Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Nguyên nhân đau cơ khớp và cách chăm sóc!

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nguyên nhân đau cơ khớp và cách chăm sóc!

    Giảm đau khớp mà không dùng thuốc
    Thời tiết lạnh, ẩm khiến người mắc các bệnh xương khớp khổ sở hơn rất nhiều. Nếu biết cách vận động và giảm đau, có thể giúp làm dịu những cơn đau khớp và phòng căn bệnh này.
    Bệnh có tỷ lệ tàn tật cao
    Theo các bác sĩ, viêm khớp là một trong những dạng bệnh mạn tính có tỷ lệ tàn phế cao nhất và thực tế có rất nhiều người đã trở nên tàn tật vì căn bệnh này, dẫn đến giảm và mất khả năng lao động sinh hoạt, lao động hàng ngày.
    Theo ThS Võ Tường Kha, Trưởng khoa Đông y, Viện khoa học TDTT, thời tiết từ nóng sang lạnh là lúc bệnh phát triển mạnh. Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh này, lúc khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức.


    Người mắc các bệnh lý về khớp nên vận động nhẹ nhàng để tránh các cơn đau cho khớp.

    Mưa lạnh, ẩm thấp đau tăng, thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…
    Nguyên nhân của bệnh là do ổ khớp có rất ít mạch máu, chủ yếu hoạt động là do thẩm thấu. Vì vậy, những ổ khớp nào có nhiều mạch máu lưu thông thì ít bị đau và ngược lại. Mùa này vừa ẩm thấp, lại lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém làm khớp bị loạn dưỡng và gây đau, tê cứng…
    Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong – Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
    Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.
    Càng xoa bóp càng hỏng khớp

    Cách giảm đau và phòng ngừa
    Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn.
    Hoặc mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
    Bác sĩ Kha cho biết, nhiều người đã rất sai lầm khi thấy đau là xoa bóp, điều đó sẽ rất có hại, làm cho khớp các đau thêm. Xoa bóp có thể có ích trong một số trường hợp, với các dụng làm giảm cơn co cứng.
    Tuy nhiên, không bao giờ được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau…). Khi đau có thể dùng châm cứu để giảm đau. Bởi theo y học cổ truyền, các biểu hiện bệnh lý tại khớp xương như sưng, đau, mỏi, nặng, phù, biến dạng khớp… được gọi là chứng Tý. Tý có nghĩa là sự bế tắc, không thông, tắc nghẽn khí huyết sinh ra chứng sưng, đau nhức…
    Do đó, khi dùng kim châm vào những huyệt ở vùng khớp bệnh và xung quanh, sẽ làm kinh mạch được khơi thông, khi huyết được điều hoà, sẽ có kết quả giảm đau. Ngoài ra, những người bệnh bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp tim cần lưu ý không nên ra ngoài khi trời lạnh. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất
    Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt): tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…), đắp nóng hoặc chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại…
    Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước từ 30 – 40oC, thời gian tắm từ 15 – 20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cho đau ở một hoặc 2 khớp. Thời gian đắp tối đa 20 phút. Đèn hồng ngoại đặt cách da 60 cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút…
    ThS Đỗ Sĩ Hùng, Trưởng khoa Vật lý trị liệu Trung tâm Cơ Xương khớp, bệnh viện E Hà Nội nhấn mạnh, nghỉ ngơi có tác dụng giảm đau ở người bệnh viêm khớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể làm lui cơn bệnh. Đây cũng là lý do quan điểm điều trị trước đây thường xuyên người bệnh nghỉ ngơi tại giường.
    Nếu khớp đau do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc lớp sụn thì nghỉ ngơi hoặc bất động khớp đó – là cách điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ cũng tạo ra các nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ra những thương tật thứ cấp. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút khớp.
    Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyên, nếu sau vài ngày áp dụng các biện pháp này, không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

    Theo Giadinh.net.vn
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tê chân tay triệu chứng thường gặp nhưng không nên bỏ qua
    TP - Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Khi gặp chứng bệnh này, đặc biệt là khi chúng xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, chúng ta cần chú ý tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay như:
    Tê chân tay bệnh lý
    - Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
    - Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali… Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
    - Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.

    Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính.
    Tê chân tay sinh lý: Do đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là... khỏi bệnh). Hoặc xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.
    Tránh biến chứng xấu
    Nếu là tê chân tay sinh lý… thì nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẩy tay chân, đi lại xung quanh.
    Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên nghĩ tới các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, dẫn tới liệt. Đây cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Do cảm giác ở bàn chân giảm, mức độ sừng hoá ở da tăng lên; có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.
    Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì thì tê bì chân tay chính là biến chứng của bệnh và cần xử trí ngay theo hướng sau:
    - Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các chỉ số như đường huyết, mỡ máu ở mức bình thường.
    - Điều trị các biến chứng thần kinh do bệnh gây ra bằng các sản phẩm có tác dụng giảm đau, giảm tê bì chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Vindermen là dược phẩm có tác dụng điều trị này và nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
    - Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HỘI CHỨNG VIÊM NHIỀU DÂY THẦN KINH.

    Danh từ viêm nhiều dây thần kinh dùng để chỉ một nhóm bệnh gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, nhất là tổn thương ở các đoạn xa của tứ chi.
    I. GIẢI PHẪU BỆNH HỌC.

    Tổn thương điển hình trong viên nhiều dây thần kinh là thoái hoá từng đoạn xung quanh trục thần kinh, nghĩa là trên một dây thần kinh, có đoạn bị thoái hoá, có đoạn lành; thường thoái hoá các bao myelin, trục thần kinh thường không bị tổn thương.
    Thường tổn thương ở nhiều dây thần kinh và năng nhẹ không đều nhau.
    Tổn thương có thể ở các neron vận động của sừng trước tuỷ, đặc biệt gặp trong viêm nhiều dây thần kinh do nhiễm khuẩn.
    Ngoài ra còn gặp các tổn thương thứ phát các sợi phát các sợi cơ, kiểu teo cơ do thần kinh.
    II. LÂM SÀNG.

    Viêm nhiều dây thần kinh thường do nhiều nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân đều có các hình thái lâm sàng riêng. Song dù do nguyên nhân gì, hội chứng viêm nhiều dây thần kinh cũng biểu hiện ở mấy triệ u chứng chung sau đây:
    1. Rối loạn cảm giác.

    - Rối loạn cảm giác chũ quan: lúc đầu, người bệnh có cảm giác tê buồn ngoài da, kiến bò. Vềsau, có thễ bị chuột rút và đôi khi có cơn đau tự phát, cơn đau liên tục và đau cách và thường xảy ra ban đêm. Đau như phải bỏng hoặc như vết dao cắt.
    - Rối loạn cảm giác khách quan: khi ấn sâu vào khối cơ hoặc dọc dây thần kinh, hoặc có khi chỉ kích thích nhẹ trên mặt da cũng kêu đau. Chỉ một vật nhẹ đè lên da, người bệnh cũng không chịu được.
    Các rối loạn cảm giác này thường gặp ở hai chi dưới.
    Trong một số trường hợp ngừoi bệnh mất hẵn cảm giác.
    2. Rối loạn vận động.

    Có thể thấy bại hoặc liệt mềm hai chi dưới hoặc 4 chi, phối hợp với giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Các phản xạ gân xương có thể bình thường hoặc trong một thời gian dài, đôi khi lại hơi tăng.
    Bại hoặc liệt, thường bị cả hai bên, đối xứng nhau và thường ở cái đoạn xa.
    Ở chi dưới, thường bị ở nhóm cơ ngoài cẳng chân, rồi đến cơ duỗi ngón cái và các cơ duỗi nói chung đều bị . chân trở nên lủng lẳng, ngón chân cái ở thư thế gấp. Quan sát lúc đi lại, sẽ thấy dáng đi kiểu chân rũ (steppage à la marche).
    Ở chi trên: liệt hoàn toàn cơ duỗi ngón tay, làm cho bàn tay rũ xuống. Như “ cổ cò”.
    Liệt có thể ở cả các cơ ở thân và một số dây thần kinh sọ, đặc biệt là vận động mắt và vòm hầu. Có thể bị liệt cả cơ hô hấp.
    Do liệt ngoại biên, nên có thể thấy các rối loạn khác kèm theo như:
    - Teo cơ: teo cơ có khi xảy ra nhanh, có thể trở nên teo vĩnh viễn, kèm theo thoái hoá xơ ở các cơ. Nhưng nói chung, nếu được điều trị sớm thì thường hồi phục nhanh chóng.
    - Rối loạn về phản ứng điện: giảm hoàn toàn hoặc giảm nhẹ kích thích dòng faradic.
    3. Rối loạn phản xạ.

    Các phản xạ gân xương, lúc đầu giảm, về sau mất hẳn. Các phản xạ da, niêm mạc có khi cũng mất.
    Các rối loạn trên, lúc đầu ở các đoạn xa của tứ chi, và ở một số nhóm cơ, sau lan dần vào gốc chi và toàn bộ các chi đều có thể bị.
    III. NGUYÊN DO.

    Nguyên do gây viêm nhiều dây thần kinh có khá nhiều. Có thể sắp xếp ra mấy loại sau đây.
    1. Viêm nhiễm dây thần kinh do thiếu Vitamin B1.

    Do trong thức ăn thiếu vitamin B1 hoặc do không hấp thu được vitamin B1.
    Bệnh thể hiện bởi ba loại triệu chứng: phù, rối loạn tim mạch, viêm nhiều dây thần kinh.
    Điều trị vita min B1 lìêu cao thì khỏi nhanh.
    2. Do chuyển hoá:

    Gặp trong một số bệnh chuyển hoá như: bệnh đái tháo đường, bệnh gút.
    Các người bệnh đái tháo đường không được điều trị, trong một thời gian lâu, có thể bị viêm nhiều dây thần kinh.
    3. Do nhiễm khuẩn:

    Một số bệnh do vi khuẫn và virut có thể kèm thêm viêm nhiều dây thần kinh. Đặc biệt hay bị viêm nhiều dây thần kinh trong bệnh bạch hầu.
    4. Do ngộ độc:

    Ngộ độc rượu kinh niên, gây thiếu vitamin B1. thiếu vitamin B1 ở đây có thể do: chế độ ăn quá nhiều đường hoặc biếng ăn, có thể do hấp thu kém ( rối loạn tiêu hoá ở người uống rượu), hoặc do sử dụng kém.
    Thực ra, ngoài thiếu vitamin B1, ở đây còn thiếu cả B2, B6, B12 và PP…
    Ở các nước tư bản, ngộ độc gây viêm nhiều dây thần kinh chiếm hàng đầu và tới 80% so với các nguyên nhân khác.
    Ở núơc ta, nguyên nhân này rất hiếm. Nhưng do nền công nghiệp của ta tiến triển nhanh chóng, chúng ta cần nhanh chóng phát hiện các trường hợp viêm nhiễm dây thần kinh ở công nhân tiếp xúc với các kim loại nặng như: chì, asen, thuỷ ngân. Trong các loại ngộ độc gây viêm nhiều dây thần kinh, ngộ độc các kim loại nặng kinh niên cũng là một nguyên nhân quan trọng.
    IV. CHẨN ĐOÁN.

    Chẩn đoán xác định liệt mềm ngoại biên hai chi dưới hoặc tứ chi nhiều khi còn dễ, song chẩn đoán nguyên nhân có khi gặp khó khăn.
    Trong viêm nhiều dây thần kinh, thường trước tiên gây liệt hai chi dưới, do vậy các nguyên nhân liệt mềm hai chi dưới cần phải chẩn đoán phân biệt với:
    1. Viêm nhiều rễ dây thần kinh.

    Chẩn đoán phân biệt khó khăn nhất vì về lâm sàng rất giống nhau. Nhưng ở đây, rễ dây thần kinh nằm trong tuỷ sống nên khi có viêm sẽ rối loạn nước não tuỷ: anbumin sẽ tăng nhiều, tế bào bình thường ( hiện tượng phân ly đạm – tế bào).
    Hội chứng viêm nhiều rễ dây thần kinh này thường do virut và tiến triễn lành tính, sau một thời gian bệnh sẽ khỏi.
    2. Hội chứng đuôi ngựa:

    Liệt ngoại biên hai chi dưới. Nhưng có khác là có rối loạn cơ tròn, và rối loạn cảm giác rất đặc biệt: mất cảm giác vùng dây đáy chậu và sinh dục.
    3. Bệnh bại liệt trẻ em:

    Liệt ngoại biên, song không có rối loạn về cảm giác.
    4. Các bệnh ở tuỷ sống, như xơ rải rác cấp, viêm tuỷ cấp:

    Lúc đầu cũng gây liệt mềm, tổn thương có thể rộng song thường có rối loạn cơ tròn, có tổn thương bó tháp và thường chuyển sang liệt cứng.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •