Trang 6 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... CuốiCuối
Kết quả 101 đến 120 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #101
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triển vọng mới từ thiên nhiên giúp ngừa viêm gan C

    24-11-2014 13:47 - Theo: tuoitre.vn




    TT - Hoạt chất ly trích từ rễ một loại cây có tên khoa học là Bupleurum kaoi có khả năng ức chế và phòng ngừa sự lây nhiễm của virút viêm gan C.

    Đó là kết luận do nhóm nghiên cứu hỗn hợp từ các trường đại học ở Đài Loan và Canada vừa công bố trên tạp chí chuyên ngành về gan mật. Cụ thể khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu cho biết chất SSb2 trong rễ loại cây này có khả năng ức chế không cho virút viêm gan C bám dính vào bề mặt các tế bào gan, ngăn chặn virút viêm gan C xâm nhập sâu vào gan chúng ta để gây bệnh.Viêm gan C mãn tính là bệnh hiện chưa có thuốc chủng ngừa. Bệnh có thể diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan về sau, nhưng ở giai đoạn đầu bệnh có diễn tiến âm thầm, chỉ phát hiện khi xét nghiệm máu kiểm tra.Bupleurum kaoi là loại thảo dược thiên nhiên mọc nhiều ở Đài Loan có tác dụng bảo vệ gan.Loại thảo dược này có chung họ với rễ cây sài hồ bắc thường dùng ở VN khi sốt nóng, sốt rét, cảm cúm, kinh nguyệt không đều, viêm gan mãn tính.BS CKII TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG (Theo J.Hepatology, 11-2014)







  2. #102
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ăn uống và sinh hoạt khi mắc viêm gan B

    Thứ hai, 24/11/2014 14:46
    Tôi đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán viêm gan siêu vi B. Xin hỏi trong ăn uống tôi được ăn gì và cữ ăn gì?


    Tôi rất thích ăn trứng, thế tôi có được ăn không? Thức khuya có ảnh hưởng đến viêm gan B không? Bệnh có lây cho vợ và con cái không.

    Chào bạn,

    Đối với người bị viêm gan siêu vi B đã điều trị ổn định, có thể ăn như người bình thường, không phải ăn kiêng.

    Đối với trứng, nếu chưa bị xơ gan hoặc không bị viêm gan cấp, mỗi tuần bạn có thể ăn ba trứng gà/vịt, còn nếu đã bị xơ gan bạn chỉ được ăn lòng trắng và hạn chế lòng đỏ. Bạn chú ý phải kiêng rượu bia.

    Nếu chưa xơ gan hoặc không có viêm gan cấp, bạn có thể làm việc bình thường, nhưng không nên thức khuya hoặc để thiếu ngủ (người bình thường thường cần 7 - 8h ngủ/ngày).


    Siêu vi viêm gan B có thể lây truyền từ người này qua người khác qua ba đường chính: tiếp xúc máu, quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con.


    Theo BS Lê Văn Châu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
    Thế giới tiếp thị

  3. #103
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách phòng tránh bệnh viêm gan C

    NGÀY 26 THÁNG 11, 2014 | 08:00
    SKĐS - Tôi năm nay 45 tuổi, từ trước tới giờ khỏe mạnh, không có bệnh gì. Vừa qua có đợt khám sức khỏe của cả khu mới phát hiện ra nhiều người bị nhiễm virut viêm gan C.


    Tôi năm nay 45 tuổi, từ trước tới giờ khỏe mạnh, không có bệnh gì. Vừa qua có đợt khám sức khỏe của cả khu mới phát hiện ra nhiều người bị nhiễm virut viêm gan C. Tôi rất hoang mang, xin quý báo tư vấn cách phòng tránh căn bệnh này.
    Phạm Thị Nga (Thái Nguyên)
    Viêm gan C là bệnh tiến triển rất thầm lặng, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp chỉ vô tình phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Virut viêm gan C là bệnh lây truyền theo đường máu. Sau khi bị nhiễm virut viêm gan C, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2 - 26 tuần. Giai đoạn đầu gọi là nhiễm bệnh cấp tính, giai đoạn này thường chấm dứt sau 2 - 12 tuần. Phần lớn bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Một số có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể có vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu.
    Đến nay, chưa có một loại thuốc nào có thể diệt được virut viêm gan C mà mới chỉ có thuốc ức chế virut để cơ thể dần thải loại virut. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc khác nhau. Nhưng có một lưu ý là dùng thuốc phải đúng chỉ định, đúng liều và kéo dài. Thời gian dùng thuốc thường từ 3 - 6 tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn.
    Do bệnh lây truyền qua đường máu nên bạn cần phòng tránh lây cho các thành viên trong gia đình bằng cách: không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải răng, đồ cắt tóc, hoặc dũa móng tay... thực hiện tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh vì nướu răng chảy máu cũng là một cách lây nhiễm bệnh. Hàng năm nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện biến chứng để chữa trị bệnh kịp thời.
    BS. Phương Anh

  4. #104
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bí quyết tăng cường hệ miễn dịch

    NGÀY 1 THÁNG 12, 2014 | 08:43
    SKĐS - Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp phòng chống mọi bệnh tật, nhưng không phải ai cũng biết cách bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của mình.

    Hệ miễn dịch không chỉ có tác dụng trong việc phòng bệnh mà ngay cả việc chữa bệnh, hệ miễn dịch cũng góp phần giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Vậy làm thế nào để có được hệ miễn dịch “đáng mơ ước”, phòng tránh mọi bệnh tật, hãy áp dụng những tuyệt chiêu dưới đây:

    Giảm stress
    Đôi khi trong cuộc sống, căng thẳng (stress) là điều không tránh khỏi, nhưng nếu sự căng thẳng đó tồn tại lâu dài và thường xuyên có thể có hại cho sức khỏe của bạn. Nghiên cứu chỉ ra stress có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch – một tấm màn chắn chống lại dịch bệnh và bệnh tật. Hãy dành thời gian để thư giãn và làm những điều bạn thích, đây là một trong những cách để giảm stress hiệu quả.


    Tận hưởng sex
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đời sống tình dục tốt có lợi cho sức khỏe. Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động tình dục và sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có quan hệ tình dục thường xuyên có sức khỏe tổng thể tốt hơn so với những người có quan hệ tình dục ít.


    Nuôi động vật
    Nuôi một con thú cưng trong nhà không chỉ là người bạn mà còn là người đồng hành với con người trong cuộc sống. Vật nuôi có thể giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol, và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy rằng nuôi một con chó có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và có thể làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ em.

    Giữ các mối quan hệ bạn bè
    Nhiều người không biết rằng các mối qiuan hệ bạn bè ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Những người có mối quan hệ bạn bè tốt có khả năng sống lâu hơn 50% so với những người khác. Để mở rộng các mối quan hệ xã hội, hãy thử tham gia các hoạt động tình nguyện, một lớp học, hoặc các nhóm mà bạn quan tâm.

    Giữ thái độ tích cực
    Những suy nghĩ tích cực có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Để tăng sự lạc quan của mình, hãy dành thời gian làm những điều bạn thích, và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực.


    Hãy cười nhiều hơn
    Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra tiếng cười có khả năng xua tan bệnh tật. Một nhóm người được cùng cho xem đoạn video hài hước, những người cười to hệ miễn dịch tốt hơn và ít mắc bệnh hơn. Mối liên quan còn cho thấy chỉ có tiếng cười thực sự mới giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu bệnh tật.


    Bổ sung thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa
    Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bạn có được đầy đủ các chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Gốc tự do là những phân tử có thể gây tổn hại tế bào, đây là căn nguyên phát sinh bệnh tật. Để bổ sung đầy đủ các chất chống ôxy hóa hãy chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau, chẳng hạn như: cam, ớt xanh, bông cải xanh, kiwi, dâu tây, cà rốt, dưa hấu, đu đủ, rau lá xanh, và dưa đỏ.


    Bổ sung Vitamin
    Nếu chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ vitamin hãy cân nhắc bổ sung cho mình các loại vitamin tổng hợp. Một số chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống miễn dịch bao gồm selen, vitamin A, C, D, và E, kẽm và magiê.


    Không dùng đồ ăn nhanh
    Các loại đồ ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt.... đều là những thực phẩm chứa lượng calo rỗng, ít chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ. Hãy tránh xa các thực phẩm đó vì nó không tốt cho cơ thể của bạn. Thay vào đó hãy bổ sung rau, trái cây, các loại hạt sẽ tốt hơn cho hệ miễn dịch.


    Bổ sung các loại thảo dược
    Nhiều người thường dùng các loại thảo mộc hoặc chất bổ sung để cải thiện sức khỏe, trong số đó, có nhiều loại đã được chứng minh là ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch như: tỏi, nhân sâm, cây kế sữa, đậu ván dại, và probiotics như Lactobacillus và Bifidobacterium.


    Giữ cho cơ thể luôn vận động
    Một cách đơn giản để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn là tập thể dục. Tập thể dục đều đặn có thể làm giảm căng thẳng và giúp giảm nguy cơ loãng xương, bệnh tim, và một số loại ung thư. Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịchcủa mình nếu tập thể dục vài lần mỗi tuần với các môn vận động như đi xe đạp, đi bộ, yoga, bơi lội, hay chơi golf.


    Ngủ đủ giấc
    Nếu không ngủ đủ giấc, hệ thống miễn dịch của bạn có sẽ có nguy cơ bị suy yếu và không thể chống lại bệnh tật. Những người trưởng thành cần khoảng 7-9 tiếng ngủ mỗi đêm. Bạn có thể có một giấc ngủ ngon hơn nếu tập thể dục, thư giãn trước khi đi ngủ, và giữ phòng ngủ của mình ở nhiệt độ ổn định, cần tránh dùng rượu hay caffein trước khi đi ngủ.


    Hạn chế đồ uống có cồn
    Uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và làm cho bạn mắc bệnh. Cả nam giới và phụ nữ cần tránh lạm dụng rượu bia nếu không muốn bị các bệnh về tiêu hóa hoặc chuyển hóa.


    Bỏ hút thuốc
    Hút thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Chỉ cần một tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thuốc lá có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, và hen suyễn.


    Rửa tay
    Một trong những cách dễ nhất để tăng cường hệ thống miễn dịch, chiến đấu với bệnh tật là rửa tay thường xuyên. Đây là một trong những cách tốt nhất để giữ cho mình và những người khác khỏe mạnh. Hãy sử dụng xà phòng, nước sạch và rửa tay trong ít nhất 20 giây để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
    Hải Yến(Theo WebMD)

  5. #105
    Thành Viên Chính Thức Tùng đẹp trai's Avatar
    Ngày tham gia
    05-10-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hà Nội
    Bài viết
    1,118
    Cảm ơn
    65
    Được cảm ơn: 275 lần

    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tầm soát viêm gan virus C miễn phí

    link bài viết : http://vtv.vn/trong-nuoc/benh-vien-b...1224814098.htm

    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu tổ chức tầm soát virus viêm gan C miễn phí cho mọi người.





    Từ nay cho tới hết ngày 15/12, từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều hàng ngày, hoạt động tầm soát viêm gan C miễn phí sẽ được tổ chức tại 2 địa điểm là: tầng 1 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (78, đường Giải Phóng, Hà Nội) và cơ sở 2 của Bệnh viện tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội).

    Quy trình tư vấn và xét nghiệm viêm gan virus C miễn phí sẽ bao gồm các bước: Người dân đến bàn đón tiếp để đăng ký thông tin, tiếp đó sẽ được bác sỹ tư vấn trước khi xét nghiệm, sau đó đi lấy máu xét nghiệm; cuối cùng nhận kết quả xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm vào 9 giờ sáng hôm sau tại bàn tư vấn.


  6. #106
    Thành Viên Chính Thức Tùng đẹp trai's Avatar
    Ngày tham gia
    05-10-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hà Nội
    Bài viết
    1,118
    Cảm ơn
    65
    Được cảm ơn: 275 lần
    BV Bệnh nhiệt đới Trung ương khám miễn phí viêm gan vi rút C

    Viêm gan C được giới chuyên môn gọi là “sát thủ thầm lặng” bởi không có những dấu hiệu điển hình, không ít người đến giai đoạn xơ gan, ung thư gan mới được phát hiện nhiễm vi rút viêm gan C.

    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Việt Nam, hiện tỷ lệ nhiễm viêm gan C tuy thấp, chỉ chiếm 4-7% dân số nhưng lại tập trung ở những người tiêm chích ma túy, gây nguy cơ lây lan trong cộng đồng, kéo theo một loạt các vấn đề về sức khỏe, cụ thể là các bệnh lý về gan, ung thư gan do vi rút viêm gan C gây ra.
    Trong số người nhiễm vi rút viêm gan C, có khoảng 75-85% người nhiễm mới trở thành nhiễm vi rút mãn tính và 60-70% số này bị bệnh gan mãn tính; 5-20% phát triển thành xơ gan và 1-5% chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan C là nguyên nhân cơ bản của 25% bệnh nhân ung thư gan.
    Để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh viêm gan C, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, từ ngày 1-15/12, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tiến hành sàng lọc viêm gan vi rút C miễn phí.
    Theo đó, người dân có nhu cầu có thể đăng kí tại cơ sở 78 đường Giải Phóng và cơ sở xã Kim Chung, Đông Anh của Bệnh viện từ 8h đến 16h hằng ngày, Hoạt động này sẽ diễn ra từ 8h đến 16h từ ngày 1-15/12. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả sau 1 ngày.

    Link bài viết :
    http://dantri.com.vn/suc-khoe/bv-ben...-c-1002416.htm
    Hồng Hải


  7. #107
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW tầm soát viêm gan virus C miễn phí

    THU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+)
    Từ ngày 1/12 đến ngày 15/12, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tổ chức triển khai tầm soát viêm gan virus C miễn phí.
    Tư vấn xét nghiệm, tầm soát cho người bị viêm gan C tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
    Bắt đầu từ ngày 1/12 vào 8 giờ đến 16 giờ hàng ngày, hoạt động triển khai tầm soát viêm gan virus C miễn phí sẽ được tổ chức tại 2 địa điểm là tại tầng 1 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (78, đường Giải Phóng, Hà Nội; Điện thoại: 04.35762409) và cơ sở 2 của Bệnh viện tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội, Điện thoại: 04.39555283).

    Quy trình tư vấn và xét nghiệm viêm gan virus C miễn phí sẽ bao gồm các bước người dân đến bàn đón tiếp để đăng ký thông tin, tiếp đó sẽ được bác sỹ tư vấn trước khi xét nghiệm, sau đó đi lấy máu xét nghiệm; cuối cùng nhận kết quả xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm vào 9 giờ sáng hôm sau tại bàn tư vấn.

    Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết triển khai tầm soát viêm gan virus C là hoạt động cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người; đặc biệt là đối với người nhiễm HIV/AIDS để có phác đồ điều trị phù hợp.

    Với các trang thiết bị hiện đại, hoạt động này sẽ được tổ chức miễn phí đối với tất cả mọi người có nhu cầu xét nghiệm phát hiện sớm viêm gan C để được điều trị kịp thời. Để triển khai hoạt động này hiệu quả, hãng Hoffmam - La Roche (Thụy Sỹ) đã hỗ trợ 800 test huyết thanh chẩn đoán viên gan virus C để sàng lọc viêm gan C...

    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến cao nhất khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới; đồng thời đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh chuyên khoa truyền nhiễm và nhiệt đới.

    Bệnh viện có 280 giường bệnh, hiện có 7 phòng chức năng, 5 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 1 trung tâm đào tạo - chỉ đạo tuyến.

    Nhân dịp này, Bệnh viện tổ chức lễ míttinh nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12/2014) với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS"./.

  8. #108
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan C uống nước gạo lứt được không, AloBacsi?

    04-12-2014 06:14 - Theo: alobacsi.com

    Tôi được biết nước gạo lứt rang có lợi cho sức khỏe. Trường hợp của tôi bị xơ gan/ viêm gan C, chỉ số Fibroscan f4, dùng nước gạo lứt rang ảnh hưởng gì không? Kính mong BS cho tôi lời khuyên. Tôi 60 tuổi. Chân thành cảm ơn BS.


    Ảnh minh họa - nguồn internet


    Chào bạn,

    không ảnh hưởng xấu đến gan, bạn có thể dùng được. Nước gạo lứt rang chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, do đó việc chỉ ăn gạo lứt và nước gạo lứt sẽ không đủ chất dinh dưỡng.


    Phương pháp ăn kiêng chỉ dùng gạo lứt muối mè theo phương pháp
    Oshawa của Nhật là một cách ăn kiêng có tác dụng giải độc và cân bằng cơ thể trong những trường hợp béo phì hoặc do ăn uống quá độ, chứ những trường hợp già yếu hoặc suy dinh dưỡng không nên sử dụng phương pháp này.


    Ngoài ra, những nghiên cứu mới đây của Cục Quản lý dược và Thực phẩm Hoa Kỳ cho thấy gạo lứt trồng ở những vùng ngập nước có nguy cơ nhiễm thạch tín nhiều hơn bình thường và nhất là các loại gạo lứt chưa làm sạch phần vỏ trấu.


    Tuy nhiên gạo lứt cũng có một số lợi điểm nhất định:


    + Nước gạo lứt giúp chống mất nước khi bị tiêu chảy.


    + Nước gạp lứt giúp chống táo bón.


    + Nước gạo lứt cũng có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi và có thể giúp gan hoạt động giải độc hiệu quả hơn.



  9. #109
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dưỡng chất tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch

    Thứ năm, 4/12/2014 | 09:47 GMT+7
    Axit béo omega 3 trong hải sản bổ sung EPA và DHA cho hệ thần kinh và miễn dịch. Probiotic giúp điều tiết hệ miễn dịch và giảm viêm trên toàn bộ cơ thể.

    Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Đôi khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì phải làm việc quá nhiều và có nhiều vi khuẩn tàn phá. Việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện và cho phép nó hoạt động hiệu quả hơn.


    Để tăng cường hệ miễn dịch, cần thực hiện chế độ ăn ít đường, nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể, cần ăn nhiều các loại rau, thảo dược, các loại siêu thực phẩm (thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao) và chất béo lành mạnh. Nước ninh xương, nấm chữa bệnh và các loại rau nhiều lưu huỳnh như tỏi và hành cũng có tác dụng hỗ trợ.


    Dưới đây là một số chất bổ sung chủ yếu để tăng cường hệ miễn dịch,
    theo NaturalNews.


    1. Axít béo Omega-3
    Axít béo Omega-3 không thể được tổng hợp trong quá trình chuyển hóa bình thường, vì vậy cần bắt nguồn từ chế độ ăn. Những chất béo này đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào và các vị trí gắn thụ thể liên kết các hormone, chất dẫn truyền thần kinh.

    Ảnh: healthyfoodhouse.
    Việc bổ sung EPA và DHA chuỗi dài - loại axít béo omega-3 có trong hải sản - mang đến sự hỗ trợ đáng kinh ngạc cho hệ thần kinh và miễn dịch. Chúng giúp cân bằng tỷ lệ omega 6:3 và tạo ra phản ứng kháng viêm trong cơ thể. Phản ứng này giúp làm dịu hệ miễn dịch và giúp nó duy trì sự hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác cần thiết cho sức khỏe lâu dài.


    2. Axít Gamma-linoleic
    Axít Gamma-linoleic (GLA) là loại axít béo omega-6 chủ chốt có thể được tìm thấy trong dầu cây lưu ly, dầu hoa anh thảo, dầu hạt nho đen và cây gai dầu. Không giống các loại a xít béo omega-6 khác, GLA giúp kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể khi được đưa vào màng của các tế bào hoạt dịch.


    GLA được chứng minh là có hiệu quả với các bệnh viêm như eczema, trứng cá, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa động mạch và ung thư.


    3. Beta-glucan
    Beta-glucan là một hợp chất kích thích miễn dịch hiệu quả, có mặt trong một số loại nấm, nấm men và các loại thực phẩm khác. Nó được các nhà khoa học gọi là “phân tử cải biến đáp ứng sinh học”, được gắn vào bề mặt của tế bào miễn dịch bẩm sinh, khiến cho tế bào gắn kết tốt hơn trước sự tấn công. Điều này làm giảm xu hướng gây ra các phản ứng tự miễn và hoạt động nhạy cảm với hiện tượng viêm khi cơ thể bị tấn công.


    4. Probiotic
    Hệ tiêu hóa và các màng nhầy (xoang, đường hô hấp, cơ quan sinh dục...) có hàng triệu nhóm vi khuẩn khác nhau. Vi khuẩn progenic hoặc probiotic hoạt động cộng sinh với chúng ta (vi khuẩn có lợi) trong khi các vi khuẩn gây bệnh tạo ra những chất độc hại và gây bệnh cho cơ thể.


    Bổ sung probiotic cho thấy điều tiết hệ miễn dịch và giảm viêm trên toàn bộ cơ thể. Bổ sung probiotic cũng cải thiện khả năng miễn dịch và giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm phổ biến cũng như những bệnh do vi khuẩn và virus khác.


    5. Vitamin D3
    Theo tiến sĩ Michael Holick, chuyên gia về vitamin D, thiếu vitamin D là tình trạng phổ biến trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 90% người dân bị tình trạng này. Rõ ràng là phần lớn người dân không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời lành mạnh.


    Vitamin D3 ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh tự miễn bằng cách ức chế miễn dịch thích ứng (gây phản ứng viêm) trong khi tăng cường hàng phòng thủ đầu tiên, chống lại vi khuẩn xâm nhập thông qua tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh.

  10. #110
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C gia tăng
    Chủ nhật, ngày 07/12/2014 - 12:43 (GMT+7)
    (ANTV) - Viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV thế nhưng nhận thức của những người nhiễm HIV về đồng nhiễm viêm gan C vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, số người đồng nhiễm HIV và viêm gan C ngày càng tăng gây khó khăn trong công tác điều trị bệnh hiện nay.

    Ghi nhạn tại buổi tầm soát viêm gan virus C miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Nhiều người có H đã được các tổ chức, hội, nhóm vận động đến tham gia để nghe tư vấn và xét nghiệm sàng lọc viêm gan C. Mặc dù đồng nhiễm viêm gan C là nhóm bệnh có nguy cơ lây cao và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người nhiễm HIV nhưng thực tế nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa ý thức được vấn đề này.


    Theo ThS. Bác sỹ Nguyễn Thị Hoài Dung, Trưởng Phòng khám ngoại trú điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Riêng đối với viêm gan C trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi rơi tới 40%. Nếu đồng nhiễm Viêm gan B thì hiện nay đã có thuốc điều trị cùng HIV nhưng đối với viêm gan C thì vẫn là vấn đề nan giải. Nếu như đồng nhiễm hai bệnh một lúc mà không can thiệp thì diễn biến bệnh sẽ nặng lên bên cạnh đó nếu bị viêm gan việc điều trị HIV bằng thuốc ARV cũng sẽ giảm hiệu quả làm việc điều trị khó khăn.


    Hiện nay, viêm gan C là một trong những căn bệnh phổ biến đối với những người nhiễm HIV vì hai căn bệnh này có đường lây truyền tương tự nhau là qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con và trực tiếp qua máu. Đặc biệt, có tới 80-90% những người tiêm chích ma túy bị đồng nhiễm HIV và viêm gan virus C. Tuy nhiên, việc đồng nhiễm viêm gan C hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu những người nhiễm HIV nâng cao nhận thức của bản thân.


    BS Nguyễn Thị Dung, Phòng khám ngoại trú điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Chúng ta phòng tránh là dựa vào đường lây truyền thì đường lây truyền cũng giống như lây truyền HIV. Vì vậy để phòng tránh được viêm gan C cần thực hiện an toàn trong sinh hoạt tình dục, tốt nhất là không tiêm chích ma túy nữa hoặc tiêm bằng kim tiêm riêng. Người nhiễm HIV muốn có còn cần sàng lọc Viêm gan C để tránh lây sang con.


    Việc đồng nhiễm viêm gan C làm cho trình trạng của những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS diễn biến nhanh hơn. Bên cạnh đó, thuốc điều trị viêm gan C có giá thành rất cao, trong khi bảo hiểm y tế vẫn chưa hỗ trợ chi trả cho người đồng nhiễm HIV. Đây cũng là một vấn đề lớn với những người đồng nhiễm hiện nay.


    Anh Nguyễn Việt Thắng - Chi hội trưởng Chi hội Hương Sen chùa Pháp Vân, Hà Nội cho hay: Hiện tại bây giờ có rất nhiều bạn đồng nhiễm cả viêm gan b, viêm gan c và HIV. Các bạn ấy đồng nhiễm như vậy nhưng hoàn cảnh lại rất khó khăn mà thuốc điều trị thì rất đắt mong muốn là các cấp có thẩm quyền hỗ trợ cho thuốc rẻ đi để các bạn ấy có thể tiếp cận được với thuốc.


    Việc điều trị cho những bệnh nhân phát hiện đồng nhiễm HIV và viêm gan C muộn đặc biệt rất khó khăn vì vậy biện pháp tốt nhất hiện nay là phải tăng cường công tác truyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin về phòng tránh viêm gan C cho người nhiễm HIV và có các biện pháp tầm soát sớm để phối hợp điều trị một cách hiệu quả nhất.


    Và để hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/ AIDS và Ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ triển khai tầm soát viêm gan virus C miễn phí cho những người nhiễm HIV/AIDS tại 2 cơ sở của bệnh viện tại Quận Đống Đa, Hà Nội và xã Kim Chung, huyện Hoài Đức từ nay đến hết ngày 10/12.



  11. #111
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan lây truyền qua đường tình dục

    09-12-2014 06:57 - Theo: vnmedia.vn

    Viêm gan là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Ngoài lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm, viêm gan còn có thể lây truyền qua đường tình dục.

    Triệu chứng lâm sàng : có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV)


    Các triệu chứng chung:


    - Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp
    - Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy
    - Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu
    - Gan to, ấn tức Xét nghiệm:
    - Transaminaza tăng - SGPT và SGPT tăng cao
    -
    Bilirubin tăng - HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính


    Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan là:


    Bệnh khởi phát có thể đột ngột như trong viêm gan siêu vi A, cũng có thể âm thầm giống các triệu chứng của cảm cúm kéo dài từ 3-9 ngày với sốt nhẹ, mệt mỏi, uể oải, đau nhức các khớp, chán ăn, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu trong viêm gan siêu vi B. Sau 4-10 ngày, vàng da xuất hiện nhanh chóng. Vàng da, váng mắt xuất hiện, bệnh nhân thấy khỏe hơn, có ngứa nhẹ. Sau 6 tuần, bệnh nhân thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, vàng da, vàng mắt giảm dần.






    Bao cao su giúp phòng tránh lây nhiễm viêm gan.
    Ảnh minh họa.

    Cách lây truyền


    Bs Hồng Anh cho biết, có 3 loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Cả 3 thể viêm gan virus A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.


    Viêm gan A l ây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.


    Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.


    Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).


    Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ.


    Cách phòng tránh lây truyền bệnh viêm gan


    Viêm gan thường không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người đã nhiễm virus gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Do vậy, hai người bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Khi thấy cơ thể có các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét có thể bạn đã bị viêm gan. Xét nghiệm máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.


    Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus, mọi người có quan hệ tình dục đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan C.


    Ngoài ra, nhiều người cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virus là rất ít - mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virus nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.


    Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục.


    Theo lời khuyên của một số chuyên gia nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.

    Phạm Minh





  12. #112
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan lây truyền qua đường tình dục

    09-12-2014 06:57 - Theo: vnmedia.vn

    Viêm gan là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Ngoài lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm, viêm gan còn có thể lây truyền qua đường tình dục.

    Triệu chứng lâm sàng : có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV)


    Các triệu chứng chung:


    - Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp
    - Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy
    - Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu
    - Gan to, ấn tức Xét nghiệm:
    - Transaminaza tăng - SGPT và SGPT tăng cao
    -
    Bilirubin tăng - HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính


    Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan là:


    Bệnh khởi phát có thể đột ngột như trong viêm gan siêu vi A, cũng có thể âm thầm giống các triệu chứng của cảm cúm kéo dài từ 3-9 ngày với sốt nhẹ, mệt mỏi, uể oải, đau nhức các khớp, chán ăn, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu trong viêm gan siêu vi B. Sau 4-10 ngày, vàng da xuất hiện nhanh chóng. Vàng da, váng mắt xuất hiện, bệnh nhân thấy khỏe hơn, có ngứa nhẹ. Sau 6 tuần, bệnh nhân thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, vàng da, vàng mắt giảm dần.






    Bao cao su giúp phòng tránh lây nhiễm viêm gan.
    Ảnh minh họa.

    Cách lây truyền


    Bs Hồng Anh cho biết, có 3 loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Cả 3 thể viêm gan virus A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.


    Viêm gan A l ây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.


    Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.


    Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).


    Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ.


    Cách phòng tránh lây truyền bệnh viêm gan


    Viêm gan thường không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người đã nhiễm virus gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Do vậy, hai người bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Khi thấy cơ thể có các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét có thể bạn đã bị viêm gan. Xét nghiệm máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.


    Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus, mọi người có quan hệ tình dục đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan C.


    Ngoài ra, nhiều người cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virus là rất ít - mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virus nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.


    Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục.


    Theo lời khuyên của một số chuyên gia nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.

    Phạm Minh





  13. #113
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C gia tăng

    Chủ nhật 14/12/2014 16:55

    Viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV thế nhưng nhận thức của những người nhiễm HIV về đồng nhiễm viêm gan C vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, số người đồng nhiễm HIV và viêm gan C ngày càng tăng gây khó khăn trong công tác điều trị bệnh hiện nay.

    Người nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C gia tăng- Ảnh minh họa
    Ghi nhận tại buổi tầm soát viêm gan virus C miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Nhiều người có H đã được các tổ chức, hội, nhóm vận động đến tham gia để nghe tư vấn và xét nghiệm sàng lọc viêm gan C. Mặc dù đồng nhiễm viêm gan C là nhóm bệnh có nguy cơ lây cao và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người nhiễm HIV nhưng thực tế nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa ý thức được vấn đề này.

    Theo ThS. Bác sỹ Nguyễn Thị Hoài Dung, Trưởng Phòng khám ngoại trú điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Riêng đối với viêm gan C trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi rơi tới 40%. Nếu đồng nhiễm Viêm gan B thì hiện nay đã có thuốc điều trị cùng HIV nhưng đối với viêm gan C thì vẫn là vấn đề nan giải. Nếu như đồng nhiễm hai bệnh một lúc mà không can thiệp thì diễn biến bệnh sẽ nặng lên bên cạnh đó nếu bị viêm gan việc điều trị HIV bằng thuốc ARV cũng sẽ giảm hiệu quả làm việc điều trị khó khăn.

    Hiện nay, viêm gan C là một trong những căn bệnh phổ biến đối với những người nhiễm HIV vì hai căn bệnh này có đường lây truyền tương tự nhau là qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con và trực tiếp qua máu. Đặc biệt, có tới 80-90% những người tiêm chích ma túy bị đồng nhiễm HIV và viêm gan virus C. Tuy nhiên, việc đồng nhiễm viêm gan C hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu những người nhiễm HIV nâng cao nhận thức của bản thân.

    BS Nguyễn Thị Dung, Phòng khám ngoại trú điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Chúng ta phòng tránh là dựa vào đường lây truyền thì đường lây truyền cũng giống như lây truyền HIV. Vì vậy để phòng tránh được viêm gan C cần thực hiện an toàn trong sinh hoạt tình dục, tốt nhất là không tiêm chích ma túy nữa hoặc tiêm bằng kim tiêm riêng. Người nhiễm HIV muốn có còn cần sàng lọc Viêm gan C để tránh lây sang con.

    Việc đồng nhiễm viêm gan C làm cho trình trạng của những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS diễn biến nhanh hơn. Bên cạnh đó, thuốc điều trị viêm gan C có giá thành rất cao, trong khi bảo hiểm y tế vẫn chưa hỗ trợ chi trả cho người đồng nhiễm HIV. Đây cũng là một vấn đề lớn với những người đồng nhiễm hiện nay.

    Anh Nguyễn Việt Thắng - Chi hội trưởng Chi hội Hương Sen chùa Pháp Vân, Hà Nội cho hay: Hiện tại bây giờ có rất nhiều bạn đồng nhiễm cả viêm gan b, viêm gan c và HIV. Các bạn ấy đồng nhiễm như vậy nhưng hoàn cảnh lại rất khó khăn mà thuốc điều trị thì rất đắt mong muốn là các cấp có thẩm quyền hỗ trợ cho thuốc rẻ đi để các bạn ấy có thể tiếp cận được với thuốc.

    Việc điều trị cho những bệnh nhân phát hiện đồng nhiễm HIV và viêm gan C muộn đặc biệt rất khó khăn vì vậy biện pháp tốt nhất hiện nay là phải tăng cường công tác truyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin về phòng tránh viêm gan C cho người nhiễm HIV và có các biện pháp tầm soát sớm để phối hợp điều trị một cách hiệu quả nhất.
    Vĩnh Hoàng

    Theo ANTV

  14. #114
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phác đồ thuốc uống mới cho bệnh viêm gan C

    Thứ tư, 17/12/2014 20:37

    Nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Y Hannover, Đức đã phát hiện hiệu quả của hai thuốc kháng virut trực tiếp đó là asunaprevir và daclatasvir đối với 645 bệnh nhân HVC genotype 1 tham gia nghiên cứu.

    Các bệnh nhân này được yêu cầu uống mỗi loại thuốc trong vòng 6 tháng, đồng thời 102 bệnh nhân cũng mắc HCV genotype 1 uống giả dược trong cùng thời gian.


    Theo nhóm nghiên cứu, có 90% bệnh nhân HCV mạn tính loại 1 chưa từng được điều trị trước đây và trong số những bệnh nhân đã được điều trị 82% tỷ lệ người không điều trị thành công với phác đồ chuẩn vẫn được áp dụng.


    GS. Manns cho biết: "Hiệu quả và tính an toàn của daclatasvir với asunaprevir trong vòng 24 tuần cho thấy một bước tiến lớn trong liệu pháp đối với bệnh nhân HCV genotype 1. Phác đồ điều trị mới này cung cấp cho bác sĩ và bệnh nhân HCV một lựa chọn điều trị hiệu quả hơn, an toàn hơn, rút ngắn thời gian hơn và đơn giản cho những người khó chữa khỏi bệnh xơ gan hoặc những người không đáp ứng với liệu pháp hiện tại".


    Theo M.Huệ - Sức khỏe và Đời sống

  15. #115
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bắt tay nguy hiểm hơn…hôn!

    21-12-2014 07:34 - Theo: phunuonline.com.vn

    Bắt tay để thể hiện sự thân thiết khi gặp người khác là hành động hết sức phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu vừa được công bố trên trang web dailymail.co.uk (Anh) khuyên bạn nên cẩn trọng với cử chỉ thân thiện này.


    Theo đó, các nhà nghiên cứu trường ĐH Texas ở
    Austin (Mỹ) cảnh báo rằng, mọi người nên cẩn thận về khả năng lây lan của vi khuẩn, vi trùng hoặc virus khi bắt tay.

    "Có thể bạn chưa biết nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền do nhiễm vi khuẩn hoặc virus khi bắt tay người khác như thế nào, trong khi nghiên cứu cho thấy khả năng lây nhiễm này là rất cao", Sheril Kirshenbaum, nhà nghiên cứu trường ĐH Texas đồng thời là tác giả của cuốn sách The Science of Kissing (Khoa học về nụ hôn), cho biết.


    Không chỉ vậy, tác giả Kirshenbaum còn giải thích thêm, hôn ít nguy hiểm hơn bắt tay, trong khi nhiều người nghĩ rằng hôn sẽ lây truyền rất nhiều vi khuẩn. Đồng ý rằng, khi hôn nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra, nhưng đồng thời hành động này (
    Hôn) cũng giúp gia tăng hệ miễn dịch của con người một cách tự nhiên.

    Tất nhiên vì phép lịch sự, bạn không nên tránh bắt tay một ai đó. Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh do vi khuẩn hoặc virus khi bắt tay, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, các nhà khoa học khuyến cáo.
    NGUYỄN NIỆM
    (Theo Medicmagic)



  16. #116
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ôm mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch

    21-12-2014 09:30 - Theo: baocantho.com.vn

    Ngoài ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, hành vi ôm ấp cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm - các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết.


    Ảnh: womansday.com
    Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những người gặp rắc rối, mâu thuẫn trong cuộc sống chưa thể giải quyết thường có sức đề kháng kém trước vi-rút cảm lạnh, trong khi những người nhận được sự khích lệ từ các mối quan hệ xã hội đã ngăn chặn được phần nào tác động của stress đối với tâm lý, chẳng hạn trầm cảm và lo âu. Từ những điều này, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư tâm lý Sheldon Cohen cho rằng sự ôm ấp cũng có thể mang đến những lợi ích nói trên vì đây cũng là một hình thức tương tác xã hội. Họ đã tiến hành đánh giá mức độ tương tác xã hội của khoảng 400 người khỏe mạnh bằng cách yêu cầu họ trả lời một bảng câu hỏi. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu của từng cá nhân về tần suất xung đột và số lần được ôm trong 14 buổi tối liên tiếp. Những người tham gia sau đó được cho phơi nhiễm (có kiểm soát) với một loại vi-rút cảm lạnh thông thường.


    Sau quá trình theo dõi, đánh giá dấu hiệu và tiến triển bệnh của bệnh, nhóm nghiên cứu phát hiện sự tương tác tình cảm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở người đang gặp mâu thuẫn trong cuộc sống - và những cái ôm đóng góp hơn 33% tác dụng bảo vệ này. Ngoài ra, những người có quan hệ xã hội tốt và được ôm thường xuyên thì triệu chứng bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn. Giáo sư Cohen kết luận: "những người nhận được càng nhiều cái ôm có khả năng phòng chống bệnh càng cao".
    ĐƯỜNG THẤT (Theo Fox News)


  17. #117
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    VIÊM GAN C CẤP: ĐIỀU TRỊ NGAY LẬP TỨC HAY CHỜ MỘT CƠ HỘI TỰ ĐÀO THẢI?
    Các điểm lưu ý:
    - Nhiễm HCV cấp được định nghĩa bởi sự xuất hiện mới của virus máu do chuyển đổi trạng thái từ kháng thể HCV âm tính sang dương tính.
    - Nhiễm HCV cấp có triệu chứng chỉ xảy ra ở 25-30% số bệnh nhân; nhiễm HCV cấp rất ít khi hoại tử.
    - Các bệnh nhân có triệu chứng thường có cơ hội chuyển đổi huyết thanh cao trong vòng 12-25 tuần sau phơi nhiễm.
    - Liệu pháp kháng virus với pegylated interferon đơn liệu pháp cực kỳ hiệu quả trong điều trị nhiễm HCV cấp, với đáp ứng huyết thanh bền vững trên 80% được bắt đầu trong vòng 48 tuần sau khi nhiễm.
    - Thời gian của liệu trình điều trị còn tranh cãi; tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học khuyến khích điều trị từ 12-24 tuần với thời gian điều trị dài hơn ở các bện nhân có kiểu gen 1 và 4 hay những người đồng nhiễm HCV/HIV.

    I. GIỚI THIỆU
    Việc thiếu các tiêu chí chẩn đoán chung, diễn tiến không triệu chứng của hầu hết các trường hợp cấp tính của nhiễm HCV, và việc thiếu các chương trình sàng lọc dẫn đến phần lớn các trường hợp HCV được chẩn đoán khi nhiễm virus ở giai đoan mạn tính. Tuy nhiên, phát hiện HCV cấp, thường được định nghĩa như là HCV trong máu dưới thời gian 6 tháng, giúp bác sĩ có cơ hội can thiệp và phòng ngừa các biến chứng về lâu dài của nhiễm HCV.
    Phần lớn các nhiễm HCV trong pha cấp là cận lâm sàng, với chỉ 25-30% số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng. Ước lượngcó khoảng 15% tất cả các trường hợp có triệu chứng của tổn thương gan cấp ở Mỹ là do nhiễm HCV cấp. Nhiễm HCV cấp nên được nghĩ đến ở bệnh nhân với: (i) tăng men gan huyết thanh mới xuất hiện, (ii) ghi nhận HCV trong máu, (iii) loại trừ các nguyên nhân khác của viêm gan cấp, (iv) tối ưu nhất là trong trường hợp ghi nhận chuyển đổi huyết thanh từ viêm gan C HCVAb âm tính sang dương tính, và (v) có một nguy cơ phơi nhiễm gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chưa bao giờ được kiểm tra HCVAb trước đó và có đến 20% số bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ rõ ràng như sử dụng thuốc đường tiêm hay hành vi tình dục nguy cơ cao. Các dấu hiệu phụ thuộc có thể được xem như là chẩn đoán bao gồm nhận mô ghép hay chế phẩm máu đã biết có nhiễm HCV, nồng độ HCV RNA dao động cao (>1 log) và ghi nhận men gan bình thường kéo dài trước khi xuất hiện đợt cấp.
    Sau khi phơi nhiễm với kim tiêm, HCV RNA có thể được phát hiện trong huyết thanh trong vòng 1-2 tuần tuy nhiên viêm gan lâm sàng chỉ xuất hiện ở tuần 6-8 sau phơi nhiễm. Chuyển đổi huyết thanh của kháng thể thường xuất hiện sau tuần 6-8; tuy nhiên chuyển đổi huyết thanh có thể bị trì hoãn ở những người suy giảm miễn dịch. Thử nghiệm PCR đối với HCV RNA nên được sử dụng để chẩn đoán xác định nhiễm HCV cấp ở bệnh nhân với lâm sàng nghi ngờ nhưng HCVAb vẫn âm tính trong lần đánh giá đầu tiên. Trong pha cấp, tự đào thải xuất hiện trong 16-46% số bệnh nhân, thường là tuần 12-16 sau phơi nhiễm.
    Mặc dù đã trong tình trạng nhiễm trùng mạn tính, liệu trình kháng virus sử dụng interferon chỉ giúp điều trị lành 46 – 54% các bệnh nhân, liệu trình này nếu được điều trị trong pha cấp thì có tỷ lệ thành công cao hơn, trên 80% đạt được SVR. Thời gian bắt đầu điều trị, thành phần các thuốc điều trị và thời gian kéo dài liệu trình điều trị (interferon chuẩn hay interferon pegylate hóa, có sử dụng kèm ribavirin hay không, 24 hay 48 tuần) vẫn còn đang tranh cãi.
    II. DỊCH TỄ HỌC
    Ước tính chính xác về tỷ lệ mắc mới của HCV cấp là rất khó do hầu hết các tình trạng nhiễm trùng cấp tính đều không được chẩn đoán và có tỷ lệ các bệnh nhân khỏi bệnh một cách tự nhiên (spontaneous resolution). Dịch tễ học của nhiễm HCV cấp tính đã thay đổi trong thập kỷ vừa rồi, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc mới của HCV cấp tính giảm từ 130/100.000 dân vào những năm 1980 xuống còn 0.2/100.000 dân vào năm 2005, ước tính có khoảng 40.000 trường hợp HCV cấp được báo cáo mỗi năm. Sự giảm tỷ lệ nhiễm HCV cấp được cho là do sự cải thiện trong việc sàng lọc cho máu, chương trình trao đổi kim tiêm, và việc giáo dục cho những người nghiện chích ma túy. Nhờ những nỗ lực này, những phương thức lây truyền khác như các tai nạn trong quá trình sử dụng bơm kim tiêm (ngành y tế) hoặc lây truyền qua đường tình dục hoặc từ mẹ sang con trở nên đóng một vai trò quan trọng.
    Việc sử dụng ma túy đường tiêm chiếm khoảng 25 – 54% các trường hợp nhiễm HCV cấp tính tại Châu Âu và Mỹ. Nguy cơ của việc lây truyền HCV do các tai nạn khi sử dụng bơm kim tiêm bị nhiễm bẩn là 0,3%. Khả năng nhiễm HCV qua đường từ mẹ sang con là xấp xỉ 6.5% ở những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HCV. Vai trò của đường tình dục trong lây nhiễm HCV vẫn còn tranh cãi. Ước tính có khoảng 15% những người được chẩn đoán với nhiễm HCV cấp tính, thì yếu tố tình dục là yếu tố nguy cơ duy nhất được xác định. Điều này được quan tâm đặc biệt ở các đối tượng nam giới nhiễm HIV quan hệ tình dục với nam giới, do có liên quan nhiều đến các hành vi tình dục gây chấn thương và các bệnh lý lây qua đường tình dục đi kèm khác. Truyền máu từ những người cho chưa được sàng lọc và việc thực hiện các thủ thuật một cách không an toàn vẫn còn là một con đường lây nhiễm HCV lớn ở các quốc gia đang phát triển.
    III.BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN
    Chẩn đoán nhiễm HCV cấp tính với độ chính xác cao là rất khó do một tỷ lệ cao các trường hợp không biểu hiện triệu chứng cũng như không có các xét nghiệm huyết thanh dựa trên IgM đáng tin cậy. Tuy nhiên, có một số các đặc điểm lâm sàng có thể gợi ý cho chúng ta chẩn đoán nhiễm HCV cấp tính, bao gồm việc phơi nhiễm với một nguồn lây HCV đã được biết trước đó từ 2 – 12 tuần, sự biểu hiện các triệu chứng (đặc biệt là vàng da) trên một người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, và một sự tăng cấp tính ở nồng độ ALT vượt quá ngưỡng 10 – 20 lần ngưỡng giới hạn trên cùng với nồng độ HCV RNA đạt đến ngưỡng phát hiện được bằng kỹ thuật PCR. Các kháng thể đặc hiệu với HCV được phát hiện từ 6 – 8 tuần sau khi bị nhiễm, mặc dù sự chuyển đổi huyết thanh thường chậm hoặc không có ở những đối tượng suy giảm miễn dịch.
    Nhiễm HCV cấp tính hiếm khi ở dạng tối cấp (<<1%). Các triệu chứng xuất hiện ở khoảng 25 – 30% các bệnh nhân HCV cấp tính. Các triệu chứng giả cúm, sốt, vàng da, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng là những triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất ở những bệnh nhân có triệu chứng. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 6 – 8 tuần sau khi mơi phiễm và có thể kéo dài từ 3 đến 12 tuần trong trường hợp bệnh lý tự giới hạn, sau đó ALT và HCV RNA bắt đầu giảm xuống. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm trùng với bệnh lý tự giới hạn đều đạt được sự thanh thải HCV RNA trong vòng 3 tháng kể từ khi khởi phát bệnh. Nồng độ HCV RNA ở ngưỡng phát hiện được kéo dài quá 6 tháng sau nhiễm virus là chỉ điểm của bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính.
    IV.THANH THẢI TỰ NHIÊN (spontaneous clearance)
    Sự thanh thải tự nhiên đạt được ở khoảng 1/3 các bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính. Mặc dù chưa có yếu tố dự đoán đáng tin cậy của sự thanh thải tự nhiên tình trạng nhiễm HCV cấp tính được xác định, một số các đặc điểm trên lâm sàng đã được xác định là có mối liên hệ với sự thanh thải virus tự nhiên. Sự xuất hiện của vàng da, HCV genotype 3, giới nữ, da trắng, tải lượng virus thấp, và sự giảm nhanh tải lượng virus trong 4 tuần đầu tiên thì có liên quan đến sự thanh thải virus một cách tự nhiên. Còn các yếu tố liên quan đến sự tồn tại virus trường diễn bao gồm đồng nhiễm với HIV hoặc Schistosoma masoni, và nhiễm tại thời điểm ghép tạng.
    Các đáp ứng miễn dịch tế bào đóng một vai trò quan trọng trong sự thanh thải tự nhiên của HCV cấp tính. Sự thanh thải của HCV liên quan đến sự phát triển của đáp ứng tế bào T CD4+ và T CD8+ đa đặc hiệu và mạnh mẽ trong máu và gan và có thể tồn tại trong nhiều năm sau quá trình phục hồi khỏi bệnh lý cấp tính. Người ta cho rằng sự thanh thải virus xuất hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính có các tế bào bạch cầu đơn nhân trong máu nhân lên tốt và biệt hóa theo hướng Th1, liên quan với sự tiết của IL – 2 và IFN gamma, so với những người biểu hiện sự biệt hóa theo hướng Th2 (liên quan đến sự tiết của IL – 4 hoặc IL – 10).
    V.ĐIỀU TRỊ NHIỄM HCV CẤP (HÌNH .1 VÀ BẢNG .1)
    Có nhiều yếu tố cung cấp lý lẽ cho việc điều trị bệnh nhân nhiễm HCV cấp, bao gồm tỷ lệ tiến tới mạn tính cao, không có các yếu tố đáng tin cậy để dự báo kết quả điều trị của đợt nhiễm cấp, và kết quả điều trị thành công cao. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng quy mô lớn về nhiễm HCV cấp không tồn tại để hướng dẫn các quyết định điều trị. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này chỉ ra tính hỗn tạp đáng kể trong các thử nghiệm thiết kế, bao gồm các tiêu chí, đặc trưng của bệnh nhân, thời gian giữa phơi nhiễm và bắt đầu điều trị, và liều điều trị cũng như thời gian điều trị.
    Trong một nghiên cứu quan sát thực hiện bởi Jaeckel và đồng sự đánh giá kết quả điều trị của 44 bệnh nhân với nhiễm HCV cấp được điều trị với đơn liệu pháp interferon thường quy (5 triệu đơn vị hàng ngày trong 4 tuần, theo sau đó là 5 triệu đơn vị 3 lần/tuần trong vòng 20 tuần), 43 cá thể (98%) đạt SVR.
    Hình 1. Chẩn đoán điều trị viêm gan C cấp


    Bảng 1.Các thử nghiệm lâm sàng so sánh các liệu pháp điều trị trong nhiễm HCV cấp tính
    Nghiên cứu Thiết kế Số lượng bệnh nhân Liệu trình điều trị Thời gian từ khi phát hiện đến khi bắt đầu liệu trình điều trị Thời gian kéo dài liệu trình điều trị SVR
    Jaeckel và cộng sự Không ngẫu nhiên 44 Interferon alpha – 2b 5 MU/ngày trong 4 tuần, tiếp theo sau đó là interferon alpha – 2B 5MI x 3 lần/tuần 89 ngày kể từ khi bị nhiễm 24 tuần 98%
    Wiegand và cộng sự Không ngẫu nhiên 89 Peginterferon alpha 2b 1.5mcg/kg 76 ngày sau khi bị nhiễm 24 tuần 71%
    Kamal và cộng sự Ngẫu nhiên có đối chứng 173 Peginterferon alpha 2b 1.5mcg/kg/tuần 12 tuần 8 tuần
    12 tuần
    24 tuần
    68%
    82%
    91%
    Dominguez và cộng sự Không ngẫu nhiên 25 (HIV/HCV) Peginterferon alpha – 2a 180mcg/tuần và ribavirin 800mg/ngày 3 – 24 tuần 24 tuần 71%
    MU: million units – triệu đơn vị
    Trong nghiên cứu này, thời gian trung bình từ khi nhiễm đến khi bắt đầu liệu trình điều trị là 89 ngày. Hiệu quả của của liệu trình điều trị đơn trị liệu với interferon chuẩn đã được khẳng định trong một số các nghiên cứu khác, tỷ lệ SVR đạt được từ 75 đến 100%. Với sự ra đời của interferon alpha pegylate hóa (peginterferon alpha), nó nhanh chóng trở thành một thuốc được lựa chọn ưu tiên do liệu trình điều trị chỉ cần 1 mũi/tuần và ít tác dụng phụ hơn, một số các nghiên cứu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của nó trong điều trị nhiễm HCV cấp tính. Liệu trình đơn trị liệu với peginterferon alpha 2b (1,5mcg/kg/tuần) trong thời gian 24 tuần cho thấy tỷ lệ SVR đạt được từ 71 – 94%, với kết quả đạt được rất có ý nghĩa do bệnh nhân dễ tuân thủ với liệu trình điều trị. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được báo cáo bởi Kamal cho thấy không có lợi ích nhiều hơn khi kết hợp ribavirin vào peginterferon alpha trong bối cảnh bệnh lý cấp tính.
    Thời gian điều trị tối ưu của liệu trình này vẫn còn tranh cãi, nhưng trong nhiễm trùng mạn tính, genotype của virus đóng một vai trò quan trọng. Một nghiên cứu so sánh các liệu trình điều trị 8, 12 và 24 tuần sử dụng peginteferon alpha 2b đơn trị liệu (1,5mcg/kg/tuần) cho thấy một sự cải thiện đáng kể ở tỷ lệ SVR lần lượt là 67,6% lên 82,4% lên 91,2%. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân genotype 2 hoặc 3 đạt được SVR không phụ thuộc vào thời gian liệu trình điều trị, cho thấy liệu trình kéo dài cỡ 8 tuần là đủ đối với những genotype này. Ngược tại, tỷ lệ SVR ở genotype 1 thì chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi thời gian điều trị, thay đổi từ 38 đến 60 đến 88% với các liệu trình kéo dài 8, 12 và 24 tuần. Những phát hiện tương tự cũng được nhận thấy ở genotype 4. Việc tuân thủ điều trị là một yếu tố dự đoán mạnh khả năng đáp ứng virus. Vai trò của việc đo lường động lực virus trong giai đoạn sớm của nhiễm trùng HCV cấp tính thì vẫn chưa rõ.
    Thời gian điều trị tối ưu của nhiễm trùng HCV cấp tính vẫn còn tranh cãi. Do có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân phục hồi một cách tự nhiên làm cho việc điều trị thật sự không cần thiết ở một tỷ lệ đáng kể các bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính, nhưng việc xác định được những bệnh nhân như vậy ở giai đoạn sớm đúng là một thách thức lớn. Việc trì hoãn thời gian bắt đầu liệu trình điều trị (>48 tuần) rõ ràng sẽ làm giảm nhiều hiệu quả điều trị so với việc bắt đầu liệu trình sớm (trước <12 tuần). Tuy nhiên, có rất ít các dữ liệu liên quan đến hiệu quả của liệu trình điều trị khi bắt đầu điều trị trong thời gian từ tuần thứ 12 và tuần thứ 48. Nhiều bệnh nhân còn virus trong máu ở tuần thứ 12 và một số ít các bệnh nhân còn virus trong máu ở tuần 24, sẽ phục hồi mà không cần điều trị. Do đó, một số chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên nên đợi từ 12 đến 24 tuần trước khi bắt đầu liệu trình điều trị, đặc biệt là ở những trường có triệu chứng do có một tỷ lệ thanh thải tự nhiên ở dưới nhóm này. Một số chuyên gia khác thì khuyên nên bắt đầu liệu trình điều trị trước 12 tuần. các tác giả khuyến khích cá nhân hóa các quyết định điều trị dựa vào mong muốn của bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm và các xu hướng virus học sớm, tuy nhiên bắt đầu điều trị muộn nhất là tuần thứ 24 nếu như tự đào thải đã không diễn ra.
    VI.ĐIỀU TRỊ Ở QUẦN THỂ ĐẶC BIỆT
    Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tỷ lệ SVR ở bệnh nhân với nhiễm HCV cấp có đồng nhiễm với HIV là thấp hơn ở các bệnh nhân HIV âm tính, trong khoảng từ 59-71%. Tỷ lệ đáp ứng điều trị cao hơn đã được quan sát thấy ở các bệnh nhân được điều trị trong 48 tuần so với 24 tuần. Một số nhà khoa học về đồng nhiễm cũng khuyên nên thêm vào ribavirin, như là sự trả giá cho việc gia tăng tác dụng phụ (thiếu máu và giảm tiểu cầu), tương tác có thể giữa các thuốc kháng virus, và nhiều gánh nặng hơn về thuốc. Các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để đánh giá tính hiệu quả và an toàn của liệu pháp HCV cấp ở các bện nhân đồng nhiễm với HIV và để làm sáng tỏ thời gian tối ưu của liệu pháp trong bội nhiễm cấp HCV/HIV.
    VII.TỔNG KẾT
    Nhiễm HCV cấp là một thực thể lâm sàng chưa được nhận biết đầy đủ do diễn tiến lâm sàng của nó chủ yếu là không triệu chứng và tỷ lệ tự thoái lui hoàn toàn còn dao động. Các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng có vẻ như sẽ tự đào thải virus, mặc dù khoảng 70% số bệnh nhân sẽ phát triển nhiễm HCV mạn. Nhiễm HCV cấp do đó, biểu hiện 1 khoảng cửa sổ quan trọng mà trong đó các liệu pháp can thiệp có thể thành công cao. Các liệu pháp kháng virus có thể trì hoãn ít nhất 12 tuần, có thể đến 24 tuần từ ngày phơi nhiễm hay xuất hiện triệu chứng để cho phép tự đào thải. Liệu pháp kháng virus với peginterferon đơn liệu pháp (trong 12-24 tuần phụ thuộc kiểu gen) đạt tỷ lệ SVR trên 80% trong bối cảnh như thế này. Bệnh nhân tuân thủ điều trị vẫn là yếu tố quyết định đến tỷ lệ đáp ứng. Trong nhiễm HCV cấp ở các bệnh nhân nhiễm HIV, 48 tuần điều trị với peginterferon cộng ribavirin nên được xem xét. Các nghiên cứu sâu hơn nên được hướng vào các biện pháp tối ưu hóa giá cả để nâng cao khả năng phát hiện sớm nhiễm HCV xấp và ngăn nhiễm virus lan rộng trong các quần thể nguy cơ cao.

    http://www.drthuthuy.com/

  18. #118
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan có nên uống thuốc đông và tây y cùng lúc?

    Chủ nhật, 21/12/2014 09:45
    Chồng em năm nay 40 tuổi, bị viêm gan siêu vi B đã biến chứng sang xơ gan và đã nằm viện một thời gian.

    Thời gian qua, chồng em vừa uống thuốc tây vừa uống thuốc đông y, thấy bệnh nặng lên; mắt vàng, da vàng và ăn uống kém đi. Có phải là do uống hai loại thuốc cùng lúc nên bệnh nặng thêm.

    (Lê Thị Loan - lethiloan...@gmail.com)

    Chào chị,

    Hiện nay, số người bị virut viêm gan B tấn công ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những nước có số người mắc viêm gan B cao (khoảng 10 triệu người đang có virut viêm gan B trong cơ thể người). Trong số đó, có 10-15% trở thành viêm gan mạn tính.

    Nên chích ngừa để phòng tránh bệnh viêm gan. Hình minh họa


    Vì bệnh do virut nên đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và hậu quả viêm gan virut mạn tính nếu không được theo dõi tốt sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.


    Trường hợp anh nhà đã sang giai đoạn xơ gan là giai đoạn nặng, chức năng gan kém nên việc dùng thuốc kể cả đông y hay tây y đều phải thận trọng.


    Về nguyên tắc, sự kết hợp đông - tây y đúng sẽ tốt cho quá trình điều trị. Nếu như sử dụng thuốc tây y có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh thì sử dụng thuốc đông y sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe được nhanh hơn.


    Do đó, nếu bệnh nhân điều trị viêm gan B bằng cả đông - tây y kết hợp, kết quả trong quá trình điều trị bệnh sẽ tốt hơn. Dù dùng thuốc gì cũng cần có sự thăm khám và chỉ định theo dõi của bác sĩ.


    Trong quá trình sử dụng đông - tây y kết hợp người bệnh khi xuất hiện các biểu hiện lạ cần báo ngay cho bác sĩ. Trường hợp anh nhà cần tái khám để bác sĩ có sự tư vấn dùng thuốc đúng với giai đoạn bệnh.
    BS. Trần Quang Nhật - Sức khỏe và Đời sống

  19. #119
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    8 lý do gây suy giảm sức đề kháng

    22-12-2014 14:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khi sức đề kháng (hay khả năng miễn dịch) bị suy giảm.


    Cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khi sức đề kháng (hay khả năng miễn dịch) bị suy giảm. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao cơ thể bị suy giảm sức đề kháng? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời.

    Các nghiên cứu gần đây cho biết có các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng cơ thể như sau:Sự ô nhiễm không khí: Do các khu công nghiệp phát triển, lượng cac-bon thải nhiều ra khí quyển; ôtô, xe máy có nhiều; việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu… làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khi bạn hít phải khói bụi, hơi hóa chất… sẽ bị nhiễm bẩn phổi. Các nghiên cứu đã phát hiện: không khí bẩn ngăn chặn các tế bào T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp. Để cải thiện môi trường sống, bạn cần đầu tư một máy lọc không khí trong nhà để có không khí trong lành.


    Hít phải khói bụi bị giảm sức đề kháng cơ thể.


    Ngồi nhiều: TS. Joel Fuhrman (người Mỹ) cho biết, ngồi nhiều làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể, làm cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng chậm. Nếu bạn phải ngồi cả ngày thì không tránh khỏi suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh. Vì vậy, để cải thiện tình hình, từ nay, cứ sau khoảng 45 phút đến một tiếng ngồi làm việc, bạn nhớ đứng dậy đi lại và ra khỏi phòng khoảng 5-10 phút. Vận động như vậy sẽ kích hoạt cơ bắp và thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể.

    Do ăn thức ăn chế biến sẵn: Nếu bạn ăn nhiều khoai tây chiên, bánh kẹo, các loại snack, nước ngọt… có quá nhiều chất không tốt như đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể - các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các tế bào T và B là "đội quân" chủ lực chống lại bệnh tật. Bởi vậy, TS. Susan Blum (người Mỹ) khuyên chúng ta nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, trong đó chứa nhiều chất xơ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch.

    Sử dụng nhiều mỹ phẩm: Nếu bạn lạm dụng mỹ phẩm, da phải hấp thụ các loại kem lót, kem nền, kem che khuyết điểm, son môi… sẽ rất có hại. Mỹ phẩm chứa các chất như sodium lauryl… thâm nhập vào bên trong gây ra những tác hại khôn lường. Để giảm thiểu tác hại, bạn nên sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ hệ thống miễn dịch.

    Thức quá khuya: Nếu bạn hay thức khuya, cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn gây bệnh. Do đó, bạn cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể tái sản xuất sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi.

    Ăn quá nhiều: Bạn không nên ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều hormon IGF1 là chất thúc đẩy quá trình lão hóa và cản trở hệ thống miễn dịch. Trái lại, bạn lại phải ăn đủ chất béo tốt có trong cá hồi, cá mòi, hạnh nhân, cải xoăn. Nhưng bạn cần tránh ăn chất béo trans và chất béo bão hòa bằng cách tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn thịt mỡ động vật.

    Do cô đơn: TS. Sheldon Cohen thuộc Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cảnh báo rằng: Nếu bạn đang trong tình trạng cô đơn thì hệ miễn dịch cũng bị suy yếu. Vì vậy, bạn cần khắc phục bằng cách mở rộng các mối giao tiếp với bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.

    Stress: Khi bạn bị căng thẳng kinh niên thì nồng độ hormon như testosteron và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng, làm cho hệ miễn dịch giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, bạn phải tìm cách thư giãn, giải trí để giảm căng thẳng mới khỏe mạnh, ít mắc bệnh.



  20. #120
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chữa viêm gan virut C, khó nhất là gì?

    26-12-2014 08:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.

    Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới. Tuy nhiễm HCV là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có tới 50 - 80% trường hợp trở thành mạn tính và 50 - 70% các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các loại thuốc điều trị HCV và lý do vì sao bệnh trở thành mạn tính và khó điều trị.

    Các thuốc hiện nay trong điều trị bệnh

    Những người mắc viêm gan C không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi. Ở các bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn, mục tiêu điều trị là diệt trừ virut, ức chế virut sao chép lâu dài và giảm tình trạng viêm gan. Điều trị viêm gan C mạn đã có nhiều tiến triển trong thập niên vừa qua, đầu tiên các liệu trình interferon ngắn hạn đã làm giảm nồng độ men ALT trong huyết thanh, giảm nồng độ HCV và làm giảm tình trạng viêm gan. Tuy nhiên diệt trừ virut không xảy ra và phần lớn bệnh nhân tái phát sau khi ngừng thuốc. Sau này liệu trình phối hợp interferon và ribavirin có khả năng diệt trừ virut ở 40% các bệnh nhân. Kể từ năm 2002, liệu pháp Peg - Interferonkết hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng virut học kéo dài trên 50% các bệnh nhân đã dần thay thế các chế độ điều trị cũ.


    ​Hình ảnh virut viêm gan C.


    Peg - interferon

    Peg - interferon là sự phối hợp giữa interferon với polyethylen glycol, còn gọi là pegylate hóa, làm thanh thải thuốc chậm đi và do đó phơi nhiễm kéo dài với nồng độ thuốc cao hơn, nên chỉ dùng 1 tuần một lần.

    Có hai loại peg - interferon là peg - interferon α - 2a và peg - interferon α - 2b có tỷ lệ đáp ứng virut duy trì dao động trên 36% tùy theo genotype. Điều trị phối hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn, trên 50%. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng ribavirin có thể được điều trị bằng peg - interferon. Hai loại peg - interferon khác nhau ở trọng lượng phân tử nên việc tính liều điều trị sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân.

    Các tác dụng phụ: phần lớn các tác dụng ngoại ý là ở mức độ nhẹ và trung bình không cần hạn chế điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm..., ngoài ra có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, phát ban, tăng cảm giác, nhìn mờ, lú lẫn, rong kinh, táo bón, rối loạn tâm thần...

    Ribavirin

    Ribavirin được phát hiện vào năm 1972, là một chất tương tự guanosine có phổ hoạt tính rộng chống lại các virut RNA và DNA gồm cả các flaviviridae như virut viêm gan C. Ribavirin có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với peg - interferon trong suốt quá trình điều trị.

    Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Ribavirin có thời gian bán thải 44 - 49 giờ sau liều duy nhất và sẽ tăng cao sau khi dùng lâu dài, bởi thế sự thanh thải ribavirin cần nhiều tuần sau khi ngừng thuốc. Thanh thải ribavirin giảm nhiều ở bệnh nhân suy thận nên không dùng ở bệnh nhân có độ thành thải creatinin < 50ml/phút.

    Các tác dụng phụ hay gặp là gây tan máu, ngoài ra còn gây quái thai do đó không được dùng cho phụ nữ mang thai.

    Không dùng peg - interferon và hoặc ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virut C mạn tính.

    Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu và thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.

    Cần thận trọng khi dùng cho các tương đối: thiếu máu 3 dòng, bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn co giật.

    Hướng điều trị mới

    Kết hợp nhiều loại thuốc và nhiều cơ chế tác dụng để có hiệu quả chéo với nhiều loại genotype, cải tiến đáp ứng, giảm thời gian điều trị, cải thiện tính dung nạp, giảm sự đề kháng, có thể áp dụng được với những đối tượng khó điều trị.

    Các thuốc mới sẽ được đưa vào sử dụng là thuốc ức chế men protease (telaprevir kết hợp với peg - interferon hoặc ribavirin), thuốc ức chế polymerase (valopicitabine), thuốc interferon mới (albinterferon α - 2b phối hợp với ribavirin), interferon tái tổ hợp omega, taribavirin.

    Vì sao bệnh khó điều trị?

    Có khoảng 60% nhiễm HCV không có triệu chứng, 39% cảm thấy mệt (giống như cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, có thể đau khớp, đau bụng nhẹ), ít khi có biểu hiện vàng da, nước tiểu sậm màu, chỉ 1% có các biểu hiện nặng.

    Trong tổng số nhiễm HCV có khoảng 15% tự hồi phục, 85% chuyển qua thể mạn. Thể mạn thường âm thầm kéo dài hàng chục năm và chỉ phát hiện được khi đã có diễn biến nghiêm trọng (xơ gan, cổ trướng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, vỡ mạch gây chảy máu ồ ạt, tử vong). Trong số 85% chuyển qua mạn tính thì có 20% bị xơ gan và có khoảng 3% trong số xơ gan bị ung thư gan.

    Do nhiễm HCV ở các týp gen khác nhau, khả năng đáp ứng thuốc của các quần thể dân cư khác nhau nên hiệu quả điều trị khá dao động. Một khó khăn trong điều trị bệnh là người bệnh khó nhận biết mình bị mắc bệnh, thường đến bệnh viện muộn có khi đã xơ gan; kết quả điều trị dao động, chi phí điều trị cao nên có người bỏ dở, thậm chí không muốn điều trị.

    Tóm lại, sự phát tán của HCV ngày càng có khuynh hướng tăng lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phát động chiến dịch về tác hại của việc dùng ma túy, làm giảm tác hại bằng chương trình sử dụng bơm kim tiêm một lần, giáo dục cho những người làm nghề xăm và nghề y học cổ truyền cách lựa chọn phương pháp điều trị để giảm thiểu việc lây bệnh qua đường máu.



Trang 6 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •