Trang 7 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... CuốiCuối
Kết quả 121 đến 140 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #121
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan B: Theo dõi đáp ứng điều trị nhờ xét nghiệm

    23/12/2014 11:15 GMT+7

    Xét nghiệm HBsAg định lượng có giá trị quan trọng trong đánh giá đáp ứng điều trị với thuốc trong điều trị viêm gan B, từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các quyết định dừng thuốc hoặc đổi thuốc khác phù hợp hơn.


    Theo dõi diễn biến HBV, đánh giá các nguy cơ


    Báo cáo Hội nghị khoa học MEDLATEC, tổ chức ngày 19/12/2014, PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật đã cho biết những thông tin mới nhất của thế giới tính đến năm 2014 về những chỉ định và ý nghĩa của xét nghiệm HBsAg định lượng (qHBsAg) trong lâm sàng.


    “Xét nghiệm này giá trị theo dõi diễn biến tự nhiên của nhiễm HBV, đặc biệt là đánh giá chính xác trạng thái “mang virus không hoạt động thật”.


    Ngoài ra, qHBsAg kết hợp với tải lượng HBV-DNA, ALT, HBeAg và Anti-HBe còn có giá trị trong đánh giá đáp ứng điều trị với thuốc tiêm peginterferon hoặc các thuốc uống nucleos(t)ides. Từ mức độ đáp ứng điều trị, có thể đưa ra quyết định dừng điều trị để thay thuốc khác nếu không hoặc ít đáp ứng, tiếp tục điều trị nếu đáp ứng hoặc có thể tạm dừng điều trị và tiên lượng thải sạch HBsAg nếu đáp ứng bền vững.


    qHBsAg cũng giá trị trong tiên lượng nguy cơ tái phát, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan”, PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết thêm.

    Viêm gan virus mạn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

    Đầu tư công nghệ cho xét nghiệm lâm sàng


    Vì các kỹ thuật cận lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi và điều trị bệnh hiệu quả, đặc biệt bệnh viêm gan B mạn nên để phục vụ chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh viêm gan có hiệu quả, nhiều hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật sinh học phân tử hiện đã được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quan tâm đầu tư.


    Nhiều xét nghiệm mới được MEDLATEC triển khai năm 2014, trong đó phải kể đến xét nghiệm HBsAg định lượng (qHBsAg). Vì xét nghiệm này có giá trị theo dõi diễn biến tự nhiên, đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng viêm gan virus B mạn.

    PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật báo cáo tại hội nghị.
    Hội nghị thu hút sự chú ý của các quý vị đại biểu.

    Ngoài ra, các xét nghiệm mới nhất đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có: các xét nghiệm về đột biến kháng thuốc của virus viêm gan B, kháng nguyên vỏ HCV Ag, một số dấu ấn ung thư mới như ProGRP trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, AFP và AFP - L3 trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, Pepsenogen I và II trong chẩn đoán sớm ung thư dạ dày, PSA và fPSA trong chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt, ...


    Với việc trao đổi thông tin trong hội nghị, MEDLATEC mong muốn được cùng các giáo sư, bác sĩ cập nhật về ứng dụng của một số xét nghiệm mới trong chẩn đoán và quản lý bệnh nhân, từ đó giúp công tác chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao.


    Bằng việc chú trọng đầu tư công nghệ và các máy y học hiện đại như Cobas 8000, PyroMark Q24 (Đức), Architect 16200 (Mỹ), Cobas Taqman (Roche), máy chụp cắt lớp vi tính,… Bệnh viện cam kết luôn bảo đảm chất lượng xét nghiệm nhằm phục vụ chẩn đoán và điều trị với hiệu quả cao.


    Ngoài xét nghiệm HBsAg định lượng (qHBsAg) được báo cáo tại Hội nghị khoa học MEDLATEC, Bệnh viện còn thực hiện nhiều kỹ thuật khác như:


    - Chẩn đoán hình ảnh:

    Siêu âm ổ bụng;

    CT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang;


    - Xét nghiệm:

    + Hóa sinh: AST, ALT, Bilirubin, Glucose, Triglycerid, Cholesterol, Creatinin, Albumin, Globulin, A/G, tổng phân tích nước tiểu, ...

    + Huyết học: tổng phân tích máu, đông máu, …

    Miễn dịch: HBsAg định tính, HBsAg định lượng, HBsAb, HBcAb total, HBcAb IgM, HBeAg, Anti-HBe, HCV Ag, các dấu ấn ung thư, …

    Mô bệnh học

    Sinh học phân tử: HBV-DNA, HCV RNA, đột biến kháng thuốc HBV, đột biến gen BCP/PC, Genotype HBV, Genotype HCV, …

    Thanh Loan
    http://vietnamnet.vn/

  2. #122
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ăn uống tăng sức đề kháng

    30-12-2014 21:44 - Theo: nld.com.vn

    Cứ đến lúc chuyển mùa thì cảm cúm lại rầm rộ. Nhưng nếu biết ăn uống đúng cách với thực phẩm phù hợp sẽ giúp chúng ta phòng được bệnh tật. Xin giới thiệu 5 loại thực phẩm làm tăng sức đề kháng.


    1. Một ít thịt bò: Thịt bò làm tăng sức đề kháng. Mới nghe qua tưởng đùa bởi nhiều chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên giới hạn ăn loại thịt này do chứa nhiều axít béo no, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Giới hạn nhưng không thể không ăn. Miễn sao bạn cung cấp cho cơ thể không quá 100 g thịt bò mỗi ngày là được. Thịt bò là một nguồn cung cấp kẽm rất quan trọng. Thiếu kẽm làm cho cơ thể dễ nhiễm vi trùng, siêu vi.

    2. Rau, trái, củ màu vàng cam: Khoai lang, bí ngô, đu đủ, cà rốt, gấc, dưa hấu, cà chua... chứa nhiều beta-carotene, ăn vào sẽ được chuyển hóa thành vitamin A vốn rất cần cho niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, làn da - tuyến phòng ngự đầu tiên của cơ thể. Ra chợ là thấy hằng hà sa số các loại củ quả trên nhưng nên chọn một loại mỗi ngày để dùng cho đỡ ngán. Tuy nhiên, cần chọn loại được trồng trong nước không chứa chất bảo quản để bảo đảm an toàn.

    3. Uống trà: Người Á Đông có thói quen uống trà từ lâu đời. Ngay cả khi uống cà phê ở quán xong, chúng ta cũng được uống trà ngay sau đó. Trà đen hay trà xanh đều có tác dụng chống cảm cúm rất tốt. Ngoài ra, trà còn cung cấp các polyphenol có tác dụng chống các gốc tự do rất tốt. Chính các gốc tự do này sẽ phá hỏng DNA trong nhân tế bào, gây ra bệnh tật và tăng nhanh quá trình lão hóa.

    4. Nấm: Giống như thịt bò, nấm cũng giúp tăng cường số lượng và khả năng hoạt động của bạch cầu, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể. Có nhiều loại nấm ăn rất tốt như nấm hương, nấm rơm... Tuy nhiên, không được ăn các nấm có màu sắc sặc sỡ vì trong các loại nấm này có chứa chất độc. Đã có một số người chết vì ăn phải loại nấm này.

    5. Sữa chua: Sữa chua cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ vi khuẩn sống trong ruột. Sữa chua chứa lactobacillus, acidophilus, bifido bacterium. Chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt sống trong ruột, tạo ra hàng rào phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa một ít men lactose là điều kiện tốt nhất cho những ai bị tiêu chảy khi ăn bơ, sữa. Lưu ý khi dùng kháng sinh đường uống có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tiêu chảy. Nếu ăn kèm sữa chua trong khi uống kháng sinh sẽ giảm được hiện tượng này. Sữa chua còn giúp tăng tuổi thọ.



  3. #123
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm Anti HBs dương tính, có cần tiêm ngừa viêm gan B?

    Thứ hai, 05/01/2015 17:25
    Chào BS Lan Hương,

    Tôi có đi xét nghiệm anti HBs, kết quả là dương tính 76.61.csbt/ngưỡng(<10)IU/L. Vậy BS cho tôi hỏi, tôi có bị viêm gan B không ạ? Chân thành cảm ơn BS.

    (Le Trúc - letranphuong…@gmail.com)



    Ảnh minh họa

    Chào bạn,


    Anti HBs là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm
    HBV, kháng thể được tạo ra trong 2 trường hợp, một là bạn đã từng nhiễm HBV ngoài môi trường, có thể có biểu hiện viêm gan cấp do HBV hoặc không nhưng nay cơ thể đã loại trừ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể; hai là kháng thể được tạo ra nhờ vào vắc-xin.Dẫu sao đi nữa, với kết quả này, cho thấy bạn đã có kháng thể với HBV, nếu đang trong đợt viêm gan cấp do HBV thì bệnh sẽ mau khỏi, cơ thể sẽ không tái nhiễm HBV nữa, bạn nhé.


    Hỏi tiếp…

    Vậy tôi có cần tiêm ngừa nữa không thưa BS? Cảm ơn BS rất nhiều!

    BS Cao Thị Lan Hương:

    Chào bạn,

    Chỉ cần Anti HBs > 10 IU/L là đủ để bảo vệ cơ thể khỏi virus
    HBV, nên hiện không cần phải chích ngừa vaccine nữa. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều năm sau đó, có trường hợp cơ thể “quên” dần miễn dịch với HBV, xét nghiệm kiểm tra sẽ thấy lượng kháng thể giảm xuống, có thể dưới 10 IU/L, thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi vắc-xin ngừa HBV là đủ kích hoạt hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi HBV suốt đời.
    http://alobacsi.com/

  4. #124
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chè chén say sưa có làm suy yếu hệ miễn dịch?

    Thứ năm, 08/01/2015 10:14
    Câu trả lời có thể là có dựa trên một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Loyola và Maryland (Mỹ).

    Theo đó, có một sự suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch nhanh chóng và có ý nghĩa trong cơn say ở những người trẻ tuổi.


    Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng các tế bào bạch cầu đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể đã giảm sút một cách đáng kể sau 2 - 5 giờ “chè chén say sưa” so với lúc tỉnh táo.


    Điều này có nghĩa nếu cơ thể đã bị nhiễm trùng thì tình trạng say rượu có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, hoặc dễ dàng mắc thêm các nhiễm trùng mới.


    Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch ở những người uống rượu nhiều như dinh dưỡng kém, các bệnh mãn tính... Vì vậy đây chỉ là kết quả bước đầu và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá.

    Theo BS Nguyễn Tất Bình - Tuổi Trẻ

  5. #125
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nhân viêm gan siêu vi C: Khó 'đòi nợ' bảo hiểm y tế

    13-01-2015 06:49:24
    PN - Dù Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có quyết định hoàn trả phí điều trị cho bệnh viêm gan siêu vi C (gọi tắt là viêm gan C), nhưng nhiều bệnh nhân (BN) vẫn không được thanh toán. Ngoài ra, quy định mới của bảo hiểm y tế (BHYT) cũng khiến BN lẫn bác sĩ bức xúc.

    Có hóa đơn mới thanh toán

    Ngồi chờ tái khám sau đợt điều trị viêm gan C tại BV ĐH Y Dược TP.HCM, bà C.T.T.V. (59 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) than thở: “Cách đây vài ngày, tôi cùng nhiều BN bị viêm gan nghe thông báo “BHYT sẽ hoàn trả chi phí thuốc chích Interferon và Peg-Interferon cho những BN viêm gan C đã điều trị từ ngày 28/11/2013 đến ngày 30/12/2014. Người bệnh sẽ được hoàn trả trực tiếp tại cơ quan BHXH địa phương”. Nghe vậy, gia đình tôi rất mừng vì có thể nhận lại hơn 100 triệu đồng. Khi tôi liên hệ với BHXH tỉnh Tây Ninh thì họ nói phải nộp thẻ BHYT, chứng minh nhân dân, sổ khám bệnh, toa thuốc… và phải kèm hóa đơn mới được thanh toán. Vì trước đây BHYT không chi trả nên tôi không lưu lại hóa đơn và chỉ có thể xin BV giấy xác nhận có điều trị và bản photo giấy tờ điều trị nhưng BHXH tỉnh Tây Ninh không đồng ý”.

    Chị L.T.H.N. (42 tuổi, giáo viên ở tỉnh Tiền Giang) cũng khổ sở với giấy tờ để thanh toán phí điều trị. “Tôi điều trị viêm gan C ở BV Bệnh Nhiệt đới, khi nghe thông báo được BHYT hồi trả chi phí, tôi mừng muốn rớt nước mắt. Đợt điều trị năm 2014 tốn khoảng 120 triệu đồng, nhưng lúc đó BHYT không chi trả cho người bệnh nên tôi không lấy hóa đơn. Giờ thì BV đã tất toán cho cơ quan thuế nên chỉ có thể chứng nhận đã điều trị và cho tôi hóa đơn bản photo. Thế nhưng khi về địa phương thì họ không chấp nhận bản photo; tôi nài nỉ vì gia đình quá nghèo, họ nói cứ nộp đủ giấy tờ rồi họ xin ý kiến ban giám đốc”.

    Trao đổi với báo Phụ Nữ, đại diện BHXH TP.HCM cho biết, không có hóa đơn sẽ rất khó hoàn trả chi phí điều trị nhưng người bệnh vẫn nộp đủ giấy tờ kèm bản photo hóa đơn để được xem xét và tùy trường hợp cụ thể BHXH sẽ cân nhắc.


    Bất công với bệnh nhân điều trị sau

    Ngày 25/12/2014, BHXH TP.HCM có văn bản số 4186/BHXH-NVGĐ1 về việc hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị viêm gan C. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, nếu BN điều trị với thuốc Interferon sẽ được quỹ BHYT thanh toán 50% chi phí điều trị, còn thuốc Peg-Interferon sẽ được thanh toán 30% theo mức quyền lợi được hưởng tùy đối tượng.

    Điều này khiến nhiều BN thất vọng, các bác sĩ điều trị cũng tỏ ra không hài lòng. BS Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa BV Nhân dân 115 TP.HCM cho biết: nếu điều trị bằng thuốc Peg-Interferon sẽ chích mỗi tuần một lọ, giá từ 1,6-3,3 triệu đồng/lọ. Còn chích Interferon sẽ chích đến ba lần/tuần/lọ, với giá khoảng 200.000 - 400.000đ/lọ; thời gian chích trung bình từ 6 - 12 tháng, tùy thuộc vào đáp ứng thuốc của BN. Do đó, mức giảm này chưa giúp tất cả người bệnh có thể điều trị.

    Một bác sĩ chuyên điều trị viêm gan băn khoăn: Nếu điều trị bằng thuốc Interferon thì chi phí khoảng 30 triệu đồng, còn thuốc Peg-Interferon phải hơn 100 triệu đồng. Thuốc Interferon ít tốn kém hơn, nhưng người bệnh thường chọn thuốc Peg-Interferon vì một số nghiên cứu trên thế giới cho rằng thuốc Interferon điều trị không hiệu quả bằng Peg-Interferon. Do đó, BHYT có chi trả 50% cho thuốc Interferon thì nhiều người bệnh vẫn chọn thuốc Peg-Interferon. Tuy nhiên, những BN nghèo, hay cả những người có thu nhập trung bình với mức lương bốn-năm triệu đồng/tháng, khó chọn được thuốc Peg-Interferon.

    Sáng 9/1, chị P.T.H.K. đang chờ đến lượt khám viêm gan C tại BV Bệnh Nhiệt đới phân vân: “Tôi thấy quy định mới của BHYT chưa công bằng. Những BN điều trị trước ngày 1/1/2015 - lúc này BHYT không chi trả cho người bệnh viêm gan C; nay với quy định mới họ lại được hoàn trả từ 80-100% chi phí tùy đối tượng thẻ. Còn tôi thì chờ đến khi BHYT chi trả mới dám đi khám, nhưng lại chi trả quá thấp so với những BN điều trị trước đây.

    Cụ thể, tôi điều trị đúng tuyến lẽ ra được hưởng 80% chi phí điều trị như quy định. Nhưng quy định mới chỉ chi trả 30% cho thuốc Peg-Interferon. Nếu thật sự BHXH lo vỡ quỹ thì phải chia đối tượng được hưởng chi phí điều trị theo số năm tham gia BHYT, tránh thiệt thòi cho những BN đăng ký liên tục từ nhiều năm như tôi”.

    Ngoài ra, theo quy định mới của BHXH Việt Nam thì BHYT chỉ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh nếu người bệnh khám, chữa bệnh tại BV hạng 1 và hạng đặc biệt. Những cơ sở này mới đủ điều kiện thực hiện chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi C.

    Trong trường hợp BV có thực hiện điều trị viêm gan C nhưng chưa thực hiện chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ ban hành của Bộ Y tế thì cũng không đủ điều kiện để thanh toán chi phí điều trị viêm gan C. Đây là một tin không mấy thuận lợi đối với các BV hạng 2 tương đương BV tuyến tỉnh.

    BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Q.2 cho rằng: “BV Q.2 thuộc hạng 2 và đã điều trị viêm gan C từ năm 2012. Hiện BV có một phó giáo sư, một tiến sĩ và bốn bác sĩ chuyên trách về bệnh viêm gan siêu vi, nhưng với quy định mới của BHYT thì chúng tôi chỉ biết chuyển qua điều trị dạng dịch vụ. Tuy nhiên tôi thấy chưa thỏa đáng khi đơn vị khám điều trị gan của BV đã được Sở Y tế phê duyệt, phác đồ thì BV áp dụng của BV Bệnh Nhiệt đới cũng là phác đồ chuẩn của Bộ Y tế. Điều này rất thiệt thòi cho người bệnh khi tuần nào cũng phải lên tuyến trên”.

    Thêm vào đó còn có nghịch lý, nếu BHXH Việt Nam quy định không chi trả cho các BV hạng 2 trở xuống vì không đáp ứng được tiêu chí điều trị viêm gan C, thì tại sao ngành y tế không ra quyết định dừng điều trị viêm gan C ở các cơ sở này mà cho phép chuyển đổi qua mô hình dịch vụ?

    VĂN THANH
    Nhiễm siêu vi C là phải điều trị

    Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM khuyến cáo: Bệnh viêm gan do siêu vi C chiếm khoảng 2-3% dân số tùy từng địa phương. Người mang siêu vi C mạn thường không có biểu hiện.

    Bệnh diễn tiến âm thầm sang viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan; tùy từng người bệnh có thể chuyển nặng sau 10-40 năm. Do đó, khi nhiễm siêu vi viêm gan C là buộc phải điều trị; trừ các trường hợp chống chỉ định điều trị .
    http://phunuonline.com.vn/

  6. #126
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thuốc mới điều trị viêm gan C

    Thứ hai, 19/01/2015 20:18
    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép thuốc viekira pak để điều trị bệnh nhân viêm gan virus C (HCV) mạn tính (bao gồm cả xơ gan).




    Bệnh viêm gan virus C (HCV) có thể dẫn đến giảm chức năng gan, suy gan hoặc ung thư gan. Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan C không có triệu chứng của bệnh cho đến khi tổn thương gan trở nên rõ ràng, có thể mất hàng thập kỷ.


    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khoảng 3,2 triệu người Mỹ bị nhiễm HCV, và không có điều trị thích hợp, 15-30 % những người này sẽ tiếp tục phát triển xơ gan.


    Mới đây, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép thuốc viekira pak để điều trị bệnh nhân viêm gan virus C (HCV) mạn tính (bao gồm cả xơ gan).


    Đây là sản phẩm thuốc thứ tư của FDA phê duyệt trong thời gian gần đây để điều trị bệnh viêm gan C mãn tính gồm: Olysio (simeprevir) được phê duyệt trong tháng 11/2013, sovaldi (sofosbuvir) trong tháng 12/2013, harvoni (ledipasvir và sofosbuvir) trong tháng 10/2014 và viekira pak tháng 12/2014.


    Viekira Pak có chứa ba loại thuốc (ombitasvir, paritaprevir và dasabuvir) để ức chế sự phát triển của HCV. Các tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo ở những người tham gia thử nghiệm lâm sàng là cảm giác mệt mỏi, ngứa, buồn nôn và khó ngủ…


    Theo Kim Thủy - Sức khỏe và Đời sống

  7. #127
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan Siêu vi C, chữa khỏi 99%

    23-01-2015 09:51 - Theo: nld.com.vn

    Đó là một trong những thành tựu khoa học ấn tượng trong năm 2014. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,8 triệu nghiên cứu y học được công bố trên 28.000 tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, những nghiên cứu được công nhận là "đột phá" là rất hiếm hoi. Những thành tựu này có thể chưa được ứng dụng ngay hôm nay, nhưng rất có thể tương lai cần chúng. Bởi vậy, những phát hiện này có khả nang tác động trên các lĩnh vực khoa học, y tế và thậm chí là cuộc sống sau này của bạn.



    Nuôi cấy thành công dương vật nhân tạo

    Các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Wake Forest (Mỹ), mảng y học tái sinh, đã thành công trong việc nuôi cấy dương vật trong phòng thí nghiệm. Bước đột phá này có thể giúp những người bị dị tật sinh dục bẩm sinh, ung thư di căn, hay chấn thương dương vật có cơ hội mới.

    Trước đó, những nhà khoa học này đã thử nghiệm nuôi tạo thành công dương vật trên thỏ. Và một số con thỏ thí nghiệm cũng đã thụ thai cho con cái thành công. Đây là điều rất đáng ngạc nhiên và ấn tượng. Tuy nhiên, việc thử nghiệm trên người vẫn còn trong tương lai, ít nhất là đến năm 2019 mới có thể bắt đầu nghiên cứu trên người.


    Các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công dương vật nhân tạo trong phòng thí nghiệm


    Xét nghiệm ung thư ruột kết tại nhà

    Vào tháng 8-2014, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt thử nghiệm xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (noninvasive DNA-screening test) nhằm xác định ung thư ruột kết. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà riêng của mình. Các xét nghiệm không những xác định được số lượng hồng cầu, mà còn có thể nhận ra các đột biến ADN: Một dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư. Đây được gọi là nghiên cứu mang tính đột phá bởi vì phát hiện sớm làm tăng khả năng đánh bại ung thư.

    Phát hiện ung thư với một xét nghiệm đơn giản

    Một nghiên cứu mới đến từ Đại học Bradford (Anh) đã cho ra đời xét nghiệm chẩn đoán ung thư đơn giản. Các nhà khoa học đã phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản để phân tích tế bào máu trắng bị hư hại sau khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Các mô hình hư hại cho thấy sự khác biệt giữa những người ung thư, tiền ung thư và bình thường.


    Bạn có thể tự thực hiện xét nghiệm ung thư ruột kết tại nhà riêng của mình.


    Đánh bại Viêm gan C

    Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do vi-rút, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Từ lâu, căn bệnh này không có vắc-xin để phòng ngừa. Cho đến gần đây, thuốc Harvoni mới được giới thiệu. Thuốc cũng tự hào có tỷ lệ thành công cao lên đến 99%. Nhược điểm duy nhất là chi phí thuốc này còn khá đắt đỏ.

    Nhãn mác phát hiện thực phẩm hỏng

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta (Canada) đang phát triển một nhãn mác thông minh, cho phép người dùng biết thịt đã hư hỏng. Nhãn này sẽ tự thay dổi màu sắc khi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh như E.coli, salmonella và listeria.

    Cánh tay giả được điều khiển bởi não

    Cánh tay giả này được đặt tên là Luke, nó là cánh tay giả đầu tiên có thể thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp thông qua các tín hiệu điện từ não, cho người đeo nó cảm giác tự nhiên hơn.


    Cánh tay giả thực hiện được nhiều chuyển động phức tạp

    Hy vọng cho người tiểu đường loại 1

    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển thành công các tế bào sản xuất insulin trong môi trường nằm ngoài tế bào gốc. Sau đó, các nhà khoa học đã cấy ghép những tế bào này vào chuột tiểu đường. Kết quả khả quan khi những con chuột này có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong nhiều tháng sau đó.


    Công nghệ "in 3D" cơ quan nội tạng con người

    Các máy in 3D có triển vọng sản xuất các tế bào, cơ quan với số lượng lớn, được xem là một giải pháp tương lai nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt cơ quan nội tạng cấy ghép. Các nhà khoa học có thể "in" mô con người, nhưng nó lại không có khả năng tồn tại một mình, bởi vì chúng cần các mạch máu và dưỡng chất.

    Nhưng mới đây, các nhà khoa học Harvard (Mỹ) đã có bước tiến lớn khi có thể "in" 3D các mạch máu nhằm nuôi dưỡng tế bào. Với kỹ thuật này, việc đưa các cơ quan nội tạng được tạo ra bằng cách "in" 3D vào thực tế là không xa.



  8. #128
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giao lưu trực tuyến: Bệnh viêm gan siêu vi C

    Thứ sáu, 30/01/2015 23:38
    Bệnh viêm gan siêu vi C - Nguyên nhân, di hại, cách chữa trị thực sự là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc trên cả nước.


    Trong hàng trăm câu hỏi mà chúng tôi nhận được, ThS.BS Lê Đình Phương, Khoa Nội BV FV đã phân loại, hệ thống và trả lời những vấn đề chính yếu nhất xung quanh vấn đề này.

    Thu Hà (Quận 3)


    Tôi đi khám bệnh thử máu thấy có xét nghiệm anti HCV dương tính, BS chẩn đoán là đã bị VGSV C. Hiện gia đình tôi rất hoang mang lo lắng. Xin BS cho một lời khuyên.



    BS Lê Đình Phương, Khoa Nội, Bệnh viện FV:



    Xét nghiệm tìm kháng thể chống siêu vi C trong máu, gọi tắt là anti HCV hiện nay được sử dụng như một biện pháp đơn giản, nhanh chóng để tầm soát bệnh VGSV C. Việc kháng thể này dương tính chỉ cho biết là cơ thể người bệnh đã có lần tiếp xúc với siêu vi C và đã sản sinh ra kháng thể chống lại, hoàn toàn không có giá trị khẳng định là người bệnh đã thật sự mắc bệnh hay chưa. Khi xét nghiệm này dương tính, bạn phải làm tiếp xét nghiệm định tính HCV RNA trong máu, nếu dương tính mới có thể khẳng định được đã mắc bệnh.

    thangkiem78@yahoo.com

    Ngoài đường máu, bệnh VGSV C còn lây qua đường nào nữa?


    BS Lê Đình Phương:



    Bệnh còn có thể lây qua đường tình dục nhưng với tỷ lệ rất thấp, khác với VGSV B. Do đó, khoa học không khuyến cáo phải sử dụng bao cao su trong sinh hoạt vợ chồng để ngừa bệnh. Tuy nhiên, vì bệnh lây qua đường máu, cần tránh giao hợp trong những ngày có kinh hay có các động tác mạnh bạo gây chảy máu.


    Minh Tâm @yahoo...


    Bệnh VGSV C có nguy hiểm thật sự không?


    BS Lê Đình Phương:



    Trước thập niên 70, giới y học đã ghi nhận có những trường hợp bị xơ gan hay ung thư gan mà không phát hiện có siêu vi A hay B trong máu, gọi là VGSV không phải A, không phải B (non A, non B hepatitis). Sau đó, virus không A không B này được xác định chính xác là siêu vi C. Điều này cho thấy như những bệnh siêu vi gan khác, siêu vi C có thể đưa đến ung thư gan hay xơ gan, nhưng với tỷ lệ cao hơn nhiều. Ước tính có khoảng 20-25% người bị VGSV C sẽ bị biến chứng ung thư gan hay xơ gan.


    haiau78gmail...


    Tôi nghe nói bệnh VGSV C cần phải làm những xét nghiệm rất phức tạp và đắt tiền để xác định chẩn đoán. Vì sao như vậy?


    BS Lê Đình Phương:



    Để chẩn đoán xác định bệnh VGSV C không cần phải làm những xét nghiệm phức tạp và đắt tiền. Tuy nhiên, vì điều trị rất phức tạp và tùy theo từng trường hợp khác nhau, cần phải đánh giá thật kỹ trước khi điều trị để đếm số lượng siêu vi C trong máu, xác định chủng loại siêu vi đang mắc phải, đánh giá chức năng gan.


    Đồng thời, cũng phải lượng giá tình trạng sức khỏe chung về tim mạch, nội tiết, thận… để xem người bệnh có thể dung nạp được một chế độ điều trị lâu dài và có nhiều tác dụng phụ hay không.


    Do đó, trước khi quyết định điều trị, thầy thuốc sẽ yêu cầu bạn làm khá nhiều xét nghiệm chi tiết và có thể tốn kém để có thể đánh giá toàn bộ vấn đề và bệnh VGSV C của bạn.


    Tuy nhiên, việc này chỉ giúp điều trị thêm chính xác và hiệu quả thêm mà thôi. Nếu không tiến hành đầy đủ các qui trình đánh giá chi tiết, việc điều trị có thể tốn kém nhiều thêm và có nguy cơ thất bại cao hơn. Đừng ngại hỏi kỹ thầy thuốc về ý nghĩa của các xét nghiệm này và ảnh hưởng của chúng lên quyết định điều trị như thế nào


    thanhlinhhcm@yahoo...


    Tôi đọc Internet nước ngoài thấy người ta khuyên chỉ nên tầm soát bệnh VGSV C cho những người có nhiều khả năng nhiễm bệnh qua đường máu như những người đã từng được truyền máu trước 1979, người nghiện xì ke. Tại sao nhiều bệnh viện chỉ định xét nghiệm anti HCV rộng rãi cho tất cả các đối tượng như vậy?


    BS Lê Đình Phương:



    Đúng như bạn nói, bệnh VGSV C lây truyền chủ yếu qua đường máu như truyền máu có nhiễm siêu vi C, người tiêm chích ma túy. Đó là lý do mà các nước phương Tây khuyên nên tầm soát những bệnh lây qua đường máu cho những đối tượng này. Tuy nhiên, vẫn có 10% BN bị VGSV C mà không hề tìm được đường lây nhiễm.


    Tỷ lệ không thấy đường lây nhiễm qua đường máu khá cao ở VN. Ước tính có khoảng 80-90% người bệnh đang điều trị tại BV FV hoàn toàn không có tiền căn truyền máu hay sử dụng ma túy qua đường tiêm chích.


    Điều này là một thực tế đáng báo động về tình hình vô trùng trong các thủ thuật xâm lấn như tiêm chích, nhổ răng, cắt lễ, xâm mình, xâm môi…


    thutruc@yahoo...


    Tôi bị VGSV C và đang có thai nên rất lo lắng bệnh có lây cho em bé không?


    BS Lê Đình Phương:


    Khác với bệnh VGSV B và AIDS, bệnh VGSV C không lây truyền theo chiều dọc từ mẹ sang con. Do đó, bạn không nên quá lo lắng. Dĩ nhiên, em bé có thể mắc bệnh nếu bị dây nhiễm máu của bạn, mặc dù khả năng này rất thấp (5%). Việc tuân thủ các biện pháp vô trùng khi sanh đẻ, hay khi chăm sóc em bé là việc không thừa.


    Tiến Minh (Đà Nẵng)


    Tôi bị viêm gan C nhiều năm nay, nên cũng rất lo lắng vì sợ mình bị ung thư hay xơ gan. Xin cho biết thời gian tiến triển của bệnh


    BS Lê Đình Phương:


    Bệnh nhân bị viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đóan chính xác. Nhiều bệnh nhân chỉ bị thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người bị xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn.


    Và cũng không thể biết đích xác thời điểm nào bạn bị nhiễm siêu vi C để tiên lượng. Nói chung, mặc dù có những biến chứng nguy hiểm, bệnh tiến triển rất chậm nên việc điều trị luôn có nhiều thời gian để cân nhắc, chuẩn bị.


    Ngọc Hải (Đồng Nai)


    Nếu bệnh tiến triển chậm, tại sao BS lại khuyên tôi nên điều trị càng sớm càng tốt?


    BS Lê Đình Phương:



    BS của bạn đã không sai khi khuyên điều trị sớm, vì đó là nguyên tắc cho điều trị tất cả các bệnh. Điều trị sớm đặc biệt quan trọng trong bệnh VGSV C vì tỷ lệ đáp ứng giảm đáng kể theo thời gian. Nếu tỷ lệ thành công trong điều trị VGSV C cấp tính có thể là trên 90%, thì tỷ lệ điều trị thành công giảm đi 8% mỗi năm nếu để bệnh kéo dài và chuyển sang mãn tính.


    Các yếu tố cần tránh vì có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn
    Tuổi già tại thời điểm nhiễm bệnh


    Phái nam


    Uống rượu bia


    Đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV


    Thừa cân béo phì


    Tiểu đường


    Hút thuốc


    Thực tế VN còn cho thấy, bạn cần tránh tất cả các loại thuốc (thuốc tây lẫn ta) có khả năng gây độc cho gan. Nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc nam


    Một số người nói rằng chỉ nên điều trị khi men gan tăng cao hay số siêu vi trong máu rất cao. Điều này có đúng không?



    BS Lê Đình Phương:



    Hoàn toàn sai lầm. Mức độ trầm trọng của bệnh VGSV hoàn toàn không phụ thuộc vào số siêu vi trong máu hay độ gia tăng của men gan.


    phuongdunghotmail...


    Tôi nghe nói bệnh VGSV C cần phải làm những xét nghiệm rất phức tạp và đắt tiền để xác định chẩn đoán. Vì sao như vậy?


    BS Lê Đình Phương:



    Để chẩn đoán xác định bệnh VGSV C không cần phải làm những xét nghiệm phức tạp và đắt tiền. Tuy nhiên, vì điều trị rất phức tạp và tùy theo từng trường hợp khác nhau, cần phải đánh giá thật kỹ trước khi điều trị để đếm số lượng siêu vi C trong máu, xác định chủng loại siêu vi đang mắc phải, đánh giá chức năng gan.


    Đồng thời, cũng phải lượng giá tình trạng sức khỏe chung về tim mạch, nội tiết, thận… để xem người bệnh có thể dung nạp được một chế độ điều trị lâu dài và có nhiều tác dụng phụ hay không. Do đó, trước khi quyết định điều trị, thầy thuốc sẽ yêu cầu bạn làm khá nhiều xét nghiệm chi tiết và có thể tốn kém để có thể đánh giá toàn bộ vấn đề và bệnh VGSV C của bạn.

    Tuy nhiên, việc này chỉ giúp điều trị thêm chính xác và hiệu quả thêm mà thôi. Nếu không tiến hành đầy đủ các qui trình đánh giá chi tiết, việc điều trị có thể tốn kém nhiều thêm và có nguy cơ thất bại cao hơn. Đừng ngại hỏi kỹ thầy thuốc về ý nghĩa của các xét nghiệm này và ảnh hưởng của chúng lên quyết định điều trị như thế nào

    Ngọc Hạnh (Cần Thơ)


    Tôi nghe nói bệnh viêm gan siêu vi C rất nguy hiểm và không thể điều trị khỏi. Xin BS cho một lời khuyên.

    BS Lê Đình Phương:


    Bệnh VGSV C là một bệnh tương đối nguy hiểm vì là một nguy cơ dẫn đến ung thư gan và xơ gan. Bệnh lây truyền qua đường máu và những thủ thuật không bảo đảm vô trùng như tiêm chích, cắt lễ, xăm mình, châm cứu…


    Tuy nhiên, bệnh VGSV C đã có thuốc đặc trị khá hiệu quả. Tùy theo chủng loại VGSV C, tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 50-70%. Tuy nhiên, chế độ điều trị rất phức tạp và đòi hỏi phải đánh giá thật chi tiết trước khi bắt đầu điều trị và theo dõi sát sao mỗi tháng để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất cho người bệnh.


    Để phòng bệnh, cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với siêu vi viêm gan C qua các đường lây nhiễm vừa kể. Nếu đã bị bệnh, người bệnh phải sử dụng riêng những vật dụng có dính máu của mình như bàn chải, cắt móng tay, dao cạo râu…


    Bệnh nhân vẫn có thể ăn uống sinh hoạt chung với người thân như bình thường. Nhưng rất cần giữ một lối sống lành mạnh, không bia rượu, tránh béo phì và phải hỏi ý kiến bs trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì, kể cả thuốc cổ truyền để tránh không làm tổn hạn thêm tế bào gan.



    Mô tả kiểu gen


    Kiểu gene 1 được tìm thấy chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ (khoảng 70% người bị viêm gan C ở những vùng này bị nhiễm kiểu gene 1). Loại này khó điều trị hơn và cần 48-72 tuần để diệt sạch virus. Người VN đa số bị mắc kiểu gen này.


    Kiểu gen 2 và 3 dễ điều trị hơn, và nhiều bệnh nhân mắc thể viêm gan này có thể làm sạch virus chỉ sau 12-24 tuần điều trị (khoảng 30% người bị viêm gan C ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm kiểu gene 2 và 3). Kiểu gene 2 và 3 cũng thường gặp ở Úc và Viễn Đông.


    Kiểu gene 4 thường gặp ở Trung Đông và châu Phi và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gene 1 (khoảng 90% người bị viêm gan C ở Trung Đông và châu Phi bị nhiễm kiểu gene 4).


    Kiểu gene 5 & 6 hiếm hơn nhiều, và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gene 1 & 4.



    Viêm gan siêu vi C bị nhiễm bởi


    Truyền máu hay những chế phẩm của máu trước năm 1991 (khi chưa tầm soát được siêu vi C trong máu)


    Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh)


    Tất cả những tình huống (y học hay ngoài y học) có sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không vô trùng cẩn thận như những trường hợp sau:


    - Dùng chung kim tiêm hay ống chích


    - Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi điều dưỡng chích thuốc)


    - Chữa răng


    - Xăm mình, xỏ lỗ tai không vô trùng


    - Truyền bệnh qua những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh


    - Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị dây nhiễm


    - Truỵền từ mẹ sang con (hiếm)


    Ở nhiều người, không chứng minh được đường lây nhiễm cụ thể qua truyền máu, nhất là trong thực tế VN

    Tôi đã được phát hiện bị VGSV C hơn 1 năm nay và chưa điều trị. Xin BS cho biết điều gì đang xảy ra?

    BS Lê Đình Phương:



    Nếu virus vẫn tồn tại trong máu (và gan) 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mạn tính. Cơ may khỏi bệnh rất hiếm nếu không điều trị. Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu có những tổn thương nặng hơn cho gan. Bạn có thể thấy có triệu chứng của bệnh trong giai đoạn này.


    Người bị viêm gan C mạn tính có thể thấy mệt, khó tập trung, yếu mệt, đau cơ hay đau khớp, thấy lo âu hay trầm cảm. Hầu hết bệnh nhân đều không có triệu chứng và không cảm thấy bệnh. Việc không có triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm.


    Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong gan. Chúng gây viêm gan và tăng nồng độ nhiều men gan (gọi là AST và ALT) có thể đo được trong máu. Thực tế, tổn thương gan (gọi là xơ hóa) có thể lan rộng và dẫn đến xơ gan.


    Khi xơ gan, mô xơ xâm lấn và thay thế mô gan bình thừơng, hủy hoại những chức năng quan trọng của gan như tiêu hóa và giải độc. Khoảng 20% - 25% bệnh nhân viêm gan C bị xơ gan. Xơ gan là một bệnh nặng có nhiều biến chứng nghiêm trọng nên phái điều trị tích cực.


    Ghép gan là biện pháp điều trị duy nhất để điều trị xơ gan nặng. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và ung thư gan
    Bệnh nhân bị viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đóan chính xác. Nhiều bệnh nhân chỉ bị thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người bị xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn. Lưu ý là tốc độ tiến triển đến bệnh gan KHÔNG phụ thuộc vào kiểu gene hay số lượng virus bạn đang mang.


    Bệnh này có thể điều trị được không thưa bác sĩ?


    BS Lê Đình Phương:



    Điều đáng lạc quan là hiểu biết của y học về điều trị bệnh VGSV C đã có tiến bộ rất nhiều về chẩn đóan và điều trị. Trước đây, bị VGSV C là có nghĩa chấp nhận sự may rủi của số phận, vì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nhưng sang thập niên 90.Có hai loại thuốc được chấp thuận để điều trị viêm gan C mãn - interferon và ribavirin.


    Interferon - là một protein thiên nhiên do cơ thể sản xuất ra để chống lại nhiễm trùng do virus. Thật ra, interferon cũng chịu trách nhiệm một phần về những triệu chứng của viêm gan C như đau nhức cơ và những triệu chứng như cúm. Đây là những dấu hiện cho thấy hệ miễn dịch đang bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiễm trùng.


    Tuy nhiên, cơ thể không sản xuất đủ interferon để tiêu diệt virus viêm gan C, nên dạng thuốc protein này kích hoạt cơ thể đề kháng tự nhiên. Vì interferon là một protein, thuốc sẽ bị cơ thể phá huỷ khi uống, nên chỉ có thể sử dụng thuốc đường tiêm dưới da. Bạn sẽ được hướng dẫn cách chích thuốc khi bắt đầu điều trị.


    Có 2 dạng interferon:


    Interferon qui ước - bị cơ thể phá hủy nhanh chóng và phaỉ chích ít nhất 3 lần mỗi tuần


    "Pegylated" interferon - được điều chỉnh để có tác dụng trong cơ thể dài hơn để diệt virus {Reddy, 2002, p.576} Có hai dạng - PEGASYS' (peginterferon alfa-2a [40KD]), bào chế bởi Roche, và PEG-INTRON' (peginterferon alfa-2b), bào chế bởi Schering-Plough.


    Khi chích thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, pegylated interferon tồn tại trong cơ thể ở một nồng độ đủ để diệt virus sinh sôi. Những interferons này tốt hơn interferon qui ước về mặt diệt virus và dễ sử dụng hơn vì chỉ cần chích 1 tuần 1 lần.


    Những bệnh nhân không đáp ứng với interferon qui ước có thể đáp ứng tốt với điều trị pegylated interferon.

    Nghiên cứu lâm sàng cho thấy điều trị interferon đơn thuần (đơn trị liệu) cũng diệt được virus ở vài bệnh nhân, nhưng kết quả sẽ tốt hơn nếu kết hợp với một thuốc khác gọi là ribavirin (điều trị phối hợp).


    Trung Phương (Hà Nội)


    Tôi bị VSGV C nhưng liệu có thể uống thuốc ribavirin như BS vừa nói vì chi phí điều trị Interferon quá đắt, khoảng 1000 USD mỗi tháng. Vậy có được không?


    BS Lê Đình Phương:


    Ribavirin - được Roche bào chế với tên thương mại COPEGUS® (ribavirin), và do Schering-Plough dưới tên REBETOL® (ribavirin).

    Thuốc có dạng viên nén hay viên nang dùng để uống 2 lần một ngày.

    Ribavirin có thể tăng cường tác dụng cúa điều trị interferon (dạng qui ước hay pegylate hóa) khi sử dụng kết hợp. Thuốc làm tăng hiệu quả của interferon, và làm giảm khả năng tái phát.


    Ribavirin đơn thuần không diệt được virus. Do đó, tốt nhất là điều trị đúng, đủ theo phác đồ của thế giới, hoặc theo dõi sát và không điều trị gì cả. Uống duy nhất ribavirin chỉ tốn tiền mà lại còn lãnh thêm tác dụng phụ.


    Nguyễn Thị Thu


    Tôi đang chuẩn bị có thai thì được phát hiện bị VGSV C và đã điều trị được 2 tháng. Vậy tôi có thể có thai trong năm nay được không?


    BS Lê Đình Phương:



    Iinterferon và ribavirin có thể gây khuyết tật cho thai, nên bắt buộc phải áp dụng một biện pháp ngừa thai thích hợp và hiệu qua trước, trong và 6 tháng sau khi điều trị. Đừng quên là thuốc ngừa thai đôi khi có thể gây tổn thương gan.


    Trong trường hợp của bạn, sử dụng bao cao su là thích hợp nhất vì vừa ngừa thai hiệu quả, vừa có thể tránh được lây bệnh cho chồng, mặc dù khả năng lây bệnh qua đường tình dục rất thấp.


    Như Lê (Quận 8)


    Tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh VGSV C nhưng đã gần 1 tháng mà vẫn phải còn làm xét nghiệm sinh thiết gan trước khi điều trị. Tại sao phải làm xét nghiệm nhiều đến như thế?


    BS Lê Đình Phương:


    Thầy thuốc cần tiến hành một số xét nghiệm để xem điều trị có hữu ích cho bạn không (hầu hết những xét nghiệm này cần lấy máu)


    Có thể cần lấy một mẫu nhỏ gan (sinh thiết) để khảo sát (đây là một phương pháp tương đối an toàn, mặc dù có nguy cơ rất nhỏ bị chảy máu). Sinh thiết cho thấy gan của bạn bị ảnh hưởng như thế nào do virus viêm gan C và có thể giúp ích cho quyết định điều trị.


    Nhiều thầy thuốc chỉ định những xét nghiệm dấu ấn xơ hóa (xét nghiệm máu hay fibroscan đang được đánh giá và so sánh với tiêu chuẩn vàng là sinh thiết gan), ít xâm lấn hơn sinh thiết và có thể kiểm tra tổn thương gan.
    Tuy nhiên, sinh thiết gan không phải là xét nghiệm bắt buộc trong tất cả mọi trường hợp. Có nhiều yếu tố khác giúp tiên lượng khả năng lành bệnh sau khi điều trị, quan trọng nhất là kiểu gen và số lượng siêu vi.


    Những tác dụng phụ khi điều trị Viêm gan siêu vi C


    Mặc dù hầu hết bệnh nhân đều có thể hoàn tất điều trị, nhiều người bị tác dụng phụ trong lúc điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị. Cả pegylated interferon và ribavirin đều có tác dụng diệt virus mạnh và cho bạn cơ hội khỏi bệnh.


    Tuy nhiên, những thuốc này có thể có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này có thể không xảy ra cùng lúc, nhiều tác dụng xảy ra khi bắt đầu điều trị, nhiều tác dụng xảy ra về sau.


    Mặc dù những tác dụng phụ này có thể trầm trọng, hầu hết bệnh nhân đều ghi nhận là nhẹ đến trung bình. Tác dụng phụ nói chung giảm dần theo thời gian và biến mất khi chấm dứt điều trị.


    Bệnh nhân đáp ứng khác nhau với điều trị, nhiều người không có vấn đề gì khi điều trị, nhiều người lại có. Điều qun trọng là báo cho thầy thuốc biết nếu bạn có tác dụng phụ, vì bác sĩ có thể xem xét lại chế độ điều trị hay kê toa những thuốc khác để làm giảm tác dụng phụ.


    Đây là mô tả những tác dụng phụ thường gặp nhất để bạn chuẩn bị tốt hơn nếu như xảy ra.


    Hội chứng như cúm (sốt, lạnh run, đau cơ) là phổ biến, nhưng có thể làm giảm nhẹ bằng những biện pháp đơn giản như uống nhiều nước và uống thuốc làm giảm triệu chứng. Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất cứ thuốc gì.


    Những vấn đề về cảm xúc - đã được nhận biết là một đặc điểm của tự viêm gan C và thường nặng lên khi điều trị. Triệu chứng có thể là trầm cảm, lo âu, thay đổi khí sắc, gây gổ, rối loạn trí nhớ và tập trung.


    Nếu bạn có những vấn đề này, hay đang điều trị, điều quan trọng là phải báo cho thầy thuốc trước khi điều trị. Những vấn đề về cảm xúc là lý do chính làm bệnh nhân ngưng điều trị viêm gan C, nên điều quan trọng là bạn và thầy thuốc của bạn phải nhận ra những vấn đề này sớm và điều chỉnh phù hợp.


    Ví dụ, ở vài trường hợp, trầm cảm trong lúc điều trị có thể điều trị bằng thuốc nên bệnh nhân có thể tiếp tục hoàn tất điều trị viêm gan C.


    Thay đổi về máu - Nhiều thay đổi các chất trong máu thường xảy ra khi điều trị kết hợp và bác sĩ thường chỉ định những xét nghiệm máu để theo dõi. Ribavirin làm giảm lượng haemoglobin, cũng như làm hồng cầu dễ vỡ hơn khi điều trị.


    Điều này có thể gây thiếu máu gây mệt, khó thở hay làm bệnh tim nặng thêm. Haemoglobin trở về bình thường khi chấm dứt điều trị. Tương tự, pegylated interferons làm giảm bạch cầu đa nhân (một phần của hệ thống đề kháng nhiễm trùng) và tiểu cầu (liên quan đến đông máu).


    Theo dõi cẩn thận và nếu cần, giảm liều thường đủ để ngăn ngừa những thay đổi trong máu. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu sẽ quay về bình thường sau khi điều trị hoàn tất


    Tuyến giáp - ở một số ít người, điều trị interferon có thể ảnh hưởng lên chức năng tuyến giáp. Dấu hiệu của những vấn đề của tuyến giáp là run và thay đổi cân nặng. Bác sĩ sẽ theo dõi những ảnh hưỡng của điều trị trên tuyến giáp nên cần thông báo nếu bạn có những triệu chứng này.


    Khô và ngứa da - Da có thể khô, đôi khi có ngứa trong lúc điều trị.
    Rụng tóc- xảy ra ở vài bệnh nhân và thường nhẹ đến trung bình. Tóc thường mọc lại khi tiếp tục điều trị hay sau khi ngưng điều trị.


    Những triệu chứng khác - nếu bạn ghi nhận có bất cứ triệu chứng này không có ở đây, thông báo cho thầy thuốc hay điều dưỡng.
    Cần lưu ý là đại đa số các tác dụng phụ do điều trị với phác đồ chuẩn với pegylate interferon và ribavirin thường ở mức nhẹ tới trung bình. Lợi ích của điều trị khi có chỉ định đúng đắn thì vượt quá những bất tiện do tác dụng phụ




    Trần Minh Khang- amaratammie@...


    Tôi bị bệnh viêm gan B và C đã lâu, khoảng hơn 1 năm về trước có sử dụng Interferon của Roche để điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị đủ liều 12 tháng thường xuyên đi xét nghiệm thấy có kết quả virus âm tính.


    Khoảng 2 tháng sau đó , trong lúc gia đình có chuyện không vui, tôi đi khám lại thì thấy kết quả dương tính, và gần đây đi khám lại vẫn dương tính. Hiện tôi rất hoang mang không biết nên điều trị tiếp như thế nào cho khỏi bệnh. Có loại thuốc nào có tác dụng hơn nhưng khoảng cach chích giữa 2 lần dài hơn hay không?


    Ngoài ra, theo hướng dẫn sử dụng của Roche thì chỉ chích thuốc liên tục trong 12 tháng, trong khi đó 1 số bác sĩ tư vấn phải chích 18 tháng. Sự chênh lệch giữa số liều thuốc lớn như vậy có gây ra tác hại nào khác hay không?


    BS Lê Đình Phương:



    Trường hợp của bạn là một trường hợp phức tạp. Xin mời bạn đến BV FV (lấy hẹn trước qua số 4111333), đem theo tòan bộ các xét nghiệm đã làm và các dơn thưốc đã sử dụng để được tư vấn cụ thể


    Tran Minh Tri-tranminhtri88@...


    Cách đây 18 năm, tôi có bị tai nạn xe cộ và phải nhận máu từ một người hảo tâm, đến nay khi xét nghiệm thì bác sĩ thông báo là đã bị Viêm gan C lọai 1. Triệu chứng: rất dễ mệt mỏi, đau nhức. Xin hỏi là thời gian lâu như vậy, bây giờ có thể điều trị được không? Thời gian và chi phí điều trị là bao nhiêu?


    BS Lê Đình Phương:



    Trường hợp của bạn là một cas bệnh điển hình lây nhiễm VGSV C qua truyền máu. Bạn cần làm thêm nhiều xét nghiệm khác để đánh giá về chỉ định và thời gian điều trị. Xin mời bạn đến BV FV (lấy hẹn trước qua số 4111333) để được tư vấn cụ thể hơn


    Chi phí điều trị với phác đồ chuẩn hiện tại khoảng 1000 USD một tháng. Thời gian điều trị VGSV C type 1 dao động từ 6-18 tháng, tùy theo đáp ứng điều trị.


    Trần Thị Tuyết Hoa - solve_it_2@...


    Mẹ tôi 90 tuổi, được phát hiện có bệnh tiểu đường cách đây 2 năm, sau đó có tai biến nên sức khỏe suy yếu (phát âm khó khăn). Đồng thời các kết quả xét nghiệm máu trong quá trình trị bệnh trên cho thấy dương tính viêm gan siêu vi C. Tôi muốn hỏi 2 câu:


    1/ Có sự liên quan nào giữa:


    * Viêm gan siêu vi C.


    * Tiểu đường.


    2/ Viêm gan siêu vi C ở người lớn tuổi nên điều trị theo hướng nào thì tối ưu?


    BS Lê Đình Phương:


    Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa bệnh tiểu đường và VGSV C. Cần phải điều trị tích cực cả 2 bệnh cùng lúc. Tuy nhiên, nếu mẹ của bạn đã cao tuổi (>90), cần cân nhắc có thể trì hoãn điều trị VGSV Cchođến khibệnh tiểu đường và các biến chứng của nó đã thật sự ổn định. Nói chung, chỉ điều trị VGSV C trong trường hợp này chỉ khi có các biến chứng xơ hóa gan ở mức độ nặng


    HONG-leson34@...


    Tháng 3/2007 qua xét nghiệm tôi bị nhiễm siên vi C, siêu âm gan bình thường chưa thây tổn thương, đã xét nghiệm men gan 3 lần (31/3, 11/4 và 27/4/2007 và có uông thuốc theo toa BS). kết quả AST 185 - 181 - 220; GGT 216 - 252 - 351; Và ALT 346 - 214 - 98.


    Hỏi theo KQ xét nghiệm trên gan của tôi hiên nay thế nào ? AST, GGT, ALT là gì?


    - Ngày 2/4/2007 qua xét nghiệm sinh học phân tử K quả:
    HCV định lượng 13.000.000 Copies/ml Huyết thanh.
    HCV GENOTTYPE 1b.


    Hỏi HCV định lượng là gì? Bệnh của tôi hiện nay ở giai đoạn nào?
    - Hiện nay theo các chỉ số trên tôi có cần chích thuốc không? Và nếu chích thì hiện nay có rất nhiều loại thuốc chích và giá cả chênh lệch rất lớn cho hỏi tên chủng loại xuất sứ? lý do vì sao giá lại có sự chênh lệch lớn như vậy? có phải do chất lượng thuốc khác nhau không? ( thuốc uống chung thì chỉ có 01 loại riberin)


    - Nếu chích loại Heberin hoặc Roferon alfa hay Uniferon loại 3MIU có gì khác nhau không, đang chích loại này sau 1 tháng chuyển qua loại khác được không? Hiện nay có loại thuốc nào mỗi tuần chích 01 mũi không (thay vì 03 lần mỗi tuần)? giá cả? mua ở đâu? Tên thuốc?


    BS Lê Đình Phương:



    Trường hợp của bạn là 1 case VGSV C, genotype 1b, có số siêu vi cao. Bạn có thể cần phải làm sinh thiết gan để đánh giá mức độ xơ hóa trước khi cân nhắc chỉ định điều trị.


    Nói chung, trong tất cả các trường hợp VGSV C, các thuốc interferon thế hệ mới như Pegylated interferon 2a hay 2b đã được chứng minh có hiệu quả vượt trội hơn các interferon cổ điển mà bạn đã nêu, xét về 2 khía cạnh: hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Nhưng cần phải xét đến yếu tố chi phí vì các thuốc mới đắt tiền hơn nhiều lần.


    TRUNG LAM - pppplam@...


    Bà mẹ vợ tôi,năm nay được 82 tuổi...trong một lần khám xét tổng quát được BS cho biết là bà bị nhiễm viêm gan C.


    Qua điều tra thì được biết gần 40 năm trước đây tại VN, bà bị chứng nhức đầu kinh niên va được chữa trị, tiêm thuốc hàng ngày có lúc do y tá trong làng xóm thực hiện, có thể đó là nguyên do gây nhiễm cho cụ.
    Nhưng hiện nay cụ vẫn khỏe khoắn bình thường, chức năng gan khi xét nghiệm cũng khá tốt, có phải là do cơ thể cụ bằng cách nào đó đã có kháng thể chống lại virus viêm gan C hay không.


    BS Lê Đình Phương:



    Yếu tố tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất để chỉ định điều trị. Cần phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác như genotype, mức độ tổn thương gan, số lượng siêu vi trong máu…Tuy nhiên, khuynh hướng chung là không chỉ định điều trị cho những trường hợp VGSV C khi tuổi quá cao vì bệnh thường tiến triển rất chậm.


    Kháng thể chống HCV không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn. Vì vậy, chỉ có 15% người nhiễm HCV có thể tự khỏi mà không cần điều trị.


    Huỳnh Trung Lễ - huynhtrungle_1964@...


    Cho hỏi một số câu sau :


    01/ So sánh mức độ nguy hiểm giữa VGSV B và VGSV C ?. Khả năng tấn công vào cơ thể Bn của loại nào mạnh hơn ?


    02/ Làm sao để biết mình bị nhiễm VGSV C hay không ? Làm cụ thể những xét nghiệm gì ? ( Xin cho biết cụ thể , đừng trả lời chung chung ).
    03/ Nếu đã nhiễm thì phải chữa như thế nào và ở đâu, phí tối thiểu cho một đợt điều trị bằng thuốc uống là bao nhiêu, bằng thuốc chích là bao nhiêu ?


    04/ Sau bao lâu của đợt điều trị thứ I thì phải làm tiếp những bước gì? Phí?


    05/ Nếu đã nhiễm và cần phải chữa mà không thể đeo đuổi điều trị vì vấn đề tiền bạc thì có tổ chức, cơ quan nào đứng ra tài trợ một phần or toàn phần hay không. Nếu có xin cho biết địa chỉ cụ thể, tel or e-mail.

    Khi mắc bệnh, virus viêm gan C đi từ máu đến gan và sinh sôi ở đó. Cùng lúc đó, cơ thể bạn bắt đầu chống lại nhiễm trùng. Viêm gan C được xem là "một bệnh thầm lặng". Chỉ khoảng 1/3 ngừơi mắc bệnh có triệu chứng và những triệu chứng này thường nhẹ - nên bạn có thể không hề biêt là mình đã mắc bệnh. Do đó, chỉ có xét nghiệm máu mới chẩn đoán được bệnh mà thôi

    BS Lê Đình Phương:



    VGSV C nguy hiểm hơn VGSV B vì tỷ lệ dẫn đến xơ gan cao hơn (25%) và tỷ lệ tự khỏi cũng thấp hơn (15%).


    Để tầm soát bệnh, bạn cần thử xét nghiệm anti HCV. Nếu âm tính, coi như bạn không có bệnh. Nếu dương tính, cũng chưa hẳn là đã mắc bệnh mà phải làm tiếp xét nghiệm định tính HCV RNA. Nếu dương tính, chắc chắn đã mắc bệnh. Sau đó, bạn cần làm thêm rất nhiều xét nghiệm để đánh giá chi tiết trước khi có chỉ định điều trị.


    Trần văn Út - minhnhc@...


    Tôi bị viêm gan siêu vi C ( Genotype : 1a) , định lượng virus : 780.000 copies/ml ,và đã bắt đầu điều trị từ tháng 2/2006 theo phác đồ : Interferon + Ribavirine trong 48 tuần.


    Trong quá trình điều trị tôi tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ , các xét nghiệm định lượng virus đều âm tính.


    Xét nghiệm cuối cùng khi chấm dứt điều trị ( tháng 1/2007) đều có kết quả rất tốt ( GGT: 18 ; SGOT:14 ; SGPT:15, Định lượng virus : âm tính) . Tuy nhiên, sau khi khi ngưng thuốc 3 tháng, xét nghiệm kiểm tra lại thì kết quả rất tệ : GGT:36 ; SGOT:124 ; SGPT :280 , Định lượng virus: 200.000 copies/ml. Hiện giờ tôi hay bị ngứa về đêm và mất ngủ.
    Cho biết hiện giờ tôi phải làm gì để trị dứt con siêu vi này ? Chế độ ăn uống, làm việc phải như thế nào ?


    BS Lê Đình Phương:



    Trường hợp của bạn là một case bệnh bị tái phái sau khi điều trị với interferon cổ điển. Tỷ lệ tái phát với interferon cổ điển với genotype 1 có thể lên đến 70-80%.


    Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn có thể tái điều trị lại với pegylate interferon và ribavirine để có hiệu quả điều trị khỏi bệnh cao hơn. Tỷ lệ điều trị thành công với thuốc mới có thể đạt 50-60% tùy trường hợp, thời gian điều trị có thể dài hơn (18 tháng).


    Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người đang bị nhiễm VGSV C:


    - Cần tránh những thức ăn béo (da, lòng, mỡ…) và các thức ăn ngọt


    - Tránh tuyệt đối rựou bia


    - Hạn chế sử dụng các thuốc có thể gây hại cho tế bào gan, kể cả thuốc đông dược.


    - Tránh hút thuốc


    - Tập thể dục đều đặn để hạn chế tăng cân…


    Nam Huynh - namhuynh20052000@


    Tôi đang bị viêm gan C, đã chữa 8 tháng rồi và đi tets máu 3 lần, cho kết quả âm tính. Vậy xin hỏi BS bao giờ tôi mới hết chích thuốc. tôi đang điều trị thuốc Pegacys và thuốc uống Ribazol. Xin cảm ơn BS



    BS Lê Đình Phương:



    Tùy theo kiểu gene và đáp ứng trong lúc điều trị, tổng thời gian điều trị dao động từ 3 đến 18 tháng với Pegasys và Ribazol. Vì không đủ dữ kiện, không thể trả lời cụ thể được. Nói chung bạn nên tuân thủ lời khuyên của BS điều trị, không nên tự ấn định thời gian điều trị.


    Phạm Hải Sơn - haisonwatch@


    Sau khi đã xét nghiệm âm tính ở mũi thứ 24 (type 1B: 48 mũi), thì có thể sinh hoạt tình dục được không? Nếu muốn kiểm tra người bạn đời của mình thì có thể đến đâu và yêu cầu xét nghiệm gì để kiểm tra? (Cháu đã quan hệ 1 lần)


    - Quá trình điều trị bệnh có thể gây ra khả năng vô sinh không? Và sau quá trình điều trị này thì cháu phải mất bao lâu nữa để lập gia đình, ổn định cuộc sống


    BS Lê Đình Phương:



    Tỷ lệ lây nhiễm siêu vi C qua đường tình dục rất thấp và không cần áp dụng một biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào ngòai tránh sinh họat vợ chồng trong những ngày kinh nguyệt và tránh những động tác mạnh bạo gây chảy máu.


    Điều trị chuẩn với Pegylate Interferon và Ribavirin không gây vô sinh. Nhưng bạn phải tuyệt đối áp dụng một biện pháp tránh thai an tòan trong lúc điều trị và 6 tháng sau khi kết thúc điều trị.


    Nguyễn Hữu Tuấn - dim2ple@


    Xin bác sĩ vui lòng trả lời giúp tôi 2 câu hỏi:


    1. 20 năm trước,ba tôi được chẩn đóan là viêm gan mãn tính, sức khỏe vẫn bình thường. Tháng 7/2006 khám tổng quát thì men gan (ALT,AST) trong giới hạn cho phép. Tháng 4/2007, khám lần 2 men gan vẫn tốt (có khám thêm C thì 9,54). Cả 2 lần siêu âm thì gan không sao. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của ba tôi có cần điều trị hay không và theo hướng nào?


    2. Mẹ tôi sống cùng ba tôi ở Vĩnh Long và cũng vừa phát hiện bệnh. Men gan cao hơn bình thường 1 tý, có siêu vi C, trong gan có mỡ. Bác sĩ đã khuyên đặc trị (tốn tiền,thời gian và đau đớn). Vậy xin hỏi bác sĩ là gan có mỡ thì viêm gan C nguy hiểm hơn không và hướng điều trị của mẹ tôi như thế nào là phù hợp.


    BS Lê Đình Phương:


    Tất cả các bệnh lý gan khác (VGSV B, VG do rượu hay do thuốc, gan nhiễm mỡ…) đều có thể làm nặng hơn bệnh lý VGSV C có sẵn. Do đó người thân của bạn cần chú ý tập thể dục, ăn kiêng để hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ.


    Trường hợp của ba bạn vì không có đầy đủ dữ kiện nên không thể trả lời cụ thể được.


    Hồ Thị Lan - phamthihieuhanh@


    Hiện nay, tôi 55 tuổi. Năm 2002,btôi đi thử máu thì phát hiện bi nhiễm siêu vi C. Từ đó đến nay, cứ 6 tháng tôi đi kiểm tra 1 lần, men gan bình thường, đếm siêu vi bác sĩ bảo nhiều. Tôi xin hỏi như vậy có cần phải điều trị không? Thời gian bao lâu?


    BS Lê Đình Phương:



    Không được dựa vào men gan bình thường hay bất thường để chỉ định điều trị VGSV C. Men gan bình thường không có nghĩa là gan bạn không bị tổn thương. Bạn cần được khám, làm thêm nhiều xét nghiệm khác để cân nhắc chỉ định và thời gian điều trị.


    Nguyen Binh - vthihanh.hue@


    Tháng 8/2004 tôi phát hiện bị nhiễm VGSV C. BS điều trị cho test định lượng có kết quả là 4420421 copies/ml ( 850081 UI/ml ).


    Đã được cho điều trị bằng Zeffix kết hợp Ribazol, sau 3 tháng đi test lại thì kết quả giảm còn 4871 copies/ml, vẫn tiếp tục điều trị nhưng kết quả lại tăng trở lại, vì lí do kinh tế sau 10 tháng điều trị thì tôi ngưng.


    Tuy nhiên cứ 2 hoặc 3 tháng tôi đi test men gan 1 lần & nhận thấy men gan vẫ duy trì ở mức bình thường ( SGOT : khoảng 21 - 36 U/l; SGPT : khoảng 19 -26 U/l ). Xin Bác sĩ cho tôi một lời khuyên về trường hợp của tôi.


    BS Lê Đình Phương:


    Ý nghĩa của men gan trong điều trị và theo dõi VGSV C không phải là yếu tố duy nhất và tuyệt đối. Do đó không nên chỉ dựa vào men gan đơn thuần để tiên lượng.


    Trong trường hợp của bạn, Ribazol tự nó không diệt được siêu vi C, Zeffix là thuốc trị VGSV B, hoàn toàn không có tác dụng điều trị VGSV C.


    Bệnh viêm gan có thuốc chữa không, có dứt bệnh được không, có thuốc gì để giữ bệnh đừng phát triển và phải kiêng cử ra sao? Nếu phát hiện có Hepertied C trong máu nhưng chưa phát triển tới gan có cách phòng gì không, tôi muốn xin số Phone của BS hay Email của BS để liên lạc và tìm hiểu vầ căn bệnh này có được không, nếu có dịp về Việt Nam tôi có thể mang người bệnh nhân nhờ BS khám dùm được không?


    BS Lê Đình Phương:



    Khi có dịp về Việt Nam, bạn có thể lấy hẹn khám bệnh với tôi qua số điện thọai 4.11.33.33 (BV FV 6 Nguyễn Lương Bằng . Q7. TPHCM để được tư vấn cụ thể


    Làm thế nào để tránh lây bệnh cho người khác?


    Bạn không bị lây (hay truyền bệnh) khi hắt hơi, ho, hôn, ăn chung chén bát, sử dụng chung nhà vệ sinh hay qua những hành vi giao tiếp thông thường. Tuy nhiên, bạn cần đề phòng lây bệnh cho người khác:


    Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, chích thuốc…)


    Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu hay tránh giao hợp khi hành kinh (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ)


    Tránh dây phải máu (dùng găng cao su hay chất khử trùng)


    Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay) vì chúng có thể dây máu


    Phụ nữ nên cẩn thận khi hành kinh và nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn


    Ý thức về khả năng lây bệnh cho người khác là quan trọng vì hai lý do:


    Bạn có thể tránh được nguy cơ tái nhiễm bệnhmột khi đã khỏi bệnh
    Bạn có thể tránh được việc truyền bệnh cho người khác


    Theo Người lao động

  9. #129
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Virus hoạt động mạnh, sao chưa cần uống thuốc?

    Chủ nhật, 01/02/2015 00:22
    Em có đi định lượng vius thì được kết quả là : 2.42 x10^7 và sinh hóa, siêu âm vẫn bình thường. BS có bảo của em virus hoạt động rất mạnh nhưng chưa cần uống thuốc đặc trị.


    Ảnh minh họa - nguồn internet
    BS kê cho em hai loại thuốc Liverence và Thymox Cap 80mg dùng trong 3 tháng rồi tái khám.Vậy cho e hỏi virus của em phát triển mạnh sao BS lại bảo chưa cần uống thuốc vậy, kết quả định lượng của em như vậy có nặng không ạ? (Quân)


    Chào bạn,

    Bạn bị nhiễm siêu vi B ở giai đoạn siêu vi B có hoạt tính. Tuy nhiên bệnh viêm gan siêu vi B có chỉ định điều trị khi siêu vi B có hoạt tính cao và có tổn thương gan với men gan ALT> 80 U/L.




    Mật độ siêu vi cao không đồng nghĩa là bệnh viêm gan nặng. Do men gan của bạn chưa tăng nên bệnh của ban chưa cần điều trị bằng thuốc kháng virút. Ban cần phải theo dõi hoạt tính của siêu vi bằng xét nghiệm HBeAg và ALT mổi 3 tháng để được điều trị khi có chỉ định.



    Thân ái,

    Theo TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - BV ĐHYD TPHCM
    Phụ trách Phòng khám Viêm gan
    http://alobacsi.com/

  10. #130
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hay bị nổi mề đay, có phải tôi bị bệnh viêm gan không BS?

    Thứ bảy, 31/01/2015 17:33
    Chào BS, tôi có đi làm xét nghiệm tổng quát, có kết quả là Anti HBs ( D.luong, quantitative ) > 1000 ( >= 10 mUI/ml) va IgE 253. 6 H ( < 130 UI / mL ).

    Dạo này tôi cũng hay bị nổi mề đay. Xin cho hỏi tôi có bị bệnh viêm gan gì không và 2 kết quả này có liên quan gì với nhau không ạ? Xin cảm ơn BS rất nhiều. (Nguyen Thi Mai Huong)


    Hình minh họa - Nguồn Internet


    Chào bạn,




    Theo kết quả xét nghiệm thì bạn không bị viêm gan siêu vi B. Bạn đã có miễn dịch với siêu vi B do có kháng thể antiHBs nồng độ rất cao. Nổi mề đay là biểu hiện của bệnh dị ứng, IgE tăng phù hợp với tình trạng dị ứng. Hai bệnh này không có liên quan đến nhau, bệnh gan do siêu vi không gây ra tình trạng dị ứng ngoài da.



    Thân ái,




    Theo TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - BV ĐHYD TPHCM
    http://alobacsi.com/

  11. #131
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị sốt, đau nhức... có phải là triệu chứng của Viêm gan siêu vi C?

    Thứ ba, 03/02/2015 10:29
    Chào BS. Tôi có khám tại bệnh viện với chẩn đoán Viêm gan siêu vi C mạn và gan nhiễm mỡ (các chỉ số men gan cao), được cho uống thuốc BDD và URSOCHOLIC...

    Tôi tuân thủ theo lời dặn của BS, uống thuốc được 1 tuần. Hàng ngày hay bị sốt nhất là ban đêm, cứ ớn lạnh chạy dọc theo xương sống kéo dài nhiều giờ, hay bị mệt mệt. Tôi rất lo. Xin BS cho ý kiến về bệnh trạng để tôi được yên tâm chờ đến ngày tái khám. Xin cám ơn BS. (Ly Trường Thịnh)



    Hình minh họa - Nguồn Internet


    Bạn thân mến!



    Bệnh viêm gan C mạn tính thường không có triệu chứng. Rất hiếm khi có vàng da, tiểu vàng hay khó tiêu ngoại trừ viêm gan C cấp. Viêm gan siêu vi A, B hay C cũng không gây sốt, đau nhức, ớn lạnh hay hồi hộp.




    Men gan cao có thể gặp trong viêm gan C, gan nhiễm mỡ hay các bệnh gan khác. Các thuốc theo toa của bạn không phải thuốc đặc trị siêu vi C, cũng không gây phản ứng sốt hay ớn lạnh.




    Nếu có các triệu chứng nóng lạnh bạn nên đi khám tại đia phương để bác sĩ đa khoa có thể khám trực tiếp và chẩn đoán được các nguyên nhân gây sốt thường gặp hoặc tìm ra chẩn đoán cho vấn đề của bạn.




    Nếu triệu chứng không rõ ràng nhưng bạn vẫn cảm thấy khó chịu, nên đi khám lại mà không cần chờ đến ngày hẹn tái khám.



    Thân ái.



    Theo TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - BV ĐHYD TPHCM

    Phụ trách phòng khám Viêm gan
    http://alobacsi.com/

  12. #132
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị Viêm gan B, khả năng bị di truyền cho con thế nào?

    Thứ ba, 03/02/2015 09:50
    Em năm nay 22 tuổi. Em phát hiện mình bị viên gan B khi em đi hiến máu cách đây 3 tháng trước. Em vô cùng lo lắng và sợ hãi.

    Em không hiểu được một số thông tin bất thường sau: GOT/AST 49.3 GPT/ALT 92; Lymphocyte 50.5, Miễn dịch 1.46 ng/ml HBeAg* âm tính; HBV-ADN + Số lượng virut huyết thanh 1.81x10^7 copies/ml + Ngưỡng phát hiện viruts 500 copies/ml. Các kết quả siêu âm khác bình thường. Em rất muốn biết bệnh của em đang ở mức nào, có bị nặng không, khả năng truyền lại cho con là bao nhiêu, em phải làm gì và chế độ làm việc như thế nào? Em thật sự rất mong nhận được lời giải thích của các bác sĩ trong thời gian nhanh nhất. (Nguyễn Thị Mai)



    Hình minh họa - Nguồn Internet


    Bạn thân mến!



    Theo kết quả xét nghiệm thì bạn bị
    viêm gan siêu vi B. Hiện tại siêu vi B trong cơ thể của bạn có hoạt tính (có > 10^5 copies/ml) và bạn cũng đang có bệnh gan có hoạt tính (ALT tăng > 80 U/ L).




    Nếu sau 6 tháng nhiễm bệnh mà có 2 trạng thái siêu vi và bệnh gan cũng hoạt tính như trên thì người bệnh có chỉ định điều trị để kiểm soát siêu vi, chấm dứt viêm gan và phòng ngừa xơ gan. Như vậy nếu IgMantiHBc của bạn cũng âm tính thì trạng thái của bạn là viêm gan siêu vi B mạn có chỉ định điều trị (HBeAg âm tính nhưng HBVDNA cao và có tăng ALT >2 lần) do miễn dịch không còn kiểm soát được siêu vi. Bạn nên đến khám ở chuyên khoa viêm gan để được theo dõi và điều trị đặc hiệu.


    Bệnh có thể lây truyền qua máu và các dịch tiết chứ không lây qua ăn uống hay giao tiếp. Khi có thai, bạn sẽ báo cho bác sĩ để được tham vấn về phòng ngừa lây cho
    thai nhi.




    Nếu đã có con, bạn nên xét nghiệm tìm kháng thể antiHBs cho tất cả các con >18 tháng tuổi để bảo đảm các cháu đã đủ kháng thể bảo vệ khỏi nhiễm siêu vi viêm gan B. Chồng của bạn cũng cần xét nghiệm và chích ngừa viêm gan B nếu chưa có kháng thể.



    Trong thời gian điều trị bạn vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Giữ gìn sức khỏe và tránh bia rượu, thuốc lá. Duy trì tốt cân nặng và tránh dư cân hay béo phì.



    Thân ái.

    Theo TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - BV ĐHYD TPHCM

    Phụ trách phòng khám Viêm gan
    http://alobacsi.com/

  13. #133
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Những hiểu lầm về bệnh viêm gan B

    Thứ năm, 05/02/2015 09:24

    BS.TS Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa BV Bạch Mai cho biết, viêm gan virus B là bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus này có 8 loại khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H.

    Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính.

    Nếu trẻ em nhiễm virus
    viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.




    Viêm gan virus B lây nhiễm như thế nào?

    - Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phấm của máu có nhiễm virus viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.


    - Lây truyền qua quan hệ tình dục


    - Truyền từ mẹ sang con: Virus được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và thời gian mẹ con gần gũi nhau. nếu trong cơ thể mẹ có virus viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virus trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.

    Diễn biến của nhiễm viêm gan virus B

    BS.TS Vũ Trường Khanh cho biết,sau khi nhiễm virus
    viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virus B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.

    Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virus B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virus mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virus B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to chắc.


    Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

    Phòng ngừa bệnh và biến chứng

    - Đối với người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B cần tiêm phòng.

    - Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

    - Đối với những người viêm gan virus B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu, αFP và siêu âm gan.

    - Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.

    - Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

    Bệnh viêm gan B là bệnh di truyền vì thế thường thấy nhiều người trong gia đình cùng bị bệnh: Theo khoa học, đây là bệnh truyền nhiễm không phải bệnh di truyền, tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ, nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.

    Ăn uống chung hoặc tiếp xúc với người bị viêm gan B sẽ bị lây: viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.

    Các loại thảo dược như: thuốc bắc, thuốc nam có thể điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan virus B: Cho tới nay chưa có công trình khoa học đáng tin cậy nào cho thấy thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan virus B. Viêm gan virus B cấp tính không cần điều trị gì đặc hiệu sau 3-6 tháng 90% số người mắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

    Ở những người viêm gan virus B mạn tính khi dùng thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể cải thiện tình trạng chung như: ăn ngon, ngủ tốt hơn nhưng ngày nay khi các phương tiện xét nghiệm hiện đại cho phép đo được nồng độ virus viêm gan B trong máu cho thấy thực chất virus vẫn nhân lên trong cơ thể và gây tổn thương gan.

    Ở người lớn viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.

    Người bị viêm gan virus mạn tính phải có biểu hiện: đau vùng gan, không ăn được, sụt cân ,vàng da: Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan virus B mạn tính không có biểu hiện ra ngoài mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

    Tiêm phòng virus viêm gan B là không bị viêm gan virus B: Tiêm vaccine phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs.

    Nếu một người xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg, chưa tiêm phòng trước đó, mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.

    Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà khoa học cho rằng chỉ cần tiêm đủ liều vaccine đều có tác dụng phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B ngay cả khi không tạo được nồng độ kháng thể cần thiết (Anti-HBs), thậm chí kể cả trường hợp không tạo được kháng thể. Nếu có HBsAg dương tính việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.

    Khi xét nghiệm mà có HBsAg dương tính phải kiêng ăn các thức ăn có nhiều đạm và chất béo như thịt cá, trứng, sữa…: Đối với những người không bị béo không phải kiêng thức ăn gì đặc biêt họ có thể ăn uống bình thường và không dùng đồ uống có cồn như: bia, rượu.


  14. #134
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể bị lây viêm gan B khi đã tiêm phòng không?

    Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: tôi đã tiêm phòng viêm gan B khi quan hệ với người bị nhiễm viêm gan B tôi có bị nhiễm không.



    Xin chân thành cảm ơn.








    Chào bạn!



    Về nguyên tắc bạn đã tiêm phòng viêm gan B đủ 3 mũi tức là trong cơ thể bạn đã có kháng thể để chống lại virus viêm gan B này nên khi bạn quan hệ với người bị nhiễm viêm gan B thì khả năng bạn bị lây nhiễm là không có.



    Tuy nhiên, có một điều lo lắng đó là nếu hệ miễn dịch của bạn không được bình thường tức là sự đáp ứng với kháng thể bị thấp hay có một loại chủng virus viêm gan B đột biến khác mà cơ thể bạn không có kháng thể chống lại hay vacxin bạn tiêm không đảm bảo chất lượng do bảo quản không tốt, quá hạn dùng thì khả năng bạn lây nhiễm viêm gan B từ bạn tình vẫn có thể xảy ra được.



    Bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ kháng thể viêm gan b trong máu xem mức độ kháng thể của mình như thế nào. Và hãy nên biết cách bảo vệ bản thân khi có quan hệ tình dục bằng cách mang bao cao su để tránh việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục bạn nhé.



    Chúc bạn may mắn và sức khỏe!
    CửaSổTìnhYêu



  15. #135
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đang điều trị viêm gan B có thể dùng thuốc Excedrin Migraine trị đau đầu không?

    Thứ ba, 10/02/2015 19:33
    Mấy hôm nay tôi bị đau một bên đầu kinh khủng. Những ngày cuối năm công ty nhiều việc nên tôi thường xuyên tăng ca, thức đêm để làm cho xong.


    Nhiều lúc đau đầu quá tôi có uống Excedrin Migraine của đồng nghiệp cho. Thấy cũng đỡ nên bạn tôi đưa cho tôi uống, dặn cứ đau là uống. Không biết uống vậy có đúng không BS? Tôi đang uống thuốc điều trị viêm gan B thì có thể sử dụng thuốc này trị đau đầu hay không? Cần sử dụng như thế nào cho đúng? Cảm ơn BS nhiều.

    (Lê Duy Hoàng - Nam Định)

    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    Excedrin Migraine chứa 3 hoạt chất là Aspirin, Acetaminophen (Paracetamol), Caffein. Aspirin và Paracetamol là các thuốc giảm đau, Cafein có tác dụng kích thích nhẹ hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ giảm đau và giúp cho hoạt động của cơ được dễ dàng. Liều dùng là tối đa 2 viên/ngày cho người từ 18 tuổi trở lên. Không nên dùng để giảm đau quá 10 ngày. Dùng quá liều có thể gây hoại tử gan.

    Không rõ là bạn đang dùng thuốc điều trị viêm gan loại nào, tuy nhiên nếu thuốc Excedrin Migraine hầu như không tương tác với các thuốc điều trị bệnh gan nói chung. Tình trạng của bạn phần nhiều do căng thẳng đầu óc, có thể dùng thuốc để giảm đau.


    Tuy nhiên cần chú ý dùng đúng liều để không gây những tác dụng không mong muốn. Nếu triệu chứng đau kéo dài bạn nên đến chuyên khoa nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.

    Thân mến.

    DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm
    Theo alobacsi

  16. #136
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan B mạn, có nên ngưng dùng Tenofovir?

    Thứ ba, 10/02/2015 16:49
    Tôi 46 tuổi bị viêm gan B mạn và đang dùng Tenofovir 300g đến nay được 3 tháng. Các thông số của tôi như sau: *HBsAg 6972 (S/CO<1) *HBeAg (ELISA) 1 Âm tính (S/CO<1).

    Sau điều trị 3 tháng : *HBsAg 4051.94 (S/CO<1) *HBeAg (ELISA) 0.317 Âm tính (S/CO<1) *Anti - HBe (ELISA) 0.03 Dương tính (S/CO >1). Xin được hỏi: HBeAg của tôi =1 trước điều trị. Vậy trường hợp của tôi có thể xem là HBeAg dương tính được không? Nếu đúng vậy, tôi chỉ cần dùng thuốc đến khi HBeAg âm tính và có An-ti HBe > 1 là được phải không? Theo kết quả xét nghiệm trước và sau điều trị của tôi: HbsAg giảm từ 6792 xuống còn 4051.94 HBeAg cũng giảm từ 1 xuống 0.317. Men gan đã giảm từ 43-46 xuống dưới 30. Vậy đủ kết luận tôi có đáp ứng tốt với thuốc Tenofovir hay chưa? Nếu 3 tháng sau xét nghiệm thấy HBsAg tiếp tục giảm thì có cần làm thêm định lượng viruit nữa hay không? Chân thành cảm ơn các BS! (Nam)



    Hình minh họa - Nguồn Internet


    Chào bạn,


    Hướng dẫn và đồng thuận của thế giới như bạn tìm hiểu như trên có tính chất tương đối, mục đích nhằm quản lý điều trị tốt nhất và hạn chế thấp nhất tái phát sau ngưng điều trị.



    Theo kết quả bạn cung cấp, thể bệnh viêm gan siêu vi B của bạn có HBeAg âm. Thể bệnh viêm gan HBeAg âm có hai tính chất: thường dễ tái phát (có thể đến >90% tái phát sau ngưng thuốc) và không thể dùng dữ kiện HBeAg trở nên âm tính để theo dõi đáp ứng điều trị và ngưng thuốc nên mục tiêu điều trị nhắm vào mất HBsAg.



    Nếu không thể kéo dài đến khi mất HBsAg và bệnh nhân chưa có xơ gan, có thể ngừng thuốc sau khi có HBVDNA âm tính ít nhất 48 tháng. Và cần theo dõi liên tục hiện tượng tái phát để điều trị lại.



    Trong quá trình điều trị, HBVDNA âm tính là xét nghiệm bắt buộc để đánh giá đáp ứng với thuốc vì phản ánh mật độ HBV trong máu. HBsAg định lượng (IU/ml) là xét nghiệm để theo dõi giảm HBsAg trong gan nhưng thường biến động rất chậm và biên độ thay đổi rất thấp. HBsAg bạn nêu như trên là xét nghiệm định tính (S/CO), không thể thay thế được xét nghiệm định lượng virus HBVDNA.




    Thân ái.

    Theo TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - BV Đại học Y dược TPHCM

  17. #137
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Nguyên nhân nhiễm virus viêm gan B ở trẻ

    Chủ nhật, 15/02/2015 07:43

    Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con. Dưới đây là những nguyên nhân nhiễm virus viêm gan B ở trẻ.

    Tôi nghe nói trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm virus viêm gan B nhưng không rõ con đường lây truyền từ mẹ sang con như thế nào. Mong tòa soạn giải đáp. Ngoài mẹ, trẻ có thể bị lây nhiễm từ đâu?

    Nguyễn Thị Lan (Đông Anh, Hà Nội)



    Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con, không quá 2%. Ảnh minh họa.

    GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư: Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con, không quá 2%. Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu vào thời gian sinh đẻ.

    Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau) hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này.

    Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Ngoài ra, virus viêm gan B có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu.


  18. #138
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?

    Thứ ba, 17/02/2015 07:17

    Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng.

    Xin tư vấn về cách phòng căn bệnh nguy hiểm này.

    Thế Sơn (TP. Thanh Hóa)

    Ảnh minh họa - Internet

    Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh khi chưa có miễn dịch, bệnh để lại hậu quả xấu, tuy vậy, có thể phòng ngừa được.

    Viêm gan B lây truyền theo 3 đường chủ yếu: đường máu, đường tình dục và mẹ lây truyền cho con.

    Vì vậy, để ngăn ngừa viêm gan B, điều đầu tiên bạn không dùng chung các loại bơm kim tiêm, dao cạo râu, tránh tiếp xúc với máu của người khác khi chưa có biện pháp bảo hộ; không dùng chung kim châm trong Đông y. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

    Khi quan hệ tình dục, cần dùng bao cao su đảm bảo chất lượng, đặc biệt khi một trong hai người (chồng hoặc vợ, người tình) có kết quả dương tính với HBsAg. Đối với bất kỳ dụng cụ y tế nào khi dùng cho người bệnh hoặc người lành (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật,…) phải tuyệt đối vô khuẩn.

    Một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm gan B là tiêm phòng bệnh bằng vaccin viêm gan B. Ngoài ra, để phòng viêm gan, nên hạn chế tối đa các chất kích thích: rượu, bia, các loại nước giải khát có cồn…


    Theo BS Đức Thịnh - Sức khỏe và Đời sống
    http://alobacsi.com/benh-thuong-gap-...092869c485.htm


  19. #139
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ung thư gan - bệnh dễ chết khó phát hiện sớm

    Thứ năm, 26/03/2015 11:44
    Không dùng chung kim tiêm, thực hành tình dục an toàn như sử dụng bao cao su, tránh béo phì, hạn chế sử dụng rượu... để phòng ngừa ung thư gan.

    Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ sáu trong các ung thư trên toàn cầu và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của bệnh ung thư. Hơn 95% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan ở tuổi 45 trở lên.


    Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy ung thư gan được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.


    Với ung thư vẫn còn hạn chế trong gan, tỷ lệ sống 5 năm là 28%.Ung thư khi phát triển thành các cơ quan lân cận hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận tỷ lệ sống 5 năm chỉ 7%. Ung thư đã lan đến các cơ quan xa, chỉ 2% người bệnh sống đến 5 năm.


    Hạn chế sử dụng rượu có thể giúp phòng ngừa ung thư gan. Ảnh minh họa: npr.

    Nguyên nhân gây ung thư gan


    - Viêm gan siêu vi mãn tính: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính virus viêm gan B HBV hoặc virus viêm gan C. Những nhiễm trùng này dẫn đến bệnh xơ gan, tiến triển thành ung thư gan.


    - Sử dụng rượu nặng, nghiện rượu là nguyên nhân gây xơ gan.


    - Béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
    - Bệnh tiểu đường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan. Người bệnh tiểu đường type 2 thường xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.


    - Nhiễm độc Aflatoxins do ăn loại nấm mốc trong các loại hạt ẩm như đậu, bắp… Những chất gây ung thư được tạo ra bởi một loại nấm có thể gây ô nhiễm đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô và gạo.

    Tiếp xúc lâu dài với các chất này là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan. Nguy cơ tăng lên nhiều hơn ở những người bị viêm gan B hoặc C nhiễm trùng.


    Dấu hiệu ung thư gan


    Đa số không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, đau bụng trên, buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi, gan to, bụng sưng phù, vàng da, vàng mắt.


    Phòng ngừa ung thư gan


    - Tránh các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính virus HBV và HCV. Các virus này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, mẹ truyền sang con trong lúc sinh nở. Có thể phòng ngừa bằng cách không dùng chung kim tiêm và bằng cách thực hành tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.


    - Ngăn ngừa HBV bằng cách chủng ngừa. Không có thuốc chủng ngừa HCV. Điều trị bệnh viêm gan mãn tính do virus B và C nếu bị nhiễm 2 loại virus này. Việc điều trị sẽ làm giảm số lượng virus trong máu và làm giảm tổn thương gan, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư gan.


    - Hạn chế sử dụng rượu.Không uống rượu hoặc uống chỉ trong chừng mực có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.


    - Tránh béo phì.


    - Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây ung thư.


    Phát hiện sớm ung thư gan


    Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan là xơ gan (từ bất kỳ nguyên nhân nào) hoặc nhiễm trùng viêm gan B, C mãn tính... nên tầm soát ung thư gan bằng cách xét nghiệm máu với alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm mỗi 6-12 tháng.


    AFP là một protein có thể có mặt ở các cấp độ tăng lên ở những bệnh nhân bị ung thư gan. Nhưng nhìn vào mức AFP không phải là một thử nghiệm hoàn hảo cho ung thư gan. Nhiều bệnh nhân bị ung thư gan sớm có mức AFP bình thường. Ngoài ra, nồng độ AFP có thể được tăng từ các loại ung thư khác mà không phải ung thư gan.


    Theo BS Lê Nguyễn Khánh Duy - VnExpress

  20. #140
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ung thư gan - bệnh dễ chết khó phát hiện sớm

    Thứ năm, 26/03/2015 11:44
    Không dùng chung kim tiêm, thực hành tình dục an toàn như sử dụng bao cao su, tránh béo phì, hạn chế sử dụng rượu... để phòng ngừa ung thư gan.

    Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ sáu trong các ung thư trên toàn cầu và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của bệnh ung thư. Hơn 95% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan ở tuổi 45 trở lên.


    Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy ung thư gan được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.


    Với ung thư vẫn còn hạn chế trong gan, tỷ lệ sống 5 năm là 28%.Ung thư khi phát triển thành các cơ quan lân cận hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận tỷ lệ sống 5 năm chỉ 7%. Ung thư đã lan đến các cơ quan xa, chỉ 2% người bệnh sống đến 5 năm.


    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Hạn chế sử dụng rượu có thể giúp phòng ngừa ung thư gan. Ảnh minh họa: npr.
    [/TD]
    [/TR]

    Nguyên nhân gây ung thư gan


    - Viêm gan siêu vi mãn tính: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính virus viêm gan B HBV hoặc virus viêm gan C. Những nhiễm trùng này dẫn đến bệnh xơ gan, tiến triển thành ung thư gan.


    - Sử dụng rượu nặng, nghiện rượu là nguyên nhân gây xơ gan.


    - Béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
    - Bệnh tiểu đường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan. Người bệnh tiểu đường type 2 thường xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.


    - Nhiễm độc Aflatoxins do ăn loại nấm mốc trong các loại hạt ẩm như đậu, bắp… Những chất gây ung thư được tạo ra bởi một loại nấm có thể gây ô nhiễm đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô và gạo.

    Tiếp xúc lâu dài với các chất này là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan. Nguy cơ tăng lên nhiều hơn ở những người bị viêm gan B hoặc C nhiễm trùng.


    Dấu hiệu ung thư gan


    Đa số không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, đau bụng trên, buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi, gan to, bụng sưng phù, vàng da, vàng mắt.


    Phòng ngừa ung thư gan


    - Tránh các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính virus HBV và HCV. Các virus này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, mẹ truyền sang con trong lúc sinh nở. Có thể phòng ngừa bằng cách không dùng chung kim tiêm và bằng cách thực hành tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.


    - Ngăn ngừa HBV bằng cách chủng ngừa. Không có thuốc chủng ngừa HCV. Điều trị bệnh viêm gan mãn tính do virus B và C nếu bị nhiễm 2 loại virus này. Việc điều trị sẽ làm giảm số lượng virus trong máu và làm giảm tổn thương gan, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư gan.


    - Hạn chế sử dụng rượu.Không uống rượu hoặc uống chỉ trong chừng mực có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.


    - Tránh béo phì.


    - Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây ung thư.


    Phát hiện sớm ung thư gan


    Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan là xơ gan (từ bất kỳ nguyên nhân nào) hoặc nhiễm trùng viêm gan B, C mãn tính... nên tầm soát ung thư gan bằng cách xét nghiệm máu với alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm mỗi 6-12 tháng.


    AFP là một protein có thể có mặt ở các cấp độ tăng lên ở những bệnh nhân bị ung thư gan. Nhưng nhìn vào mức AFP không phải là một thử nghiệm hoàn hảo cho ung thư gan. Nhiều bệnh nhân bị ung thư gan sớm có mức AFP bình thường. Ngoài ra, nồng độ AFP có thể được tăng từ các loại ung thư khác mà không phải ung thư gan.


    Theo BS Lê Nguyễn Khánh Duy - VnExpress

Trang 7 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •