Kết quả 1 đến 20 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

Threaded View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,930
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,171 lần

    Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

    Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.


    I.
    đối phó với những diễn biến về tâm lýVào thời điểm bạn biết là mình bị nhiễm HIV, cuộc sống của bạn dường như đảo lộn hoàn toàn. Đây thường là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất đối với một người có H.
    Bạn có thể cảm thấy nhiều thứ tình cảm lẫn lộn. Tâm lý ban đầu thường là bàng hoàng, không muốn chấp nhận và sau đó là cảm giác sợ hãi khi nghĩ đến sự kỳ thị của những người xung quanh, đến cuộc sống của mình trong tương lai, và nghĩ rằng mình sắp chết. Lúc này nhiều NCH có những suy nghĩ và hành động quá khích và bất thường như bỏ đi lang thang, uống rượu, không quan tâm đến bản thân, giận dữ vô cớ thậm chí muốn tự sát.
    Những bất ổn về tâm lý của những người có HIV thường xuất phát từ suy nghĩ rằng cuộc sống của mình đang trở nên bấp bênh. Các bạn thường cho rằng tương lai, công việc, sinh hoạt, thậm chí cả các mối quan hệ đều thay đổi chỉ vì mình bị nhiễm loại virus này.
    Sau giai đoạn lo lắng sợ hãi, NCH thường rơi vào trạng thái trầm uất, không muốn hoạt động, luôn có những suy nghĩ tiêu cực.
    Khi bắt đầu hoạt động trở lại, nhiều người tự rút mình vào trạng thái cô đơn và tự kỳ thị, tránh xa gần gũi mọi người.
    Nếu NCH vượt qua được giai đoạn này và vẫn còn khoẻ mạnh hoặc được điều trị thì sẽ đến được giai đoạn chấp nhận và hy vọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, mỗi khi NCH phải đối đầu với sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì NCH lại có thể dễ có những bất ổn về tâm lý. Điều này cũng là dễ hiểu và có thể xảy đến với bất cứ ai không kể là có HIV hay không.
    Đây là những đặc điểm tất yếu của việc có HIV. Điều quan trọng là các bạn có H và những người chăm sóc nắm được những đặc điểm này để vượt qua được những thời điểm khó khăn đó. Một số gợi ý về cách vượt qua những khó khăn về tâm lý được trình bày sau đây
    II. Bộc lộ
    Việc có nói cho ai đó biết là bạn có HIV hay không là quyền của bạn. Rất nhiều người cần có người để tâm sự khi bạn buồn chán, lo lắng và giận dữ, hoặc chỉ để nói chuyện chia sẽ. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc nói với ai và nói vào lúc nào. Có một vài yếu tố mà bạn có thể tham khảo để cân nhắc trước khi quyết định chia sẽ với ai đó.
    · Việc có HIV có phải là gánh nặng tam lý quá lớn đối với bạn không? Bạn có cần người để nói chuyện, giải bày không?
    · Vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần bạn có cần sự hổ trợ về mặt vật chất, chăm sóc, thuốc men hay trông nom gia đình và con cái không?
    · Người mà bạn dự định chia sẽ thông có đáng tin cậy không? Việc bạn chia sẽ với người đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa hai người? Người ta có chể làm gì tốt và không tốt cho bạn hoặc những người thân của bạn nếu họ biết rằng bạn đang có HIV?
    · Việc biết về thông tin của bạn có ảnh hưởng tốt và không tốt thế nào đến người mà bạn dự định sẽ chia sẽ?
    · Bạn có thể làm gì để chuẩn bị tâm lý cho người đó trước khi chia sẽ?
    · thời điểm nào là thích hợp để chia sẽ với người đó?
    · Cách chia sẽ nào là thích hợp nhất với người đó?
    Trước khi chia sẽ thông tin với ai đó, nhiều bạn chuẩn bị tinh thần cho người đó bằng cách nói xa xôi về HIV, về việc xét nghiệm HIV hoặc cố tình cho người đó biết là mình đang có các tài liệu về HIV. Nhiều người chọn những nơi vắng vẻ, riêng tư để chia sẽ, có người lại chia sẽ qua thư, E-mail hoặc nhắn tin. Cũng có người nhờ một người thứ ba đưa tin giúp.
    Người thường được chia sẽ là một hoặc nhiều thành viên trong gia đình. Ngoài ra, NCH cũng nên cân nhắc việc chia sẽ với bạn tình và bạn tình cũ, và bạn chích mà đã từng chích chung để họ biết mà đi xét nghiệm. Với những người này, nếu bạn không muốn bộc lộ mình bạn vẫn có thể tìm một cách gián tiếp như viết thư, nhờ một người khác nói để báo cho họ biết là họ cần đi xét nghiệm.
    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:48.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •