Trang 5 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... CuốiCuối
Kết quả 81 đến 100 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #81
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm gì khi nhiễm virut viêm gan B?

    22-10-2014 08:54 - Theo: suckhoedoisong.vn


    Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.

    Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng. Xin hỏi ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tôi cần phải làm gì để bệnh không nặng lên.Ngô Thị Lan (Tuyên Quang)
    Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan... Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra thấy mình bị nhiễm HBV đều luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị.

    Sự thay đổi trong lối sống cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B - một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan. Ăn uống hợp lý: chỉ ăn vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu, bia. Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga...; Bỏ thuốc lá và thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng thuốc nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    BS. Phương Anh



  2. #82
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    10 thủ phạm kỳ lạ làm suy giảm hệ miễn dịch

    22-10-2014 11:28 - Theo: alobacsi.vn

    Bạn rửa tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn bị ốm. Có rất nhiều kẻ thù giấu mặt có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn trong khi mùa lạnh và cúm đang đến.

    Hãy điểm mặt 10 thủ phạm ít ai ngờ tới sau đây và tìm cách đánh bại chúng.
    Không khí ô nhiễm

    Các nhà khoa học đã phát hiện rằng không khí ô nhiễm có khả năng khống chế tế bào T vốn đóng vai trò then chốt của hệ miễn dịch; từ đó, gây ra tình trạng sưng viêm trong cơ thể.

    Để hạn chế hít phải không khí ô nhiễm, bạn nên đầu tư mua thiết bị lọc không khí cho gia đình. Dù không thể kiểm soát không khí bên ngoài nhưng ít nhất, bạn cũng có thể hít thở dễ dàng trong nhà.

    Ngồi gần như cả ngày

    Nếu bạn làm việc văn phòng thì nhiều khả năng bạn phải ngồi lì phần lớn thời gian trong ngày trên chiếc ghế. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể bạn hấp thu chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch chậm hơn bình thường.

    Sau mỗi 1 tiếng rưỡi làm việc, bạn nên đứng dậy, bước ra ngoài thư giãn trong vòng 5 phút. Sự vận động nhỏ này sẽ kích thích cơ bắp và thúc đẩy sự trao đổi chất.
    Chế độ ăn quá dư thừa đạm

    Tình trạng dư đạm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa, khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1, một loại hormone đẩy nhanh sự già hoá và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch.

    Hãy kiểm soát, khống chế lượng đạm động vật sao cho loại đạm này không chiếm quá 10% năng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nếu mức này vẫn chưa đủ, hãy cắt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí xuống còn 5%.
    Chế độ ăn không có đủ chất béo tốt

    Đúng là bạn cần kiêng chất béo nhưng điều này chỉ đúng với chất béo bão hoà (saturated fat) và chất béo chuyển hoá (trans fat). Ngược lại, những chất béo có lợi cho sức khoẻ như cá, quả bơ và các loại hạt, quả hạnh có đặc tính kháng viêm, giúp điều hoà hệ miễn dịch.

    Hãy tránh xa những loại thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế ăn thịt động vật vốn thường chứa nhiều chất béo bão hoà. Ngoài ra, hãy thêm cá hồi, cá mòi, quả hạnh…vào chế độ dinh dưỡng vì những loại thực phẩm này giàu chất béo omega-3 và omega-6 rất tốt cho sức khoẻ.
    Đầu hàng thức ăn nhanh

    Thức ăn nhanh có mùi vị thật hấp dẫn nhưng một số món nướng có thể làm hại tế bào T và B vốn được mệnh danh là dũng sĩ diệt mầm bệnh trong cơ thể.Hãy chọn những loại ngũ cốc nguyên cám thay vì đã qua chế biến, chọn những loại thực phẩm không chứa gluten và giàu chất xơ như rau củ quả, giúp củng cố hệ miễn dịch.
    Không ưu tiên cho giấc ngủ

    Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin. Từ đó, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và sửa chữa những khiếm khuyết.Hãy ưu tiên làm sao ngủ đủ 7-8 giờ/đêm.
    Chọn sai sản phẩm làm đẹp

    Phấn nền, kem che khuyết điểm, son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác không chỉ tác động lên da bạn mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn. Một số mỹ phẩm chứa thành phần nhân tạo và có thể độc hại, chẳng hạn như sodium lauryl. Khi hệ miễn dịch không quen đánh bại những thành phần này, những tác nhân xấu có thể len sâu vào hệ thống phòng thủ bên trong cơ thể.

    Hãy sử dụng sản phẩm tự thiên nhiên. Nói cách khác, mỹ phẩm làm đẹp nào càng chứa ít thành phần hoá chất thì sản phẩm đó càng an toàn cho hệ miễn dịch.
    Ở một mình gần như suốt ngày

    Người cô đơn có xu hướng khó chống chọi với tình trạng căng thẳng hơn. Vì vậy, hệ miễn dịch của họ dễ bị tổn thương hơn.

    Hãy dành một ít thời gian vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm của mình. Người càng có nhiều mối quan hệ xã hội thì càng sở hữu khả năng kháng viêm nhiễm cao hơn.
    Thăng tiến nghề nghiệp trên cơ sở stress

    Có thể bạn cho rằng mình chịu đựng áp lực công việc tốt và sẵn sàng chấp nhận áp lực để đổi lấy sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ cortisol, làm giảm hormone testosterone và estrogen. Khi hàm lượng hormone không còn cân bằng, hệ miễn dịch không thể phản ứng nhanh nhạy với bệnh tật nguy hiểm.

    Nếu bạn liên tục bị stress, đã đến lúc bạn cần học cách làm sao để quẳng bớt gánh lo mà vui sống. Có nhiều mẹo để đẩy lùi tình trạng căng thẳng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian, đôi khi chỉ cần vài phút thư giãn.
    Không tập yoga

    Tập bất kỳ môn thể dục nào cũng tốt hơn là không tập. Tuy nhiên, yoga tác động nhiều nhất đến hệ miễn dịch. Bộ môn này kích thích máu huyết lưu thông, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và nội tiết; từ đó giúp củng cố hệ miễn dịch.

    Hãy tìm tới một lớp học yoga. Dù bạn là người mới bắt đầu hay là một người đã giàu kinh nghiệm trong việc tập yoga, bởi tập yoga sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật.



  3. #83
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thuốc giá 1.125 USD/viên: Cơ hội nào cho bệnh nhân nghèo?

    22-10-2014 11:03 - Theo: alobacsi.vn

    Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cấp phép cho loại thuốc Harvoni chuyên trị viêm gan C, giá 1.125 USD/viên của Hãng dược Gilead (Mỹ).

    Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân viêm gan siêu vi C tại khoa nội B Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa

    Với Harvoni, người bệnh chỉ phải uống mỗi ngày một viên trong 12 tuần, nhưng cái giá 1.125 USD/viên(94.500 USD/12 tuần) khiến nhiều người lắc đầu.

    Trước Harvoni, chi phí chữa viêm gan C bằng thuốc Sovaldi của Hãng dược Gilead từng khiến dân Mỹ và các hãng bảo hiểm lên cơn "đau tim" với mức 1.000 USD/viên, đó là chưa kể đến nhiều loại thuốc khác dùng kết hợp.

    Hiện nay, hàng triệu người nhiễm viêm gan C tại các nước đang phát triển đang chờ đợi các hãng dược Ấn Ðộ đưa ra thị trường loại thuốc generic được Gilead nhượng quyền sản xuất với chi phí điều trị chỉ khoảng 900 USD/12 tuần.

    Giá của thành tựu mới

    Theo nhà sản xuất, tính ra điều trị bằng Harvoni sẽ rẻ hơn Sovaldi vì một số bệnh nhân chỉ phải uống trong tám tuần (khoảng 63.000 USD).

    Nhưng dù sao mức giá đó vẫn không làm người Mỹ bớt lo lắng. Nhiều công ty bảo hiểm lẫn chương trình chăm sóc sức khỏe Mỹ chỉ sử dụng loại thuốc này cho những ca bệnh nặng nhất.

    Vài nơi còn đòi hỏi bệnh nhân phải chứng minh được mình không lạm dụng chất cồn hay chất gây nghiện. "Họ không sẵn sàng để trả khoản chi phí, kể cả 63.000 USD đi nữa" - BS Steven Miller, một nhà quản lý lĩnh vực y tế, cho biết.

    Những bệnh nhân đủ điều kiện dùng thuốc ngắn hạn lại là những người không thuộc diện ưu tiên để uống thuốc.Hãng Gilead bào chữa rằng giá của Harvoni phản ánh đúng giá trị của nó. "Không như cách điều trị dai dẳng các căn bệnh kinh niên gây nên do virút viêm gan C như ung thư, Harvoni đưa ra khả năng chữa trị dứt điểm, nhanh chóng đồng thời giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe về lâu dài".

    Trước đó, tháng 12/2013 thuốc Sovaldi được FDA phê chuẩn đã tạo ra một thay đổi cách mạng cho bệnh nhân khi giảm thời gian điều trị từ 24 hoặc 48 tuần xuống còn 12 tuần, hiệu quả điều trị tăng trong khi tác dụng phụ giảm.

    Nhưng tổng chi phí mới là điều khiến ngành bảo hiểm y tế lo ngại. Doanh số thuốc Sovaldi trong nửa đầu năm nay đã lên gần 6 tỉ USD, hầu hết tại thị trường Mỹ, phá vỡ mọi kỷ lục bán hàng của các loại thuốc trình làng trước đó.

    Ðiều đáng nói, theo hãng tư vấn dược ZS Associates, công chúng sẽ không phản đối dữ đến thế nếu loại thuốc này không phải là một bước tiến vượt bậc của y học.Tháng 7 vừa qua, Pháp thông báo sẽ hợp tác cùng 13 quốc gia châu Âu để thương lượng giảm giá thuốc sau khi Solvadi được cơ quan kiểm định thông qua hồi đầu năm.
    Thuốc Harvoni - Ảnh: AFP

    Còn hiện tại, ngành bảo hiểm Mỹ đang chờ đợi ngày ra mắt loại thuốc đặc trị viêm gan C của Hãng AbbVie (Mỹ), nếu FDA thông qua vào cuối năm. Họ hi vọng cạnh tranh giữa AbbVie và Gilead sẽ giúp giá thuốc giảm.

    Hi vọng cho bệnh nhân nghèo

    Tuần qua, Gilead Sciences cũng đã thông báo về hợp đồng nhượng quyền sản xuất phiên bản generic của thuốc Sovaldi và Harvoni cho bảy công ty dược Ấn Ðộ, để sản xuất và phân phối đến 91 quốc gia đang phát triển. Các sản phẩm đầu tiên sẽ xuất hiện trên thị trường sớm nhất là quý 2 hoặc quý 3/2015.

    Theo số liệu của hãng, số người nhiễm virút viêm gan C tại các quốc gia đang phát triển là hơn 100 triệu, chiếm 54% số người nhiễm toàn cầu. Hằng năm có khoảng 350.000 người chết vì viêm gan C, hầu hết từ các nước có thu nhập trung bình và thấp.

    Theo trang FirstWord Pharma, tại một vài quốc gia, trong đó có Ấn Ðộ, Ai Cập... chi phí cho 12 tuần điều trị bằng Sovaldi sẽ chỉ tốn khoảng 900 USD. Hồi tháng 4, Gilead cũng có một thỏa thuận với Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) cung cấp thuốc Sovaldi với cùng mức giá.

    Gilead ước tính về lâu dài khoảng một nửa số bệnh nhân có thể chỉ cần phải điều trị trong tám tuần. Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng, hơn 90% bệnh nhân dùng thuốc Harvoni không còn xuất hiện virút trong máu sau 12 tuần điều trị. Harvoni chỉ có tác dụng đối với tác nhân viêm gan phổ biến nhất hay còn gọi là kiểu di truyền thể số 1, chiếm khoảng 70% số ca tại Mỹ.

    Harvoni là kết hợp của hai loại dược chất sofosbuvir (thành phần của thuốc Sovaldi) và ledipasvir vừa mới được phát triển. Hai dược chất này tấn công virút theo những cách khác nhau. Bằng cách kết hợp chúng vào một viên thuốc, Gilead đang lặp lại chiến thuật giúp hãng trở thành nhà phân phối hàng đầu thuốc chữa HIV Atripla (kết hợp ba dược chất, 1 viên mỗi ngày).

  4. #84
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thuốc Tenofovir trị viêm gan có gây vô sinh?

    Thứ tư, 22/10/2014 21:37
    Chúng tôi cưới nhau được bảy tháng, sau cưới tôi mới biết chồng bị viêm gan B mạn tính và đang uống Tenofovir 300mg.

    Xin hỏi thuốc này có gây hại cho tinh trùng? Kiều Loan (TP.HCM).


    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Chào bạn,

    Chồng bạn có chỉ định điều trị thuốc Tenofovir là thuốc kháng virút, cần uống đều đặn và tái khám theo hẹn để bác sĩ đánh giá đáp ứng thuốc và chỉ được ngưng thuốc khi có bằng chứng kiểm soát siêu vi lâu dài. Tenofovir không ảnh hưởng đến khả năng tạo tinh trùng. Thuốc cũng được xếp vào nhóm thuốc an toàn. Chồng bạn có thể tiếp tục dùng thuốc trong thời gian vợ chồng bạn đang sắp xếp để có con.
    Theo ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Hường - Thế giới tiếp thị

  5. #85
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Viêm gan có thể sinh con không?

    Chủ nhật, 26/10/2014 07:47

    Theo kết quả xét nghiệm chỉ bị nhiễm siêu vi gây viêm gan B (nhiễm HBV) nên cần theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa gan.

    Chào bác sĩ,

    Tôi 32 tuổi, khám sức khoẻ định kỳ được BS kết luận "theo dõi viêm gan siêu vi B, thiếu máu nhược sắc theo dõi tiểu máu, thử lại nước tiểu".

    Trong phiếu kết quả xét nghiệm, BS có đánh dấu vào kết quả xét nghiệm MCH (18.9), Blood (250 cells/ul), Hb (12 - 18g/dL), Hct (35 - 50%), phiếu siêu âm ghi "Gan: bờ đều, cấu trúc thô, không sang thương khu trú"... kết luận theo dõi viêm gan.

    Xin BS tư vấn giúp bệnh này điều trị có khỏi không và có lây cho vợ, con tôi không? Chân thành cảm ơn BS.

    (Huỳnh Tấn Đạt - quận 10, TPHCM)

    Ảnh minh họa

    Chào anh,

    Trong phiếu chỉ ghi là theo dõi viêm gan siêu vi B chứ không khẳng định anh bị viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm chỉ bị nhiễm siêu vi gây viêm gan B (nhiễm HBV) nên anh cần theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa gan.

    Anh cũng không bị thiếu máu vì theo kết quả xét nghiệm thì dung tích hồng cầu và Hb ở mức bình thường. Tiểu máu anh nên thử lại nước tiểu, vì nam giới rất hiếm gặp tiểu máu.

    Anh đừng quá lo lắng về kết quả phiếu siêu âm mà nên làm lại siêu âm, vì kết luận siêu âm tùy theo quan điểm của mỗi người làm. BS chỉ ghi anh là cấu trúc thô (tức là không mịn màng) có nhiều nguyên nhân gây thô như uống rượu, làm việc nặng nhọc, thức khuya...

    Bệnh của anh không lây qua vợ anh nếu đã được tiêm ngừa viêm gan siêu vi B và cũng có thể sinh con thoải mái vì không ảnh hưởng. Khi đi khám bệnh anh nên mang theo các kết quả xét nghiệm, toa thuốc và giấy tờ liên quan đến sức khoẻ để tiện theo dõi bệnh.
    AloBacsi.vn
    Theo ThS.BS Võ Minh Quang - Kiến thức
    http://alobacsi.com/tin-y-te/viem-ga...334971c308.htm


  6. #86
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan B, có nên kết hôn?

    26-10-2014 06:47 - Theo: www.anninhthudo.vn

    Hỏi: Tôi năm nay 32 tuổi. Gần đây đi xét nghiệm máu tôi phát hiện mình bị nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên tôi lại sắp lập gia đình. Tôi lo lắng có thể lây viêm gan B sang vợ mình và các con. Xin hỏi bây giờ tôi phải làm gì.

    Trả lời: Virus viêm gan B có trong máu và dịch tiết của cơ thể người bị nhiễm như nước bọt, quan hệ tình dục. Vì vậy khi hôn nhau cũng có khả năng lây nhiễm. Với quan hệ tình dục, biện pháp an toàn để phòng ngừa là dùng bao cao su… Vời trường hợp của bạn, cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Bạn gái bạn cũng nên đi xét nghiệm máu xem cô ấy có bị nhiễm virus viêm gan B không. Nếu bạn gái bạn có kết quả âm tính, được chủng ngừa theo phác đồ chuẩn (0,1,6) thì 1 tháng sau khi tiêm liều thứ ba kháng thể sẽ đạt yêu cầu bảo vệ trong 95-97% trường hợp. Trường hợp cần tạo miễn dịch bảo vệ sớm có thể chọn phác đồ nhanh trong 2 tháng nhưng hiệu quả bảo vệ có thể không lâu như phác đồ chuẩn.

    Sau 1 tháng kể từ khi tiêm đủ mũi 3 viêm gan B, cơ thể bạn gái bạn đã có kháng thể, bạn gái bạn có thể có thai và cháu bé sinh ra khỏe mạnh không sợ bị nhiễm viêm gan B do mẹ truyền cho con khi mang thai, với điều kiện cơ thể bạn gái bạn đáp ứng tốt với vắc-xin viêm gan B (sau 1 tháng tiêm phòng viêm gan B đủ 3 mũi, cơ thể có kháng thể).

    Trong trường hợp bạn gái bạn cũng bị nhiễm virus viêm gan B thì khoảng 60% số trẻ sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B không mắc căn bệnh này, và không phải đứa trẻ nào mang mầm bệnh cũng bị bệnh suốt đời. Trong quá trình mang thai, vợ bạn không nên dùng thuốc điều trị viêm gan B (kể cả những thuốc bổ gan) vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, thai nhi và trong khi sinh đẻ. Lúc này, vợ bạn cần bồi dưỡng, ăn uống đủ chất, giảm thiểu lao động… để tăng khả năng chống lại bệnh tật. Ngay trong 24 giờ đầu sau sinh, vợ chồng bạn hãy cho bé tiêm vắc-xin viêm gan B. Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con (phòng ngừa được 80-95%).



  7. #87
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phòng viêm gan B mạn tính

    29-10-2014 10:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng.

    Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng. Xin quí báo tư vấn về cách phòng căn bệnh nguy hiểm này.
    Thế Sơn (TP. Thanh Hóa)
    Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh khi chưa có miễn dịch, bệnh để lại hậu quả xấu, tuy vậy, có thể phòng ngừa được.

    Viêm gan B lây truyền theo 3 đường chủ yếu: đường máu, đường tình dục và mẹ lây truyền cho con. Vì vậy, để ngăn ngừa viêm gan B, điều đầu tiên bạn không dùng chung các loại bơm kim tiêm, dao cạo râu, tránh tiếp xúc với máu của người khác khi chưa có biện pháp bảo hộ; không dùng chung kim châm trong Đông y. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ tình dục, cần dùng bao cao su đảm bảo chất lượng, đặc biệt khi một trong hai người (chồng hoặc vợ, người tình) có kết quả dương tính với HBsAg. Đối với bất kỳ dụng cụ y tế nào khi dùng cho người bệnh hoặc người lành (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật,...) phải tuyệt đối vô khuẩn.

    Một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm gan B là tiêm phòng bệnh bằng vaccin viêm gan B. Ngoài ra, để phòng viêm gan, nên hạn chế tối đa các chất kích thích: rượu, bia, các loại nước giải khát có cồn...

    BS. Đức Thịnh





  8. #88
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người viêm gan B dễ bị ung thư gan

    Thứ năm, 30/10/2014 11:19
    Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.

    PGS.TS Nguyễn Tấn Cường, GĐ y khoa BV Quốc tế Thành Đô cho biết, ước tính hiện có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B. Bệnhviêm gan siêu vi B thường phát triển theo các giai đoạn: viêm gan siêu vi B cấp, viêm gan siêu vi B mạn và những người lành nhưng mang mầm bệnh trong cơ thể.


    Viêm gan siêu vi B cấp thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm.


    Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư.


    Khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan.


    Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B, 20% nhiễm virus C.
    Những người lành mang mầm bệnh là khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng viêm gan nào biểu hiện. Virus có thể ở trong cơ thể suốt đời, nhưng cũng có một lúc nào đó nó phát triển thành bệnh trong người và lây truyền cho người khác.


    Vì vậy cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
    Tùy theo quyết định của bác sĩ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực để loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ nhằm đào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan những người lành có mang mầm bệnh.
    Những người lành nhưng mang mầm bệnh viêm gan B trong cơ thể nên đi khám bác sĩ định kỳ. Ảnh minh họa: Lê Phương.
    Các loại thuốc sử dụng trong điều trị:
    - Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Khi dùng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... Tuy nhiên, giá thuốc cao và thời gian điều trị lâu dài, vì vậy chỉ thích hợp với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả.


    - Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Thời gian đạt được mục tiêu này phụ thuộc vào từng người, ít nhất là một năm trở lên và tái phát còn có thể dùng lại. Hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% vì thế không được chỉ định nhiều nhưng cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc.


    - Adefovir, entecavir, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.


    - Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU và Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.


    - Phối hợp các loại thuốc: Gần đây, nghiên cứu về việc phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B bằng cách phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon - pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng riêng lẻ mỗi thuốc. Tuy nhiên phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều, chưa ổn định và làm tăng chi phí điều trị nên chưa áp dụng trên lâm sàng.


    Lời khuyên dành cho người viêm gan siêu vi B
    - Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.
    - Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.


    Cần chú ý để tránh lây nhiễm cho người khác
    - Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.


    - Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.


    - Hiện nay đã có văcxin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.


    Theo Lê Phương - VnExpress

  9. #89
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Những thủ phạm phá hủy hệ miễn dịch của bạn

    Thứ bảy, 01/11/2014 06:39


    Ăn nhiều đường, chất béo, hút thuốc lá, không ngủ đủ giấc... là những nguyên nhân làm hệ thống phòng thủ của cơ thể suy yếu, từ đó dẫn đến các loại bệnh tật.

    Cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch chính là uống trà xanh, thư giãn tinh thần, tập trung tâm trí cùng một chế độ ăn chay lành mạnh và chế độ luyện tập điều độ.


    AloBacsi.vn
    Theo Lan Lan - VnExpress
    http://alobacsi.com/tin-y-te/nhung-t...842753c308.htm


  10. #90
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Anh điều chế một loại vắcxin viêm gan C mới đầy hứa hẹn

    (TTXVN/VIETNAM+)
    Theo tạp chí y khoa Science Translational Medicine số ra ngày 5/11, một loại vắcxin viên gan C mới đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt trong cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Oxford, Anh.
    Một em bé bị nghi nhiễm virus viêm gan C tại bệnh viện Trường đại học Y An Huy ở Hợp Phì. (Nguồn: THX/TTXVN)
    Loại vắcxin này được một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Oxford điều chế, thông qua kết hợp hai loại vắcxin khác nhau.

    Loại vắcxin đầu tiên nhằm kích thích phản ứng miễn dịch ban đầu chống lại virus viên gan C. Sau đó 8 tuần, loại vắcxin thứ hai sẽ "tăng" phản ứng miễn dịch ở cấp độ có thể ngăn chặn sự nhiễm bệnh.

    Kết quả thử nghiệm cho thấy loại vắcxin mới an toàn và không gây ra những phản ứng phụ đối với 15 tình nguyện viên, những người đã tham gia thử nghiệm ở giai đoạn một.

    Nghiên cứu cũng cho thấy những phản ứng của tế bào T (tế bào trung gian của miễn dịch tế bào) trong những tình nguyện viên sau khi tiêm vắcxin tăng cường giai đoạn một, khá tốt trong vòng sáu tháng, khi so sánh với những tế bào của những người có khả năng miễn dịch với căn bệnh viêm gan C một cách tự nhiên.

    Hiện một cuộc thử nghiệm khác nhằm kiểm tra tính hiệu quả của loại vắcxin mới này đang được tiến hành với những người sử dụng thuốc truyền vào tĩnh mạch ở 2 cơ sở y tế tại Mỹ. Đây là loại vắcxin viêm gan C đầu tiên được đưa vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ.

    Theo Giáo sư Ellie Barnes thuộc Đại học Oxford, thành viên của nhóm nghiên cứu, quy mô và phạm vi của những phản ứng miễn dịch trong các tình nguyện viên là "chưa từng có tiền lệ trong quá trình thử nghiệm vắcxin viêm gan C."

    Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan. Những loại thuốc điều trị căn bệnh này khá đắt và quá trình điều trị rất lâu dài./.

  11. #91
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thuốc trị viêm gan B chưa, AloBacsi ơi?

    10-11-2014 06:18 - Theo: alobacsi.com

    AloBacsi cho cháu hỏi, hiện nay có thuốc trị bệnh viêm gan B chưa? Cháu nghe nói ở Bệnh viện 103 đã có thuốc chữa khỏi bệnh viêm gan B đúng không ạ? Kính mong BS giải đáp giúp. Cháu xin chân thành cảm ơn.



    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Chào Lan Anh,

    đã có thuốc chữa. Có 2 nhóm thuốc hoặc dùng thuốc chích với nhiều tác dụng phụ nhưng thời gian dùng ngắn gọn trong 1 năm hoặc dùng thuốc uống ít tác dụng phụ, rẻ tiền hơn nhưng cần kéo dài nhiều năm.

    Việc điều trị viêm gan B nhằm đưa bệnh ở thể hoạt động chuyển về thể ngủ yên, từ đó làm giảm khả năng chuyển sang biến chứng xơ gan và ung thư gan.

    Nếu viêm gan B ở thể ngủ yên hay thể người lành mang mầm thì chỉ cần theo dõi định kỳ chứ không cần điều trị mạnh tay vì xác suất bị biến chứng ung thư gan và xơ gan rất thấp.



  12. #92
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,323
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,904 lần
    Đã tìm ra vắc-xin viêm gan C mới

    Thứ Năm, ngày 13/11/2014, 18:00

    Các nhà khoa học ĐH Oxford vừa công bố những thành tựu đầy hứa hẹn trong việc tìm ra vắc-xin viêm gan C thông qua cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người.

    Viêm gan C là bệnh gây ra bởi vi-rút viêm gan C (HCV). Vi-rút này lây nhiễm qua máu (tương tự như HIV) và những cách lây truyền thường thấy là qua đường kim tiêm, lây từ mẹ sang con và một số trường hợp hiếm là lây qua đường tình dục.

    Các nhà khoa học tìm ra vắc-xin viêm gan C mới đầy hứa hẹn, có khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh để chống lại vi-rút HCV.

    Một trong những lí do khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu là diễn tiến bệnh rất xấu của HCV. Có đến 75-85% người nhiễm HCV sẽ phát triển thành tình trạng viêm gan mạn tính. Hơn nữa, có

    những người bệnh này sẽ diễn tiến thành bệnh gan mạn, và sau 20 đến 30 năm có khoảng 5-20% trường hợp sẽ chuyển sang xơ gan. Có 1-5% người viêm gan C mạn tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

    GS. Ellie Barnes, ĐH Oxford cho biết: “Mặc dù tỉ lệ viêm gan C chuyển sang mạn là rất cao, tuy nhiêm có khoảng 1 trong 4 người nhiễm HCV lại khỏi bệnh một cách tự nhiên sau lần đầu nhiễm bệnh. Điều này cho thấy cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch nhất định đối với vi-rút này.”

    Nghiên cứu mới đây được công bố trên tờ Science

    Medicine đã trình bày cụ thể phương pháp phát triển vắc-xin “hai tầng” để phát hiện và tăng cường đáp ứng miễn dịch kháng lại HCV.

    Vắc-xin miễn dịch mạnh, an toàn và dung nạp tốt

    GS. Barnes và cộng sự đã kiểm tra độ an toàn của vắc-xin trên 15 người tình nguyện khỏe mạnh.

    Đầu tiên, các nhà khoa học tiêm một liều vắc-xin để khởi động hệ thống miễn dịch chống lại HCV. Liều vắc-xin thứ hai được tiêm sau 8 tuần để tăng cường các kháng thể và bảo vệ cơ thể không bị nhiễm HCV.

    Nhóm nghiên cứu cho biết vắc-xin này tạo một đáp ứng miễn dịch rất mạnh xuất phát từ tế bào lympho T. Các tế bào miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể không bị nhiễm vi-rút viêm gan C.

    Kết quả của thử nghiệm cho thấy 2 liều vắc-xin này đã kích hoạt một đáp ứng miễn dịch rất mạnh ở những người tình nguyện.

    tiếp tục được tiến hành trong 6 tháng tới nhằm so sánh miễn dịch ở những người tình nguyện với những người nhiễm HCV đã lành bệnh một cách tự nhiên.

    Theo WHO, hiện có khoảng 150 triệu người mắc viêm gan siêu vi C mạn tính trên toàn cầu. Mỗi năm, có thêm 3-4 triệu người mắc và gây tử vong cho hơn 350 ngàn người.

    Theo Tuyến Trần (Pháp luật TPHCM)


  13. #93
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bị viêm gan có nên uống thuốc đông và tây y cùng lúc?


    (SK Online) - Chồng em năm nay 40 tuổi, bị viêm gan siêu vi B đã biến chứng sang xơ gan và đã nằm viện một thời gian. Thời gian qua, chồng em vừa uống thuốc tây vừa uống thuốc đông y, thấy bệnh nặng lên; mắt vàng, da vàng và ăn uống kém đi. Có phải là do uống hai loại thuốc cùng lúc nên bệnh nặng thêm? Lê Thị Loan (lethiloan1977@gmail.com)


    Hiện nay, số người bị virut viêm gan B tấn công ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những nước có số người mắc viêm gan B cao (khoảng 10 triệu người đang có virut viêm gan B trong cơ thể người). Trong số đó, có 10-15% trở thành viêm gan mạn tính.

    Vì bệnh do virut nên đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và hậu quả viêm gan virut mạn tính nếu không được theo dõi tốt sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.


    Trường hợp anh nhà đã sang giai đoạn xơ gan là giai đoạn nặng, chức năng gan kém nên việc dùng thuốc kể cả đông y hay tây y đều phải thận trọng.



    Nên chích ngừa để phòng tránh bệnh viêm gan. Hình minh họa.

    Về nguyên tắc, sự kết hợp đông - tây y đúng sẽ tốt cho quá trình điều trị. Nếu như sử dụng thuốc tây y có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh thì sử dụng thuốc đông y sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe được nhanh hơn.

    Do đó, nếu bệnh nhân điều trị viêm gan B bằng cả đông - tây y kết hợp, kết quả trong quá trình điều trị bệnh sẽ tốt hơn. Dù dùng thuốc gì cũng cần có sự thăm khám và chỉ định theo dõi của bác sĩ.


    Trong quá trình sử dụng đông - tây y kết hợp người bệnh khi xuất hiện các biểu hiện lạ cần báo ngay cho bác sĩ. Trường hợp anh nhà cần tái khám để bác sĩ có sự tư vấn dùng thuốc đúng với giai đoạn bệnh.


  14. #94
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Viêm gan C - “Sát thủ thầm lặng”

    17-11-2014 19:35:01

    PN - 1. Bệnh viêm gan C là gì ?


    Viêm gan B được xem là sát thủ thầm lặng, vì vậy, sống lành mạnh để bảo vệ gan là điều quan trọng với mỗi người. Ảnh minh họa: internet

    - Bệnh viêm gan C, gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi C, gây ra do một loại vi-rút được đặt tên là vi-rút viêm gan C (viết tắt là HCV).


    - Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B, vì B và C chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại vi-rút này, không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B.

    - Vi-rút viêm gan C có sáu phân nhóm, trong đó phân nhóm 1 là nặng nhất vì dễ bị kháng thuốc và tái phát sau điều trị.


    * Bệnh là "sát thủ thầm lặng" vì diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu dù ở thể tấn công. Do đó, bệnh nhân không chú ý đi khám, đến khi có biến chứng xơ gan và ung thư gan là đã muộn.

    - Thể yên lặng: Ít nguy cơ diễn tiến thành xơ gan (tỷ lệ 5%). Ít nguy cơ diễn tiến thành ung thư gan (< 1%/năm).


    - Thể hoạt động: Rất dễ diễn tiến thành xơ gan (tỷ lệ 30%). Nguy cơ xuất hiện ung thư gan là 3-5% mỗi năm.


    2. Bệnh viêm gan C gồm những thể bệnh nào ?


    * Viêm gan C cấp tính:

    - Viêm gan C cấp không triệu chứng:

    Xảy ra trong vòng 2-12 tuần sau khi bị lây nhiễm; chiếm 90% số trường hợp viêm gan C cấp; bệnh nhân không có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P).

    - Viêm gan C cấp có triệu chứng:

    Xảy ra trong vòng 4- 8 tuần sau khi bị lây nhiễm vi-rút; chỉ chiếm 10% số trường hợp viêm gan C cấp.
    Bệnh nhân có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P) kèm theo các dấu hiệu giống cảm cúm như mệt mỏi, sốt nhẹ, mỏi cơ, ăn không ngon; xét nghiệm có men gan và chất bilirubine tăng cao.


    Vàng mắt- một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm gan B

    - Sau giai đoạn viêm gan C cấp, có đến 2/3 số trường hợp, vi-rút vẫn tồn tại kéo dài (trên sáu tháng), gây bệnh viêm gan C mạn tính.


    * Viêm gan C mạn:

    - Viêm gan C mạn thể yên lặng :

    Chiếm khoảng 60-90% số trường hợp nhiễm viêm gan C mạn. Thường không có triệu chứng, chủ yếu tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu.

    Thể này tương đối nhẹ và ít diễn tiến thành xơ gan. Tuy nhiên, vẫn có thể diễn tiến thành thể tấn công.
    - Viêm gan C mạn thể tấn công:

    Chiếm 10 - 40% số trường hợp nhiễm viêm gan C mạn. Bệnh nhân thường có những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng, gan to. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân không có triệu chứng. Siêu âm gan thấy gan bắt đầu to ra và không còn mềm mại nữa, men gan và chức năng gan đã bắt đầu thay đổi.

    Thể này dễ diễn tiến thành xơ gan nếu không được điều trị kịp thời.

    - Những yếu tố khiến thể yên lặng dễ diễn tiến thành thể tấn công:

    Nam giới hoặc phụ nữ mãn kinh; hút thuốc lá; uống bia rượu; béo phì, nhất là béo bụng, tăng mỡ máu; ăn nhiều chất ngọt, tiểu đường; dư chất sắt trong cơ thể; đồng nhiễm vi-rút viêm gan B, HIV/AIDS; nhiễm vi-rút viêm gan C phân nhóm 1.


    Hút thuốc dễ làm bệnh viêm gan diễn tiến nặng hơn

    3. Bệnh nhân viêm gan C mạn cần làm gì?


    * Không nên quá lo lắng, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.

    * Nên đi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật khám để được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu. Nếu ở thể hoạt động thì cần được điều trị ngay để chặn diễn tiến của bệnh. Nếu ở thể yên lặng, cần theo dõi định kỳ mỗi ba-sáu tháng. Việc điều trị tích cực ở thể này sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc tùy trường hợp cụ thể .

    * Phác đồ điều trị thường kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Phác đồ cổ điển bao gồm: thuốc chích kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tự tiêu diệt vi-rút kết hợp với thuốc uống ức chế vi-rút. Phác đồ bộ ba mới nhất với sự phối hợp giữa phác đồ cổ điển với thuốc mới nhất có tác dụng tiêu diệt trực tiếp vi-rút, nâng tỷ lệ thành công, ít bị tái phát.


    - Bệnh dễ tái phát sau sáu tháng từ lúc kết thúc điều trị. Nguyên nhân thường là: nhiễm vi-rút C nhóm 1 (nhóm độc lực cao); đề kháng kém: già, tiểu đường, nhiễm HIV, bị bệnh lao kèm theo; dùng các thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể: thuốc trị ung thư, dùng thuốc có chứa chất corticoid (thuốc hạt dưa).

    - Tỷ lệ thành công, không tái phát như sau:


    Nhiễm vi-rút nhóm 1: thành công 45% (phác đồ cổ điển), 85-95% (phác đồ bộ ba mới nhất). Nếu nhiễm vi-rút nhóm 2-3: thành công 80-85%. Nếu nhiễm vi-rút nhóm 4-5-6: thành công 60-70%.


    * Đối với bệnh nhân bị tái phát sau điều trị:


    Không nên quá lo lắng vì khả năng diễn tiến thành xơ gan đã giảm rất nhiều. Hiện tại với các loại thuốc uống tiêu diệt siêu vi trực tiếp phối hợp với phác đồ cổ điển, tỷ lệ thành công khi điều trị trở lại cũng khá tốt và ít bị tái phát.


    4. Phòng bệnh:


    Vì bệnh chỉ lây lan theo máu qua các vết trầy xước, rách da nên cần chú ý: Tình dục an toàn. Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu...



    5. Nhiễm viêm gan C có nên mang thai?


    - Nên điều trị đủ phác đồ rồi mới có thai, nhất là ở thể tấn công.


    - Theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật trong thời gian mang thai.


    - Cho trẻ bú mẹ bình thường trừ phi đầu vú của mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.



    BS CKII TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG

    (Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương)

    http://phunuonline.com.vn/

  15. #95
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiến bộ & triển vọng điều trị nhiễm virút viêm gan C

    18-11-2014 08:25 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Hơn 20 năm kể từ khi nhận điện virút viêm gan C (HCV), đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu thuốc.

    Hơn 20 năm kể từ khi nhận điện virút viêm gan C (HCV), đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu thuốc, đưa đến triển vọng có thể phổ cập điều trị cho người bệnh ở các nước có thu nhập thấp.
    KỲ I: HCV VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUẨN
    Nhiễm viêm gan C (HCV)
    Nhiễm HCV, có khoảng 60% không có triệu chứng, 39% cảm thấy mệt giống như cúm (chán ăn, buồn nôn, có thể đau khớp đau bụng nhẹ), ít khi có biểu hiện vàng da sậm màu nước tiểu; chỉ 1% có các biểu hiện nặng.Trong số nhiễm HIV có khoảng 15% tự hồi phục, 85% chuyển qua thể mạn. Thể mạn thường âm thầm, kéo dài hàng chục năm, người bệnh vẫn bình thường, chỉ thấy rõ khi có diễn biến nghiêm trọng (xơ gan, báng bụng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, vỡ mạch gây chảy máu ồ ạt từ bên trong). Trong số chuyển qua thể mạn, có 20% bị xơ gan, khoảng 3% trong số xơ gan bị ung thư gan. Người bệnh khó nhận biết mình bị mắc, đến cơ sở y tế muộn, có khi đã bị xơ gan, khó điều trị.

    Virút viêm gan C gây xơ gan, ung thư gan
    Tỉ lệ lưu hành viêm gan C (HCV) gấp 5 lần HIV; trên thế giới ước tính có 150 triệu người mắc; gây ra 28% số trường hợp xơ gan, 26% số trường hợp ung thư gan toàn cầu, với 500.000 trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó các nước có thu nhập thấp, trung bình chiếm hơn 80% gánh nặng này với tỉ lệ nhiễm nhiều nhất ở Nam Á, Đông Á, Bắc Phi, Trung Đông, Đông Nam Á.
    Mục đích, cách đánh giá hiệu quả điều trị
    Mục đích: chữa lành viêm gan do HCV gây ra bằng cách loại trừ HCV.
    Đánh giá:
    HCV có nhiều kiểu gen 1a- 1b- 2a-2b 3-4-5-6.
    Sự phân bố các kiểu gen HCV khác nhau từng vùng:
    Kiểu gen 1 (1a, 1b) là kiểu gen phổ biến nhất trên thế giới, trong đó có 1/3 ở Đông Á.
    Kiểu gen 2 - 3 phổ biến ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc và vùng Viễn Đông. Kiểu gen 4 thường có ở châu Phi và Trung Đông.
    Kiểu gen 5 - 6 ít gặp hơn.
    Mỗi kiểu gen như vậy có đáp ứng khác nhau với thuốc có đáp ứng hay không, đáp ứng sớm hay không đáp ứng sớm, tỉ lệ đáp ứng vi khuẩn bền vững cao hay thấp) thời gian điều trị dài hay ngắn tùy theo thuốc, phác đồ (12 - 6 - 3 tháng). Trước khi điều trị, phải xét nghiệm gen để biết người bệnh nhiễm HCV kiểu gen nào, điều chỉnh thuốc, phác đồ thích hợp với HCV kiểu gen đó.Việc đánh giá hiệu quả phải trên từng thuốc phác đồ trên một kiểu gen HCV cụ thể. Quy ước như sau:
    Nếu sau 12 tuần, so với trước điều trị mà số lượng virút giảm 100 lần thì coi là "đáp ứng sớm", song số lượng virút chỉ giảm 10 lần thì coi là "không đáp ứng sớm".
    Khi kết thúc liệu trình, nếu không nhận diện được HCV được bằng các biện pháp xét nghiệm (đã dùng trước khi điều trị), theo quy ước được coi như đã "sạch HCV".

    Khi kết thúc liệu trình không nhận diện được HCV, sau đó 12 tuần kế tiếp mà vẫn không nhận diện được HCV nửa, coi như có "đáp ứng vi khuẩn bền vững" và được coi như "khỏi bệnh".Interferon (IN F), ribavinin (Rb) và phác đồ điều trị chuẩnInterferon (INF) tác động vào hệ miễn dịch làm tăng kích thước tế bào miễn dịch và đại thực bào, kháng lại sự sinh sản HCV. Chỉ dùng đường tiêm (vì bị thủy phân khi uống); có loại chỉ tiêm tĩnh mạch mà không tiêm bắp (vì bị hủy trong bắp). Phải dùng 3 lần trong mỗi tuần, trong 12 tháng. Sau năm 2000, phát minh ra Pegylat INF alpha (IFN đã được pegylat hóa bằng phân tử polyethylen glycol) với 2 dạng khác nhau.Ribavirin (Rb): ức chế tổng hợp acid nucleic của virút nói chung, nhưng tỏ ra nhạy cảm hơn với HCV. Là kháng sinh dạng uống kháng HCV, chống lại sự kháng thuốc.Phác đồ chuẩn có từ năm 2000, hiện vẫn dùng: PegIFN+ Rb.
    Ưu điểm:
    Dùng đơn trị liệu IFN, tỉ lệ đáp ứng virút bền vững chỉ 5 - 20%. Dùng phối hợp IFN+ Rb, tỉ lệ đáp ứng virút bền vững 40 - 50%.Dùng theo phác đồ chuẩn PegIFN+ Rb: đối với HCV kiểu gen 2 và 3 tỉ lệ đáp ứng virút bền vững 97 - 98%. Đối với HCV kiểu gen 1 tỉ lệ đáp ứng virút bền vững 54 - 63%; hiệu quả này có được ngay cả với những người trước đây đã thất bại với điều trị bằng phác đồ đơn INF hay phối hợp INF+ Rb.Như vậy phác đồ chuẩn PegIFN+ Rb có hiệu quả cao hơn phác đồ đơn trị liệu INF, tốt hơn cả phác đồ INF+ Rb
    .
    Nhược điểm:
    Về độ an toàn: có tác dụng phụ với tâm thần thần kinh, nếu nặng phải ngừng thuốc; làm giảm bạch cầu (do INF gây ra), gây tán huyết (do Rb gây ra), có thể tránh 2 điều này bằng cách giảm liều; một số nghiên cứu cho thấy ở một số ít người, việc điều trị có thể làm xấu thêm tình trạng gan.
    Về điều kiện tuân thủ phác đồ: do vừa dùng thuốc tiêm vừa dùng thuốc uống, kéo dài tới 12 tháng nên khó tuân thủ.Về điều trị theo dõi: phải xét nghiệm gen trước khi điều trị. Thời gian điều trị kéo dài 12 tháng. Tác dụng phụ có thể gây ra sự cố, một số ít người có thể bị xấu thêm tình trạng gan phải xử lý, một số HCV kiểu gen1 có tỉ lệ đáp ứng virút bền vững không cao, số còn lại không đáp ứng, cần phải tính đến việc giải quyết các diễn biến xấu do HCV gây ra (ung thư, ghép gan) tốn kém.
    Tóm lại, việc điều trị theo dõi dài, khó, tốn kém. Do đó việc điều trị nội trú phải thực hiện tại các bệnh viện chuyên sâu, việc điều trị ngoại trú tốt nhất cần có thầy thuốc chuyên khoa đảm trách.
    Theo đó, xét về mặt kỹ thuật phác đồ chuẩn PegIFN+ Rb tuy có hiệu quả cao nhưng khó phổ cập.
    KỲ II: THẾ HỆ THUỐC MỚI MỚI & TRIỂN VỌNG PHỔ CẬP ĐIỀU TRỊ
    DS.CKII. BÙI VĂN UY


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-11-2014 lúc 09:56.

  16. #96
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    7 loại thực phẩm thường dễ gây dị ứng

    Thứ ba, 18/11/2014 10:09
    Những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như cá, trứng, sữa nhiều khi lại là mối nguy cho sức khỏe với những ai có hệ miễn dịch nhạy cảm.


    Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Những thực phẩm gây nên dị ứng thường hay gặp nhất là trứng gà, cá, sữa bò, các loại hạt, hải sản... do các thực phẩm này có tính dị nguyên cao.


    Ngoài những đặc tính vốn có của thực phẩm thì quá trình chế biến, bảo quản cũng là những yếu tố gây nên dị nguyên thức ăn. Những người có cơ địa mẫn cảm hoặc hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ bị dị ứng do dị nguyên thực phẩm. Ngoài ra dị ứng thức ăn có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.


    1. Trứng
    Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ cao bị dị ứng trứng. Ảnh: Steroidal.
    Dị ứng trứng phổ biến xảy ra ở trẻ em và hầu hết các bé sẽ thoát khỏi dị ứng khi lên 3 tuổi. Phần lớn các protein gây dị ứng trứng nằm trong lòng trắng trứng trong đó có ba loại chính là ovomucoid, ovalbumin và conalbumin.


    Dị ứng trứng thường biểu hiện ra ngoài da (viêm da, nổi mề đay) và tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn). Phản ứng ngoài da đầu tiên có thể xuất hiện chỉ vài phút sau khi dùng trứng, trong khi các biểu hiện tiêu hóa thường rất khác biệt về thời điểm xuất hiện, độ nặng và mức độ kéo dài. Thậm chí có trường hợp sau khi ăn trứng bị sốc phản vệ và phản ứng hô hấp (khó thở, ho, lên cơn hen).


    2. Cá


    Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ và thường gặp ở người trưởng thành, ở nơi người dân hay ăn cá. Người bị dị ứng hiếm khi tự thoát khỏi tình trạng này.
    Thành phần gây dị ứng chủ yếu ở tất cả các loài cá là protein parvalbumin. Do đó, những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác. Nhiệt độ cao trong khi nấu không làm phá hủy các parvalbumin. Chính vì vậy, cách duy nhất để không bị dị ứng đó là hạn chế ăn loại thực phẩm này.


    3. Sữa


    Dị ứng sữa bò là một dạng dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em. Khoảng 2-7% các bé dưới 1 tuổi đều bị dị ứng với sữa bò. Dị ứng sữa bò liên quan tới phản ứng miễn dịch chống lại một trong hai hoặc cả hai protein của sữa là casein và protein huyết thanh (whey protein). Các protein này cũng có mặt trong sữa của động vật có vú khác, vì vậy bé dị ứng sữa bò thường cũng dị ứng với sữa dê, sữa cừu.


    Dị ứng sữa bò thường gây ban đỏ, nổi mề đay, viêm da, chàm, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hoặc khó thở, hen ngay trong giờ đầu sau khi sử dụng. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong cao. Dị ứng sữa bò làm tăng nguy cơ dị ứng với các thức ăn khác cũng như dị ứng ở mũi. Có tới 10% trẻ dị ứng sữa bò sẽ phản ứng với thịt bò.


    4. Các loại hạt
    Khá nhiều người bị dị ứng với hạt điều. Ảnh: thenews.
    Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, đậu phộng (lạc)… được coi là nhóm thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng lớn nhất, nghĩa là chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ làm bạn bị dị ứng.


    Khoảng 0,5% dân số dị ứng với các hạt này, bệnh hiếm khi tự khỏi. Trẻ dị ứng với một loại hạt cây thường cũng sẽ dị ứng với các loại hạt cây khác và có thể dị ứng chéo với lạc. Dị ứng hạt điều được cho là nặng hơn dị ứng lạc.


    Triệu chứng khi bị dị ứng, trường hợp nhẹ có thể nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng hơn gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp rất nặng gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.


    5. Hải sản


    Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng. Nhưng các loài như tôm, cua, ngao sò, mực lại gây dị ứng hơn cả. Có hai dạng dị ứng, một là dị ứng với các loài giáp xác như tôm, cua... hai là dị ứng với các loài nhuyễn thể như ngao, sò, hến... Các triệu chứng của dị ứng hải sản bao gồm sưng tấy cơ thể, thở khó, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt...


    Những người bị dị ứng với hải sản nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì khi hít phải hơi thức ăn loại này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa... đựng hải sản của người khác.


    6. Đậu nành


    Dị ứng đậu nành thường xảy ra khi chúng ta còn nhỏ và mất dần ở tuổi trưởng thành. Triệu chứng của dị ứng đậu nành cũng tương tự như dị ứng sữa bao gồmphát ban, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và khó thở. Tuy nhiên hiếm có trường hợp dị ứng đậu nành gây sốc phản vệ.


    Nhiều trường hợp dị ứng đậu nành cũng dễ có phản ứng với các loại thực phẩm như đậu xanh, lúa mạch đen và bột lúa mạch.


    7. Lúa mì

    Khi bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, tốt hơn hết là đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn. Ảnh: wallconvert.
    Dị ứng với lúa mì cũng thay xảy ra ở trẻ em. Thường gặp trong các loại thực phẩm như: bia, mì, xì dầu… Nguyên nhân dị ứng lúa mì là do các trường hợp không dung nạp gluten hay hội chứng kém hấp thu gluten (bệnh Celiac).


    Không dung nạp gluten gây các triệu chứng đường ruột nặng nề, tuy nhiên không gây tổn thương ruột như trong bệnh Celiac. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen...


    Tương tự như các loại dị ứng thực phẩm khác, nếu thấy cơ thể có phản ứng khi ăn lúa mì, bạn hãy đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

    Theo Trần Quỳnh - Ngoisao.net

  17. #97
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    05-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hà nội
    Bài viết
    138
    Cảm ơn
    46
    Được cảm ơn: 25 lần
    Cảm ơn anh... Dọc bài này xong biết thêm và sống tốt với sức khoe hơn...hơi sợ chút... Nhưng giờ sẽ làm theo những điều nay... Cảm ơn anh...

  18. Những thành viên đã cảm ơn Daulong cho bài viết này:

    songchungvoi_HIV (18-11-2014)

  19. #98
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bạn đã biết gì về hệ miễn dịch của mình?


    Hệ miễn dịch bảo vệ bạn chống lại bệnh tật, nên chắc chắn bạn luôn muốn những điều tốt nhất cho “nó”. Nhưng thứ gì là tốt, thứ gì sẽ giúp được cho hệ miễn dịch của bạn, và thứ gì thì không? Làm sao để bạn giữ được cho hệ miễn dịch của mình ở trong điều kiện tốt nhất? Hãy cùng điểm lại những sự thật về hệ miễn dịch mà bạn vẫn nghe, và cả những điều có đó mà bạn chưa bao giờ nghe đến nhé!

    Thực tế: Stress khiến bạn dễ bị bệnh hơn!

    Khi bạn gặp căng thẳng, chẳng hạn như đang trải qua những rắc rối trong mối quan hệ, đang bị bệnh mãn tính, hay đang phải chăm sóc người bị Alzheimer… bạn có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, từ bệnh cảm đến bệnh cúm, đến những bệnh trầm trọng hơn nhiều như tiểu đường hay bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng căng thẳng kéo dài dường như sẽ làm già yếu đi hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ bạn nhiễm phải các bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh loãng xương, và thậm chí cả bệnh ung thư.

    Giảm căng thẳng trong cuộc sống – và cải thiện khả năng đương đầu với stress khi không thể tránh khỏi nó – sẽ giúp bạn rất nhiều. Thư giãn, thiền định, yoga… hay ngay cả những việc rất đơn giản như hít thở sâu cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của stress đi rất nhiều giúp bạn.

    Chích ngữa cúm có làm bạn dễ mắc cúm hơn? (Inmagine)

    Nghĩ rằng: Chích ngừa cúm sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và làm bạn dễ… mắc cúm?

    Thật sự thì sự thật là ngược lại: chích ngừa cúm là cách bạn đang hỗ trợ hệ miễn dịch của bản thân. Một liều vaccine phòng cúm có chứa một virus đã chết hoặc đã bị làm cho suy yếu không thể truyền bệnh cho bạn, nhưng sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn nhận biết được virus này là một mối đe dọa. Nếu sau đó bạn tiếp xúc với virus sống (từ một đồng nghiệp đang bị cúm chẳng hạn), thì hệ miễn dịch của bạn sẽ có thể khởi động để chống lại nó; ngay cả trong trường hợp một số người vẫn bị nhiễm cúm thì bệnh mà họ mắc phải sẽ nhẹ hơn.

    Vậy tại sao mọi người lại đổ tội cho liều vaccine ngừa cúm khiến họ bị cúm?

    Trong nhiều trường hợp, họ đã nhầm lẫn một số tác dụng phụ thường gặp của vaccine (như sốt, đau nhức người) với triệu chứng của cúm; không chỉ vậy, thời điểm mà chúng ta thường đi tiêm ngừa cúm nhất là khi trời đã chuyển lạnh và khi các bệnh về đường hô hấp khác cũng khá phổ biến. Có rất nhiều yếu tố có thể gây bệnh, dù không rõ nguyên nhân nhưng thường thì chúng ta sẽ quy tội cho liều vaccine đó.

    Sự thật: Những gì bạn ăn đều có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch!

    Dù rằng không có loại thực phẩm nào ngay lập tức có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bạn, nhưng bằng cách duy trì và phát huy thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh với đa dạng thực phẩm, hệ miễn dịch của bạn sẽ được lợi rất nhiều.

    Hãy nạp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa; chúng là những “thành lũy” giúp ngăn ngừa và giảm các gốc tự do gây hại – là những hợp chất có khả năng tàn phá DNA và kiềm chế hệ miễn dịch. Các gốc tự do này kết hợp với một số căn bệnh, bao gồm cả ung thư. Và một số nghiên cứu cho thấy rằng những người tiếp nhận được nhiều chất chống oxy hóa trong chế độ ăn có thể được bảo vệ tốt hơn khỏi một số loại ung thư. Tăng lượng rau xanh và trái cây trong chế độ ăn là cách tối ưu để tiếp nhận các chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất cần thiết khác.

    Chuyện thiếu 1-2 hay nhiều chất dinh dưỡng, canxi, vitamin hay các nguyên tố vi lượng khác là điều rất thường gặp. Thiếu hụt nhẹ có thể chưa phá sụp hệ miễn dịch của bạn, nhưng sẽ khiến bạn không thể hoạt động và đạt được năng suất tốt nhất có thể. Vậy nên ngoài chuyện chăm ăn rau xanh và trái cây, bạn hãy:

    - Ăn ít hơn các chất béo bão hòa. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể kiềm chế hệ miễn dịch. Hãy cố giữ lượng chất béo ở khoảng 30% tổng calories, và lựa chọn các chất béo khỏe mạnh hơn – như axit béo omega 3 (có nhiều trong các loại cá dầu như cá hồi, cá ngừ hay cá mòi, hoặc có trong hạt lanh, quả óc chó, hoặc dầu cải).

    - Uống trà. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa tuyệt vời là catechins – đã được các nghiên cứu chứng minh là có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư cũng như bệnh cảm thông thường.

    Trừ khi bạn là người ăn chay nghiêm ngặt hoặc phải theo một chế độ ăn đặc biệt (trước khi thực hiện phẫu thuật, có vấn đề về hấp thu kém, phải chạy thận hoặc có vấn đề với lạm dụng rượu) hoặc bạn đang mang thai, thì không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc tôn sùng các viên vitamin bổ sung là tốt cả, thậm chí lợi bất cập hại. Bạn nên nói chuyện với bác sỹ của mình để quyết định có nên bổ sung vitamin dạng thuốc hay không.

    Đảm bảo lượng rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày là cách bạn đang giúp cho hệ miễn dịch của mình (Inmagine)

    Sự thật: Hệ miễn dịch có thể bị yếu đi khi bạn già hơn!

    Khi bạn già đi, khả năng chống chọi nhiễm trùng bị suy giảm. Người già thường dễ bị bệnh do nhiễm trùng, và các trường hợp nhiễm trùng – đặc biệt là cúm và viêm phổi – thường tai hại hơn so với ở những người trẻ. Các
    nghiên cứu cho thấy những người cao trên 65 tuổi cũng phản ứng với vaccine chậm hơn so với ở những người trẻ.

    Các nhà nghiên cứu không chắc chắn được điều gì đã gây nên thay đổi như thế này trong hệ thống miễn dịch. Một số người nghĩ rằng cơ thể đã trở nên kém khả năng sản xuất ra các tế bào cho hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

    Một số khác nói rằng vấn đề dinh dưỡng có thể cũng là yếu tố gây ra vấn đề; người già thường ăn ít hơn và không nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch. Đó là lý do vì sao mà việc có chế độ ăn lành mạnh với đủ rau và trái cây giàu chất oxy hóa để củng cố hệ miễn dịch là việc rất quan trọng phải làm.

    Lời đồn: Bị sốt sẽ làm yếu đi hệ miễn dịch?

    Cơn sốt thực sự có thể giúp hệ miễn dịch của bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng theo hai cách: nhiệt độ cơ thể cao có thể làm tăng tốc độ hoạt động của các tế bào, bao gồm cả những tế bào chống lại bệnh tật, chúng sẽ phản ứng nhanh hơn với các vi khuẩn xâm nhập. Còn với “lũ” vi trùng, nhiệt độ cao có thể khiến chúng gặp khó khăn hơn trong việc tái sinh sản và nhân đôi. Vậy nên các chuyên gia khuyên rằng không phải khi nào sốt thì bạn cũng phải cuống cuồng chữa trị. Tuy vậy, bạn hãy gọi ngay cho bác sỹ trong những trường hợp sau:

    - Con bạn bị sốt không rõ nguyên do;

    - Nếu bạn bị sốt quá hai hoặc ba ngày, thân nhiệt cao hơn 39.5 độ C;

    - Những người có hệ miễn dịch bị kiềm chế (chẳng hạn như người có H, người đã qua cấy ghép nội tạng, sử dụng một số loại thuốc hoặc hóa trị), hoặc người cao tuổi nên được quan tâm ngay khi bị sốt.

    Sự thật: Dị ứng gây ra do hệ miễn dịch hoạt động quá mức! Các dấu hiệu dị ứng xuất hiện khi hệ miễn dịch của bạn hoạt động phản ứng lại với các vật chất vô hại như phấn hoa, lông thú… Cơ thể của bạn nhận những chất gây dị ứng này như một mối nguy hiểm và tấn công nó, gây nên các hiện tượng như chảy mũi, ngứa mắt…

    Bệnh dị ứng có xu hướng di truyền, nếu bạn bị dị ứng thì con bạn cũng có nhiều nguy cơ bị dị ứng, dù có thể là với những thứ khác. Dị ứng có thể được điều trị bằng cách bạn hãy tránh các tác nhân gây dị ứng và dung thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Với một số người, có thể điều trị bằng cách tiêm (miễn dịch trị liệu); sau một thời gian, thường là nhiều năm, các mũi tiêm dị ứng có thể giúp hệ miễn dịch của bạn quen với tác nhân gây dị ứng và cơ thể bạn sẽ không có những dấu hiệu khó chịu nữa.

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra loại vaccine giúp củng cố hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư? (Inmagine)

    Sự thật: Các nhà nghiên cứu đang tìm ra loại vaccine có thể củng cố hệ miễn dịch chống lại bệnh ung thư!

    Hệ miễn dịch gặp phải nhiều khó khăn để nhận dạng được các tế bào ung thư là “quân xâm lược”. Bởi các tế bào này đến từ chính cơ thể của chúng ta chứ không phải từ bên ngoài nên mặc dù chúng có thể hoạt động một cách khác thường, hệ miễn dịch vẫn coi chúng là “quân mình”. Trong trường hợp khác, hệ miễn dịch tuy nhận diện được các tế bào ung thư là bất bình thường nhưng lại quá yếu để có thể chống được nó. Các nhà khoa học nghĩ một hệ miễn dịch năng suất kém có thể chịu một phần trách nhiệm cho việc khi bạn tuổi càng cao thì nguy cơ bị ung thư càng lớn.

    Các nhà nghiên cứu đang tìm cách để phục hồi và khai thác sức mạnh của hệ miễn dịch để chống lại các tế bào ung thư thông qua phương pháp chữa trị gọi là liệu pháp sinh học (hay miễn dịch trị liệu). Vaccine ngừa ung thư là một dạng trị liệu theo cách này. Một số vaccine được chế tạo ra để ngăn ngừa ung thư (như Gardasil, giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung); những loại vaccine khác được tạo ra để “xử lý” các loại ung thư đã tồn tại bằng cách “giáo dục lại” hệ miễn dịch để nhận ra được các tế bào u bướu là những kẻ cần bị loại trừ.

  20. #99
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thế hệ thuốc mới điều trị nhiễm virút viêm gan C

    20-11-2014 15:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Với sự xuất hiện các DAA-2, các nhà khoa học - y học nhận định: đến năm 2015, kỹ thuật điều trị viêm gan C (HCV) coi như đã hoàn tất.

    Tiến bộ & triển vọng điều trị nhiễm virút viêm gan C
    KỲ II: THẾ HỆ THUỐC MỚI & TRIỂN VỌNG PHỔ CẬP ĐIỀU TRỊ
    Với sự xuất hiện các DAA-2, các nhà khoa học - y học nhận định: đến năm 2015, kỹ thuật điều trị viêm gan C (HCV) coi như đã hoàn tất, không khó khăn lắm để chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên riêng tiền thuốc, mỗi liệu trình điều trị là 90.000 USD. Rào cản tài chính này làm cho việc phổ cập điều trị cho các nước thu nhập thấp bị trở ngại.Sau này, phát minh ra thuốc kháng virút trực tiếp (direct acting antivials, viết tắt DAA). Khác với kháng sinh Rb tác dụng ức chế acid nucleic của virút nói chung, DAA là các chất ức chế protease, ngăn chặn sự tổng hợp protein chuyên biệt cho việc sao chép HCV, do đó trực tiếp làm cho HCV không sinh sôi nảy nở được. Thuốc này có thế hệ 1 (DAA-1), thế hệ 2 (DAA-2). Phác đồ, tỉ lệ đáp ứng virút bền vững của DAA-1 và DAA-2 có khác nhau.
    Phác đồ DAA-1 + IFN+ Rb và những nhược điểm
    DAA-1 gồm boceprevir (biệt dược: victrelis), telaprevir (incivek), được đưa vào điều trị trước 2010, song FDA chính thức cho lưu hành năm 2011.Dùng đơn độc boceprevir, telaprevir không có hiệu quả mà phải dùng kèm với Interferon (INF), Ribavirin (Rb). Nếu chỉ dùng IN + Rb tỉ lệ đáp ứng virút bền vững chỉ 40 - 50% . Nếu kết hợp một DAA-1 (boceprevir hoặc telaprevir) với INF+ Rb, tỉ lệ đáp ứng virút bền vững tăng lên đến 65 - 75%. Ưu điểm: DAA-1 tuy không thể thay thế INF+ Rb nhưng nâng cao hiệu suất điều trị lên mức đáng kể. Nhược điểm: vẫn phải dùng INF, Rb (nghĩa là dùng 3 thuốc, vừa tiêm, vừa uống khá phức tạp), có một số tác dụng phụ, một số tương tác như khi dùng INF+ Rb (đặc biệt khi dùng chung với các kháng HIV), có tiềm năng bị HCV đề kháng. Do dó khó tuân thủ phác đồ, việc điều trị theo dõi phải dài, khó, tốn kém cũng giống như khi dùng phác độ chuẩn.Theo dó, xét về mặt kỹ thuật, phác đồ DAA-1+ I NF + Rb rất khó phổ cập.
    Phác đồ chỉ dùng DAA-2 và những ưu điểm
    DAA-2 đã hoàn thành nghiên cứu giai đoạn 2 và đi xa hơn như các thuốc ức chế protease NS3 thuốc ức chế NS5A và phối hợp của các thuốc này. Các thuốc DAA-2 gồm: unaprevir, daclatasvir, asunaprevir, sofobivir, simeprevir.

    DDA2 dùng dạng uống, mỗi ngày chỉ một lần, một viên
    Thử nghiệm lâm sàng (theo nghiên cứu HALLMARK-DUAL và COSMOS) chứng minh DAA-2 có những ưu điểm cơ bản sau:DAA-2 chỉ dùng đơn độc hay phối hợp các DAA-2 với nhau mà không cần phải dùng kèm với INF, Rb như DAA-1.DAA-2 đáp ứng không phải tất cả nhưng hầu hết các kiểu gen HCV. Do đó, trước lúc điều trị không cần xét nghiệm gen HCV và điều chỉnh phác đồ (kỹ thuật cao, tốn kém).Tỉ lệ đáp ứng virút bền vững với các kiểu gen HCV khác nhau đều ở mức > 90%. Do đó giảm: giảm bớt tỉ lệ nằm viện, chăm sóc đặc biệt… cuối cùng, giảm sự tốn kém liên quan đến sự tiến triển xấu của bệnh (ghép gan, ung thư gan).Ít tác dụng phụ. Do đó, giảm bớt sự theo dõi, giải quyết các sự cố do tác dụng phụ gây ra. Ít tương tác (kể cả khi dùng chung với kháng HIV), nếu người bệnh đồng nhiễm HIV, có thể lồng ghép với điều trị HIV.Dùng dạng uống, mỗi ngày chỉ một lần, một viên (hoặc đơn hoặc phối hợp), theo liều cố định, liệu trình điều trị không quá 3 tháng. Do đó dễ tuân thủ phác đồ, thích hợp với người thu thấp luôn bận rộn với việc mưu sinh.Do việc chẩn đoán, điều trị theo dõi HCV thuận lợi nên giảm bớt sự lệ thuộc vào các bệnh viện chuyên sâu, giảm bớt sự lệ thuộc vào thầy thuốc chuyên khoa; có thể giao cho các bệnh viện tuyến dưới, các cán bộ y tế cơ sở đảm nhiệm ( chỉ trừ một số điều nhỏ tuyến dưới tuyến cơ sở có thể chủ động phối hợp với tuyến trên). Do đó sẽ có điều kiện "xã hội hóa".Theo đó, xét về mặt kỹ thuật, phác đồ chỉ dùng DAA-2 có khả năng phổ cập cao.
    Triển vọng phổ cập điều trị viêm gan C (HCV)
    Với sự xuất hiện các DAA-2 , các nhà khoa học - y học nhận định: đến năm 2015, kỹ thuật điều trị viêm gan C (HCV) coi như đã hoàn tất, không khó khăn lắm để chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên riêng tiền thuốc, mỗi liệu trình điều trị là 90.000 USD. Rào cản tài chính này làm cho việc phổ cập điều trị cho các nước thu nhập thấp bị trở ngại.Muốn giảm chi phí thuốc, trước tiên phải tháo gỡ trở ngại về sản xuất thuốc generic. Kinh nghiệm cho thấy khi tháo gỡ trở ngại này, giá thuốc sẽ hạ xuống nhiều lần. Chẳng hạn, tại Ấn Độ, do luật pháp cho phép sản xuất thuốc generic ngay cả khi thuốc đó chưa hết bản quyền (ở hãng chính gốc) nên chi phí thuốc imatinib dùng điều trị bệnh bạch cầu tủy hàng tháng giảm 2.000 - 5.000USD xuống còn 200USD. Tương tự, do tháo gỡ trở ngại sản xuất các thuốc generic ART dùng điều trị HIV mà chi phí thuốc cho mỗi người bệnh đã giảm từ 20.000USD xuống còn 100USD.Để tháo gỡ trở ngại này, quốc tế cũng như mỗi nước phải có chính sách để chính phủ và các hãng dược lớn ở các nước công nghiệp phát triển nắm trong tay bản quyền, có kỹ thuật cao có sự trao đổi, đồng thuận với chính phủ các hãng dược nhỏ ở các nước đang phát triển. Nhờ có chính sách mà trong lĩnh vực sản xuất thuốc ART dùng cho HIV đã tạo được sự trao đổi, đồng thuận này. Toàn cầu có quỹ chống HIV/AIDS, lao, sốt rét (khoảng 30 triệu USD cho 2012 - 2015). Trong khi đó, việc sản xuất thuốc geneic điều trị HCV chưa có chính sách, chưa quỹ tương tự như HIV lao sốt rét (!).Gánh nặng tử vong do các virút viêm gan (C, B, A, E) tương tự như gánh nặng tử vong của HIV, cao hơn gánh nặng tử vong của lao sốt rét, trong đó HCV là chiếm phần lớn. Để hình dung rõ vấn nạn này, có thể dẫn ra đây số liệu của Mỹ, nước có mức nhiễm HCV không cao nhưng đã có điều kiện kỹ thuật- kinh tế điều trị tốt, có con số thống kê tin cậy. Toàn nước Mỹ có 4 triệu người mắc, mỗi năm có 8.000 - 10.000 người chết… dự tính sẽ tăng gấp 3 trong vòng 10 - 20 năm tới, là nguyên nhân hàng đầu đưa đến thay gan. Những bài viết gần đây của nhiều nhà khoa học đã chỉ ra vấn nạn HCV gây ra, chỉ ra thiếu sót chưa có chính sách chưa quỹ tương tự như HIV, lao sốt rét.Lao và sốt rét đã được nhận biết từ lâu. HCV đã biết đến trước 1992 nhưng sau 1992 cách thử máu tìm kháng thể mới được sử dụng làm biện pháp nhận diện. HIV có thể đã lan tràn trước 1970 nhưng chính thức được báo cáo năm 1981 tại Mỹ. HIV có biểu hiện rầm rộ trong khi như HCV, có nhiều người bị nhiễm hơn nhưng 85% đều ở dạng thầm lặng, nhiều người không biết mình bị bệnh, đa phần người nhiễm HCV ở các nước có thu nhập thấp chưa được khám điều trị. Tất cả điều này làm cho dân chúng và cơ quan quản lý chưa đánh giá đầy đủ vấn nạn HCV. Hy vọng trong tương lai gần vấn đề này sẽ được đặt ra và theo sẽ có một chính sách một quỹ phòng chống HCV tương thích. Cùng với những yếu tố thuận lợi kỹ thuật, khi những rào cả về tài chính được tháo gỡ, thì việc phổ cập điều trị HCV cho người bệnh ở các nước có thu nhập thấp sẽ được triển khai.
    DS.CKII. BÙI VĂN UY



  21. #100
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rối loạn miễn dịch: Nguyên nhân gây bệnh lý tuyến giáp (24/11/2014)

    24-11-2014 09:31 - Theo: daidoanket.vn

    Các bệnh lý tuyến giáp như cường giáp hay nhược giáp mặc dù có triệu chứng khác nhau nhưng đều cùng nguyên nhân là rối loạn miễn dịch. Bệnh tuyến giáp xảy ra do cơ thể sản sinh ra kháng thể tự sinh chống lại chính các hoạt động của tuyến giáp. Do đó, điều hòa hệ miễn dịch là yếu tố then chốt trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý tuyến giáp.




    Ảnh minh họa


    Tại hội thảo về bệnh lý tuyến giáp ở Hà Nội, các giáo sư, bác sĩ đã giới thiệu một phương pháp giúp điều hòa hệ miễn dịch cơ thể, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp, đó là sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương. Với thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển giàu chất dinh dưỡng tự nhiên, kết hợp với các thảo dược quý khác, Ích Giáp Vương giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, điều hòa hormon tuyến giáp và hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp như viêm tuyến giáp, suy giáp, cường giáp; cải thiện triệu chứng của bệnh tuyến giáp mà không gây tác dụng phụ.


    Kim Huế



Trang 5 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •