Trang 16 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 6141516
Kết quả 301 đến 311 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #301
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nồng độ virus không giảm sau điều trị viêm gan C, phải làm sao?

    Thứ sáu, 26/08/2016 17:27
    Tôi bị viêm gan C type 1, điều trị đến tuần 24 nhưng nồng độ virus trong máu không giảm thì có phải ngưng điều trị không hay tiếp tục uống thuốc như đã kê?







    Chào AloBacsi,

    Tôi bị viêm gan C type 1, điều trị đến tuần 24 nhưng nồng độ virus trong máu không giảm thì có phải ngưng điều trị không hay tiếp tục uống thuốc như đã kê? Chỗ tôi cách bệnh viện khá xa nên cần bác sĩ tư vấn trước. Chân thành cảm ơn.
    (Trịnh Quang - Tiền Giang)

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Chào bạn,



    Trường hợp của bạn rơi vào tình trạng kháng thuốc theo phác đồ cũ. Bạn cần tái khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định, đánh giá lại tình trạng gan. Đồng thời, xem xét chuyển sang các
    phác đồ mới và phối hợp nhằm điều trị dứt điểm cho bạn. Tuy nhiên, trường hợp của bạn là khó điều trị và dễ bị tái phát.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    AloBacsi.com

  2. #302
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm sao để có kháng thể ngừa bệnh viêm gan siêu vi B?





    Thứ bảy, 27/08/2016 15:0



    Xn hỏi BS trường hợp của tôi là như thế nào và làm thế nào để tôi có kháng thể ngừa bệnh viêm gan siêu vi B?













    Hằng năm tôi đều khám sức khỏe định kỳ tại cơ quan và mấy năm qua tôi đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B rất nhiều (mỗi năm tiêm 3 mũi), tuy nhiên đến nay cơ thể tôi đều không đủ kháng thể để ngừa bệnh viêm gan siêu vi B vì mỗi lần khám sức khỏe định kỳ là tôi đều được đề nghị chích ngừa viêm gan siêu vi B.

    Hiện cơ thể tôi bình thường, xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi là như thế nào và làm thế nào để tôi có kháng thể ngừa bệnh viêm gan siêu vi B? Nguyễn Duy Bình (duybinh1269@...)
    Trả lời:
    Bạn không nêu rõ bạn mấy tuổi, đã chích ngừa với loại văcxin gì. Tuy nhiên từ câu hỏi của bạn tôi xin giải thích một số điểm như sau.
    Nồng độ kháng thể (anti-HBs) đủ để bảo vệ chúng ta là trên 10mUI/ml. Nếu trên ngưỡng này là văcxin đã có hiệu quả rồi, không cần quá cao đâu. Do đó bạn nên tư vấn bác sĩ để được biết nồng độ kháng thể của mình đã đủ chưa.
    Nếu bạn chủng ngừa với loại văcxin tái tổ hợp (Engerix B chẳng hạn) và bạn là người trưởng thành khỏe mạnh (20-30 tuổi khi bắt đầu chủng ngừa viêm gan siêu vi B) thì 95% sẽ chắc chắn có nồng độ kháng thể trên 10mUI/ml đủ sức bảo vệ.
    Tuy nhiên tỉ lệ này sẽ giảm đi khi bạn bị béo phì, hút thuốc lá hay có bệnh gan khác hoặc bệnh thận kèm theo hoặc dùng một số thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra tuổi bắt đầu chích ngừa quá trễ cũng làm giảm tỉ lệ thành công của văcxin. Chẳng hạn như bắt đầu chích ngừa ở tuổi trên 40 thì tỉ lệ xuất hiện kháng thể đủ mức bảo vệ chỉ còn 86%. Còn nếu bắt đầu chủng ngừa ở tuổi trên 60 thì tỉ lệ xuất hiện kháng thể đủ mức bảo vệ chỉ khoảng 50% là tối đa.
    Nếu bạn không may mắn rơi vào nhóm không thành công khi chủng ngừa (tức là nồng độ kháng thể thấp dưới 10mUI/ml dù đã chích ngừa đúng phác đồ với loại văcxin tái tổ hợp thế hệ mới được bảo quản đúng cách) thì bạn nên chú ý phòng bệnh bằng các phương pháp khác như tình dục an toàn, thận trọng khi dùng các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu... vì siêu vi viêm gan B lây qua đường máu.
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương
    Phó khoa nội tiêu hóa - BV Nguyễn Tri Phương - Tuổi trẻ


  3. #303
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ ba, 30/08/2016 07:25
    Viêm gan C - thủ phạm âm thầm gây ung thư gan

    Viêm gan C được phát hiện vào năm 1989 và số ca tử vong do vi rút này gây ra đang ngày một tăng cao nhưng nhiều người còn chủ quan với căn bệnh.





    Nguyên nhân




    Nguyên nhân phổ biến của viêm gan là do vi rút. Có 5 loại viêm gan vi rút là A, B, C, D và E. Viêm gan vi rút B và C lây truyền qua đường máu từ người mắc bệnh (tiếp xúc máu của người bị nhiễm, sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, băng vết thương, dùng chung kim tiêm, xăm mình, xỏ lỗ tai…) và dịch thể, tương tự với đường lây truyền HIV.

    Con đường lây nhiễm của viêm gan C chủ yếu qua đường máu và lây truyền từ mẹ sang con. Tỷ lệ lây truyền là là 4-8% nếu người mẹ nhiễm viêm gan C và 10,8 -25% nếu người mẹ đồng nhiễm HIV và viêm gan C.


    Viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục. Người có quan hệ đồng tính nam hoặc nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao nhiễm viêm gan C.


    Triệu chứng không rõ ràng nhưng tác hại lớn


    Người nhiễm vi rút viêm gan C thường không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện không rõ ràng bên ngoài cho đến khi tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan.


    Một số trường hợp, bệnh xuất hiện triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau ít ngày như: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt…


    Trong số 5 loại vi rút gây viêm gan thì viêm gan B,C là những nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan, ung thư gan và tử vong, nhất là đối với người nghiện rượu, mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV.



    Ảnh minh họa. Nguồn internet.

    Tuy nhiên, có khoảng 15-45% người nhiễm vi rút viêm gan C tự loại trừ đước vi rút ra khỏi cơ thể. Số còn lại, khoảng 55 – 85% bệnh nhân sẽ diễn biến thành viêm gan C mạn tính. Khi người bệnh bị mạn tính thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan rất cao.


    Nếu giai đoạn viêm gan C cấp, khoảng 6 tháng không thể tự khỏi được thì người bệnh bước sang giai đoạn mạn tính. Cơ may khỏi bệnh rất hiếm nếu không điều trị . Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu có những tổn thương nặng hơn cho gan.


    Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và số người nhiễm cao gấp 4-5 lần so với số người nhiễm HIV.


    Cách duy nhất để phát hiện viêm gan C là xét nghiệm. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan C cần đi xét nghiệm bao gồm: Người tiêm chích ma túy, người có HIV, người sử dụng ma túy bằng đường hít, tù nhân, người từng xăm trổ, xỏ khuyên tai, chăm sóc nha khoa… ở những cơ sở không đảm bảo khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan.


    Chữa trị viêm gan C




    Hiện nay chưa có vắc xin dự phòng cho bệnh viêm gan C. Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm gan C có thể được chữa khỏi nhờ các thuốc mới có tác dụng trực tiếp lên vi rút viêm gan B. Tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên tới trên 90% .


    Điều trở ngại lớn nhất của người mắc bệnh viêm gan C là chủ quan, không phát hiện bệnh được từ sớm dẫn đến việc điều trị ở các giai đoạn sau tốn kém, mất thời gian.


    Hiện nay, việc tiếp cận thuốc chữa viêm gan C vẫn còn hạn chế do chi phí điều trị còn cao so với khả năng chi trả của nhiều người bệnh. Ngay cả việc thanh toán thông qua bảo hiểm cho người bệnh viêm gan C thì tỉ lệ được chi trả cho bệnh nhân cũng thấp.



    Ảnh minh họa. Nguồn internet.

    Cách phòng bệnh


    Phòng tránh tất cả các nguy cơ lây bệnh đã được liệt kê từ nguyên nhân lây bệnh ở trên. Trong đó chú ý việc truyền máu, các chế phẩm máu, dịch thể. Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng).


    Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu…) và những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo…)
    Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ).


    Khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cần đến cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn, và chắc chắn các dụng cụ đã được tiệt trùng.


    Một điều chú ý là những hành vi như: hắt hơi, ho, ôm hôn, bắt tay với người bệnh, ăn chung, uống chung, dùng chung bát thìa, cho con bú không gây lây nhiễm.
    Theo Nhị Xuân - Tổ quốc

  4. #304
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ năm, 01/09/2016 11:00
    Trường hợp của em lượng virus viêm gan B giảm hay tăng thêm BS ơi?


    Chào BS,

    Em là Kim Quyên, 29 tuổi em bị viêm gan B đã uống thuốc được 2 năm nhưng xét nghiệm vẫn dương tính vừa rồi em mới xét nghiệm định lượng vi rút có chỉ số 6.18x10 mũ 2 copies/ML (ngưỡng phát hiện là >=2.95 x 10 mũ 2) em không hiểu chỉ số này là như thế nào?

    Cách đây 6 tháng định lượng là 1.95x 10 mũ 8, vậy so với trước đây hiện giờ là số lượng virus giảm hay tăng thêm ạ? Xin tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn.

    (Kim Quyên - ntkimq…@gmail.com)


    ThS-BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương:



    Ảnh minh họa - Nguồn Internet

    Chào em,

    Nếu chỉ dựa vào số
    lượng virus thì lượng virus của em đã giảm đáng kể, tuy nhiên tôi không có khám bệnh cũng như không rõ tình trạng gan của em lúc bắt đầu điều trị như thế nào, có đúng ở thể hoạt động hay không, nếu đúng ở thể này thì việc điều trị bắt đầu có hiệu quả và phải được duy trì lâu dài, tối thiểu là 5 năm.

    Thân mến!


    AloBacsi.com

  5. #305
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ năm, 01/09/2016 10:07
    Vì sao uống thuốc viêm gan B liên tục nhưng vẫn bị ung thư gan?


    Tôi nhiễm HBV từ nhỏ, đến 2008 khám bệnh phát hiện HBV-DNA, SGOT, SGPT tăng cao nêu điều trị thuốc Hepsara 2 năm. Sau khi ngưng thuốc thì HBV-DNA lại tăng cao nên đổi thuốc Baraclude đến nay. Tôi vẫn theo dõi định kỳ 3 tháng một lần bằng siêu âm và xét nghiệm không phát hiện bất thường kể cả men AFP cũng rất thấp. Nhưng đến 3/7/2016 tôi bị đau bụng trên đưa cấp cứu phát hiện bị vỡ u gan #=02cm bên trái nên cắt bỏ phân thùy 2&3. Kết quả sinh thiết ác tính. Chụp PET CT chưa phát hiện di căn.

    1. Tại sao dùng thuốc liên tục và HBV-DNA không tìm thấy trong thời gian dài mà vẫn bị ung thư gan?

    2. Phác đồ điều trị tiếp tục như thế nào?

    3. Có thuốc nào ngăn tế bào ung thư di căn không đến các bộ phận khác không?

    4. Nên tiếp tục dùng thuốc Baraclude hay đổi sang dùng thuốc tiêm Pegnano để trị viêm gan B5/ Thuốc Pegnano dùng 1 năm có trị dứt viêm gan siêu vi B hay không? Nếu bị tái phát hoặc kháng thuốc thì còn thuốc nào thay thế?
    Xin cảm ơn BS đã dành thời gian tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    (Vũ Văn Tiến Anh - Đồng Nai)

    ,


    ThS-BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương:



    Ảnh minh họa - Nguồn Internet

    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn hơi kém may mắn vì mặc dù điều trị liên tục ức chế được virus nhưng vẫn có biến chứng u gan. Trường hợp này khá hiếm nhưng không phải không gặp vì các hội nghị về gan trên thế giới đã tổng kết lại và cho biết bệnh
    viêm gan B thể hoạt động khi được điều trị tích cực sẽ giảm đi xác suất diễn tiến thành xơ gan và biến chứng ung thư gan chứ không phải là 0%.

    Tuy nhiên, bạn đã cắt bỏ khối u và một phần gan và không bị di căn thì đây là trường hợp rất may mắn.

    Bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để kiểm tra lại xem virus có bị kháng thuốc hay không, nếu không bị thì nên tiếp tục theo dõi điều trị lâu dài vì các nghiên cứu đã chứng minh, sau khi cắt bỏ u gan mà tiếp tục uống thuốc lâu dài, không bị kháng thuốc thì khả năng tái phát khối u rất thấp.

    Thân mến!


    AloBacsi.com

  6. #306
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ hai, 12/09/2016 22:32
    HbsAg dương tính pos s/co=860.48 nghĩa là sao?

    Em đi xét nghiệm HbsAg dương tính pos s/co=860.48(index<1;s/co<1). Vậy là sao, bác sĩ giúp em với?






    Em đi xét nghiệm HbsAg dương tính pos s/co=860.48(index<1;s/co<1). Vậy là sao, bác sĩ giúp em với?

    (Bạn đọc Tri - Long An)


    Ảnh minh họa - Nguồn Internet

    Chào em,
    Trường hợp của em là đi kiểm tra sức khỏe, tình cờ phát hiện kết quả như trên nên tôi dự đoán 95% là em bị nhiễm
    viêm gan B mãn tính, 5% còn lại là em bị nhiễm viêm gan B thể cấp tính (nếu đúng là ở thể này thì em rất may mắn vì bệnh sẽ tự hết).
    Em cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật để xác định đúng thể bệnh, nhất là thể viêm gan B mãn hoạt động thì cần theo dõi và điều trị tích cực.



    Thân mến!

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    AloBacsi.com

  7. #307
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ hai, 12/09/2016 14:40
    Tenofovir stada của Việt Nam điều trị viêm gan B có gì khác thuốc nước ngoài?

    Em bị viêm gan B thể loại hoạt động mãn tính và bác sĩ kê em điều trị thuốc tenofovir, của nước ngoài nhưng vì không có điều kiện nên dùng thuốc của VN. Vậy có được không ạ?


    Chào bác sĩ,

    Bác sĩ tư vấn giúp em về thuốc kháng vi rút được không ạ? Em bị viêm gan B thể loại hoạt động mãn tính và bác sĩ kê em điều trị thuốc tenofovir, của nước ngoài nhưng vì điều kiện em không dùng của nước ngoài mà em dùng thuốc tenofovir stada của Việt Nam giá thành rẻ hơn có được không ạ. Mong bác sĩ có thể tư vấn dùm. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

    (Quan Nguyen - nguyendangquan…@gmail.com)



    Ảnh minh họa - Nguồn Internet

    Chào bạn,

    Về mặt khoa học, thuốc sản xuất tại Việt Nam hay tại nước ngoài khi đã được kiểm định và lưu hành thì chất lượng điều trị là đạt mức cơ bản cần thiết, chúng ta nên dùng theo đúng điều kiện kinh tế của mình. Vấn đề của bạn là cần uống thuốc đều đặn, đầy đủ và theo dõi đúng hẹn với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật.



    Thân mến!

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    AloBacsi.com

  8. #308
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ năm, 15/09/2016 10:26
    Nhiễm virus viêm gan B có gây xơ gan?

    Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm virus viêm gan B (HBV) cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.





    Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm HBV với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính). Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan.


    Điều đầu tiên bạn cần chú ý tới là chế độ ăn uống hợp lý, một chế độ ăn tốt nhất chỉ vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...


    Cạnh đó, cần giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán. Kiêng tuyệt đối rượu bia vì uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan.


    Virus HBV.

    Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn một triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối.


    Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...


    Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?
    Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virus viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm virus viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.


    Khoảng 90% người lớn trưởng thành có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính.

    Tình huống này xảy ra trong sáu tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm...


    Một số người nhiễm HBV mạn tính trên sáu tháng nhưng không có triệu chứng gì được gọi là người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3 - 6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.


    Khoảng 9 - 10% người nhiễm HBV sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua ba giai đoạn


    Giai đoạn một: Kéo dài từ 1 - 10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virut; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.




    Giai đoạn hai: Đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.


    Giai đoạn ba: Đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virut. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động.


    Suốt thời kỳ ba này có thể có một đợt nặng thêm của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virut hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virut viêm gan khác như virut viêm gan D hoặc C. Sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.


    Phòng bệnh và điều trị như thế nào?
    Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin.


    Đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Ở nước ta hiện nay, vaccin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em.


    Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.


    Thay đổi trong lối sống giúp kiểm soát viêm gan B
    Vận động: Tập thể dục tuy không thải trừ được virus ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.


    Bỏ thuốc lá: Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất này gồm có các chất độc trong khói thuốc.


    Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    Theo BS Nguyễn Bạch Đằng
    Pháp luật TPHCM/BV Nhiệt đới Trung ương

    http://alobacsi.com/benh-thuong-gap-...314608c485.htm

  9. #309
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ năm, 15/09/2016 13:15
    Anti HBs dương tính 348.37 có cần tiêm ngừa viêm gan B?

    Kính gửi bác sĩ Thái Biểu,

    Em có kế hoạch mang thai vào đầu năm 2017 nên em đã đi kiểm tra miễn dịch viêm gan B. Kết quả miễn dịch Anti HBs của em là dương tính 348.37. Bác sĩ cho em hỏi với kết quả như vậy thì em có cần phải tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai nữa không? Cám ơn bác sĩ đã tư vấn.

    (Nguyễn Hải Trà - haitra....@gmail.com)


    BS.CK1 Phù Dung Thái Biểu:



    Ảnh minh họa - Nguồn Internet

    Chào em,

    Như thông tin em cung cấp, nồng độ
    Anti HBs của em cao, với kết quả này em chưa cần tiêm liều nhắc vaccin ngừa nhiễm siêu vi viêm gan B. Em có thể an tâm thực hiện kế hoạch của em nhé.

    Thân mến!

    AloBacsi.vn

  10. #310
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,926
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    8 sự thật về bệnh viêm gan C mọi người cần biết

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) viêm gan C (hepatitis C) hay siêu vi C là căn bệnh truyền nhiễm, do siêu vi viêm gan C (HCV) gây ra.

    Viêm gan C là gì

    Bệnh không có triệu chứng, nhưng lại viêm mạn tính có thể dẫn đến mô sẹo ở gan và cuối cùng gây xơ gan. Nói chung, triệu chứng xơ gan biểu hiện rõ sau nhiều năm mắc bệnh. Trong một số trường hợp, xơ gan dễ dẫn đến suy gan, ung thư gan hoặc thực quản và giãn tĩnh mạch dạ dày có thể dẫn tới tử vong...

    8 giả thiết & sự thật về viêm gan C

    • Có vắc-xin viêm gan C?:


    Hiện tại chưa hề có văc-xin viêm gan C, mới chỉ có vắc-xin viêm gan A và B. Khoa học hiện đang nghiên cứu phát triển loại vắc-xin này.

    • Viêm gan C là STD?:

    Viêm gan C là căn bệnh gan truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua tiếp xúc máu của người bị bệnh. Mặc dù có thể lây lan qua tiếp xúc tình dục (STD) nhưng nguy cơ lây truyền kiểu này rất thấp, riêng nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới và những người có HIV thì rủi ro tăng cao hơn.

    • Do lạm dụng rượu?:

    Mặc dù viêm gan C ảnh hưởng đến gan và có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan, nhưng nó không phải là do lạm dụng rượu. Tuy nhiên, những người bị viêm gan C nên tránh uống rượu vì nó có thể gây tổn thương gan, và làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.

    • Viêm gan C do muỗi đốt?:



    Không có nghiên cứu nào khẳng định viêm gan C có thể lan truyền qua con đường muỗi hoặc các côn trùng khác cắn.

    • Do dùng ma tuý?:

    Thực tế, viêm gan C không phải là do dùng ma tuý, nhưng gần đây nhiều người bị nhiễm bệnh là do dùng chung kim tiêm hoặc các thiết bị khác để tiêm chích ma túy. Các loại kim tiêm dùng ởi các cơ sở chăm sóc sức khoẻ cũng có thể gây truyền bệnh. Ngoài ra, cứ 100 trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan C thì có 4 bị nhiễm bệnh.

    • Do dùng chung bàn chải đánh răng?:

    Nguy cơ lây truyền qua các vật dụng chăm sóc cá nhân, như dao cạo hoặc bàn chải đánh răng là rất thấp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, viêm gan C không lây lan qua các cơ sở xăm hình thương mại có giấy phép, nhưng tại các cơ sở kinh doanh xăm hình không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm thì rủi ro lây bệnh rất cao.

    • Viêm gan C lây lan qua việc cho con bú sữa mẹ?:




    Không, thậm chí việc hôn, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ cũng không lây bệnh.

    • Viêm gan C sẽ tự khỏi?:

    Khoảng 15 đến 25% những người bị viêm gan C sẽ tự đào thải sạch vi-rút khỏi cơ thể mà không cần điều trị, không chuyển sang mãn tính. Nhưng hầu hết, bệnh tiến triển sang dạng viêm mãn tính.


    K.NAM(Theo Healthcentral.com-5/2017)

  11. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    Violet (17-05-2017)

  12. #311
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần
    Viêm gan C lây qua đường nào?
    Khám Phá 18/03/18 18:26

    Bệnh viêm gan C hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa. Vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ bệnh viêm gan C lây qua đường nào để chủ động phòng tránh.


    Viêm gan C lây qua đường nào? - Ảnh 1

    VIÊM GAN C LÀ GÌ?

    Viêm gan C là một căn bệnh gây viêm và nhiễm trùng gan do bị nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV).

    Viêm gan C rất dễ lây truyền và được coi là nghiêm trọng nhất trong tất cả các bệnh viêm gan siêu vi. Căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng như xơ gan, ung thư gan và các bệnh nguy hiểm khác về gan. Hiện nay vẫn chưa có vacxin chủng ngừa viêm gan C.

    VIÊM GAN C LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

    Viêm gan C là một vi-rút lây truyền qua máu, có nghĩa là một người phải tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh mới có thể lây bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, những cách truyền virut viêm gan C phổ biến nhất là:

    - Dùng chung kim tiêm;

    - Sử dụng hoặc tái sử dụng thiết bị y tế, chẳng hạn như ống tiêm và kim, chưa được khử trùng đúng cách;

    - Nhận truyền máu từ máu hoặc các sản phẩm máu không được kiểm tra đầy đủ. Trước năm 1992, nguồn cung cấp máu của Hoa Kỳ không được kiểm tra cẩn thận nên có những nguồm máu chứa các bệnh như viêm gan C. Kết quả là có những người không may nhận phải máu hoặc nội tạng của người mắc bệnh viêm gan C.


    Viêm gan C lây qua đường nào? - Ảnh 2

    Các phương pháp truyền bệnh viêm gan C ít phổ biến hơn bao gồm:

    - Những người làm việc nhiều với các loại kim tiêm, hoặc những người có thể đã tiếp xúc với kim bẩn sẽ có nguy cơ bị viêm gan C;

    - Quan hệ tình dục với người bị bệnh;

    - Truyền virut giữa mẹ và con;

    - Sử dụng các vật dụng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo đã tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh;

    WHO ước tính rằng có 1,75 triệu người mắc bệnh viêm gan C vào năm 2015. Một khi một người có virut, nó sẽ bắt đầu lan rộng trong các tế bào sau 2 tuần đến 6 tháng.

    Nhiều người, đặc biệt là những người có bệnh viêm gan C mạn tính, có thể không bị các triệu chứng cho đến nhiều năm sau.

    AI DỄ MẮC VIÊM GAN C?

    Vì bệnh viêm gan C mãn tính thường không gây triệu chứng tức thì, một người có thể không phát hiện ra họ bị nhiễm trùng cho đến khi họ đã bị tổn thương gan nghiêm trọng.

    Vì lý do này, điều quan trọng là mọi người biết trước về cách lây truyền bệnh viêm gan C. Kiến thức này có thể giúp mọi người tránh lây lan hoặc mắc bệnh viêm gan C.


    Các nhóm sau đây có thể có nguy cơ mắc bệnh:

    - Người tiêm chích ma túy;

    - Những người đã tiếp nhận các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm máu từ các cơ sở y tế có quy trình kiểm soát nhiễm trùng không đủ, thường là trước năm 1992;

    - Những người quan hệ với người bị viêm gan siêu vi C;

    - Người nhiễm HIV;

    - Những người có hình xăm hoặc xâu khuyên trong các cơ sở không được kiểm soát;

    - Nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người có thể bị tai nạn do kim tiêm;

    - Một người đã bị viêm gan C trước đây hoặc một loại viêm gan siêu vi có thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C.

    Viêm gan C lây qua đường nào? - Ảnh 3

    PHÒNG NGỪA LÂY TRUYỀN VIÊM GAN C?

    Hiện nay không có vacxin viêm gan C. Phòng ngừa virus phụ thuộc vào việc sử dụng kim một cách an toàn, bảo vệ khi quan hệ tình dục và không sử dụng chất kích thích. Có rất nhiều quan niệm sai lầm về cách lây truyền bệnh viêm gan C. Siêu vi rút không thể truyền qua:

    - Sữa mẹ, thức ăn, hoặc nước;

    - Ôm hoặc hôn;

    - Chia sẻ thức ăn hoặc thức uống với người bị bệnh;

    - Bị muỗi nhiễm bệnh đốt.

    Ngoài ra chúng ta cần phải lưu ý những điều sau để không lây truyền bệnh:

    - Không dùng chung kim tiêm;

    - Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ trong ngày "đèn đỏ";

    - Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải, dao cạo, cắt móng tay).

    Thảo Phương (Dịch từ Medical News Today)

Trang 16 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 6141516

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •