Các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng công nghệ sửa chữa gen trên 86 người bệnh
Các nhà khoa học Mỹ phát minh ra công nghệ sửa chữa gen CRISPR, nhưng các bác sĩ Trung quốc là người đầu tiên thử nghiệm công nghệ này trên người

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về cuộc đua hoàn thiện các biện pháp trị liệu gen.

Các nhà khoa học đã thay đổi cấu trúc gen của ít nhất 86 bệnh nhân HIV và ung thư ở Trung Quốc sử dụng công nghệ sửa chữa gen CRISPR-Cas9 từ năm 2015, theo tạp chí Wall Street Journal (WSJ) báo cáo. Mặc dù không hề có nghiên cứu khoa học nào chính thức viết về những thí nghiệm này, nhưng các bác sĩ nói với phóng viên của tạp chí WSJ rằng một vài bệnh nhân đã phục hồi. Đã có ít nhất 15 ca tử vong, 7 trong số đó nằm trong 1 thử nghiệm. Các nhà khoa học báo cáo rằng, tất cả các tử vong này liên quan đến thể chất của bệnh nhân trước khi thí nghiệm, chứ không liên quan gì đến phương pháp trị liệu CRISPR.

Những liệu pháp này, bao gồm lấy tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh, biến đổi gen, và truyền ngược lại vào trong cơ thể, sử dụng CRISPR-Cas9 đầu tiên trên cơ thể ngừoi sống.

Vào năm 2013, các nhà khoa học lần đầu sử dụng CRISPR trên DNA con ngừoi, và năm 2017, các nhà khoa học Mỹ ở trường đại học sức khỏe và khoa học Oregon đã báo cáo viẹc sử dụng công nghệ này để thay đổi phôi người (những phôi này sẽ khong được phép phát triển thêm). Mất đến 2 năm để nhóm nghiên cứu Oregon nhận được sự phê duyệt đạo đức cho thí nghiệm của họ. Và cũng mất chừng nấy thời gian để bệnh viện đại học Pennssylvania và cục quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ cho phép các nhà nghiên cứu Penn tiếp tục thử nghiệm phương pháp thay đổi gen CRISPR trên 18 bệnh nhân ung thư. Thử nghiệm này được dự tính bắt đầu vào cuối năm nay 2018. Các nhà khoa học hy vọng việc bắt đầu pha I thử nghiệm trên người sử dụng công nghệ CRISPR để điều trị bệnh nhân mắc chứng rối loạn gen gọi là beta-thalassemias. Các thử nghiệm CRISPR trên người có vẻ tiến triển tương đối chậm ở Mỹ và Châu Âu một phần là lo ngại những rủi ro phương pháp này có thể gây ra với người bệnh.

Tuy nhiên, những quy định này tương đối dễ dàng ở Trung Quốc. Theo như như WSJ, tại bệnh viện ung thư Hàng Châu chẳng hạn, một kế hoạch đề xuất thử nghiệm phương pháp điều trị ung thư mà thay đổi tế bào miễn dịch của bênh nhân được thông qua chỉ trong 1 buổi chiều. Một thành viên trong ban phê duyệt của bệnh viện nói với WSJ rằng cô không hiểu rõ được những khoa học trong 100 trang tài liệu và được nói rằng tác dụng phụ nhẹ. Điều đó là đủ để cô bỏ phiếu duyệt.

Thưc tế thì có ít dữ liệu về sự an toàn của CRRISPR trên con ngừoi, và có rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực này lo ngại phương pháp trị liệu này có thể gây ra những đột biến không mong muốn hoặc không có hiệu quả.

Mặc dù được cho là hiệu quả và dễ sử dụng trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng những nghiên cứu về CRISPR đối mặt với những lo ngại về những thay đổi không mong muốn trong AND và thậm chí bị đào thảo bởi hệ miễn dịch của con người

Gọi CRISPR là con dao 2 lưới, tiến sĩ Wu nói rằng: “Nếu không thử, chúng ta sẽ không thể biết”

https://www.bionews.org.uk/page_96339
https://qz.com/1185488/chinese-scien...uman-patients/