Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Thuốc trị bệnh viêm nang lông

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Thuốc trị bệnh viêm nang lông

    Thứ sáu, 10/10/2014 08:30
    Viêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da. Biểu hiện bằng những nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông, căn nguyên thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

    Viêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da. Biểu hiện bằng những nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông, căn nguyên thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, một số trực khuẩn Gram âm, một số loại nấm... Tùy từng tác nhân gây bệnh mà sẽ có các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống khác nhau. Do vậy không phải cứ bị bệnh viêm nang lông là có thể dùng một loại thuốc để bôi.


    Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông, trong đó phải kể đến: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, nhiễm các chất phóng xạ... những yếu tố này có thể tác động trực tiếp lên da gây nên hiện tượng viêm nang lông;


    Do cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông; các trường hợp lạm dụng một số loại thuốc như bôi corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển.

    Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường; những người có rối loạn nội tiết cũng thường bị viêm nang lông do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi cộng thêm các yếu tố bên ngoài tác động như vi khuẩn, virut gây nên viêm nang lông.

    Viêm nang lông.

    Các biểu hiện của bệnh


    Các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông thường là: ngứa tại vùng da bị viêm; sau đó vùng da viêm sần sùi nổi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa ở vùng nang lông. Những nốt đỏ mọc quanh vùng bị viêm, có thể là viêm một hoặc nhiều nang lông cùng lúc, nhưng thường thì là viêm một vùng da nào đó trên cơ thể. Nốt đỏ không lớn lắm nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của người mắc chứng bệnh này. Sau khi những nốt đỏ được hình thành và gây ngứa.


    Viêm nang lông - viêm lỗ chân lông sẽ chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức, sau đó các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày khỏi không để lại sẹo. Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa rát. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp.


    Điều trị bệnh như thế nào?


    Trong việc điều trị bệnh viêm nang lông muốn có hiệu quả thì việc đầu tiên bạn nên tìm ra nguyên nhân vì sao gây bệnh viêm nang lông nhằm giúp phòng tái lại sau khi bệnh được chữa khỏi. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc phù hợp vừa mang lại hiệu quả cao, bệnh không tiến triển nặng hơn và không để lại sẹo.


    Dù là nguyên nhân gây bệnh do tụ cầu, vi khuẩn gram âm, virus hay nấm... thì các biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc bôi tại chỗ và sử dụng thuốc toàn thân. Các thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nang lông khá tốt như betadin, các loại kem mỡ kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn tốt như: bactroban, fucidin... Đối với một số trường hợp bệnh nặng lan ra toàn thân thì nên sử dụng một số thuốc có tác dụng toàn thân, tùy theo tình trạng bệnh viêm nang lông như:


    Viêm nang lông do tụ cầu: có thể sử dụng một số kháng sinh toàn thân khi cần thiết như kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, (cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol). Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ.


    Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như nizoral, canesten, mycoster... Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole hoặc terbinafine. Đối với nấm men Candida dùng itraconazole hoặc fluconazol.


    Trên đây là một số loại thuốc thông thường để điều trị bệnh viêm nang lông hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc trên trong trường hợp nào, liều lượng là bao nhiêu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu sử dụng thuốc không đúng cách và khoa học thì có thể gây tác dụng ngược lại, gây ra một số biến chứng có hại cho người sử dụng.


    Dự phòng bệnh bằng cách nào?


    Với người mắc bệnh viêm nang lông, bệnh thường hay tái phát, do vậy việc dự phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh nên: tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn; giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.


    Theo ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền - Sức khỏe và Đời sống
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguyên nhân gây viêm nang lông

    Cập nhật 08:00 ngày 08/02/2015
    SKĐS - Da vùng cánh tay và vùng đùi của tôi mẩn các nốt đỏ li ti như những hạt rôm, mùa đông rất ngứa.


    Viêm nang lông.

    Da vùng cánh tay và vùng đùi của tôi mẩn các nốt đỏ li ti như những hạt rôm, mùa đông rất ngứa. Tôi đã bôi nhiều thuốc mà không hết. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì, cách điều trị thế nào?

    Trần Thu (Hải Phòng)
    Rất có thể bạn bị viêm nang lông - là tình trạng viêm nhiễm nông ở da. Các nốt đỏ nhỏ hình thành ngay tại các lỗ chân lông khiến da sần, thô, ngứa râm ran khiến phải gãi thường xuyên, vì thế da dễ bị trầy xước hoặc viêm nhiễm có mủ.


    Viêm chân lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường do vi khuẩn gây ra (cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm). Những nguyên nhân gây viêm chân lông thông thường nhất: sự cọ xát với quần áo hoặc cạo râu, lông; tăng tiết mồ hôi quá mức; tổn thương trên da do trầy xát hoặc mổ xẻ; dính hóa chất... Những người dễ bị viêm chân lông thường là người bị suy yếu hệ miễn dịch như đái tháo đường, suy thận, ghép bộ phận; da bị tổn thương sẵn; dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc bôi ngoài da loại corticosteroid; béo phì; sinh sống tại những vùng khí hậu nóng và ẩm.


    Nếu vùng chân lông bị viêm có biểu hiện nhiễm khuẩn, có mủ, các nốt viêm lan rộng hoặc tái phát... cần đi khám da liễu để có cách điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp viêm nhẹ, chỉ cần giữ da sạch và thực hiện thêm các biện pháp sau đây, bệnh sẽ hết: Đắp khăn ấm lên vùng da viêm nhiều lần mỗi ngày; dùng xà phòng chứa chất kháng sinh vệ sinh da mỗi ngày 2 lần và dùng thuốc kháng sinh thoa ngoài da. Giặt khăn và quần áo bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng.
    BS. Vũ Thu Dung
    suckhoedoisong

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm nang lông có chữa được không?

    Thứ năm, 26/11/2015 11:07

    Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng lại rất mất thẩm mỹ đặc biệt đối với phụ nữ. Nhiều người cho rằng bệnh không chữa được, buộc phải "sống chung với lũ", điều này đúng hay sai?

    Viêm nang lông là gì?

    Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng của các nang lông. Nang là nơi mọc ra sợi lông, nằm ở dưới da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều.

    Ngoài ra, các yếu tố như mồ hôi, da dầu và mỹ phẩm cũng có thể gây bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trên da như staphylococcus đi vào các nang lông và gây nhiễm trùng.

    Khi bị nhiễm, da sẽ biến đổi giống như “
    nổi da gà”, các nang lông chứa đầy mủ (mụn mủ), đỏ, ngứa, với một sợi lông/tóc ở trung tâm mụn đỏ đó. Thỉnh thoảng mụn này có thể vỡ, chảy ra dịch màu trong hoặc vàng nhạt.

    Nang lông cũng có thể bị kích thích bởi cọ xát lặp đi lặp lại. Chẳng hạn khi bạn mặc quần jean bó sát, chất vải thô tác động vào da gây kích ứng dẫn đến viêm nang lông ở đùi hoặc bẹn.

    Bệnh khá phổ biến ở các vận động viên đổ mồ hôi nhiều bởi đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây viêm nang lông phát triển mạnh. Bệnh cũng hay gặp ở quý ông do thói quen cạo râu, đặc biệt là khi cạo râu ngược chiều mọc của râu. Những bệnh nhân đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư đang hóa trị, hoặc bệnh nhân đang uống thuốc ức chế miễn dịch cũng dễ bị viêm nang lông hơn những người khác.

    Hầu hết viêm nang lông không lây. Nhưng nếu dùng chung bồn tắm, khăn, quần áo hoặc dao cạo với người bị viêm nang lông có thể làm lây nhiễm tình trạng nhiễm trùng qua các vết xước da.

    Mồ hôi là môi trường lý tưởng để viêm nang lông phát triển

    Bệnh có chữa được không?

    Tin tốt lành là viêm nang lông có thể trị và phòng ngừa được. Vì vậy, đừng lo lắng khi thấy một hình ảnh đáng sợ của viêm nang lông trên internet, hoặc nghe ai đó truyền tai nhau nói viêm nang lông không trị được. Viêm nang lông nhẹ và trung bình thường mất nhanh chóng và không để lại sẹo nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, giống như tất cả các bệnh nhiễm trùng khác, luôn luôn có phần trăm nhỏ bệnh không thuyên giảm mà phát triển nghiêm trọng hơn.


    Viêm nang lông nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu thành viêm mô tế bào, để lại sẹo, nếu ở da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.

    Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê một loại kháng sinh uống chẳng hạn như cephalexin hoặc erythromycin. Một loại không thể thiếu trong toa thuốc là thuốc bôi có chứa kháng sinh như erythromycin, clindamycin, hoặc mupirocin.

    Đôi khi ngoài thuốc thoa kháng sinh, bác sĩ có thể cho thoa thêm hydrocortisone 1% trong 3-5 ngày để giảm ngứa nhanh hơn. Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm nang lông có kèm với tình trạng nhiễm nấm, bạn sẽ được cạo tìm nấm, để sử dụng thuốc kháng nấm thích hợp.

    Có viêm nang lông cấp tính và viêm nang lông mãn tính. Viêm nang lông mạn tính có vẻ khó điều trị hơn vì kháng sinh thường không đem lại hiệu quả rõ ràng trên các trường hợp mãn tính.

    Ngăn ngừa viêm nang lông tái phát trong tương lai

    Quần áo chật là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nang lông, nên cần cố gắng tránh điều này. Thay vì mặc legging, quần jean bó, hoặc bất kỳ chất liệu vải nào cứng và xù xì có thể gây kích ứng da, chúng ta nên mặc quần áo rộng cho da thở đồng thời mồ hôi và hơi ẩm cũng bốc hơi dễ dàng hơn.

    Hãy nhớ giữ vệ sinh cá nhân là bắt buộc đối với điều trị viêm nang lông. Một trong những cách tốt nhất là thay ga trải giường thường xuyên để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và các ký sinh trùng bị mắc kẹt trong đó.

    Khi cạo râu, sử dụng một lưỡi dao sắc và một loại kem cạo râu để dao cạo trượt trơn tru hơn trên da. Nếu vẫn bị tái phát, bạn không nên tiếp tục cạo râu, thay vào đó bạn có thể chuyển sang một loại kem làm rụng lông chẳng hạn.

    Đối với chị em phụ nữ, tình trạng viêm nang lông tái đi tái lại ở nách, vùng mu, chân. Thay vì wax lông, việc triệt lông vĩnh viễn bằng IPL hoặc laser có thể giải quyết được lũ “vi-ô-lông” đáng ghét vừa có thể giảm tình trạng viêm nang lông không mong muốn.

    Theo Anh Thư - Zing.vn

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mẹo phòng tránh viêm nang lông

    Thứ Bảy 23/1/2016 05:00:37 PM

    SKĐS - Viêm nang lông là một bệnh da phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn và những vùng da bị bệnh hình thành mụn hoặc nốt sưng đau do các nang lông bị tổn thương hoặc kích thích. Tình trạng này thường xảy ra ở chân, cánh tay, lưng và mông. Dưới đây là những cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.





    Không sử dụng kem dưỡng ẩm bừa bãi


    Ngừng ngay việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nếu bạn bị viêm nang lông. Chúng có xu hướng bít lỗ chân lông của bạn và khiến cho tình trạng này nặng thêm Thay vào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê cho bạn loại mỹ phẩm làm từ lô hội hoặc yến mạch để làm dịu da.
    Tránh tẩy hoặc cạo lông thường xuyên

    Nếu bị viêm nang lông, hãy tránh cạo hoặc tẩy lông một thời gian cho đến khi tình trạng viêm giảm. Khi hết sạch các bóng nước hoặc mụn, bạn có thể tẩy hoặc cạo lông nhưng không quá 1 lần/tháng. Ngoài ra, cần khử trùng các dụng cụ vệ sinh bạn sử dụng.



    Cạo lông đúng cách



    Đảm bảo lưỡi dao cạo sạch và nếu có thể, hãy sử dụng dao cạo điện. Sử dụng dầu dưỡng hoặc kem cạo râu để bôi lên chân và tay bạn trước khi bắt đầu cạo và sau khi cạo hãy rửa sạch chân tay với nước ấm và từ từ vỗ nhẹ cho khô. Sau đó, sử dụng kem dưỡng da nhẹ để giảm nguy cơ kích ứng da hoặc nổi mụn.
    Tránh mặc quần áo chật

    Một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn nhọt trên da là mặc quần áo bó sát. Hãy để da bạn được “thở” bằng cách mặc quần và áo bằng chất cotton thoải mái. Trong mùa hè, nên tránh hoàn toàn mặc quần jean bó skinny. Độ ẩm và nóng cùng với quần áo chật sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.
    Loại bỏ quần áo thun

    Chất liệu thun hoặc tổng hợp được chứng minh là không tốt cho da bạn vì những hóa chất độc hại được sử dụng khi sản xuất loại vải này. Ngoài ra, chất thun không thể hấp thu được mồ hôi, điều này khiến da bị kích ứng và dễ gây viêm hơn.
    Bôi gel lô hội

    Gel lô hội là một bài thuốc tại nhà tuyệt vời để giảm và ngăn ngừa kích ứng và viêm gây ra bởi viêm nang lông. Nó cũng giảm các triệu chứng như tấy đỏ, ngứa và có thể giảm đau ngay lập tức.
    Tắm bột yến mạch

    Bạn có thể cho một chút bột yến mạch vào bát nước và đặt lên bếp đun sôi. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước trở nên đục, pha cùng nước tắm để tắm. Tắm bột yến mạch sẽ giúp làm dịu da.



    Sử dụng dầu cây trà



    Mụn do viêm nang lông có thể cần ít nhất 1 tuần để chữa lành và sẹo có thể kéo dài vài tháng. Để phòng ngừa tái phát, hãy bỏ vài giọt tinh dầu cây trà có đặc tính chống vi khuẩn vào 1 cốc nước nóng và nhúng một cái khăn mỏng vào đó và nhẹ nhàng lau lên chân, cánh tay hoặc bất cứ khu vực nào dễ bị mụn.




    BS. Tuyết Mai
    (Theo TheHealthSite/ Univadis)

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Da bìu nổi mụn ngứa, gãi thì lan rộng… là bệnh gì?

    Thứ bảy, 07/05/2016 10:27

    Chào BS,

    Cách đây 5 ngày ở phần bìu tinh hoàn của em xuất hiện một cái mụn nhỏ như bị muỗi đốt chỉ khi đi tắm mới ngứa. Em có gãi và đến hôm sau thì vùng da xung quanh xuất hiện rất nhiều vết màu trắng (như mốc). Đến hôm nay thì có nhiều mụn mủ. Xin hỏi em đang bị bệnh gì và có thể chữa tại nhà được không?

    (T.V An – Hà Nam)


    ThS-BS Trần Thiện Hòa:


    Ảnh minh họa





    Chào em,

    Theo mô tả có thể em bị viêm nang lông da bìu, thường do nấm và có bội nhiễm vi trùng. Em khám và điều trị tại chuyên khoa da liễu bệnh mới hết và không để lại hậu quả em ạ.Chúc em chóng khỏi!

    Thân,


    http://alobacsi.com/da-lieu-di-ung/d...q80129c188.htm

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •