Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 23

Chủ đề: Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

    Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

    02:36:00, 08/05/2013

    Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân. Mầm bệnh quai bị là virus thuộc họ myxovirus. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị. Đường lây truyền bệnh là không khí qua đường hô hấp. Bệnh có một số biến chứng nguy hiểm.
    Hình ảnh bệnh quai bị
    Biểu hiện của bệnh quai bị


    Bệnh quai bị gặp chủ yếu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Kể từ khi virus quai bị vào cơ thể cho đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên thời gian kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Giai đoạn này người ta gọi là thời kỳ nung bệnh. Bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Với các triệu chứng này ở giai đoạn tiên phát có thể nhầm với một số bệnh khác.
    Sau khi sốt cao từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không đối xứng (có nghĩa một bên sưng to, một bên nhỏ hơn). Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra làm biến dạng cả mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau. Người ta thường quan sát 3 điểm đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương-hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau mà gây nên khó nhai, khó nuốt. Triệu chứng sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt thì hiện tượng sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Hậu quả của viêm tuyến nước bọt do virus quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác), đây là một đặc điểm nên lưu ý trong chẩn đoán bệnh quai bị.
    Các bộ phận có thể bị tổn thương
    Virus quai bị có thể gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể, nhưng bộ phận đánh lo ngại nhất của bệnh quai bị là gây viêm tinh hoàn cho nam giới. Viêm tinh hoàn do virus quai bị thường hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên). Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn còn tùy thuộc vào từng vụ dịch (tức là phụ thuộc vào độc lực của virus), tình trạng sức đề kháng của cơ thể.
    Có một số tác giả cho rằng khoảng từ 10 đến 30% có kèm theo viêm tinh hoàn. Đặc điểm của viêm tinh hoàn thường xảy ra một bên. Tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 đến 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Bệnh nhân thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi nhiệt độ còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Sờ vào tinh hoàn thấy chắc. Da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
    Ngoài ra người ta còn thấy kèm theo có viêm mào, thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Bệnh kéo dài từ 3-4 tuần lễ sau đó mới hết sưng, đau hẳn. Điều đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là có gây hậu quả teo tinh hoàn hay không? Muốn biết có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn. Cũng không nên lo lắng quá về bệnh của mình bởi vì tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị gây ra rất thấp, cũng chỉ khoảng 5%. Nếu teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản.
    Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới thì nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng tuy rằng tỷ lệ thấp. Viêm tụy, viêm não, màng não cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những bệnh này gặp trong viêm quai bị là thấp nhưng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
    Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?
    Khi nghi là bị bệnh quai bị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đây sẽ được chỉ định điều trị và có những tư vấn rất quan trọng, trong đó bao gồm cho bản thân người bệnh và cả bảo vệ cho người lành có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
    Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các quầy dược phẩm như axit boric 5%, nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, sinh tố, uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, điện giải. Cần nghỉ ngơi tại giường tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị như lứa tuổi thanh thiếu niên, tối thiểu 10 ngày.
    Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc đồ lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, buồng trứng, rất cần có ý kiến của bác sĩ. Những bệnh viêm tụy, viêm não, màng não cần phải vào bệnh viện để được khám và theo dõi một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị, đó là một thách thức lớn cho các thầy thuốc lâm sàng, nhưng các thuốc dùng trong mục đích điều trị hỗ trợ cũng không thể coi thường.
    Nguyên tắc phòng bệnh quai bị
    Cần cách ly người bệnh ít nhất 10 ngày không tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virus lây sang người chăm sóc, từ đó lây cho người lành khác.
    Đối với đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm vacxin phòng bệnh. Đây là biện pháp có hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus quai bị một cách chủ động, mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
    Theo PGS. TS Bùi Khắc Hậu - Báo Sức khỏe & Đời sống
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh quai bị - chớ có xem thường!

    Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu coi thường có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    PGS.TS Phạm Ngọc Đính – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, quai bị là một bệnh cấp tính do nhiễm virus và dễ lây lan.Gần đây, có nhiều trường hợp bị bệnh quai bị tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, hè và chưa có thuốc đặc trị.


    Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. (Hình minh họa)

    Khi đã mắc bệnh một lần hoặc được tiêm phòng vaccine (khoảng 95% số người sau khi tiêm vaccine quai bị được miễn dịch bảo vệ lâu dài, có thể suốt đời), hầu hết bệnh nhân đều không mắc lại.
    Bình thường, bệnh mắc ở trẻ em, tuy nhiên, với sự phổ biến của vaccine chủng ngừa, hiện nay trên thế giới người ta thấy khoảng 50% trường hợp bệnh quai bị xuất hiện ở thanh niên.
    Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai, đôi khi cả tuyến dưới lưỡi và tuyến hàm trên. Có tới 40-50% số người bị nhiễm virus quai bị có liên quan đến các triệu chứng đường hô hấp, nhất là người bệnh dưới 15 tuổi.
    Biểu hiện của biến chứng viêm tinh hoàn là sau 7-10 ngày, bệnh quai bị đã thuyên giảm, bệnh nhân lại sốt cao 39-400C, tinh hoàn một hoặc hai bên sưng nóng đỏ đau. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng này cũng thuyên giảm và khỏi.
    Nguy hiểm ở chỗ, ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).Bệnh quai bị lây truyền bằng đường hô hấp qua nước bọt có chứa virus. Vì vậy, người mắc bệnh cần cách ly ở phòng riêng trong 9 ngày kể từ khi sưng tuyến mang tai. Nếu triệu chứng sưng giảm, có thể rút ngắn số ngày cách ly. Lưu ý những đồ dùng bị nhiễm dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân phải được sát trùng cẩn thận.
    Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư tư vấn, khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà. Cần hạ nhiệt bằng cách lau người trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh).
    Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
    Chú ý, khi trẻ bị bệnh cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó). Để trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau. Đặc biệt, không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.
    Có thể đề phòng biến chứng gây vô sinh
    Bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Trưởng khoa Hiếm muộn bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết một khảo sát trên 400 cặp vợ chồng đến khám vô sinh tại bệnh viện cho thấy: Trong 52 trường hợp kích thước tinh hoàn nhỏ hơn bình thường, đã có hơn 50% bị bệnh quai bị sau dậy thì. Trong 36 trường hợp có tiền căn quai bị sau dậy thì, có 28 trường hợp teo tinh hoàn hai bên.
    Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Thống kê của Bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt.
    Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong khoảng 50% những bệnh nhân này. Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau. Quá trình sản sinh tinh trùng sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
    Đối với phụ nữ bị quai bị, viêm buồng trứng rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ.
    Ngoài ra, bệnh quai bị có thể có biến chứng ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não vô khuẩn không để lại di chứng và viêm não. Thậm chí, bệnh nhân bị di chứng liệt, não úng thủy. Bệnh quai bị có thể xảy ra ở thai phụ trong thời kỳ 3 tháng đầu nhưng trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.
    Vaccine quai bị được chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, được tiêm vào bắp hoặc dưới da. Tiêm liều tốt nhất vào lứa tuổi từ 12-15 tháng, sau đó tiêm liều thứ 2 khi trẻ từ 4 tuổi trở lên.
    Để giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn, có thể áp dụng các biện pháp điều trị như nghỉ ngơi tại chỗ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối, chườm mát tinh hoàn, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu bị biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh.
    Bác sĩ Tường khuyến cáo: Nam giới bị biến chứng có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Việc lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.
    Đến nay, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã chào đón nhiều em bé hoàn toàn khỏe mạnh chào đời từ người cha bị biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị. Đó là những trường hợp chỉ bị teo 1 bên tinh hoàn hoặc số lượng tinh trùng giảm nhưng vẫn đủ để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
    Thái Hà

    Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh Quai Bị – Nguyên Nhân, Triệu Trứng Và Cách Chữa

    Bệnh quai bị là loại bệnh lý về các tuyến nước bọt và được gây ra bởi loại virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là loại bệnh thường gặp và chủ yếu tác động lên trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai bị thường hay xuất hiện nhiều vào mùa hè và cũng có thể xảy ra quanh năm vào những mùa thu, đông. Bệnh sẽ phát triển thành dịch ở những nơi ở tập thể đông như trường học, khu tập thể.

    Dấu hiệu triệu chứng bệnh quai bị
    Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến não như: viêm màng não và nguy hiểm hơn là sưng tinh hoàn, xảy ra ở nam giới trường thành với nguy cơ mắc phải là 20-30%.
    Nguyên nhân:
    Bệnh quai bị là do virus gây nên vì vậy sẽ nhanh chóng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Bạnh xuất hiện nhiều ở các trẻ nhỏ, những trẻ lớn chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng thành chưa có miễn dịch quai bị, ở người lớn có thể bị nhưng tỉ lệ rất thấp. Thời gian lây lan bệnh là từ 6 ngày trước khi phát hiện bệnh hoàn toàn và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh.
    Triệu chứng bệnh quai bị:
    Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
    Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
    Phòng và cách chữa bệnh quai bị:
    Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
    Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh quai bị ở phụ nữ có thể dẫn tới viêm buồng trứng

    Đối với phụ nữ, khi bị bệnh quai bị nếu kiêng khem không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng.


    Viêm buồng trứng vì điều trị bệnh quai bị không đúng cách


    Tuy quai bị là bệnh lành tính nhưng di chứng để lại có thể rất lớn. Đối với nam giới quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh nam. Phụ nữ bị quai bị điều trị không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan sinh sản, điển hình là viêm buồng trứng.


    Mặc dù tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là nữ giới tránh được biến chứng quai bị.


    Cưới chồng chưa bao lâu, chị Bảo Trân ở Phú Xuyên, Hà Nội mắc quai bị đúng vào mùa thu hoạch lúa. Dâu mới về nhà chồng, mặc dù bị bệnh nhưng chị không dám nghỉ ngơi nhiều. Chỉ nằm nghỉ được vài ba hôm, chị lại làm việc như bình thường mà không cho ai biết mình bị quai bị.


    Mấy ngày sau chị có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai bên phải sưng to dần. Vùng sưng nhanh chóng lan đến má, dưới hàm kèm theo cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng.


    Đắp lá thuốc hàng tuần nhưng bệnh không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Cuối cùng chị phải nhập viện, điều trị khỏi quai bị bác sĩ phát hiện chị bị viêm buồng trứng cần sớm điều trị.



    Ảnh minh họa


    Tương tự, chị Thanh Thảo Từ Sơn, Bắc Ninh lấy chồng 2 năm nay vẫn chưa có con, đi khám bác sĩ cho biết chị bị suy buồng trứng dẫn đến việc khó thụ thai.


    Trước khi làm đám cưới hai vợ chồng đã đưa nhau đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Hai vợ chồng vui mừng khi nhận kết quả cả hai đều bình thường, cưới xong sẽ tính chuyện sinh con luôn.


    Tuy nhiên, cưới chưa bao lâu chị Thảo lây bệnh quai bị từ em trai trong một lần về thăm em bệnh. Một phần vì cho rằng bệnh chỉ nguy hiểm với nam giới chứ phụ nữ thì không vấn đề gì, phần nữa do việc nhiều sợ ùn đống đến lúc xử lý không xuể chị vẫn “đội” mưa, gió đi làm. Hậu quả là chị phải vào viện điều trị hơn 1 tuần.


    Cho tới bây giờ, khi không thể thụ thai, đi khám chị mới biết mình bị suy buồng trứng.


    Không nên chủ quan với quai bị


    Bệnh quai bị có thể xảy ra ở mọi người vào mùa bất kỳ mùa nào trong năm. Quai bị tuy là bệnh lành tính nhưng để lại nhiều di chứng đáng sợ, nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn ở nam giới dẫn đến vô sinh. Như vậy không có nghĩa là phái nữ không ảnh hưởng gì, biến chứng quai bị có thể xảy ra ở bất kỳ người nào.


    Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Bệnh viện Việt Đức, bệnh quai bị không ngoại trừ ai, từ trẻ em, người lớn, nam giới, phụ nữ, tuy nhiên độ tuổi mắc nhiều nhất từ 5-15 tuổi. Khi tiết trời vừa nóng, vừa ẩm, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện phát tán các loại virus, mầm bệnh như quai bị.


    Quai bị thực chất là bệnh viêm tuyến mang tai do virus gây ra. Bệnh lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Khi virus xâm nhập vào cơ thể virus phát triển nhân lên trong biểu mô đường hô hấp trên và các tổ chức hạch bạch huyết vùng cổ. Sau đó virus an tràn theo đường máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.


    Triệu chứng ban đầu thường là sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Bệnh tuy lành tính những cũng có khả năng gây nhiều biến chứng như: Viêm tụy, viêm thần kinh, viêm cơ tim, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn.


    Với chị em phụ nữ, khi bị quai bị không kiêng khem, điều trị không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến các cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng. Mặc dù, tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là hiếm gặp.


    Tuy nhiên, bác sĩ Bắc khuyên, đối với phụ nữ khi phát hiện các triệu chứng quai bị nên có chế độ kiêng kem và điều trị hợp lý. Trước khi lên kế hoạch mang bầu, tốt nhất chị em nên tiêm phòng quai bị. Không nên đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị, tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.


    Vì quai bị là bệnh dễ lây nên tránh tiếp xúc với những người mắc quai bị để tránh lây nhiễm.



  5. #5
    Thành viên giới hạn
    Ngày tham gia
    05-12-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hà Nội
    Bài viết
    1
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    Những nguy cơ do bệnh viêm tinh hoàn mang lại

    Bệnh viêm tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn bị viêm ở nam giới. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nhiễm vi khuẩn hay do virus quai bị xâm nhập. Ngoài ra viêm đau tinh hoàn còn do bệnh lý tuyến tiền liệt, hay viêm nhiễm đường sinh dục gây nên. Theo các nhà khoa học, có tới 1/3 nam giới bị bệnh quai bị sau dậy thì sẽ mắc phải chứng viêm tinh hoàn

    Bệnh viêm tinh hoàn có thể dẫn tới các tình trạng sau đây

    - Mất chức năng "chuyện ấy": Viêm tinh hoàn có thể dẫn đến suy giảm chức năng tình dục ở nam giới, thậm chí có thể dẫn tới mất hoàn toàn chức năng tình dục.

    - Là nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng: Viêm tinh hoàn nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết, viêm thận, tiết niệu, ung thư…

    - Mất khả năng sinh sản: Viêm tinh hoàn cũng có thể dẫn đến mất khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này.

    những nguy cơ do bệnh viêm tinh hoàn mang lại
    viêm tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh ở nam giới

    - "Bất lực" khi "yêu": Nếu không điều trị kịp thời, viêm tinh hoàn sẽ gây nguy hại cho cơ thể, gây mất “sức mạnh” chốn the phòng ở cánh XY.

    Chính vì những nguy cơ mà viêm tinh hoàn có thể mang lại, các bạn nên đến các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

    Các bạn có thắc mắc về các bệnh nam khoa nói chung, phòng tránh viêm tinh hoàn nói riêng, hãy đến phòng khám Khương Trung tại địa chỉ 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội để được các chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi khám, tư vấn và điều trị. Các bạn cũng có thể gọi đến số 0438.288.288 đặt lịch khám để được hưởng các ưu đãi hấp dẫn.

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh quai bị có dễ lây?
    Hiện đang có nhiều trẻ em bị mắc bệnh quai bị (QB), ở lớp con tôi học có cháu bị QB nhưng vẫn đến lớp. Xin hỏi bệnh này có lây không? Thu Thảo (Hà Nội)
    Bệnh QB là bệnh nhiễm virus cấp tính và thường xảy ra ở trẻ em. Khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ bị sốt, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt ở mang tai. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với những giọt nước li ti của bệnh nhân. Vì vậy, khi tiếp xúc với người mắc bệnh, tỉ lệ lây nhiễm rất cao.

    Là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh cần phải nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và đặc biệt phải cách ly người bệnh trong khoảng 9 ngày kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ bị bệnh không được đến trường vì sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác.

    Người lớn mắc bệnh cũng phải cách ly như trẻ nhỏ. Để phòng bệnh, ngoài biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng vaccine là tốt nhất. Có thể sử dụng vaccine đơn hoặc vaccine tam liên MMR (sởi - quai bị - rubella). Hơn 95% những người được tiêm chủng có thể được miễn dịch suốt đời. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng.
    BS Nguyễn Văn Dũng - Bệnh viện Nhi T.Ư
    (Theo Laodong.com.vn)

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trao đổi với bác sĩ về bệnh quai bị

    03:31:37, 24/03/2010

    Trong số các căn bệnh được báo chí trong nứơc cảnh báo có nguy cơ bùng phát thành dịch hiện nay có bệnh quai bị, với số trẻ em nhập viện đang gia tăng nhanh chóng.
    Đây là một căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có khả năng gây ra nhiều biến chứng tai hại, nhưng điều đáng mừng là đã có phương cách điều trị và phòng ngừa hữu hiệu, nếu chúng ta quan tâm đúng mức.
    Các biện pháp đó là gì? Bác sĩ Quang Đi, chuyên khoa ký sinh trùng, hiện đang hành nghề trong nứơc, sẽ trình bày cùng quý vị.
    Trước tiên xin Bác Sĩ cho biết một định nghĩa khái quát về căn bệnh này để quý thính giả được hiểu rõ hơn bệnh quai bị là gì ạ.
    Bệnh quai bị là do một virus có tên là Paramyxovirus gây nên viêm các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, và tuyến nước bọt. Bệnh lây trực tiếp từ những giọt nước từ người bệnh bắn ra, hoặc lây trực tiếp qua đồ vật dụng dùng chung trong gia đình. Bệnh này trước năm 1967 là phát triển rất là nhiều, gây thành nạn dịch, nhưng từ sau 1967 có vaccin phòng ngừa nên nó hạn chế.
    Những yếu tố nguy cơ của căn bệnh quai bị là gì và các đường lây lan chủ yếu của bệnh ạ?
    Các yếu tố nguy cơ, tức là bệnh có thể lây qua mọi lứa tuổi nghĩa là người đó tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc lây qua những vật dụng của người bệnh sử dụng trước đó. Bệnh này xảy ra mọi mùa trong năm, nhưng mà nhiều nhất là Mùa Hè nhiều hơn. Lây trực tiếp qua những giọt nước bọt của người bệnh.
    Bác Sĩ nói là bệnh này thì thường nhiều nhất là vào Mùa Hè, nhưng mà gần đây báo chí trong nước vừa lên tiếng cảnh báo ở Sài Gòn đang có dịch thuỷ đậu với bệnh quai bị, thì cái này có nguyên nhân là có do vì không khí hay là môi trường ăn uống như thế nào?
    Đúng rồi. Thì môi trường không khí, ăn uống là một trong những nguyên nhân dễ lây lan bệnh.
    Xin đựoc hỏi thăm về những triệu chứng giúp nhận biết bệnh quai bị như thế nào?
    Thời gian ủ bệnh, tức là người bình thường khi mà tiếp xúc với người bệnh thì nó ủ bệnh từ 14 đến 18 ngày. Lúc đó chưa có triệu chứng gì hết. Sau đó khoảng 3 ngày sau là những triệu chứng có thể lây cho những người khác, trong thời gian đó nó có những biểu hiện là sốt , nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, thì lúc đó mình khó phân biệt với các bệnh lý khác, có thể là nhiễm siêu vi, hoặc là cảm cúm, hoặc là quai bị, hoặc là nhiễm siêu vi khác. Lúc đó tuyến nước bọt chưa sưng cho nên mình không phân biệt được.
    Bệnh quai bị là do một virus có tên là Paramyxovirus gây nên viêm các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, và tuyến nước bọt. Bệnh lây trực tiếp từ những giọt nước từ người bệnh bắn ra, hoặc lây trực tiếp qua đồ vật dụng dùng chung trong gia đình. Bệnh này trước năm 1967 là phát triển rất là nhiều, gây thành nạn dịch, nhưng từ sau 1967 có vaccin phòng ngừa nên nó hạn chế.
    Nhưng đó là thời điểm 3 ngày đầu, thời điểm rất là gây bệnh. Sau 3 ngày đầu thì bắt đầu có triệu chứng là sưng tuyến mang tai. Lúc đó hai bên tai hoặc là một bên tai bắt đầu sưng đỏ lên và bệnh nhân nuốt thấy đau, thấy vướng hay nuốt khó, nhai đau. Đó là những dấu hiệu gợi ý cho mình là bệnh quai bị.
    Như Bác Sĩ đã nói là nguyên nhân bệnh quai bị là do virus và đường lây truyền là do tiếp xúc với người đã có mầm bệnh, phải không ạ?
    Bệnh quai bị có thể lây qua đường trực tiếp, ví dụ như mình hít trực tiếp nước bọt của người bệnh, hoặc là những vật dụng của người bệnh mà mình xài chung thì rất là dễ bị.
    Ngoài ra có nguy cơ là có virus đó trong môi trường không khí mà mình nhiễm phải, hít phải và bị không ạ?
    Nói chung là virus trong môi trường có thể bị chết bởi những tia nắng, những tia cực tím. Nhưng môi trường ẩm thấp hoặc là không đựoc trong sạch thì vi trùng rất dễ phát triển lắm. Nếu có người bệnh ở trong vùng đó thì rất dễ bị lây lan.
    Hồi nãy Bác Sĩ có trình bày về những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh, nhưng mà thưa Bác Sĩ là nếu như bệnh quai bị mà không đựoc điều trị kịp thời do chủ quan thì có thể gây ra những biến chứng tai hại như thế nào ạ?
    Hiện tạị có những biến chứng như là viêm màng não, viêm não. Ở nam thì nó viêm tinh hoàn, ở nữ thì viêm buồng trứng. Biến chứng chung là viêm tủy hay có thể gây điếc. Bệnh nhân có thai mà trong 3 tháng đầu thì có thể sẩy thai tự nhiên. Còn nói chung thì những biến chứng này đa số tỷ lệ thấp thôi, tỷ lệ dưới 5%.
    Trong những đối tượng mà Bcá Sĩ vừa nhắc tới thì đối tượng nào dễ bị mắc bệnh quai bị nhất ạ? Lứa tuổi nào chẳng hạn?
    Theo như trước đây thì đa số là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, đó là những tuổi thường mắc bệnh nhất.
    Bệnh quai bị chúng tôi được biết là đã có vaccin để khống chế và có thể ngừa bệnh đựơc, tại sao ở Việt Nam đến năm 2008 rồi mà còn có dấu hiệu phát sinh dịch quai bị ở Sài Gòn?
    Tại vì chủng ngừa vaccin quai bị không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Thí dụ trong chương trình mở rộng của cả nước là bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, sởi. Còn quai bị là cái nhu cầu của mình để ngừa bệnh cho nên giả sử một người nào bệnh trong gia đình thì dễ lây lan sang những người khác.
    Còn nếu những người khác mà được chủng ngừa từ nhỏ hoặc chủng ngừa lúc lớn thì khả năng bệnh rất là thấp, hoặc là không bị hoặc bị rất là nhẹ. Cho nên việc chủng ngừa nó tuỳ thuộc vào mỗi gia đình, mỗi người. Còn cả nước chủ yếu là tiêm chủng mở rộng.
    Thưa Bác Sĩ, như vậy lứa tuổi nào thì đựoc khuyến khích nên tiêm ngừa vaccin quai bị?
    Ngừa quai bị thì nên tiêm ngừa vaccin lúc 1 tuổi, sau 4 năm thì chích ngừa một lần nữa. Như vậy đảm bảo suốt đời không bị bệnh quai bị, hoặc nếu có thì rất là nhẹ. Còn khi đã lớn rồi mà lúc nhỏ chưa bị bệnh quai bị mà bây giờ muốn chủng ngừa thì chỉ cần chủng ngừa một mũi là đủ rồi.
    Còn những đối tượng nào không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vaccin, thưa Bác Sĩ.
    Ví dụ như mình đang bị bệnh quai bị thì hiện tại mình phải chữa bệnh cho xong thì đa số những trường hợp này không cần phải chích ngừa nữa tại vì nó đựoc miễn dịch suốt đời. Những người bị bệnh rồi là miễn dịch suốt đời. Cho nên những lần sau khó bị bệnh quai bị hoặc nếu có thì rất nhẹ. Còn những người khác nếu muốn tránh bệnh quai bị thì nên chích ngừa từ nhỏ, lúc còn là trẻ em để ngừa bệnh sau này. Còn người lớn thì chỉ cần chích một mũi là đủ rồi. Đa số là chủng ngừa hết, còn những người hiện tại như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS) hoặc bệnh lý ung thư thì khoan chủng ngừa đã.
    Chủng ngừa là chủng ngừa trứoc để phòng bệnh chứ khi đã có dấu hiệu bắt đầu bệnh rồi thì thuốc không còn tác dụng gì nữa phải không ạ?
    Đúng rồi. Giả sử mình bị cảm chẳng hạn, mình không biết là quai bị, lúc đó mình chích ngừa thì khi quai bị bộc phát nó không có tác dụng điều trị hoặc chữa bệnh lúc đó mà chỉ phòng ngừa sau này thôi.
    Cũng xin Bác Sĩ cho biết những phản ứng phụ của vaccin ngừa quai bị, nếu có, và những khuyến cáo từ giới chuyên môn khi sử dụng vaccin này.
    Cần sợ nhất những biến chứng viêm não, màng não. Biến chứng đó nếu phát hiện sớm thì điều trị tại bệnh viện tốt hơn. Nhiều khi bệnh nhân nhức đầu, đau đầu, ói mửa nhiều, sốt mà điều trị không thuyên giảm thì phải nhập viện ngay.
    Các phản ứng phụ rất là ít, hầu như chưa có hiện tượng sốc phản vệ hoặc có vấn đề gây tử vong sau khi chích ngừa hoặc những vấn đề nào khác. Chỉ có triệu chứng đau tại chỗ, triệu chứng sốt nhẹ thoáng qua thôi, không có gì đáng kể cho những người chích ngừa.
    Như vậy thì giới chuyên môn có khuyến cáo gì đối với nhũng bệnh nhân muốn tiêm ngừa vaccin bệnh quai bị hay không?
    Để phòng ngừa bệnh, người ta khuyến cáo tất cả bệnh nhân đều nên chích ngừa, trừ trường hợp bị bệnh suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS), bệnh ác tính toàn thân (Leucémie, lymphoma), xạ trị chống ung thư, phụ nữ mang thai.
    Hồi nãy có hỏi thăm Bác Sĩ là những biến chứng tai hại của bệnh thì cũng xin đựoc hỏi thăm về các phương pháp điều trị bệnh quai bị hiện nay.
    Điều trị bệnh quai bị chủ yếu là giảm đau, dùng kháng viêm corticoide trong những ngày đầu. Đa số dùng từ 5 đến 7 ngày là bệnh nhân 95% là hoàn toàn hồi phục.
    Dùng thuốc uống hay là thuốc tiêm, thưa Bác Sĩ?
    Dùng thuốc uống thôi. Thường thường bệnh nhân phải nghỉ ngơi là chính, không nên hoạt động nặng hoặc đi lại nhiều. Còn khi gặp trường hợp biến chứng thì tuỳ theo biến chứng mà điều trị thêm.
    Bệnh quai bị có thể được chữa trị dứt điểm hay không? Có nguy cơ tái phát hay không, thưa Bác Sĩ?
    Bệnh quai bị thì đa số không tái phát, 95% là điều trị thành công.
    Việc phẫu thuật cận thị nếu mình muốn phẫu thuật thì mục tiêu của mình là như thế nào, bởi vì phương pháp điều trị cận thị hiện nay có hai phưong pháp cơ bản, tức là đeo kiếng, mà đeo kiếng thì đeo kiếng gọng và contact lens, và thứ hai là phẫu thuật. Thế thì bây giờ nếu như vì lý do gì đó mà không muốn đeo kiếng, vì đeo kiếng xấu quá chẳng hạn thì mình mới nên phẫu thuật.
    Thời gian điều trị trung bình kéo dài trong bao lâu?
    Trung bình từ 5 đến 7 ngày.
    Tức là đây không phải là loại bệnh nặng nề, nhưng nếu để trễ quá thì có thể gây ra những biến chứng tai hại, phải không ạ?
    Đúng rồi. Nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng thì nó có thể gây ra biến chứng, mà sợ nhất là những biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng mà sau này có thể gây vô sinh, nhưng mà khả năng rất là thấp.
    Thưa, trong thời gian điều trị thì bệnh nhân có những điều gì đặc biệt lưu ý?
    Cần sợ nhất những biến chứng viêm não, màng não. Biến chứng đó nếu phát hiện sớm thì điều trị tại bệnh viện tốt hơn. Nhiều khi bệnh nhân nhức đầu, đau đầu, ói mửa nhiều, sốt mà điều trị không thuyên giảm thì phải nhập viện ngay.
    Thưa, bệnh này là một căn bệnh do virus truyền nhiễm thì cũng xin Bác Sĩ một vài lời khuyên như về cách cách ly người bệnh, biện pháp ngăn ngừa cần lưu ý những gì ạ?
    Nếu trong gia đình có người bệnh mà bệnh đã bùng phát lên rồi thì nên cách ly bệnh nhân ít nhất là 10 ngày trở lên. Trong 10 ngày đó không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và không được dùng chung những đồ dùng cá nhân. Nếu con em bị bệnh thì không nên cho con em đi học trong thời điểm bệnh bùng phát ít nhất là 10 ngày.
    Thưa Bác Sĩ nói là cấm tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng mà đối với những người phải chăm sóc người bệnh thì họ cần phải lưu ý những gì để tự phòng bệnh cho chính mình?
    Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì nên mang găng tay, mang khẩu trang. Trong thời gian bệnh thì không nên ăn chung, không nên tiếp xúc với những người xung quanh. Những vật dụng trong nhà không nên dùng chung.
    Và cuối cùng cũng xin Bác Sĩ một vài lời khuyên từ giới chuyên môn. Người dân cần lưu ý những gì để đề phòng căn bệnh này ạ?
    Thứ nhất là phải tiêm chủng vaccin cho trẻ em từ nhỏ. Nếu trong đợt dịch thì nên chích ngừa vaccin, Thứ ba nữa là nếu có người nhà bệnh thì nên cách ly bệnh nhân ít nhất là trong vòng 10 ngày. Và thứ tư nữa là trong gia đình mà có bị thì nên dùng riêng tất cả những vật dụng cá nhân để tránh lây lan. Và nếu trong gia đình có con cái mà bị thì không nên cho con đi học trong thời gian 10 ngày.
    (Theo Lamchame.com)

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm tuyến nước bọt và quai bị khác nhau thế nào?

    Thứ tư, 02/07/2014 06:52
    Tôi từng bệnh quai bị. Gần đây tôi sốt nhẹ,đau họng, đau hai bên hàm,... đi khám, các y sĩ nói là quai bị không miễn dịch, nhưng tôi được biết bệnh này miễn dịch suốt đời.

    Chào BS, Bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị có khác nhau không ạ? Tôi bệnh quai bị năm 22 tuổi, tôi tìm hiểu thông tin trên mạng thì được biết sau bệnh sẽ miễn dịch suốt đời.

    Gần đây tôi bị sốt nhẹ và đau họng, đau hai bên góc hàm và sưng nhẹ, sờ vào góc dưới xương hàm có cục chai cứng, cảm giác nặng mặt chỗ cục cứng đó và âm ỉ nhức nhẹ lên phía mặt. Tôi đi khám ở trạm y tế, các y sĩ nói là quai bị không miễn dịch, rồi cho thuốc 5 ngày, không dặn tái khám. Sau 5 ngày tôi không thấy thuyên giảm.

    Xin hỏi AloBacsi tôi cần làm các xét nghiệm gì để chẩn đoán đúng bệnh? Tôi đi khám chưa xét nghiệm gì. Cần kiêng gì để tránh bị xơ hóa tại vị trí viêm? (Thanh Tự - Cà Mau)


    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Chào Thanh Tự,

    Viêm tuyến nước bọt và quai bị đều có chung một đặc điểm là tuyến nước bọt bị viêm nhưng khác nhau về tác nhân gây bệnh, triệu chứng, biến chứng và điều trị.

    Trường hợp của bạn nếu thực sự đã được chẩn đoán đúng trước đây là quai bị thì hiện nay là viêm tuyến nước bọt đơn thuần (không phải do virus quai bị) vì quai bị có miễn dịch bền vững.

    Viêm tuyến nước bọt là bệnh xuất hiện có tính chất đơn lẽ không gây thành dịch, còn quai bị lây qua đường hô hấp và có thể thành dịch.

    Điều trị viêm tuyến nước bọt tùy tác nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh. Xét nghiệm phân lập virus hoặc tìm kháng thể với quai bị ít được dùng để chẩn đoán, thường chỉ để nghiên cứu.

    Bạn nên đến BV để được khám chẩn đoán xác định và điều trị sớm.

    Thân mến,

    BS-CK1 Hoàng Bích Hồng - AloBacsi.vn

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ù tai sau bệnh quai bị có nguy hiểm?

    20/7/2014 13:06
    Con bệnh quai bị đến nay đã 24 ngày, giờ hết sưng nhưng 2 bên tai thấy ù ù khó chịu, vậy có sao không ạ.

    Tinh hoàn không có biểu hiện sưng đau, vậy sau 24 ngày đã chắc chắn hết quai bị chưa, con có thể đi lại nhiều, đá bóng được chưa? Nếu chưa thì khoảng bao lâu có thể chơi thể thao được ạ? Cảm ơn BS rất nhiều!

    (Quan Le - quanle…@gmail.com)



    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Nếu bệnh quai bị của em không có biến chứng thì với thời gian đó bệnh của em hoàn toàn ổn định, em có thể hoạt động thể dục thể thao lại bình thường nhưng cần chú ý xem sức khỏe của em có kịp hồi phục lại chưa và khi tập phải khởi động trước, tập ở cường độ thấp rồi từ từ nâng lên cho đến khi vừa sức.Còn vấn đề ù tai có thể là do em đang còn suy nhược cơ thể sau bệnh hoặc do có một bệnh lý khác ở tai,…em nên khám chuyên khoa tai mũi họng để loại trừ nhé.
    Chân thành cảm ơn.

    Theo alobacsi.vn

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cháu bị sưng sau tai là do quai bị hay viêm amidan, AloBacsi?

    28/7/2014 18:19
    Cháu mang bầu được 15 tuần 3 ngày thì bị triệu chứng sưng đau sau tai, sau đó sưng to và lan sang hai bên sau tai. Cháu nghi là bị quai bị, vì con gái cháu bị lây quai bị ở lớp. Nhưng cháu đi khám, không xét nghiệm máu BS lại bảo không phải bị quai bị. Trong họng cháu có nhiều mủ và BS nói là bị amidan có mủ, kê kháng sinh và BS nói là kháng sinh này không ảnh hưởng đến thai nhi.

    Cháu không bị sốt và đau đầu, chỉ bị hơi đau họng và nhai thì đau hai bên tai.

    Cháu đang không biết thế nào vì quai bị thì mới bị sưng đau sau tai đúng không ạ? Còn amidan sao lại sưng? Cho cháu hỏi liệu có phải cháu bị quai bị không? Quai bị có mủ trong họng không? Uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi? Xin Chân thành cảm ơn BS!

    (
    Vũ Thị Mai - Hưng Yên)



    Ảnh minh họa
    Chào em,

    Nếu con gái em mới bị quai bị thì nhiều khả năng em cũng bị bệnh này (vì có nguồn lây và có yếu tố tiếp xúc).Nếu đúng là bệnh quai bị thì không thể có mủ trong họng nhưng có thể em bị bệnh quai bị và đi kèm thêm bệnh viêm amidan. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định thì em nên đến
    BV Bệnh Nhiệt Đới khám và làm xét nghiệm máu tìm kháng thể.
    Còn thuốc kháng sinh em cần cho biết rõ thuốc thuộc nhóm nào, có tên và thành phần như thế nào BS mới có thể tư vấn em nhé.
    Thân.

    Theo alobacsi.vn

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sợ vô sinh vì tinh hoàn teo sau quai bị

    Thứ hai, 29/09/2014 15:43
    Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.




    Tôi đi xét nghiệm tinh dịch đồ thì không thấy tinh trùng. Liệu trường hợp của tôi có thể có tia hy vọng nào để có con sau này không thưa bác sĩ?(Anh Đức)

    Ảnh minh họa: Stdtriage.com.
    Chào bạn,
    Quai bị có thể gây biến chứng khi tấn công vào các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt (sưng dưới hàm), tuyến tụy (viêm tụy cấp) hoặc tấn công trực tiếp vào tuyến sinh dục (buồng trứng ở nữ giới hoặc tinh hoàn ở nam giới). Khi bệnh lý qua đi, các di chứng có thể vẫn còn.
    Trên tinh hoàn, khi bị ảnh hưởng của quai bị, có thể là một bên hoặc hai bên sẽ không bị ảnh hưởng gì hoặc bị teo dần và như vậy, hệ thống tạo tinh có thể dừng lại nửa chừng hoặc bị hủy diệt vĩnh viễn. Các xét nghiệm nội tiết tố trong một số trường hợp có khả năng gợi ý mức độ tổn hại trên tinh hoàn và tiên lượng khả năng có thể phục hồi hay không. Ngoài ra, nếu di chứng quai bị có đi kèm bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh thì khả năng phục hồi của tinh hoàn càng khó khăn gấp bội.
    Việc cần thiết nhất lúc này là bạn phải đi khám nam khoa và kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, sau đó mới có thể tiên đoán khả năng sinh con hay không.
    Mong bạn có quyết định ngay nếu muốn có câu trả lời sớm nhất.
    Thân ái.


    Theo BS Lê Anh Tuấn - VnExpress


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 27-11-2014 lúc 13:52.

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quai bị có lây bệnh?

    Thứ tư, 15/10/2014 | 15:58 GMT+7
    Cháu năm nay 18 tuổi, một tuần trước tiếp xúc với một bạn vừa khỏi bệnh quai bị. Hiện cháu cảm thấy đau nhức nhẹ ở vùng da dưới mu bên phải, không có dấu hiệu sưng tuyến mang tai.
    Xin hỏi, cháu có bị lây bệnh quai bị không? (Nguyễn Quốc).
    Ảnh minh họa: Menshealth.
    Trả lời:
    Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Thời gian ủ bệnh là 2 đến 4 tuần. Các biểu hiện là sưng đau tuyến nước bọt mang tai, một bên hoặc hai bên, đôi khi có biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác. Bệnh thường nhẹ và tự khỏi sau 10 ngày nếu không có biến chứng gì xảy ra.
    Sau khi mắc bệnh này, không phải tất cả bệnh nhân đều bị biến chứng viêm tinh hoàn, tỷ lệ chỉ khoảng 30%.
    Để phòng tránh lây lan bệnh từ người này sang người khác, người mắc quai bị cần được nghỉ ngơi tại nhà. Thời gian cách ly khoảng 10 ngày sau khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng viêm tuyến mang tai. Người khác phải hạn chế tiếp xúc với người bệnh và cần đeo khẩu trang khi có tiếp xúc.
    Trường hợp của bạn, nếu bạn không có triệu chứng viêm tuyến mang tai hoặc có tiếp xúc với người bệnh đã khỏi bệnh sau 10 ngày thì không có nguy cơ mắc bệnh.
    Thân chào.
    Bác sĩ Phó Minh Tín
    Chuyên Khoa Niệu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khả năng sinh con khi bị teo tinh hoàn do quai bị

    Thứ hai, 03/11/2014 10:50
    Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).

    Chào bạn!
    Ở người bình thường, thể tích tinh hoàn to hay nhỏ được quyết định bởi các ống sinh tinh bên trong nó, càng nhiều và càng dồi dào ống này thì tinh hoàn càng nở to. Tinh hoàn được coi là phát triển đầy đủ chức năng khi trên 16 tuổi nhưng thể tích có thể tiếp tục tăng đến khi 18 tuổi.

    Với nam giới trưởng thành, kích thước tinh hoàn phải đạt trên 12 ml mới mong có thể có chức năng sinh sản tốt được.
    Ảnh minh họa: Helpheretoday.com.
    Trường hợp viêm tinh hoàn do virus quai bị, virus nhắm đến các tế bào biểu mô của các ống sinh tinh và tại đây chúng ra sức phá hủy cấu trúc này. Nếu ống sinh tinh bị virus phá hủy hết, tinh hoàn sẽ bị teo nhỏ xuống, thể tích còn lại chỉ bằng hạt lạc, mặc dù trước đó có thể to bằng quả trứng gà. Nếu các cấu trúc này chưa bị phá hủy hết, tinh hoàn bị teo đi một phần, có thể chỉ còn bằng hạt mít hay hòn bi…


    Biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị có thể bị một bên hoặc có thể xảy ra cả hai bên. Nếu chỉ bị sưng đau một bên, tinh hoàn bên đó sẽ teo và khả năng sinh sản sẽ giảm đi, tuy nhiên vẫn còn bên kia để bù trừ nên người bệnh vẫn có khả năng làm cha.


    Nếu bị cả hai bên, tác động đến khả năng sinh sản càng nặng nề, trường hợp xấu nhất là teo hoàn toàn, chức năng sinh sản vĩnh viễn bị loại bỏ và cho đến nay y học vẫn chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Những người bệnh này không còn cơ hội được làm cha, nếu muốn có con họ chỉ còn cách đi xin tinh trùng hoặc xin con nuôi.


    Virus quai bị ảnh hưởng rất nặng nề tới khả năng sinh sản nhưng hầu như không gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục.


    Với những mô tả của bạn như trên (tinh hoàn bên to bên nhỏ sau mắc quai bị), tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở khám về nam khoa, sinh sản để đánh giá cụ thể khả năng sinh sản của mình và từ đó có các biện pháp chủ động bảo vệ, gìn giữ nguồn con giống còn lại thông qua việc bảo vệ và chăm sóc tinh hoàn chưa bị tổn thương.


    Theo BS Nguyễn Bá Hưng - BVĐK quốc tế Vinmec
    VnExpress

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mặt bên to bên nhỏ sau bệnh quai bị chữa thế nào?

    27-11-2014 11:15 - Theo: alobacsi.com

    Cháu 18 tuổi. Năm lớp 9 cháu bị quai bị nhưng chỉ bị bên phải, khi khỏi quai bị cháu phát hiện mặt bị lệch, bên phải béo hơn. Bây giờ có cách nào có thể chữa được mặt khỏi lệch không ạ? Cháu cảm ơn BS.


    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    là bệnh lý viêm tuyến nước bọt mà chủ yếu là viêm tuyến nước bọt mang tai cấp tính, vì thế sau khi khỏi hẳn bệnh, tuyến mang tai sẽ phục hồi hoàn toàn bình thường cả về hình thể.Vì thế, việc cảm nhận thấy một bên mặt phải hơi to hơn so với bình thường có thể là cảm giác chủ quan của bạn (mà thực tế, không một bộ phận đôi nào trên cơ thể cân xứng tuyệt đối cả), hoặc là do một nguyên nhân khác như bạn chỉ nhai một bên khiến khớp cắn bên đó lớn hơn bên còn lại chẳng hạn.
    Tùy mỗi nguyên nhân mà có cách chữa khác nhau, vì thế, tốt nhất bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bạn nhé.

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh quai bị cũng đe dọa cơ quan sinh sản của người phụ nữ

    Thứ tư, 03/12/2014 07:40
    Bệnh quai bị tuy là lành tính nhưng có thể để lại những di chứng rất lớn đối với sức khỏe của cả nam giới lẫn phụ nữ.

    Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, đã có gia đình nhưng chưa có con. Em đang bị quai bị mấy ngày hôm nay, chưa khỏi và đang phải cách ly ở nhà. Theo em biết thì đàn ông bị quai bị có thể ảnh hưởng đến khả năng có con (có thể bị vô sinh). Bác sĩ cho em hỏi, phụ nữ bị quai bị thì có nguy cơ bị vô sinh hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!

    (M. Thùy)


    Bạn M. Thùy thân mến!


    Bệnh quai bị tuy là lành tính nhưng có thể để lại những di chứng rất lớn đối với sức khỏe của cả nam giới lẫn phụ nữ. Mặc dù tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là nữ giới tránh được biến chứng quai bị.

    Đối với nam giới quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh nam. Phụ nữ bị quai bị điều trị không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan sinh sản, điển hình là viêm buồng trứng.




    Bệnh quai bị tuy là lành tính nhưng có thể để lại những di chứng rất lớn đối với sức khỏe của cả nam giới lẫn phụ nữ. Ảnh minh họa


    Quai bị thực chất là bệnh viêm tuyến mang tai do virus paramyxovirus gây ra và lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp. Khi virus xâm nhập vào cơ thể trong suốt thời kỳ ủ bệnh (khoảng 12 - 15 ngày), nó phát triển nhân lên trong biểu mô đường hô hấp trên và các tổ chức bạch huyết vùng cổ. Triệu chứng của bệnh thường là sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt.


    Nếu không được kiêng khem và điều trị cẩn thận, virus có thể lan đến các cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu. Bệnh tuy lành tính những cũng có khả năng gây nhiều biến chứng như: Viêm tụy, viêm thần kinh, viêm cơ tim, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn.




    Với phụ nữ khi phát hiện các triệu chứng quai bị nên có chế độ kiêng kem và điều trị hợp lý. Trước khi lên kế hoạch mang bầu, tốt nhất chị em nên tiêm phòng quai bị. Không nên đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị, tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.




    Bệnh quai bị do virus gây nên và có thể trở nên nghiêm trọng, phát tán thành dịch. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn nên kiêng vận động hoàn toàn, không chảy nhảy.


    Nếu vận động càng nhiều sẽ càng làm cho virus phát tán nhanh hơn, bệnh nặng hơn, viêm lan sang các cơ quan khác trong cơ thể và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Bạn nên vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt.




    Bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp, giảm thiểu các khó chịu và giúp bệnh nhanh khỏi, tránh những biến chứng nguy hiểm.




    Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

    Theo Trí thức trẻ

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mất cơ hội làm cha bởi muộn khám bệnh teo tinh hoàn

    Thứ năm, 4/12/2014 | 10:54 GMT+7

    Sau mắc quai bị, Tuấn thấy tinh hoàn teo nhỏ nhưng ngại nên không đi khám. Nửa năm sau chuẩn bị cưới, chàng trai 24 tuổi làm xét nghiệm tinh dịch đồ mới biết mình không có tinh trùng.

    Tại phòng khám nam khoa, Nguyễn Văn Tuấn (Tam Điệp, Ninh Bình) cho biết, 6 tháng trước anh bị viêm tinh hoàn do quai bị, sưng đau cả hai bên và sau đó thấy tinh hoàn ngày càng teo đi. Ngại đi khám, lại chủ quan nghĩ để thêm một thời gian không ảnh hưởng gì nên Tuấn chần chừ không đi gặp thầy thuốc. Gần đây, khi nghĩ tới chuyện kết hôn, chàng trai mới đến phòng khảm để kiểm tra khả năng sinh sản.


    "Cả hai tinh hoàn của bệnh nhân đã teo nhỏ, xét nghiệm tinh dịch đồ không còn tinh trùng. Trường hợp này chữa để có con là vô cùng khó, phải nghĩ đến khả năng xin tinh trùng của người khác để thụ tinh", bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Vinmec (Hà Nội) cho biết.


    Theo các bác sĩ nam học, trong vòng 1-2 tháng sau khi viêm tinh hoàn, nếu bệnh nhân đi khám và trữ lạnh tinh trùng thì hoàn toàn có khả năng sinh con nhờ các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Tuy nhiên hiện nay nhiều người cho rằng, nam giới khi đã bị biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị thì chắc chắc vô sinh nên không tìm tới sự trợ giúp y tế hoặc chủ quan, đi khám quá muộn, dẫn tới lỡ cơ hội can thiệp.

    Ảnh minh họa: Medicaldaily.com.
    Anh Tuấn không phải là trường hợp đáng tiếc duy nhất mất cơ hội sinh con vì đi khám muộn sau biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị. Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng còn nhớ rõ trường hợp một bệnh nhân đến khám cách đây không lâu. Anh tên Luận (27 tuổi, ở Hòa Bình) chưa lập gia đình, bị viêm tinh hoàn bên phải do quai bị 2 năm trước. Thời điểm đó, sau khi khỏi bệnh, anh Luận bị teo dần một bên tinh hoàn. Nghĩ rằng còn "một bi" vẫn đảm bảo khả năng làm cha nên anh không lo lắng gì. Không may, sau đó anh bị tai nạn dẫn đến vỡ dập tinh hoàn trái, phải cắt bỏ 3/4 nhu mô tại bệnh viện tuyến tỉnh.


    6 tháng sau tai nạn, anh Luận mới đi khám nam khoa. Lúc này tinh hoàn phải đã teo nhỏ, tinh hoàn trái sau tai nạn cũng biến dạng xơ dính, thể tích chỉ còn bằng đầu ngón tay, tức là bằng 1/8-1/6 so với trước. Xét nghiệm tinh dịch đồ hoàn toàn không còn tinh trùng, chỉ còn cách xin tinh trùng hoặc xin con nuôi.


    Theo bác sĩ Hưng, thông thường, viêm tinh hoàn có thể sẽ xuất hiện trong vòng một đến ba tuần sau khi người bệnh bị sưng đau tuyến mang tai. Tỷ lệ gặp biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị chiếm khoảng 20-30% số ca mắc, thường gặp ở nam giới ở độ tuổi dậy thì hoặc sau dậy thì. Ở những người bị biến chứng này, có tới 30-50% sẽ bị teo tinh hoàn dẫn tới vô sinh. Khi virus quai bị tấn công vào các tế bào sinh tinh, làm các tế bào này bị tổn thương, không thể tiếp tục sản sinh ra tinh trùng. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, bệnh nhân khi đã có biến chứng teo tinh hoàn hầu như không có cách nào hồi phục sự sinh tinh trở lại.


    Tuy nhiên, bác sĩ cho biết những người bị biến chứng quai bị hay vì lý do nào đó gây tổn thương cả hai tinh hoàn, làm mất hẳn chức năng sinh tinh, vẫn có cơ hội làm cha nếu đi khám sớm, còn tinh trùng để lưu trữ.


    "Trong vòng 1-2 tháng sau sự cố tổn thương tinh hoàn, trong tinh dịch của nam giới vẫn còn tinh trùng do một số "tinh binh" còn nằm lưu lại trong đường ống dẫn tinh, túi tinh. Số tinh trùng ít ỏi này không đủ để thụ thai tự nhiên nhưng nếu được gom lại, trữ lạnh thì hoàn toàn có thể thụ thai bằng hỗ trợ sinh sản", bác sĩ Hưng giải thích.


    Theo bác sĩ, trường hợp bệnh nhân đi khám muộn, để lâu sau 2 tháng trở đi hoặc sau từ 10 lần xuất tinh trở lên, lượng tinh trùng dự trữ sẽ hết nên họ sẽ không còn cơ hội được làm cha.


    Bác sĩ khuyến cáo, ngay sau khi gặp sự cố có nguy cơ gây mất chức năng sinh tinh (quai bị, chấn thương tinh hoàn, xoắn tinh hoàn…) hoặc sau khi điều trị ổn định tình trạng này, nếu vẫn có nhu cầu sinh con, quý ông nên đến gặp bác sĩ nam khoa ngay. Trường hợp mắc quai bị, quý ông có thể cân nhắc việc lưu giữ tinh trùng chủ động ngay sau khi tuyến mang tai hết sưng.


    Hiện nay, công nghệ trữ lạnh tinh trùng nói riêng và trữ lạnh mô nói chung đã có rất nhiều bước tiến. Các bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đều có thể lưu trữ tinh trùng. Trữ lạnh tinh trùng hay còn gọi là đông tinh là một phương pháp dự phòng tốt trong hỗ trợ sinh sản cho những người bệnh trước khi điều trị hóa chất - tia xạ chữa ung thư, trường hợp gia đình neo người đang thực hiện những công việc rủi ro cao, người muốn hiến tặng con giống…


    Các mẫu tinh trùng được bảo quản trong điều kiện kỹ thuật nghiêm ngặt, ở nhiệt độ âm 196 độ C trong môi trường nitơ lỏng và có thể lưu giữ trên 20 năm. Tỷ lệ tinh trùng sống sót sau rã đông lên tới 70-80%. Chất lượng phôi được thụ tinh bằng tinh trùng rã đông vẫn đảm bảo để sinh ra em bé khỏe mạnh.
    Vương Linh
    * Tên nhân vật đã được thay đổi
    http://doisong.vnexpress.net/

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?

    Thứ ba, 13/01/2015 10:31
    Bệnh quai bị lây qua đường nước bọt, ăn uống, có thể gây vô sinh. Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh quai bị bằng tiêm vắc xin.




    Bệnh lây như thế nào?


    Theo BV Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là mùa bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất. Quai bị do virus paramyxovirus gây nên.


    Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.


    Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông - xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.


    Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.


    Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.


    Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.


    Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác.


    Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.


    Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ.


    Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.


    Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19.


    Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.


    Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên.
    Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.


    Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc.


    Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.


    Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.


    Biến chứng nguy hiểm

    Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh.


    Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn:


    Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời.


    Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.


    Nhồi máu phổi:


    Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.


    Viêm buồng trứng:


    Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh .


    Viêm tụy:


    Có tỷ lệ 3-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.


    Các tổn thương thần kinh:


    Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy.


    Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.


    Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai:


    Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.


    Một số biến chứng khác:


    Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.


    Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán.


    Bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hoà bổ thể.


    Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 - 7 tuần.


    Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.


    Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.


    Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72h kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.


    Theo Khánh Ngọc - Infonet

  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị quai bị, khi nào cần gửi tinh trùng?

    Thứ ba, 13/01/2015 22:45
    Sau khi bị quai bị có dấu hiệu của viêm tinh hoàn, nam giới cần đến ngay các trung tâm và bệnh viện có ngân hàng tinh trùng để xin gửi con giống phòng bất trắc.

    Ngân hàng tinh trùng cứu cánh cho nhiều quý ông mắc quai bị.


    Nguy cơ teo tinh hoàn




    BS Tăng Đức Cương – BV Bưu Điện cho biết, hiện nay số bệnh nhân là nam giới đến khám vô sinh có rất nhiều người vì mắc quai bị chạy hậu hay còn gọi là viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị. Nhiều trường hợp tinh hoàn bị teo nhỏ mà không biết chỉ đến khi bác sĩ cho biết không có tinh trùng họ mới hay khi bị quai bị chạy hậu đã không đi khám kịp thời.


    Trường hợp của bệnh nhân Triệu Văn Thanh trú tại Thái Nguyên đến khám tại đây là ví dụ điển hình. Anh Thanh tâm sự hai vợ chồng anh đã có một cô con gái. Vì kinh tế khó khăn nên anh chị kế hoạch chờ khi có điều kiện rồi sinh thêm con. Cách đây 8 năm, anh Thanh bị mắc quai bị.


    Cả mặt sưng húp, sau đó anh thấy dấu hiệu sa tinh hoàn và đau. Khi khỏi bệnh, anh Thanh không đến bệnh viện khám. 5 năm sau, vợ chồng anh muốn sinh con nhưng không kế hoạch vẫn chưa có thai. Đến nay đã 3 năm vợ chồng anh đi khám chữa vô sinh nhưng đến đâu bác sĩ cũng lắc đầu vì tinh trùng của anh không có và hai bên tinh hoàn đều teo nhỏ lại.


    BS Cương cho biết trường hợp của anh Thanh cần xin tinh trùng từ người khác để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Vợ chồng anh Thanh đã đồng ý.


    Hay như trường hợp của bạn Vũ Quốc Trường – trú tại Thái Bình. Anh Trường cho biết cách đây hai năm anh lên quai bị. Sau đó, tinh hòa sưng đau cả hai bên và ngày càng teo đi. Ngại đi khám, lại chủ quan nghĩ đã sưng rồi thì mặc kệ. Gần đây, khi nghĩ tới chuyện kết hôn, anh Trường mới đến phòng khám để kiểm tra khả năng sinh sản.



    Sau khi bị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn, quý ông cần đi khám nam khoa luôn để được can thiệp kịp thời.


    Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của anh Trường là con số 0. Tinh dịch không có một chú tinh trùng nào bơi lộn và nhìn bằng mắt cũng thấy hai tinh hoàn teo gọn. Nghe bác sĩ tư vấn, anh Trường như muốn khóc thét lên vì sự chủ quan của mình đã dẫn đến việc không có con sau này.


    Nghĩ tới việc không thể làm cha các con do mình sinh ra, anh Trường buồn rầu “tôi chỉ nghe đến chuyện quai bị chạy hậu ai ngờ mình bị thật. Khi bị quai bị rồi ngại đi khám, tư tưởng việc đã rồi. Nếu biết đi khám sớm thì có khả năng được làm cha tôi đã không đợi đến giờ”.


    Khi nào nên gửi tinh trùng?


    Có mặt tại ngân hàng tinh trùng của BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, anh Nguyễn Văn Luân trú tại Vinh, Nghệ An cùng vợ cười vui vẻ vì họ vừa thực hiện bơm phôi vào tử cung của người mẹ. Vợ anh Luận cho biết chị chờ cơ hội này đã hơn hai năm.



    Vợ chồng anh Luận đã có một con. Cách đây hơn hai năm, anh Luận bị viêm tinh hoàn sau quai bị. Vợ anh Luận làm bác sĩ nên chị khuyên chồng ra Hà Nội khám ngay. Khi đó, bác sĩ kiểm tra tinh hoàn bị viêm nhưng vẫn có tinh trùng.


    Bác sĩ can thiệp bằng cách lấy tinh trùng gửi vào ngân hàng để chờ khi làm thụ tinh trong ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng vào tử cung. Vì số lượng tinh trùng gửi hạn chế. Vợ chồng anh Luân đã quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm.




    TS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết trường hợp như của anh Luân không hiếm. Mấy năm gần đây nhờ thông tin kịp thời nên nhiều nam giới sau khi bị quai bị đã tìm đến xin gửi tinh trùng để phòng bất trắc về sau.


    Để tránh những người rơi vào hoàn cảnh như của anh Trường, anh Thanh, TS Vệ cho biết thông thường sau khi bị quai bị viêm tinh hoàn có thể sẽ xuất hiện trong vòng một đến ba tuần sau khi người bệnh bị sưng đau tuyến mang tai.



    Hiện nay, tỷ lệ gặp biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị chiếm khoảng 20-30% số ca mắc, thường gặp ở nam giới ở độ tuổi dậy thì hoặc sau dậy thì. Ở những người bị biến chứng này có thể bị teo tinh hoàn dẫn tới vô sinh.



    Vi rút quai bị tấn công vào các tế bào sinh tinh, làm các tế bào này bị tổn thương, không thể tiếp tục sản sinh ra tinh trùng. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị còn bệnh nhân khi đã có biến chứng teo tinh hoàn hầu như không có cách nào hồi phục sự sinh tinh trở lại.



    Vì vậy, khi có biểu hiện quai bị và viêm tinh hoàn cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để có thể can thiệp kịp thời, giữ được hi vọng làm cha nhờ lưu trữ tinh trùng. Khi tinh hoàn bị tổn thương trong tinh dịch của nam giới vẫn còn tinh trùng. Phần tinh trùng này có thể tồn tại trong ống dẫn tinh, túi tinh từ 1 - 2 tháng các bác sĩ sẽ gom lại, trữ lạnh để giúp thụ thai bằng hỗ trợ sinh sản.


    Theo Khánh Ngọc - Infonet

  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trẻ bị bệnh quai bị: Cách điều trị đúng cách

    Thứ tư, 11/02/2015 07:29
    Bệnh quai bị là 1 căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh dễ phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết.


    Bệnh quai bị thông thường nếu được chăm sóc, kiêng cữ tốt trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng vài ngày; Ngược lại nó cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ và dẫn đến vô sinh trong tương lai nếu cha mẹ điều trị sai cách.


    Sau đây là một vài hiểu biết về bệnh quai bị ở trẻ cho các bậc phụ huynh tham khảo.

    Nguyên nhân và hình thức lây bệnh


    Bệnh quai bị do virút có tên khoa học là Paramyxo virút gây nên, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.


    BS Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa nhiễm, BV Nhi đồng 2 cho biết, quai bị thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi trùng.


    Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.


    Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.




    Trẻ bị bệnh quai bị. (Ảnh minh họa)

    Biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị


    Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị


    Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin chủng ngừa (chỉ dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên)


    Cách điều trị bệnh


    Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.


    Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
    Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.


    Cho trẻ uống nhiều nước


    Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
    Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.


    Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.


    Theo Bích Châu - Gia đình Việt Nam

  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh quai bị nguy hiểm thế nào?

    13-02-2015 07:22 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể.


    Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây vô sinh.

    Biểu hiện của bệnh

    Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virut quai bị.

    Thời kỳ ủ bệnh kéo dài vài ba tuần lễ, sau đó xuất hiện sốt cao đột ngột, có thể thân nhiệt lên tới 38 - 39oC kèm theo đau đầu, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, ngủ kém. Sau khi sốt cao kéo dài từ 1 - 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại, thường sưng 2 bên không đối xứng (một bên sưng to, một bên có thể nhỏ hơn). Một số trường hợp do tuyến nước bọt sưng rất to làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt, khó nhai, khó nuốt. Da ở vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, nhưng khi sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau.


    Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt trong bệnh quai bị là không hóa mủ.

    Có 3 vị trí đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt, sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt của bệnh quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác).

    Ngoài viêm tuyến nước bọt, virut còn gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như viêm tinh hoàn (nam giới), viêm buồng trứng (nữ giới). Viêm tinh hoàn do virut quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên). Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày thì xuất hiện biến chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn từ 10 - 30%. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn. Khi bị viêm tinh hoàn, xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ. Ngoài ra, có thể xuất hiện viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày sẽ hết sốt. Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng và hết đau hẳn.

    Có thể biến chứng nguy hiểm

    Đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là biến chứng teo tinh hoàn (phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn), tuy vậy, tỷ lệ teo tinh hoàn do virut quai bị rất thấp (0,5%). Nếu teo tinh hoàn một bên, chức năng của tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục và sinh sản (vô sinh). Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới, ở nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị biến chứng viêm buồng trứng tuy rằng chỉ chiếm tỷ lệ thấp.

    Biến chứng viêm tụy cấp tính, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu cũng có thể gặp do biến chứng của bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những biến chứng này của bệnh quai bị gặp với tỷ lệ thấp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh cho nên cần hết sức cảnh giác

    Tiêm phòng quai bị cho trẻ. Ảnh: Trần Minh

    Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?

    Khi nghi là bị bệnh quai bị, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bởi vì viêm tuyến nước bọt không chỉ do virut quai bị mà còn nhiều loại virut hoặc vi khuẩn khác. Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt không phải do virut quai bị, cần vệ sinh họng, miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Có thể súc họng, miệng bằng các dung dịch nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, mất chất điện giải, tốt nhất là uống dung dịch oresol. Cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị (lứa tuổi thanh thiếu niên) tối thiểu 10 ngày. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc quần lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với nam giới có viêm tinh hoàn hoặc nữ giới bị viêm buồng trứng thì rất cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Khi nghi ngờ có biến chứng, cần vào viện để được theo dõi chặt chẽ.

    Cần cách ly người bệnh với người lành. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virut lây sang người chăm sóc, từ đó chúng lây cho người lành khác. Đối với đối tượng có nguy cơ cao (thanh, thiếu niên, người chưa có miễn dịch chống virut quai bị), cần tiêm vaccin phòng bệnh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virut quai bị.
    BS. Bùi Anh



Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •