V. Ho và khó thở
Ho, khó thở thường, do bị cảm cúm, hen, lao hoặc viêm phế quản, viêm phổi hoặc do bệnh tim mạch.
1. Chăm sóc tại nhà
a) Ho có đờm
ِ Uống nước chanh pha muối, hoặc trà với đường.
ِ Uống các thuốc ho long đờm dạng si-rô.
ِ Ăn tỏi sống, hành và hạt hướng dương.
ِ Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước ấm, nước gừng pha với đường, nước húng chó, nước tỏi hoặc nước rau má.
ِ Mát-xa vùng lưng, khum lòng bàn tay vỗ vào phần lưng phía trên của người bệnh để làm long đờm.
b) Ho khan.
ِ Uống nước chanh muối, trà đường.
ِ Giã gừng hoặc tiêu xanh, pha lẫn với nước chanh và muối. Ngậm thường xuyên hoặc súc họng.
Dùng bài thuốc nam sau:
ِ Vỏ trắng rễ dâu (tang bạch bì) 12g
ِ Lá chanh 16g
ِ Cúc hoa (hoa cúc phơi khô) 8g
|
ِ Củ mạch môn 12g
ِ Bạc hà 8g
Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống nhiều lần, ngậm ở cổ họng có tác dụng giảm ho tốt.
|
Nếu được chẩn đoán là lao
ِ Bệnh nhân cần uống thuốc lao thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ.
ِ Người chăm sóc cần cẩn thận để tránh lây bệnh.
Bài thuốc giải độc lao:
ِ Phần lớn các thuốc điều trị lao thải trừ qua gan và có thể gây ngộ độc cho gan dẫn đến tổn thương chức năng gan. Để đề phòng những tổn thương này có thể dùng bài thuốc nam sau đây. Bài thuốc này rất đơn giản, rẻ tiền, có thể mua ở nhiều hàng thuốc nam hoặc hàng lá.
ِ Nhân trần : 30-50g
ِ Kim tiền thảo : 20-30g
ِ Xa tiền thảo (cây mã đề): 15-20g
Sắc uống hàng ngày thay cho nước uống.
|
ِ khi đã có triệu chứng vàng da thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị. Ngoài ra có thể kết hợp uống bài thuốc sau:
ِ Nhân trần: 20g
ِ Chi tử : 12g
ِ Đại hoàng: 04g
Sắc uống ngày 1 thang.
|
c) Khò khè hoặc thở gấp:
ِ Nằm đầu cao
ِ Ngồi xổm (chồm hổm), hai tay chống vào cằm
ِ Để thở tốt hơn có thể tập như sau: ngồi, hai tay đỡ cằm, chống khuỷu tay vào lòng, cúi người xuống phía trước.
ِ Cho uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất do thở nhanh và làm cho đờm loãng, dễ khạc ra.
ِ Nên thường xuyên có người ở bên cạnh để phát hiện kịp thời cơn khó thở nặng và cấp cứu.
d) Đau ngực.
Đau ngực có thể do ho nhiều mà cũng có thể do nguyên nhân khác. Nếu đau ngực do ho nhiều thì:
ِ Chườm ấm vùng bị đau
ِ Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol
2. Khi nào thì đến bác sỹ?
ِ Trẻ em dưới 5 tuổi
ِ Sốt cao đột ngột
ِ Đau ngực nhiều
ِ Có đờm màu xanh, vàng hoặc có máu
ِ Ho ra máu
ِ Ho kéo dài trên 3 tuần hoặc khạc ra máu kèm theo đau ngực
ِ Đau ngực và khó thở mà không đỡ sau khi điều trị tại nhà
ِ Thở gấp, tím tái, bệnh nhân mệt nhiều.
3. Dự phòng
ِ năng đi bộ, vận động
ِ tập thể dục mỗi buổi sáng khi không khí còn trong lành.
ِ với người phải nằm lâu: thường xuyên mát-xa, xoay trở thay đổi tư thế, vỗ lưng thường xuyên.
4. Ghi chú
ِ Để làm giảm triệu chứng cần thường xuyên thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm ngủ. Nên đi lại để cho long đờm và tăng trao đổi không khí trong phổi. Nên ở trong khu vực thoáng mát.
ِ Tránh uống thuốc giảm ho vào ban ngày vì thuốc giảm ho thường gây buồn ngủ và mệt.
ِ Tránh làm lây bệnh, che miệng khi ho, nhổ đờm vào một hộp hoặc khăn riêng rồi đốt hoặc chôn đi.
ِ Uống thuốc lao theo chỉ dẫn của bác sỹ. Dù có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và đầy bụng vẫn không nên ngừng thuốc bởi vì ngưng thuốc sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, gây kho khăn cho điều trị về sau.
|