Trang 12 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 21011121314 ... CuốiCuối
Kết quả 221 đến 240 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #221
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Methadone góp phần giảm lây nhiễm HIV
    Chủ nhật, 15/02/2015 - 01:16 AM (GMT+7)

    Người bệnh đến uống thuốc tại cơ sở điều trị Methadone (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị). Ảnh: VĂN SƯƠNG
    Năm 2008, Hải Phòng là một trong những tỉnh đầu tiên được triển khai thí điểm điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone tại ba quận: Lê Chân, Thủy Nguyên và Ngô Quyền. Sau bảy năm hoạt động, Hải Phòng đã tăng từ ba lên 15 cơ sở điều trị, với tổng số người tham gia điều trị là 3.233 người, góp phần giảm tỷ lệ đáng kể số người tái nghiện, lây nhiễm HIV và cải thiện chất lượng cuộc sống...
    Bác sĩ Phan Trọng Khánh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Hải Phòng cho biết: Mặc dù là địa phương đầu tiên điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone nhưng Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê của trung tâm tính đến tháng 12-2013, số người nhiễm HIV của thành phố là hơn 10 nghìn và số người nhiễm HIV hiện còn sống là hơn bảy nghìn. Hiện nay, các cơ sở Methadone đang tiếp nhận điều trị cho gần 500 người nhiễm HIV. Phần lớn người bệnh nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện nhiều lần nhưng không thành công. Sau giai đoạn dò liều, trung tâm sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì. Ðến nay, nhiều người đã từ bỏ được ma túy với kết quả hơn 90% có phản ứng âm tính. Ðáng chú ý, trong số người được điều trị từ bỏ ma túy có đến 76% đã có việc làm (trước khi điều trị chỉ 30% số người có việc làm). Người bệnh hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái, cải thiện được các mối quan hệ gia đình và xã hội. Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, tăng cân, có khả năng lao động bình thường. Ðối với người bệnh nhiễm HIV nhưng vẫn nghiện ma túy được điều trị tốt hơn do không bị ảnh hưởng của hội chứng cai ma túy, và giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS. Hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy trên địa bàn giảm 70%, đồng thời giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện. Người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy hay bị tác động của đói thuốc cho nên họ tập trung vào lao động kiếm sống, thu nhập tăng lên hằng tháng từ 2,6 triệu đồng lên đến 3,2 triệu đồng, sau 24 tháng điều trị. Theo kết quả điều tra của tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), tại Hải Phòng trung bình một người bệnh tiêu tốn 230 nghìn đồng/ngày để mua hê-rô-in tương đương 84 triệu đồng/năm. Hiện nay có 3.200 người nghiện của Hải Phòng được điều trị bằng Methadone đã tiết kiệm được cho họ và gia đình hơn 268 tỷ đồng/năm.

    Nhớ lại một thời lầm lỡ đã qua, anh Nguyễn Hùng Thắng vẫn như vẹn nguyên nỗi ám ảnh: "Ngày còn nghiện ngập mình chỉ toàn "vòi" tiền mẹ, rồi khi rủ rê bạn bè trộm cắp. Vào tù, ra tội, vợ con chán nản bỏ về nhà ngoại. Gia đình căm ghét, thất vọng, thậm chí nhiều lúc bố mẹ còn không muốn nhìn mặt nữa". Sau gần 20 năm chìm đắm trong ma túy, tháng 3-2008, anh Thắng được quận Lê Chân xét duyệt đưa vào chương trình hỗ trợ người cai nghiện bằng thuốc Methadone. Sau một thời gian uống thuốc, anh được các hướng dẫn viên tư vấn hướng nghiệp để học nghề theo yêu cầu, được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học nghề và tư vấn tạo việc làm. Hơn sáu năm qua, cuộc sống của anh dần ổn định, hạnh phúc thật sự đã đâm chồi khi anh lấy lại niềm tin yêu từ những người thân trong gia đình. Càng mừng hơn khi gia đình của họ đang chuẩn bị đón một sinh linh bé nhỏ chào đời. "Cuộc sống của mình giờ đã hoàn toàn đổi thay. Ðược cha mẹ, vợ con tin tưởng, yêu thương, mình thấy cần có trách nhiệm hơn. Hiện giờ, mình chỉ mong có thêm nhiều khách sửa xe để kiếm sống. Hy vọng mình sẽ làm chủ được cuộc sống của chính mình" - anh Thắng hồ hởi khoe.

    Chị Nguyễn Thị L, từng trải qua những thời khắc thật kinh hoàng khi lấy chồng không có nghề nghiệp lại cờ bạc, nghiện ngập, rồi đến bản thân trở thành đệ tử của "nàng tiên nâu". Sống trong cảnh "chồng chích vợ hút" không lâu thì anh chị ly dị. Những tưởng sau khi đi bước nữa với một người đàn ông biết cảm thông với quá khứ đã qua, cuộc sống của chị sẽ vơi bớt bất hạnh. Thế nhưng mặc cảm của một người từng có quá khứ tội lỗi và cơn nghiện ma túy vẫn hành hạ chị từng ngày. May mắn nhờ sự quan tâm của gia đình và sự sẻ chia của chồng, chị đã đến đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở điều trị quận Ngô Quyền, đến nay đang có những tín hiệu tích cực. Ngoài ra, tại đây chị đã được định hướng, đào tạo nghề... Và một tương lai tươi sáng đã lại hé mở với chị...

    Theo bác sĩ Phan Trọng Khánh, mặc dù công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone đã đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ người bệnh nhiễm HIV vẫn sử dụng ma túy còn cao (chiếm 25%), tỷ lệ người bệnh dùng ma túy tổng hợp (Methamphetamine) ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp. Nhiều người bệnh lâu năm sau khi ra khỏi chương trình Methadone lại tái nghiện gây khó khăn trong công tác điều trị HIV/AIDS. Nhiều người bệnh không cư trú tại địa phương, cho nên việc chữa trị thực hiện không đều đặn, cho nên tỷ lệ bỏ điều trị tăng cao (từ tháng 9-2013 đến tháng 12-2014 tăng từ 283 người lên 348 người). Bên cạnh đó, nhân viên y tế còn thiếu kinh nghiệm trong công tác điều trị, phần lớn bác sĩ điều trị Methadone chưa được tập huấn về điều trị HIV/AIDS nên ít phát hiện những nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân AIDS. Ðể giải quyết những mặt còn hạn chế trong công tác này, theo bác sĩ Khánh cần tập huấn liên tục về điều trị nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, đồng thời để bảo đảm bền vững, chương trình cần có các biện pháp hỗ trợ xã hội cho người nghiện giúp họ tuân thủ điều trị. Ngoài ra, việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ người bệnh sau cai nghiện, xây dựng các nhóm tự lực, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vốn làm kinh tế để họ có được công việc ổn định, yên tâm điều trị cũng là vấn đề đáng quan tâm.

    Tính đến ngày 15-10-2014, cả nước mới có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện các chất dạng thuốc phiện, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80 nghìn người vào cuối năm 2015. Nguyên nhân của việc chậm triển khai là do cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương , trong khi nguồn lực tài chính quốc tế đã bị cắt giảm và đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế...

    NGUYỄN THANH LONG

    Thứ trưởng Y tế
    THANH MAI

  2. #222
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Vĩnh Phúc: Người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone

    Thứ ba, 03 Tháng 3 2015 11:11

    Tính đến 31/12/2014 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có: 9/9 huyện, thành, thị; 132/137 (96,4%) xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS được ghi nhận. Lũy tích số người nhiễm HIV là 1693 (trong đó chuyển AIDS 1131) tử vong 550 người. Số người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS được phát hiện hàng năm vẫn tăng, đặc biệt tăng nhanh trong các năm 2006-2009, từ năm 2010 đến nay, số HIV/AIDS và tử vong mới phát hiện chững lại, năm 2014 có giảm nhẹ. Đối tượng nhiễm HIV chủ yếu vẫn tập trung ở đối tượng nghiện chích ma túy là 40%. Đường lây chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy 62,7%. Để giảm lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu triển khai từ tháng 01/2015 chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone theo Kế hoạch 6572/KH-UBND ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc với mục tiêu thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu tỉnh Vĩnh Phúc có 800 bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone năm 2014- 2015 nhằm: Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra như lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các chất dạng thuốc phiện và hoạt động tội phạm; Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích chất dạng thuốc phiện từ đó, giảm các hành vi ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình, xã hội do người tiêm chích ma túy gây ra; Cải thiện sức khỏe và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tham gia sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

    Hiện tại, đã có 4 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đủ điều kiện triển khai điều trị Methadone là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch và Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường. Tại cở sở điều trị Methadone Trung tâm phòng chống HIV/AIDS trong ngày 19 và 20/01/2015 đã tiếp nhận bệnh nhân khám và xét nghiệm cho 15 bệnh nhân, tổ chức khởi liều cho 12 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được điều trị. Số bệnh nhân tiếp tục đăng ký điều trị trong tháng 01/2015 là 54 bệnh nhân. Số bệnh nhân được chuyển từ các cơ sở điều trị ở tỉnh khác về là 5 bệnh nhân. Tại buổi khởi liều đầu tiên tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh tất cả các bệnh nhân tham gia đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc của việc sử


    dụng thuốc. Trước khi tiến hành uống Methadone, các bác sĩ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã tiến hành tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các tác dụng của việc dùng Methadone, qua tư vấn tất cả bệnh nhân đều mong muốn và sẵn sàng tham gia điều trị.

    Sau hơn một tháng điều trị điểm tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, sẽ tiếp tục tổ chức triển khai tại 3 điểm con lại: Cơ sở điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyện vào ngày 02/3/2015; Cơ sở điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch vào ngày 09/3/2015; Cơ sở điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường vào ngày 16/3/2015;


    Thủ tục tham gia đăng ký điều trị Methadone đơn giản, thuận tiện, bệnh nhân cần chuẩn bị: Bản photo chứng thực Chứng minh thư nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh; 04 ảnh 4x6, 16 ảnh 3x4; Đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng Methadone, cam kết tuân thủ điều trị (nhận mẫu Đơn tại Trạm y tế và có xác nhận của UBND xã); Giấy xác nhận của ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện xong việc cai nghiện tập trung (nếu có); Giấy tờ có liên quan tới đối tượng ưu tiên là Thương binh, Người nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật trên 81%, Người nghèo, Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, Trẻ mồ côi, Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (nếu có). Các bệnh nhân đến Trạm y tế để đăng ký và được hướng dẫn chi tiết về thủ tục.


    Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 30/5/2014, có 2012 người nghiện ma túy. Trên thực tế số người nghiện ma túy ẩn còn cao hơn con số thống kê hiện tại. Vì vậy, đề nghị các đơn vị, tổ chức, gia đình động viên, giải thích, khuyến khích người nghiện ma túy hãy đến đăng ký sớm để được điều trị thay thế bằng Methadone sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người được điều trị cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm tăng tỉ lệ người nghiện có việc làm, tỉ lệ vi phạm pháp luật giảm, giảm tỷ lệ lây truyền các bệnh qua đường máu khi tiêm chích đặc biệt lây truyền HIV/AIDS, giúp cho người nghiện sớm hòa nhập cộng đồng. Đồng thời cũng là góp phần giảm hộ nghèo, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững và xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đáp ứng được đủ 19 tiêu chí của phong trào xây dựng nông thôn mới.


    Bác sỹ. Lê Quang Sơn – Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS
    http://thuonghieuvacongluan.com/xa-h...methadone.html

  3. #223
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả chương trình điều trị Methadone

    Thứ năm 19/03/2015 15:26

    Trong năm 2015, tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng điều trị ngoại trú để giúp các bệnh nhân có điều kiện tiếp cận, điều trị tốt hơn.

    Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng
    Theo Bác sĩ Lê Thanh Bạch, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDStỉnh Bạc Liêu, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là phương pháp can thiệp giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng thuốc phiện cho người tham gia điều trị, giúp người nghiện cải thiện sức khỏe. Đồng thời, mở ra hướng đi mới trong công tác phòng, chống ma túy và HIV/AIDS, góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội.

    Nằm trong mục tiêu của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đã được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu triển khai trong năm 2014. Hiện tỉnh đang nghiệm thu kết quả và sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả, mở rộng chương trình trong thời gian tới.


    Qua thời gian thực hiện, chương trình đã đem lại hiệu quả như: Tiết kiệm chi phí điều trị, giúp sức khỏe bệnh nhân ngày càng được cải thiện và từng bước hòa nhập với cộng đồng. Chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện chích ma túy, gia đình người nghiện và cộng đồng trên địa bàn.


    Phần lớn bệnh nhân tham gia điều trị, sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số xã, phường chưa tích cực tuyên truyền vận động bệnh nhân tham gia điều trị. Đặc biệt, một số bệnh nhân vẫn chưa tuân thủ nội quy của khoa, bỏ liều không có lý do chính đáng. Hoặc đôi khi tư tưởng bệnh nhân còn bị dao động bởi một số thông tin xấu bên ngoài tác động…


    Bên cạnh việc thực hiện chương trình điều trị Methadone, tỉnh Bạc Liêu cũng đẩy mạnh các hoạt động điều trị HIV, tư vấn, can thiệp giảm tác hại… Các hoạt động này đang được thực hiện tại các phòng khám ngoại trú đặt tại: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP. Bạc Liêu, Trung tâm Y tế các huyện Giá Rai, Phước Long, Khoa Nhiễm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh….


    Bác sĩ Lê Thanh Bạch cho biết, trong năm 2015, mục tiêu của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở tỉnh dưới 0,3% so với dân số, thông qua các chương trình hành động tại 7 huyện, thành phố và giảm tác hại của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.


    Cụ thể, tỉnh sẽ mở rộng độ bao phủ các chương trình can thiệp khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người nghiện ma túy xuống dưới 20% và nhóm phụ nữ mại dâm dưới 4%; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV đạt 90% trên tổng số người nhiễm đủ tiêu chuẩn điều trị; duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 80%; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng lên 60%...


    Đặc biệt, tỉnh chú trọng phương pháp điều trị Methadone cho người nghiện, tiến tới ngừng sử dụng ma túy cho người tham gia điều trị. Do đó, thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền đến bệnh nhân và gia đình về lợi ích khi tham gia điều trị thay thế bằng Methadone. Cùng với việc quản lý chặt người điều trị tại khoa, UBND các xã, phường sẽ phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ nguồn vốn để bệnh nhân có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng.


  4. #224
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hải Phòng: Quyết tâm vượt chỉ tiêu điều trị nghiện bằng Methadone

    Thứ ba 24/03/2015 14:47

    Hải Phòng luôn là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện các mô hình mới trong phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc triển khai thí điểm chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone từ năm 2006, tạo tiền đề cho việc mở rộng mô hình ra 42 tỉnh, thành phố như hiện nay.



    Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố - Ảnh Kim Thoa

    Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng còn có nhiều gương điển hình, tiêu biểu trong phòng, chống HIV/AIDS như anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ, người có sự ảnh hưởng ở tầm quốc tế… Ngoài ra, các tổ chức mạng lưới người nhiễm HIV thành phố, các câu lạc bộ người nghiện chích ma túy, mạng lưới người đồng tính nam, các mô hình an sinh, sinh kế cho người nhiễm HIV… cũng luôn được Hải Phòng quan tâm, phát triển bằng các hoạt động hết sức hiệu quả.

    BS Đoàn Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hải Phòng cho biết: Hiện nay Hải Phòng đang triển khai 15 cơ sở điều trị Methadone, trong đó có 4 cơ sở cấp phát thuốc đang điều trị cho 3.496 bệnh nhân, đạt 76% kế hoạch năm 2015.

    Trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng quyết tâm vượt chỉ tiêu điều trị nghiện bằng Methadone, góp phần đạt được mục tiêu toàn quốc có 80.000 người nghiện được điều trị Methadone đến năm 2015. Để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn, Hải Phòng chuẩn bị mở thêm 2 cơ sở điều trị và 2 cơ sở cấp phát thuốc trong quý 2 năm 2015.

    BS. Đoàn Thị Thu cho biết thêm, tháng 12/2013, UBND thành phố Hải Phòng đã cho phép thực hiện xã hội hóa công tác điều trị Methadone, với mức tạm thu là 10.000 đồng/ngày/người bệnh. Kết quả thu phí sau một năm đạt tỷ lệ 90%. Như vậy, từ nguồn kinh phí xã hội hóa, nguồn hỗ trợ của thành phố và thuốc Methadone do Trung ương hỗ trợ công tác điều trị đã đảm bảo hoạt động ổn định, giúp công tác điều trị cho nguời nghiện đạt hiệu quả cao hơn.

    Để công tác phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề nghị ngành Y tế Hải Phòng tiếp tục kiện toàn tổ chức theo Thông tư 02, không ngừng quan tâm đến công tác xét nghiệm phát hiện những trường hợp nhiễm HIV mới để điều trị sớm cho người nhiễm.

    Về hoạt động giảm hại, song song với việc mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, thành phố cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ chương trình trao đổi bơm kim tiêm, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt quan tâm đến nhóm đồng tính nam.

    Trong công tác điều trị ARV, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao kết quả 65% người nhiễm HIV được điều trị ARV. Đồng thời đề nghị Hải Phòng tiếp tục mở rộng điều trị và kiện toàn các phòng khám đang thuộc các đơn vị dự phòng để có thể thanh toán chi phí điều trị cho người nhiễm từ nguồn bảo hiểm y tế.

    Bên cạnh đó, Hải Phòng cần xây dựng nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh bao gồm hỗ trợ kỹ thuật xét nghiệm, điều trị ARV, điều trị thay thế để chủ động nâng cao năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến thành phố đến cơ sở.
    Kim Thoa
    http://tiengchuong.vn/

  5. #225
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả 1 năm triển khai chương trình điều trị Methadone tại Thành phố Thái Bình

    • Hôm nay, thứ 3 ngày 24/03/2015


    Thực hiện Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thái Bình. Cơ sở điều trị Methadone thành phố Thái Bình được thành lập từ tháng 10/2012 đến nay đang có 211 bệnh nhân được uống thuốc methadone điều trị nghiện ma túy có hiệu quả.
    Chương trình điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế Thành phố Thái Bình đã được sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Sau 1 năm triển khai, chương trình đã thu được những kết quả quan trọng:
    1. Về mặt sức khoẻ: Sau điều trị không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như Lao, HIV, viêm gan B, C..…trên 50% bệnh nhân tăng cân, những người có tác dụng phụ trong giai đoạn duy trì giảm nhiều lần so với giai đoạn dò liều, không có bệnh nhân tử vong, ngộ độc do Methadone trong quá trình điều trị .
    2. Về việc sử dụng ma tuý của bệnh nhân: Kết quả khảo sát cho thấy số lượng bệnh nhân sử dụng ma túy sau khi điều trị tháng thứ 3 là 34,8%, sau khi điều trị tháng thứ 6 chỉ còn 2,0%, sau khi điều trị tháng thứ 10 không còn trường hợp nào dương tính với kết quả xét nghiệm nước tiểu về ma túy.
    3. Về tình trạng vi phạm pháp luật: Trên 75% bệnh nhân trước khi điều trị có hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản để lấy tiền mua ma túy. Sau điều trị tỷ lệ phạm tội của bệnh nhân giảm nhiều, từ 75% xuống còn 5,1% sau 01 tháng và sau 10 tháng không còn bệnh nhân nào vi phạm pháp luật.
    4. Về việc làm của bệnh nhân: Trước điều trị có 35,6% bệnh nhân có việc làm, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này tăng lên 60,3%, sau 10 tháng là 80%, mặc dù nhiều bệnh nhân chỉ làm những công việc đơn giản, thời vụ hoặc phụ giúp gia đình song đây là những kết quả tốt hỗ trợ thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nghiện chích ma tuý.
    5. Về hiệu quả kinh tế: Trước điều trị có những bệnh nhân mua heroin hết 1,8 triệu đồng mỗi ngày, chi phí bình quân để bệnh nhân mua heroin trong một ngày là 321.000đ. Khi được tham gia điều trị Methadone chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân chỉ hết 27.000đ/ngày (giảm hơn 12 lần).
    Chương trình điều trị Methadone tại Thái Bình đã được triển khai theo đúng các quy định của Bộ Y tế. Phần lớn bệnh nhân sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. An ninh trật tự xã hội khu vực đặt cơ sở Methadone ngày một tốt lên, chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện chích ma tuý, gia đình người nghiện và cộng đồng. Sự thành công của cơ sở điều trị Methadone thành phố Thái Bình là bước khởi đầu tích cực để Thái Bình mở rộng triển khai việc điều trị Methadone ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh trong những năm tới theo nghị định số 96/2012/NĐ – CP ngày 15/11/2012 của Chính Phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

    TT PC HIV/AIDS

  6. #226
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Đà Nẵng: Vận động người nghiện tích cực tham gia điều trị Methadone

    Thứ tư 25/03/2015 16:00

    Hiện nguồn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài dành cho chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đang bị cắt giảm mạnh. Vì vậy, chương trình điều trị đang có xu hướng chuyển sang xã hội hóa. Tuy nhiên, để vận động người nghiện tham gia tích cực chương trình điều trị này, TP. Đà Nẵng quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho người điều trị và tăng cường công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho những người điều trị.

    Để vận động người nghiện tham gia tích cực chương trình điều trị này, TP. Đà Nẵng phấn đã quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho người điều trị - Ảnh minh họa
    Điều trị nghiện heroin bằng thuốc Methadone được coi là “phao cứu sinh”, giúp người nghiện, gia đình và xã hội thoát gánh nặng về tài chính. Chính vì vậy, toàn quốc hiện đang nỗ lực để đạt được mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 80.000 người nghiện tham gia điều trị.

    Tính đến ngày 20/3, Đà Nẵng có 355 người nghiện đang được điều trị tại cơ sở điều trị Methadone số 1 (91 Nguyễn Đức Trung, quận Thanh Khê) và cơ sở điều trị Methadone số 2 (163 Hải Phòng, quận Hải Châu). Thành phố luôn tạo mọi điều kiện để người nghiện heroin có cơ hội tham gia điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone.


    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Đà Nẵng được sự tài trợ của dự án hợp tác giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế - Dịch vụ con người Hoa Kỳ (VAAC-US.CDC) nên bệnh nhân được điều trị miễn phí. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2015, dự án chỉ hỗ trợ thuốc Methadone và dừng hỗ trợ các chi phí khác.

    Để tiếp tục duy trì hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của chương trình, trong năm 2015, Đà Nẵng quyết định đầu tư 1,2 tỷ đồng chi trả toàn bộ kinh phí điều trị, bao gồm: Xét nghiệm cơ bản ban đầu, khám sàng lọc ban đầu, xét nghiệm nước tiểu thường xuyên và các chi phí thường xuyên khác như nước uống, cốc uống thuốc sử dụng một lần, bảo quản thuốc...

    Nhờ có chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, nhiều người nghiện đã làm lại cuộc đời, cải thiện sức khỏe, sống lành mạnh và tái hòa nhập với cộng đồng. Điển hình như chị Phan Thu T, tham gia chương trình điều trị Methadone từ năm 2012, đến nay sức khỏe của chị đã được cải thiện rất nhiều, chị đã tìm được công việc ổn định và có thể nuôi sống bản thân. Không chỉ là một trong những thành viên điều trị tích cực mà chị còn giới thiệu nhiều người cùng tham gia điều trị.


    Theo Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Đà Nẵng Phạm Thị Đào, với sự hỗ trợ kinh phí từ thành phố, việc điều trị Methadone cho người nghiện heroin trên địa bàn không bị giới hạn. Ngược lại, hai cơ sở Methadone luôn tiếp tục tạo niềm tin, điều kiện để những người nghiện được tham gia chương trình. Thêm vào đó, sẽ tăng cường công tác xét nghiệm, khám sàng lọc, tư vấn… cho người bệnh.


    Chị N.T.T.L (SN 1988, quận Hải Châu) tham gia chương trình từ tháng 6/2011 chia sẻ: “Năm trước, nghe thông báo người bệnh sẽ chịu một phần kinh phí, chúng tôi lo lắm. Nay được thành phố quan tâm hỗ trợ toàn bộ, tôi vừa mừng, vừa thấy có động lực để phấn đấu điều trị tốt, không bao giờ quay trở lại con đường cũ”.


    Như vậy, đây có thể coi là giải pháp tích cực không chỉ khích lệ những người nghiện trên địa bàn thành phố yên tâm tiếp tục duy trì điều trị mà còn vận động những người nghiện khác tìm hiểu và tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.


  7. #227
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bình Thuận: Phấn đấu hơn 1.140 người nghiện điều trị Methadone năm 2015

    Thứ tư 25/03/2015 16:00

    Theo Quyết định 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ tiêu giao cho tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 sẽ có 1.144 bệnh nhân được tham điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đang gấp rút triển khai các hoạt động để có thể đạt được chỉ tiêu này.

    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng
    Tính đến năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận phát hiện hơn 2.100 người nghiện ma túy, chủ yếu phổ biến là người dân ven biển ở các địa phương như Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong, Bắc Bình. Độ tuổi của người nghiện ma túy có xu hướng trẻ hóa, cuối năm 2014, có đến 88,1% người nghiện ma túy ở độ tuổi từ 16 - 30, nhóm tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ 9,88% và nhóm tuổi dưới 16 là 2,02%. Hơn 95% người nghiện ma túy tại Bình Thuận là nam giới.

    Hình thức sử dụng ma túy trên địa bàn chủ yếu là tiêm chích, chiếm tỷ lệ đến 92%. Chính vì vậy, đây chính là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích. Bên cạnh hậu quả liên quan tới HIV/AIDS, những người nghiện gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, ảo giác, căng thẳng thần kinh… Đi cùng, là những hệ lụy về tài chính, ảnh hưởng đến xã hội, bởi có đến 90,36% người nghiện mâu thuẫn với người thân trong gia đình và 40% có hành vi vi phạm pháp luật.

    Hiện Bình Thuận có 2 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận ở Phan Thiết và Trung tâm Y tế thị xã La Gi. Tính đến cuối tháng 12/2014, toàn tỉnh có 407 bệnh nhân tham gia điều trị Methadone, đạt 81,4% chỉ tiêu của Chính phủ giao là 500 bệnh nhân.

    Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận Phạm Thanh Thành cho biết, để đạt được chỉ tiêu 1.144 bệnh nhân được điều trị Methadone đến năm 2015 đang là một thách thức lớn đối với tỉnh, bởi phần lớn bệnh nhân vùng ven biển là người lao động biển, mỗi chuyến biển kéo dài từ vài ngày đến 1 tháng, đặc biệt vụ cá nam sắp tới thời gian đi biển sẽ dài hơn, nên việc uống Methadone hàng ngày có nguy cơ bỏ liều nửa chừng.

    Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn này cần có chương trình hỗ trợ tạo việc làm phù hợp lâu dài cho bệnh nhân để tránh bỏ điều trị giữa chừng. Như vậy chương trình điều trị Methadone sẽ mang lại hiệu quả cao, có tính chất bền vững hơn.


    Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị từ các phường, xã cần chung tay vào cuộc vận động tuyên truyền cho các bệnh nhân và gia đình người thân của những người nghiện tham gia điều trị Methadone, đồng thời tổ chức thực hiện các mô hình nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa những người điều trị, tư vấn cho gia đình người nghiện và bệnh nhân nghiện đang điều trị Methadone…

    Dự kiến, cuối tháng 3/2015, tinh Bình Thuận sẽ triển khai thêm 2 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế Bắc Bình, Trung tâm Y tế Tuy Phong và 1 điểm cấp phát thuốc tại Mũi Né (Phan Thiết).



  8. #228
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Kết hợp điều trị liệu pháp dược lý với các hoạt động tư vấn cho người điều trị Methadone

    Thứ hai 30/03/2015 16:40

    Để cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần kết hợp điều trị liệu pháp dược lý và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý, nâng cao thể lực, động viên, giáo dục kỹ năng sống, dự phòng tái nghiện cho bệnh nhân điều trị.

    Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long thăm hỏi bệnh nhân điều trị Methadone tại Huế
    TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục Trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã đề nghị như trên trong chuyến thăm và làm việc mới đây tại Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ở đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế.

    Cơ sở điều trị Methadone của tỉnh Thừa Thiên- Huế đi vào hoạt động từ giữa tháng 11/2014, sau gần 4 tháng đi vào hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở đã tiếp nhận điều trị cho 101 bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, chủ yếu là bệnh nhân nghiện heroin, đạt được 50% chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 về việc “Giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone năm 2014 - 2015".


    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao và biểu dương sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất của UBND tỉnh, các ban ngành và ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên- Huế đã giúp cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh được thẩm định và đi vào hoạt động đúng theo quy định của nhà nước.


    Bên cạnh đó, Cục trưởng yêu cầu ngành y tế tỉnh cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính từ cấp xã phường, giảm thời gian chờ đợi để tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp, các ban ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích về mặt xã hội của chương trình điều trị Methadone.


    Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp công tác liên ngành, hỗ trợ, tư vấn việc làm; tăng cường công tác quản lý thuốc Methadone, nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone.


    Hồng Minh
    http://tiengchuong.vn

  9. #229
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ra mắt trang tin điện tử về điều trị Methadone

    Thứ ba 31/03/2015 16:55

    Nhằm cung cấp cho người nghiện ma túy, bệnh nhân đang sử dụng thuốc Methadone và các cán bộ y tế những thông tin hữu ích về chương trình điều trị Methadone, Dự án USAID/SMART TA của Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) đã cho ra mắt trang tin điện tử mới về chương trình điều trị Methadone Việt Nam.


    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

    Bạn đọc đến với trang tin điện tử có thể tìm thấy thông tin chi tiết về nghiện ma túy, điều trị Methadone, cập nhập tin tức, tham khảo tài liệu đào tạo và xem video. Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm phòng khám Methadone thuận lợi nhất, tìm hiểu về điều kiện để điều trị Methadone và các thủ tục yêu cầu điều trị.

    Trang tin điện tử www.mmtvietnam.com với các nội dung cốt lõi được viết song ngữ dưới dạng tiếng Việt và tiếng Anh, giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin một cách an toàn và riêng tư.

    Ngoài ra, bạn đọc còn có thể tìm thấy thông tin về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại các địa chỉ:

    Facebook:
    www.facebook.com/methadonetreatment
    Google+:
    https://plus.google.com/b/.../1016928157050794833.../about/p/pub
    Twitter:
    https://twitter.com/mmtVietnam

    Methadone là một chất có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện, có tác dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, nhưng gây khoái cảm yếu. Methadone được dùng bằng đường uống, tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 đến 4 giờ. Thời gian bán hủy trung bình của Methadone là 24 giờ. Sau một thời gian điều trị bằng thuốc Methadone, có thể giảm liều và tiến tới ngừng sử dụng Methadone.

    Với lợi ích của việc điều trị Methadone và những kết quả tích cực trong quá trình triển khai thí điểm Hải Phòng và TP.HCM từ năm 2008, Chính phủ đã cho phép triển khai mở rộng Methadone trên phạm vi toàn quốc.

    Ngày 20/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1008/QĐ-TTg về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone năm 2014 và 2015. Theo Quyết định này, Chính phủ giao cụ thể chỉ tiêu cho 61 tỉnh phải điều trị cho 30.850 bệnh nhân trong năm 2014 và điều trị 81.047 bệnh nhân vào thời điểm cuối năm 2015.

    Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, tính đến ngày 19/3/2015, các tỉnh đã thực hiện điều trị được 27.602 bệnh nhân, tương đương 34,06% chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao.
    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/

  10. #230
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hải Phòng: 100% người nghiện tiếp cận các dịch vụ điều trị

    Thứ tư 01/04/2015 10:31

    Đó là mục tiêu mà Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Phòng đặt ra trong năm 2015.

    Theo báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Phòng, đến nay trên địa bàn thành phố có 7.334 người nghiện ma túy, trong đó có 3.400 người nghiện được điều trị Methadone tại 15 cơ sở; 201 người được điều trị tại gia đình cộng đồng. Hiện Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội số 2 thành phố đang cai nghiện bắt buộc cho 346 người; Trung tâm Gia Minh là 612 người, trong đó có 190 người quản lý sau cai.

    Điều trị Methadone cho người nghiện
    Thực hiện Nghị quyết 98⁄NQ-CP ngày 26⁄12⁄2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng xây dựng kế hoạch cai nghiện cho người nghiện ma túy năm 2015. Theo đó, sẽ tổ chức cai nghiện bắt buộc cho 1.509/7.334 người chiếm tỷ lệ 20,57%; cai tại cộng đồng 3.834/7.334 người chiếm 52,27%.

    Thời gian tới Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Phòng tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn trong việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tăng cường chỉ đạo công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, phấn đấu 100% người nghiện được tiếp cận các dịch vụ điều trị, cai nghiện khác nhau để giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.


    Đăng Dũng
    http://tiengchuong.vn

  11. #231
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Khánh Hòa: Khó khăn trong cai nghiện ma túy bằng Methadone

    Bản tin 115 | Thứ 5, 2/4/2015

    VOVGT - Hoạt động điều trị bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn như: khu điều trị chật hẹp, chế độ chính sách cho nhân viên y tế còn hạn chế…
    Nghe nội dung chi tiết tại đây:



    Gần 10 năm nghiện ma túy, nhiều lần cai nghiện không thành công, anh Nguyễn Văn C, ở phường Phước Hải, thành phố Nha Trang đã đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa để điều trị bằng Methadone. Sau khi làm các hồ sơ, thủ tục, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, anh được các nhân viên tại đây cấp phát thuốc Methadone dạng siro để uống ngay tại chỗ.

    Anh Nguyễn Văn C cho biết: “Mới uống ngày đầu tiên mà thấy cũng đỡ, cũng giằng được cữ, cắt được cơn mệt. Mấy bữa trước, giờ này là người quằn quại, bây giờ uống thuốc thì thấy cũng bình thường”.


    Bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc (Ảnh minh họa)

    3 tháng nay, bất kể nắng mưa, bà Trần Thị H. ở phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang đều đặn đưa con trai của mình đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để nhận thuốc. Con trai bà nghiện ma túy đã 6 năm, gia đình, vợ con khuyên nhủ, đưa đi nhiều nơi cai nghiện nhưng không có kết quả. Vậy mà mới qua 3 tháng điều trị bằng Methadone, đến nay con bà đã khỏe hơn, không còn cảm giác thèm ma túy, gia đình ai cũng mừng.


    Bà Trần Thị H. chia sẻ: “Chương trình này rất tốt cho những người nghiện ma túy. Uống thuốc này tuần đầu có thể quên ma túy đi, tuần thứ 2 có thể dứt hẳn, không có mơ tưởng đến. Có thuốc này sáng ngày cháu nó đến nó uống, sau đó nó về nhà thấy nó vẫn bình thường. Nó nghiện tới mấy năm rồi, mỗi ngày tiêu xài cũng 1 triệu đồng”.


    Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam từ năm 2008. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn nên được coi là phương pháp điều trị an toàn cho sức khỏe của người nghiện. Đến nay, tại tỉnh Khánh Hòa có 165 người được điều trị bằng Methadone. Trong khi đó, chỉ tiêu đến hết năm 2015, Trung tâm phải điều trị cho 500 người nghiện.


    Ông Trần Văn Tin, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa cho biết: Hoạt động điều trị bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn như: khu điều trị chật hẹp, chế độ chính sách cho nhân viên y tế còn hạn chế… Đặc biệt, Methadone đang được cấp miễn phí từ các chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế nhưng theo cam kết, nguồn tài trợ này sẽ chấm dứt sau năm 2015.


    “Dự kiến kế hoạch mở rộng Methadone ở phía Bắc và phía Nam tỉnh, bệnh nhân sẽ đóng góp một phần chi phí cho dịch vụ này. Phần lớn bệnh nhân nghiện ma túy là nghèo, thất nghiệp, mang nhiều mầm bệnh trong người. Cho nên nếu chúng ta làm không tốt sẽ dẫn đến bệnh nhân có nguy cơ tuân thủ kém, rất dễ tái nghiện”, ông Tin phân tích.


    Cai nghiện ma túy đòi hỏi phải thường xuyên và lâu dài. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghiện được chữa bệnh, hòa nhập cộng đồng.


    Thái Bình - Thường trú VOV tại Miền Trung
    http://vovgiaothong.vn

  12. #232
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Điều trị Methadone thí điểm đối với phạm nhân tại trại giam



    ANTĐ - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa có ý kiến chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy bằng thuốc Methadone; tăng cường điều trị thuốc kháng virus (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS.

    Phó Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch để triển khai điều trị Methadone thí điểm đối với phạm nhân tại trại giam. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an ban hành ngay hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; ban hành hướng dẫn cụ thể để triển khai điều trị Methadone thí điểm đối với phạm nhân tại trại giam. Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng Luật Dự phòng và điều trị nghiện; Luật Phòng chống mại dâm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan…


  13. #233
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Methadone đến với người nghiện vùng sâu, vùng xa

    Chủ nhật 05/04/2015 13:49

    Vùng quê Tiên Cảnh (H. Tiên Phước, Quảng Nam) lâu nay bình yên như bao làng quê khác, nhưng trong những gần đây rộ lên tình trạng thanh niên rủ nhau làm vàng và nạn nghiện ma túy cũng kéo theo từ đó.

    Toàn xã có gần 200 người nghiện; ma túy là nỗi ám ảnh với người dân nơi đây. Do vậy, khi có thông tin đoàn công tác của Sở Y tế và CA Quảng Nam tuyên truyền hướng dẫn cách cai nghiện ma túy bằng Methadone, người dân đã đến khá đông, trong đó có cả những thanh niên nghiện ma túy. Tại buổi tuyên truyền, hướng dẫn, ngoài việc tuyên truyền cho người dân về tệ nạn ma túy, tác hại của ma túy; cán bộ sở y tế đã tư vấn, hướng dẫn người dân về phương pháp cai nghiện ma túy bằng methadone.

    Chương trình Methadone được nhiều nước trên thế giới công nhận đây là chương trình điều trị thay thế nghiện hiệu quả nhất. Methadone là một chất có tác dụng tương tự các chất dạng thuốc phiện nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn. Methadone được sử dụng được bằng đường uống, có tác dụng làm mất các biểu hiện cai khi ngừng sử dụng ma túy, làm giảm thèm nhớ ma túy và phục hồi chức năng thể chất. Hiện methadone được Nhà nước ta hỗ trợ cai nghiện miễn phí. Methadone chỉ có tác dụng với người nghiện các chất heroin. Ưu điểm điều trị nghiện bằng Methadone là không gây hại cho người sử dụng, người bệnh không phải dùng thuốc hướng thần khác. Đồng thời còn giúp người bệnh chấm dứt hoặc giảm đáng kể việc sử dụng heroin, có khả năng duy trì công việc, học tập.


    Hướng dẫn tuyên truyền tận nhà

    Buổi tuyên truyền, hướng dẫn đã thật sự thu hút người dân và đặc biệt là những người đã trót nghiện ma túy bằng câu chuyện người thật việc thật của anh Đào Việt Ánh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam một người đã từng nghiện ma túy và đã trải qua một thời gian dài bế tắc khi nhiều lần cai nghiện nhưng không thành công. Tuy nhiên, anh đã tìm được cứu cánh, đã và đang cai nghiện có hiệu quả với thuốc methadone khi cai nghiện tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam.

    Không chỉ tư vấn, hướng dẫn tập trung tại cộng đồng mà đoàn công tác còn đến nhiều gia đình có người nghiện ma túy để tìm hiểu, hướng dẫn cách cai nghiện. Gia đình ông Trà Văn Điền (thôn Bình Yên, xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) trong nhiều tháng qua đã mất ăn, mất ngủ khi có con trai là Trà Văn Huân, 24 tuổi lâm vào cảnh nghiện ma túy. Để giúp con thoát khỏi ám ảnh của ma túy, gia đình ông đã khuyên nhủ và động viên con trai cai nghiện. Nhưng quả thật khó khăn khi nhìn con trai cai nghiện cắt cơn khó nhọc tại nhà. Vợ chồng ông phải gác lại tất cả công việc kinh tế để giúp con. Vì thế, khi nghe được giới thiệu phương pháp cai nghiện bằng methadone, gia đình ông đã vui mừng và mong muốn cũng được sớm điều trị cho con.

    Tuyên truyền tập trung

    Được biết, tại H. Tiên Phước, không chỉ xã Tiên Cảnh có số đông người nghiện ma túy mà nhiều xã lân cận trên địa bàn cũng có nhiều người nghiện. Chính vì thế, trong chuyến công tác này, đoàn cũng đã khảo sát để chuẩn bị các điều kiện đề nghị thành lập một cơ sở cấp thuốc tại Tiên Phước để tạo điều kiện tốt nhất cho người cai nghiện, nhất là thuận tiện cho việc đi lại, phát huy hiệu quả cai nghiện.


    Ước tính tỉnh Quảng Nam có 600-800 người nghiện chích heroin, đây là số người cần được điều trị lâu dài bằng Methadone. Hiện tại tỉnh ta, Cơ sở điều trị Methadone đầu tiên tại TP Tam Kỳ bắt đầu hoạt động từ ngày 1-12-2014. Mới hơn 3 tháng triển khai nhưng đã gần 100 người tham gia điều trị, tức là sẽ có gần 100 người có khả năng chia tay con đường nghiện ma túy, chừng ấy gia đình được lấy lại niềm vui và tiếng cười, điều mà họ tưởng chừng như chẳng còn nữa.


  14. #234
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Điều trị bằng Methadone giúp nhiều người nghiện ma túy tìm lại giá trị cuộc sống

    Thứ hai, 06/04/2015 - 09:45


    Nhiều năm trở lại đây, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp. Phần lớn số người sử dụng ma túy còn trong độ tuổi thanh niên và tệ nạn ma túy làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tạo ra nhiều thách thức đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

    Trên thực tế, nhiều người nghiện ma túy tham gia cai nghiện theo hình thức tập trung tại các trung tâm hoặc thông qua các mô hình cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Song không ít các trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau lại tái nghiện. Ở các địa phương khác, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã mang lại kết quả tốt cho nhiều người.

    Tại Bắc Ninh, Trung tâm Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone vừa được thành lập và đi vào hoạt động năm 2014 nhằm ngăn chặn tình trạng lây truyền HIV qua tiêm chích ma túy đồng thời hạn chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy.


    Sáng ngày 30-3 vừa qua, cơ sở điều trị khởi liều cho 18 bệnh nhân hoàn tất các thủ tục đồng thời điều trị duy trì cho 71 bệnh nhân khác. Dù mọi việc chỉ dồn gọn trong một buổi sáng, tính cả người nhà và bệnh nhân lên tới hơn 100 người nhưng chúng tôi ghi nhận được sự khẩn trương mà khoa học, nền nếp ở đây. Các y bác sĩ, tư vấn viên và nhân viên của trung tâm tất bật với công việc bất chấp cái oi bức những ngày giao mùa.


    Bác sĩ Vương Thị Tuyến cho biết: Sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, bệnh nhân sẽ được khởi liều, dò liều để tìm ra liều lượng phù hợp. Trong số 89 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở, bệnh nhân đến từ thành phố Bắc Ninh vẫn chiếm đa số với khoảng 2/3. Trong đó có 4 bệnh nhân vừa dùng ARV, vừa điều trị thay thế. Những bệnh nhân này, việc dò liều vất vả hơn nhiều do tương tác thuốc. Có khi vừa dò liều phải vừa điều chỉnh cả thuốc ARV bởi hai loại thuốc này có sự tương tác với nhau.

    Nếu như ngày đầu tiên hoạt động, chỉ có 7 người điều trị khởi liều, đến nay có gần 100 bệnh nhân tự nguyện đến đây để được điều trị, duy trì sức khỏe và hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Anh V.Q.B. ở Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh) sinh năm 1970 nhưng có tới 15 năm nghiện ma túy, một trong 7 người điều trị khởi liều đầu tiên tại cơ sở chia sẻ: Những năm trước tôi có nghe nói về phương pháp điều trị thay thế này nhưng ở Bắc Ninh chưa có. Tôi nghiện ma túy nhiều năm và chừng đó năm cuộc sống gia đình cực khổ, chuyện cãi vã xảy ra như cơm bữa, vợ không tin chồng, họ hàng làng xóm xa lánh… Dùng methadone thay thế heroin không tốn kém, lại được bảo đảm sức khỏe, tôi tăng được 5kg. Sau 3 tháng điều trị, tôi như trút được gánh nặng, không còn cơn thèm, nhớ heroin nữa, cuộc sống gia đình trở lại bình thường, gia đình vui vẻ, anh chị em ai cũng cởi mở hẳn lên.

    Cũng giống như anh B., anh B.Đ.L. ở phường Đại Phúc nghiện ma túy 5-6 năm nay, từng có người yêu nhưng chia tay cũng vì ma túy. Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, nhưng giờ đây, những điều đó trở thành quá khứ bởi từ khi kiên trì điều trị thay thế bằng methadone, niềm tin yêu trở lại trong gia đình anh.

    Trong khi hầu hết các bệnh nhân khác khi được hỏi còn e dè, đều chưa muốn công khai danh tính thì anh Nguyễn Thế Cường ở phường Vạn An (thành phố Bắc Ninh) không ngại ngùng và chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện riêng của mình. Anh Cường nghiện ma túy nhiều năm và cũng đi cai nhiều lần nhưng lần nào về cũng tái nghiện. Bản thân anh từng kết hôn nhưng vợ chồng chia tay nhau vì nghiện ma túy. Gần đây, anh nghe nói đến phương pháp điều trị thay thế này, được tư vấn về những lợi ích khi điều trị nên anh rủ thêm một số người bạn đăng ký tham gia. Gặp bệnh nhân Cường trong ngày điều trị khởi liều, anh bày tỏ rõ quyết tâm kiên trì điều trị để không lệ thuộc vào heroin nữa và có cơ hội làm lại cuộc đời.

    Các bệnh nhân sau một thời gian điều trị tại cơ sở đều chuyển biến tích cực. Tất cả những bệnh nhân khi được hỏi đều khẳng định ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân, đồng thời không còn cảm giác thèm nhớ, lên cơn vật vã như trước nữa. Và điều chung nhất họ tâm sự với chúng tôi chính là sự thay đổi từ phía gia đình, cộng đồng. Không còn bị kỳ thị, tự kỳ thị, được tôn trọng và tin tưởng, nhiều người đã hòa nhập tốt và tìm lại được giá trị đích thực của cuộc sống.

    Bác sỹ Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trưởng cơ sở điều trị cho biết: Qua 3 tháng triển khai, Chương trình Methadone đã cho thấy hiệu quả tích cực khi làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Họ được cải thiện toàn diện về mặt sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vì vậy cũng được nâng cao.

    Methadone là liệu pháp điều trị chuẩn quốc tế cho người nghiện heroin. Khi được kiểm soát chặt chẽ, đây là liệu pháp cực kỳ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, chương trình methadone còn mang ý nghĩa hết sức nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập, làm việc.


  15. #235
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kon Tum chính thức điều trị Methadone cho người nghiện

    Thứ tư 22/04/2015 17:26

    Ngày 21/4, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone số 1. Đây là cơ sở điều trị đầu tiên, nằm trong khuôn viên phòng khám Đa khoa khu vực phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum.

    Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân

    Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện sẽ làm giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng các dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giúp người nghiện ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

    Với việc đưa vào sử dụng cơ sở điều trị bằng Methadone này, tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong năm 2015, theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015.

    Để cơ sở điều trị Methadone đầu tiên của tỉnh phát huy hiệu quả trong quá trình hoạt động, trong thời gian tới, Sở Y tế tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; vận động, giới thiệu người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị; tổ chức quản lý, giáo dục và hỗ trợ người nghiện tham gia.

    Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát việc điều trị Methadone đảm bảo theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ người bệnh trong quá trình điều trị. Đồng thời, triển khai công tác quản lý người bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ đào tạo dạy nghề và tạo công ăn việc làm để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

    Tại cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone số 1, cán bộ và nhân viên cơ sở sẽ tổ chức điều trị cho người nghiện theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế. Hướng dẫn thủ tục hồ sơ đăng ký tiếp nhận đối tượng tham gia điều trị tại cơ sở đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, không gây phiền hà cho đối tượng.

    Theo số liệu thống kê, trong năm 2014, số đối tượng nghiện, số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma tuý vẫn gia tăng so với năm 2013, số người nghiện tập trung chủ yếu tại các địa bàn phức tạp về ma túy như huyện Ngọc Hồi, Đăk Hà và thành phố Kon Tum. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 354 đối tượng nghiện (tăng 77 đối tượng so với năm 2013).
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/

  16. #236
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dùng methadone, người nghiện giảm vi phạm trên 30 lần

    14/05/2015 13:22 GMT+7
    TT - Đây là báo cáo ngày 13-5 của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

    Theo đó, tính đến hết tháng 4-2015 Bộ Y tế và các địa phương đã mở cơ sở điều trị methadone cho người nghiện ma túy tại 43 tỉnh thành, với gần 30.000 người nghiện được điều trị. Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt là năm 2015 có 80.000 người nghiện được điều trị methadone thì kết quả này không đạt mục tiêu, thậm chí rất chậm so với mục tiêu.


    Tuy nhiên, qua khảo sát về hiệu quả điều trị, tỉ lệ người nghiện ma túy ở VN tuân thủ điều trị methadone rất cao, lên tới 93-96 tùy theo thời gian điều trị, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với khảo sát tại Malaysia và Trung Quốc chỉ đạt 72-75 . Sau hai tháng điều trị, tỉ lệ người nghiện còn sử dụng ma túy giảm xuống còn gần 16 , tỉ lệ bị lây nhiễm HIV giảm rất mạnh (24 tháng chỉ phát hiện một bệnh nhân HIV dương tính mới trong gần 1.000 người nghiện được khảo sát), tỉ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40 xuống còn 1,3 sau 24 tháng điều trị...


    LAN ANH

    http://tuoitre.vn/

  17. #237
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Gần 29.300 người nghiện đang được điều trị Methadone

    Thứ năm 14/05/2015 19:00

    Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến hết tháng 4/2015 Bộ Y tế và các địa phương đã mở cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện ma túy tại 43 tỉnh thành, với gần 29.300 người nghiện được điều trị.

    Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy tại Quận Long Biên - Ảnh Thùy Chi

    Điều trị nghiện các chất dạng thuộc phiện bằng Methadone hiện đang được triển khai tại hơn 80 quốc gia với trên 1 triệu bệnh nhân. Tại Trung Quốc, chương trình này được triển khai từ năm 2004. Hiện Trung Quốc có 716 phòng khám/28 tỉnh với tổng số trên 330.000 bệnh nhân. Chương trình điều trị Methadone tại Trung Quốc giúp ngăn ngừa được 7.000 trường hợp nhiễm HIV, giảm được trên 42 tấn heroin tiêu thụ. Tại Malaysia, hiện có 288 điểm điều trị Methadone với 45.000 bệnh nhân.

    Tại Việt Nam, qua khảo sát về hiệu quả điều trị, tỷ lệ người nghiện ma túy tuân thủ điều trị Methadone rất cao, lên tới 93-96 tùy theo thời gian điều trị, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với khảo sát tại Malaysia và Trung Quốc chỉ đạt 72-75.

    Sau hai tháng điều trị, tỷ lệ người nghiện còn sử dụng ma túy giảm xuống còn gần 16%, tỷ lệ bệnh nhân giảm hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40 xuống còn 1,3 sau 24 tháng điều trị..., tỷ lệ lây nhiễm HIV giảm rất mạnh (24 tháng chỉ phát hiện 1 người nhiễm HIV dương tính mới trong gần 1.000 người nghiện được khảo sát).

    Bên cạnh đó, giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm bệnh nhân còn tiêm chích ma túy từ 21% xuống còn 2% sau 24 tháng tham gia điều trị. Đồng thời, cải thiện rõ rệt về thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống. Cụ thể, chất lượng cuộc sống bệnh nhân được cải thiện rõ rệt sau 24 tháng, đặc biệt về thể chất; tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15%, sau 12 tháng điều trị.

    Ngoài ra, việc điều trị Methadone cũng giúp người nghiện giảm mạnh mâu thuẫn trong gia đình. Giảm hành vi lừa dối, cưỡng ép người thân để có tiền mua ma túy từ 90% xuống còn 2%; giảm mâu thuẫn trong gia đình và bạn bè từ 20% xuống còn 3%. Đặc biệt, điều trị Methadone giúp mạng lại hiệu quả kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ người điều trị có việc làm tăng 75,9% sau 24 tháng điều trị.

    Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 phải đạt 80.000 người nghiện được điều trị Methadone. Trong khi đó, hiện mới có 29.300 bệnh nhân đang được điều trị. Như vậy, các bộ ngành liên quan cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác này để đạt được mục tiêu do chính phủ đưa ra.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

  18. #238
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Yên Bái: Điều trị Methadone cho gần 660 người nghiện ma túy

    Thứ sáu 15/05/2015 15:05

    Yên Bái là một trong những địa phương có số người nghiện ma túy cao trong cả nước, với gần 3.000 đối tượng có hồ sơ quản lý.


    Công tác cai nghiện ma túy được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tại Trung tâm chữa bệnh đang cai nghiện cho gần 660 người và hàng trăm người đang điều trị Methadone tại các cơ sở.

    Tỉnh Yên Bái cũng đã đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ hệ thống cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và quản lý người nghiện sau cai.


    Ông Phạm Xuân Tùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Để cho thực hiện có hiệu quả công tác này, chúng tôi yêu cầu các địa phương hỗ trợ, giúp đỡ các học viên đã cai nghiện trở về. Hằng tháng có nhận xét, đánh giá đối với từng học viên. Và khi họ đã cai nghiện trở về mà bản thân hay gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế thì chúng tôi sẽ có những can thiệp để họ được vay vốn phát triển kinh tế”.
    Theo VOV

  19. #239
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP Uông Bí: Triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone

    Cập nhật: 23:59, 16/05/2015 (GMT+7)


    Dự kiến trong quý III-2015, TP Uông Bí sẽ đưa Cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone vào hoạt động. Đây là địa phương thứ 5 trong tỉnh triển khai chương trình này (sau Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn, Đông Triều), hướng đến mục tiêu góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện, giúp người nghiện từng bước giảm dần và không lệ thuộc vào ma tuý, hồi phục sức khoẻ, thay đổi hành vi lối sống, phục hồi nhân cách.

    Ảnh minh họa

    TP Uông Bí hiện có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 toàn tỉnh, trong đó số bệnh nhân xác định địa chỉ là trên 220 người. Qua kết quả giám sát trọng điểm năm 2013 của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, số người nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý ở TP Uông Bí chiếm 24,8%. Qua điều tra các tụ điểm, ước tính trên địa bàn thành phố có khoảng 250 người nghiện chích ma tuý. Thành phố đã triển khai các hoạt động tiếp cận và cấp phát bơm kim tiêm sạch miễn phí cho các đối tượng nghiện chích ma tuý, tư vấn thay đổi hành vi phòng chống ma tuý, phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

    Nhằm góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện, năm qua thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. Đến nay, sau gần một năm chuẩn bị, Cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone TP Uông Bí đã được xây sửa gần hoàn thiện. Cơ sở nằm trong khuôn viên Trạm Y tế phường Trưng Vương, bao gồm các phòng: Đón tiếp, đăng ký; tư vấn; khám bệnh; cấp phát thuốc; kho bảo quản thuốc; khu vực ngồi chờ. Sở Y tế bố trí 250 triệu đồng đầu tư trang thiết bị cho Cơ sở, đảm bảo đầy đủ theo danh mục và yêu cầu kỹ thuật của Bộ Y tế.Bác sĩ Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố, cho biết: Nhân lực là một trong những khâu khó nhất trong triển khai kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. Để Cơ sở đi vào hoạt động cần có 12 nhân viên, trong đó có 8 cán bộ chuyên môn và 4 nhân viên phục vụ. Trung tâm Y tế thành phố đã cử 12 cán bộ đi đào tạo kiến thức, kỹ năng tại Hà Nội để sẵn sàng tiếp nhận công việc. Trước mắt, khi Cơ sở đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ cử cán bộ, nhân viên làm việc kiêm nhiệm, đảm bảo mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, Tết.

    Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Uông Bí tuân thủ quy trình điều trị theo đúng quy định của Bộ Y tế. Người bệnh tham gia điều trị phải đáp ứng được quy định tại Hướng dẫn “Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” do Bộ Y tế ban hành, như: Đủ 18 tuổi trở lên; có đơn tự nguyện tham gia; không có chống chỉ định sử dụng thuốc methadone; không có hành vi vi phạm pháp luật; có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định tại TP Uông Bí v.v.. Bác sĩ Trần Ngọc Phương nói rõ thêm: Methadone là một chất dạng thuốc phiện được sử dụng hợp pháp trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện khác. Người nghiện sử dụng thuốc vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường và tránh được tiêm chích, tránh lây truyền HIV. Dự kiến, quý III-2015 Cơ sở điều trị mới đi vào hoạt động, nhưng đến nay đã có một số người nghiện, gia đình người nghiện đến Trung tâm Y tế thành phố hỏi thông tin và đăng ký tham gia.
    Hoàng Quý

    http://baoquangninh.com.vn/

  20. #240
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệu quả chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Hà Nội
    07:48, 17/05/2015


    Đến nay, Hà Nội có 17 cơ sở điều trị cho hơn 8.500 bệnh nhân ma túy cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, giúp bệnh nhân thay đổi hành vi trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng Heroin, giảm hành vi tội phạm do người nghiện gây ra.

    Bệnh nhân ma túy uống thuốc cia nghiện bằng Methadone tại cơ sở điểu trị Methadone Quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN
    Nhân viên y tế giám sát bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone tại cơ sở điểu trị Methadone Quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN
    Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone tại cơ sở điểu trị Methadone Quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN

Trang 12 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 21011121314 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •