Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 22

Chủ đề: Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS

    Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS





    Mức độ suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS được đánh giá dựa vào số lượng tế bào T CD4 và tỷ lệ phần trăm T CD4 so với tế bào Lympho ở da. Các nhiễm trùng cơ hội đặc biệt nhiễm nấm có mối liên quan mật thiết với tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh.
    ThS. Lê Hữu Doanh

    Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội

    1. Nhiễm nấm Candida (Candidiasis)
    Là nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất, chiếm 90% các trường hợp nhiễm HIV. Biểu hiện lâm sàng có thể ở miệng, ở thực quản hoặc viêm âm đạo. Bệnh thường xảy ra khi CD4 ở suy giảm mức trung bình 200 đến 500 tế bào/mm3. Tuy nhiên, viêm thực quản do Candida và/viêm các nhánh khí phế quản, là bệnh nhân AIDS, thì chỉ xuất hiện khi CD4 < 100/mm3. Nhiễm Candida lan tỏa rất hiếm khi bị nhiễm nấm huyết, trừ khi là có yếu tố thuận lợi như đặt catheter tĩnh mạch.
    a. Căn nguyên:
    Phần lớn là do Candida albicans (C.albicans), ngoài ra có thể là các chủng Candida khác C.tropicalis, C. Krusei, C. glabrata.
    b. Biểu hiện lâm sàng:
    - Viêm miệng hầu: là vị trí hay gặp nhất
    + Ban đầu có thể không triệu chứng. Người bệnh có cảm giác đau đớn, rát bỏng ở miệng, nhậy cảm khi ăn thức ăn có gia vị và/hoặc mất vị giác.
    + Sau đó xuất hiện nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, dễ bong với 4 hình thái lâm sàng: giả mạc, trợt đỏ, tăng sản và viêm góc mép.
    + Vị trí: khu trú ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng. Đôi khi các đốm giả mạc lan dần xuống họng, thực quản và/hoặc các nhánh khí phế quản gây nuốt đau hoặc đau sau xương ức.
    - Viêm âm hộ âm đạo do Candida: là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ bị nhiễm HIV, có khi là dấu hiệu chỉ điểm của nhiễm HIV, thậm chí còn trước cả viêm miệng hầu. Biểu hiện thường thấy là viêm âm hộ - âm đạo do Candida mạn tính hoặc tái phát
    + Bệnh nhân ngứa, cảm giác rát bỏng ở âm hộ. Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, số lượng nhiều bám vào thành âm đạo. Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
    + Ở nam giới, nhiễm nấm có thể làm da dương vật, hậu môn và bìu đỏ, trợt và ngứa
    - Viêm kẽ do Candida: ở người có HIV, hình thái này ít gặp hơn người không HIV
    c. Chẩn đoán:
    - Chẩn đoán xác định:
    + Soi tươi (chủ yếu) trong dung dịch nước muối hoặc KOH 10%: có bào tử nấm men và/giả sợi
    + Nhuộm Gram:
    + Nuôi cấy định loại nấm
    - Chẩn đoán phân biệt:
    + Viêm niêm mạc miệng hầu: phân biệt với bạch sản lông ở miệng
    + Viêm âm hộ âm đạo: phân biệt với viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn...
    2. Cryptococcosis
    Là loại nấm cơ hội thường gặp thứ 2 trên người có HIV/AIDS, gây triệu chứng ở khoảng 5-10% số bệnh nhân bị nhiễm HIV ở Bắc Mỹ và là bệnh đe dọa cuộc sống của người nhiễm HIV nhất.
    a. Căn nguyên:
    Do nấm men Cryptococcus neoformans có ái tính đặc biệt với hệ thống thần kinh trung ương.
    - Nấm tồn tại trong đất, các loại phân chim, gia cầm, dơi chuột, không khí hoặc kí sinh trên da người.
    - Đường lây chủ yếu do hít phải bào tử nấm, sau đó vào máu, lan tỏa toàn thân rồi khu trú ở da.
    b. Biểu hiện lâm sàng:
    - Nấm khu trú đầu tiên ở phổi, nhưng có thể chỉ là sốt nhẹ. Sau đó nấm lan vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não - màng não.
    + Bệnh nhân sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa trong vài ngày hoặc vài tháng. Đặc trưng hơn là thay đổi tính cách, lẫn lộn, mất trí nhớ và triệu chứng của liệt thần kinh sọ (cứng gáy, rối loạn lúc đi, động kinh, rối loạn hô hấp rồi hôn mê).
    + Tiên lượng xấu, thường tử vong sau vài tuần hoặc vài tháng.
    - Khoảng 5 -15% bệnh nhân bị nhiễm nấm lan tỏa có các thương tổn da.
    + Biểu hiện thường gặp nhất (50%) là các sẩn, các cục lan tràn rất giống u mềm lây lõm giữa có các nút sừng và vảy tiết hoại tử.
    + Các loại thương tổn khác: mụn mủ, viêm mô bào, các vết loét, viêm tổ chức dưới da, các xuất huyết dưới da, các khối apxe hoặc các mảng sùi.
    + Các sẩn, loét trong miệng có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các thương tổn da
    + Vị trí: thường gặp ở mặt, nhưng có thể lan tràn
    + Số lượng: một vài đến hàng trăm.
    + Màu sắc: từ màu da bình thường đến đỏ.
    + Tiến triển: tồn tại vài tuần hoặc nhiều tháng
    c. Chẩn đoán xác định:
    + Soi tươi trong mực tàu: là nấm men, có nang lớn, hình tròn hoặc bầu dục, bao quanh tế bào nấm là một vòng sáng rõ nét
    + Chẩn đoán tế bào Tzanck: bệnh phẩm từ đỉnh tổn thương thấy nhiều bào tử nấm thành nang và nảy chồi
    + Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud: khuẩn lạc giống nấm men
    + Sinh thiết tổn thương, nhuộm PAS: thấy bào tử nấm
    3. Histoplasmosis
    Histoplasmosis trước đây hiếm, nhưng ngày nay tăng lên cùng bệnh AIDS, tuy nhiên bệnh khu trú ở một vùng địa lí nhất định chứ không lan tràn như Cryptococcus.
    a. Căn nguyên:
    Gây nên do Histoplasma . Có 2 var: Histoplasma capsulatum ở Bắc và Trung Mỹ gây bệnh chủ yếu ở phổi và Histoplasma capsulatum var.duboisii ở châu Phi gây bệnh ở da, hạch và xương.
    - H. capsulatum là nấm lưỡng hình có trong đất, trong phân dơi, phân chim.
    - Nhiễm bệnh tiên phát là do hít phải các bào tử nấm vào phổi và phát triển thành pha nấm men gây bệnh lí.
    b. Biểu hiện lâm sàng:
    - Phần lớn các trường hợp, bệnh biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính với triệu chứng sốt, sụt cân, gan, lách to và/ hạch to và các biểu hiện về phổi.
    - Khoảng 10% các trường hợp nhiễm Histoplasma lan tỏa có biểu hiện ở da:
    + Thương tổn trên da có nhiều loại: dát đỏ, sẩn và cục có nút dầy sừng hoặc hoại tử, mụn mủ, viêm nang lông, các mảng sùi; thương tổn dạng trứng cá hoặc trứng cá đỏ hay vảy nến thể giọt; các vết loét; hoặc viêm tổ chức dưới da.
    + Trên một bệnh nhân có thể có nhiều loại thương tổn da khác nhau.
    + Vị trí: phần lớn ở mặt, sau đó lan dần ra các chi và thân mình
    + Ở niêm mạc miệng: có thể là các cục và đám sùi, loét xuất hiện ở vòm miệng, miệng hầu, viêm tiểu thiệt, khoang mũi...
    c. Chẩn đoán xác định:
    - Soi tươi
    - Nhuộm Giemsa, nhuộm PAS: thấy tế bào nấm men nhỏ từ 2- 4 m nằm bên trong bạch cầu đơn nhân.
    - Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud
    4. Penicillinosis:
    Bệnh này trước đây hiếm, nhưng ngày nay tăng lên cùng bệnh AIDS. Bệnh gặp trên bệnh nhân AIDS khi CD4 thấp < 100 tế bào/mm3 và là nhiễm trùng cơ hội thường gặp thứ 3 sau bệnh lao và Cryptococcosis ở Thái lan. Biểu hiện thường gặp nhất là bệnh lí lan tỏa ở da, máu, hạch to, gan to và sốt.
    a. Căn nguyên:
    Do nấm Penicillium marneffei phân lập lần đầu từ tổn thương gan của chuột tre, một loài động vật phổ biến ở Đông Nam Á.
    - Là nấm lưỡng hình, dạng mốc ở nhiệt độ phòng và dạng men ở nhiệt độ 37oC.
    - Bệnh thường gặp ở vùng Đông Nam Á và phía nam Trung quốc
    b. Biểu hiện lâm sàng:
    - Biểu hiện thường gặp nhất là sốt, sụt cân
    - Các biểu hiện khác gồm: thương tổn da, thiếu máu, gan to, hạch to có hoặc không kèm lách to.
    - Thương tổn da gặp khoảng 2/3 trường hợp:
    + Là những sẩn màu hồng nhạt giống u mềm lây, kích thước từ 0,5-1- 3cm đường kính. Bề mặt sẩn teo da nhẹ, trung tâm sẩn lõm xuống, có sẩn hoại tử ở trung tâm (necrotic imbilication).
    + Vị trí: rải rác khắp người nhưng tập trung nhiều ở mặt, ngoài ra còn ở miệng và bộ phận sinh dục cũng là vị trí thường gặp.
    - Khoảng 50% có các triệu chứng ở phổi (ho, khó thở) và Xquang thấy thâm nhiễm cục lan tỏa.
    c. Chẩn đoán:
    - Chẩn đoán xác định:
    + Soi trực tiếp nhuộm Wight, Giemxa: thấy tế bào men hình oval có vách ngăn ngang nằm trong đại thực bào, tổ chức bào hoặc phân tán trong mô.
    + Nuôi cấy bệnh phẩm từ máu, tủy xương, da, nước bọt, dịch khí phế quản và hạch lympho
    + Sinh thiết thương tổn da, tủy xương và hạch lympho
    + PCR
    - Chẩn đoán phân biệt : với u mềm lây
    5. Coccidoidomycosis:
    Là bệnh khu trú ở khu vực Tây bán cầu (Tây nam Mỹ, Mexico và Trung nam Phi). Người dân sinh sống ở đây có thể bị nhiễm nấm tiên phát ở phổi dưới lâm sàng. Khi nhiễm HIV thì C. Immitis được hoạt tính gây bệnh lí lan tràn. Coccidioidomycosis thường xảy ra khi tỉ lệ CD4 dưới 250 tế bào/mm3 và giai đoạn trước AIDS.
    a. Căn nguyên:
    Bệnh gây do nấm Coccidioids immitis (C. Immitis) cư trú chủ yếu trong đất.
    - Lây bệnh chủ yếu do hít phải bào tử nấm C. Immitis vào đường hô hấp, ngoài ra có thể lây qua da và niêm mạc hoặc ruột.
    b. Biểu hiện lâm sàng:
    - Biểu hiện bệnh lý ở phổi: là triệu chứng thường gặp nhất.
    + Hình thái tiên phát cấp tính: biểu hiện giống bệnh cúm và thường khỏi trong vòng 8 tuần. X quang phổi có thể thấy hình ảnh hang với các hạch rốn phổi hoặc có xẹp phổi. Toàn trạng bị ảnh hưởng.
    + Hình thái thứ phát: một ít bệnh nhân bệnh sẽ tiến triển với các triệu chứng sốt, ho, đổ mồ hôi về đêm, khó chịu và giảm cân, suy mòn và tử vong.
    - Các biểu hiện ở ngoài phổi có thể gặp là màng não, da, gan, màng bụng và hạch lympho.
    + Thương tổn da: bắt đầu là các sẩn, cục hoặc mụn mủ có viền đỏ xung quanh. Sau đó các thương tổn này to dần ra thành những khối thâm nhiễm sâu. Các khối này mềm dần vỡ ra rất nhiều mủ. Các hạch vỡ ra giống hạch lao.
    Vị trí: vị trí thường gặp nhất là mặt, bao gồm cả niêm mạc miệng, rất giống u mềm lây.
    c. Chẩn đoán xác định:
    + Soi tươi: bệnh phẩm ở các u. Tế bào nấm là những khối hình tròn có 2 bờ từ 20-120 Mm .
    Trong các hạch hoặc các hang ở phổi: có thể thấy sợi
    + Nuôi cấy từ đờm, dịch khí phế quản hoặc tổ chức trên môi trường Sabouraud, thạch máu, thạch canh thang ở nhiệt độ 27 độ C, 30 độ C, 35 độ C: sinh sợi, bào tử và bào tử sợi.
    + Mô bệnh học: có vai trò quan trọng.
    + Huyết thanh chẩn đoán: không có giá trị.
    + Không tiêm truyền cho súc vật vì có nguy cơ lan tràn bệnh
    5. Sporotrichosis
    Là bệnh nhiễm nấm Sporotricum mạn tính ở da và các hạch bạch huyết nông gây ra các apxe và loét. Trên người nhiễm HIV, nhiễm Sporotricum thường lan tỏa ở da và các bộ phận khác. Phần lớn vị trí nhiễm ban đầu là phổi.
    a. Căn nguyên:
    Bệnh gây do nấm Sporotrix schenkii.
    - Nấm sống hoại sinh trong đất, trên các thân cây thối mục và trên cây cỏ, nhất là cây có nhiều gai nên khi dẫm phải gai dễ bị nấm này.
    - Là nấm cơ hội do khi cơ thể suy yếu, suy giảm miễn dịch thành gây bệnh.
    b. Biểu hiện lâm sàng:
    - Thương tổn da (khác với người không nhiễm HIV): S.chenkii lan tỏa theo đường máu đến da nhiều hơn là nhiễm bệnh tại chỗ. Thương tổn là các sẩn, các cục đóng vảy tiết, dày sừng kích thước 1-2cm, sau loét ra. Có thể rải rác hoặc tập trung dày đặc ở khắp người hoặc bàn tay, bàn chân hay niêm mạc miệng.
    - Mắt: có thể tổn thương với triệu chứng giảm dẫn truyền, sơ teo và sa màng mạch nho.
    - Khớp: rất thường gặp, biểu hiện là viêm khớp lan tỏa.
    - Các cơ quan khác như phổi, gan, lách, ruột và màng não cũng có tổn thương.
    c. Tiến triển: thường tái phát
    d. Chẩn đoán xác định:
    + Soi tươi tìm nấm trong, mủ, vảy tiết, chất hút từ các ápxe: thấy tế bào dài hình điếu thuốc lá.
    + Nhuộm Gram:
    + Nuôi cấy nấm từ các thương tổn da, dịch khớp hoặc máu
    + Sinh thiết thương tổn

    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 08:18.

  2. Có 3 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    Hon5thang (18-11-2013),Khongcanten (09-05-2014),oneone (07-01-2014)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biểu hiện vùng miệng của nhiễm HIV – AIDS


    I. Mở đầu


    • Các biểu hiện vùng miệng liên quan đến nhiễm HIV thường gặp ở bệnh nhân (BN) nhiễm HIV (30%- 80%) nhưng ít được chú ý đến và không được xử trí đúng mức.

    Ngoài xuất độ cao, đây còn là một nhóm tổn thương có ý nghĩa về nhiều mặt và được chú ý đến ngay từ thời kỳ mới xuất hiện dịch bệnh vì:
    - Những tổn thương này xảy ra trong miệng và do đó tương đối dễ phát hiện và dễ theo dõi.
    - Những tổn thương này thường xảy ra khi bắt đầu có tình trạng suy giảm miễn dịch và do đó mang tính báo trước cho sự chuyển giai đoạn AIDS.


    - Những tổn thương này ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nên càng làm cho bệnh nhân suy yếu hơn về thể chất và khả năng đề kháng.
    - Gần đây, khi BN được điều trị theo chế độ HAART, có sự thay đổi trong tỉ lệ cũng như mô hình các tổn thương niêm mạc miệng.
    Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị những tổn thương vùng miệng liên quan HIV bao gồm:
    - Số CD4 < 200 mm3 huyết tương, > 3000 phiên bản ARN/ml, tình trạng khô miệng, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá.
    Khi phát hiện tổn thương ở người chưa biết mình bị nhiễm HIV, sự hiện diện của tổn thương liên quan HIV khiến phải nghĩ đến tình trạng nhiễm HIV và xét nghiệm để xác định, đối với BN bị nhiễm HIV chưa điều trị ART, sự xuất hiện tổn thương là dấu hiệu bệnh đang tiến triển, đối với người nhiễm HIV đang điều trị HAART, việc xuất hiện một vài loại tổn thương là dấu hiệu của sự tăng trở lại nồng độ HIV-1 RNA trong huyết tương.
    II. các tổn thương niêm mạc miệng liên quan nhiễm HIV

    • Năm 1996, Cộng đồng Kinh tế Châu Âu công bố bảng phân loại của các biểu hiện vùng miệng của bệnh nhiễm HIV như sau:

    NHIỄM NẤM



    • Nhiễm Candida (dạng màng giả, dạng ban đỏ, dạng tân sinh, chóc mép).


    • Nhiễm Histoplasma, Cryptococcus, Geotrichosis.

    NHIỄM KHUẨN

    • Viêm nướu hoại tử - HIV, Viêm nướu- HIV, Viêm nha chu- HIV.

    Tổn thương viêm nhiễm do Mycobacterium avium intracellulare, Klebsiella pneumoniae, Enterobacterium cloacae, E. Coli.
    Actinomycosis, Bệnh mèo quào, Viêm xoang, nhiễm trùng do răng,…
    NHIỄM VIRUS
    Herpes Simplex Virus.
    Cytomegalovirus.
    Epstein- Bar virus: Bạch sản tóc.
    Varicella – Zona virus: thủy đậu, zona.
    Human papilloma virus: Verruca vulgaris, Condyloma acuminata, Focal epithelial hyperplasia.
    TÂN SINH
    Kaposi sarcoma.
    Carcinoma tế bào vẩy.
    Lymphoma không Hodgkin.
    RỐI LOẠN THẦN KINH

    • Bệnh dây thần kinh tam thoa.

    Liệt mặt.
    KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
    Loét áp tơ tái phát.
    Tiêu biểu mô do ngộ độc.
    Thiếu tiểu cầu nguyên phát.
    Khô miệng.
    Loét không điển hình.
    Chậm lành thương.
    Phì đại tuyến nước bọt.
    Tăng nhiễm sắc Melanin.
    NHIỄM NẤM
    Nhiễm Candida: ngay từ những báo cáo đầu tiên năm 1981 về hội chứng AIDS đã có đề cập đến nhiễm Candida vùng miệng. Tuy nhiên, hầu như mọi trường hợp mô tả lúc đó đều ở dạng màng giả. Sau này, các dạng khác như dạng ban đỏ, tăng sinh và chóc mép đều được báo cáo với những tỉ lệ khác nhau ở người huyết thanh dương tính.
    Nhiễm Candida dạng màng giả: hiện diện như những mảng trắng hay vàng vàng trên niêm mạc đỏ hay bình thường. Khi cạo, mảng trắng tróc ra để lại một bề mặt ướm máu. Vị trí thường gặp ở khẩu cái, niêm mạc má, môi và lưng lưỡi.
    Nhiễm Candida dạng tăng sinh: đặc trưng là những mảng trắng không thể cạo đi được. Vị trí thường gặp là niêm mạc má, lùi về phía trong, ngược với vị trí gần khóe mép thường gặp ở những người không bị nhiễm HIV.
    Nhiễm Candida dạng ban đỏ hay dạng teo: biểu hiện dưới dạng tổn thương màu đỏ sậm nổi bật hay rất kín đáo. Vị trí thường gặp ở khẩu cái, lưng lưỡi (làm mất gai lưỡi), dạng nhiễm này tuy rất đặc trưng của nhiễm HIV nhưng thường bị bỏ qua vì ít gây triệu chứng lâm sàng và không làm cho bệnh nhân khó chịu.
    Chóc mép xảy ra khi bệnh nhân ở vào tuổi trung niên và không kèm theo các yếu tố bệnh căn của chóc mép thông thường như thiếu máu, thiếu vitamin, mất kích thước dọc.
    Tỉ lệ người nhiễm HIV có kèm nhiễm nấm candida thay đổi rất nhiều tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm nấm và mẫu điều tra (vào khoảng 66%).
    Nhiễm nấm candida đã được nghiên cứu như một dấu hiệu báo trước sự chuyển sang giai đoạn AIDS, đặc biệt là nhiễm candida dạng màng giả.
    Klein so sánh 22 bệnh nhân bị hạch toàn thân, có tỉ lệ T4/T8 đảo ngược, đồng thời bị nhiễm candida dạng màng giả, với 20 bệnh nhân ở tình trạng tương tự nhưng không bị nhiễm candida. Theo dõi trong 3 tháng cho thấy ở nhóm thứ nhất có 59% chuyển sang giai đoạn AIDS với sự xuất hiện của những nhiễm trùng cơ hội nặng, hoặc sarcom Kaposi trong khi ở nhóm thứ nhì không có người nào chuyển sang AIDS.
    Như vậy, có thể kết luận là một sự suy giảm số tế bào Lympho T4 cùng với sự nhiễm nấm candida là một dấu hiệu tiên lượng xấu, báo trước cho sự xuất hiện AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV.
    Chẩn đoán lâm sàng có thể xác định bằng soi tươi hoặc sinh thiết, cho thấy tế bào nấm ở dạng sợi phân nhánh hay bào tử.
    Điều trị tại chỗ: dung dịch súc miệng tím gentian, Clotrimazole viên ngậm 10mg 5 lần/ ngày x 14 ngày, dung treo Nystatin (500.000 đv. súc 5 ml x 4 lần/ ngày x 14 ngày), viên ngậm Nystatin (viên 100.000 đv x 4 lần/ x 14 ngày).
    Điều trị toàn thân: Fluconazole, viên 100 mg x 2 trong ngày đầu, 1 viên/ ngày trong 14 ngày kế tiếp.
    NHIỄM KHUẨN
    Bệnh nha chu liên quan nhiễm HIV
    Thường có những biểu hiện trầm trọng hơn bệnh nha chu thông thường, đáp ứng kém hơn với điều trị kinh điển, tiến triển nhanh hơn, gây mất xương và lộ chân răng nhiều hơn.
    Viêm nướu viền đỏ: Dấu hiệu thường là một đường viền đỏ ở nướu với những điểm viêm đỏ ở niêm mạc xương ổ, nướu dễ chảy máu dù vệ sinh răng miệng tốt và ít có tích tụ mảng bám. Các điểm viêm đỏ có thể do sự bội nhiễm Candida. Đôi khi thấy gai nướu sưng phồng ở vài vị trí.
    nha chu viêm: Mô nha chu bị tiêu hủy nhanh chóng, đau nhức nhiều, răng lung lay. Trái với bệnh nha chu thông thường, có sự tiêu mất các mô nâng đỡ nhưng túi không sâu. Có thể kèm viêm nướu lở loét hoại tử.
    Viêm nha chu lở loét hoại tử: thường chỉ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, hay bị các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Ở người trưởng thành bị nhiễm HIV cũng dễ thấy bệnh này.
    Các vi khuẩn gây bệnh, ngoài một số vi khuẩn thường gặp trong các bệnh nha chu, còn có một số vi khuẩn kỵ khí có độc tính rất cao như: Eikenella, Wollinella, Bacteroides, do tình trạng nhiễm HIV tạo những điều kiện thuận lợi làm cho tạp khuẩn trong khe nướu chuyển đổi sang các giống vi khuẩn có tính gây bệnh mạnh hơn. Thường các bệnh nhân bị nha chu viêm có hệ số T4/T8 thấp hơn các bệnh nhân bị viêm nướu, đồng thời có sự khiếm khuyết của chức năng bạch cầu đa nhân.
    Điều trị: các dạng bệnh nha chu ở người nhiễm HIV phải được điều trị bằng biện pháp vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, có thêm biện pháp rửa các tổn thương với Betadine 10% và súc miệng hàng ngày với 0,12% chlorhexidine gluconate cho đến khi khỏi bệnh. Bệnh nhân bị đau và có tổn thương cấp tính phải được điều trị kháng sinh chống vi khuẩn yếm khí gram âm như Metronidazole viên 500 mg x 2 lần/ x 7- 10 ngày, hoặc Clindamycine và Amoxycilline. Đồng thời phải xử lý đau và tăng cường dinh dưỡng.
    Nhiễm khuẩn Lao: Nhiễm khuẩn Lao (Mycobacterium tuberculosis) tăng một cách đáng kể ở người nhiễm HIV. Tổn thương do Lao trong miệng có thể xuất hiện như một vết loét ở lưỡi.
    Nhiễm Mycobacterium avium cellulare (MAI) gây nhiễm trùng phổi, trong miệng có thể tạo vết loét có phản ứng viêm hạt và hoại tử xương.
    Nhiễm Klebsiella pneumoniae và Enterobacterium cloacae có thể gây viêm loét ở lưỡi, khẩu cái.
    NHIỄM VIRUS
    Nhiễm Herpes Simplex Virus (HSV): ở bệnh nhân nhiễm HIV, viêm miệng Herpes xảy ra với tỷ lệ 5-13%, gây tổn thương trầm trọng và lan tỏa hơn là ở người không nhiễm HIV, bệnh dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Điều trị tại chỗ bằng Acyclovir.
    Nhiễm Varicella Zoster virus (VZV): có thể xem như một triệu chứng sớm của nhiễm HIV, ở bệnh nhân HIV khi bị nhiễm virus VZV có 23% bị AIDS sau 2 năm và 46% sau 4 năm. Điều trị toàn thân: Acyclovir viên 800mg x 4 viênx 10 ngày.
    Nhiễm Human papilloma Virus (HPV): nhiễm HIV có vẻ làm cho dễ nhiễm HPV vùng miệng với những type HPV ít gặp như type 13, 18, 32 và gây tổn thương phần mềm như papilloma, verruca, condyloma, focal epithelial hyperplasia, carcinoma. Điều trị tại chỗ bằng 5-fluorouracil.
    Bạch sản tóc (Hairy Leucoplakia): Bạch sản tóc được mô tả đầu tiên vào cuối năm 1981 ở San Francisco, sau đó được ghi nhận khá phổ biến ở bệnh nhân nhiễm HIV ở nhiều nước. Đó là một tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV và AIDS dưới dạng một mảng màu trắng, thường thấy ở hông lưỡi, ở cả 2 bên. Bề mặt có nếp xếp giống như tóc, có khi có bề mặt phẳng, nhẵn láng. Vị trí thường gặp ở hông lưỡi, bụng lưỡi và ít gặp ở niêm mạc má, môi, sàn miệng, khẩu cái mềm, yết hầu. Có khi tổn thưong gây đau rát do bội nhiễm candida. Hình ảnh mô học cho thấy sự tăng sinh lớp gai và lớp sừng, làm cho lớp biểu mô dày lên và có khi tạo những nếp xếp hình sợi tóc. Trong lớp biểu mô thấy có những tế bào phình to hơi giống các koilocyte của nhiễm HPV. Các xét nghiệm labo cho phép phát hiện Epstein – Bar virus (EBV) trong các tổn thương này. Hiện nay, có 2 giả thuyết để thử giải thích tại sao EBV bội nhiễm ở niêm mạc miệng, hoặc là do nhiễm HIV làm mất tế bào Langerhans khiến cho EBV có sẵn tại chỗ được hoạt hóa hoặc thụ thể EBV trên tế bào hong lưỡi bị lộ tối đa khi nhiễm HIV, cho nên dễ gắn virus EBV. Bạch sản tóc là một tổn thương được xem là đặc trưng nhất của nhiễm HIV vùng miệng và cho phép tiên đoán sự tiến gần đến giai đoạn AIDS, tuy nhiên cần phải chẩn đoán sai biệt với một số tổn thương trắng khác. Không cần điều trị bạch sản tóc trừ khi có yêu cầu thẩm mỹ. Ở bệnh nhân được điều trị ART, sự xuất hiện của bạch sản tóc là một dấu hiệu của điều trị thất bại.
    TÂN SINH
    3 loại tân sinh có ghi nhận liên quan đến nhiễm HIV. Những tân sinh này, hoặc là do tác nhân sinh ung, virus sinh ung làm cho ung thư xảy ra ở người suy giảm miễn dịch, hoặc là do một cơ chế gây bệnh nào khác.
    Sarcom Kaposi

    • Năm 1872, Moritz Kaposi mô tả một loại bướu gọi là “Sarcom nhiều ổ nguyên phát gây xuất huyết” và xem đó là một bướu ác tính của các tế bào thành mao mạch, xuất hiện ở người Phi Châu với một tỉ lệ rất thấp. Khi dịch bệnh HIV xuất hiện ở San Francisco, sarcom Kaposi gây sự chú ý vì xuất hiện nhiều ở nhóm đồng tính luyến ái, và tác nhân gây bệnh được nghi ngờ là virus CMV, herpes... Tuy nhiên, các cố gắng để phân lập virus đều thất bại. Hiện nay, không thể loại trừ khả năng Sarcom Kaposi không phải là một loại tân sinh thật sự mà là kết quả của sự tăng sinh mạch máu do HIV kích thích một yếu tố tăng sinh mạch máu (angioproliferative factor).

    Ở bệnh nhân AIDS, sarcom Kaposi thường có những tổn thương nhiều ổ, khởi đầu là dạng ban đỏ, sần hay hòn đỏ xuất hiện ở da hay niêm mạc. Ngoài da, vị trí hay gặp là ở thân người, chân, tay. Ở mặt vị trí đặc trưng là đầu mũi. Tổn thương ở da lan rông và sậm màu dần, và các tổn thương lân cận thì dễ dính lại với nhau. Ngoài ra, sarcom Kaposi có thể ảnh hưởng đến các phủ tạng.
    Trong miệng, sarcom Kaposi được để ý đầu tiên vào năm 1982 ở nhóm đồng tính luyến ái ở San Fracisco và sau đó, năm 1988, một nghiên cứu theo dõi trên 134 bệnh nhân cho thấy tổn thương này thường xuất hiện vào tuổi trung bình là 34 tuổi, 45% có đồng thời với tổn thương da và 22% xuất hiện trước. Sarcom Kaposi trong miệng có thể xem là dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn AIDS .Vị trí thường gặp trong miệng là khẩu cái, đặc biệt là ở một bên khẩu cái, kế đến là nướu và lưỡi. Tổn thương bắt đầu như một mảng đỏ hơi xanh hay đen kế đến to dần, sậm màu và nổi gồ lên, có bề mặt lở loét hay nhiều múi. Tổn thương thường hơi rắn trước khi loét bề mặt.
    Hình ảnh vi thể của Sarcom Kaposi rất đặc trưng, cho thấy có sự tăng sinh những dãy tế bào nội mô hình thoi hay hơi phình, đan vào nhau và rất nhiều mạch máu. Khi Sarcom Kaposi xuất hiện đồng thời với một nhiễm trùng cơ hội, thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân từ 6 đến 9 tháng. Sarcom Kaposi ít được ghi nhận ở BN nhiễm HIV ở Thái Lan và Việt Nam. Điều trị bằng cách tiêm Vinblastine sulfate tại tổn thương.
    Lymphom không Hodgkin (NHL)

    • NHL xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm HIV với tỉ lệ cao hơn ở người bình thường. NHL thường liên quan đến tế bào Lympho B va có thể chứa virus EBV.

    NHL rất hiếm gặp trong miệng so với các vị trí khác như hạch lympho, tủy xương, gan và màng não. Trong miệng vị trí được ghi nhận là: vòng Waldeyer, nướu và tuyến mang tai, làm mô mềm tăng sinh và hủy hoại xương bên dưới.
    Carcinom tế bào vảy

    • Ở bệnh nhân nhiễm HIV, có báo cáo cho thấy carcinom tế bào vẩy xuất hiện trong miệng đặc biệt ở lưỡi. Hiện nay có giả thuyết cho rằng tỉ lệ ung thư miệng cao ở người trưởng thành trẻ phái nam được cho là có thể liên quan với nhiễm HPV.

    KHÔ MIỆNG

    • Khô miệng là nguyên nhân chính gây sâu răng ở người nhiễm HIV. 30%- 40% người nhiễm HIV bị khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào CD8 trong các tuyến nước bọt lớn (có thể gây phì đại tuyến hai bên) hoặc do tác dụng phụ của các thuốc ART như didanosine. Những thay đổi về chất và lượng của nước bọt dễ dẫn đến sự giảm khả năng kháng khuẩn, đa sâu răng và viêm nha chu. Người nhiễm HIV nghiện ma túy hay sử dụng methamphetamine, có nguy cơ bị đa sâu răng do khô miệng, nhu cầu ăn đường cao, dinh dưỡng kém và vệ sinh răng miệng kém cùng với tác dụng soi mòn của các chất acid và chất tẩy có trong methamphetamine tinh thể.

    III. PHÒNG NGỪA CÁC BIỂU HIỆN VÙNG MIỆNG CỦA NHIỄM HIV
    Để phòng ngừa các biểu hiện miệng của nhiễn HIV cần:
    Tăng cường các biện pháp vệ sinh răng miệng cá nhân, súc miệng bằng dung dịch tím gentian pha loãng và dung dịch kháng khuẩn,
    Đi khám định kỳ để điều trị sớm sâu răng, bệnh nha chu và các tổn thương khác,
    Thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân bằng.
    BS. Huỳnh Anh Lan
    Khoa RHM – ĐH Y Dược Tp HCM
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 08:24.

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Hon5thang (18-11-2013)

  5. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nấm Candida

    tăng
    copyright:
    wikimedia.org

    tăng
    copyright:
    wikimedia.org

    Nấm candida miệng - nhóm các bệnh nhiễm trùng do nấm ở miệng và lưỡi, thường là do Candida albicans, mặc dù có những báo cáo rằng tỷ lệ tăng của các loài không albicans. Trong trường hợp không có các nguyên nhân khác được biết đến ức chế miễn dịch, nấm miệng ở người lớn có thể đề nghị nhiễm HIV. Ba triệu chứng lâm sàng thường gặp ở người nhiễm HIV: viêm môi giả, đỏ, và có góc cạnh. Khi tiến trình bệnh, Candida có thể xâm nhập vào thực quản, gây khó nuốt hay nuốt đau.
    Bệnh nhân bị nấm candida miệng có thể hoàn toàn không có triệu chứng, vì vậy điều quan trọng là để kiểm tra miệng của bạn tốt. Chấn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên đĩa cứng hoặc mềm trong miệng, dưới lưỡi, trong miệng hoặc nướu răng, hoặc quay trở lại vào họng sau.

    Nấm candida miệng - Nguyên nhân và triệu chứng

    Các yếu tố thuận lợi cho nấm candida là:
    -Đây là bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ hơn ở nam giới và chủ yếu xảy ra trong những tháng mùa hè
    tình trạng nhà cung cấp tốc độ cao sẽ được nhìn thấy trong các kháng nguyên nhóm máu suy giảm miễn dịch A và thiếu bài tiết nước bọt
    -nhà cung cấp tình trạng cao hơn đối với nước bọt có tính axit
    -khô miệng làm tăng tình trạng nhà cung cấp
    -Việc sử dụng các thuốc hướng thần gây ra khô miệng
    -Số tiền của các mixen được tăng lên trong khi ngủ và giảm trong ăn uống và đánh răng
    Hút thuốc làm tăng các tàu sân bay của nhà nước làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở người nhiễm HIV, đặc biệt là nấm Candida gây ra đa ổ và trung bình viêm lưỡi hình thoi
    điều trị với tetracycline
    -uống mất cân bằng vi sinh vật bằng cách ức chế vi khuẩn, thay đổi dòng chảy nước bọt, khiếm khuyết miễn dịch
    điều trị bằng corticosteroid tại chỗ, hệ thống hoặc khí dung
    -Tiểu đường.

    Nấm candida miệng - Diều trị

    Trong trường hợp các trường hợp trung bình đến nặng:
    Tháng Giêng. Fluconazole 200, sau đó 100 mg mỗi ngày x 14 ngày, lưu ý rằng thuốc azole không được khuyến khích trong khi mang thai.
    . Trong trường hợp nghiêm trọng, đủ để can thiệp với đầy đủ dinh dưỡng và độ ẩm, bệnh nhân có thể phải nhập viện cho hydrat hóa và hỗ trợ dinh dưỡng.
    Ba. Ở những bệnh nhân đeo hàm giả, họ sẽ được đắm mình trong dung dịch chlorhexidine (như PerioGard), sau đó áp dụng một lớp mỏng kem Nizoral trên hàm răng giả phần acrylic để được tiếp xúc với niêm mạc miệng. Điều này sẽ ngăn chặn sự tái nhiễm của thiết bị.
    Có thể. Điều trị duy trì để ngăn chặn reimbolnavirii tương lai có thể thay đổi từ viên thuốc để thuốc TID Mycelex ngày. Điều trị ức chế fluconazole thường không được khuyến cáo, trừ trường hợp bệnh nhân bị nấm candida thực quản với kháng azole do khả năng sử dụng lâu dài.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 08:30.

  6. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    Hon5thang (18-11-2013),oneone (07-01-2014)

  7. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng.
    Định nghĩaNấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng.Gây tổn thương răng miệng màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc má trong. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo chúng. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.Mặc dù nấm có thể ảnh hưởng bất cứ ai, nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ và những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch. Nấm miệng là một vấn đề nhỏ nếu đang khỏe mạnh, nhưng nếu có một hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát.Các triệu chứngTrẻ em và người lớnBan đầu, nấm miệng có thể không có triệu chứng đáng chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển đột ngột, nhưng chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài và có thể bao gồm:Tổn thương kem trắng trên lưỡi, má bên trong và đôi khi trên vòm miệng, lợi và amiđan.Tổn thương với hình giống như pho mát cottage.Đau.Chảy máu nếu tổn thương cọ xát hoặc cạo.Nứt ở góc miệng.Cảm giác bông trong miệng.Mất vị.Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống vào thực quản (Candida thực quản). Nếu điều này xảy ra, có thể gặp khó nuốt hoặc cảm thấy như là thực phẩm đang mắc kẹt trong cổ họng.Trẻ sơ sinh và cho con búNgoài những tổn thương miệng trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể cho ăn khó khăn hoặc khó chịu và cáu kỉnh. Cũng có thể lây nhiễm cho các bà mẹ trong thời gian cho con bú. Các nhiễm trùng sau đó có thể qua lại giữa vú mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có vú bị nhiễm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:Bất thường màu đỏ, nhạy cảm hoặc ngứa núm vú.Bóng hoặc da tuyết bong ra ở quầng vú.Núm vú đau bất thường khi cho con bú hoặc đau đớn khi ăn,Đau đâm sâu bên trong vú.Đến gặp bác sĩ khiNếu phát triển những thương tổn đau đớn trắng bên trong miệng, gặp bác sĩ hoặc nha sĩ. Nếu nấm phát triển ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên, những người không có yếu tố nguy cơ khác, tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Một điều kiện cơ bản như bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân.Nguyên nhânNấm miệng và nhiễm trùng candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị yếu đi vì bệnh hoặc các loại thuốc như prednisone, hoặc khi kháng sinh làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể.Thông thường, hệ thống miễn dịch hoạt động để đẩy lùi các sinh vật gây hại xâm nhập, như virus, vi khuẩn và nấm, trong khi duy trì một sự cân bằng giữa các vi khuẩn "tốt" và "xấu" mà thông thường sinh sống cơ thể. Nhưng đôi khi các cơ chế không bảo vệ, có thể cho phép sự lây nhiễm nấm miệng.Những bệnh có thể làm cho dễ bị nhiễm nấm miệng:HIV / AIDSCác virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) - các vi rút gây bệnh AIDS thường làm thiệt hại hoặc phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, làm cho dễ bị nhiễm trùng cơ hội mà cơ thể bình thường sẽ chống cự. Lặp đi lặp lại cơn bệnh nấm miệng có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng HIV.Ung thưNếu đang đối phó với bệnh ung thư, hệ thống miễn dịch có thể suy yếu cả hai từ các bệnh và từ phương pháp điều trị như hóa trị và xạ, tăng nguy cơ nhiễm nấm candida miệng.Đái tháo đườngNếu không biết bị tiểu đường hoặc bệnh không kiểm soát tốt, nước bọt có thể chứa một lượng lớn đường, trong đó khuyến khích sự phát triển của candida.Nhiễm trùng nấm men âm đạoNhiễm nấm âm đạo là do cùng một loại nấm gây bệnh nấm miệng. Mặc dù bị nhiễm nấm thì không nguy hiểm, nếu đang mang thai, có thể gây nấm cho em bé trong thời gian sinh. Kết quả là, trẻ sơ sinh có thể phát triển nấm miệng.Yếu tố nguy cơBất cứ ai cũng có thể phát triển nấm miệng, nhưng nhiễm trùng phổ biến hơn ở một số. Các yếu tố rủi ro bao gồm:Trẻ sơ sinh.Có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.Mặc răng giả.Có điều kiện sức khỏe khác, như bệnh tiểu đường hay bệnh thiếu máu.Dùng thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, hay corticosteroid uống hoặc hít.Hóa trị liệu hoặc xạ trị ung thư.Có điều kiện gây khô miệng (chứng khô miệng).Hút thuốc.Các biến chứngNấm miệng hiếm khi là một vấn đề cho trẻ em và người lớn khỏe mạnh, mặc dù sự lây nhiễm có thể trở lại ngay cả sau khi nó được điều trị. Đối với những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, tuy nhiên, nấm có thể nghiêm trọng hơn.Nếu có HIV, có thể có đặc biệt là triệu chứng nghiêm trọng trong miệng hoặc thực quản, có thể ăn đau đớn và khó khăn. Nếu nhiễm trùng lan xuống ruột, nó sẽ trở thành khó khăn để nhận được đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, nấm có nhiều khả năng lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể nếu bị ung thư hoặc các điều kiện khác mà làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp đó, các khu vực có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bao gồm đường tiêu hóa, phổi và gan.Các xét nghiệm và chẩn đoánNếu nấm được giới hạn trong miệngNấm miệng thường có thể được chẩn đoán chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào các tổn thương, nhưng đôi khi một mẫu nhỏ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chẩn đoán.Ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên không có yếu tố nguy cơ khác được xác định, một điều kiện cơ sở y tế có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng. Nếu bác sĩ nghi ngờ là trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện bài kiểm tra thể chất cũng như giới thiệu một số xét nghiệm máu để tìm các nguồn của vấn đề.Nếu nấm có trong thực quảnNấm mở rộng vào thực quản có thể nghiêm trọng. Để giúp chẩn đoán bệnh này, bác sĩ có thể yêu cầu phải có một hoặc một số các xét nghiệm sau đây:
    Ngoáy họng. Trong phần này, ngoáy phía sau cổ họng với bông vô trùng và mẫu mô được nuôi cấy trên môi trường đặc biệt để giúp xác định vi khuẩn hoặc nấm nếu có, đang gây ra các triệu chứng.
    Nội soi kiểm tra. Trong thủ thuật này, bác sĩ kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên ruột - tá tràng, bằng cách sử dụng một ống, sáng linh hoạt với một máy ảnh trên đầu (nội soi).Phương pháp điều trị và thuốcMục tiêu của điều trị nấm miệng là để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của các loại nấm, nhưng cách tốt nhất có thể phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể và nguyên nhân của nhiễm trùng.Đối với trẻ sơ sinh và cho con búNếu đang cho con bú, trẻ sơ sinh đã có nấm miệng, và sẽ là tốt nhất nếu là cả hai điều trị. Nếu không, có khả năng các nhiễm trùng trở lại. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho em bé và kem chống nấm cho vú. Nếu em bé sử dụng một núm vú hoặc nguồn cấp từ chai, rửa sạch núm vú và núm vú trong dung dịch nước và giấm phần bằng nhau hàng ngày và phơi khô để ngăn chặn sự phát triển nấm. Ngoài ra, nếu sử dụng một máy bơm vú, rửa sạch các bộ phận có thể tháo rời tiếp xúc với sữa trong một dung dịch dấm và nước.Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ emNếu là một người lớn khỏe mạnh hoặc con với nấm miệng, ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus hoặc chất lỏng có thể giúp giảm nhiễm trùng. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt các loại nấm, nhưng có thể giúp khôi phục lại các vi khuẩn bình thường trong cơ thể. Nếu bệnh vẫn còn, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống nấm.Đối với người lớn bị yếu hệ thống miễn dịchThông thường, bác sĩ sẽ khuyên nên một thuốc kháng nấm, có thể một trong các hình thức, bao gồm cả viên ngậm, viên nén hoặc chất lỏng.Candida albicans có thể trở nên kháng với thuốc kháng nấm, đặc biệt là ở những người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. Một loại thuốc được biết đến như amphotericin B có thể được sử dụng khi các thuốc khác không hiệu quả.Một số thuốc kháng nấm có thể gây tổn thương gan. Vì lý do này, bác sĩ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi chức năng gan, đặc biệt nếu cần điều trị kéo dài hoặc có tiền sử bệnh gan.Phong cách sống và biện pháp khắc phụcNhững đề nghị này có thể giúp trong một đợt bùng phát của bệnh nấm miệng:Thực hành tốt vệ sinh răng miệngĐánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần. Thay thế bàn chải đánh răng thường xuyên cho đến khi bệnh đã xóa bỏ. Nếu có vấn đề với sức mạnh hoặc khéo léo trong tay khi đánh, một bàn chải đánh răng điện có thể làm cho dễ dàng hơn. Tránh dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt, có thể làm thay đổi thực vật bình thường trong miệng. Bàn chải đánh răng không chia sẻ.Hãy thử nước súc nước muối ấmHòa tan 1 / 2 muỗng cà phê (2,5 ml) muối trong 1 ly (237 ml) nước ấm. Lắc đều rửa và sau đó nhổ nó ra, nhưng không nuốt.Sử dụng miếng đệm cho con búNếu đang cho con bú và phát triển nấm, điều này sẽ giúp ngăn ngừa các loại nấm lây lan đến quần áo. Hãy tìm miếng mà không có rào cản bằng nhựa, có thể khuyến khích sự phát triển của candida. Nếu không sử dụng tấm lót dùng một lần, rửa các miếng đệm và áo ngực cho con bú trong nước nóng với thuốc tẩy.Phòng chốngCác biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm candida phát triển:Súc miệngNếu có sử dụng một ống thuốc corticosteroid, hãy súc miệng bằng nước hoặc đánh răng sau khi uống thuốc.Hãy thử sử dụng sữa chua tươi - có chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium hoặc viên nang acidophilus khi dùng thuốc kháng sinh.Điều trị bất kỳ bệnh nhiễm nấm âm đạo mà phát triển trong thời kỳ mang thai càng sớm càng tốt.Gặp nha sĩ thường xuyênĐặc biệt là nếu bị tiểu đường hoặc đeo răng giả. Hỏi nha sĩ thường xuyên. Chải và xỉa răng thường xuyên như nha sĩ đề nghị. Nếu đeo răng giả, hãy chắc chắn để làm sạch chúng mỗi đêm.Xem những gì ănCố gắng hạn chế lượng đường và nấm men có chứa các loại thực phẩm ăn. Đây có thể khuyến khích sự phát triển của candida.
    Thành viên Dieutri.vn



    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 08:40.

  8. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    Hon5thang (18-11-2013),Khongcanten (09-05-2014)

  9. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Các Biến Chứng Ngoài Da Thường Gặp Ở Bệnh Nhân HIV(+)
    02/08/2012
    Hầu như tất cả bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đều có biểu hiện bệnh lý ngoài da trong quá trình diễn tiến của bệnh. Trong một số trường hợp, nhiễm HIV có thể được chẩn đoán sớm nhờ vào các triệu chứng ngoài da. Các biểu hiện da thường gặp của HIV gồm: nhiễm trùng, bệnh lý ác tính, sự bùng phát các bệnh da hiện có hay tác dụng phụ của thuốc kháng virus.


    Nhiễm nấm candida ở miệng, lưỡi lan đến thực quản là một trong những đặc điểm của bệnh nhiễm HIV/AIDS.


    Một số bệnh như Kaposi sarcoma, viêm nang lông bạch cầu ái toan hay herpes zoster tái phát có thể là đặc trưng của bệnh nhiễm HIV/AIDS. Kaposi sarcoma là một dạng ung thư thường biểu hiện bởi nhiều nốt mạch máu ngoài da và các cơ quan khác. Kaposi sarcomangoài da thường bắt đầu ở các chi dưới với những đốm, mảng rời rạc màu đỏ hay tím; sau phát triển thành các nốt mềm xốp, đối xứng 2 bên. Kaposi sarcoma cũng có thể khởi phát ở niêm mạc miệng, hạch bạch huyết và/hoặc nội tạng mà không có biểu hiện ngoài da.Có 3 dạng Kaposi sarcoma (nốt khu trú, xâm lấn tại chỗ, Kaposi sarcoma toàn thể) và 6 giai đoạn (đốm, mảng, nốt, phồng, tẩm nhuận và hạch) với các triệu chứng rất thay đổi: từ không đau, chỉ có triệu chứng ngoài da, đến kịch phát với triệu chứng liên quan nhiều cơ quan nội tạng.


    Bệnh nhân nam 30 tuổi nhiễm HIV, bị thuỷ đậu do varicella zoster virus gây ra được 5 ngày. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và có thể diễn tiến tự khỏi. Nhiều năm sau trong đời, khi bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh sẽ phát triển dưới dạng Zona. Việc chủng ngừa thuỷ đậu có thể làm giảm tần suất lưu hành của virus. Khi thuỷ đậu xuất hiện ở bệnh nhân lớn tuổi, có thể nghi ngờ đến các nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch, trong đó có HIV.


    Trẻ em bị Herpes zoster (Zona) luôn luôn phải được nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS.
    Người mẹ của em bé này được xét nghiệm chẩn đoán HIV (+) sau khi phát hiện đứa con bà bị Zona. Ở một số quốc gia, nhiều phụ nữ mang thai không được xét nghiệm HIV hoặc chỉ sanh đẻ tại nhà như mẹ em bé này.


    Virus herpes simplex (HSV1 hay HSV2) tái hoạt là một trong những biểu hiện ở miệng thường gặp nhất của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, đôi khi triệu chứng còn xuất hiện ở vùng hậu môn sinh dục. Do tình trạng suy giảm miễn dịch ngày càng gia tăng, sang thương do herpes simplex virus tái hoạt có thể bị lở loét trầm trọng như ở bệnh nhân này, có số tế bào CD4<50. Chẩn đoán phân biệt với bệnh lý nhiễm vi nấm candida.


    U mềm lây (molluscum contagiosum) gây ra do DNA poxvirus với sang thương là các sẩn hay nốt như ngọc trai, lõm ở giữa (mũi tên). Mặc dù tần suất của u mềm lây ở người nhiễm HIV/AIDS chưa được xác định rõ nhưng các thống kê ban đầu ước lượng khoảng 5% - 8% bệnh nhân có HIV(+) không được điều trị đều có triệu chứng u mềm lây ở một giai đoạn nào đó trong quá trình tiến triển bệnh.


    Vết loét không đau, hay hạ cam giang mai (mũi tên), là dấu hiệu của bệnh giang mai sớm.Bệnh giang mai ngày càng gia tăng từ khi có sự xuất hiện của HIV; các vết loét sinh dục bao gồm cả các hạ cam giang mai là yếu tố cộng hưởng cho sự truyền tải HIV. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS không được điều trị sẽ làm gia tăng nguy cơ tiến triển của giang mai thần kinh và các biến chứng. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm HIV còn có nguy cơ cao hơn cho sự phát triển hoặc tái phát triệu chứng giang mai thần kinh sớm trong 2 năm sau khi điều trị bằng penicillin.


    Bệnh nhân này nhiễm HIV/AIDS và xuất hiện nhiều nốt, sẩn đỏ khắp cơ thể do mắc bệnhgiang mai thời kỳ II. Bệnh giang mai có thể trở thành một bệnh hệ thống và phát triển như giang mai II & III, xuất hiện như các dát và sẩn hình tròn hay bầu dục, được chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm VDRL và TPHA. Chẩn đoán phân biệt với phát ban do thuốc, vẩy phấn hồng, phát ban do virus, nhiễm bạch cầu đơn nhân, nấm thân, u hạt vành, vẩy nến giọt và sùi mào gà.


    Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS này bị giang mai thời kỳ II với sang thương da ở lòng bàn tay dạng vẩy nến, không ngứa, xét nghiệm VDRL(+), TPHA(+). Điều trị với penicillin tác dụng chậm đã xoá sạch thương tổn. Bệnh nhân cần được hướng dẫn nhận thức rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị lây nhiễm, dễ kịch phát và dễ kháng trị khi bệnh nhân cùng lúc có nhiễm HIV.


    Sang thương nhiều mụn mủ dạng tổ ong (kerion) là một bệnh ở da đầu do nhiễm vi nấm (tinea capitis) nghiêm trọng. Kerion là một ổ da dầy, viêm chứa đầy mủ do nhiễm vi nấm ở tóc và da đầu, thường xảy ra ở trẻ em. Người lớn có kerion do nhiễm vi nấm da đầu có thể do tình trạng suy yếu hệ miễn dịch, trong đó có nhiễm HIV/AIDS.


    Bong tróc lớp sừng lỗ chỗ (pitted keratolysis) ở lòng bàn chân là một tình trạng nhiễm trùng cơ hội khác có thể xảy ra ở bệnh nhân HIV/AIDS. Đây là một bệnh ngoài da biểu hiện đặc trưng bởi các đốm lỗ chỗ giống hình miệng núi lửa, xuất hiện chủ yếu ở vị trí chịu lực của bàn chân, đôi khi ở lòng bàn tay, do bị nhiễm vi khuẩn ở bề mặt da. Vị trí bị pitted keratolysis có thể có mùi hôi, nhầy nhụa, ngứa, tăng tiết mồ hôi, đau nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì.


    Phần trên thân mình của một bệnh nhân nam 49 tuổi, bị nhiễm HIV-1, xuất hiện nhiều sang thương dát sẩn màu đỏ hơi tím và ngứa nhiều. Sự bùng phát sẩn ngứa là một biểu hiện ngoài da thường gặp của những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Vùng đầu, cổ và phần trên của thân mình có những sẩn nhỏ màu đỏ hoặc màu da bình thường, rất ngứa, chưa rõ nguyên nhân. Người ta nhận thấy khoảng 80% bệnh nhân HIV/AIDS có tình trạng suy giảm miễn dịch tiến triển mạnh khi có sự bùng phát các sẩn ngứa như trên.


    Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS này bùng phát nhiều sang thương vẩy nến khi lượng tế bào CD4 xuống thấp, còn 118. Đặc điểm lâm sàng của sang thương vẩy nến ở bệnh nhân HIV/AIDS là khởi phát đột ngột, dạng vẩy nến mủ, loạn dưỡng móng nặng, rất thường đau khớp và dầy sừng lòng bàn tay bàn chân. Nhiều bệnh nhân xuất hiện sang thương vẩy nến vào thời điểm chẩn đoán xác định HIV(+) hay muộn hơn về sau cho thấy có thể HIV có ảnh hưởng trực tiếp đến sự khởi phát vẩy nến. Những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm miễn dịch nặng (lượng tế bào CD4<200/Μl) có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao gấp 9 lần hơn so với các trường hợp khác.


    Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS này bị nổi phát ban toàn thân 14 ngày sau khi bắt đầu điều trị với nevirapine. Việc điều trị với thuốc kháng virus có hoạt tính cao đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho các bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên, liệu pháp kháng virus cũng được biết có nhiều tác dụng phụ trong đó phát ban là triệu chứng phổ biến nhất kết hợp với men nonnucleoside reverse transcriptase inhibitors (NNRTIs), thường phát triển trong vòng vài tuần điều trị đầu tiên. Bệnh nhân này được chuyển sang dùng efavirenz, một loại NNRTI khác.


    Zidovudine hay Azidothymidine có thể làm cho móng tay có màu xanh đen (mũi tên) cũng như ức chế tuỷ xương gây thiếu máu nặng. Hầu hết các bệnh nhân HIV/AIDS dùngenfuvirtide, một hỗn hợp ức chế, đều bị phản ứng ở vị trí chích thuốc. Các biểu hiện bao gồm những nốt dưới da, hồng ban ngứa, đau và xuất huyết. Phát ban cũng được báo cáo là một dạng tác dụng phụ của maraviroc, một chemokine receptor antagonist.


    Bệnh nhân HIV/AIDS này bị teo mô mỡ mặt - facial lipoatrophy (mũi tên) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng retrovirus. Sự rối loạn phân phối chất béo trong cơ thể là một biến chứng đã được công nhận của tình trạng nhiễm HIV/AIDS và liệu pháp kháng retrovirus.
    Teo mô mỡ thường thấy ở mặt, 2 tay, 2 chân và/hoặc 2 mông. Ngoài ra, bệnh nhân HIV/AIDS còn có các thay đổi tích luỹ chất béo (lipohypertrophy) thể hiện qua vòng bụng phình to do sự tích tụ mỡ, 2 vú to (gynecomastia) ở cả nam và nữ, cổ nở lớn, bướu trâu “buffalo hump” ở lưng.


    Bệnh nhân HIV/AIDS này có nhiều u mỡ màu vàng (xanthomas)- mũi tên- phát triển trong quá trình điều trị với lamivudine, stavudine nevirapine phối hợp. Xanthomas là một hình thức khác của sự phân phối lại chất béo dưới dạng các tổn thương đặc trưng bởi sự tích tụ các đại thực bào đầy lipid. Xanthomas có thể phát triển do sự xáo trộn biến dưỡng lipid hệ thống. Biến chứng rối loạn chuyển hoá thường xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế protease và là một cân nhắc quan trọng khi lựa chọn điều trị kháng retrovirus. Rối loạn biền dưỡng lipid máu phát triển đến 70% số bệnh nhân được dùng thuốc ức chế protease và thường phải cần điều trị hạ lipid máu.

    BÁC SĨ LÊ ĐỨC THỌ
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 22:36.

  10. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Hon5thang (18-11-2013)

  11. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người bình thường có
    Bệnh tưa miệng?


    Tưa miệng là bệnh trong đó nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, người già và người bị suy giảm miễn dịch do bệnh hay do thuốc.


    Dấu hiệu và triệu chứng

    Những đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má và đôi khi cả ở vòm miệng, lợi và amiđan, có thể đau và chảy máu khi bị cọ xát. Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida) gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt.
    Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú

    Triệu chứng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ trong khi bú. Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:


    • Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường
    • Da ở quầng vú căng và đỏ rực
    • Đau núm vú
    • Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú.


    Nguyên nhân

    Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu không kiểm soát được sự phát triển của nấm trên cơ thể. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh hoặc do các thuốc như prednisone. Hoặc do kháng sinh phá vỡ sự cần bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể.
    Xét nghiệm và chẩn đoán


    • Lấy mẫu tổn thương soi dưới kính hiển vi
    • Nuôi cấy bệnh phẩm ngoáy họng
    • Nội soi kiểm tra thực quản trong trường hợp nghi viêm thực quản do Candida.
    • Chụp X quang thực quản có thuốc cản quang


    Điều trị


    • Ở trẻ khỏe mạnh không bị bệnh gì khác có thể không cần điều trị. Nếu bệnh xảy ra do dùng kháng sinh có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Trẻ bị bệnh dai dẳng có thể cần dùng thuốc chống nấm.
    • Ở trẻ còn đang bú mẹ cần điều trị cho cả mẹ và trẻ để tránh lây nhiễm. Có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chốgn nấm để bôi vào đàu vú người mẹ. Nếu trẻ bú bình cần rửa sạch đầu ti của bình hằng ngày.
    • Ở người lớn khỏe mạnh có thể điều trị bằng cách ăn sữa chua hoặc uống acidophilus dạng viên nang hoặc dung dịch. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng giúp phục hồi vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Nếu cách này không hiệu quả bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm.
    • Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên hoặc dung dịch, liệu trình thường từ 10 – 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm HIV giai đoạn muộn Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể dùng amphotericin B.


    Phòng bệnh


    • Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.
    • Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.
    • Bỏ thuốc lá.
    • Đi khám răng thường xuyên 6 – 12 tháng một lần.
    • Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men, gồm bánh mì, bia và rượu vang. Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.


  12. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Hon5thang (18-11-2013)

  13. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    26/02/2014 09:37
    Bệnh nấm sâu Aspergillus có nguy hiểm?


    Bệnh nấm sâu Aspergillus là bệnh mạn tính, thường lây nhiễm ở môi trường bên ngoài đất, sỏi, mùn cây... qua da và đường hô hấp của người tiếp xúc. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân nhiễm nấm có thể bị viêm nhiễm dạng u hạt ở da, phổi, xương, màng não... gây nguy hiểm đến tính mạng.
    Điểm mặt các loại nấm gây bệnh
    Nấm Aspergillus là một trong những chủng nấm lớn nhất, tồn tại ở khắp nơi nhưng hay gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.Nó có khoảng 100 loài nhưng có khoảng 20-30 loài gây bệnh cho người, thường gặp là chủng A. fumigatus, A. flavus, A. niger như: A.aureus, A.flavus gây viêm da; A.niger gây viêm tai, phổi, dị ứng, hen; A.nidulans, A.versicolerr, A.terreuss gây viêm da ở chân, tay, viêm quanh móng; A.keratitis gây viêm giác mạc; đặc biệt A.fumigatus và A.flavus hay gây viêm phổi.

    Hình ảnh nấm Aspergillus flavus qua kính hiển vi.

    Đối tượng nào dễ mắc nấm Aspergillus?
    Nấm Aspergillus tồn tại trong đất, không khí, các thực phẩm như ngô, lúa hay thức ăn ôi thiu... Ở nước ta, thời tiết nóng ẩm, môi trường sinh hoạt và điều kiện vệ sinh chưa cao nên các bệnh nấm dễ phát triển. Nấm phát triển trong môi trường không cần ánh sáng mặt trời, môi trường nghèo chất dinh dưỡng, chỉ cần có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nấm tồn tại trong tự nhiên, ở khắp mọi nơi trên thế giới và hầu hết mọi người đều tiếp xúc với nấm nhưng tình trạng nhiễm nấm trở nên gây bệnh phụ thuộc vào mức độ chất truyền nhiễm và sức đề kháng của cơ thể... do vậy người suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ung thư, dùng hóa liệu pháp, glucocorticoides kéo dài, người bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, cơ thể ở trong tình trạng thiếu máu nhược sắc mạn,... có nhiều nguy cơ mắc bệnh thể lan tràn. Ngoài ra, bệnh liên quan đến nghề nghiệp như: giặt áo lông, cạo ống khói, nông dân tiếp xúc với đất nhiễm nấm, những người nuôi súc vật tại những trang trại ô nhiễm nấm...
    Những tổn thương do nấm
    Loại nấm này có chủng lây truyền cho con người qua đường hô hấp, lơ lửng trong không khí và phát tán theo gió. Nếu bị nấm Aspergillus nhiễm vào phổi sẽ rất khó nhận biết bởi không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi nào tế bào nấm xâm lấn vào phế quản thì bệnh nhân mới có phản xạ ho. Phương thức gây bệnh của Aspergillus là đầu tiên có thể gây bệnh ở da sau đó tiến triển gây bệnh hệ thống hoặc ngược lại.
    Gây viêm da: Khi nhiễm nấm da sẽ bị tổn thương là những đám đỏ, một vài trường hợp xuất hiện các dát trắng bong vảy tương tự như lang ben hoặc giống nấm da. Cá biệt có trường hợp xuất hiện các gôm, sùi, áp-xe hay vết loét ở da. Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch do mắc bệnh AIDS thường hay bị A.fumigatus và A.flavus gây bệnh nấm ở da và đầu.
    Gây nấm tai: Nhiều bệnh nhân khi nhiễm nấm thường bị mắc bệnh ở ống tai, ống tai sưng nề, vảy xuất hiện nhiều, hơi ẩm. Khi đó bệnh nhân bị ngứa tai rất nhiều. Nấm có thể lan ra vành tai hoặc lan vào trong màng nhĩ, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây thủng màng nhĩ. Nấm Aspergillus còn gây bệnh viêm xoang.
    Nấm mắt: Nấm Aspergillus thường gây viêm hốc mắt rồi lan ra nhãn cầu gây viêm loét giác mạc, viêm kết mạc và tuyến lệ.
    Viêm phổi: Bệnh nhân nhiễm nấm ở phổi biểu hiện đầu tiên gây viêm phế quản với triệu chứng xuất tiết nhiều đờm, khò khè, trong dịch phế quản có nhiều tế bào nấm, bệnh nhân thường sốt, khó thở, ho, người xanh xao... dẫn đến viêm phổi với những triệu chứng giống như lao phổi. Bệnh nhân có thể dẫn đến viêm màng phổi, viêm mủ màng phổi rồi lan sang tim. Ngoài ra, nấm còn có thể phát triển u nấm (funguns ball) ở phổi.
    Hen dị ứng do Aspergillus: Khi hít phải bào tử nấm trong không khí thường gây ra các triệu chứng hen phế quản dị ứng như khó thở, sốt, ho khan, sút cân, phổi có ran.
    Ngoài ra nấm còn gây bệnh ở hệ thần kinh: Khi nhiễm nấm nếu bệnh nhân không được điều trị khi đó, thông qua các hốc ở mặt hay hốc sọ, nấm có thể xâm nhập vào bên trong gây viêm tiểu não, não.
    Nhiều trường hợp nấm còn gây bệnh tại lưỡi, xương, hệ tiết niệu và tim... gây viêm màng trong tim, viêm cơ tim.
    Ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường chủ quan dễ nhầm với các sẩn ngứa do côn trùng, viêm da mủ và các bệnh nấm da khác.
    Điều trị thế nào?
    Với tùy từng thể bệnh mà cần có điều trị cụ thể như: Điều trị nội khoa là chính để làm mất môi trường sinh sống thuận lợi của nấm như dùng kháng sinh kháng nấm tại chỗ hoặc toàn thân và điều trị giảm viêm, chống phù nề.
    Khi nghi ngờ mắc bệnh hoặc mắc các bệnh cấp tính như ngạt mũi, nhức đầu,... kéo dài không thuyên giảm trên 1 tuần cần đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay.

  14. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    25/02/2014 07:17
    Nấm kẽ chân - Dùng thuốc thế nào?


    Tôi bị nấm kẽ chân rất hay tái phát. Hiện tôi đang bôi thuốc mỡ có chứa clotrimazol để điều trị. Tôi nghe nói thuốc clotrimazol có cả dạng viên. Tôi có thể vừa bôi clotrimazol kết hợp uống viên thuốc này để bệnh nhanh khỏi được không? Xin quý báo tư vấn giùm.
    Lê Anh (Ứng Hòa, Hà Nội)
    Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau. Clotrimazol được chỉ định để điều trị tại chỗ các bệnh nấm như: bệnh nấm Candida ở miệng, họng; bệnh nấm da, bệnh nấm Candida ngoài da, nấm kẽ ngón tay, kẽ chân, cũng như bệnh nấm Candida ở âm hộ, âm đạo, lang ben do Malassezia furfur, viêm móng và quanh móng...

    Cần đề phòng những phản ứng tại chỗ khi điều trị nấm kẽ chân.
    Trên thị trường, clotrimazol có các dạng: thuốc viên nén, thuốc mỡ bôi ngoài da, thuốc đặt âm đạo. Ở dạng viên nén, thuốc được dùng ngậm để điều trị nhiễm nấm tại chỗ như trong nhiễm nấm Candida ở miệng, họng. Phải ngậm viên thuốc clotrimazol cho tới khi tan hoàn toàn, mất khoảng 15 - 30 phút. Nuốt nước bọt trong khi ngậm. Không nhai hoặc nuốt cả viên. Không dùng clotrimazol đường miệng cho trẻ dưới 3 tuổi vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn. Thuốc clotrimazol chỉ có hiệu quả điều trị nhiễm nấm tại chỗ không có tác dụng điều trị nhiễm nấm toàn thân. Vì vậy với trường hợp của bạn, việc uống thêm viên thuốc clotrimazol sẽ không có tác dụng trong điều trị nấm kẽ chân. Chưa kể việc dùng clotrimazol đường miệng có thể gặp phải các phản ứng phụ như: kích ứng và rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn...Trong quá trình bôi thuốc mỡ clotrimazol, bạn cần đề phòng các phản ứng tại chỗ như: bỏng nhẹ, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da. Trong khi đang dùng thuốc cần tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm. Nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc (đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng) đó là dấu hiệu của sự quá mẫn, cần dừng dùng thuốc và đi khám lại để có hướng điều trị thích hợp.
    Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.

  15. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    23/01/2014 12:50
    Lưu ý khi dùng thuốc chống nấm tại chỗ

    Tioconazole là một trong những thuốc chống nấm, được dùng điều trị tại chỗ các bệnh nấm âm hộ - âm đạo gây ra bởi Candida albicans và các loại Candida khác ở phụ nữ. Đối với phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, thuốc còn được dùng ngoài da để điều trị nấm da, lang ben.
    Trường hợp nhiễm nấm Candida âm đạo, dùng dạng thuốc mỡ hoặc viên đạn đặt âm đạo. Liều dùng thông thường của người lớn, đặt âm đạo một liều duy nhất 300mg hoặc liều 100mg/1 lần trong 3 ngày liên tiếp. Đặt sâu trong âm đạo, tốt nhất lúc đi ngủ. Một số tài liệu cho rằng, dùng liều thứ hai sau 1 - 2 tuần, có thể có hiệu lực với người bệnh vẫn còn triệu chứng sau liều đầu tiên. Đối với trẻ em, liều dùng chưa được xác định và phải do thầy thuốc quyết định.

    Không được bôi thuốc chống nấm lên mắt.

    Trường hợp nhiễm nấm móng tay, dùng dung dịch 28% bôi lên móng tay và các vùng xung quanh 2 lần/ngày trong vòng 6 tháng (có thể kéo dài tới 12 tháng).
    Trường hợp nhiễm nấm da lông, lang ben và nhiễm nấm Candida do các chủng nấm nhạy cảm (nấm da và nấm men) và trong tình huống có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn gram dương nhạy cảm (dùng dạng kem, thuốc bôi hoặc bột 1%). Thoa nhẹ thuốc lên vùng tổn thương và các vùng da xung quanh 1 hoặc 2 lần/ngày vào buổi sáng và/hoặc buổi tối. Thời gian điều trị thay đổi với từng người bệnh, phụ thuộc vào loại nấm gây bệnh và vị trí viêm nhiễm. Ðiều trị kéo dài 7 ngày thường đem lại kết quả trên đa số các người bệnh lang ben nhưng cũng có thể lâu đến 6 tuần trong những trường hợp nấm da chân nặng, đặc biệt thể sừng hóa mạn tính. Thời gian điều trị đối với các nhiễm nấm trên da ở các vị trí khác, nhiễm nấm Candida và Corynebacterium minutissimum thường kéo dài 2 - 4 tuần.
    Cần lưu ý, thuốc chỉ dùng tại chỗ, không được bôi lên mắt hoặc uống. Khi dùng đường âm đạo, chỉ nên mở hộp thuốc ngay trước khi dùng để tránh ô nhiễm. Nếu các triệu chứng lâm sàng vẫn tồn tại, cần làm các xét nghiệm vi sinh thích hợp để loại trừ các nguồn gây bệnh khác và để khẳng định việc chẩn đoán. Vì thuốc có thể làm hư hại bao cao su và màng ngăn âm đạo, do đó có thể làm mất tác dụng của chúng nên phải tránh sử dụng các biện pháp tránh thai này trong và sau 3 ngày điều trị. Có thể dùng cho phụ nữ mang thai dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Vì không rõ tioconazole có được phân bố vào sữa mẹ hay không nên tạm thời ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc này.
    Một số bất lợi có thể xảy ra khi dùng thuốc như bỏng rát âm hộ - âm đạo, ngứa, viêm âm đạo, đau đầu... Tuy nhiên, các tác dụng phụ này không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ðôi khi thuốc còn có các tác dụng phụ khác như viêm họng, viêm mũi, khó chịu ở âm hộ - âm đạo, phát ban, tiểu tiện khó và rát.

  16. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nấm họng

    Thứ năm, 24/04/2014 15:28
    Candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hoá và thường không phát triển thành bệnh. Nếu gặp yếu tố thuận lợi thì nấm Candida sẽ gây bệnh.


    Ảnh minh họa - nguồn internet
    "Nấm Candida có thể xuất hiện trong miệng và họng khiến người bệnh hay cảm thấy đau nhói ở vùng họng, miệng, thế nhưng nó lại không làm ảnh hưởng nhiều đến nuốt", BS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, BV Bạch Mai cho biết.
    Các yếu tố thuận lợi để nấm Candida phát triển
    Bệnh nấm miệng - họng do nấm Candida thường gặp ở những người phải dùng răng giả, đeo hàm răng giả; những người vệ sinh họng - miệng kém; những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng…
    Bệnh nấm cũng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu, những người bị tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.
    Đặc biệt, rất hay gặp bệnh nấm họng - miệng ở những người nhiễm HIV/AIDS.
    Triệu chứng
    Dấu hiệu sớm của nấm họng - miệng do nấm Candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.
    Khi người bệnh tự há miệng ra dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc sẽ bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét. Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm để đến bệnh viện khám, xét nghiệm chính xác căn nguyên có phải do nấm Candida gây ra hay không.
    Nếu bị bệnh, phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị của bác sĩ, bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian; Loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
    Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ để. Không hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng tốt cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.
    AloBacsi.vn
    Theo Trần Hồng - Dân trí

  17. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  18. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Cảnh giác với nấm thanh quản

    29/6/2014 07:22
    Khi bị ho nhiều và khan tiếng hãy nghĩ đến bệnh nấm thanh quản. Bệnh thường gặp ở những người có tiếp xúc trực tiếp với môi trường có thể có nấm, thể trạng kém, dùng nhiều thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc có corticoids dưới dạng xịt họng thường xuyên.

    Theo một nghiên cứu của TS.BS.Nguyễn Trọng Minh - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy và cộng sự, bệnh nấm thanh quản là một bệnh lý tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, ngày nay, căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng.
    Mắc bệnh do... bán hoa
    Gần 10 năm là chủ cửa hàng cây kiểng, bonsai, hoa phong lan, anh Lê Mạnh Cường (38 tuổi, ngụ tại TP.HCM) không hề biết rằng đây là nguyên nhân làm cho anh mắc bệnh nấm thanh quản. "Cũng khá lâu rồi, tôi thường bị ho, khàn tiếng, rát và đau họng. Do bận rộn với công việc kinh doanh, buôn bán hoa, bonsai nên tôi không đi khám mà ra tiệm thuốc mua thuốc về uống. Mỗi lần như vậy tôi thấy đỡ hơn. Nhưng rồi tình trạng bệnh lại lặp lại. Khi cổ bị đau và nuốt vướng, không thể ăn được tôi đi bệnh viện khám, rồi bác sĩ cho nội soi và làm sinh thiết, phát hiện mình mắc bệnh nấm thanh quản", anh Cường kể lại.

    Ô nhiễm môi trường, phấn hoa có thể gây ra nấm thanh quản
    Bác Nguyễn Văn Lai (50 tuổi, ngụ tại Long An) lại bị nấm thanh quản do sử dụng thuốc cắt cơn hen suyễn dài ngày. Bác Lai thường bị ho, khàn tiếng, đau, ngứa và khô họng. Nhưng do một thời gian dài hút thuốc lại cộng thêm bệnh hen suyễn nên cứ nghĩ những triệu chứng đó là do bệnh hen suyễn gây nên. Tuy nhiên, gần 3 tuần trước khi nhập viện, bác bị ho, khàn tiếng liên tục, ăn uống rất khó khăn. Đi khám bệnh, bác sĩ kết luận bị nấm thanh quản.
    TS. Nguyễn Trọng Minh cho biết, khan tiếng và ho là triệu chứng cơ năng nổi bật nhất, tỉ lệ là 100%. Đặc điểm của ho trong nhiễm nấm là ho khan trong 3 - 5 ngày đầu, ho nhiều thậm chí dữ dội, thường xuất hiện sau cảm cúm. Sau những ngày đầu thì ho có đàm trắng đục, thậm chí lẫn máu, tiếng khan ngày một nặng, thậm chí nói không ra tiếng, thường là khào khào, giọng yếu hẳn. Ngoài ra, những triệu chứng khác kèm theo như: đau họng, rát họng, tức ngực và đau vùng ngực cũng xuất hiện.
    Ô nhiễm môi trường là thủ phạm
    Theo TS. Minh, những trường hợp nhiễm nấm tập trung ở độ tuổi lao động (từ 35 - 50 tuổi), nam mắc nhiều gấp 5 lần so nữ. Lý do chưa biết chính xác nhưng có thể nam thường là lao động chính trong gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường có thể có nấm, kết hợp với thường xuyên dùng rượu, thuốc lá, thuốc kháng sinh. Trong 12 trường hợp mắc bệnh tới khám tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy có 4 người là nam chủ của cửa hàng cây kiểng, bonsai, hoa phong lan. Đặc biệt, 1 trường hợp nhiễm HIV và 1 ca nhiễm lao phổi kèm theo.
    Nguyên nhân gây bệnh theo nghiên cứu do nhiễm nấm Asperillus là chủ yếu. Điều này cho thấy môi trường bị ô nhiễm nhiều, loại nấm này có trong môi trường, trong không khí, điều này ngược hẳn trong y văn là Candida Albicans mới là loại nhiễm nấm nhiều nhất. Vì nấm Candida thường trú trong niêm mạc miệng họng và thành bệnh trên những người có thể trạng, sức đề kháng kém hoặc cùng lúc nhiễm bệnh khác như: lao, HIV, hút thuốc uống rượu thường xuyên và lạm dụng thuốc kháng sinh. Nhiễm Candida là loại nhiễm nhiều nhất được ghi trong y văn. Nhưng trong nghiên cứu, TS. Minh và cộng sự, Asperillus mới là loại nhiễm đa số, chiếm 83,33%.
    Trong chẩn đoán về nấm, có nhiều phương pháp và cách làm như phết họng, soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy để định danh và đặc biệt là sinh thiết. Nghiên cứu cho thấy, sinh thiết là phương pháp chắc chắn vì khi lấy thì lấy cả giả mạc thậm chí cả phần mô nhiễm, kết quả chắc chắn. Trong khi đó, nội soi rất khó lấy dịch hoặc phết trên niêm mạc để nuôi cấy và kết quả trong chẩn đoán thường không có nấm. Thuốc kháng nấm có nhiều loại và nhiều dạng khác nhau như dạng mỡ bôi, dung dịch, dạng uống. Tuy nhiên, tất cả các loại này đều có độc tính cao cho gan. Vì vậy, không dùng cho những bệnh nhân bị bệnh gan và phải kiểm tra chức năng gan mỗi từ 1 - 3 tháng.
    NGUYỄN HUYỀN


  19. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh Nấm Móng


    05/9/2014 15:06
    Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.



    Hỏi : Móng tay của tôi bị tróc, bề mặt móng trông hơi ngả vàng, hầu như móng không còn tiếp xúc với thịt nữa, xin hỏi tôi bị bệnh gì và điều trị như thế nào? Xin cảm ơn bác sỹ.
    Trung Tín ( Bà Rịa - Vũng Tàu )
    Trả lời :
    Theo thư bạn mô tả, có thể bạn bị nấm móng hoặc viêm móng. Đây là bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho móng, trong đó có một số nguyên nhân từ việc làm đẹp móng, tiếp xúc với hóa chất mà không dùng găng tay bảo vệ, chấn thương... do nhiều loại vi nấm gây ra (như nấm Dermatophytes và nấm Candida), do bị suy giảm miễn dịch, tay chân thường xuyên bị ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh. Bề mặt móng bị xù xì, móng bị đục, sùi lên và rất dễ gãy, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị dày, tróc, đôi khi bị tách ra khỏi nền móng. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng. Khi móng bị viêm sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ làm ảnh hưởng đến công việc.
    Khi mắc bệnh, da bàn tay, ngón tay cũng bị bệnh thường gọi là á sừng. Trong trường hợp này, điều đầu tiên người bệnh cần làm là phải hiểu được về bệnh, tránh tiếp xúc với hóa chất, nước bằng cách đi găng tay bảo vệ khi làm việc, người bệnh cần cải thiện môi trường làm việc, vệ sinh thường xuyên các ngón tay. Và để việc điều trị mang lại hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc ngâm vùng móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, người bệnh cần phải uống thuốc để bệnh không tái phát. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp. Bạn nên đi khám tại phòng khám chuyên về nấm móng để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bạn lưu ý nên tái khám sau mỗi đợt điều trị để đảm bảo chữa trị bệnh dứt điểm.
    Chúc bạn vui khỏe!




  20. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biểu hiện bệnh nấm móng

    Thứ sáu, 19/09/2014 16:11
    Móng tay ở ngón giữa và ngón đeo nhẫn bên trái của tôi tự nhiên bị gồ ghề, màu vàng đục, hay xước. Bạn tôi nói có thể bị bệnh nấm móng.






    Móng tay ở ngón giữa và ngón đeo nhẫn bên trái của tôi tự nhiên bị gồ ghề, màu vàng đục, hay xước. Bạn tôi nói có thể bị bệnh nấm móng. Triệu chứng bệnh nấm móng thế nào thưa bác sĩ? Cách chữa ra sao?
    Hoàng Thị Hoa (Tuyên Quang)

    Nấm móng là tổn thương phá hủy một hay nhiều móng tay, chân do nấm gây ra. Tuy có nhiều loại nấm có thể gây bệnh, nhưng hay gặp là các loại nấm: T.mentagrophytes, T.rubrum và nấm Candida albican.

    Bệnh nấm móng thường không có triệu chứng nên người bệnh không biết mình bị nấm. Khi bạn chú ý quan sát, sẽ thấy móng bị mất độ bóng, giòn và quá sản, chất móng thường bị khô và xốp.

    Đôi khi có một vài mảnh vụn của móng bị nấm làm tổn thương bị vỡ rơi ra. Chính vì vậy, muốn chẩn đoán bệnh nấm móng phải dựa vào xét nghiệm, nhuộm soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi mới phát hiện được nấm.
    Chữa bệnh nấm móng phải kéo dài, nhưng bệnh vẫn dễ bị tái phát. Thuốc thường sử dụng điều trị là griseofulvin, ketoconazol, kem ciclopirox...

    Thời gian dùng thuốc phải kéo dài từ 1 - 1,5 năm. Bạn cần đến khám và xét nghiệm ở khoa da liễu của bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng. Điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian.



    Theo BS Trần Thanh Tâm - Sức khỏe và Đời sống





  21. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nấm phổi: Thường gặp nhưng dễ bỏ qua

    22-10-2014 14:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Nấm phổi thì ít gặp hơn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut phổi nhưng cũng là một vấn đề hết sức đáng quan tâm trong bối cảnh các bệnh phổi do viêm nhiễm nói chung.

    Hay gặp tùy thuộc vào vùng địa lý và đặc biệt ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch và người cao tuổi với một bệnh cảnh lâm sàng phong phú, từ nhẹ không có biểu hiện triệu chứng đến mức độ nặng có thể gây tử vong.

    Ai có nguy cơ mắc nấm phổi?

    Tỷ lệ nấm phổi tăng vọt trong thời gian gần đây có nguyên nhân do tăng nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm nấm. Đó là những người bị suy giảm miễn dịch trong các bệnh ung thư máu, tủy xương, u lympho và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS). Đối tượng suy giảm miễn dịch cũng bao gồm những người đang phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch như người sau khi được ghép tạng, bị bệnh khớp mạn tính, bị các bệnh tự miễn, dị ứng, bị các bệnh hệ thống như bệnh Luput ban đỏ và thậm chí những bệnh nhân cao tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản... lạm dụng việc sử dụng thuốc corticoide. Một đối tượng nữa cũng rất dễ bị nấm phổi - đó là những bệnh nhân lao phổi, nhất là lao thể hang. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như tốc độ đô thị hóa nhanh, thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các thảm họa tự nhiên như sóng thần, bão, lốc xoáy... cũng góp phần vào việc tăng tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm, trong đó có nấm phổi.

    Hình ảnh phổi bình thường và phổi bị nấm.

    Đường lây và biểu hiện của nấm phổi

    Nấm lây nhiễm chủ yếu qua con đường không khí. Người hít phải những bào tử nấm nhỏ bay lơ lửng trong không khí, vào phổi, nếu có điều kiện thuận lợi (vật chủ bị suy giảm miễn dịch) sẽ phát triển và gây bệnh. Biểu hiện của nhiễm nấm phổi thường không điển hình và dễ nhầm lẫn với các viêm nhiễm khác ở phổi như viêm phổi do vi khuẩn, lao phổi... Khởi đầu bệnh nhân thấy mệt mỏi, ăn uống kém, ho nhiều, sốt nhẹ, tức ngực. Nặng hơn có thể có ho khạc đờm lẫn máu, đau ngực, khó thở. Ho ra máu là một triệu chứng rất hay gặp, kể cả ho ra máu kiểu "sét đánh" và triệu chứng này cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân vào viện khám cũng như hay gây nhầm lẫn với ho ra máu do lao phổi. Chụp XQ phổi chỉ cho hình ảnh như những viêm nhiễm thông thường mà ít đặc hiệu cho nhiễm nấm phổi.

    Làm sao để không mắc bệnh?

    Điều trị nấm phổi bằng các thuốc như amphotericin B. Đây là một loại thuốc có hiệu quả trong điều trị nhiều loại nấm tuy vẫn còn một số tác dụng phụ. Ngoài amphotericin B, một số loại thuốc khác cũng đang được sử dụng để điều trị nấm phổi như intraconazole, voriconazole... Phẫu thuật lấy bỏ hang và u nấm, cắt thùy phổi, cắt phổi nhiễm nấm nặng thường được chỉ định cho một số bệnh nấm phổi cụ thể như nấm phổi đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, nấm phổi có biến chứng ho ra máu dai dẳng, ho ra máu sét đánh...

    Dự phòng nhiễm nấm phổi thực sự là một công việc khó khăn bởi do có tới 75.000 loại nấm có thể gây bệnh cho con người và chúng có thể có mặt ở khắp nơi như không khí, nước, bụi bẩn... và thật khó tránh khỏi hít phải những phần tử vô cùng nhỏ đang... bay lượn trong không khí. Tuy vậy, cũng có một số biện pháp dự phòng để hạn chế việc nhiễm nấm phổi như chủ động phòng ngừa ở những đối tượng có nguy cơ cao. Điều trị kịp thời bệnh nhân bị nhiễm nấm phổi để tránh lây lan ra cộng đồng. Cuối cùng, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về cơ chế bệnh sinh của nhiễm nấm nói chung và nấm phổi nói riêng, từ đó có thể sản xuất những loại thuốc chống nấm mới có hiệu quả cũng như tìm được loại vaccin chống nấm để sử dụng phòng ngừa chủ động cho những đối tượng có nguy cơ cao.



  22. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách dùng econazol bôi tại chỗ điều trị nấm da

    28-10-2014 14:53 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Bệnh nấm da là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa.

    Là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Một số bệnh nấm da hay gặp bao gồm: bệnh nấm da chân (tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân), bệnh nấm da đùi (tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông), bệnh nấm da đầu, bệnh nấm da thân (gặp ở tay, chân, thân mình, mặt).

    Nấm da không gây nguy hiểm (trừ ở người suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV) nhưng gây mất thẩm mỹ. Để điều trị thường bôi các thuốc chống nấm. Econazol là thuốc chống nấm dùng tại chỗ, có trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, năm 2008 được dùng tại chỗ điều trị các bệnh nấm da trên, nấm âm đạo (không dùng để điều trị nhiễm nấm toàn thân), lang ben, nấm loang, các bệnh nấm da do Candida albicans, bệnh nấm ở tai (tai ngoài, ống tai)...

    Nấm móng do nấm Candida.
    Thuốc được dùng dưới dạng kem, thuốc nước bôi ngoài, bột xịt, dung dịch dùng ngoài để điều trị nấm da do Candida, lang ben, bôi ngày 1 - 3 lần, đợt điều trị từ 2 đến 4 tuần đến khi vết tổn thương trên da lành hẳn. Dạng kem, bôi lên vùng tổn thương và xát nhẹ.

    Đối với nấm ở da (thân, đùi, chân), nấm loang: Người lớn và trẻ em bôi ngày 1 lần, dùng trong 2 tuần, riêng nấm da chân dùng trong 1 tháng. Có thể điều trị dài ngày hơn, nếu cần. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 - 2 tuần đầu điều trị. Nếu không đỡ sau thời gian đó, phải đánh giá lại chẩn đoán.

    Đối với nấm lang ben:

    Dùng kem 1% bôi ngày 1 lần, trong 2 tuần. Bệnh thường khỏi, có thể ngừng thuốc.
    Nấm Candida ở da: Bôi kem 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Thời gian điều trị thông thường là 2 tuần, đôi khi tới 6 tuần.

    Nấm Candida âm đạo:

    Dùng viên đặt âm đạo 150mg, ngày 1 lần vào lúc đi ngủ, dùng 3 ngày liền, hoặc dùng một liều duy nhất loại viên đặt âm đạo có tác dụng kéo dài 150mg. Có thể lặp lại nếu cần. Thuốc có hiệu quả trong liệu trình từ 3 - 14 ngày.
    Kem 1% cũng được dùng bôi cho bộ phận sinh dục nam. Điều trị phải đủ 14 ngày, mặc dù các triệu chứng ngứa đã hết, điều trị luôn cho cả vợ chồng.

    Không dùng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với các chế phẩm của thuốc. Không bôi thuốc dạng kem 1% vào mắt hoặc trong âm đạo. Trường hợp có mẫn cảm hoặc xảy ra dị ứng (hay tác dụng phụ của thuốc cần ngừng thuốc. Các phản ứng phụ tại chỗ thường gặp như nóng, rát bỏng, đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc, kích ứng nhẹ ngay sau khi bôi.



  23. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nấm miệng có biểu hiện thế nào?

    03-12-2014 11:26 - Theo: alobacsi.com

    Gần đây trên vòm miệng của em bị nổi cái gì đó nhám nhám như bông trong miệng, nhưng kiểm tra thì không có gì khác thường, cảm giác không đau nhưng hơi khó chịu. BS cho em hỏi có phải em bị nấm miệng không? Em cảm ơn BS.



    Ảnh minh họa



    Chào bạn Huy Đặng,

    Nếu là thì bạn sẽ thấy từng mảng trắng bám trên niêm mạc, có thể dùng tăm bông lấy ra được, dính dính như sữa chua, khi chùi đi thì thấy niêm mạc bên dưới hơi đỏ.

    Trường hợp của bạn, để có thể chẩn đoán chính xác cần phải được khám trực tiếp, nên qua thư tôi không giúp bạn được nhiều vì không nhìn thấy được sang thương, mong bạn thông cảm.Bạn nên gặp BS Da liễu để được thăm khám và điều trị nhé!
    Thân,

  24. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ai không nên dùng thuốc chống nấm griseofulvin?

    Chủ nhật, 07/12/2014 13:11
    Griseofulvin là kháng sinh chống nấm lấy từ penicillium griseofulvum hoặc từ các penicillium khác.

    Griseofulvin là kháng sinh chống nấm lấy từ penicillium griseofulvum hoặc từ các penicillium khác. Griseofulvin là loại thuốc chống nấm dưới dạng vi tinh thể.


    Tác dụng chống nấm của griseofulvin trước hết là do phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào, nên làm ngừng pha giữa của phân bào. Một cơ chế tác dụng khác cũng được đề cập đến là griseofulvin tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép.


    Thuốc được chỉ định dùng để điều trị các bệnh nấm da, nấm tóc và móng, bao gồm nấm da thân, nấm da chân, nấm da đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm móng do các loài Trichophyton, Microsporum hoặc Epidermophyton nhạy cảm gây ra. Không nên dùng thuốc này để điều trị các bệnh do nhiễm nấm nhẹ hoặc thông thường đáp ứng với các thuốc chống nấm bôi tại chỗ.
    Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy tế bào gan và những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc tuyệt đối không dùng thuốc.


    Griseofulvin có khả năng gây độc nặng, do đó người bệnh điều trị dài ngày phải kiểm tra thường kỳ chức năng thận, gan và máu. Cần ngừng thuốc nếu có hiện tượng giảm bạch cầu hạt. Một số hiếm trường hợp có thể xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm, thường do dùng liều cao và/hoặc điều trị kéo dài.


    Vì griseofulvin đôi khi gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng, nên trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
    Phản ứng mẫn cảm với ánh sáng có thể làm nặng thêm bệnh lupus ban đỏ.

    Thuốc có nguồn gốc từ các loài penicillium, nên có khả năng dị ứng chéo với penicilin. Thời kỳ mang thai không dùng griseofulvin cho người mang thai hoặc dự định mang thai, vì có thể gây quái thai hay sẩy thai.


    Đối với phụ nữ thời kỳ cho con bú tuy chưa có số liệu công bố, nhưng cần thận trọng.


    Tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu (khoảng 50% người bệnh), biếng ăn, hơi buồn nôn, nổi mày đay, phát ban do mẫn cảm với ánh sáng, ban đỏ đa dạng, ban dạng mụn nước hoặc dạng sởi.
    Theo BS Hoàng Thanh Sơn - Sức khỏe và Đời sống

  25. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách dùng econazol bôi tại chỗ điều trị nấm da

    Thứ sáu, 12/12/2014 09:39

    Bệnh nấm da là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa.

    Một số bệnh nấm da hay gặp bao gồm: bệnh nấm da chân (tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân), bệnh nấm da đùi (tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông), bệnh nấm da đầu, bệnh nấm da thân (gặp ở tay, chân, thân mình, mặt).
    Nấm da không gây nguy hiểm (trừ ở người suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV) nhưng gây mất thẩm mỹ. Để điều trị thường bôi các thuốc chống nấm. Econazol là thuốc chống nấm dùng tại chỗ, có trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, năm 2008 được dùng tại chỗ điều trị các bệnh nấm da trên, nấm âm đạo (không dùng để điều trị nhiễm nấm toàn thân), lang ben, nấm loang, các bệnh nấm da do Candida albicans, bệnh nấm ở tai (tai ngoài, ống tai)...

    Nấm móng do nấm Candida.

    Thuốc được dùng dưới dạng kem, thuốc nước bôi ngoài, bột xịt, dung dịch dùng ngoài để điều trị nấm da do Candida, lang ben, bôi ngày 1 - 3 lần, đợt điều trị từ 2 đến 4 tuần đến khi vết tổn thương trên da lành hẳn. Dạng kem, bôi lên vùng tổn thương và xát nhẹ.


    Đối với nấm ở da (thân, đùi, chân), nấm loang:

    Người lớn và trẻ em bôi ngày 1 lần, dùng trong 2 tuần, riêng nấm da chân dùng trong 1 tháng. Có thể điều trị dài ngày hơn, nếu cần. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 - 2 tuần đầu điều trị. Nếu không đỡ sau thời gian đó, phải đánh giá lại chẩn đoán.

    Đối với nấm lang ben:

    Dùng kem 1% bôi ngày 1 lần, trong 2 tuần. Bệnh thường khỏi, có thể ngừng thuốc.


    Nấm Candida ở da:

    Bôi kem 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Thời gian điều trị thông thường là 2 tuần, đôi khi tới 6 tuần.


    Nấm Candida âm đạo:

    Dùng viên đặt âm đạo 150mg, ngày 1 lần vào lúc đi ngủ, dùng 3 ngày liền, hoặc dùng một liều duy nhất loại viên đặt âm đạo có tác dụng kéo dài 150mg. Có thể lặp lại nếu cần. Thuốc có hiệu quả trong liệu trình từ 3 - 14 ngày.


    Kem 1% cũng được dùng bôi cho bộ phận sinh dục nam. Điều trị phải đủ 14 ngày, mặc dù các triệu chứng ngứa đã hết, điều trị luôn cho cả vợ chồng.


    Không dùng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với các chế phẩm của thuốc. Không bôi thuốc dạng kem 1% vào mắt hoặc trong âm đạo. Trường hợp có mẫn cảm hoặc xảy ra dị ứng (hay tác dụng phụ của thuốc cần ngừng thuốc. Các phản ứng phụ tại chỗ thường gặp như nóng, rát bỏng, đỏ, ngứa, viêm da tiếp xúc, kích ứng nhẹ ngay sau khi bôi.
    Theo BS Lê Xuân Bách - Sức khỏe và Đời sống

  26. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhận diện bệnh thường gặp ở miệng

    Thứ tư, 31/12/2014 08:44

    Một số vấn đề thường gặp ở miệng thường ít ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp của mỗi người.


    Một số vấn đề thường gặp ở miệng thường ít ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan hay bị "bỏ quên" vì rất nhiều lý do khiến cho bệnh ngày càng nặng và điều trị dài ngày.


    Nhiễm nấm Candida (tưa lưỡi) - Thrush:

    Gây ra bởi nấm Candida, rất hay gặp ở người già và sơ sinh (tưa lưỡi). Ở lứa tuổi khác cũng có thể bị nhiễm nấm: khi hệ thống miễn dịch suy giảm, dùng kháng sinh dài ngày, bệnh tiểu đường, dùng corticosteroid dạng hít hay uống, bệnh nhân ung thư… Khi phát hiện, nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo từng trường hợp khác nhau.


    Thường xuyên ăn trầu có thể dẫn đến ung thư miệng. Ảnh: Diễn Đàm

    Bệnh giộp môi - Cold sores:

    Do virut Herpes simplex (HSV) gây nên - còn gọi là mụn nước do sốt vì hay gặp sau những đợt bạn bị ốm, giảm sức đề kháng. Virut có thể lây qua nước bọt, dùng chung đồ, qua tiếp xúc gần gũi. Có thể dùng thuốc mỡ bôi cho dễ chịu và mau lành vết thương nhưng khi bị thường xuyên, bạn cần đi khám bác sĩ để uống thuốc theo toa ngăn ngừa bộc phát.

    Chứng hôi miệng - Bad breath:

    Do nhiều nguyên nhân: chải răng không kĩ gây giắt thức ăn, tích tụ mảng bám lâu ngày, răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, khô miệng, sức khỏe yếu…


    Cần phân biệt mùi hôi trong khoang miệng (chứng hôi miệng) và khi thở ra bằng mũi vẫn có mùi hôi (hơi thở hôi). Điều trị: Vệ sinh răng miệng đầy đủ, chế độ ăn uống hợp lý, điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể.


    Lưỡi bản đồ - Geography tongue:

    Là bệnh ở phần niêm mạc của lưỡi, còn gọi là viêm lưỡi di cư, lành tính. Biểu hiện là sự rụng tạm thời những nhú lưỡi nhỏ, có ban đỏ không định hình, không có hình dạng nhất định.


    Thường không gây khó chịu nhưng có thể bị kích thích khi ăn nóng, cay, nặng hơn khi bị bội nhiễm vi khuẩn và nấm Candida. Nếu đau nhiều hay bị kéo dài, cần đi khám bác sĩ, có thể dùng corticosteroid tại chỗ hay triamcinolon dán nha khoa.


    Bạch sản - Leukoplakia:

    Là dát hay mảng trắng trên má, môi, lưỡi liên quan đến những sang chấn kéo dài trong miệng như: răng thô ráp, cắn vào má, răng giả sai quy cách, hút thuốc lá, nhiễm nấm, giang mai… Thường không gây đau nhưng phải hết sức cẩn trọng vì bạch sản được coi như tổn thương tiền ung thư, khi phát hiện phải đi khám bác sĩ ngay.



    Loét miệng.

    Viêm loét miệng - Canker Sores:

    Còn gọi là nhiệt miệng, loét áp-tơ. Do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, quá mẫn cảm, kích thích tố, stress, thiếu vitamin, sau sang chấn… Có thể gặp trên lưỡi, má, lợi. Bệnh thường tự khỏi sau khoảng 2 tuần, nếu nặng có thể dùng thuốc, kem bôi giảm đau hoặc dùng laser nha khoa.


    Ung thư miệng - Oral Cancer:

    Dấu hiệu ban đầu là những tổn thương kéo dài không khỏi trên môi, má, luỡi, vòm họng…, có thể mất cảm giác, tê bì, có những mảng đỏ, trắng hay loét kéo dài. Nguyên nhân: hút thuốc lá, nhai lá thuốc, nhai trầu, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình có người bị ung thư, HPV. Khám phát hiện sớm chính là chìa khóa điều trị thành công ung thư miệng.


    Lưỡi mọc tóc - Black hairy tongue:

    Xảy ra khi lưỡi có những sang chấn kéo dài như một cái bẫy cho vi khuẩn phát triển mạnh, lưỡi có màu đen và giống như tóc. Nguyên nhân: dùng kháng sinh kéo dài, hút thuốc, vệ sinh kém, uống nhiều trà và cà phê, khô miệng…


    Điều trị: thường chỉ cần chải lưỡi bằng cây cạo lưỡi, nếu tình trạng nặng kéo dài, nên đi khám bác sĩ để dùng thuốc nếu cần.


    Theo BS Nguyễn Thành Huy - Sức khỏe và Đời sống

  27. #20
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    18-01-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    ninh bình
    Bài viết
    9
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Đây ko phải box hỏi đáp. Muốn gì về chủ đề mình hỏi
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-01-2015 lúc 13:50.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •