Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Bệnh do nấm penicillium marneffei

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Bệnh do nấm penicillium marneffei

    Bệnh do nấm Penicillium marneffei

    BỆNH DO NẤM PENICILLIUM MARNEFFEI

    ThS. BS. Nguyễn Quốc Thái

    1. Lịch sử nghiên cứu

    - Nấm Penicillium marneffei được mô tả và định danh lần đầu năm 1956. Tình cờ trong khi nghiên cứu về sốt typhus tại Viện Pasteur Đà Lạt, M. Capponi đã phát hiện thấy sự hiện diện của loại nấm này trong nội tạng của dúi (Rhizomys sinensis). Mẫu nấm được chuyển về Viện Pasteur Paris để G. Segretain tiếp tục nghiên cứu và được đặt tên là P. marneffei theo tên của Hubert Marneffe, giám đốc Viện Pasteur Đông Dương giai đoạn 1946-1956.

    - Trường hợp nhiễm ở người lần đầu tiên được mô tả trên chính bản thân G. Segretain khi ông không may bị kim tiêm đâm phải ngón tay lúc tiêm truyền P. marneffei cho chuột đồng. Chín ngày sau đó, nhà nghiên cứu này bị sẩn cục nhỏ tại nơi kim chọc phải, rồi sưng hạch nách và phải dùng đến 20 triệu đơn vị nystatin trong 30 ngày. Trong những năm 1960, rải rác có những báo cáo về bệnh do nấm Penicillium (“pénicilliose”, “penicilliosis”) nhưng phải tới năm 1973 mới có báo cáo trường hợp nhiễm tự nhiên đầu tiên trên người, một bệnh nhân 61 tuổi phải cắt lách do bị bệnh Hodgkin. Loại nấm này đã được phân lập từ bệnh phẩm lách của bệnh nhân. Sau phẫu thuật này, bệnh nhân hồi phục ổn định và tử vong sau đó 10 năm không có bệnh tích gì liên quan đến nấm. Trường hợp nhiễm thứ 2 được báo cáo năm 1984 trong bệnh cảnh ho máu dai dẳng nghi giãn phế quản, sau khi cắt phổi mới khẳng định được nhiễm. Cũng trong thời gian này, các tác giả Thái Lan cũng báo cáo một loạt 5 trường hợp gặp tại bệnh viện Ramathibodi - Bangkok năm 1974-1982 với bệnh cảnh chung là sốt, hạch to toàn thân cùng với các tổn thương mô mềm, xương khớp và phổi, trong đó 4 bệnh nhân thoạt đầu đã được chẩn đoán và điều trị như lao. Một năm sau đó, Đặng Trác Lâm báo cáo 8 trường hợp do căn bệnh này tại Quảng Tây, Trung Quốc.

    - Những năm 1980-1990, cùng với sự xuất hiện đại dịch HIV, ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm P. marneffei. Năm 1988, những trường hợp bệnh ở người HIV lần đầu tiên được báo cáo là những người lữ khách đến vùng bệnh lưu hành và người bản xứ tại Thái Lan. Các trường hợp được báo cáo tập trung ở miền Nam Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á. Có những trường hợp được báo cáo ở các nơi khác không có liên quan gì đến những khu vực này, nhưng rất hiếm. Tại Đông Nam Á, bệnh do P. marneffei đã từng được đánh giá là bệnh nhiễm trùng cơ hội đứng hàng thứ ba ở bệnh nhân HIV/AIDS, sau lao và bệnh do cryptococcus.

    - Những năm 1990-2000, Thái Lan là nước tiên phong trong việc thử nghiệm điều trị và dự phòng bệnh do P. marneffei. Trong thập niên vừa qua, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra biện pháp chẩn đoán bệnh sớm, nhanh gọn và thuận tiện, đồng thời đi sâu vào cơ chế bệnh sinh cũng như làm sáng tỏ những điểm còn chưa rõ về dịch tễ học.
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    oneone (07-01-2014)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nấm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

    1. Nấm Candida miệng:


    - Chẩn đoán: nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidan, thành sau họng.
    Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả
    - Điều trị: Fluconazole 100-150 mg/ngày x 7 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày trong 7 ngày.
    2. Nấm thực quản:




    - Chẩn đoán: nuốt đau. Soi thực quản: nếu người bệnh đã được điều trị như nấm thực quản mà không đỡ.
    - Điều trị: Fluconazole 200-300 mg/ngày x 14 ngày, hoặc Itraconazole 400mg/ngày x 14 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày x 14 ngày
    3. Bệnh do nấm Candida
    - Nấm sinh dục:




    + Chẩn đoán: Người bệnh có biểu hiện ngứa, rát; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa. Âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề và đau. Bệnh hay tái phát.
    Soi tươi tìm nấm hoặc nuôi cấy phân loại: nếu lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không hiệu quả.
    + Điều trị: Fluconazole 150-200 mg uống liều duy nhất; nếu người bệnh suy giảm miễn dịch nặng thì dùng liều cao và kéo dài hơn, hoặc: Itraconazole 100 mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày liên tiếp; hoặc clotrimazole 100 mg hoặc miconazole 100 mg đặt âm đạo 1viên/ngày x 3-7 ngày, hoặc clotrimazole 500mg 1 lần, nystatin 100.000 đơn vị, đặt âm đạo 1 viên/ngày x 14 ngày.
    - Nhiễm nấm huyết: sốt, tổn thương da dạng sẩn hoại tử, thâm nhiễm phổi, viêm màng não
    4. Bệnh do nấm Cryptococcus


    - Viêm màng não: đau đầu, sợ ánh sáng, hội chứng màng não, rối loạn ý thức, dấu thần kinh khu trú; sốt
    Sinh thiết da hoặc chọc hút hạch soi tìm nấm, cấy máu
    Xét nghiệm dịch não tủy, nhuộm mực tàu và cấy tìm nấm
    - Phác đồ ưu tiên: amphotericin B tĩnh mạch 0,7mg/kg/ngày x 2 tuần, sau đó fluconazole 800-900 mg/ngày x 8 tuần.
    - Phác đồ thay thế: fluconazole 800-900 mg/ngày x 8 tuần (cho trường hợp nhẹ không có biến chứng hoặc trong trường hợp không có amphotericin B).
    Điều trị tăng áp lực nội sọ: chọc dẫn lưu dịch não tuỷ hàng ngày một hoặc nhiều lần tùy mức độ tăng áp lực nội sọ, mỗi lần dẫn lưu 15-20 ml hoặc cho tới khi người bệnh bớt đau đầu (mannitol và corticoid không có tác dụng)
    Điều trị duy trì: fluconazole 150-200 mg/ngày, suốt đời; ngừng sử dụng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng
    5. Bệnh do nấm Penicillium marneffei




    - Tổn thương da đơn thuần: các mụn sẩn trên da, lõm ở trung tâm, hoại tử tạo vảy đen, không đau, không ngứa, ở mặt, hoặc toàn thân.
    - Nhiễm nấm huyết: sốt, tổn thương da, thiếu máu, gan lách to, hạch to, suy kiệt.
    - Nấm phổi: ho khan, sốt, có thể có khó thở mức độ nhẹ và vừa.
    Chẩn đoán phân biệt với lao kê và PCP
    - Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như trên.
    - Soi tươi bệnh phẩm da, tuỷ xương, hạch và cấy tìm nấm.
    - Cấy máu và nuôi cấy các bệnh phẩm trên trong môi trường Sabbouraud ở 25-37oC.
    - Phác đồ ưu tiên: amphotericin B (0,7 mg/kg/ngày) trong 2 tuần sau đó itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8- 10 tuần
    - Phác đồ thay thế (cho trường hợp nhẹ hoặc không có amphotericin B): itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8 tuần
    Điều trị duy trì: itraconazole 200 mg/ngày, suốt đời; ngừng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng.
    6. Viêm phổi do Pneumocystis (PCP)
    - Chẩn đoán: Ho, khó thở, sốt, ra mồ hôi đêm. Diễn biến bán cấp 1- 2 tuần, chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng. XQ phổi bình thường trên 90% bệnh nhân; điển hình: thâm nhiễm kẽ lan tỏa hai bên
    Đáp ứng với điều trị thử bằng co- trimoxazole có thể được sử dụng để chẩn đoán
    Nếu có điều kiện: lấy dịch rửa phế quản nhuộm Giemsa, nhuộm bạc, miễn dịch huỳnh quang tìm P. jiroveci.
    - Điều trị: Cotrimoxazole: liều dựa trên TMP (15mg/kg/ngày chia 4 lần) x 21 ngày; người bệnh < 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 2 viên/lần x 4 lần; người bệnh > 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 3 viên/lần x 4 lần.
    Trong trường hợp suy hô hấp: prednisolon (uống hoặc tĩnh mạch) (40mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau đó 40mg x 1 lần/ngày x 5 ngày rồi 20 mg x 1 lần/ngày x 11 ngày).
    Điều trị duy trì: cotrimoxazole 960mg uống hàng ngày cho đến khi người bệnh điều trị ARV có CD4 >200 TB/mm3 kéo dài ≥ 6 tháng

    Phác đồ thay thế: Clindamycin 600 mg tiêm tĩnh mạch hoặc 450 mg uống ngày 3 lần + primaquine 15 mg uống 1 lần/ngày trong 21 ngày nếu dị ứng sulfamid
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-05-2014 lúc 08:17.

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    oneone (07-01-2014)

  5. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm nấm Panicillium marneffei: Một chỉ điểm AIDS

    Nhiễm nấm Penicillium marneffei hiện được xem là một trong những dấu hiệu chỉ điểm quan trọng giúp nhận biết một người nhiễm HIV chuyển thành AIDS.Một bệnh nhân nam, 29 tuổi quê ở Gò Dầu-Tây Ninh nhập viện BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM trong tình trạng sốt kéo dài khoảng 30 ngày. Trước đó, BN đã đựơc điều trị với chẩn đóan sốt rét tại BV Gò Dầu khoảng 10 ngày rồi về nhưng bệnh không giảm.
    Phải chết sớm do chưa xác định được nhiễm nấm
    Một bệnh nhân AIDS nhiễm nấm ở miệng.(Ảnh minh hoạ)

    Vài ngày sau bệnh nhân nhập BV Nguyễn Trãi-TPHCM điều trị thêm 10 ngày nữa nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên tự bỏ viện.
    Ba ngày sau, người bệnh được cấp cứu vào BV Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao, thiếu máu, suy kiệt, gan, lách, hạch ngoại biên to. Ngày hôm sau xuất hiện vài sẩn rải rác ở da mặt và dương vật.Khi xét nghiệm cấy máu đã phát hiện BN bị nhiễm nấm Penicillium marneffei (P.M) đồng thời có kết quả HIV dương tính. Do các cơ sở y tế trước không xác định đựơc bệnh nên bệnh nhân không được điều trị kháng nấm ngay từ đầu và đã tử vong trước khi có kết quả cấy nấm.Qua điều tra cho thấy, bệnh nhân có quan hệ tình dục với gái mại dâm ở Campuchia 5 năm trước.Đây cũng chính là ca bệnh đầu tiên nhiễm nấm P.M được phát hiện tại VN 10 năm trước..Nhiễm nấm P.M không chỉ hiện diện ở bệnh nhân AIDS mà cả những người bình thừơng. Mức độ nhiễm P.M nặng hay nhẹ phụ thuộc vào độ suy giảm miễn dịch cuả cơ thể. Tỉ lệ nhiễm bệnh đặc biệt cao ở bệnh nhân AIDS - những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
    Nấm Penicillium marneffei : Dấu hiệu cho biết người nhiễm HIV chuyển sang AIDSCó đến 96,6% trường hợp nhiễm nấm P.M ở vào giai đoạn AIDS. Khi bệnh nhân ở vào giai đoạn AIDS, tức là hệ thống miễn dịch đã bị thương tổn nặng nề, đây là cơ hội để bệnh P.M phát triển. Khi đã nhiễm P.M sẽ tác động lên hệ miễn dịch làm cho nó vốn đã suy yếu càng suy yếu hơn. Thực tế nghiên cứu cho thấy, P.M chính là bệnh chỉ điểm của AIDS. Từ tháng 3/2005, bệnh do P.M đã được Bộ Y tế nước ta đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán AIDS trên người nhiễm HIV.

    Hình ảnh nấm Penicillium marneffei phát triển (Ảnh: medscape)
    Khi bị nhiễm nấm P.M toàn thân, bệnh nhân có các biểu hiện thừơng gặp là sốt kéo dài, gan lách to, giảm bạch cầu, thiếu máu, ho kéo dài đôi khi ho ra máu trong bệnh cảnh phế quản phế viêm, sụt cân. Tổn thương da đặc trưng là các nốt sần, lõm ở trung tâm đôi khi dẫn đến hoại tử.BS.Nguyễn Thế Dũng cho biết, bệnh do nấm P.M toàn thân là một bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.Những ca không được điều trị đều có dự hậu xấu, tỉ lệ tử vong là rất cao tới 91,3 % trên bệnh nhân không AIDS và 100% trên bệnh nhân AIDS.Trong trường hợp có điều trị thì tỉ lệ tử vong cũng khá cao, khoảng 20% vì khi P.M xâm nhập vào cơ thể qua đừơng hô hấp một thời gian sau sẽ xâm nhập vào máu rồi lan tràn khắp nơi gây tổn thương nhiều cơ quan trong đó có da niêm. Đường hô hấp là đường lây nhiễm chủ yếu nhất. Điều trị bằng thuốc kháng nấm càng sớm càng tốt. Thuốc kháng nấm sử dụng ban đầu nên là Amphotericin B, có thể phối hợp hoặc thay thế bằng Intraconazole.Việc điều trị bằng thuốc kháng nấm liên tục rất quan trọng vì nhiễm P.M toàn thân thừơng gặp ở BN có số lựơng CD4 thấp và chức năng miễn dịch suy giảm rõ rệt. Điều đáng lưu ý là bệnh nếu điều trị phòng ngừa nhưng không liên tục bệnh sẽ bị tái phát hay tử vong trong vòng 1 năm.Cho tới nay, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là nơi phát hiện và điều trị cho bệnh nhân nhiễm P.M đồng nhiễm HIV cao nhất nước, tính đến cuối 2003 là 118 bệnh nhân. Đáng lưu ý là gần một nửa trong số đó không biết mình bị nhiễm HIV khi nhập viện nên đã đến khám và điều trị ở những cơ sở y tế khác ít hoặc không có kinh nghiệm về bệnh này nên đã gây khó khăn trong điều trị.Trước đây, căn bệnh này rất ít khi xuất hiện nên kinh nghiệm, kiến thức lẫn sự nhạy bén trong lâm sàng của bác sĩ để phát hiện bệnh rất hạn chế. Dẫn đến việc bỏ sót hoặc phát hiện muộn gây khó khăn trong điều trị. Nghiên cứu nằm giúp bác sĩ điều trị nhận diện bệnh một cách dễ dàng đồng thời có phác đồ điều trị hiệu quả là đề tài tốt nghiệp chuyên khoa II của BS. Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
    Nhật Phương

  6. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm Penicillium marneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS (2001)

    Nhân 3 trường hợp nhiễm Penicillium marneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Viện Da Liễu Quốc gia và Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới.
    BSNT. Lê Hữu Doanh

    1 Đặt vấn đề

    Nhiễm HIV/AIDS đang ngày càng tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Vùng Đông Nam Châu á và Việt Nam ta cũng không tránh khỏi đại dịch này. Tính đến 31.5.2001, ở Việt Nam có 36.445 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 5.490 đã phát triển thành AIDS và 2.989 trường hợp tử vong do AIDS. Theo một số nghiên cứu, các nhiễm trùng cơ hội như: viêm não, viêm phổi, nhiễm nấm, lao và các bệnh nhiễm trùng khác là nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân HIV/AIDS. ở Chiềng Mai - Thái Lan, 3 loại nhiễm trùng cơ hội đứng hàng đầu là Mycobacterium tuberculosis, Cryptococcus neoformansPenicillium marneffei (1). Cho tới nay, tại Việt Nam, chưa có báo cáo đầy đủ nào về nhiễm Penicillium marneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS, mặc dù loại nấm này được phân lập lần đầu tiên năm 1956 tại Việt Nam. Các biểu hiện lâm sàng, hình thái nấm và các xét nghiệm khác để chẩn đoán chưa được đề cập nhiều, vì vậy việc hướng tới chẩn đoán bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
    Từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20, số lượng các ca nhiễm nấm Penicillium marneffei lan toả tăng một cách đột ngột ở phía Bắc Thái Lan, nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Ở những vùng này, do có mối liên quan giữa nhiễmPenicillium marneffei lan toả với AIDS, nên người ta coi đây là một bệnh chỉ điểm AIDS. Với sự lan nhanh của đại dịch HIV ở Châu Á, nhiễm nấm Penicillium marneffei dường như sẽ trở thành vấn đề chính trong vùng Đông Nam Châu Á và Nam Trung Quốc trong thời gian tới. Penicillium marneffei là một loại nấm sâu hay gặp ở vùng Đông Nam Châu Á và Nam Trung Quốc.
    2 Lịch sử bệnh:

    Nấm Penicillium marneffei được phân lập đầu tiên ở nội tạng của một loài chuột có tên là Rhizomys sinensis tại cao nguyên miền trung Việt Nam năm 1956. Sau đó, năm 1959, người ta mô tả một bệnh nhân người Pháp bị lây bệnh do sơ xuất trong chuyển bệnh phẩm làm kim chọc vào tay. Biểu hiện lâm sàng là nốt dưới da kèm theo sưng hạch và viêm đường bạch mạch tại chỗ. Ca lâm sàng tự nhiên đầu tiên được phát hiện vào năm1973 là một người truyền giáo 61 tuổi bị bệnh Hogkin sau khi tới vùng Đông Nam Châu Á trở về 2 năm. Ca bệnh tự nhiên thứ hai vào năm 1984 là người đàn ông Mỹ 59 tuổi đã có tiền sử sống ở vùng Đông Nam Châu Á. Cùng năm đó, ở Thái Lan phát hiện 5 trường hợp nhiễm nấm nội tạng, không trường hợp nào đề cập đến kèm nhiễm HIV. Năm 1988, ở Châu Âu và Mỹ người ta phát hiện bệnh nhân HIV/AIDS có nhiễm nấm P. marneffei hệ thống sau khi họ trở về từ ở vùng Đông Nam Châu Á (2).
    Hiện nay, vùng dịch tễ của P. marneffei là ở Bruney, Campuchia, nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.

    3 Lâm sàng
    Nấm Penicillium marneffei có thể gây nhiễm trùng toàn thân nặng ở cả người bình thường và suy giảm miễn dịch. Các trường hợp nhiễm nấm trên bệnh nhân không bị nhiễm HIV là rất hiếm. Biểu hiện lâm sàng và giải phẫu bệnh của nhiễm Penicillium marneffei ở bệnh nhân không bị nhiễm HIV tương tự như ở bệnh nhân bị nhiễm HIV.

    Bệnh nhân bị HIV/AIDS bị nhiễm Penicillium marneffei lan toả có biểu hiện sốt, thiếu máu, sụt cân, ho, sưng hạch, gan lách to. Trong một nửa trường hợp có nhiễm nấm Candida miệng kèm theo. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng trên thường là không đặc hiệu có thể nhầm với các biểu hiện khác của nhiễm trùng cơ hội liên quan đến HIV/AIDS.

    Khoảng 70% các trường hợp có biểu hiện tổn thương da đặc trưng có thể gợi ý đến Penicillium marneffei (1). Điển hình, thương tổn là sẩn, lan toả, lõm ở trung tâm có thể giống với u mềm lây. Tổn thương tập trung chủ yếu ở đầu, mặt, phần trên thân mình và chi trên. Một vài bệnh nhân có biểu hiện tổn thương ở vòm họng sau. Tuy nhiên, tổn thương không đặc hiệu này có thể gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS nhiễm Cryptococcosis hoặc Histoplasmosis lan toả. Các biểu hiện lâm sàng hiếm gặp hơn là: loét, u hạt, tổn thương giống trứng cá, và viêm nang lông.



    Vũ Văn K. 23T, 19/2/2001
    Tổn thương sẩn lõm trung tâm ở mặt



    Trần Xuân Đ. 22T, 20/2/2001
    Mụn mủ và sẩn lõm trung tâm ở mặt

    Biểu hiện bệnh ở trẻ nhỏ, thường giống người lớn như sốt, sụt cân, sưng hạch cổ và gan lách to thường hay gặp hơn, phát triển thể chất và tinh thần thường chậm. Các thương tổn da cũng tương tự như người lớn



    Lê Vũ L, 18T, 20/9/2001
    Nhiều sẩn lõm trung tâm ở mặt



    Lê Vũ L, 18T, 20/9/2001
    Nhiều nốt trắng ở lưỡi và vòm miệng
    P. marneffei và Candida albicans
    4 Xét nghiệm

    4.1. Xét nghiệm không đặc hiệu

    • Thiếu máu, tăng hoặc giảm bạch cầu, tăng men gan và bilirubin. Số lượng tế bào TCD4+ thường dưới 100 TB/mm3.
    • Chụp X quang phổi có thể thấy thâm nhiễm dạng nốt, mạng lưới hoặc có biểu hiện bệnh lý màng phổi.

    4.2. Nấm học
    Penicillium marneffei là nấm thuộc họ Penicillium và là nấm lưỡng hình. Penicillium phát triển giống như tế bào nấm men khi sống ở mô tế bào hoặc nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng ở 370C và giống dạng sợi khi nuôi cấy ở 250C-300C.
    Ở dạng nấm sợi (250C), Penicillium marneffei tạo ra khuẩn lạc tập trung thành cụm màu hơi xanh xám, phát triển nhanh. Trong quá trình hình thành khuẩn lạc, Penicillium marneffei tạo ra sắc tố đỏ đặc trưng khuyếch tán vào môi trường thạch và tính chất này được cho là tiêu chuẩn có giá trị chẩn đoán Penicillium marneffei. Trên kính hiển vi, thấy dạng nấm sợi chia nhánh có vách ngăn, cuống bào tử thẳng, chia nhánh, trong suốt hoặc có sắc tố, thể bình mọc thành nhóm tiếp theo nhánh cuống bào tử, các bào tử hình cầu hoặc dạng oval, nhẵn hoặc thô liền tiếp theo với thể bình.
    Ở dạng nấm men (370C), nấm phát triển giống nấm men hình thành các khuẩn lạc nhẵn, mềm màu trắng đến nâu nhạt, và không hình thành sắc tố đỏ. Vi thể, nấm men này có hình cầu hoặc oval và có hình ảnh vách chia đôi. Đây là biểu hiện của hình thức sinh sản phân đôi hơn là hình thức sinh sản nẩy chồi (4).
    • Xét nghiệm nấm
    • Soi tươi: + Bệnh phẩm lấy ở da, tuỷ xương, hạch.
    + Nhuộm Wright hoặc Giemsa.
    • Cấy : Bệnh phẩm lấy ở da, sinh thiết tuỷ xương, máu, chọc hạch.

    • 25 độ C dạng sợi.
    • 37 độ C dạng men.
    • Ở nhiệt độ 25, khuẩn lạc có dạng sợi và khuyết tán màu đỏ ra môi trường nuôi cấy
      Ở nhiệt độ 37, khuẩn lạc có dạng men, trắng bóng
    • P. marneffei trên kính hiển vi điện tử
      Độ nhậy và độ đặc hiệu có thể đạt được 100%.
      • Tìm kháng thể chống nấm trong máu.
      • Tìm kháng nguyên nấm.
      • Xét nghiệm PCR (5).
      4.3. Giải phẫu bệnh:
      Chẩn đoán có thể được đưa ra dựa vào hình ảnh giải phẫu bệnh với hình ảnh dạng nấm men phân chia trong mô. P. marneffei và H. capsulatum có hình ảnh tương tự nhau, nhưng H. capsulatum có hình ảnh nẩy trồi còn P. marneffei có hình ảnh chia đôi thể hiện 2 hình thức sinh sản tương ứng.


      Tổn thương da do P. marneffei trên giải phẫu bệnh


      • Tế bào nấm phân chia theo kiểu chia đôi khác với nấm candida là theo kiểu nẩy trồi


      5 Điều trị

      Nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến tử vong. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời với các thuốc chống nấm có thể chữa khỏi cho 80% các trường hợp. Nhiễm trùng cơ hội khác đi kèm có thể được điều trị trị đồng thời (1).
      Điều trị chuẩn: Amphotericin B 0,6-1mg/Kg/ngày tĩnh mạch trong 6-8 tuần. Nhưng bệnh nhân phải nằm viện lâu.
      Trên in vitro, Penicillium marneffei nhậy với miconazole, ketoconazole, itraconazole và 5-fluorocytosine.
      Itraconazole: 200mg x 2lần/ ngày trong 2 tháng. Các tháng tiếp theo dùng 100mg 1lần/ngày.
      Điều trị kết hợp hiện nay: Amphotericin B 0,6mg/Kg/ngày tĩnh mạch trong 2 tuần, 10 tuần tiếp dùng itraconazole 200mg/ngày.
      Giảm sốt và tổn thương da biến mất trong 2 tuần đầu. Tái phát trong 6 tuần sau đó chiếm 25%
      Liều phòng: Itraconazole 200mg/ngày (3).
      Dưới đây xin giới thiệu là một trong 3 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nằm điều trị ở Viện Da Liễu và Viện Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới được phát hiện nhiễm nấm Penicillium marneffei. Các bệnh nhân này đã được ghi nhận vào tháng 2 năm 2001.

      • Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Văn Q. Tuổi: 23 Nam


      • Địa chỉ: Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình.


      • Vào Viện: 9-2-2001


      • Bệnh sử: bệnh nhân bị bệnh 2 tháng với biểu hiện sốt, gầy sút, ho, đi ngoài phân lỏng. 7 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân thấy xuất hiện các sẩn ở mặt, ít ở cổ và phần trên người.
      • Tiền sử: không rõ tiêm chính, nhưng bệnh nhân có sống ở Quảng Ninh năm 1993
      • Khám: TTCB: Sẩn: Các sẩn nổi cao kích thước 0,3-0,5cm đường kính. Trung tâm sẩn lõm, có cái có vẩy tiết, sẩn sờ chắc. Có sẩn giống u mềm lây. Tổn thương nhiều lan toả. Vị trí: mặt, rải rác ở cổ, phần trên thân mình và cánh tay. Ngoài ra, có một số vết loét, sẹo. Họng bệnh nhân có loét kích thước 0,5-1cm màu vàng.


      • Hạch cổ, dưới hàm, nách, bẹn nhiều kích thước 1-2cm di động dễ, gan 1cm dưới bờ sườn, lách to ngang rốn. Bệnh nhân sốt: 38-39,50C.


      • Xét nghiệm:
      • CTM: HC: 2,23 x1012/l, Hst 61g/l, Hct 0,179, TC: 43 x109/l, BC: 6,9 x109/l (TT: 70%, Ưa acid: 2%, Mono: 4%, Lym: 24%) Sinh hoá máu: Ure: 8,9 mmol/l, Đường: 3,9 mmol/l, Bil TP: 19,4 mmol/l, TT: 10 mmol/l, GT: 9,4 mmol/l, Pro: 52,9 g/l, Glo: 32,9 g/l, A/G: 0,6, GOT: 236 UI/l/370C, GPT: 20 UI/l/370C.
        HIV: Serodia, Genscreen và Genie II dương tính.
        TCD4+: 79TB/mm3 , TCD8+: 221TB/mm3, TCD4 /TCD8 : 0,36, Lym: 1656 TB/ mm3
        Siêu âm: Gan trái 11cm, gan phải 16cm, Lách 18,5cm, ổ bụng có nhiều dịch, hạch ổ bụng 1,5cm.
        Ngoáy họng xét nghiệm nấm và vi khuẩn âm tính.
      • Xét nghiệm nuôi cấy bệnh phẩm tại tổn thương da ở 370C trên môi trường thạch máu và 250C trên môi trường Saubouro. Trên môi trường 250C thấy khuẩn lạc P. marneffei, soi thấy hình ảnh dạng sợi điển hình: Chúng tôi tiến hành cấy trên môi trường Saubouro, sau 2 ngày thấy nấm mọc, ngày thứ 3 thấy xuất hiện sắc tố đỏ tại nơi nấm mọc và môi trường xung quanh. Khi lấy khuẩn lạc lên soi sau 7 ngày nuôi cấy thấy hình ảnh nấm sợi với cuống bào tử thẳng, chia nhánh, trong suốt, thể bình giống bình thót cổ mọc thành nhóm ở cực ngoài của nhánh cuống bào tử, nhiều bào tử hình cầu hoặc dạng oval, nhẵn hoặc thô liền tiếp theo với thể bình. Trên môi trường 370C, chúng tôi thấy khuẩn lạc dạng men, khi tiến hành soi thấy hình ảnh nấm men ,một số có vách ngăn.
      • 6 Kết luận

        Trên đây là 1 trong 3 trường hợp nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS bị nhiễm nấm P. marneffei với các thương tổn da điển hình (sẩn lõm ở giữa) tâp trung chủ yếu ở mặt và phần trên thân mình. Các xét nghiệm nuôi cấy cũng cho thấy 2 hình ảnh điển hình của nấm P. marneffei. Chúng tôi xin giới thiệu để các bạn tham khảo.



  7. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nhân đầu tiên tử vong vì viêm màng não do nấm penicillium

    admin September 11, 2012Một bệnh nhân đến Bệnh viện 103 với biểu hiện viêm não, tổn thương nhiều cơ quan và tử vong. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân viêm não do nấm penicillium marneffei, bệnh kết hợp với nhiễm nấm máu, nấm phổi và suy thận…


    Hình ảnh nấm não trên phim MRI (Nguồn: Dân trí)
    Đó là bệnh nhân nam (53 tuổi, Lộc An, Nam Định) làm nông nghiệp, không có tiền sử HIV hay các bệnh lý mạn tính khác. Bệnh nhân có biểu hiện sốt kéo dài nhiều ngày, kèm theo gầy sút cân (12kg), ho khan, đau đầu, nôn, chân phù. Đặc biệt, biểu hiện nổi bật là các triệu chứng trên hệ thần kinh, lúc đầu là đau đầu, nôn, sau đó có giảm trí nhớ, liệt nửa người trái, rối loạn tâm thần, co giật động kinh và giai đoạn sau là rối loạn ý thức, hôn mê.
    Bệnh diễn biến phức tạp với tổn thương nhiều cơ quan như viêm não, viêm phổi, nấm máu và suy thận. Đã điều trị tích cực bằng kháng sinh, nuôi dưỡng, thông khí nhân tạo, lọc thận, bù dịch điện giải… nhưng người bệnh bị suy hô hấp nặng và đã tử vong sau hơn 3 tháng mắc bệnh.
    Tiếp tục xét nghiệm giải trình tự gen tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ cao, Học viện Quân y và Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ đều xác định là chủng nấm penicillium marneffei. Đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam bệnh nhân không bị HIV/AIDS nhiễm loại nấm này.
    Penicillium marneffei lần đầu tiên được phân lập tại Việt Nam vào năm 1956 từ một loài chuột tre (bamboo rat) có tên là Rhyzomys sinensis. Trường hợp nhiễm nấm penicillium marneffei xảy ra đầu tiên trên người được công bố đầu tiên năm 1973 ở một người Mỹ bị bệnh Hodgkin đã sống ở Đông Nam Á.
    Sau đó, người ta phát hiện được một số trường hợp ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam nhưng đều ở người HIV/AIDS. Gần đây, nhiễm nấm penicillium marneffei được coi là nhiễm trùng cơ hội hay gặp trong những người nhiễm HIV/AIDS tại khu vực Đông Nam Á hoặc đi du lịch tới các nước Đông Nam Á.
    Triệu chứng lâm sàng chung của nhiễm nấm penicillium marneffei thường biểu hiện lách to, gan to, hạch to, sốt trên 38 độ C, giảm cân, thiếu máu, nổi ban sẩn đỏ ngoài da và nấm họng, đau đầu, tiêu chảy, ho, khó thở… các biểu hiện về nhiễm nấm máu, nấm não – màng não ít gặp hơn. Đặc điểm lâm sàng chung của nấm não – màng não là đau đầu, buôn nôn, nôn, rối loạn tâm thần, co giật động kinh, có thể có liệt, hội chứng màng não, rối loạn ý thức, hôn mê…
    Bệnh nhân đã bị nhiễm nấm máu, từ đó nấm lan rộng khắp cơ thể và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương các cơ quan nội tạng quan trọng như viêm phổi, suy thận, nhiễm nấm máu… Bệnh khó được chẩn đoán đúng ngay từ đầu do tổn thương phức tạp, lan tỏa và không đặc hiệu, dễ nhầm với lao, viêm não virus, ung thư.
    (Dân trí)







  8. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nhân nhiễm HIV dễ có cơ hội nhiễm nấm Penicillium marneffei gây bệnh
    Một bệnh nhân AIDS nhiễm nấm ở miệng. (Ảnh minh hoạ)

    Bệnh nhân nhiễm HIV dễ có cơ hội nhiễm nấm Penicillium marneffei gây bệnh
    Nấm Penicillium có nhiều loại khác nhau nhưng hầu như chỉ có loại Penicillium marneffei gây bệnh. Bệnh do nhiễm nấm Penicillium marneffei ngày nay đang trở thành bệnh cơ hội chính trên bệnh nhân bị nhiễm HIV. Bệnh gây nên gọi là bệnh Penicilliosis marneffei. Ở tại nước ta đã phát hiện một số bệnh nhân HIV bị nhiễm nấm Penicillium marneffei gây bệnh.

    Đặc điểm loại nấm Penicillium marneffei gây bệnh
    Bệnh do nhiễm nấm Penicillium marneffei xuất hiện chủ yếu ở Đông Nam Á, một số trường hợp khác phát hiện ở miền Nam châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Indonesia. Gần đây bệnh còn được phát hiện ở một số nước châu Âu như Thụy Sĩ, Italia, Pháp, Hà Lan, Anh. Thụy Điển... Tại Việt Nam đã phát hiện một số bệnh nhân HIV bị nhiễm nấm Penicillium marneffei và Bệnh viện 103 cũng đã có thông báo một số trường hợp nhiễm nấm Penicillium marneffei trên bệnh nhân HIV.
    Nấm Penicillium thuộc lớp Ascomycetes gồm rất nhiều loài, chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên; đây là một trong những loại nấm tạp nhiễm hay gặp nhất trong phòng thí nghiệm. Chỉ có loại nấm Penicillium marneffei là tác nhân gây bệnh trực tiếp ở người và các loại động vật.
    Nấm Penicillium marneffei là loại nấm lưỡng dạng, mặc dù các nhà khoa học đã có những nghiên cứu nhưng vẫn có nhiều điều chưa biết rõ về đặc điểm sinh thái, dịch tễ học và khả năng gây bệnh của loại nấm này. Nấm Penicillium marneffei phân lập được lần tiên ở loài chuột tre (bamboo rat, Rhizomys sinensis) ở miền Nam Việt Nam, sau đó phát hiện thêm ở một vài loài gặm nhấm khác, những loại này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Mặc dù loài chuột tre được xem là vật mang mầm bệnh nhưng chưa rõ chúng có phải là vật dự trữ mầm bệnh quan trọng này không hay chỉ là loại động vật nhạy cảm với nấm ở môi trường. Nấm Penicillium marneffei cũng đã phân lập được từ hang chuột tre. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng đất là nơi dự trữ mầm bệnh chính, nấm lây lan vào người qua đường hô hấp tương tự như các loại nấm lưỡng cực khác.

    Hình ảnh nấm Penicillium marneffei phát triển
    (Ảnh: medscape)

    Khả năng gây bệnh của nấm Penicillium marneffei
    Nấm Penicillium marneffei có khả năng gây bệnh ở người bình thường cũng như người bị suy giảm miễn dịch, đây là một trong nững loại nấm gây bệnh cơ hội. Đối với người có khả năng miễn dịch bình thường, bệnh do nhiễm nấm Penicillium marneffei có thể khu trú hoặc lan tỏa, trong đó thể lan tỏa có biểu hiện bệnh lý rất giống bệnh lao.
    Trên bệnh nhân nhiễm HIV, thường chẩn đoán được nhiễm nấm Penicillium marneffei ở giai đoạn bệnh lan tỏa. Tổn thương hay gặp nhất là ở da, hệ lưới nội mô, phổi và đường tiêu hóa. Một số trường hợp có thể bị nhiễm nấm máu và lan tới các cơ quan như thận, xương, khớp, màng ngoài tim. Biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, người bệnh chỉ có triệu chứng sốt, thiếu máu, gầy sút nhanh. Tổn thương ở da thường gặp gồm các nốt sẩn, hoại tử lõm trung tâm giống bệnh u hến lây (molluscum contagiosum) hay thấy ở mặt, thân mình, tứ chi. Trong nhiều trường hợp có áp xe dưới da, viêm loét kéo dài. Hạch lympho thường sưng, đau, có thể loét, hóa mủ và có lỗ dò.
    Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh
    Việc chẩn đoán xác định bệnh thường căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện nấm Penicillium marneffei ở các bệnh phẩm là mô nhiễm nấm, đặc biệt là ở da, tủy xương, máu, hạch lympho... Bệnh phẩm có thể xét nghiệm trực tiếp, giải phẩu bệnh, nuôi cấy và chẩn đoán miễn dịch.
    - Phương pháp xét nghiệm trực tiếp bệnh phẩm nhuộm giemsa với phết áp da, tủy xương cho phép chẩn đoán nhanh, nhạy khi phát hiện các tế bào nấm men có vách trung tâm trong tổ chức tế bào hoặc rải rác trong tổ chức tế bào. Tế bào nấm men thường hình tròn, hình ê líp, kích thước khoảng từ 2 đến 6 µm, có vách ngăn ở giữa.
    - Phương pháp giải phẩu bệnh từ bệnh phẩm nhuộm Grocott’s methenamine thấy những tế bào hình tròn hoặc hình ovale trong hoặc ngoài tế bào, đôi khi thấy những tế bào kích thước lớn, kéo dài thành hình xúc xích với kích thước tới 8 µm, có vách ngăn đặc hiệu.
    - Phương pháp nuôi cấy được thực hiện ở hai nhiệt độ khác nhau vì nấm gây bệnh là một loại nấm lưỡng dạng. Nếu nuôi cấy ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm, nấm mọc chậm, thường khoảng sau từ 2 đến 4 tuần nấm mới mọc. Khuẩn lạc nấm giống khuẩn lạc của các loại nấm Penicillium hoại sinh nhưng sinh sắc tố đỏ lan tỏa vào môi trường. Soi vi thể thấy những sợi nấm không màu, có vách ngăn, đính bào đài thành nhẵn, đầu có hai lớp tiểu bào đài, bào tử tròn, kích thước khoảng từ 2 đến 3 µm, mọc thành chuỗi. Nếu nuôi cấy ở nhiệt độ 37oC, khuẩn lạc nấm màu vàng nâu, có nếp nhăn, không sinh sắc tố đỏ. Soi kính hiển vi thấy những tế bào nấm men có kích thước từ 2 đến 6 µm, có vách ngăn ở giữa.
    - Phương pháp chẩn đoán miễn dịch hiện nay chưa có xét nghiệm chẩn đoán nào lưu hành trên thị trường. Đã có một số kết quả khả quan trong nghiên cứu một loại kháng nguyên mannoprotein thành tế bào Mplp ứng dụng trong chẩn đoán.
    Trong điều trị, loại nấm Penicillium marneffei nhạy cảm với thuốc amphotericin B, itraconazole. Tuy nhiên, việc điều trị khởi đầu nên dùng amphotericin B với liều lượng 0,6 mg/kg cân nặng/ngày, trong 2 tuần. Sau đó uống itraconazole 400 mg/ngày, trong 10 tuần. Do nhiều bệnh nhân tái phát bệnh sau 6 tháng nên cần điều trị duy trì itraconazole 200 mg/ngày. Nếu không được điều trị, khi bệnh nhân AIDS bị nhiễm loại nấm này thì 100% trường hợp đều bị tử vong.
    Việc phòng bệnh chủ yếu là phòng các yếu tố nguy cơ như phòng nhiễm HIV. Việc dùng thuốc đề phòng bị nhiễm nấm Penicillium marneffei trên bệnh nhân nhiễm HIV đang sinh sống hoặc đi qua vùng dịch tễ của bệnh này đang được các nhà khoa học nghiên cứu.
    Khuyến nghị
    Hiện nay bệnh nhân nhiễm HIV đang có chiều hướng phát triển và gia tăng ở một số địa phương tại nước ta. Vì vậy các cơ sở y tế cần chú ý phát hiện và chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng cơ hội mắc phải trên các đối tượng này, trong đó có những trường hợp bị nhiễm loại nấm Penicillium marneffei gây bệnh. Nếu bệnh được phát hiện, chẩn đoán sớm thì việc điều trị sẽ đáp ứng tốt với các loại thuốc đặc hiệu.

    Ngày 21/06/2011
    TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

  9. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nấm Penicillium marneffei

    Thứ sáu, 28 Tháng 02 2016 20:07

    CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh
    P. marneffei là một loại nấm gây bệnh ở chuột tre, được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1950, gần đây lại được ghi nhận trên những bệnh nhân bị bệnh AIDS sống ở vùng Đông Nam Á.

    P. marneffei lần đầu tiên được xác định trong người nhiễm HIV vào năm 1988, nó xuất hiện muộn trong quá trình nhiễm HIV.


    Nhiễm P. marneffei là một vấn đề y tế công cộng mới nổi quan trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bị nhiễm bệnh.


    ¯Phương thức lây truyền


    P. marneffei lây chủ yếu qua đường hô hấp.


    Sự lây truyền có thể xảy ra từ loài gặm nhấm sang người hoặc động vật gặm nhấm và con người bị đồng nhiễm từ các nguồn môi trường chung sống.


    Hiện nay vùng dịch tễ của nấm P. marneffei là Bruney, Campuchia, nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.



    Hình ảnh nấm P. marneffei dưới kính hiển vi

    Triệu chứng lâm sàng



    • Nấm P. marneffei có thể gây nhiễm trùng toàn thân nặng ở cả người bình thường và người suy giảm miễn dịch.
    • Các trường hợp nhiễm nấm trên bệnh nhân không nhiễm HIV là rất hiếm
    • Biểu hiện lâm sàng và giải phẫu bệnh của nhiễm P. marneffei ở bệnh nhân không nhiễm HIV tương tự như ở bệnh nhân bị nhiễm HIV.
    • Bệnh nhân HIV/AIDS bị nhiễm P. marneffei lan tỏa có biểu hiện sốt, thiếu máu, giảm cân, hạch to, gan lách to và sang thương ở da. Trong mốt số trường hợp có nhiễm nấm Candida miệng kèm theo. Tuy nhiên các dấu hiệu và triệu chứng trên thường là không đặc hiệu, có thể nhầm với các biểu hiên khác của nhiễm trùng cơ hội liên quan đến HIV/AIDS.
    • Nhiễm khuẩn huyết do P. marneffei ở bệnh nhân HIV/AIDS là thể bệnh thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các thể lâm sàng.
    • Các bệnh phẩm để chẩn đoán xác định nhiễm P. marneffei thương là máu, sinh thiết da, tủy xương, hoặc các hạch bạch huyết…

    ­
    Các phương pháp chẩn đoán nấm P. marneffei


    ♣ Soi tươi: Các bệnh phẩm như máu, dịch tiết, sang thương da, tủy xương, hạch, dịch khớp, dịch não tủy…thấy nấm hạt men trong và ngoài tế bào


    Phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng dễ nhầm với các loại nấm khác.


    ♣ Cấy và định danh: P. marneffei là loại nấm lưỡng hình, hình thể khác nhau khi nuôi cấy ở nhiệt độ khác nhau


    - Ở nhiệt độ 37OC hoặc trong tổ chức: Nấm có dạng nấm men hình oval, những tế bào nẩy mầm rất đặc biệt, có vách ngăn ở giữa, đây chính là điểm khác với nấm men thực.- Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud ở 25OC, khuẩn lạc ban đầu gần như dạng bột màu xám, sau đó thành màu xanh vàng hoặc hồng xám; mặt dưới của khuẩn lạc thì có màu đỏ, khuếch tán vào môi trường.Khi soi dưới kính hiển vi thì trên những sợi nấm có vách ngăn sẽ có bào tử hình thành đính trên cuống, dạng hình chai.


    ♣ Mô bệnh học: nhuộm PAS hoặc GMS hoặc Wright, có phản ứng viêm dạng hạt, thấy vi nấm như hình trứng có vỏ bọc, có khuynh hướng tạo các tế bào nấm dài không có búp, sinh sản theo cách phân đôi.


    ®Điều trị:
    • Nếu không được điều trị bệnh, có thể dẫn đến tử vong.
    • Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời với các thuốc chống nấm có thể chữa khỏi cho 80% các trường hợp. Nhiễm trùng cơ hội khác có thể được điều trị đồng thời.
    • Điều trị chuẩn: Amphotericin B 0,6- 1mg/kg/ngày tĩnh mạch trong 6- 8 tuần.
    • Trên in vitro, P. marneffei nhạy với miconazole, ketoconazole, itraconazole và 5-fluorocytosine.
    • Itraconazole: 200mg x 2lần/ngày trong 2 tháng. Các tháng tiếp theo dùng 100mg 1 lần/ ngày.
    • Điều trị kết hợp hiện nay: Amphotericin B 0,6mg/kg/ngày tĩnh mạch trong 2 tuần, 10 tuần tiếp theo dùng Itraconazole 200mg/ngày.
    • Giảm sốt và tổn thương da biến mất trong 2 tuần đầu. Tái phát sau 6 tuần sau đó, chiếm 25%.
    • Liều phòng: Itraconazole 200mg/ngày.


    Tài liệu tham khảo

    1. Giáo trình ký sinh trùng y học (2004), Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 199 – 202.
    2. Tài liệu tập huấn: Chẩn đoán cận lâm sàng nhiễm trùng cơ hội trên người nhiễm HIV/AIDS, Hà Nội, 2009


    http://bvdkquangnam.vn/tin-tc/y-hc-t...marneffei.html

  10. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    . Bệnh nhiễm nấm Penicillium marneffei


    Lâm sàng


    - Sốt kéo dài, sụt cân.
    - Sang thương da (chiếm #70% ca): dạng sẩn có hoại tử trung tâm điển hình hoặc dạng mụn mủ, vết loét, áp xe dưới da. Vị trí thường gặp: mặt, cổ.


    - Gan to, lách to, hạch to.
    - Thiếu máu.
    - Tổn thương phổi.
    - Tiêu chảy, viêm xương - khớp, viêm màng não, …
    Xét nghiệm
    - Soi tươi các bệnh phẩm máu, dịch tiết, sang thương da, tủy xương, hạch, khớp, dịch não tủy, … thấy nấm hạt men trong và ngoài tế bào.
    - Cấy và định danh.
    - Các kỹ thuật khác: PCR, ELISA, ngưng kết Latex, kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA), … thực hiện khi có điều kiện.
    Chẩn đoán xác định: dựa vào
    - Lâm sàng: sốt kéo dài, thiếu máu, gan-lách-hạch to, sẩn da hoại tử trung tâm.
    -Xét nghiệm: tìm thấy Penicillium marneffei trong bệnh phẩm.
    Chẩn đoán phân biệt:
    - Nhiễm nấm toàn thân khác:
    + Histoplasma capsulatum: cấy bệnh phẩm dương tính.
    + Cryptococcus neoformans, …
    - Bệnh lao lan tỏa.
    Điều trị
    Điều trị tấn công:
    - Phác đồ ưu tiên:
    + Liposomal Amphotericin B tĩnh mạch 3-5 mg/kg/ngày x 2 tuần; sau đó, Itraconazole 200 mg x 2 lần/ngày x 10 tuần, hoặc
    + Amphotericin B: 0,7 mg/kg/ngày tĩnh mạch x 2 tuần; sau đó, Itraconazole 200 mg x 2 lần/ngày x 8-10 tuần.
    - Phác đồ thay thế (cho trường hợp nhẹ hoặc không có Amphotericin B): Itraconazole 200 mg x 2 lần/ngày x 10 tuần.
    Điều trị duy trì
    - Itraconazole 200 mg/ngày, uống suốt đời.
    - Ngừng sử dụng khi người bệnh điều trị ARV có số TCD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng.
    http://www.bacsisaigon.com/tin-tuc-y...-hiv-aids.html

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •