Trang 4 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345614 ... CuốiCuối
Kết quả 61 đến 80 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #61
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giao lưu trực tuyến: Viêm Gan Vi Rút C "Sát Thủ Thầm Lặng"

    Thứ tư, 20/08/2014 08:20
    Nhằm cung cấp những kiến thức căn bản và giải quyết những thắc mắc của quý độc giả về bệnh “Viêm gan vi rút C”, vừa qua, cuộc GLTT do AloBacsi phối hợp với hãng dược MSD được tổ chức...


    Viêm gan C là một vấn nạn trong các bệnh viêm gan. Nó đã, đang và vẫn sẽ là một bệnh cần hết sức thận trọng. Nó được ví như một “sát thủ thầm lặng” bởi khi bệnh nhân nhiễm bệnh mà không có triệu chứng chứng cụ thể nào.

    Viêm gan vi rút C là một bệnh viêm nhiễm ở gan do vi rút viêm gan C gây ra. Do liên quan đến vi sinh vật nên người ta thường cho rằng bệnh có liên quan đến sự mất vệ sinh và tình trạng nghèo nàn.

    Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới, số nạn nhân nhiễm viêm gan C vào khoảng 170 triệu người. Người ta ước tính trung bình, có hàng trăm nghìn người mắc mới mỗi năm và có hàng chục nghìn người chết vì căn bệnh này. Nhiễm viêm gan C nếu không điều trị kịp thời, rất dễ chuyển thành viêm gan C mạn tính.

    Có tới 75% người viêm gan C cấp tính chuyển thành mạn tính. Điều nguy hại nhất của bệnh viêm gan C là bệnh diễn tiến trong âm thầm lặng lẽ.

    Việc điều trị viêm gan vi rút C từ vài năm nay ở Việt Nam chỉ sử dụng phác đồ điều trị chuẩn phối hợp 2 thuốc Peginterferon - alfa 2b hoặc 2a kết hợp Ribavirin (PR). Tuy nhiên với phác đồ kết hợp 2 thuốc này, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể được điều trị thành công (theo nghiên cứu thì chỉ có khoảng trên 60% bệnh nhân châu Á là có đáp ứng với điều trị nhưng tỷ tệ tái phát còn cao).

    AloBacsi.vn

  2. #62
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C lây qua ăn uống không, AloBacsi ơi?

    23/8/2014 10:37
    Ăn chung có lây viêm gan C không, AloBacsi ơi? Công ty em có nhà ăn tập thể, mỗi lần ăn là hàng trăm người. Em sợ quá. (bạn đọc H.A.T).


    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Chào bạn,

    không lây qua đường ăn uống thông thường, trừ trường hợp người bệnh viêm gan C và bạn đồng thời cùng bị chảy máu răng và răng miệng bị lở loét.

    AloBacsi.vn

  3. #63
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HIV hậu thuẫn vi-rút viêm gan C

    14:36:01, 07/08/2014
    Bệnh viêm gan C đang là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người bị nhiễm HIV. Nhiều báo cáo gần đây cho rằng, có vẻ như vi-rút viêm gan C đang mạnh lên và được HIV hậu thuẫn.

    Ảnh minh họa: Internet
    Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Brown (Mỹ). Sau khi nghiên cứu người ta thấy rằng, những người mà bị nhiễm vi-rút HIV dễ có nguy cơ nhiễm viêm gan C hơn. Đồng thời những người này cũng là những người khó chẩn đoán, khó theo dõi và thường thì chỉ phát hiện được khi đã bị nặng, khó cứu chữa.
    Kết quả này có được là dựa vào bản nghiên cứu sức khoẻ của 1.800 người đàn ông bị nhiễm HIV. Ban đầu, họ kiểm tra những người này xem có bị nhiễm viêm gan C không. Kết quả là không ai bị nhiễm với xét nghiệm viêm gan C âm tính. Nhưng sau đó một thời gian, kiểm định lại thì có tới 36 người phát hiện ra viêm gan C, mặc dù trước đó là không phát hiện ra và trong thời gian sau không tiêm chích cũng như không thực hiện truyền máu kém an toàn. Điều này cho thấy, vi-rút HIV đã che giấu viêm gan C tốt hơn.
    Kết quả này khuyến cáo các nhà điều trị học nên xem xét tới khả năng theo dõi viêm gan C liên tục, kể cả những người đã có kiểm tra viêm gan C âm tính.

    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/HI..._C-450473.html

  4. #64
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan bằng cách kết hợp Đông - Tây y

    31/8/2014 16:07
    Đối với những người bị bệnh viêm gan cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh cần đi khám Đông y để được hướng dẫn điều trị đúng cách.



    Ảnh minh họa
    Với viêm gan giai đoạn nhẹ và cấp tính, có thể sử dụng một số cây thuốc Nam. Atiso có tác dụng bảo vệ tế bào gan, tăng tiết mật, thông mật lợi tiểu, hạ cholesterol trong máu. Cúc gai kết hợp cùng thành phần từ quả cây ngũ vị tử có tác dụng hạ men gan. Diệp hạ châu đã được nghiên cứu ngoài tác dụng hạ men gan còn được sử dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ, điều trị viêm gan siêu vi B. Nghệ có tác dụng bảo vệ tế bào gan, phòng ngừa ung thư tế bào gan.
    Ngoài ra, nếu người bệnh viêm gan có biểu hiện vàng da và niêm mạc có thể dùng các vị thuốc như nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 8g sắc chung uống để điều trị. Khi bệnh ở mức độ nặng hơn như viêm gan mạn tính do siêu vi, xơ gan thì cần phối hợp rất nhiều vị thuốc mới có hiệu quả điều trị. Lúc này không nên nghe theo kinh nghiệm dân gian tự ý sử dụng cây thuốc mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
    Trong điều trị thuốc Đông - Tây y kết hợp cần lưu ý đến sự tương tác giữa 2 loại thuốc này. Tùy loại thuốc mà khi kết hợp có những tương tác có lợi hoặc có hại cho cơ thể cần được lưu ý. Khi sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, kháng siêu vi kết hợp với nhóm thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc sẽ giúp tăng tác dụng của những loại thuốc trên. Lúc này có thể giảm bớt liều lượng thuốc kháng sinh, kháng siêu vi để ngăn ngừa những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
    Tuy nhiên, nếu sử dụng chung các loại thuốc chống ngưng tụ tiểu cầu, thuốc chống đông máu dùng trong điều trị tim mạch với các thuốc có tác dụng hoạt huyết (tăng lưu thông máu) của Đông y có thể gây xuất huyết, chảy máu. Ngoài ra, dùng thuốc cầm máu sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc phòng ngừa bệnh tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ.



  5. #65
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nên hiểu thế nào về viêm gan B


    07/9/2014 13:01
    Thưa bác sĩ, cháu thì sức khỏe bình thường chẳng thấy biểu hiện ốm đau bệnh tật gì, nhưng vợ cháu đi khám phụ khoa trong chương trình khám sức khỏe định kỳ lại bị viêm gan B và yêu cầu cháu cũng phải đi khám. - Chị nhà đã khám và làm các xét nghiệm gì.



    - Hàng năm công ty đều cho nhân viên khám sức khỏe tổng quát một lần. Khi làm test nhanh thì có kết quả HBsAg dương tính. Bác sĩ bảo bị viêm gan B và tư vấn là bệnh này lây nhiễm, di truyền, có nhiều nguy cơ suy gan, xơ gan thậm chí ung thư gan.
    - Khi kết quả HBsAg dương tính cần phải hiểu, ý nghĩa và giá trị của xét nghiệm này phục vụ cho việc sàng lọc nhanh trên số đông người khám tổng quát để phát hiện tức thời đối tượng nghi ngờ cần quan tâm về viêm gan. Còn HBsAg chỉ là một dấu hiệu gián tiếp chỉ ra khả năng bị nhiễm virus gây bệnh viêm gan (cấp tính/ mạn tính) do siêu vi trùng type B. Bản chất xét nghiệm này chỉ xác định sự có mặt kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBV).
    Kháng nguyên này tăng nhanh trong 10 tuần đầu rồi giảm từ từ và có thể biến mất trong vòng 4 - 6 tháng nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Ngay cả khi HBsAg sau 6 tháng không biến mất thì cũng là người lành mang mầm bệnh ẩn với xác suất 10 - 15% mang bệnh mạn tính còn lại tự khỏi. Vì vậy, cần kiểm tra lại các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm sinh hóa máu khác họ hàng của HB như HBeAg, anti-HBs, anti-HBcIgM, anti-HBcIgG… và các chỉ số sinh hóa/máu khác về 4 loại men gan, và protein, albumin, globuline,bilirubine…
    Chỉ sau khi thiết lập được một bảng tổng kiểm các chỉ số, đối chiếu với ngưỡng bình thường mới có thể gọi đúng tên tình trạng viêm gan B của bệnh nhân.
    - Nhưng nó còn di truyền cho con hay lây nhiễm qua đường máu, đường quan hệ tình dục thì nguy lắm, cứ cầm cái kết quả xét nghiệm dương tính là như bị án treo, ai chẳng sợ.
    - Khi bố mẹ đã có HBsAg (+) phải có ý thức phòng ngừa không được để lây sang con. Nhà nước đã có chương trình tiêm phòng cho trẻ em ngay khi mới đẻ chính là ngăn chặn bệnh có hiệu quả nhất. Với những trường hợp lây qua đường máu, mình cần có ý thức chủ động phòng tránh. Bây giờ đi cắt tóc cạo râu thấy bác phó cạo dùng loại dao lam cạo một lần đã thấy dân trí về phòng bệnh tốt hơn trước. Ngoài ra rất cần thận trọng khi phải truyền máu truyền dịch, sơ cứu vết thương, làm tiểu phẫu thuật, nhổ răng, châm cứu…
    Một nguồn lây rất rắc rối khác là qua đường quan hệ tình dục, virus HBV khi lây đường này thường kín đáo bị che lấp bởi các bệnh khác như lậu, u sùi do HPV, giang mai, nấm nên chỉ thường chỉ lo chữa các bệnh rầm rộ kia mà dễ bỏ qua viêm gan, trong khi viêm gan là bệnh do virus không có thuốc đặc trị và tiến triển âm thầm, biến chứng trầm trọng khi cơ thể đang bị tấn công bởi viêm nhiễm do vi khuẩn.
    - Với kiểu yêu đương quan hệ tình dục tự do hiện giờ, lây kiểu này thì nguy quá!
    - Sẽ không khó nếu hiểu và ý thức được cần chủ động phòng bệnh. Cần thẳng thắn và kiên quyết giữ được quan hệ tình dục an toàn, luôn dùng bao cao su cho dù yêu kiểu gì, với ai. Mê đắm và cả nể là để virus nó tung hoành, hậu quả khôn lường cho mình và con cái sau này.
    - Vậy làm sao biết họ có bệnh?
    - Ở giai đoạn đầu, biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, đôi khi sốt, dễ bị cảm cúm, đau nhức; khó mà xác định được bệnh, cũng không rõ rệt chứng vàng da vàng mắt như ta hay nghĩ về bệnh gan. Lúc này, xét nghiệm test HBsAg, HBeAg có giá trị nhanh nhạy kịp thời cho chẩn đoán và điều trị. Có thuận lợi là test này dễ dàng thực hiện ở bất cứ cơ sở xét nghiệm nào và có giá trị chẩn đoán không phụ thuộc bệnh viện to nhỏ, cũng không đòi hỏi phải có giáo sư tiến sĩ lâu năm tay nghề cao nên bệnh nhân khỏi cần đắn đo khi được chỉ định.
    - Ngộ bị HBV thật thì chạy chữa thế nào?
    - Giữ gìn cho gan không bị virus tấn công bằng chế độ ăn uống không rượu bia, hạn chế thức ăn nhiều đạm mỡ gia vị khó tiêu, ăn nhiều thực phẩm tươi giàu vitamine, nhiều chất xơ, ăn gạo lức… Có chế độ làm việc tránh stress và nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng sức khỏe.


  6. #66
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tin vui cho bệnh nhân viêm gan C


    09/9/2014 07:22
    Cục quản lý dược châu Âu (EMA) vừa cho phép lưu hành thuốc uống với hoạt chất DCV dùng phối hợp trong điều trị bệnh viêm gan C mãn sau khi tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả cao, kể cả trên những bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C phân nhóm 1 và các trường hợp đã bị xơ gan. Thuốc khá an toàn và ít tác dụng phụ.



    Viêm gan C mãn là bệnh do vi rút lây qua đường máu; vi rút có sáu phân nhóm được đánh số từ 1 đến 6, trong đó phân nhóm 1 là phân nhóm có độc lực mạnh nhất và dễ tái phát. Phác đồ điều trị từ trước đến nay chủ yếu là dùng thuốc dạng chích trong sáu tháng - một năm với nhiều tác dụng phụ và không thể sử dụng ở bệnh nhân bị xơ gan mất bù.


  7. #67
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người viêm gan B dễ bị ung thư gan


    11/9/2014 12:04
    Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.



    PGS.TS Nguyễn Tấn Cường, GĐ y khoa BV Quốc tế Thành Đô cho biết, ước tính hiện có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B. Bệnh viêm gan siêu vi B thường phát triển theo các giai đoạn: viêm gan siêu vi B cấp, viêm gan siêu vi B mạn và những người lành nhưng mang mầm bệnh trong cơ thể.
    Viêm gan siêu vi B cấp thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm.
    Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư.
    Khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan.

    Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B, 20% nhiễm virus C.
    Những người lành mang mầm bệnh là khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng viêm gan nào biểu hiện. Virus có thể ở trong cơ thể suốt đời, nhưng cũng có một lúc nào đó nó phát triển thành bệnh trong người và lây truyền cho người khác.

    Vì vậy cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
    Tùy theo quyết định của bác sĩ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực để loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ nhằm đào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan những người lành có mang mầm bệnh.
    Những người lành nhưng mang mầm bệnh viêm gan B trong cơ thể nên đi khám bác sĩ định kỳ. Ảnh minh họa: Lê Phương.
    Các loại thuốc sử dụng trong điều trị:
    - Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Khi dùng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... TTuy nhiên, giá thuốc cao và thời gian điều trị lâu dài, vì vậy chỉ thích hợp với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả.
    - Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Thời gian đạt được mục tiêu này phụ thuộc vào từng người, ít nhất là một năm trở lên và tái phát còn có thể dùng lại. Hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% vì thế không được chỉ định nhiều nhưng cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc.
    - Adefovir, entecavir, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.
    - Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU và Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.
    - Phối hợp các loại thuốc: Gần đây, nghiên cứu về việc phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B bằng cách phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon - pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng riêng lẻ mỗi thuốc. Tuy nhiên phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều, chưa ổn định và làm tăng chi phí điều trị nên chưa áp dụng trên lâm sàng.
    Lời khuyên dành cho người viêm gan siêu vi B
    - Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.
    - Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.
    Cần chú ý để tránh lây nhiễm cho người khác
    - Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.
    - Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.
    - Hiện nay đã có văcxin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.



  8. #68
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    AloBacsi ơi, em đau lưng và bụng là do viêm gan B?

    Thứ năm, 18/09/2014 06:16
    Thưa BS,

    Em 34 tuổi, bị đau lưng 6 tháng nay, đau cả bên bụng phải. Em đi khám, BS nghi đau đại tràng và yêu cầu nội soi, siêu âm ổ bụng kết quả bình thường.

    3 tháng nay em hay bị đau cứng cả lưng và bụng, đứng dậy rất khó. Em bị viêm gan B, xét nghiêm năm ngoái được biết đang thể ngủ, vậy có phải đau do gan không hay bị cột sống, AloBacsi? Xin cảm ơn!

    (Thu Huyền - Hà Nội)



    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Em Huyền thân mến,

    Viêm gan B đơn thuần không gây đau bụng, đau lưng. Em có triệu chứng đau lưng rất rõ, ảnh hưởng đến vận động.

    Em nên khám chuyên khoa xương khớp để xác định bệnh lý cột sống, đồng thời khám chuyên khoa gan mật theo dõi điều trị bệnh lý gan, em nhé.

    Thân chào em.

    AloBacsi.vn

  9. #69
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm

    Thứ hai, 22/09/2014 10:37
    Sự tiến triển của siêu vi viêm gan C rất thầm lặng trong 10 đến 30 năm, người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.






    Do sự bùng nổ của viêm gan siêu vi B nên rất ít người quan tâm đến viêm gan do siêu vi C. Siêu vi viêm gan C nguy hiểm không kém vì đó là sát thủ thầm lặng gây ra xơ gan và ung thư gan. Siêu vi C được phát hiện chính thức từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây.
    BS.CKII Trần Ánh Tuyết, Giám đốc y khoa, Trưởng khoa Tiêu hóa Gan mật, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin cho biết, siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường máu, đường tình dục và mẹ lây truyền cho con khi trong quá trình chuyển dạ.
    Sau khi bị lây nhiễm, siêu vi viêm gan C từ máu đi vào gan, xâm nhập vào các tế bào gan, tiếp tục mã hóa và sao chép thành nhiều phiên bản trong các tế bào gan bị nhiễm và phóng thích các siêu vi mới ra ngoài để tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào gan khác, gây nên tổn thương gan.
    Theo BS Tuyết, khoảng 85% trường hợp nhiễm siêu vi gan C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virus sau 6 tháng. Khi tồn tại trong tế bào gan, siêu vi sẽ gây hại cho tế bào tiếp diễn trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan và suy gan, hơn nữa có một tỷ lệ diễn tíến ung thư gan. Sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 đến 30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng.
    Hơn hai thập niên trước viêm gan siêu vi C được xem là không có thuốc điều trị, vì vậy tử vong khá cao. Hiện nay sự ra đời của các thuốc kháng siêu vi cho dù tỷ lệ làm sạch siêu vi chưa hoàn hảo nhưng cũng giúp kìm hãm không cho siêu vi C phát triển và cải thiện được tình trạng viêm gan, ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan.



    Theo Lê Phương - VnExpress






  10. #70
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Em bị viêm gan ở mức độ nào, AloBacsi?

    02/10/2014 07:20
    Em vừa lấy kết quả xét nghiệm như hình kèm theo nhưng không biết tình trang sức khỏe của mình, mong AloBacsi giải đáp dùm em ạ. Tình trạng viêm gan của em ở mức độ nào, điều trị ra sao ạ.

    Ảnh do bạn đọc cung cấp


    Em Minh thân mến,

    Kết quả cho biết em nhiễm viêm gan siêu vi B và số lượng vi khuẩn khá nhiều. Trường hợp này thường có chỉ định điều trị.

    Do em không cung cấp các kết quả về men gan và các xét nghiệm miễn dịch về gan nên BS chưa thể kết luận gì thêm. Em có thể bổ sung thông tin,
    AloBacsi sẽ sớm phản hồi đến em.

    Theo alobacsi.vn

  11. #71
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan siêu vi C nguy hiểm hơn B nhưng dễ chữa hơn?


    02/10/2014 08:20
    Viêm gan siêu vi C nguy hiểm hơn siêu vi B vì gây đột biến gen kinh khủng và có tính chất liên tục (kết hợp với việc không ngừng phá hủy tế bào gan).



    Nguyên nhân
    Viêm gan siêu vi C nguy hiểm hơn siêu vi B vì gây đột biến gen kinh khủng và có tính chất liên tục (kết hợp với việc không ngừng phá hủy tế bào gan). Nguyên nhân chính là siêu vi C không tồn tại ở dạng ngủ (không hoạt động), trong khi đó siêu vi B lại có dạng tồn tại ở dạng ngủ (không hoạt động) (HbeAg âm tính).
    Khi siêu vi C ở dạng hoạt động liên tục thì sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh không sinh hoạt lành mạnh (uống rượu bia), hoặc không được điều trị sớm. Nguyên nhân gây đột biến mạnh hơn siêu vi B vì siêu vi C khu trú ở ARN (đây là tế bào đích của siêu vi C).
    Như ta đã biết, ARN có chức năng vận chuyển vật liệu di truyền đi ghép (trong quá trình tế bào nhân đôi). Do siêu vi C hoạt động rất mạnh nên làm rối loạn chức năng vận chuyển của ARN dẫn đến vận chuyển sai. Ví dụ, như thay vi mang vật liệu di truyền A để ghép với A thì lại mang A ghép nhầm sang B và đây chính là đột biến gen, điều gây ra ung thư. Siêu vi B khu trú ở ADN cũng gây đột biến nhưng không mạnh bằng siêu vi C.
    Siêu vi C nguy hiểm hơn vì hoạt động liên tục (gây tổn thương gan liên tục) và gây đột biến gen cao hơn siêu vi B. Siêu vi B đã có vắc-xin còn siêu vi C chưa có. Viêm gan siêu vi B có thuốc uống còn viêm gan siêu vi C chủ yếu là tiêm (interferon), gây mệt mỏi cơ thể và tốn kém trong chi phí.
    Phương pháp điều trị viêm gan siêu bao gồm: Tiêu diệt siêu vi, ức chế sự phát triển của siêu vi và đào thải siêu vi. Nếu chúng ta muốn tác động đến siêu vi thì chỉ tác động được khi siêu vi ở dạng hoạt động. Khi siêu vi ở dạng ngủ thì không có thuốc nào tác động được vì khi siêu vi nằm trong gen thì nó trở thành một cấu trúc trong đó (trong ARN hoặc ADN). Vì siêu vi C ở dạng hoạt động nên thuốc dễ tác động hơn, do đó tiêu diệt siêu vi C sẽ dễ hơn siêu vi B.
    Tại Việt Nam, viêm gan siêu vi C chỉ có biện pháp chữa hiệu quả nhất là tiêm. Người bị viêm gan siêu vi C khi tiêm một thời gian có thể đi kiểm tra thấy hết siêu vi C trong cơ thể, trong khi đó người bị viêm gan siêu vi B thì không thể diệt hết siêu vi B bằng cách tiêm. Đi theo phương pháp đào thải thì thấy khả năng đào thải được siêu vi C mạnh hơn rất nhiều so với đào thải siêu vi B.
    Thời gian điều trị
    Khi dùng thuốc tiêm thì người bị viêm gan siêu vi C thường sau 6 tháng đến 1 năm là hết siêu vi (khỏi bệnh), tuy nhiên với điều kiện là người bệnh có thể trạng tốt và không điều trị gián đoạn. Còn ở trường hợp viêm gan siêu vi B thì phải tiêm 1 năm trở lên nhưng không bao giờ hết sạch siêu vi B trong cơ thể.
    Có một số thông tin trên mạng internet là điều trị khỏi viêm gan C sau một tuần là không có cơ sở vì về lý thuyết một vòng đời của siêu vi C từ trong gen đến phát ra ngoài là vòng đời của tế bào đích của siêu vi đó (chỉ khi phát ra ngoài mới tiêu diệt và đào thải được siêu vi).
    Ví dụ: Thời gian để có thể tiêu diệt được hết siêu vi B là bằng vòng đời của ADN. Nếu ADN cứ tồn tại mãi thì không thể tiêu diệt được mà chỉ có thể dùng phương pháp tăng cường miễn dịch. Trong khi đó, siêu vi C nằm ở ARN nên về lý thuyết vòng đời của ARN là bao lâu thì đó là thời gian ngắn nhất có thể điều trị khỏi viêm gan siêu vi C.
    NGUYỄN TRUNG THÀNH
    Theo nongnghiep.vn


  12. #72
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nồng độ kháng thể Viêm gan B bao nhiêu thì không cần tiêm ngừa?


    02/10/2014 11:25
    Em dự định có thai nên muốn tiêm phòng viêm gan B. Kết quả xét nghiệm Anti HBs (định lượng) của em là 131.8. Vậy em muốn hỏi, với chỉ số như thế em có cần tiêm chủng không ạ? Em cảm ơn BS rất nhiều.




    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    (anti-HBs) đủ để bảo vệ chúng ta là trên 10mUI/ml. Kháng thể có thể được tạo ra qua tiêm ngừa vaccine hay đã từng nhiễm
    HBV mà cơ thể tự loại trừ hoàn toàn.
    Nếu bạn chưa từng tiêm ngừa vaccine ngừa HBV mà có nồng độ kháng thể cao thì bạn thuộc trường hợp thứ hai như đã nêu trên. Bạn không cần phải tiêm chủng nữa vì bạn đã tự tạo kháng thể cho chính mình rồi, bạn nhé.
    Thân ái,

    Theo alobacsi.vn

  13. #73
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khi nào viêm gan B là nguy hiểm?


    06/10/2014 08:00
    Cách đây hơn 10 năm tôi có đi xét nghiệm thì chẩn đoán là viêm gan siêu B. Và giờ tôi đi xét nghiệm lại có kết quả AST( SGOT) là 57,5. Tôi rất mong được giải thích.


    Cách đây hơn 10 năm tôi có đi xét nghiệm thì chẩn đoán là viêm gan siêu B. Và giờ tôi đi xét nghiệm lại có kết quả AST( SGOT) là 57,5. Tôi rất mong được giải thích?
    Hoàng Bách (hoangbach32012@yahoo.com)

    Xét nghiệm AST( SGOT) gọi là xét nghiệm men gan. Bình thường AST ≤ 37U/l và ALT(SGPT) ≤ 40U/l và GGT: nam ≤ 15 - 50 U/l và nữ ≤ 7- 32 U/l). Như vậy theo kết quả xét nghiệm thì men gan của bác tăng gần 2 lần. Tăng men gan thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc. Mức độ tăng men gan có thể tương quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng. Viêm gan mạn được qui ước là sự tăng men gan kéo dài hơn 6 tháng. Men gan có thể tăng lên đến 3000 U/L trong viêm gan virus cấp. Ở bệnh nhân suy gan cấp hay sốc gan thì men gan có thể tăng đến 5000 U/L. Men gan tăng mức độ nhẹ hoặc trung bình thường gặp trong viêm gan virus mạn tính, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. Như vậy bác bị viêm gan mạn tính nên cần chú ý các điểm sau: nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh, chú ý chế độ ăn uống hằng ngày không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 06-10-2014 lúc 12:01.

  14. #74
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống rượu làm gia tăng nguy cơ tiến triển bệnh gan ở những người đồng nhiễm HIV – HCV
    Science Daily số ra đầu tháng 5/2014 đã đăng tải một nghiên cứu về tác dụng của rượu đến các bệnh về gan ở người nhiễm đồng nhiễm HIV và vi rút gây ra viêm gan C (HCV).

    Đây là nghiên cứu do BS. Joseph K. Lim, thuộc Đại học Y khoa, Đại học Tổng hợp Yale, Mỹ và cộng sự tiến hành trên 7.270 người, trong đó có 701 người đồng nhiễm HIV/HCV, 1.410 người chỉ nhiễm HIV, 296 người chỉ nhiễm HCV và 1.158 người không nhiễm cả 02 vi rút này. Những người tham gia nghiên cứu tự điền trả lời vào một bảng hỏi theo qui chuẩn và trên cơ sở kết quả phân tích các thông tin thu thập được, các tác giả xếp họ vào các nhóm: Lệ thuộc, nghiện rượu; uống rượu chưa đến mức độ say; uống rượu đến mức say… và các bệnh đã được chẩn đoán liên quan đến uống rượu.
    Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, không phụ thuộc vào nhiễm HIV hay HCV, tình trạng xơ gan ở bệnh nhân đều gia tăng liên quan đến mức độ uống rượu. Tình trạng gia tăng đáng kể ở những bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV thậm chí họ chỉ uống rượu với liều lượng bình thường, chưa đến mức độ say.
    Theo Science Daily, ACĐ714
    http://benhnhietdoi.vn/

  15. #75
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C vẫn là vấn đề lớn đối với người nhiễm HIV cho dù họ được điều trị bằng ARV
    Theo Tạp chí “Kiếm soát nhiễm khuẩn ngày nay” (Mỹ) thì nguy cơ mắc các bệnh về gan nghiêm trọng cho nhiễm vi rút gây viêm gan C (HCV) là rất cao trong những người đồng nhiễm HIV/HCV, không phụ thuộc vào việc họ có hay không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ART)
    Để tìm hiểu liệu ART (liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV) có làm chậm quy trình xơ hóa gan liên quan đến HCV hay không, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp PennSylnia (UPenn), đã tiến hành phân tích cơ sở dữ liệu thu được từ 4.280 bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV được điều trị ARV và 6.079 bệnh nhân chỉ nhiễm HCV được điều trị trong giai đoạn từ 1997 đến năm 2010. Các bệnh về gan thể hiện qua 02 giai đoạn. Giai đoạn “có thể bài trừ” là khi gan vẫn hoạt động bình thường nhờ vào sự bài trừ được các tổn thương và giai đoạn “không thể bài trừ” là khi gan bắt đầu hoạt động không bình thường bởi các tổn thương đã lan rộng.Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ở những bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV có tỷ lệ mắc xơ gan “không bù trừ” cao hơn 80% so với ở những người chỉ bị nhiễm HCV.Mặc dù ART giúp kiểm soát HIV ở những người đồng nhiễm HIV/HCV, nhưng tỷ lệ họ bị mắc các bệnh về gan nghiêm trọng vẫn cao hơn 60% so với những người chỉ nhiễm HCV…Các chuyên gia khuyến cáo, cần có sự quan tâm một cách nghiêm túc đến việc bắt đầu điều trị viêm gan C cho các bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đang ở trong giai đoạn tiến triển của xơ hóa gan hoặc xơ gan nhằm dự phòng các bệnh nghiêm trọng về gan.
    Theo CDC Hoa Kỳ,ACD414PV
    http://benhnhietdoi.vn/

  16. #76
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm virut viêm gan B có gây xơ gan?
    Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính). Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...
    Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?
    Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virut viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm virut viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.

    Người bệnh cần hạn chế đồ ăn xào nhiều dầu mỡ.
    Khoảng 90% người lớn trưởng thành có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính. Tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm...

    Một số người nhiễm HBV mạn tính trên 6 tháng nhưng không có triệu chứng gì được gọi là người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3 - 6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
    Khoảng 9 - 10% người nhiễm HBV sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua 3 giai đoạn
    Giai đoạn 1: kéo dài từ 1 - 10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virut; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.
    Giai đoạn 2: đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
    Giai đoạn 3: đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virut. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động. Suốt thời kỳ 3 này có thể có một đợt nặng thêm của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virut hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virut viêm gan khác như virut viêm gan D hoặc C. Sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.

    Virut viêm gan B.
    Phòng bệnh và điều trị như thế nào?
    Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin. Đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh. ở nước ta hiện nay, vaccin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.
    Đường lây truyền của HBV
    Cách lây truyền của virut viêm gan B là sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể đặc biệt là tinh dịch và dịch tiết âm đạo, do đó có 3 đường lây cơ bản đó là lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Máu có khả năng lây truyền trong tất cả các giai đoạn nhiễm virut viêm gan B, tính lây nhiễm cao nhất có thể xảy ra ngay trước khi bệnh diễn biến cấp tính.
    Thay đổi trong lối sống giúp kiểm soát viêm gan B
    Một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan:
    Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan
    Vận động: Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.
    Bỏ thuốc lá: Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất này gồm có các chất độc trong khói thuốc.
    Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    (Theo BS. Nguyễn Bạch Đằng- sức khỏe đời sống)

  17. #77
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thiếu vitamin D, viêm gan C diễn tiến nặng hơn

    Thứ hai, 13/10/2014 09:46
    Đó là kết luận vừa được công bố của nhóm nghiên cứu hỗn hợp từ Viện Nghiên cứu sức khỏe Hà Lan và ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) trên tạp chí chuyên ngành Journal of Gastroenterology and Hepatology.

    Cụ thể, nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu của 461 bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mạn tính và chưa từng dùng thuốc điều trị. Kết quả cho thấy, ở những bệnh nhân bị thiếu vitamin D (lượng vitamin D trong máu thấp < 30ng/ml) sẽ có tỷ lệ bị xơ hóa gan cao hơn những bệnh nhân không bị thiếu vitamin D đến 2,48 lần.
    Viêm gan C mạn tính là bệnh chưa có thuốc chủng ngừa. Bệnh có thể diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan, nhưng ở giai đoạn đầu bệnh diễn tiến âm thầm, không triệu chứng, chỉ phát hiện khi xét nghiệm máu.

    Vitamin D là một vitamin tan trong dầu, có nhiều trong sữa, dầu cá, gan động vật, lòng đỏ trứng; đặc biệt vitamin D còn được cơ thể tự tổng hợp từ một tiền chất có sẵn ở da dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

    BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương
    Phụ nữ thành phố

  18. #78
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mối nguy khi không điều trị viêm gan C

    12-10-2014 15:20:01
    PNCN - Hàng triệu người mắc bệnh viêm gan C không hề điều trị để bảo vệ gan, dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.




    Tại sao người ta chủ quan với viêm gan C?
    Bởi vì những người mắc bệnh viêm gan C không có triệu chứng gì và vẫn thấy khỏe mạnh trong thời gian dài, ông Hardeep Singh, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và ung thư gan ở BV St. Josept, quận Cam, California, Mỹ cho biết.
    Vấn đề lan rộng đến nỗi vào năm 2013, Trung tâm Chẩn đoán và phòng ngừa bệnh khuyến cáo tất cả những người Mỹ sinh từ năm 1945 đến 1965 nên xét nghiệm viêm gan C. Người ta thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để phát hiện kháng thể viêm gan C. Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính, tiếp theo sẽ là một xét nghiệm khác, gọi là PCR (Polemerase Chain Reaction) nhằm xác định số vi-rút có trong máu.
    Những nguy cơ khi không điều trị
    Nếu không chữa trị viêm gan C, nhiều bộ phận trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, bao gồm:
    Gan. Đây là bộ phận cơ thể trực tiếp bị ảnh hưởng, gan sẽ bị xơ hóa hoặc tổn thương. Tổn thương này làm chậm dòng máu đi qua gan, làm hỏng chức năng tiêu hóa và giải độc của gan. Viêm gan C còn làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
    Não. Đôi khi, gan bị hư hại do ung thư, làm chất độc tồn đọng trong não, gây tình trạng viêm não. Bệnh nhân viêm não có triệu chứng nhầm lẫn, mất ngủ và rối loạn phương hướng.
    Khớp. Bệnh nhân viêm gan C hầu như sẽ mắc bệnh thấp khớp, một bệnh viêm nhiễm làm các khớp bị đau, sưng và cứng.
    Mạch máu. Bệnh nhân cũng thường mắc bệnh viêm mạch, do những protein bất thường trong máu bị đông cứng khi gặp lạnh. Kết quả mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương, viêm loét da, thậm chí bị đột quỵ.
    Xương. Trong vài trường hợp hiếm, người bệnh bị mắc bệnh loạn sản sụn, gây đau ở chi dưới do các mô xương gia tăng.
    Thận. Viêm gan C còn dẫn đến bệnh viêm tiểu cầu thận, bộ phận lọc chất bã ra khỏi dòng máu. Nếu không điều trị, thận sẽ bị hỏng hoàn toàn.
    Tuyến tụy. Viêm gan C có mối liên hệ với bệnh tiểu đường típ 2. Vi-rút làm gia tăng chất kháng insulin trong cơ thể, gây ra tiểu đường. Chất kháng insulin này lại thúc đẩy viêm gan C tiến triển nhanh hơn.
    VĂN KHÁNH (Theo Everydayhealth.com)

  19. #79
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thursday, 16 - October - 2014

    4 nhóm thực phẩm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch

    Trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch bị suy giảm là do tiêu thụ quá nhiều một số thực phẩm không có lợi cho hệ miễn dịch hoặc do môi trường sống gây ra.

    Một hệ thống miễn dịch yếu có thể gây ra nhiều rắc rối lớn đối với sức khỏe. Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus. Khi hệ miễn dịch kém, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể làm cho sức khỏe của bạn yếu đi, nguy cơ mắc nhiều bệnh tăng lên. Một số dấu hiệu phổ biến chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang bị kém đi là bạn dễ bị cảm lạnh, ho và cảm cúm hơn, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi.
    Các thực phẩm có tính axit cao như chanh sẽ gây ảnh hưởng các lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa, do đó, phá hủy hệ thống miễn dịch của bạn. Ảnh minh họa
    Hệ thống miễn dịch bị suy yếu là do tự nhiên hay có yếu tố nào tác động? Đối với hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch bị yếu đi là do tự nhiên, thậm chí có những người có hệ miễn dịch kém ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, hệ miễn dịch bị suy giảm là do thực phẩm tiêu thụ hoặc do môi trường sống gây ra.Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng làm suy giảm miễn dịch. Bạn hãy tham khảo và thận trọng hơn trong việc tiêu thụ.

    Thực phẩm chứa nhiều đường

    Các loại thực phẩm chứa nhiều đường đều không có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu tiêu thụ nhiều đường, nồng độ đường trong máu tăng lên sẽ làm giảm đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus của tế bào bạch cầu. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể bạn cũng sẽ không làm tốt chức năng vốn có của nó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.

    Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao

    Để tốt cho sức khỏe, bạn nên tránh thức ăn có chứa hàm lượng axit cao. Các thực phẩm có tính axit cao khi được tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng các lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa, do đó, phá hủy hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, theo nghà nghiên cứu Alice của Đại học Columbia (Mỹ) thì tiêu thụ một quả bưởi sẽ không có hại nhiều cho hệ miễn dịch của bạn mặc dù bưởi cũng có tính axit. Đó là bởi vì, tính axit trong bưởi không cao như các loại axit vốn có trong dạ dày và ruột của bạn. Những thực phẩm có tính axit cao mà bạn nên tránh là chanh, dấm…

    Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ

    Các chuyên gia ở Viện hàn lâm Sahlgrenska (Pháp) đã tiến hành nghiên cứu dài kì trên chuột và phát hiện thấy rằng, tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu, mỡ cũng chính là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch.

    Kết quả cho thấy, những con chuột ăn thực đơn giàu mỡ này càng phát phì, trong khi đó hệ miễn dịch ngày càng trở nên chậm chạp, đặc biệt khả năng tấn công virus, vi khuẩn của các tế bào bạch cầu ngày càng giảm mạnh và tỷ lệ chết vì nhiễm khuẩn cao. Tác giả Louse Strandberg, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này cho biết, béo phì thường đi kèm với chứng viêm nhiễm, lý do đơn giản là vì cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch được kích hoạt không đúng. Vậy nên, bạn nên tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm này quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mình.

    Ngũ cốc

    Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều ngũ cốc trong thời gian dài, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch. Đó là bởi vì nhóm thực phẩm này cũng góp phần làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể và trong máu vì nó được chuyển hóa thành glucose. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm thuộc nhóm này một cách chừng mực để bảo vệ hệ miễn dịch của mình.Hấp thụ đủ protein là việc rất quan trọng để giúp hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ. Một số nguồn thực phẩm cung cấp protein cho những người có hệ miễn dịch suy yếu bao gồm: Thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, Sữa tiệt trùng ít chất béo, vitamin tổng hợp…
    Nguồn: Afamily

  20. #80
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Em bị viêm gan B mổ thông vòi trứng được không, AloBacsi ơi?

    22-10-2014 07:22 - Theo: alobacsi.vn

    Em 27 tuổi, kết hôn 3 năm mà chưa có con, nay đi khám BS kết luận chồng tinh trùng yếu, em bị tắc vòi trứng 2 bên phải mổ nội soi để thông. BS hẹn em hết kinh chu kì sau tái khám làm hồ sơ mổ. Khi làm một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm máu hiển thị HbsAg dương tính, nhưng BS vẫn hẹn lịch mổ.


    AloBacsi ơi, với kết quả như vậy em nên điều trị viêm gan B trước hay có thể mổ nội soi thông vòi trứng trước ạ?

    Em rất mong tin. Cảm ơn các BS nhiều. (
    Bùi Thị Hường - TPHCM)


    ThS-BS Trần Anh Tuấn:


    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Chào bạn Hường,

    Bạn vẫn có thể mổ nội soi nếu chức năng gan bình thường. Trường hợp men gan tăng cao chứng tỏ bạn đang bị viêm gan cần điều trị ổn định mới mổ.

    Bạn bị tắc 2 ống dẫn trứng nếu có điều kiện nên mổ nội soi buồng tử cung và ổ bụng xem có bất thường gì không? Nội soi có thể giải quyết những tắc đoạn xa tai vòi. Nếu tắc đoạn gần chỉ có làm thụ tinh trong ống nghiệm mà thôi.

    Bạn có thể khám thêm chuyên khoa gan mật để được tư vấn thêm.

Trang 4 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345614 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •