Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Hỗ trợ chi phí cùng chi trả cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT

  1. #1
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần

    Hỗ trợ chi phí cùng chi trả cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT


    Hỗ trợ chi phí cùng chi trả cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT
    Thứ hai 19/03/2018 14:03

    TS. Hoàng Ðình Cảnh, Phó Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) nhận định, quy định về việc thanh toán thuốc ARV từ nguồn BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng virus HIV của Chính phủ là quyết định quan trọng để Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) xây dựng Thông tư số 28/BYT-TT quy định quản lý thuốc ARV từ Quỹ BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT.


    Các cán bộ y tế phải là người hiểu, thông cảm và đồng cảm với người bệnh điều trị HIV/AIDS. Ảnh: Thùy Chi

    Nhiều cơ hội cho người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, điều trị

    Từ ngày 1/1/2019, Quỹ BHYT sẽ thanh toán đầy đủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS, bao gồm cả thuốc kháng virus ARV. Quy định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, điều trị.
    Tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 210.000 người nhiễm HIV còn sống, hơn 130.000 người đang được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV đã chứng minh tính hiệu quả, không chỉ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, có tuổi thọ tương đương người không nhiễm HIV mà còn giảm lây truyền sang người thân, cộng đồng.
    Với những lợi ích đó, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương triển khai chiến lược điều trị ARV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 cũng như không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng của người bệnh. Tức là điều trị ARV ngay khi chẩn đoán một người nhiễm HIV.
    Phần lớn thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV tại Việt Nam thời gian qua là do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, các nhà tài trợ cũng thông báo lộ trình cắt giảm viện trợ thuốc ARV và tiến tới kết thúc viện trợ. Trong khi đó, ngân sách đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế, việc điều trị cho người nhiễm HIV cần liên tục, suốt đời. Do vậy, ngày 15/11/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định 2188/QÐ-TTg quy định về việc thanh toán thuốc ARV từ nguồn BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng virus HIV.
    TS. Hoàng Ðình Cảnh cho biết, quyết định này giúp UBND các tỉnh, thành phố chuẩn bị các điều kiện mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV. Theo Quyết định 1125/QÐ-TTg ngày 31/7/2017, thời điểm thanh toán thuốc ARV từ quỹ BHYT từ năm 2019. Như vậy các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố cần tích cực chuẩn bị điều kiện để thực hiện quyết định này.
    Hiện nay, việc kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS vẫn đang được tích cực triển khai. Theo báo cáo từ các địa phương, cả nước hiện có 403 cơ sở điều trị HIV/AIDS (không kể cơ sở cấp phát thuốc ARV). Ðến hết quý III năm 2017 có 296 cơ sở điều trị HIV (chiếm 73%) đã ký được hợp đồng với cơ quan BHXH để thanh toán các chi phí điều trị HIV/AIDS thông qua BHYT.
    Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đã phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn mua sắm, thanh toán ARV. Hiện nay, Bộ Y tế đang yêu cầu các địa phương tổng hợp nhu cầu thuốc ARV từ Quỹ BHYT; chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho việc đấu thầu, mua sắm thuốc ARV từ Quỹ BHYT. Như vậy, theo kế hoạch quý IV/2018 phải có thuốc ARV từ nguồn BHYT chuyển về các cơ sở điều trị để có thể sẵn sàng chi trả cho người bệnh HIV có thẻ BHYT có giá trị từ ngày 1/1/2019.
    Sẵn sàng hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS khó khăn mua thẻ BHYT

    Sau khi có Quyết định 2188/QÐ-TTg ngày 15/11/2016 quy định về việc thanh toán thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng virus HIV, các địa phương đã tích cực vận động người nhiễm HIV tham gia BHYT bằng tiền cá nhân nếu có điều kiện, các tỉnh cũng sẵn sàng hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV nếu khó khăn hoặc có nhu cầu.
    Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cũng dành một khoản kinh phí hỗ trợ các địa phương khó khăn để mua thẻ BHYT cho người bệnh. Bằng nhiều giải pháp, tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT tăng lên, từ 64% (tháng 2/2017) lên 82% (tháng 9/2017). Có 6 tỉnh đạt mục tiêu toàn bộ người nhiễm HIV có thẻ BHYT (Bạc Liêu, Bình Ðịnh, Cà Mau, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn) và có 23 tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT trong bệnh nhân điều trị ARV hơn 90%.
    TS Hoàng Ðình Cảnh cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn để ngành Y tế đạt mục tiêu toàn bộ người nhiễm HIV tham gia BHYT, việc kiện toàn các cơ sở y tế điều trị HIV/AIDS để có đủ điều kiện ký hợp đồng và thanh toán BHYT gặp nhiều khó khăn do nhiều cơ sở điều trị HIV/AIDS trước đây thuộc hệ thống y tế dự phòng, cán bộ y tế chưa có chứng chỉ hành nghề riêng về điều trị HIV.
    Một số cơ sở điều trị HIV/AIDS tại bệnh viện hoạt động theo dự án, khi chuyển sang khám, chữa bệnh BHYT phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, bổ sung hợp đồng khám, chữa bệnh HIV/AIDS với cơ quan BHXH mới đủ điều kiện thanh toán BHYT…
    Ngoài ra, độ bao phủ BHYT cho đối tượng này cũng đang gặp nhiều khó khăn do người bệnh có tâm lý sợ lộ thông tin cá nhân, sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong quá trình cung cấp thông tin tham gia BHYT. Do đó, một số người bệnh tuy có thẻ BHYT nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám, chữa bệnh hoặc đến nơi không được hưởng BHYT để che giấu tình trạng bệnh.
    Các khó khăn trong việc tham gia BHYT của người bệnh HIV/AIDS đang tiếp tục được ngành Y tế tháo gỡ. Ngành Y tế đã rà soát nhu cầu BHYT cho người nhiễm HIV của một số tỉnh khó khăn để dùng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế hỗ trợ trong thời gian đầu mới chuyển đổi nguồn lực.
    Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ y tá, bác sĩ tại các trung tâm y tế, bệnh viện các tuyến có chức năng khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS. Đặc biệt, ngành Y tế đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV. Mới đây, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phổ biến Chỉ thị số 10/2017/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và triển khai hướng dẫn thực hiện giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế cho 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Cuối tháng 3/2018, sẽ tổ chức phổ biến Chỉ thị cho các tỉnh, thành khu vực phía Nam.
    Đặc biệt, tại các cơ sở y tế, các cán bộ y tế phải hiểu, thông cảm và đồng cảm với người bệnh. Quy định về giấy tờ, hồ sơ phải được mã hóa, bảo đảm bảo mật bệnh tật của người bệnh; bảo đảm thông tin về HIV không tiết lộ ra ngoài, chỉ hạn chế trong các cơ sở điều trị và cơ quan BHYT. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh nhiễm HIV/AIDS phải vượt qua được sự kỳ thị của chính bản thân mình, bởi đây là cuộc chiến đấu lâu dài, cho nên không thể giấu suốt đời.
    Trà My


    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn Nguyen Ha cho bài viết này:

    BinhAnNgayMoi (19-03-2018)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •