Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Sốt phát ban

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Sốt phát ban

    Sốt phát ban (tên tiếng Anh là: Roseola có nghĩa là ban màu hồng)là một loại bệnh với các triệu chứng thường là sốt và nổi những vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh và có màu hồng, kèm theo mệt mỏi, ngứa ngáy, sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người bệnh sẽ nổi ban. Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, một bệnh nặng hơn nhiều.

    Sốt phát ban
    Phân loại và tư liệu bên ngoài

    electron micrograph of HHV-6
    1. Sốt: Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C (98–100 °F).Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc trẻ khóc nhiều cũng làm tăng thân nhiệt.

    a. Nguyên nhân:

    Sốt là triệu chứng thông thường của nhiều bệnh:

    • Các bệnh truyền nhiễm như cúm, HIV hoặc sốt rét
    • Các loại viêm khác nhau như nhọt, mụn, trứng cá hoặc áp xe
    • Các bệnh tự miễn như lupus đỏ, Sarcoidosisban, sarcoidosis
    • Cơ thể phản ứng với sự bất tương hợp giữa các nhóm máu
    • Ung thư
    • Các bệnh rối loại tiêu hóa như gút or bệnh ma cà rồng (porphyria)

    Sốt dai dẳng mà hiện nay y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân được gọi là sốt không rõ nguồn gốc

    b. Điều trị: Để điều trị sốt đúng cách cần phải biết nguyên nhân gây ra sốt.

    Trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ tăng thân nhiệt, thì acetaminophen hoặc ibuprofen đều có thể làm hạ thân nhiệt. Nên cung cấp thêm dịch cho cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch để chống mất nước nếu cần thiết.
    Sốt do nhiễm siêu vi (sốt siêu vi) có thể tự khỏi. Có thể bệnh nhân sẽ được cho những loại thuốc điều trị những triệu chứng đặc biệt khác. Có thể đó là những loại thuốc làm giảm thân nhiệt, trị nghẹt mũi, giảm đau họng hoặc trị sổ mũi. Virus có thể gây nôn ói và tiêu chảy và cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch cùng với dùng thuốc để làm chậm lại tốc độ tiêu chảy và nôn ói. Một số ít loại nhiễm siêu vi có thể được điều trị bằng thuốc kháng siêu vi, trong đó có Herpes và influenza virus. Nếu bệnh nhân có thể uống nước được và triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể về nhà được mà không cần ở lại bệnh viện.
    Những bệnh nhiễm vi khuẩn cần phải có loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị tùy thuộc và loại vi khuẩn được tìm thấy và nơi ở của nó trong cơ thể người. Các bác sĩ sẽ xác định xem người bệnh có cần phải nhập viện không hay có thể ra về được. Quyết định tùy thuộc vào bệnh hiện tại và những bệnh kèm theo khác của bệnh nhân.
    Hầu hết những trường hợp nhiễm nấm đều có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.
    Sốt do thuốc có thể giảm sau khi ngưng thuốc.
    Nếu bị huyết khối thuyên tắc, bạn nên đến bệnh viện và sử dụng thuốc tán huyết.
    Đối với bệnh nhân bị sốt do tiếp xúc với nhiệt độ nóng ở môi trường cần phải được làm mát bằng cách cởi bỏ hết quần áo, mở quạt có phun sương, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.
    2. Sởi: Sởi (tiếng Anh: measles hay rubeola) là bệnh có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Sởi là một bệnh nhiễm virut cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

    Bệnh sởi
    Phân loại và tư liệu bên ngoài

    Da một bệnh nhân sau ba ngày nhiễm virus sởi.
    a. Virus sởi


    b. Lây truyền: Sởi là một bệnh cực kỳ dễ lây lan: trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịchsẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virut mạnh nhất là vào giai đoạn tiền triệu (giai đoạn xuất tiết) thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Điều đáng nói ở đây là giai đoạn lây lan mạnh này xuất hiện vào lúc khi bệnh chưa được chẩn đoán, do đó, dĩ nhiên cũng không có biện pháp phòng ngừa. Trẻ sơ sinh được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai. Lượng kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy vậy, một số bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Đây là lý do tiêm chủng ngừa sởi thường được thực hiện trước 12 tháng

    c. Bệnh sinh: Những tổn thương đặc trưng của sởi xuất hiện ở da, niêm mạc mũi hầu, phế quản, niêm mạc đường tiêu hóa và kết mạc mắt. Tại đây xuất hiện các dịch xuất tiết thanh mạc và sự tăng sinh của các tế bào đơn nhân và một số tế bào đa nhân quanh mao mạch. Các tổ chức bạch huyết cũng tăng sinh thường gặp nhất là ở ruột thừa, nơi có thể tìm thấy các tế bào khổng lồ đa nhân (tế bào khổng lồ hệ võng nội mô Warthin - Finkeldey). Biểu hiện ở da là những tổn thương các tuyến đưới da và lỗ chân lông. Hạt Koplik cũng chứa các chất xuất tiết thanh dịch và sự tăng sinh các tế bào nội mô tương tự như ở da. Viêm phổi kẽ là do các tế bào khổng lồ Hecht. Viêm phổi cũng do bội nhiễm vi khuẩn. Trong một số trường hợp viêm não, quá trình thoái hóa myeline có thể xảy ra quanh khoảng mạch trong não và tủy sống. Trong viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp (SSPE: Subacute Sclerosing PanEncephalitis) hay còn gọi viêm não chậm, sự hiện diện của virus trong các hạt vùi nội bào tương và trong nhân gây nên sự thái hóa từ từ và tiến triển của vỏ não (chất xám) và chất trắng.
    d. Biểu hiện lâm sàng:

    Sởi biểu hiện trên lâm sàn qua ba giai đoạn:

    1. Giai đoạn ủ bệnh.
    2. Giai đoạn tiền triệu với dấu hiệu nội ban (còn gọi là hạt Koplik).
    3. Giai đoạn cuối với ban dát - sẩn và sốt cao.

    Giai đoạn ủ bệnh

    Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn tiền triệu. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh.
    Giai đoạn tiền triệu

    Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 3 đến 5 ngày được đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Nội ban xuất hiện ở khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng). Hạt Koplik là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Người bệnh thường có ho khan tức ho không có đàm. Đôi khi giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi
    Giai đoạn phát ban

    Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết. Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo.

    Sốt phát ban Rubella:

    Là loại sốt phát ban do siêu vi trùng Rubella (hay còn gọi là sởi Đức) gây ra. Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần. Triệu chứng gồm có:

    • Sốt: Thường cơn sốt đến bất thình lình và cao, hơn 103 độ F (39,5 độ C). Người bệnh có thể bị đau cổ họng nhẹ hoặc hơi sổ mũi. Ngoài ra, cũng có thể bị sưng hạch ở cổ. Cơn sốt thường kéo dài từ 3 tới 7 ngày.
    • Nổi đỏ (hay nổi ban): Sau khi hết sốt, người bệnh thường bị nổi đỏ. Ban đỏ này thường gồm những điểm hay những mảng nhỏ màu hồng. Những vết này thường phẳng nhưng cũng có thể hơi nổi cộm. Chung quanh những vết này có thể có một quầng trắng. Ban thường nổi lên ở ngực, sau lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể kéo dài vài giờ tới vài ngày.
    • Các triệu chứng khác gồm có mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ, kém ăn, mí mắt sưng…
    • Nguyên nhân: Nguyên nhân thông thường nhất là con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
    • Ngăn ngừa: Hiện không có thuốc chích ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó, cách tốt nhất để con bạn không bị bệnh là tránh tiếp xúc với người bệnh. Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho người bệnh khó chịu, có thể cho em uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..) để giảm bớt sốt. Không nên cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, nằm nghỉ. Cần chủ động tiêm chủng để phòng ngừa.
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    SỐT PHÁT BAN CÓ THỂ GÂY RA VIÊM NÃO
    Sốt phát ban do virus dễ lây từ người sang người nên đang có chiều hướng bùng phát thành dịch và có thể gây hậu quả nghiêm trọng như từng xảy ra năm 2009. Vậy người dân cần làm gì để phòng tránh dịch bệnh này?

    Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn bác sỹ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Vi rút kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

    ** Thưa bác sỹ, những bệnh nhân sốt phát ban trong mùa dịch năm nay chủ yếu nguyên nhân nào gây nên ?
    - Sốt phát ban năm nay chủ yếu do virus gây bệnh đường hô hấp. Có một số trường hợp sởi người lớn hoặc sốt phát ban do rubella. Sốt phát ban là sốt kèm theo mẩn đỏ trên da.
    Nếu đưa ra căn nguyên thì có những căn nguyên sau: Dị ứng cũng sốt phát ban, dị ứng với thời tiết, thức ăn, dị nguyên, thuốc. Thứ 2 là sốt phát ban do các căn nguyên vi sinh vật gồm có vi khuẩn, các loại vi-rút, kí sinh trùng.
    Nhưng khi đề cập đến dịch sốt phát ban thì chủ yếu tập trung vào căn nguyên sốt phát ban do virus vì virus lây rất dễ dàng và lây rất nhanh qua đường hô hấp. Với sốt phát ban do virus có rất nhiều loại sốt phát ban. Theo thứ tự thường gặp là sởi, rubella, virus đường hô hấp trên, các virus đường tiêu hoá…
    * Mức độ nguy hiểm của dịch sốt phát ban như thế nào và tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng chưa?
    - Sốt phát ban điều nguy hiểm nhất là mang lại di chứng cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thai dễ bị dị dạng thai nhi. Nếu bệnh nhân bị sốt phát ban do sốt xuất huyết mà không biết, không đựơc chẩn đoán và điều trị sớm có thể đe doạ trực tiếp đến tính mạng. Sốt phát ban do sởi nếu không vệ sinh tốt sẽ gây viêm phổi, viêm não rất nặng nề. Sốt phát ban do rubella cũng gây viêm não. Đối với phụ nữ có thai thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai, dị dạng thai rất nhiều nên mỗi một bệnh cảnh, mỗi loại căn nguyên gây nên những tác động khác nhau.
    Sốt phát ban sẽ gây giảm sức đề kháng, nhất là những biến chứng viêm phổi, có thể gây suy hô hấp, viêm não, viêm màng não, gây co giật, tử vong trong cơn. Nguy hiểm nhất ở sốt phát ban là không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Hiên nay, tại bệnh viện có một ca sốt phát ban có triệu chứng viêm não đang điều trị khoa cấp cứu điều trị tích cực.
    * Vậy theo bác sỹ, người dân cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt phát ban?
    - Khi bị sốt phát ban không được sử dụng thuốc một cách bừa bãi đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc. Khi bị sốt phát ban thì tốt nhất là đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
    Sốt phát ban do vi rút lây bệnh qua đường hô hấp và không phải ai mang mầm bệnh cũng bị bệnh nên chúng ta phải chủ động, nếu biết có vùng nào nhiều người bị sốt phát ban thì hạn chế tiếp xúc.
    Bản thân những người đã bị bệnh cần có ý thức phòng bệnh cho những người xung quanh bằng việc đeo khẩu trang và biện pháp nữa là vệ sinh bàn tay thường xuyên thì chúng ta sẽ hạn chế được nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật
    * Xin cảm ơn bác sỹ!

    Văn Hải

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị sốt phát ban

    chồng tôi 29 tuổi bị sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi, ho sau 2 ngày thì nổi đỏ khắp người rát và rất khó chụi (hạt như rôm sảy và dày chi chiết).Bác sĩi nghi ngờ chồng bị sốt phát ban . xét nghiệm máu tại bệnh viện A Lưới - T.T.Huế (hồng cầu 4.1). Bác sĩ cho chông tôi uống B1, cephalexin stada 500 và 2 loại gì đó tôi không biết(vì không có tên và cũng không có đơn thuốc).uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 2 viên . tôi cảm thấy không in tậm mong được tư vấn sớm để rõ . tại sao nghi ngờ sốt phát ban mà không điều trị tại viện ? Bác sĩ cho thuốc uống và không hướng dẫn kiêng cữ gì ?


    Trả lời:
    Sốt phát ban là danh từ chung chỉ các dạng sốt có kèm nổi ban trên cơ thể.
    Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt có kèm phát ban nhưng chủ yếu là do viruts gây nên trong đó phải kể đến như : Virut thuỷ đậu, rubella, sởi, dengue, vi rut gây bệnh chân ta miệng, thấp tim…hoặc những bệnh rối loạn chuyển hoá gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai,…
    Khi bệnh nhân tới viện khám với lý do sốt có kèm với nổi ban, bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng cụ thể trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ những bệnh có thể có những diễn biến nguy hiểm tới tính mạng người bệnh cũng như những bệnh cần phải điều trị trong nội viện.
    Nếu các triệu chứng của người bệnh cho thấy bệnh nhân không có các rối loạn nghiêm trọng về các cơquan nội tạng, không có các dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm và chỉ số xétnghiệm máu chỉ ra rằng bệnh nhân chỉ bị nhiễm virut gây phát ban đơn thuần như:
    - Ban chỉ nhỏ li ti như đầu tăm, không đặc hiệu để nghĩ đến các bệnh lý nguy hiểm như sởi, giang mai, lupus ban đỏ
    - Bệnh nhân hết sốt sau khi ban mọc,
    - Không có đau đầu, không nôn, gan và lách không to, tim phổi bình thường, đại tiểu tiện không có máu, mủ,
    - Xét nghiệm máu không thấy bạch cầu trung tính tăng cao, bạch cầu lymphô xuống quá thấp dưới 4000/mlmáu, dấu hiệu cô đặc máu không có, dấu hiệu dây thắt (đánh giá tình trạng xuất huyết) không có
    - Mạch, huyết áp bệnh nhân bình thường
    - Sơ bộ các chỉ số chức năng gan, thận ở mức bình thường
    Thì có thể được chẩn đoán là bệnh nhân có sốt phát ban lành tính và cho phép bệnh nhân được điều trị tại nhà, vì nếu ở trong viện khi không cần thiết phải điều trị nội viện sẽ làm cho bệnh nhân có thể lây nhiễm thêm những bệnh khác…
    Tuy nhiên việc điều trị tại nhà muốn có kết quả tốt, nhất thiết phải tuân thủ y lệnh của bác sĩ không nên tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng không đúng theo chỉ dẫn.
    Chúc chồng chị mau khoẻ.

    (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Các nguyên nhân gây sốt


    Ảnh minh họa
    Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37,50C (có khi lên đến trên 400C) thì được gọi là sốt. Sốt làm người bệnh rất khó chịu, nếu không tìm ra được nguyên nhân để điều trị thì rất nguy hiểm.Sốt và phản ứng cơ thểSốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 37độ C, trung bình thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng từ 10-15 nhịp/1 phút. Phải lấy nhiệt độ (sau 1-3 giờ và nhiều lần trong ngày) để theo dõi mức độ sốt và quy luật các cơn sốt.Sốt cao trên 39-40 độ C có nguy cơ gây co giật, nhất là trẻ em, lúc đó cần phải dùng thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh để hạ nhiệt độ xuống trước khi tìm nguyên nhân. Nếu không tìm cách hạ nhiệt ngay, bệnh nhân có thể bị co giật và tử vong.Sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh, đa số là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có trường hợp không do nhiễm khuẩn. Người ta chia sốt ra 2 thể là sốt ít ngày và sốt kéo dài. Một số nguyên nhân gây sốt hay gặp.Sốt mới được vài ngàyCó triệu chứng gợi ý ở các cơ quan
    Nguyên nhân ở vùng miệng, họng: Thường gặp ở trẻ em mọc răng sữa, người lớn mọc răng khôn; viêm họng, viêm amiđan, đau lợi, đau họng, nuốt khó và đau, đôi khi ho. Khám thấy lợi, họng, amiđan sưng, đỏ, có khi có mủ hoặc giả mạc. Cần chụp răng, khám họng
    .
    Nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp: Viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, apxe phổi, thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở. Cần chụp X quang lồng ngực, xét nghiệm đờm, máu.
    Nhiễm khuẩn hệ thống thận-tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp. Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng. Cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận, siêu âm, chụp X-quang vùng thận-tiết niệu.
    Nhiễm khuẩn ở gan mật: Viêm đường mật, áp-xe gan, viêm gan do virus. Thường kèm theo sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.
    Viêm khớp, cơ, thấp tim: Tại vùng cơ, khớp, sưng, nóng, đỏ, đau; cầm nắm các đồ vật khó, hạn chế hoặc không đi lại được. cần chụp X-quang khớp, xét nghiệm máu lắng máu, xét nghiệm yếu tố về khớp.
    Nhiễm khuẩn não-màng não: Có sốt, nôn, nhức đầu. Có khi co giật, liệt nửa người, hôn mê. Xét nghiệm nước não tủy, máu.
    Tắc tia sữa, áp-xe vú: Do nhiễm khuẩn tuyến sữa, biểu hiện vú sưng, đau, nóng, đỏ. Sữa chảy ra màu trong hay vàng.
    Sốt có phát ban: Thường do các loại virus. Gặp ở các bệnh sởi, thủy đậu, rubêon. Thường có viêm long đường hô hấp, nên thấy hắt hơi, sổ mũi, ho. Sau khi sốt 3 ngày đến 1 tuần thì phát ban rõ.
    Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột liên tục từ 2 đến 7 ngày. Sau đó có biểu hiện xuất huyết như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài, có những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, đôi khi có xuất huyết nội tạng. Xét nghiệm máu bạch cầu hạ.
    Cúm: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy. Thường có dịch.Sốt kéo dài - sốt trên 10 ngàySốt liên tục
    Thương hàn: Sốt kéo dài, liên tục, kèm theo li bì, hoảng hốt, mê sảng, môi khô, lưỡi trắng, phân lỏng. Đau bụng vùng hố chậu phải. Đặc biệt nhiệt độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng. Cần làm phản ứng Widal, cấy máu, phân tìm vi khuẩn.
    Lao: Lao xương, lao phổi, lao hạch… Sốt dai dẳng (37,5-38 độC). Thường sốt về chiều, kém ăn, sút cân. Nếu lao phổi thường ho, khạc đờm kéo dài, có thể ho ra máu.
    Viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi: Trên người có bệnh tim, sốt dai dẳng, lách to, tiểu ra máu, ngón tay dùi trống. Cần cấy máu, siêu âm tim.
    Bệnh leptospira: Khởi phát đột ngột, sốt cao kéo dài. Có dấu hiệu kiệt nước, da vàng đỏ, tổn thương về gan, thận, dấu hiệu thần kinh như mê sảng, hoảng hốt, đau các bắp cơ.Sốt có chu kỳ
    Sốt rét: Thường gặp ở vùng núi cao, đôi khi ở vùng đồng bằng. Biểu hiện ban đầu là cơn rét run, sau đó sốt nóng 40-410C, kết thúc cơn sốt là vã mồ hôi. Hết sốt, người bệnh trở lại bình thường… Hôm sau lại lên cơn sốt và thường xảy ra đúng vào giờ hôm trước.
    Sốt hồi quy: Sốt cao liên tục trong vòng 1 tuần sau đó hết sốt vài ngày, rồi lại sốt cơn tiếp theo. Toàn thân mệt nhọc, bơ phờ. Gan, lách to, đau. Xét nghiệm máu tìm thấy xoắn khuẩn hồi qui.Sốt dao động
    Nung mủ sâu: Ở các cơ quan như áp-xe gan, mủ bể thận, áp xe não, nhiễm khuẩn huyết và sốt kéo dài ở người nhiễm HIV…
    Các nhiễm khuẩn ngoại khoa: Gồm các bệnh viêm nhiễm trước và sau mổ ở các vết thương; viêm da, cơ, hậu bối, bỏng nhiễm khuẩn, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường mật, viêm xương…
    Ngoài ra còn loại sốt không do nhiễm khuẩn: Do cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh. Như say nóng, say nắng; sau tiêm chủng vacxin; sốt tiêu máu sau truyền máu. Sốt do tiêu hủy tổ chức: sau chảy máu, sau gãy xương. Do rối loạn nội tiết: Cơn cường giáp. Sốt do tăng sinh tổ chức trong ung thư và bệnh về máu.Trong thực tế thì không phải bệnh nào cũng đầy đủ các triệu chứng của nó, mà có thể bị che lấp bởi dấu hiệu của các bệnh khác kèm theo. Cho nên khi bị sốt, ta cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được khai thác các triệu chứng và khám xét một cách toàn diện, được theo dõi và kịp thời xử trí đúng đắn.Ngày nay, với các trang thiết bị hiện đại, việc tìm nguyên nhân sốt có nhiều thuận lợi, nhiều người bệnh được cứu chữa khỏi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn gặp những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân, việc chẩn trị cần phải có các thầy thuốc giàu kinh nghiệm lâm sàng thì người bệnh mới có thể qua khỏi được.TS. ĐÀO KỲ HƯNG (Sức khoẻ Đời sống)

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc người bệnh tại nhà như thế nào?

    Nhiều người vẫn coi việc chữa bệnh chỉ đơn thuần là uống thuốc, tiêm thuốc... còn chăm sóc người bệnh chỉ là việc phụ, không quan trọng. Đó là một quan niệm sai lầm. Thực tế thì việc chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh mau khỏe, giảm thiểu biến chứng...


    Cần theo dõi chặt chẽ thân nhiệt của bệnh nhân.
    Cách chăm sóc người bệnh tại nhà cần tập trung vào các vấn đề chính sau đây:Chọn chỗ ở có lợi cho người bệnh: Người bệnh rất cần được nghỉ ngơi nên phải chọn chỗ yên tĩnh, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nếu trời lạnh hoặc khi bệnh nhân rét run thì phải đắp chăn bảo đảm đủ ấm. Nếu bệnh nhân bị sốt thì nới lỏng quần áo, không nên đắp chăn. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh dễ lây truyền thì cố gắng cách ly trong một khu riêng biệt, nơi ít người qua lại nhất trong nhà bạn, nếu không có điều kiện thì cố giữ người ốm cách với người khác tối thiểu là 2m.
    Chọn thức ăn, đồ uống thích hợp: Về nguyên tắc, cho dù bệnh nhân bị bệnh gì thì việc ăn uống phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng và phù hợp với từng loại bệnh. Trừ một số bệnh đòi hỏi phải ăn kiêng rất nghiêm ngặt như bệnh tiểu đường, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh tim mạch... thì việc ăn uống kiêng khem là không cần thiết vì bệnh nhân sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng làm cho bệnh lâu khỏi hoặc càng nặng thêm.
    Đối với người lớn, bình thường mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước (kể cả ăn và uống), vì vậy phải khuyến khích bệnh nhân uống đủ nước (nhất là bệnh nhân bị sốt cao, sốt liên tục, tiêu chảy). Khi bị mất nước, uống oresol hoặc nước gạo rang là tốt nhất. Nếu bệnh nhân chán ăn thì phải cho ăn thành nhiều bữa nhỏ, nước uống cũng nên uống từng ngụm nhỏ và uống làm nhiều lần. Tốt nhất là nấu cháo đặc hoặc súp có trứng, đậu, thịt, cá... và thường xuyên đổi bữa để người bệnh đỡ chán ăn, ăn được nhiều lần.
    Săn sóc và vệ sinh cá nhân: Khi người bệnh không đeo khẩu trang thì bản thân người chăm sóc nên đeo khẩu trang y tế hoặc dùng khăn che miệng, mũi mỗi khi chăm sóc người bệnh. Bạn cũng phải rửa tay đúng và sạch bằng xà bông diệt khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân để tránh lây lan cho người khác. Khuyến khích bệnh nhân đi lại, vận động nhẹ nhàng. Nếu người bệnh quá mệt, buộc phải nằm bất động, ngồi một chỗ hoặc bị liệt không tự xoay trở người được thì phải mátxa liên tục, thường xuyên trở mình cho bệnh nhân để tránh bị loét ở những điểm bị tì, đè như mông, vai... Ngoài ra, thường xuyên xoay trở bệnh nhân còn tránh được viêm phổi, một nguy cơ thường thấy đối với người bệnh phải nằm dài ngày. Vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng đối với người ốm nặng, phải nằm nhiều. Ngoài vệ sinh răng miệng thường xuyên thì nên tắm rửa cho bệnh nhân hàng ngày. Nếu không có điều kiện thì lau người bằng nước ấm vài lần mỗi ngày. Lưu ý khi tắm rửa cho bệnh nhân phải tránh nơi gió lùa, tắm xong phải lau khô người ngay.
    Ghi chép để biết sự tiến triển của bệnh: Khi chăm người ốm tại nhà, bạn nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định đó. Bất cứ một sự thay đổi nào của người ốm sẽ được phát hiện sớm nếu bạn ghi chép đầy đủ 4 lần mỗi ngày các vấn đề sau: nhiệt độ của cơ thể; mạch đập trong một phút; nhịp thở trong một phút; số lần đại tiện, tiểu tiện trong 1 ngày. Qua bản ghi chép này chúng ta sẽ thấy sức khoẻ của người bệnh đang tiến triển tốt lên hoặc đang xấu đi. Việc cho người bệnh uống thuốc cũng phải được ghi chép đầy đủ để bảo đảm người ốm được uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng và đúng giờ.
    Trong quá trình chăm sóc người bệnh nếu có các dấu hiệu xấu như ho ra máu, khó thở, một hoặc nhiều ngày không đi tiểu, nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen như hắc-ín (nhựa đường)... thì phải chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
    BS. Vũ Nhân

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc người bị sốt ra sao?

    trước giờ tôi chưa bao giờ chăm sóc người bị sốt hết , mà chị tôi đang sốt , tôi không biết phải làm sao? mong được giúp đở , cảm ơn nhiều .
    Trả Lời:
    cho uống nhiều nuơc cần bổ sung những vi khoáng cần thiết như đương hoặc muối , trườm khăn mát bằng nước ấm vào người càng giảm nhiệt độ thì càng tốt nó sẽ ko tiêu diêt hồng cầu nữa cho ăn một số loại thưc ăn có dinh dưỡng nhưng nhớ là phải dễ tiêu hóa nữa nhé tốt nhất là cháo thit, cuối cùng là cho ăn các loại hoa quả nhiều vitamin c hehhe bảo đảm khỏe ngay

  7. #7
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bệnh ban đỏ và cách điều trị

    28-10-2014 14:54:36
    PN - Bệnh ban đỏ hay còn gọi là sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever), do liên cầu khuẩn gây ra và rất dễ lây nhiễm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 18 tuổi. Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt cao, đau cổ họng, sưng lưỡi, nôn ói, viêm amidan, đau bụng, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, dẫn đến suy nhược cơ thể.

    Ban đầu, các mảng ban đỏ có thể xuất hiện trên cổ, ngực và cuối cùng trên toàn bộ cơ thể trẻ, bao gồm cả lưỡi. Để điều trị, theo các chuyên gia, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sốt và viêm cổ họng, trẻ cũng cần tới vài phương pháp hỗ trợ khác để sớm bình phục, như:


    1. Uống nhiều nước

    Trẻ bị bệnh ban đỏ cần phải được cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất là từ 8-10 ly nước/ngày. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp giữ ẩm cho cổ họng và ngừa tình trạng cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, trẻ cần được bổ sung thêm các loại nước trái cây như nước ép vải, táo và dưa hấu mỗi ngày.

    2. Súc miệng bằng nước muối

    Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng đau cổ họng do liên cầu khuẩn gây ra. Để tăng hiệu quả, người bệnh nên thường xuyên thực hiện phương pháp này từ 1-2 lần/ngày, trong suốt thời gian từ 1-2 tuần ủ bệnh.

    3. Giữ ẩm, mát không khí

    Việc giữ ẩm và làm mát không khí sẽ rất có ích cho trẻ khi bị bệnh ban đỏ. Vì tình trạng không khí khô sẽ khiến chứng đau cổ họng thêm trầm trọng. Ngoài ra, việc giữ ẩm và làm mát không khí còn giúp trẻ mau bình phục.

    4. Ăn các món ăn lỏng

    Trẻ bị bệnh ban đỏ nên tiêu thụ các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nhằm giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Các món ăn như xúp, cháo, ya-ua... có thể giúp trẻ giảm chứng đau cổ họng trong thời gian ủ bệnh.


    5. Rửa tay


    Để ngừa lây nhiễm bệnh ban đỏ, trẻ cần được khuyến khích thường xuyên rửa tay. Ngoài ra, thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng do liên cầu khuẩn gây ra.

    6. Massage

    Một trong những phương pháp hữu hiệu làm dịu các mảng ban đỏ và giúp trẻ mau bình phục là massage cho trẻ. Để mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, bạn nên sử dụng dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa xoa lên người trẻ trong lúc massage.

    NGUYỄN NIỆM

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lupus ban đỏ, căn bệnh nguy hiểm ít được biết đến

    Thứ năm, 26/03/2015 15:41
    Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân lạ. Mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ thống miễn dịch mất khả năng phân biệt lạ - quen và chống lại cơ thể.

    Lupus ban đỏ hệ thống thường được gọi đơn giản là bệnh lupus, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1845 bởi Hebra. Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.


    Ở người mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.


    Lupus là từ La tinh, có nghĩa chó sói, xuất phát từ việc người bệnh thường có ban đỏ đặc trưng ở mặt giống như hình vết cắn của chó sói. Từ ban đỏ để chỉ một dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh này. Từ hệ thống được sử dụng do bệnh gây ảnh hưởng đến phần lớn các hệ thống cơ quan trong cơ thể.


    Lupus ban đỏ hệ thống là vấn đề toàn cầu, với hàng triệu người mới mắc hàng năm trên thế giới nhưng xã hội còn ít biết đến sự tồn tại của nó. Theo nghiên cứu của Hội Lupus Mỹ, hiện nay nước này có khoảng 2 triệu người bệnh lupus ban đỏ hệ thống, số người chết do bệnh tăng từ 879 năm 1979 lên 1.046 năm 2002 và 40% bệnh nhân đã phải nghỉ việc.


    Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía bắc, bệnh nhân mắc bệnh này vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.


    Bệnh nhân điều trị lupus ban đỏ hệ thống tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.Ảnh: MT.

    Nguyên nhân gây bệnh:


    Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ, người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:
    - Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.


    - Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…


    - Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.


    Biểu hiện của bệnh


    Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh hết sức đa dạng và thường nặng lên vào các tháng mùa đông. Có lẽ do hậu quả của sự tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian mùa hè trước đó.


    Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiện không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ. đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Khoảng 3/4 số bệnh nhân thấy nổi các ban đỏ bất thường trên da, trong đó hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt, một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi).


    Những tổn thương nội tạng như ở tim (tràn dịch màng tim, viêm cơ tim), ở phổi (tràn dịch màng phổi, viêm phổi), ở thận (viêm cầu thận), ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tâm thần), ở hệ tạo máu (thiếu máu, xuất huyết) thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh ở khoảng 50-85% số bệnh nhân và là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong. Các triệu chứng này thường diễn biến thành từng đợt xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh.


    Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác cho nên kể từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán chính xác có thể phải mất vài năm.


    Điều trị bệnh


    Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Mục đích chính của việc điều trị này là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng. Trong giai đoạn bệnh đang cấp, người bệnh cần được tăng cường nghỉ ngơi nhưng vẫn cần một chế độ vận động hợp lý để tránh teo cơ và cứng khớp.


    Các thuốc chống viêm giảm đau không phải steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp. Tác dụng phụ thường gặp nhất của chúng là gây viêm loét dạ dầy tá tràng và để hạn chế tối đa tác dụng phụ này chúng nên được dùng trong bữa ăn.


    Các loại corticosteroid như prednisolone, methylprednisolone (Solu-medrol, Medrol), prednisone (Cortancyl), betamethasone (Celeston) có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhóm NSAIDs nhưng cũng nhiều tác dụng phụ hơn và chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng có tổn thương nội tạng.


    Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là viêm loét dạ dầy tá tràng, tăng đường máu, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận. Chúng nên được uống một lần sau bữa ăn sáng.


    Các thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có hiệu quả khá tốt với các tổn thương ở da và khớp. Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin (Imuran), cyclophosphamide (Endoxan), cyclosporin (Sandimmun) chỉ dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần do chúng thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.


    Cho đến nay, chưa có một loại thuốc đông dược nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này vì chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của họ.


    Làm thế nào để dự phòng các đợt cấp của bệnh


    Người bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần có một cuộc sống lành mạnh, năng vận động, ít sang chấn tâm lý. Ngoài ra, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời thường khởi phát hoặc làm nặng các đợt cấp của bệnh nên cần được tránh tiếp xúc tối đa. Việc ngừng đột ngột các thuốc, đặc biệt corticosteroid cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đợt cấp của bệnh và do đó cũng cần được tránh.
    Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Trường - VnExpress

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lupus ban đỏ hệ thống có nguy hiểm?

    Thứ năm, 26/03/2015 09:30
    Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính, gây tổn thương hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

    Vì sao bị Lupus ban đỏ hệ thống?

    Bình thường, hệ miễn dịch giúp cơ thể chúng ta chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ (vi khuẩn, virut...) nhưng trong Lupus ban đỏ hệ thống cũng như các bệnh tự miễn khác, hệ thống miễn dịch mất khả năng phân biệt lạ - quen và quay ra các kháng thể lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.



    Một số tổn thương cơ thể do Lupus ban đỏ.


    Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chính thức không được rõ nhưng người ta cho rằng Lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố như:


    - Di truyền: theo nghiên cứu những người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc Lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường;


    - Môi trường: do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với các loại hóa chất, ánh nắng mặt trời cũng có thể mắc bệnh;


    - Nội tiết: bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.


    Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 9 lần so với nam giới, đặc biệt phụ nữ sau khi mãn kinh, trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.


    Dấu hiệu nhận biết


    Các triệu chứng của Lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh hết sức phong phú, đa dạng và thường nặng lên vào các tháng mùa đông.


    Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết có lẽ do hậu quả của sự tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian hè trước đó.


    Thực tế trên lâm sàng có hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiện không đặc hiệu như: sút cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ. Thậm chí nhiều trường hợp bị đau mỏi cơ, ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.


    Có khoảng 3/4 số bệnh nhân thấy nổi các ban đỏ bất thường trên da, trong đó hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt, một dấu hiệu rất đặc trưng của Lupus ban đỏ hệ thống (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi).


    Biến chứng phức tạp


    Nếu bệnh không được điều trị kiểm soát có thể gây ra những tổn thương nặng nề ở hầu hết các cơ quan nội tạng như:


    - Tại tim, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây tràn dịch màng tim, viêm cơ tim;


    - Tại phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, viêm phổi;


    - Tại thận có thể gây viêm cầu thận; Tại hệ thần kinh có thể gây co giật, rối loạn tâm thần;


    - Tại hệ tạo máu, Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây thiếu máu, xuất huyết. Trên lâm sàng, biến chứng này thường thấy trong giai đoạn toàn phát của bệnh ở khoảng 50 - 85% số bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong.


    Các triệu chứng này thường diễn biến thành từng đợt, xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ giống với nhiều bệnh lý khác cho nên kể từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán chính xác có thể phải mất vài năm.


    Kiểm soát bệnh thế nào?


    Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Mục đích chính của điều trị là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng.


    Trong giai đoạn bệnh đang cấp, người bệnh cần được tăng cường nghỉ ngơi, nhưng vẫn cần một chế độ vận động hợp lý để tránh teo cơ và cứng khớp. Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như: aspinrin, ibuprofen... có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp.


    Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của các bác sĩ để tránh những tác dụng phụ của thuốc và biến chứng nguy hiểm.


    Dự phòng các đợt cấp của bệnh


    Người bệnh mắc Lupus ban đỏ hệ thống cần có một cuộc sống lành mạnh, vận động thường xuyên, ít sang chấn tâm lý. Ngoài ra, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời thường là nguyên nhân khởi phát hoặc làm nặng các đợt cấp của bệnh nên cần được tránh tiếp xúc tối đa.


    Việc ngừng đột ngột các thuốc, đặc biệt là thuốc corticosteroid cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đợt cấp của bệnh. Chính vì vậy, đối với bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống cần tuân thủ mọi nguyên tắc dùng thuốc và tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh chặt chẽ.


    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Sức khỏe và Đời sống

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •