Trang 11 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối
Kết quả 201 đến 220 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #201
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể sống chung với viêm gan B?

    Thứ sáu, 11/12/2015 17:29

    Em đi xét nghiệm bác sĩ bảo bị nhiễm virus viêm gan B và virus này tồn tại khá lâu trong gan rồi, bác sĩ bảo cứ sống chung với nó như thế. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.


    Xin chào bác sĩ! em bị viêm gan và đã chữa lành cách đây khoảng 17 năm. Nhưng vừa rồi đi khám và làm xét nghiệm thì bác sĩ bảo bị nhiễm virus viêm gan B và virus này đã tồn tại khá lâu trong gan rồi, bác sĩ bảo cứ sống chung với nó như thế. Xin bác sĩ giải đáp giúp hiện tượng này và có cách nào để tiêu diệt được virus đó không? Hiện tại không có biểu hiện đau gan. Cám ơn BS.

    (nvanhung12@gmail.com)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    Trường hợp của em tôi dự đoán em bị nhiễm virut
    viêm gan B mãn tính thể ngủ yên. Nếu đúng ở thể này thì chưa cần điều trị mà chỉ cần theo dõi định kì mỗi 6 tháng/1 lần/năm để phát hiện sớm trước khi nó chuyển sang thể hoạt động để điều trị. Em nên đi khám bệnh và tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được cho kết quả xét nghiệm chuyên sâu nhằm đánh giá đúng tình trạng bệnh.


    Em xem thêm bài viết của tôi để biết thêm về các thể bệnh viêm gan B:




    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  2. #202
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiêm vắc xin bao lâu thì đi xét nghiệm lại viêm gan B?

    Thứ bảy, 12/12/2015 17:58

    Em chích ngừa cho đủ phác đồ là 3 mũi theo đúng lịch hẹn. Sau khi kết thúc mũi thứ 3 em phải ngưng, chờ 1 tháng sau đi xét nghiệm lại thì mới biết là có chính xác không.



    Chào bác sĩ!

    Cho em hỏi: em đi xét nghiệm viêm gan B thì kết quả là: HBsAg (-); anti-HBsAg (-). Sau đó em đã tiêm vắc xin viêm gan B (đã tiêm được 2 mũi). Làm thế nào để biết xét nghiệm trên có đúng hay không? Nếu đi xét nghiệm lại thì kết quả như thế nào là đúng? Mong bác sĩ tư vấn rõ giúp em! Em cám ơn!

    (Pham Thai Son - phamthaison1602@gmail.com)



    Ảnh minh họa



    Chào em,

    Em phải chích ngừa cho đủ phác đồ là 3 mũi theo đúng lịch hẹn. Sau khi kết thúc mũi thứ 3 em phải ngưng, chờ 1 tháng sau mới đi xét nghiệm lại thì mới biết là có chính xác không.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương


  3. #203
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chữa viêm gan virut C, khó nhất là gì?



    Chủ nhật, 13/12/2015 10:37

    Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.




    Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới. Tuy nhiễm HCV là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có tới 50 - 80% trường hợp trở thành mạn tính và 50 - 70% các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các loại thuốc điều trị HCV và lý do vì sao bệnh trở thành mạn tính và khó điều trị.


    Các thuốc hiện nay trong điều trị bệnh



    Những người mắc viêm gan C không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi. Ở các bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn, mục tiêu điều trị là diệt trừ virut, ức chế virut sao chép lâu dài và giảm tình trạng viêm gan.


    Điều trị viêm gan C mạn đã có nhiều tiến triển trong thập niên vừa qua, đầu tiên các liệu trình interferon ngắn hạn đã làm giảm nồng độ men ALT trong huyết thanh, giảm nồng độ HCV và làm giảm tình trạng viêm gan.


    Tuy nhiên diệt trừ virut không xảy ra và phần lớn bệnh nhân tái phát sau khi ngừng thuốc. Sau này liệu trình phối hợp interferon và ribavirin có khả năng diệt trừ virut ở 40% các bệnh nhân. Kể từ năm 2002, liệu pháp Peg - Interferon kết hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng virut học kéo dài trên 50% các bệnh nhân đã dần thay thế các chế độ điều trị cũ.



    ​Hình ảnh virut viêm gan C



    Peg - interferon



    Peg - interferon là sự phối hợp giữa interferon với polyethylen glycol, còn gọi là pegylate hóa, làm thanh thải thuốc chậm đi và do đó phơi nhiễm kéo dài với nồng độ thuốc cao hơn, nên chỉ dùng 1 tuần một lần.


    Có hai loại peg - interferon là peg - interferon α - 2a và peg - interferon α - 2b có tỷ lệ đáp ứng virut duy trì dao động trên 36% tùy theo genotype. Điều trị phối hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn, trên 50%. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng ribavirin có thể được điều trị bằng peg - interferon. Hai loại peg - interferon khác nhau ở trọng lượng phân tử nên việc tính liều điều trị sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân.


    Các tác dụng phụ: phần lớn các tác dụng ngoại ý là ở mức độ nhẹ và trung bình không cần hạn chế điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm..., ngoài ra có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, phát ban, tăng cảm giác, nhìn mờ, lú lẫn, rong kinh, táo bón, rối loạn tâm thần...


    Ribavirin



    Ribavirin được phát hiện vào năm 1972, là một chất tương tự guanosine có phổ hoạt tính rộng chống lại các virut RNA và DNA gồm cả các flaviviridae như virut viêm gan C. Ribavirin có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với peg - interferon trong suốt quá trình điều trị.


    Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Ribavirin có thời gian bán thải 44 - 49 giờ sau liều duy nhất và sẽ tăng cao sau khi dùng lâu dài, bởi thế sự thanh thải ribavirin cần nhiều tuần sau khi ngừng thuốc. Thanh thải ribavirin giảm nhiều ở bệnh nhân suy thận nên không dùng ở bệnh nhân có độ thành thải creatinin < 50ml/phút.


    Các tác dụng phụ hay gặp là gây tan máu, ngoài ra còn gây quái thai do đó không được dùng cho phụ nữ mang thai.

    Không dùng peg - interferon và hoặc ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virut C mạn tính.


    Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu và thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.


    Cần thận trọng khi dùng cho các tương đối: thiếu máu 3 dòng, bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn co giật.


    Hướng điều trị mới



    Kết hợp nhiều loại thuốc và nhiều cơ chế tác dụng để có hiệu quả chéo với nhiều loại genotype, cải tiến đáp ứng, giảm thời gian điều trị, cải thiện tính dung nạp, giảm sự đề kháng, có thể áp dụng được với những đối tượng khó điều trị.
    Các thuốc mới sẽ được đưa vào sử dụng là thuốc ức chế men protease (telaprevir kết hợp với peg - interferon hoặc ribavirin), thuốc ức chế polymerase (valopicitabine), thuốc interferon mới (albinterferon α - 2b phối hợp với ribavirin), interferon tái tổ hợp omega, taribavirin.


    Vì sao bệnh khó điều trị?



    Có khoảng 60% nhiễm HCV không có triệu chứng, 39% cảm thấy mệt (giống như cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, có thể đau khớp, đau bụng nhẹ), ít khi có biểu hiện vàng da, nước tiểu sậm màu, chỉ 1% có các biểu hiện nặng.


    Trong tổng số nhiễm HCV có khoảng 15% tự hồi phục, 85% chuyển qua thể mạn. Thể mạn thường âm thầm kéo dài hàng chục năm và chỉ phát hiện được khi đã có diễn biến nghiêm trọng (xơ gan, cổ trướng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, vỡ mạch gây chảy máu ồ ạt, tử vong). Trong số 85% chuyển qua mạn tính thì có 20% bị xơ gan và có khoảng 3% trong số xơ gan bị ung thư gan.


    Do nhiễm HCV ở các týp gen khác nhau, khả năng đáp ứng thuốc của các quần thể dân cư khác nhau nên hiệu quả điều trị khá dao động. Một khó khăn trong điều trị bệnh là người bệnh khó nhận biết mình bị mắc bệnh, thường đến bệnh viện muộn có khi đã xơ gan; kết quả điều trị dao động, chi phí điều trị cao nên có người bỏ dở, thậm chí không muốn điều trị.
    Tóm lại, sự phát tán của HCV ngày càng có khuynh hướng tăng lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phát động chiến dịch về tác hại của việc dùng ma túy, làm giảm tác hại bằng chương trình sử dụng bơm kim tiêm một lần, giáo dục cho những người làm nghề xăm và nghề y học cổ truyền cách lựa chọn phương pháp điều trị để giảm thiểu việc lây bệnh qua đường máu.


    Theo ThS Nguyễn Thu Hiền - Sức khỏe & Đời sống

  4. #204
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Súp lơ tăng khả năng miễn dịch

    Thứ Hai 14/12/2015 04:55:19 PM


    SKĐS - Súp lơ (bông cải xanh) có hàm lượng kali cao, giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và chức năng não bộ tối ưu, cũng như thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp thường xuyên.




    Súp lơ (bông cải xanh) có hàm lượng kali cao, giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và chức năng não bộ tối ưu, cũng như thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp thường xuyên. Ngoài kali, súp lơ còn chứa nhiều magiê và canxi giúp điều hòa huyết áp, theo các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, súp lơ sẽ giúp bạn bổ sung vitamin C - một chất chống ôxy hóa cần thiết để chống các phân tử gốc tự do. Vitamin C còn có tác dụng giảm bớt sự khó chịu của chứng cảm lạnh thông thường.

    Nguồn phong phú canxi và vitamin K trong súp lơ đều quan trọng đối với sức khỏe của xương và phòng chống loãng xương. Súp lơ còn giúp phục hồi các tổn thương da nhờ chất glucoraphanin trong loại rau này có tác dụng giúp da giải độc và hồi sinh.

    Trong thực tế, ăn súp lơ sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch nhờ hàm lượng lớn beta - carotene. Các khoáng chất như kẽm và selen trong súp lơ cũng giúp đẩy mạnh khả năng miễn dịch.

    Lê Hoa
    (The Times of India)

  5. #205
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiêm phòng viêm gan B thế nào?

    Thứ tư, 16/12/2015 14:33

    Viêm gan B là bệnh do virus HBV (Hepatitis B virus) gây ra, bệnh lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.


    Bệnh có nhiều biến chứng gây ảnh hưởng tới chức năng gan dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B là một biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và phòng tránh bệnh.

    Bệnh viêm gan B là một căn bệnh do virus viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) gây ra. Bệnh có thể chia thành hai loại viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.


    Các đường lây nhiễm của viêm gan B là: Lây truyền qua tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người có chứa siêu vi viêm gan B, mẹ truyền sang con khi sinh, lây truyền qua đường tình dục và lây truyền qua máu và các chế phẩm máu nhiễm viêm gan B.

    Viêm gan B nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

    Tiêm phòng viêm gan B thế nào?


    Với trẻ sơ sinh: Tiêm chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm.

    Với trẻ em và người lớn: Ở VN có đến 15% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm.

    Do đó, trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa).
    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    - Nếu HBsAg (-) và antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.

    - Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.

    - Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.

    Lịch tiêm phòng viêm gan B

    Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên.

    Ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại.

    Lưu ý: Nếu mẹ bị mắc viêm gan B thì trẻ khi sinh ra được khuyến cáo tiêm vắc- xin trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

    Tính an toàn của vắc- xin Viêm gan B


    Vắc-xin viêm gan B (VGB) rất ít tác dụng phụ, tỏ ra an toàn khi dùng cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn.
    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    Tiêm ngừa gây đau nơi tiêm nhưng phản ứng nặng rất hiếm. Phản ứng phản vệ là tác dụng bất lợi nặng nề nhất, nhưng tỉ lệ xảy ra chỉ 1/600.000 liều vắc- xin. Triệu chứng của phản vệ là phù đỏ da, khó thở và tụt huyết áp

    Hiệu quả của vắc-xin


    Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Tiêm vắc-xin lúc mới sinh có thể xóa bỏ khoảng 90% đến 95% các trường hợp viêm gan B.

    Tuy nhiên cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm lại phải chích nhắc lại một mũi.

    Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…

    Các trường hợp không tiêm vắc- xin viêm gan B


    Vắc-xin viêm gan B là vắc-xin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉnh định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trong lượng máu sau sinh.

    Tuy nhiên đối với người lớn nên xét nghiệm viêm gan B trước, nếu đã mắc bệnh thì nên tập trung theo dõi và điều trị không cần tiêm chủng.

    Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc-xin Viêm gan B


    - Tác dụng phụ thường nhẹ và bao gồm: ốm, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại nơi tiêm.
    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    - Thông thường các tác dụng phụ kéo dài chỉ một vài giờ hoặc vài ngày và không làm gián đoạn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bất ngờ được gọi là phản vệ hoặc sốc phản vệ - đã nhiều lần được mô tả hoặc nghi ngờ là một hậu quả bất lợi hiếm hoi của vắc-xin dành cho con người.

    - Phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ vắc-xin là rất hiếm. Trong trường hợp xảy ra, phải báo cáo ngay các trường hợp này cho trung tâm y tế gần nhất để họ có thể nhanh chóng theo dõi và điều tra.
    Viêm gan B do virus đang là một mối quan tâm của cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan.

    Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

    Tiêm ngừa VGSVB cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ, trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mãn tính và trở thành nguồn lây.


    Theo PV - Người tiêu dùng

  6. #206
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tình dục và người bệnh viêm gan B

    Thứ Sáu 18/12/2015 06:35:00 PM

    Trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thì viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, âm đạo.




    Như chúng ta đã biết, trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thì viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, âm đạo. Bệnh viêm gan nói chung rất ít có triệu chứng biểu hiện cụ thể nên người bệnh khó có thể phòng bệnh và tránh lây truyền.


    Một số người đã nhiễm virut gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Đôi bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo; các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét. Có những test máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ.


    Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virut, mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là mối quan hệ một vợ một chồng đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vaccin phòng viêm gan C. Khi bị viêm gan B, không có nghĩa là bạn phải đoạn tuyệt với chuyện ấy.


    Phụ nữ mắc viêm gan B không nên uống thuốc tránh thai. Hãy lựa chọn bao cao su khi quan hệ tình dục. Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Một số chuyên gia khuyên nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.
    BS. Đào Anh


    http://suckhoedoisong.vn/tinh-duc-va...-b-n65774.html

  7. #207
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần


    Tỷ lệ điều trị bệnh viêm gan bị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn

    Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+) lúc : 18/12/15 22:13


    Việt Nam nằm trong vùng dịch viêm gan virus B (HBV) lưu hành cao và có đến 15-25% người mắc HBV mạn tính bị chết do xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song ở nước ta số bệnh nhân điều trị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn.


    Tuyên truyền, khám sàng lọc và tiêm vắc xin viêm gan B phòng bệnh cho trẻ sơ sinh tại tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



    Ngoài ra, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp, viêm gan virus C (HCV) cũng là vấn đề được xã hội quan tâm với khoảng 170 triệu người trên thế giới nhiễm căn bệnh này và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu được điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…

    Do đó, ngoài việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh, điều trị thành công cho người bệnh luôn là vấn đề đặt ra với các bác sỹ lâm sàng.

    Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc, trước khi điều trị bệnh, thầy thuốc cần trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu là gì? Điều trị cho ai? Điều trị bằng thuốc gì? Điều trị đến bao giờ?... Mục tiêu điều trị HBV là ngăn ngừa xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan và tử vong; còn mục tiêu điều trị HCV là làm sạch virus, ngừng tiến triển hoại tử, xơ gan và không còn triệu chứng bệnh.

    Tuy là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song hiện tỷ lệ điều trị viêm gan bị thất bại ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Thông tin này được phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội gan mật Hà Nội cho biết tại hội nghị cập nhật những kiến thức mới về điều trị viêm gan virus B và C do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức, ngày 18/12.

    Nguyên nhân dẫn đến việc điều trị HBV, HCV thất bại chủ yếu liên quan đến người bệnh như​ không tuân thủ theo yêu cầu của bác sỹ; sự đề kháng bẩm sinh với thuốc interferon alfa; tác dụng phụ; ngưng điều trị; giảm liều thuốc; điều trị không liên tục trong một đợt điều trị; thời gian điều trị không đủ…

    Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

    Cũng theo phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc, với những bệnh nhân trên 40 tuổi có thể xem xét điều trị HBV, HCV mặc dù men gan không tăng, nếu như gia đình bệnh nhân có tiền sử ung thư gan hoặc sinh thiết gan có tổn thương hoặc Fbroscan mức độ F2 trở lên.

    Để ngừa sự kháng thuốc bằng cách dự phòng, bệnh nhân cần tránh những điều trị không cần thiết, bắt đầu điều trị thuốc kháng virus có tỷ lệ kháng thuốc thấp hoặc phối hợp thuốc, sử dụng thuốc thay thế khi không đáp ứng tiên phát và theo dõi (xét nghiệm HBV DNA (PCR) 3-6 tháng một lần trong suốt thời gian điều trị, kiểm tra sự tuân thủ điều trị trong trường hợp có bùng phát virus, khẳng định kháng thuốc bằng xét nghiệm đột biến kháng thuốc./.



  8. #208
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần


    Tỷ lệ điều trị bệnh viêm gan bị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn

    Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+) lúc : 18/12/15 22:13


    Việt Nam nằm trong vùng dịch viêm gan virus B (HBV) lưu hành cao và có đến 15-25% người mắc HBV mạn tính bị chết do xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song ở nước ta số bệnh nhân điều trị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn.


    Tuyên truyền, khám sàng lọc và tiêm vắc xin viêm gan B phòng bệnh cho trẻ sơ sinh tại tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



    Ngoài ra, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp, viêm gan virus C (HCV) cũng là vấn đề được xã hội quan tâm với khoảng 170 triệu người trên thế giới nhiễm căn bệnh này và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu được điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…

    Do đó, ngoài việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh, điều trị thành công cho người bệnh luôn là vấn đề đặt ra với các bác sỹ lâm sàng.

    Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc, trước khi điều trị bệnh, thầy thuốc cần trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu là gì? Điều trị cho ai? Điều trị bằng thuốc gì? Điều trị đến bao giờ?... Mục tiêu điều trị HBV là ngăn ngừa xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan và tử vong; còn mục tiêu điều trị HCV là làm sạch virus, ngừng tiến triển hoại tử, xơ gan và không còn triệu chứng bệnh.

    Tuy là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song hiện tỷ lệ điều trị viêm gan bị thất bại ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Thông tin này được phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội gan mật Hà Nội cho biết tại hội nghị cập nhật những kiến thức mới về điều trị viêm gan virus B và C do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức, ngày 18/12.

    Nguyên nhân dẫn đến việc điều trị HBV, HCV thất bại chủ yếu liên quan đến người bệnh như​ không tuân thủ theo yêu cầu của bác sỹ; sự đề kháng bẩm sinh với thuốc interferon alfa; tác dụng phụ; ngưng điều trị; giảm liều thuốc; điều trị không liên tục trong một đợt điều trị; thời gian điều trị không đủ…

    Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

    Cũng theo phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc, với những bệnh nhân trên 40 tuổi có thể xem xét điều trị HBV, HCV mặc dù men gan không tăng, nếu như gia đình bệnh nhân có tiền sử ung thư gan hoặc sinh thiết gan có tổn thương hoặc Fbroscan mức độ F2 trở lên.

    Để ngừa sự kháng thuốc bằng cách dự phòng, bệnh nhân cần tránh những điều trị không cần thiết, bắt đầu điều trị thuốc kháng virus có tỷ lệ kháng thuốc thấp hoặc phối hợp thuốc, sử dụng thuốc thay thế khi không đáp ứng tiên phát và theo dõi (xét nghiệm HBV DNA (PCR) 3-6 tháng một lần trong suốt thời gian điều trị, kiểm tra sự tuân thủ điều trị trong trường hợp có bùng phát virus, khẳng định kháng thuốc bằng xét nghiệm đột biến kháng thuốc./.



  9. #209
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Cách phòng tránh ung thư cho người bị viêm gan B mãn tính

    Chủ nhật, 20/12/2015 08:01

    Một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bị nhiễm viêm gan mạn tính ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan.


    Ảnh minh hoạ: Internet

    1. Thận trọng với cả thảo mộc

    Người Việt Nam vẫn thường có quan niệm cây cỏ thì không gây hại. Nhiều người còn thích uống nhiều loại cây lá vì tin rằng giải độc làm mát gan. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus
    viêm gan B còn tin rằng càng uống các loại thảo mộc càng tốt cho bệnh.

    Thực tế, khi bị nhiễm virus viêm gan, gan của bạn yếu đi và các loại thảo mộc đều có nguy cơ gây hại cho gan, nhất là khi dùng quá nhiều. Hệ quả là quá trình xơ gan, ung thư gan của bệnh nhân viêm gan B sẽ tiến triển xấu hơn. Do đó đừng nghe lời đồn, khi muốn dùng thảo mộc gì bạn nên tham khảo bác sĩ điều trị.

    2. Bỏ thói quen uống thuốc tùy tiện

    Một số biệt dược có thể gây tổn thương gan, ngay cả ở người khỏe mạnh. Các loại thuốc này còn gây tác hại nguy hiểm với bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B.

    Do đó khi còn khỏe mạnh, bạn đã phải tránh cách dùng thuốc tùy tiện thì bây giờ càng phải cẩn thận hơn. Thuốc không cần kê đơn cũng đáng phải xem xét với bệnh nhân đã có virus viêm gan (HBV).

    3. Tránh xa thuốc và rượu

    Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc, trong rượu. Nếu bạn duy trì thói quen hút thuốc thì gan sẽ làm việc nhiều hơn và dễ suy yếu hơn, khả năng chống chọi với HBV kém hơn nhiều.

    Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan

    4. Chỉ ăn vừa đủ

    Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán.

    5. Vận động thường xuyên

    Tập thể dục tuy không thải trừ được virus HBV ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.



  10. #210
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

    Thứ ba, 22/12/2015 06:42

    Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B (viết tắt là nhiễm HBV) đúng là cũng giống như nhiễm HIV. Tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục;




    Xin bác sĩ cho biết có đúng là bệnh viêm gan B có cách lây giống HIV không? Bệnh có chữa được không? Nếu chữa phải uống những thuốc gì?

    Dương Thanh Huy (Nghệ An)



    Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B (viết tắt là nhiễm HBV) đúng là cũng giống như nhiễm HIV. Tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục; đường máu (từ đường tiêm chích); từ mẹ truyền sang con khi mang thai và lúc sinh.

    Tuy nhiên, nhiễm HBV có thuốc chữa và thuốc ngừa, chứ không phải hoàn toàn không chữa được. Khi làm xét nghiệm máu và có kết quả chính xác nhiễm HBV, nhưng nếu không có triệu chứng rối loạn (thể hiện các men gan ALT, AST khi xét nghiệm vẫn ở mức bình thường) thì người nhiễm an tâm không cần chữa trị gì cả, bởi vì không phải tất cả mọi người bị nhiễm đều phát bệnh. Có những người tuy mang mầm bệnh HBV suốt đời nhưng vẫn có thể chung sống “hòa bình”, không gây
    rối loạn chức năng gan

    nào cả.

    Trong trường hợp này, nếu người mang mầm bệnh biết giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không uống rượu và dùng bừa bãi thuốc, tinh thần lạc quan, thư thái, không lo âu phiền muộn thì bệnh sẽ không phát.

    Hiện nay có 2 thuốc tác động thực sự đến HBV và có thể loại trừ nó là: interferon alpha và lamivudin. Nhưng bác sĩ chỉ cho dùng khi người bệnh có dấu hiệu viêm gan mạn hoạt động và có biểu hiện siêu vi đang nhân đôi (xét nghiệm thấy HBsAg dương tính, HbsAg dương tính, HBV DNA dương tính). Người bị nhiễm không cần chữa trị vẫn nên tái khám sau mỗi 6 tháng hay 1 năm để theo dõi.


    Theo BS Phương Hà - Sức khỏe & Đời sống

  11. #211
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biến chứng của viêm gan B nguy hiểm thế nào?

    Thứ hai, 21/12/2015 16:19

    Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Người bệnh có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn.







    Xơ gan:
    Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Người bệnh có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn.


    Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám và điều trị sớm làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.



    Suy gan:
    Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan.


    Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình.


    Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.



    Ung thư gan:
    Những người bị nhiễm
    viêm gan B mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan. Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng và phù, cường lách, sụt cân và sốt.


    Ngoài ra, khối u gan có thể sản xuất và phóng thích những chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu và tăng canxi máu. Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, trong khi đó phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn.


    Lời khuyên của thầy thuốc

    Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. Do đó nếu nghi ngờ bị nhiễm virut viêm gan B, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xét nghiệm và điều trị sớm.


    Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát được diễn biến của bệnh và phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác.


    Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc điều trị theo mách bảo, hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.


    Nếu được điều trị tốt những người nhiễm virut viêm gan B mạn tính có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

    Quan trọng nhất, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B. Cần chú ý đến các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp bảo vệ mình thích hợp đồng thời tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm vắc - xin viêm gan B.


    Các cặp vợ chồng trước khi kết hôn cần xét nghiệm viêm gan B cho cả hai vợ chồng. Nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.


    Đối với trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B cần tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất.
    Theo BS Nguyễn Văn An - Sức khỏe và Đời sống

  12. #212
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan virus B, C đúng phác đồ làm giảm nguy cơ tử vong.

    Thứ Năm, ngày 24/12/2015 08:00 AM (GMT+7)


    Viêm gan virus B (HBV), C (HCV) là vấn đề y tế mang tính chất toàn cầu và được xã hội quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 240 triệu người trên thế giới mang HBV mạn tính, khoảng 170 triệu người nhiễm virus viêm gan C (HCV) và có tới 3-4 triệu người mắc mới virus viêm gan C mỗi năm

    Người mang virus B, C nếu điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong,…Vì vậy, ngoài chẩn đoán và tiên lượng bệnh, điều trị thành công cho người bệnh luôn là vấn đề đặt ra với các bác sỹ lâm sàng. Tuy nhiên, tại Hội nghị “Cập nhật điều trị viêm gan virus B và C” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 18/12/2015 đã giải quyết được những vấn đề trên.





    Viêm ganB, C có thể gây xơ gan, ung thư gan,…

    Xét nghiệm - kỹ thuật cần thiết chẩn đoán bệnh viêm gan B, C



    Tại Việt Nam ý thức phòng bệnh viêm gan B, C còn hạn chế do bản thân người dân chưa quan tâm đến bệnh hoặc do mạng lưới y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu chẩn đoán và điều trị. PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cho ví dụ: theo dõi 100 bệnh nhân đến thăm dò xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên, trong đó có tới 50 trường hợp biết mình bị xơ gan, ung thư gan từ khi bị viêm gan.





    Chất lượng xét nghiệm được bảo đảm nhanh chóng, chính xác tại Bệnh viện MEDLATEC.

    Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học, bệnh viêm gan B, C có thể phát hiện qua xét nghiệm tầm soát. PGS Ngọc cho biết: đối với bệnh viêm gan B, cần xét nghiệm xem có kháng nguyên bề mặt (HBsAg) không, nếu HBsAg dương tính thì làm sâu thêm một số xét nghiệm men gan (AST, ALT), công thức máu, yếu tố đông máu. Nếu kết quả có tổn thương tế bào gan, phải làm tiếp xét nghiệm định lượng virus viêm gan B (HBV DNA), kết quả định lượng virus viêm gan B có sự nhân lên của virus, lúc này cần điều trị.


    Đối với bệnh viêm gan C, xét nghiệm HCVAb có giá trị đánh giá xem có bị viêm gan C hay không. Nếu xét nghiệm này dương tính thì cần kiểm tra thêm định lượng HCV RNA. Kết quả định lượng HCV RNA thì cần điều trị.


    Phương pháp mới điều trị viêm gan virus B, C



    PGS Ngọc cho biết: mục tiêu điều trị HBV là ngăn ngừa xơ gan, ung thư biểu mô tế gan và tử vong, còn mục tiêu điều trị HCV là làm sạch virus, ngừng tiến triển hoại tử, xơ gan và không còn triệu chứng bệnh.





    PGS. TS Trịnh Thị Ngọc báo cáo tại hội nghị.

    Hiện nay có 3 thuốc ưu tiên sử dụng để điều trị viêm gan virus B là Entercavir, Tenofovir và peg- IFN, trong đó thuốc Peg-IFN là yếu tố tiên đoán cho đáp ứng bền vững, thực tiễn trị liệu đáp ứng khi dùng nồng độ HBsAg trong điều trị Peg-IFN.


    Để điều trị viêm gan virus C, thuốc interferon có tác dụng rất tốt trong điều trị. Phác đồ điều trị tối ưu nhất đối với viêm gan virus C là sử dụng PegInterferon-a kết hợp với Ribavirin. Ngoài ra, còn có rất nhiều tiến bộ trong điều trị cho kết quả cao bằng sử dụng các loại thuốc uống không cần dùng Peg- IFN ở Mỹ hoặc các nước phát triển như Tây Âu. Tuy nhiên, giá thành để điều trị rất đắt có thể gần 2 tỷ cho đợt điều trị.


    Trong quá trình điều trị, để ngừa kháng thuốc cần dự phòng (tránh những điều trị không cần thiết, bắt đầu điều trị thuốc kháng virus có tỷ lệ kháng thuốc thấp hoặc phối hợp thuốc, sử dụng thuốc thay thế khi không đáp ứng tiên phát) và theo dõi (xét nghiệm HBV DNA định kỳ 3-6 tháng/lần trong suốt thời gian điều trị, kiểm tra sự tuân thủ điều trị trong trường hợp có bùng phát virus, khẳng định kháng thuốc bằng xét nghiệm đột biến kháng thuốc).


    Ngoài ra, PGS Ngọc khuyến cáo việc điều trị thất bại có thể liên quan đến người bệnh như không tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ, sự đề kháng bẩm sinh với thuốc interferon alfa, tác dụng phụ, ngưng điều trị, giảm liều thuốc, điều trị không liên tục trong một đợt điều trị, thời gian điều trị không đủ,… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.
    (Theo Khám phá)

  13. #213
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan virus B, C đúng phác đồ làm giảm nguy cơ tử vong.

    Thứ Năm, ngày 24/12/2015 08:00 AM (GMT+7)


    Viêm gan virus B (HBV), C (HCV) là vấn đề y tế mang tính chất toàn cầu và được xã hội quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 240 triệu người trên thế giới mang HBV mạn tính, khoảng 170 triệu người nhiễm virus viêm gan C (HCV) và có tới 3-4 triệu người mắc mới virus viêm gan C mỗi năm

    Người mang virus B, C nếu điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong,…Vì vậy, ngoài chẩn đoán và tiên lượng bệnh, điều trị thành công cho người bệnh luôn là vấn đề đặt ra với các bác sỹ lâm sàng. Tuy nhiên, tại Hội nghị “Cập nhật điều trị viêm gan virus B và C” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 18/12/2015 đã giải quyết được những vấn đề trên.





    Viêm ganB, C có thể gây xơ gan, ung thư gan,…

    Xét nghiệm - kỹ thuật cần thiết chẩn đoán bệnh viêm gan B, C



    Tại Việt Nam ý thức phòng bệnh viêm gan B, C còn hạn chế do bản thân người dân chưa quan tâm đến bệnh hoặc do mạng lưới y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu chẩn đoán và điều trị. PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cho ví dụ: theo dõi 100 bệnh nhân đến thăm dò xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên, trong đó có tới 50 trường hợp biết mình bị xơ gan, ung thư gan từ khi bị viêm gan.





    Chất lượng xét nghiệm được bảo đảm nhanh chóng, chính xác tại Bệnh viện MEDLATEC.

    Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học, bệnh viêm gan B, C có thể phát hiện qua xét nghiệm tầm soát. PGS Ngọc cho biết: đối với bệnh viêm gan B, cần xét nghiệm xem có kháng nguyên bề mặt (HBsAg) không, nếu HBsAg dương tính thì làm sâu thêm một số xét nghiệm men gan (AST, ALT), công thức máu, yếu tố đông máu. Nếu kết quả có tổn thương tế bào gan, phải làm tiếp xét nghiệm định lượng virus viêm gan B (HBV DNA), kết quả định lượng virus viêm gan B có sự nhân lên của virus, lúc này cần điều trị.


    Đối với bệnh viêm gan C, xét nghiệm HCVAb có giá trị đánh giá xem có bị viêm gan C hay không. Nếu xét nghiệm này dương tính thì cần kiểm tra thêm định lượng HCV RNA. Kết quả định lượng HCV RNA thì cần điều trị.


    Phương pháp mới điều trị viêm gan virus B, C



    PGS Ngọc cho biết: mục tiêu điều trị HBV là ngăn ngừa xơ gan, ung thư biểu mô tế gan và tử vong, còn mục tiêu điều trị HCV là làm sạch virus, ngừng tiến triển hoại tử, xơ gan và không còn triệu chứng bệnh.





    PGS. TS Trịnh Thị Ngọc báo cáo tại hội nghị.

    Hiện nay có 3 thuốc ưu tiên sử dụng để điều trị viêm gan virus B là Entercavir, Tenofovir và peg- IFN, trong đó thuốc Peg-IFN là yếu tố tiên đoán cho đáp ứng bền vững, thực tiễn trị liệu đáp ứng khi dùng nồng độ HBsAg trong điều trị Peg-IFN.


    Để điều trị viêm gan virus C, thuốc interferon có tác dụng rất tốt trong điều trị. Phác đồ điều trị tối ưu nhất đối với viêm gan virus C là sử dụng PegInterferon-a kết hợp với Ribavirin. Ngoài ra, còn có rất nhiều tiến bộ trong điều trị cho kết quả cao bằng sử dụng các loại thuốc uống không cần dùng Peg- IFN ở Mỹ hoặc các nước phát triển như Tây Âu. Tuy nhiên, giá thành để điều trị rất đắt có thể gần 2 tỷ cho đợt điều trị.


    Trong quá trình điều trị, để ngừa kháng thuốc cần dự phòng (tránh những điều trị không cần thiết, bắt đầu điều trị thuốc kháng virus có tỷ lệ kháng thuốc thấp hoặc phối hợp thuốc, sử dụng thuốc thay thế khi không đáp ứng tiên phát) và theo dõi (xét nghiệm HBV DNA định kỳ 3-6 tháng/lần trong suốt thời gian điều trị, kiểm tra sự tuân thủ điều trị trong trường hợp có bùng phát virus, khẳng định kháng thuốc bằng xét nghiệm đột biến kháng thuốc).


    Ngoài ra, PGS Ngọc khuyến cáo việc điều trị thất bại có thể liên quan đến người bệnh như không tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ, sự đề kháng bẩm sinh với thuốc interferon alfa, tác dụng phụ, ngưng điều trị, giảm liều thuốc, điều trị không liên tục trong một đợt điều trị, thời gian điều trị không đủ,… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.
    (Theo Khám phá)

  14. #214
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những quan niệm sai lầm khiến viêm gan B, C nặng hơn

    Ngày 27 Tháng 12, 2015 | 07:30 AM

    GiadinhNet - Nhiễm virus viêm gan B có thể dẫn đến các biến chứng nặng như suy gan, xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, nhiều quan niệm sai lầm khiến viêm gan B, C nặng hơn mà nhiều người vẫn hay mắc. Cùng điểm lại những quan niệm sai lầm này xem bạn có mắc không nhé.





    Cần xét nghiệm để phát hiện sớm viêm gan B. Ảnh minh họa: P.T



    Những quan niệm tai hại


    Những quan niệm sai lầm được đưa ra tại Hội nghị “Cập nhật điều trị viêm gan virus B và C” do Bệnh viện (BV) Đa khoa Medlatec vừa tổ chức:


    * Viêm gan B là bệnh di truyền


    Đây là bệnh lây truyền theo đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh không phải di truyền nhưng nếu mẹ bị nhiễm sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ. 95% nguy cơ có thể hạn chế nếu dự phòng đúng cách. Bệnh viêm gan B có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng vaccine. Còn viêm gan C hiện chưa có vaccine phòng ngừa mà chủ yếu là phòng từ đường lây.


    * Bị lây viêm gan B,C khi ăn chung hoặc tiếp xúc với người bị bệnh


    Như đã nói ở trên, nguồn lây của bệnh viêm gan B,C không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B…


    * Tất cả người viêm gan B, C đều chết vì xơ gan và ung thư gan


    Ở người lớn, viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.


    Khi nhiễm viêm gan, bệnh nhân có thể có triệu chứng hoặc không. Sau 6 tháng mang virus là viêm gan B mãn tính và có khả năng chuyển sang xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị kịp thời.


    * Đã tiêm phòng virus viêm gan B là không bị viêm gan virus B


    Tiêm vaccine phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh. Bởi vậy, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp, chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính, việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.


    * Bị viêm gan B, C không được sinh con


    Những người viêm gan B, C vẫn có con bình thường, điều quan trọng là phòng cho con không bị nhiễm. Với người mẹ mang virus viêm gan B phải xem virus có phát triển hay không. Người mẹ có HbsAg dương tính, thai tháng thứ 5 phải xét nghiệm AbsAg + và ADN HBV có dương tính hay không. Nếu dương tính, mẹ cần uống thuốc bắt đầu thai tháng thứ 5 và kéo dài sau sinh 1 – 2 tháng. Con cần tiêm ngay sau sinh vaccine viêm gan B và kháng thể Hepabig. Thực hiện các biện pháp này, tỷ lệ lây truyền cho con rất thấp.


    * Mổ đẻ không lây nhiễm


    Nhiều người nghĩ khi bị viêm gan B, C thì mổ đẻ sẽ không lây truyền cho con nhưng về khoa học, mổ đẻ hay sinh thường không khác nhau về lây truyền. Ngoài ra, cho con bú cũng không lây truyền như nhiều người vẫn nghĩ.


    Giải pháp mới điều trị viêm gan B, C


    Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Giám đốc Cận lâm sàng, BV Đa khoa Medlatec, trong nhiều năm qua, do tính chất âm thầm của bệnh nên nhiều người không biết đến viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C, đây là hai “kẻ thù thầm lặng” rất nguy hiểm. Việt Nam có hơn 8% người nhiễm viêm gan B mạn tính, khoảng 15-25% người nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư tế bào gan. Với viêm gan virus C, trên thế giới hiện có khoảng 170 triệu người nhiễm virus viêm gan C (HCV) và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…


    PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cũng cho biết, nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã biến thành xơ gan, ung thư gan trong đó 50% trường hợp xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên biết mình bị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B, C phải mất 20 năm để chuyển sang xơ gan và sau đó nhiều năm sẽ chuyển sang ung thư tế bào gan.


    Đối với viêm gan virus B, hiện nay có 3 thuốc ưu tiên sử dụng để điều trị là Entercavir, Tenofovir và Peg- IFN, trong đó thuốc Peg-IFN là yếu tố tiên đoán cho đáp ứng bền vững. Đối với viêm gan C, thuốc interferon có tác dụng rất tốt trong điều trị. Phác đồ điều trị tối ưu nhất đối với viêm gan virus C là sử dụng PegInterferon-á kết hợp với Ribavirin. Ngoài ra, còn có rất nhiều tiến bộ trong điều trị cho kết quả cao bằng sử dụng các loại thuốc uống không cần dùng Peg- IFN ở Mỹ hoặc các nước phát triển như Tây Âu. Tuy nhiên, giá thành để điều trị rất đắt có thể gần 2 tỷ cho đợt điều trị.


    Các chuyên gia khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh viêm gan virus thì người dân cần phải đi khám định kỳ, trong quá trình khám sức khỏe, nhân viên y tế sẽ tư vấn làm các xét nghiệm cần thiết. Chỉ có xét nghiệm mới có thể khẳng định được là viêm gan C hay B.


    “Nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã biến thành xơ gan, ung thư gan, trong đó 50% trường hợp xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên biết mình bị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B, C phải mất 20 năm để chuyển sang xơ gan và sau đó nhiều năm sẽ chuyển sang ung thư tế bào gan”.
    PGS.TS Trịnh Thị Ngọc (nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội)

    Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

  15. #215
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những quan niệm sai lầm khiến viêm gan B, C nặng hơn

    Ngày 27 Tháng 12, 2015 | 07:30 AM

    GiadinhNet - Nhiễm virus viêm gan B có thể dẫn đến các biến chứng nặng như suy gan, xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, nhiều quan niệm sai lầm khiến viêm gan B, C nặng hơn mà nhiều người vẫn hay mắc. Cùng điểm lại những quan niệm sai lầm này xem bạn có mắc không nhé.





    Cần xét nghiệm để phát hiện sớm viêm gan B. Ảnh minh họa: P.T



    Những quan niệm tai hại


    Những quan niệm sai lầm được đưa ra tại Hội nghị “Cập nhật điều trị viêm gan virus B và C” do Bệnh viện (BV) Đa khoa Medlatec vừa tổ chức:


    * Viêm gan B là bệnh di truyền


    Đây là bệnh lây truyền theo đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh không phải di truyền nhưng nếu mẹ bị nhiễm sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ. 95% nguy cơ có thể hạn chế nếu dự phòng đúng cách. Bệnh viêm gan B có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng vaccine. Còn viêm gan C hiện chưa có vaccine phòng ngừa mà chủ yếu là phòng từ đường lây.


    * Bị lây viêm gan B,C khi ăn chung hoặc tiếp xúc với người bị bệnh


    Như đã nói ở trên, nguồn lây của bệnh viêm gan B,C không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B…


    * Tất cả người viêm gan B, C đều chết vì xơ gan và ung thư gan


    Ở người lớn, viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.


    Khi nhiễm viêm gan, bệnh nhân có thể có triệu chứng hoặc không. Sau 6 tháng mang virus là viêm gan B mãn tính và có khả năng chuyển sang xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị kịp thời.


    * Đã tiêm phòng virus viêm gan B là không bị viêm gan virus B


    Tiêm vaccine phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh. Bởi vậy, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp, chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính, việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.


    * Bị viêm gan B, C không được sinh con


    Những người viêm gan B, C vẫn có con bình thường, điều quan trọng là phòng cho con không bị nhiễm. Với người mẹ mang virus viêm gan B phải xem virus có phát triển hay không. Người mẹ có HbsAg dương tính, thai tháng thứ 5 phải xét nghiệm AbsAg + và ADN HBV có dương tính hay không. Nếu dương tính, mẹ cần uống thuốc bắt đầu thai tháng thứ 5 và kéo dài sau sinh 1 – 2 tháng. Con cần tiêm ngay sau sinh vaccine viêm gan B và kháng thể Hepabig. Thực hiện các biện pháp này, tỷ lệ lây truyền cho con rất thấp.


    * Mổ đẻ không lây nhiễm


    Nhiều người nghĩ khi bị viêm gan B, C thì mổ đẻ sẽ không lây truyền cho con nhưng về khoa học, mổ đẻ hay sinh thường không khác nhau về lây truyền. Ngoài ra, cho con bú cũng không lây truyền như nhiều người vẫn nghĩ.


    Giải pháp mới điều trị viêm gan B, C


    Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Giám đốc Cận lâm sàng, BV Đa khoa Medlatec, trong nhiều năm qua, do tính chất âm thầm của bệnh nên nhiều người không biết đến viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C, đây là hai “kẻ thù thầm lặng” rất nguy hiểm. Việt Nam có hơn 8% người nhiễm viêm gan B mạn tính, khoảng 15-25% người nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư tế bào gan. Với viêm gan virus C, trên thế giới hiện có khoảng 170 triệu người nhiễm virus viêm gan C (HCV) và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…


    PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cũng cho biết, nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã biến thành xơ gan, ung thư gan trong đó 50% trường hợp xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên biết mình bị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B, C phải mất 20 năm để chuyển sang xơ gan và sau đó nhiều năm sẽ chuyển sang ung thư tế bào gan.


    Đối với viêm gan virus B, hiện nay có 3 thuốc ưu tiên sử dụng để điều trị là Entercavir, Tenofovir và Peg- IFN, trong đó thuốc Peg-IFN là yếu tố tiên đoán cho đáp ứng bền vững. Đối với viêm gan C, thuốc interferon có tác dụng rất tốt trong điều trị. Phác đồ điều trị tối ưu nhất đối với viêm gan virus C là sử dụng PegInterferon-á kết hợp với Ribavirin. Ngoài ra, còn có rất nhiều tiến bộ trong điều trị cho kết quả cao bằng sử dụng các loại thuốc uống không cần dùng Peg- IFN ở Mỹ hoặc các nước phát triển như Tây Âu. Tuy nhiên, giá thành để điều trị rất đắt có thể gần 2 tỷ cho đợt điều trị.


    Các chuyên gia khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh viêm gan virus thì người dân cần phải đi khám định kỳ, trong quá trình khám sức khỏe, nhân viên y tế sẽ tư vấn làm các xét nghiệm cần thiết. Chỉ có xét nghiệm mới có thể khẳng định được là viêm gan C hay B.


    “Nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã biến thành xơ gan, ung thư gan, trong đó 50% trường hợp xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên biết mình bị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B, C phải mất 20 năm để chuyển sang xơ gan và sau đó nhiều năm sẽ chuyển sang ung thư tế bào gan”.
    PGS.TS Trịnh Thị Ngọc (nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội)

    Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

  16. #216
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm định lượng HbsAg bao lâu có kết quả?


    Thứ tư, 30/12/2015 10:24

    Bác sĩ ơi cho em hỏi xét nghiệm định lượng HbsAg bao lâu có kết quả ạ. Có thể xong trong ngày không, thưa bác sĩ? (Uyên Nhi - nhinguyen6@gmail.com).







    Ảnh minh họa


    Chào em

    * Xét nghiệm định lượng HBsAg là xét nghiệm chuyên sâu do bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật chỉ định trong các trường hợp theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan B bằng cách theo dõi số lượng áo khoác vi-rút do chính vi-rút viêm gan B sản sinh ra nhằm gián tiếp đánh giá sự hoạt động của mầm bệnh viêm gan B có trong tế bào gan mà trước đây không đánh giá qua xét nghiệm thông thường được.

    * Xét nghiệm này không phải phòng xét nghiệm nào cũng thực hiện được.

    * Kết quả định lượng thường biểu hiện bằng con số (ví dụ 2100 UI/l) với giá trị bình thường (không bị bệnh là 0,05UI/l)



    * Thông thường thời gian để trả kết quả này trong vòng 1 buổi (sáng >> chiều)

    BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương


  17. #217
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả xét nghiệm dưới đây có phải ung thư gan?

    Thứ tư, 30/12/2015 17:51

    Cháu chào bác sĩ. Nhờ bác sĩ xem giúp cháu các chỉ số xét nghiệm của bố cháu với ạ.





    Chào BS,

    * Bố cháu bị viêm gan B có theo khám bác sĩ, tháng trước bố cháu xét nghiệm chỉ số là :

    MDRD - 4: 84
    A.F.P : 2.00
    HBeAg : NEG S/CO =0.991
    HBV DNA Taqman : 61710 (4.79 Log10)

    * Hôm nay 1 tháng đi tái khám chỉ số là:

    MDRD - 4: 81
    A.F.P : 2.89
    HBV DNA Taqman : 28249 (4.45 Log10)

    * Cho cháu hỏi chỉ số vậy có tiến triển tốt không ạ, có giảm bệnh nhiều không. Tại bố cháu già rồi vào gặp bác sĩ nhưng không hỏi kỹ nên cháu lo lắng hỏi thêm.

    Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.


    (ha le - hhtranle@gmail.com)



    Ảnh minh họa
    Chào em

    * Với kết quả của bố em thì tuổi đã lớn, qua 2 lần xét nghiệm:

    - Chức năng thận rất tốt (chỉ số lọc của thận là MMRD-4 cả 2 lần rất tốt)

    - Xét nghiệm kiểm tra ung thư gan ở cả 2 lần đều rất thấp, gần như không bị ung thư gan.

    - Chỉ số hoat động của vi-rut viêm gan B ở 2 lần đều thấp.


    * Tôi không khám bệnh trực tiếp cho bố em nên không rõ là bố em bị viêm gan B mãn thể hoạt động hay thể ngủ yên nhưng tạm thời với những gì em cung cấp, tôi dự đoán bố em ở thể ngủ yên .

    - Nếu thật sự bố em ở thể ngủ yên và chỉ đang điều trị hỗ trợ gan thì tình trạng như vậy là rất tốt và ổn định, chỉ cần theo dõi và điều trị hỗ trợ bảo vệ gan thôi.

    - Còn nếu bố em ở thể hoạt động và đang điều trị tấn công thì vì chỉ mới sau 1 tháng nên chưa thấy đáp ứng rõ nhưng có điều chắc chắn là bệnh không nặng lên. Cần kiểm tra lại sau 3 tháng nữa.




    BS CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương


  18. #218
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ Bác sĩ xem giúp kết quả xét nghiệm?

    Thứ tư, 30/12/2015 17:18

    Kết quả xét nghiệm của em là Anti-HBs định lượng, kết quả 2.0, trị số bình thường (2-10) IU/L, HBsAg (ELISA), kết quả 1127.0, trị số bình thường <1 COI, HBeAg (ELISA), kết quả 2014.0, trị số bình thường <1COI.





    Thưa BS,

    Em đi xét nghiệm máu kết quả như sau:

    - Anti-HBs định lượng, kết quả 2.0, trị số bình thường (2-10) IU/L.

    - HBsAg (ELISA), kết quả 1127.0, trị số bình thường <1 COI

    - HBeAg (ELISA), kết quả 2014.0, trị số bình thường <1COI.



    Xin bác sĩ cho em biết kết quả trường hợp bệnh của em và cách điều trị như thế nào? Em cám ơn bác sĩ rất nhiều?

    (Le Huy - lehuy525@gmail.com)



    Ảnh minh họa


    Chào em,

    * Kết quả này cho thấy :

    - Em không có kháng thể ngừa bệnh
    viêm gan B

    - Em đã nhiễm vi-rút
    viêm gan B mãn

    - Khả năng vi-rút viêm gan B của em đang sinh sản

    * Tôi không khám bệnh trực tiếp cho em nên không thể trả lời chính xác được nhưng nhiều khả năng em bị viêm gan B thể người lành mang mầm bệnh. Em cần đi khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật để được xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm xác định đúng thể bệnh của em. Nếu đúng là thể người lành mang mầm thì cần theo dõi sát khi vi-rút bắt đầu hoạt động sẽ tiến hành điều trị, còn nếu ở thể hoạt động thì cần điều trị tích cực ngay tránh diễn tiến xơ gan về sau.





    BS CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương


  19. #219
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hôn "vùng kín" thì có bị viêm gan B không?

    Thứ hai, 18/01/2016 16:26

    Em và người yêu có "gần gũi" với nhau, người yêu em chỉ hôn "vùng kín" của em. Vậy bệnh viêm gan B có lây thể lây nhiễm từ anh ấy sang em hay không?






    Chào em!


    Viêm gan B, cũng như HIV, có 3 con đường lây nhiễm chủ yếu là đường quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con và đường máu. Quan hệ tình dục bằng bất cứ hình thức nào nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ thì cũng đều có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, đặc biệt là vùng kín có những vết thương, vết xây xước, chảy máu.



    Với trường hợp của em, nếu bạn trai chỉ hôn vùng kín thì sẽ không có gì phải lo lắng, nhưng nếu miệng của anh ấy và vùng kín của em lại có những vết thương hay xây xước như tôi đã nói ở trên thì khả năng lây nhiễm viêm gan B hoàn toàn có thể xảy ra.


    Sau khi "gần gũi" ít nhất 15 - 20 ngày em nên đi làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B, nếu âm tính thì em nên thực hiện tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ mình tốt hơn nhé.


    Chúc em may mắn!


    Theo Cửa sổ tình yêu

  20. #220
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    6 Nguyên nhân gây suy gan mà bạn không ngờ tới

    Thứ Năm 21/1/2016 05:45:45 PM

    SKĐS - Rượu thường bị qui là thủ phạm gây suy gan. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể làm suy yếu gan và cuối cùng là khiến nó không hoạt động. Dưới đây là những nguyên nhân gây suy gan và cách phòng tránh.


    1. Hội chứng chuyển hóa


    Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, mỡ bụng, đường huyết cao, chu vi vòng bụng lớn. Những yếu tố nguy cơ này làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2. Mặc dù, tất cả mọi người đều ý thức được điều này, nhưng ít người biết rằng hội chứng chuyển hóa cuối cùng có thể gây suy gan. Trên thực tế, nó là một nguyên nhân chính của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Quá nhiều glucose hoặc đường trong máu được tích trữ thành mỡ trong gan, có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm và để lại sẹo. Sau một thời gian, gan kém hoạt động và dẫn tới suy. Nếu các tĩnh mạch gan bị tổn hại, nó có thể hạn chế lưu thông máu và dẫn đến tăng huyết áp kịch phát đe dọa tính mạng.

    Phòng tránh: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tư vấn bác sĩ nếu bạn có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Cách này không chỉ giúp bạn phòng tránh được các bệnh tim mạch và tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe của gan.

    2. Nhiễm vi-rút
    Các nhiễm trùng vi-rút phổ biến nhất có thể dẫn tới suy gan là viêm gan B và C. Ngoài ra, còn có nguy cơ gắn liền với viêm gan A. Bệnh mụn rộp không được điều trị cũng có thể dẫn tới suy gan.


    Phòng tránh: Suy gan do viêm gan có thể phòng trách được bằng cách tiêm phòng, điều trị sớm và uống thuốc theo chỉ định hoặc quan hệ tình dục an toàn. Nhớ là bạn có thể bị viêm gan C nếu quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.

    3. Béo phì
    Béo phì là một tình trạng mạn tính và có thể dẫn tới những rối loạn sức khỏe khác nhau bao gồm gan nhiễm mỡ. Dư thừa chất béo tích tụ trong gan có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, từ đó gây tổn thương cho các tế bào gan. Điều này dẫn tới xơ gan hoặc sẹo trong gan và cuối cùng là suy gan.


    Phòng tránh: Nếu bạn có chỉ số BMI cao và béo phì, bạn cần kiểm soát trọng lượng của mình. Ăn uống hợp lý, luyện tập thường xuyên và có thể lựa chọn phẫu thuật giảm cân. Tuy nhiên, đây nên là lựa chọn cuối cùng. Duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh có thể giúp bạn tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch và hơn nữa là phòng tránh suy gan.

    4. Các loại thuốc
    Một số thuốc kê đơn gồm kháng sinh, các thuốc chống viêm không steroid và chống co giật có thể gây suy gan cấp. Những người bị bệnh lao và uống thuốc trong thời gian dài cũng có thể có nguy cơ cao hơn.

    Phòng tránh: Dừng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về những rắc rối với thuốc kê đơn bạn gặp. Một số người dễ bị phản ứng với những loại thuốc nhất định hơn so với những người khác. Vì vậy cần thảo luận chi tiết với các bác sĩ về loại thuốc bạn uống và những nguy cơ của nó đối với những cơ quan quan trọng trong cơ thể.

    5. Các bệnh tự miễn
    Viêm gan tự miễn là tình trạng các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan và phá hủy chúng. Đây là tình trạng mạn tính và dẫn tới viêm và tổn thương gan. Khi hệ miễn dịch tấn công những tế bào gan khỏe mạnh, nó có thể dẫn đến xơ gan, là tình trạng các mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh và làm tắc nghẽn lưu thông máu tới gan.

    Phòng tránh: Khi hệ miễn dịch của cơ thể chống lại bạn, sẽ rất khó để ngăn chặn. Nhưng nhờ chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp, tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ghép gan có thể trở nên cần thiết để đối phó với tình trạng này.

    6. Bổ sung thảo dược
    Đôi khi các thảo thuốc thảo dược không kê đơn được cho là an toàn cũng có thể là mối đe dọa cho gan. Các độc tố hoặc hóa chất trong các chế phẩm thảo dược có thể khiến gan dần dần bị sẹo và tổn thương.

    Phòng tránh: Không dùng các loại thuốc thảo dược nhất là trong thời gian dài mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
    BS Cẩm Tú
    (Theo THS)

Trang 11 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •