Sốt phát ban (tên tiếng Anh là: Roseola có nghĩa là ban màu hồng)là một loại bệnh với các triệu chứng thường là sốt và nổi những vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh và có màu hồng, kèm theo mệt mỏi, ngứa ngáy, sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người bệnh sẽ nổi ban. Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, một bệnh nặng hơn nhiều.

Sốt phát ban
Phân loại và tư liệu bên ngoài

electron micrograph of HHV-6
1. Sốt: Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C (98–100 °F).Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc trẻ khóc nhiều cũng làm tăng thân nhiệt.

a. Nguyên nhân:

Sốt là triệu chứng thông thường của nhiều bệnh:

  • Các bệnh truyền nhiễm như cúm, HIV hoặc sốt rét
  • Các loại viêm khác nhau như nhọt, mụn, trứng cá hoặc áp xe
  • Các bệnh tự miễn như lupus đỏ, Sarcoidosisban, sarcoidosis
  • Cơ thể phản ứng với sự bất tương hợp giữa các nhóm máu
  • Ung thư
  • Các bệnh rối loại tiêu hóa như gút or bệnh ma cà rồng (porphyria)

Sốt dai dẳng mà hiện nay y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân được gọi là sốt không rõ nguồn gốc

b. Điều trị: Để điều trị sốt đúng cách cần phải biết nguyên nhân gây ra sốt.

Trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ tăng thân nhiệt, thì acetaminophen hoặc ibuprofen đều có thể làm hạ thân nhiệt. Nên cung cấp thêm dịch cho cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch để chống mất nước nếu cần thiết.
Sốt do nhiễm siêu vi (sốt siêu vi) có thể tự khỏi. Có thể bệnh nhân sẽ được cho những loại thuốc điều trị những triệu chứng đặc biệt khác. Có thể đó là những loại thuốc làm giảm thân nhiệt, trị nghẹt mũi, giảm đau họng hoặc trị sổ mũi. Virus có thể gây nôn ói và tiêu chảy và cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch cùng với dùng thuốc để làm chậm lại tốc độ tiêu chảy và nôn ói. Một số ít loại nhiễm siêu vi có thể được điều trị bằng thuốc kháng siêu vi, trong đó có Herpes và influenza virus. Nếu bệnh nhân có thể uống nước được và triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể về nhà được mà không cần ở lại bệnh viện.
Những bệnh nhiễm vi khuẩn cần phải có loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị tùy thuộc và loại vi khuẩn được tìm thấy và nơi ở của nó trong cơ thể người. Các bác sĩ sẽ xác định xem người bệnh có cần phải nhập viện không hay có thể ra về được. Quyết định tùy thuộc vào bệnh hiện tại và những bệnh kèm theo khác của bệnh nhân.
Hầu hết những trường hợp nhiễm nấm đều có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.
Sốt do thuốc có thể giảm sau khi ngưng thuốc.
Nếu bị huyết khối thuyên tắc, bạn nên đến bệnh viện và sử dụng thuốc tán huyết.
Đối với bệnh nhân bị sốt do tiếp xúc với nhiệt độ nóng ở môi trường cần phải được làm mát bằng cách cởi bỏ hết quần áo, mở quạt có phun sương, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.
2. Sởi: Sởi (tiếng Anh: measles hay rubeola) là bệnh có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Sởi là một bệnh nhiễm virut cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

Bệnh sởi
Phân loại và tư liệu bên ngoài

Da một bệnh nhân sau ba ngày nhiễm virus sởi.
a. Virus sởi


b. Lây truyền: Sởi là một bệnh cực kỳ dễ lây lan: trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịchsẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virut mạnh nhất là vào giai đoạn tiền triệu (giai đoạn xuất tiết) thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Điều đáng nói ở đây là giai đoạn lây lan mạnh này xuất hiện vào lúc khi bệnh chưa được chẩn đoán, do đó, dĩ nhiên cũng không có biện pháp phòng ngừa. Trẻ sơ sinh được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai. Lượng kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy vậy, một số bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Đây là lý do tiêm chủng ngừa sởi thường được thực hiện trước 12 tháng

c. Bệnh sinh: Những tổn thương đặc trưng của sởi xuất hiện ở da, niêm mạc mũi hầu, phế quản, niêm mạc đường tiêu hóa và kết mạc mắt. Tại đây xuất hiện các dịch xuất tiết thanh mạc và sự tăng sinh của các tế bào đơn nhân và một số tế bào đa nhân quanh mao mạch. Các tổ chức bạch huyết cũng tăng sinh thường gặp nhất là ở ruột thừa, nơi có thể tìm thấy các tế bào khổng lồ đa nhân (tế bào khổng lồ hệ võng nội mô Warthin - Finkeldey). Biểu hiện ở da là những tổn thương các tuyến đưới da và lỗ chân lông. Hạt Koplik cũng chứa các chất xuất tiết thanh dịch và sự tăng sinh các tế bào nội mô tương tự như ở da. Viêm phổi kẽ là do các tế bào khổng lồ Hecht. Viêm phổi cũng do bội nhiễm vi khuẩn. Trong một số trường hợp viêm não, quá trình thoái hóa myeline có thể xảy ra quanh khoảng mạch trong não và tủy sống. Trong viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp (SSPE: Subacute Sclerosing PanEncephalitis) hay còn gọi viêm não chậm, sự hiện diện của virus trong các hạt vùi nội bào tương và trong nhân gây nên sự thái hóa từ từ và tiến triển của vỏ não (chất xám) và chất trắng.
d. Biểu hiện lâm sàng:

Sởi biểu hiện trên lâm sàn qua ba giai đoạn:

  1. Giai đoạn ủ bệnh.
  2. Giai đoạn tiền triệu với dấu hiệu nội ban (còn gọi là hạt Koplik).
  3. Giai đoạn cuối với ban dát - sẩn và sốt cao.

Giai đoạn ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn tiền triệu. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh.
Giai đoạn tiền triệu

Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 3 đến 5 ngày được đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Nội ban xuất hiện ở khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng). Hạt Koplik là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Người bệnh thường có ho khan tức ho không có đàm. Đôi khi giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi
Giai đoạn phát ban

Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết. Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo.

Sốt phát ban Rubella:

Là loại sốt phát ban do siêu vi trùng Rubella (hay còn gọi là sởi Đức) gây ra. Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần. Triệu chứng gồm có:

  • Sốt: Thường cơn sốt đến bất thình lình và cao, hơn 103 độ F (39,5 độ C). Người bệnh có thể bị đau cổ họng nhẹ hoặc hơi sổ mũi. Ngoài ra, cũng có thể bị sưng hạch ở cổ. Cơn sốt thường kéo dài từ 3 tới 7 ngày.
  • Nổi đỏ (hay nổi ban): Sau khi hết sốt, người bệnh thường bị nổi đỏ. Ban đỏ này thường gồm những điểm hay những mảng nhỏ màu hồng. Những vết này thường phẳng nhưng cũng có thể hơi nổi cộm. Chung quanh những vết này có thể có một quầng trắng. Ban thường nổi lên ở ngực, sau lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể kéo dài vài giờ tới vài ngày.
  • Các triệu chứng khác gồm có mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ, kém ăn, mí mắt sưng…
  • Nguyên nhân: Nguyên nhân thông thường nhất là con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
  • Ngăn ngừa: Hiện không có thuốc chích ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó, cách tốt nhất để con bạn không bị bệnh là tránh tiếp xúc với người bệnh. Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho người bệnh khó chịu, có thể cho em uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..) để giảm bớt sốt. Không nên cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, nằm nghỉ. Cần chủ động tiêm chủng để phòng ngừa.