phải đến khám tại các cơ sở y tế ngay.Nếu chảy máu do nguyên nhân răng miệng đơn thuần do viêm lợi hoặc viêm quanh răng thì vấn đề không quá nguy hiểm có thể chữa trị và phòng ngừa được.Để điều trị chảy máu khi đánh răng nguyên nhân do viêm lợi cần đến các phòng khám nha khoa lấy cao răng và làm sạch thân chân răng; Sử dụng các thuốc điều trị viêm lợi nếu cần; Loại bỏ các thói quen xấu như đánh răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng…Để dự phòng chảy máu chân răng cần thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng; Khám răng định kì 6 tháng một lần; Đánh răng đúng cách 2 lần một ngày: Sáng và tối trước khi đi ngủ; Súc miệng sau khi ăn bằng nước súc miệng; Nếu có điều kiện nên sử dụng chỉ tơ nha khoa, hạn chế dung tăm xỉa răng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin nhóm C
    .

    Các bệnh nhân dùng thuốc Đông y Gia truyền đều khỏi nhanh trong thời gian từ 5-10 ngày.Không còn viêm Chân răng, chảy máu chân răng, miệng không còn hôi.
    Anh Nam – Cầu Giấy, Hà Nội: Tôi dùng thuốc đông y gia truyền đã hoàn toàn khỏi chảy máu chân răng, không còn bị hôi miệng, chân thành cảm ơn Nhà thuốc.
    Chị Trang – Cao Bằng: Tôi dùng nhiều thuốc tây để chữa bệnh chảy máu chân răng và viêm lợi của tôi, trước lợi tôi hay xưng và đỏ, nhưng sau khi dùng thuốc đông y gia truyền trong thời gian ngắn tôi đã khỏi hoàn toàn, Chữa bằng đông y khỏi tận gốc mà giá rẻ, cảm ơn Anh Dương đã giúp tôi.
    Anh Dũng – Thọ Xuân, Thanh Hoá. Tôi thấy bệnh chảy máu chân răng tưởng là đơn giản nhưng lại rất nguy hiểm nếu lâu ngày không chữa trị, may tôi gặp được nhà thuốc, giờ tôi đã khỏi hoàn toàn, đánh răng thoải mái, không còn chảy máu chân răng, cũng không còn hôi miệng nữa.
    Anh Tâm – Quảng Ninh: Tôi dùng thuốc hơn một tuần đã khỏi hoàn toàn bệnh chảy máu chân răng, cảm ơn nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều lắm.
    Thuốc đông y gia truyền chữa chảy máu chân răng:

    21 Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
    Anh Dương : 098.668.62.65
    ( Gửi chuyển phát nhanh cho các bệnh nhân ở tỉnh xa) ( trong 1-3 ngày nhận được thuốc)

    Chữa chảy máu chân răng
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 07:38.

  3. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Prayquink (25-10-2013)

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chảy máu chân răng, Cao răng là gì?

    Bạn có biết Cao răng là gì?

    Chữa chảy máu chân răng
    Chúng ta từng được khuyên rằng nên lấy cao răng định kỳ? Bạn có thực sự biết cao răng là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
    Chúng ta từng được khuyên rằng nên lấy cao răng định kỳ? Và trong những bài viết trước đây của phongkhamnhakhoa.com cũng thường xuyên đề cập đến vấn đề này. Nhiều bạn đọc sau đó đã hỏi tôi rằng: “Cao răng là gì mà tôi cần phải đi lấy cao răng định kỳ.” Chúng tôi chợt nhận thấy những hiểu biết của người dân về cao răng là rất hạn chế. Có trường hợp bệnh nhân đến phòng khám trong tâm trạng rất hốt hoảng: “Tôi đang đánh răng thì có một mảnh màu vàng, bề mặt xù xì từ răng rơi ra, sau đó để lại mùi rất khó chịu. Tôi lo lắng không biết có phải đó là răng bị vỡ không”. Thực chất đó là mảnh cao răng, do thiếu kiến thức và ít chăm sóc răng miệng thường xuyên nên đã gây tình trạng lo lắng quá mức cho bệnh nhân.

    Vậy cao răng là gì?
    Cao răng là cặn cứng trên bề mặt răng do sự khoáng hóa của mảng bám răng.
    Cao răng là gìCao răng có màu vàng hoặc đen, cứng, bề mặt thô ráp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, gây mất thẩm mỹ.
    Chúng thường tích tụ nhiều trên bề mặt răng tại những vị trí sau : mặt trong răng cửa dưới, răng hàm dưới, mặt ngoài răng hàm hàm trên

    Có 2 loại cao răng: (phân biệt theo vị trí)
    - Cao răng trên lợi: xuất hiện ở ngay hoặc phía trên đường viền lợi, có thể nhìn thấy dễ dàng
    - Cao răng dưới lợi: xuất hiện ở phía dưới đường viền lợi, thường khó quan sát.

    Bây giờ bạn hãy nhìn vào gương xem hàm răng mình như thế nào:
    - Có những cặn cứng trên răng không? Chú ý ở những vị trí đã liệt kê ở trên.
    - Tính chất của cặn cứng đó có giống cao răng không?
    - Quan sát thêm xem lợi ở vùng đó như thế nào: viền lợi có sưng, đỏ, hay chảy máu không?
    - So sánh với những vùng không có cao răng bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.

    Vậy là bạn nắm được tình trạng răng miệng của mình và có động lực hơn để đi lấy cao răng rồi chứ?
    Hy vọng sau bài viết này bạn đọc có được khái niệm về rõ ràng cao răng và xem mình có cao răng hay không để đi lấy cao răng kịp thời tránh để cao răng gây bệnh viêm lợi, viêm quanh răng.

    Làm gì để phòng ngừa cao răng?
    Khi bị cao răng, lúc đầu bạn chỉ cảm giác vùng lợi hơi ngứa, thời gian lâu hơn lợi có thể sưng đỏ, đau, thậm chí phì đại lấp đi một phần của răng… Khi giao tiếp với mọi người bạn cũng không thể tự tin khi hơi thở có mùi không dễ chịu. Vậy phải làm gì để loại trừ những phiền toái do cao răng mang lại?
    Mảng bám răng là gì?
    Mảng bám răng (hay bựa răng) là một lớp quánh dính, không màu bám trên bề mặt răng. Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1mg mảng bám (bằng kích thước 1 đầu tăm) có chứa tới 1 tỷ vi khuẩn. Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng. Khi màng bám răng còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng, nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

    Nên thường xuyên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh về răng miệng.
    Cao răng là gì?

    Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy, nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ.
    Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.
    Tốc độ tạo cao răng ở mỗi người một khác, sự hình thành của nó bị ảnh hưởng của những thành phần có trong nước bọt, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng. Sau khi đánh răng sạch khoảng 48 giờ là thời gian hình thành cao răng nhanh nhất, cao răng có màu nâu hoặc đen.
    Tác hại của cao răng
    Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
    Phương pháp lấy cao răng
    Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay, vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. Sóng siêu âm tần số 25kHz, cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.
    Làm gì để phòng ngừa cao răng?
    Đánh răng đúng cách. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 450 với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng mà chải răng theo hướng ngang thì lại không làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, để làm sạch ở vùng kẽ răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng, để làm sạch được mảng bám răng ở vùng kẽ.
    Một ngày chải răng 2 lần: sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên dùng các loại kem đánh đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), điều mà bàn chải không thể làm được.
    Với những người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi. Phải thường xuyên đi khám, phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, thông thường cứ 6 tháng một lần. Các bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa uy tín và chuyên sâu về răng hàm mặt như: Viện Răng hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt để khám…
    Liên hệ mua thuốc Đông y Gia truyền chữa chảy máu chân răng.

  5. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Prayquink (25-10-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •