Thân chào các bạn thương mến,

Thông thường, khi bị rơi vào nghịch cảnh như nợ nần, oan ức, bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là HIV,UNG THƯ, THẬN… mọi người thường chạy vạy, nhờ vả, cầu xin, cố gắng làm nhiều việc để thoát khỏi sự bế tắc đó, đôi khi còn tìm đến tự tử, hoặc trả thù đời... Tuy nhiên, chúng ta không ngờ rằng chính những việc đó lại khiến ta còn khổ hơn nữa.

Ngược lại, nếu ta yên lặng đối diện, chấp nhận, ôm lấy nghịch cảnh thì tự dưng lại hết khổ. Đây là một điều rất lạ. Ví dụ, khi đối diện với cái đói, nhiều người đã đi vay mượn. Việc này khiến họ khổ hơn nữa vì vừa rơi vào cảnh đói, vừa rơi vào cảnh nợ nần lê thê. Họ không biết rằng nguyên nhân dẫn đến cái đói của kiếp này đến từ cái nghiệp của kiếp trước. Có thể, một kiếp nào đó ta đã từng làm cho một chúng sinh đói. Dù đó là sự vô tình, không phải ta ác nhưng nó đã tạo thành cái nghiệp, dẫn đến cái đói của kiếp này và giờ ta phải trả. Thế nên, ta đừng cố chạy vạy, cứ kiên nhẫn trả rồi khi cái nghiệp đi qua, hoàn cảnh sẽ thay đổi.

Ta không biết kiếp trước mình đã làm ra những chuyện sai trái gì nên không biết cái nghiệp nào sẽ đến với ta trong kiếp này và đến khi nào. Vậy nên, thay vì ngồi chờ cái nghiệp đến, chúng ta tự động làm nhiều việc thiện, tự động bắt mình đối mặt với những nghịch cảnh trước. Nghĩa là, ta tự nguyện trả nợ cái nghiệp của kiếp trước.

Việc tự nguyện trả nghiệp giúp ta thấy vui vẻ, chủ động trong mọi tình huống nên không bị động, quá buồn khổ như việc bị trả nghiệp. Một khi cái khổ đã đến rồi, ta biết đó là cái nợ mình phải trả thì đừng than vãn, oán trách cuộc đời, hãy tự nguyện chấp nhận cái khổ thì mới nhanh hết khổ.

Ví dụ khi bị ai mắng thậm tệ, ta có 3 hướng xử lí. Một là tức giận, phẫn nộ rồi tìm cách chửi lại. Cách xử lí này bị Phật chê. Hai là coi lời mắng đó như gió thoảng qua tai, không thèm nghe. Ba là lắng nghe từng chữ, ôm và nhận lấy từng chữ. Là một người tu theo đạo Phật, làm theo những lời Phật dạy thì chúng ta phải đạt được mức độ thứ 3 trong việc xử lí tình huống này.

Kể về cuộc đời Đức Phật, lúc còn tại thế, có câu chuyện rằng: Khi Ngài cùng Tăng đoàn đến vân du xứ Kosambi. Suốt hành trình Ngài ôm bát khất thực đã bị người dân sống 2 bên đường bao quanh, bám sát, chỉ trỏ rồi buông những lời mắng chửi thô bỉ, khủng khiếp. Những đệ tử đi theo Ngài rất xót xa. Không chịu nổi, Ngài A Nan đã khóc, nước mắt đầm đìa. Một tay Ngài gạt người này, một tay Ngài xô người kia ra vì sợ họ hành hung Đức Phật.

Trong lúc đó, Đức Phật vẫn thong thả ôm bình bát, lắng nghe từng lời chửi mắng.

Là người không né tránh, không chạy trốn mà chấp nhận đương đầu, đối diện, đón lấy nó.

Thường thì, bản chất con người chúng ta không chịu nhận lỗi về mình, cho mình là nói đúng
, làm đúng, nghĩ đúng. Những gì xãy ra đối vối mình là đổ thừa tùm lum, vì người này, vì cái này, vì cái kia.....trong tất cả mọi sự việc xảy ra đối với bản thân mình, thì đều có phần lỗi của mình trong đó, ít hoặc nhiều. Chính vì đổ thừa, không chấp nhận những gì xáy đến với mình nên đã làm mình mất cơ hội để làm lại cuộc đời. Biết bao người cơ thể không nguyên ven, 1 vài bệnh nguy hiểm và đau đớn hơn HIV nhiều nhưng họ vẫn khao khát sống và chờ đón tia hy vong. Còn rất nhiều người cần sự giúp đở của chúng ta. Chúng ta hãy trân trọng những gì mà mình đã và đang có nhé.

Chúc mọi người hạnh phúc, sống khỏe và an lạc.