Trang 16 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 614151617 CuốiCuối
Kết quả 301 đến 320 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #301
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khẩn trương hoàn thành việc tập huấn về điều trị Methadone

    Thứ sáu 18/03/2016 14:11


    Chương trình điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trong năm 2015 đã được mở rộng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác này để có thể đạt được chỉ tiêu đã đề ra.



    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã nhận định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chiều 17/3, tại Hà Nội.



    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Thùy Chi

    Tại hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần làm rõ tại sao việc điều trị thay thế chất gây nghiện bằng Methadone đối với người nghiện ma túy được đánh giá hiệu quả, khả năng tiếp cận dễ dàng, nguồn lực tài chính được bảo đảm nhưng mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện chất ma túy bằng Methadone trong năm 2015 không đạt được.

    “Chính phủ đã có nghị quyết, cùng nguồn lực tài chính bảo đảm điều trị Methadone cho 80.0000 người nhưng tại sao chúng ta vẫn không sử dụng hết. Trong khi đó yêu cầu cơ sở vật chất, cán bộ y tế làm công tác này không quá cao. Thực tế, trừ những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì không ít địa phương đầu tư, duy trì cơ sở cai nghiện với kinh phí hàng tỷ đồng, cả trăm nhân viên nhưng việc điều trị thay thế bằng Methadone vẫn không đạt mục tiêu với lý do thiếu cơ sở vật chất, cán bộ y tế chưa được tập huấn. Nguyên nhân của tình trạng này là từ các yếu tố chủ quan”, Phó Thủ tướng phân tích.

    Lý giải cho nguyên nhân chưa đạt được chỉ tiêu đã đề ra về điều trị Methadone, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mang lại hiệu quả cao, người nghiện có thể tiếp cận dễ dàng, nguồn lực tài chính có thể bảo đảm được, giá cả rẻ. So sánh với việc người nghiện bỏ tiền ra sử dụng Methadone là rất ít so với việc họ phải bỏ khoản tiền lớn ra để sử dụng ma túy. Việc tham gia điều trị Methadone cũng giúp tiến tới không còn người nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy trong tương lai. Tuy nhiên, nguyên nhân trong năm qua không đạt được chỉ tiêu đã đề ra, là do cộng đồng chưa vượt qua được suy nghĩ, nhận thức, cho rằng tái nghiện là không điều trị được, nên đây là khó khăn lớn để những người nghiện tiếp cận điều trị.

    Để tháo gỡ khó khăn, Phó Thủ tướng chỉ đạo, tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, các địa phương cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa nhất là các địa phương đạt chỉ tiêu thấp. Đồng thời, đẩy mạnh việc đưa Methadone và các cơ sở điều trị cai nghiện của ngành LĐTB&XH, vì đây là biện pháp hiệu quả mà không phải đầu tư quá nhiều.

    Phó Thủ tướng yêu cầu: “Trong vòng 1 quý là 3 tháng, Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH phải hoàn thành việc tập huấn về điều trị thay thế bằng Methadone cho người nghiện ma túy”.

    Cùng với việc phải đẩy nhanh việc chuyển đổi các mô hình, Phó Thủ tướng cho rằng, cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc để đưa các chất điều trị thay thế như Methadone vào các cơ sở giáo dục, cai nghiện ma túy; lập hệ thống quản lý những người nghiện đang điều trị Methadone trên phạm vi cả nước...

    “Năm 2016, chúng ta phải chuyển đổi mạnh mẽ các cơ sở cai nghiện theo đúng pháp luật. Xu thế đây là các đơn vị cai nghiện, trợ giúp người nghiện ma túy trên cơ sở vẫn có đối tượng cai nghiện bắt buộc theo quyết định của tòa án và mở rộng sang tự nguyện. Hai mô hình này cần có sự quản lý phù hợp trên tinh thần coi người nghiện ma túy là người bệnh để trợ giúp. Trong đó, cơ sở cai nghiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cần lưu ý đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghiện”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

    Song song, các bộ, ngành cần phải sớm đề xuất, kiến nghị, ban hành các văn bản hướng dẫn còn thiếu đối với công tác cai nghiện ma túy, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, AIDS trên tinh thần vướng đâu gỡ đấy, nhất là những văn bản dưới luật, thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành.

    Trong thời gian tới, nguồn viện trợ quốc tế giảm nhưng vì sự an toàn và sức khỏe của người dân, Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư, nhất là vấn đề thuốc Methadone và ARV. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần tăng ngân sách và huy động cộng đồng, các doanh nghiệp chung tay trong công cuộc này.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Khan-tr...done/17074.vgp

  2. #302
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đề xuất quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

    16:27, 22/03/2016


    (Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.



    Ảnh minh họa


    Bộ Y tế cho biết, điều trị thay thế là một trong ba biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Đây là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV quan trọng trong việc phòng ngừa sự lây truyền HIV trong nhóm những người nghiện chích ma túy và từ họ ra cộng đồng.Tuy nhiên, qua gần 4 năm thực hiện, một số quy định của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã bộ lộ những hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn triển khai điều trị thay thế tại nước ta trong thời gian tới.

    Theo Bộ Y tế, cần bãi bỏ quy định “có nơi cư trú rõ ràng” và “không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” tại Khoản 2, Khoản 4, Điều 5 quy định về điều kiện của người đăng ký tham gia điều trị thay thế. Hiện điều trị Methadone đã được Chính phủ cho phép triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là sau khi các địa phương được giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

    Việc bãi bỏ quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người nghiện ma túy, đặc biệt là những người nghiện hiện chưa lộ diện tiếp cận dịch vụ điều trị thay thế tại các địa phương. Trên thực tế, hiện còn tồn tại tình trạng ở nhiều địa phương, người nghiện ma túy không dám tiếp cận điều trị do sợ bị các lực lượng chức năng đưa vào danh sách người nghiện để đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Bên cạnh đó, điều kiện thực tế và pháp lý trong nước thời gian vừa qua nảy sinh yêu cầu cấp thiết phải bổ sung quy định cho phép triển khai điều trị thay thế (bao gồm cả điều trị Methadone) trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hiện Nghị định số 96/2012/NĐ-CP chưa hướng dẫn triển khai điều trị thay thế (bao gồm cả điều trị Methadone) trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc…

    Bộ Y tế đã dự thảo Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế gồm 6 chương, 42 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã đề xuất những quy định cụ thể về điều kiện, quy trình xét chọn tham gia điều trị cho người nghiện chất dạng thuốc phiện; tổ chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; điều kiện bảo đảm cho công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện…

    Bổ sung nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện


    Dự thảo nêu rõ nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện như sau:

    1- Nghiện ma túy, bao gồm cả nghiện chất dạng thuốc phiện là một bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài.

    2- Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện khi người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị.

    3- Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện tại cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

    4- Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải tuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    5- Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (bao gồm cả việc cấp phát thuốc thay thế) được phép triển khai tại các cơ sở y tế công lập có chức năng dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh (gọi tắt là cơ sở công lập) và các cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

    6- Thủ trưởng các cơ sở công lập quyết định thành lập khoa, phòng, đơn vị đơn nguyên thực hiện điều trị phù hợp với điều kiện thực tiễn. Biên chế làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở công lập nằm trong tổng biên chế của địa phương, của ngành Công an và ngành Quốc phòng.

    Trong đó, các khoản 5, 6 được Bộ Y tế bổ sung so với quy định cũ nhằm hướng dẫn hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cấp phát thuốc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

    Bộ Y tế cho biết, quy định này đảm bảo hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện không làm phát sinh việc thành lập mới các cơ sở công lập, không tăng biên chế làm việc tại các cơ sở này, hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại các địa phương bổ sung thêm chức năng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho các cơ sở y tế sẵn có.
    Tuệ Văn
    http://baochinhphu.vn

  3. #303
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đẩy mạnh điều trị Methadone trong các cơ sở điều trị nghiện ma túy

    Thứ năm 31/03/2016 15:16


    Ngày 30/3, Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có cuộc họp nhằm đẩy mạnh điều trị Methadone trong các cơ sở điều trị nghiện ma túy thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý.




    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm đồng chủ trì cuộc họp - Ảnh: HT

    Việc này nhằm thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác năm 2016 do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa tổ chức. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12 /2014 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.

    Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng, số người nghiện các chất dạng thuốc phiện chưa tiếp cận được với Methadone trong các cơ sở điều trị nghiện do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, cũng như ngoài cộng đồng còn rất lớn. Tuy nhiên, do một số các nguyên nhân chủ quan như cơ chế phối hợp giữa hai ngành chưa rõ ràng, nhận thức của lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo các cơ sở cai nghiện về việc đẩy mạnh triển khai Methadone trong các cơ sở cai nghiện còn hạn chế… Do vậy, các cơ sở điều trị nghiện tại các địa phương chưa chủ động vào cuộc triển khai chương trình này.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, hiện nay hành lang pháp lý triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại cộng đồng cũng như trong các cơ sở điều trị nghiện cơ bản đầy đủ và không có nhiều vướng mắc. Bộ Y tế đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo hướng mở hơn, đơn giản hơn và thuận lợi hơn cho người nghiện tiếp cận với Methadone. Đồng thời, cũng có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề tuân thủ điều trị như người đang điều trị Methadone bỏ cuộc hoặc đã đạt liều duy trì mà vẫn tiếp tục sử dụng ma túy là những trường hợp sẽ đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, dự kiến khi Nghị định này ra đời, chắc chắn số người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ tăng nhanh.

    Hiện nay, Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo xây dựng phần mềm quản lý bệnh nhân điều trị Methadone theo hướng kết nối trực tuyến các điểm điều trị Methadone trên toàn quốc, do đó bệnh nhân điều trị Methadone sẽ dễ dàng được theo dõi và tiếp cận điều trị tại bất cứ cơ sở điều trị Methadone nào.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo ngành y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ sở điều trị nghiện của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ việc tập huấn, cung cấp thuốc Methadone và đề nghị ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động làm việc với ngành y tế các địa phương về kế hoạch triển khai và chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc triển khai điều trị Methadone tại các điểm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

    Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm chỉ đạo hai Cục chuyên ngành là Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội khẩn trương từ nay đến tháng 6 phải tổ chức đoàn giám sát liên ngành và xây dựng kế hoạch cụ thể về việc phối hợp triển khai điều trị Methadone trong các cơ sở điều trị nghiện của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại một số tỉnh, thành phố lớn.


    Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2015 có khoảng 13.000 người đang điều trị cai nghiện tại 142 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và bắt buộc trong cả nước. Trong đó, khoảng 8.000 người là cai nghiện tự nguyện và 5.000 người cai nguyện bắt buộc.

    Mặc dù Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo và triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong các cơ sở điều trị nghiện ma túy từ năm 2014, tuy nhiên đến cuối năm 2015 mới chỉ có khoảng 1.500 người được điều trị Methadone tại 9 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại 9 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Bắc Giang và TPHCM).
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Day-ma...-tuy/17260.vgp

  4. #304
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sẽ mở thêm 2 cơ sở điều trị ma túy bằng Methadone

    Cập nhật lúc 07:55, Thứ Sáu, 01/04/2016 (GMT+7)


    (ĐN) - Phát biểu tại buổi làm việc với Sở Y tế về công tác triển khai chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone vào ngày 31-3, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng Ban Văn hóa - xã hội, Trưởng đoàn giám sát của HĐND tỉnh đề nghị Sở quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone số 2 tại Bệnh viện đa khoa Biên Hòa.





    Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát.



    Bởi, theo bà Hiền, cơ sở này hiện có diện tích nhỏ hẹp, chật chội, số lượng bệnh nhân đông. Bà Hiền cho rằng, Sở Y tế nên điều tra, rà soát lại số người nghiện điều trị bỏ liều để có giải pháp chấn chỉnh; đồng thời các cơ sở điều trị phối hợp chặt chẽ với công an phường nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở. Ngoài ra, ngành cần phối hợp với Sở Lao động - thương binh và xã hội triển khai điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone đến các cơ sở cai nghiện ma túy trong tỉnh.


    Theo Sở Y tế, trong năm 2015, số người tham gia điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone ngày càng tăng. Toàn tỉnh đến nay đã có 1.345 bệnh nhân nghiện chích ma túy đăng ký tham gia điều trị, trong đó có 1.126 bệnh nhân đã được điều trị, đạt 80,4% chỉ tiêu năm 2015. Tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị chiếm 48% so với nhóm nghiện chích ma túy thực tế.



    Cũng theo Sở Y tế, chương trình điều trị Methadone đóng vai trò quan trọng như mũi tên trúng nhiều đích: hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình.


    Được biết, toàn tỉnh hiện có 4 cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone, gồM; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Bệnh viện đa khoa TP.Biên Hòa, Trung tâm y tế huyện Long Thành và Trạm y tế phường Phú Bình (TX.Long Khánh).



    Trong năm 2016, Sở Y tế sẽ mở thêm 2 cơ sở điều trị tại huyện Trảng Bom và Định Quán để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh nhân trong tiếp cận phương pháp cai nghiện hiệu quả này.
    Đặng Ngọc


    http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/...adone-2679158/

  5. #305
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đồng Nai: Mở rộng mô hình điều trị Methadone

    Thứ sáu 01/04/2016 10:38


    Trong năm 2016, Đồng Nai sẽ tập trung mở rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Dự kiến triển khai thêm 2 cơ sở điều trị Methadone tại huyện Trảng Bom và Định Quán.





    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Thùy Chi

    Hiện Đồng Nai đã triển khai được 4 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh; Bệnh viện đa khoa Biên Hòa; Trung tâm y tế Long Thành và Trạm y tế Phú Bình (TX.Long Khánh).

    Trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho cơ sở 2 tại Bệnh viện đa khoa Biên Hòa vì đây là cơ sở có số bệnh nhân điều trị đông nhất. Đồng thời, lưu ý các cơ sở điều trị cần rà soát, nắm rõ số người bỏ trị để làm công tác tư vấn tốt hơn. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với công an địa phương nhằm bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp với báo, đài đẩy mạnh công tác truyền thông để nhiều người biết được hiệu quả chương trình.

    Chương trình điều trị Methadone đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mạnh số ca nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy trên địa bàn. Thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV phân bố theo nhóm nghiện chích ma túy trên địa bàn tỉnh giảm dần qua các năm, từ 10% năm 2013, đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 2,6%.

    Trong 2 năm qua, các cơ sở đã tiếp nhận hơn 1.300 bệnh nhân nghiện chích ma túy đăng ký tham gia điều trị, trong đó, số bệnh nhân từng được điều trị hơn 1.100 người, đạt hơn 80% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho Đồng Nai. Phần lớn bệnh nhân sau một thời gian điều trị sức khỏe được cải thiện rõ rệt, bỏ dần ma túy, tỷ lệ sử dụng lại heroin chiếm khoảng 8,5%.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Dong-Na...done/17263.vgp

  6. #306
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh mô hình điều trị Methadone tại các cơ sở tuyến huyện

    Thứ năm 14/04/2016 16:00


    Bằng việc thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng dần tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng còn thấp, tỷ lệ người tham gia điều trị chưa cập với tổng số đối tượng người nghiện các chất dạng thuốc phiện trong thực tế.



    Cụ thể, đến hết năm 2015, trong 4 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ có Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh vượt chỉ tiêu đề ra là 220/190 bệnh nhân, đạt 115% so với kế hoạch được giao.


    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Thùy Chi

    Số lượng bệnh nhân tham gia điều trị tại 3 cơ sở còn lại lần lượt là: Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch điều trị cho 79/150 bệnh nhân của huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô (đạt 53%); Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường điều trị cho 61/180 bệnh nhân thuộc địa bàn huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường(đạt 33,8%) và thấp nhất là Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên quản lý, điều trị cho 61/280 bệnh nhân của 2 địa phương là Bình Xuyên và Phúc Yên (đạt 21,7%).

    Riêng trong quý I/2016, số lượng bệnh nhân có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Lũy tích đến thời điểm hiện tại, tổng số bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện đang điều trị tại 3 cơ sở Methadone tuyến huyện là 228 bệnh nhân, tăng 27 bệnh nhân so với thời điểm cuối năm 2015, đạt 37,3% chỉ tiêu được giao năm 2016.

    Để mở rộng mô hình điều trị nghiện bằng Mẹthadone trên địa bàn tỉnh. Bắt đầu từ tháng 3/2015, các cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện ma túy được đặt tại 3 huyện là Vĩnh Tường, Bình Xuyên và Lập Thạch chính thức hoạt động. Nhằm thu hút bệnh nhân tham gia điều trị, cán bộ y tế tại các đơn vị tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền; in cấp phát tờ rơi, sách mỏng, treo băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích; tư vấn, truyền thông bằng nhiều hình thức cho người nghiện ma túy và người nhà của các đối tượng. Nội dung tuyên truyền về lợi ích khi tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thường xuyên được phát trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, thị trấn với tần suất cao.

    Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tuyến huyện còn thấp. Lý giải nguyên nhân, BS. Lê Quang Sơn, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho rằng, Methadone mở ra cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện ma túy bằng nhiều lợi ích thiết thực, nhưng vẫn còn rất nhiều đối tượng người nghiện chưa thực sự hiểu rõ, hiểu đúng về phương pháp điều trị này.

    Mặc dù, tại các cơ sở điều trị, luôn bảo đảm phục vụ tốt cho nhu cầu điều trị của bệnh nhân; các bác sỹ luôn quan tâm, tạo điều kiện, động viên tinh thần để đối tượng người nghiện yên tâm tham gia điều trị. Nhiều cán bộ đã đến tận nhà của người nghiện ma túy để động viên họ tham gia điều trị, tuy nhiên, nhiều người nghiện vẫn không “tin tưởng” vào lợi ích mà phương pháp này mang lại. Một số người sợ bị phân biệt đối xử, kỳ thị nên quyết không tiếp cận điều trị.

    Không ít người nghiện đã bị các đối tượng buôn bán, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện tuyên truyền sai lệch về tác dụng của Methadone. Vì thế, gây cho họ tâm lý hoang mang, sợ hãi; một số đối tượng người nghiện bị bắt do vi phạm pháp luật hoặc phải đi cai nghiện bắt buộc, một số bệnh nhân không kiên trì điều trị, tiếp tục quay lại tái sử dụng ma túy và bỏ trị.

    Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, bác sỹ trực tiếp tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone hiện nay còn ít, một số cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau; kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động đối tượng còn hạn chế…

    Trong năm 2016, để nâng cao tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị, tỉnh tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giúp người nghiện ma túy hiểu rõ, hiểu đúng về lợi ích của Methadone; tạo điều kiện cho người nghiện tuân thủ điều trị tốt bằng Methadone không phải đi cai nghiện bắt buộc… Đặc biệt, tỉnh cũng sẽ chú trong giải pháp để sớm khắc phục tình trạng để nhiều bệnh nhân tham gia điều trị nghiện hơn nữa tại các cơ sở tuyến huyện.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Vinh-Ph...uyen/17428.vgp

  7. #307
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cơ hội lớn cho người nghiện ma túy

    Cập nhật: Thứ sáu, 22/4/2016 | 3:49:35 PM
    YBĐT - Tháng 9/2013, bệnh nhân nghiện ma túy đầu tiên của Yên Bái được điều trị thay thế bằng Methadone. Sau 3 năm, toàn tỉnh đã có 945 bệnh nhân nghiện ma túy được điều trị bằng phương pháp này. Nhiều người trong số đó đã ngừng hẳn việc sử dụng ma túy, có việc làm, được người thân, gia đình, xã hội tin tưởng hơn.


    Các bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở điều trị Mù Cang Chải.

    Ông Dương Tuấn Anh - Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: “Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là một cơ hội rất lớn cho những người nghiện hêrôin, cho cả gia đình và xã hội; giảm tình trạng sử dụng ma túy bất hợp pháp, nâng cao sức khỏe bệnh nhân đồng thời dự phòng lây nhiễm một số bệnh qua đường máu, góp phần giảm tình hình tội phạm trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy. Đặc biệt, cải thiện được mối quan hệ với người thân trong gia đình và xã hội, dần lấy lại lòng tin, có việc làm”.


    Từ chỗ không còn “thiết tha” với hêrôin, không bị vật vã do “đói thuốc”, sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của phần lớn bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, tình trạng bệnh nhân sử dụng ma túy đã giảm hẳn sau khi tham gia điều trị Methadone (từ 100% trước điều trị xuống còn 16,67% sau 12 tháng điều trị). Sức khỏe của bệnh nhân đã có sự cải thiện rõ rệt sau 3 tháng điều trị, cân nặng trung bình trước điều trị là 54,57 kg sau điều trị đã tăng lên 57,1 kg; 97,5% bệnh nhân cho biết có cải thiện mối quan hệ với gia đình và thấy được gia đình tin tưởng hơn. Trong số những bệnh nhân chưa nhiễm HIV, viêm gan B, C, không có bệnh nhân nào bị nhiễm mới sau một năm điều trị.


    Yên Bái là địa phương có số người nghiện ma túy cao với 2.927 đối tượng, trong số đó, nhiều người chưa hiểu đúng về phương pháp điều trị thay thế các dạng nghiện bằng Methadone. Họ cho rằng, đây là một phương pháp cai nghiện và có thể dứt hoàn toàn, điều này là hoàn toàn sai. Điều trị Methadone không phải là cai nghiện.


    Bản chất của điều trị Methadone là thay thế việc sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp (ma túy) bằng việc sử dụng chất gây nghiện hợp pháp (Methadone) nhằm giảm tác hại của việc sử dụng ma túy với bản thân và gia đình người nghiện.


    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy ở Yên Bái rất cao, chiếm 36,61% số người nhiễm ở các nhóm có hành vi nguy cơ. Do đó, triển khai điều trị bằng Methadone như một mũi tên trúng nhiều đích: hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần ổn định trật tự xã hội.


    Sau 3 năm triển khai điều trị thay thế bằng Methadone, Yên Bái đang gặp phải không ít khó khăn. Đặc điểm địa lý của Yên Bái là một cản trở trong việc bố trí các cơ sở điều trị, làm giảm khả năng tiếp cận của bệnh nhân với nơi điều trị. Hiện, nguồn thuốc Methadone của Yên Bái được ngân sách trung ương, dự án quốc tế hỗ trợ nên bệnh nhân đang được miễn phí tiền thuốc Methadone nhưng đến hết năm 2016, nguồn thuốc hỗ trợ sẽ không còn - đây là gánh nặng cho ngân sách tỉnh và khó khăn cho bệnh nhân.


    Một bộ phận người dân, người nghiện ma túy chưa hiểu rõ chương trình điều trị Methadone (vẫn coi đây là chương trình cai nghiện, giấu tình trạng nghiện, sợ đến điều trị lại bị bắt đi cai nghiện tập trung) nên chưa tiếp cận chương trình.
    Anh Dũng

    http://www.baoyenbai.com.vn/13/13583...ien_ma_tuy.htm

  8. #308
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần

    Lightbulb

    Hà Nội: Hơn 2 nghìn người đăng ký cai nghiện tự nguyện
    Thứ ba 26/04/2016 16:00
    Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, công tác cai nghiện tự nguyện trên địa bàn thành phố sau 1 năm thực hiện Đề án cai nghiện tự nguyện theo Quyết định 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020” đã đạt được những kết quả khả quan.

    Về tình hình nghiện ma túy nói chung, theo Sở LĐTBXH Hà Nội, 43,4% số người sử dụng ma túy có độ tuổi từ 31- 40, trong đó 55,4% số người sử dụng các chất ma túy dạng thuốc phiện. So với những năm trước thì số người sử dụng các chất loại ma túy tổng hợp gia tăng, chiếm 43,3%.


    Đăng ký cai nghiện tự nguyện. Ảnh VNE

    Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 5 Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội; Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy được UBND Thành phố cho phép thực hiện Đề án điều trị nghiện ma túy tự nguyện, đồng thời bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho 5 đơn vị này, trong đó có 1 Trung tâm chuyển đổi hoàn toàn thành Cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện, 4 Trung tâm thành Cơ sở đa chức năng thực hiện nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy, bắt buộc, lưu trú và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng thuốc Methadone.

    Tính đến nay, Thành phố đã vận động được 2.166 người đăng ký tham gia cai nghiện tự nguyện, vượt chỉ tiêu thành phố giao 433% kế hoạch (trong đó có 1.820 người được Thành phố hỗ trợ kinh phí, 346 người không hỗ trợ kinh phí), so với những năm trước thì số người tự nguyện đã tăng đáng kể.

    Nhật Thy

  9. #309
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    28-04-2016
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Vietnam
    Bài viết
    4
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Em uống arv được 2 tuần nay rồi, khoảng một tuần nay em bị nổi đỏ và ngứa khắp người, anh cho em hỏi khi nào thì em mới hết vậy, và em có bị sao không, e rất lo. E thấy người mệt mỏi lắm, em ngủ chung với con em, anh cho em hỏi con em có bị lây không. Tuần rồi em có đem con em đi xét nghiệm thì nó âm tính. Em phải làm gì đây khi con em được 10 tuổi nó không ngủ được khi không có em bên cạnh, em sợ em lây cho nó lắm anh ơi.

  10. #310
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Ngoc.vn Xem bài viết
    Em uống arv được 2 tuần nay rồi, khoảng một tuần nay em bị nổi đỏ và ngứa khắp người, anh cho em hỏi khi nào thì em mới hết vậy, và em có bị sao không, e rất lo. E thấy người mệt mỏi lắm, em ngủ chung với con em, anh cho em hỏi con em có bị lây không. Tuần rồi em có đem con em đi xét nghiệm thì nó âm tính. Em phải làm gì đây khi con em được 10 tuổi nó không ngủ được khi không có em bên cạnh, em sợ em lây cho nó lắm anh ơi.
    Thường mới uống cơ thể chưa quen thuốc nên thường bị như vậy bạn,một phần vì thuốc quá nóng ảnh hưởng cơ thể nóng.

    Bạn vẫn chăm sóc con và sinh hoạt với con bình thường không có gì phải lo lắng cho con mình hết.


    Tình dục an toàn là gì ?. Là luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình mà mình không hiểu rõ,nhất là đối tượng hành nghề mại dâm.

  11. #311
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bà Rịa - Vũng Tàu: Hướng tới xã hội hóa điều trị Methadone

    Thứ năm 05/05/2016 14:03


    Trong khi nguồn viện trợ từ các dự án quốc tế ngày càng giảm mạnh, thì việc hướng tới xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone sẽ là giải pháp tối ưu tại Bà Rịa - Vũng Tàu.





    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống - Ảnh: Thùy Chi

    Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 cơ sở điều trị Methadone tại TP.Vũng Tàu và huyện Long Điền. Đây là chương trình được đánh giá cao về hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn.

    BS. Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, chương trình điều trị Methadone thời gian qua đã mang lại những hiệu quả rõ rệt cho người nghiện. Phần lớn bệnh nhân sau khi tham gia điều trị Methadone không còn sử dụng ma túy, duy trì liều Methadone ổn định, cải thiện sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đã tìm được việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Theo đánh giá từ phía gia đình các bệnh nhân, sau khi tham gia chương trình điều trị Methadone, bệnh nhân có thái độ sống tích cực, sống lành mạnh, biết quan tâm đến các thành viên trong gia đình, sống có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.

    Chương trình điều trị Methadone đã cải thiện cuộc sống cho những người nghiện ma túy, giúp giảm thiểu lây nhiễm mới HIV trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện những khó khăn, thách thức chương trình đang phải đối mặt, đó là: Chương trình gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý người nghiện tại cộng đồng, bệnh nhân tham gia điều trị tại các cơ sở còn ít.

    Theo BS. Bùi Minh Kha, tỉnh triển khai 2 cơ sở điều trị Methadone để tiếp nhận 1.200 bệnh nhân theo Quyết định 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Chính phủ là chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, các dự án quốc tế ngày càng giảm dần tài trợ dẫn đến kinh phí thực hiện chương trình Methadone gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, nếu không có phương án kịp thời cần phải xây dựng đề án triển khai cơ sở mới, chuẩn bị nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị… để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tham gia điều trị.

    Từ tháng 4/2013, Ban quản lý dự án Quỹ toàn cầu Trung ương không còn hỗ trợ các chi phí liên quan đến xét nghiệm, chi phí vận hành cơ sở điều trị… mà chỉ hỗ trợ thuốc Methadone. Sở Y tế tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh về việc tăng cường công tác triển khai chương trình Methadone trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND các huyện, thành phố nơi triển khai chương trình, bố trí hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động xét nghiệm, chi phí vận hành…

    Do đó, để duy trì hiệu quả chương trình, trong thời gian tới, khi các dự án quốc tế ngưng hoàn toàn, cần phải thực hiện xã hội hoá chương trình điều trị Methadone, tức là có sự chia sẻ một phần kinh phí từ phía bệnh nhân và bảo hiểm y tế.

    BS. Bùi Minh Kha cho biết, hiện đề án xã hội hóa đang xin chủ trương của UBND tỉnh để thực hiện. Khi thực hiện xã hội hóa chắc chắn sẽ có nhiều thách thức vì phần lớn bệnh nhân đều có hoàn cảnh khó khăn, việc thu phí chắc sẽ gặp trở ngại, nên cần phải có những giải pháp để tiếp tục khắc phục những thách thức trong công tác này.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Ba-Ria-...done/17658.vgp

  12. #312
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quảng Ngãi: Cấp phát thuốc Methadone cho người nghiện ma túy

    Thứ ba 10/05/2016 14:18


    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa giao Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện việc cấp phát thuốc Methadone cho người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh theo hướng không thành lập cơ sở cấp phát thuốc nhưng có cơ chế phối hợp cụ thể giữa Sở LĐTBXH và Sở Y tế trong công tác điều trị, cấp phát thuốc, đảm bảo việc điều trị cho người nghiện ma túy đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí.





    Bên cạnh đó, xem xét việc bồi dưỡng cho công chức, viên chức làm việc ngoài giờ hành chính để thực hiện cấp phát thuốc, điều trị cho các đối tượng nghiện ma túy.

    Việc đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 31/10/2014. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả nước.
    Theo Cổng TTĐT Quảng Ngãi

  13. #313
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quảng Nam: Giảm tội phạm bằng... Methadone

    Thứ hai 16/05/2016 15:45


    Tình hình ANTT tại xã trọng điểm về ma túy lớn nhất tỉnh Quảng Nam dần dần được ổn định. Bên cạnh đó, chính quyền huyện Tiên Phước đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm cho người nghiện tham gia chương trình điều trị nghiện bằng Methadone thay thế.




    Cán bộ y tế hướng dẫn phương pháp điều trị nghiện ma túy bằng Methadone thay thế.

    Thời gian qua, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam tổ chức tuyên truyền cho người dân xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước và các xã khu Tây huyện Thăng Bình, là những địa phương có nhiều đối tượng nghiện ma túy, cho người nghiện tham gia chương trình điều trị nghiện bằng Methadone thay thế. Đến nay, xã Tiên Cảnh đã giới thiệu và đưa 58/125 người nghiện tham gia chương trình.

    Ông Nguyễn Văn Đáng, Trưởng Công an xã Tiên Cảnh, cho hay: “Số người nghiện tham gia chương trình càng nhiều, đồng nghĩa với số người nghiện không sử dụng ma túy giảm, tệ nạn xã hội (nhất là tội trộm cắp tài sản) trên địa bàn cũng giảm theo, ANTT dần được đảm bảo. Hiện, xã Tiên Cảnh đã đạt tiêu chí thứ 19 “An ninh, trật tự xã hội được giữ vững” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.

    Đại tá Lê Văn Đức, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, cho biết thêm, đơn vị đã sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ tấn công trấn áp tội phạm ma túy; phối hợp với Công an huyện Tiên Phước triệt xóa nhiều điểm tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy tại thôn 3, Tiên Cảnh, bắt giữ hàng chục đối tượng liên quan đến ma túy.

    “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là điều trị lâu dài, có kiểm soát, thuốc được miễn phí, sử dụng theo đường uống dưới dạng siro. Mục đích của mô hình này là dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác (viêm gan B, C…); giúp người nghiện giảm sử dụng ma túy, làm giảm các hành vi phạm pháp do người nghiện chích ma túy gây ra.

    Ngoài ra, mô hình giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng. Ưu điểm mô hình điều trị nghiện bằng Methadone là không gây hại cho người sử dụng, người bệnh không phải dùng thuốc hướng thần khác; đồng thời còn giúp người bệnh chấm dứt hoặc giảm đáng kể việc sử dụng heroin, có khả năng duy trì công việc, học tập”, Đại tá Đức chia sẻ.

    Tại tỉnh Quảng Nam, ngoài cơ sở điều trị Methadone huyện Tiên Phước có 125 bệnh nhân, cơ sở điều trị Methadone Tam Kỳ cũng có 365 bệnh nhân tham gia điều trị.

    Anh B., trú tại xã Tam Dân, huyện Phú Ninh là một trong những bệnh nhân đầu tiên đến cơ sở điều trị Methadone Tam Kỳ, xin được điều trị, kể rằng, thời còn trẻ do ham chơi, đua đòi, nghe theo lời rủ rê của bạn bè xấu anh bỏ học, bỏ nhà đi bụi rồi sa vào con đường nghiện ngập.

    Gia đình cũng đã đưa anh đi cai nghiện vài lần. Nhưng sau thời gian cai nghiện, về nhà anh lại bị bạn bè rủ rê, rồi tái nghiện. Cứ lặp đi, lặp lại như thế nên đến giờ anh vẫn chưa cai nghiện được ma túy. Nhưng, chỉ sau một thời gian điều trị tại cơ sở Methadone Tam Kỳ hiệu quả, anh đã chấm dứt hoàn toàn căn bệnh nghiện và đã có được công ăn việc làm.

    Cùng với anh B., nhiều người đến tham gia chương trình cũng mang một tâm trạng như vậy. Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt, đa số tăng từ 2-3kg sau 6 tháng điều trị.

    Anh A. chia sẻ về quá trình cai nghiện của mình: “Thời gian đầu uống Methadone thì cũng mệt mỏi trong vài ngày, nhưng sau thấy khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, không còn nghĩ đến những hành vi như xưa nữa. Bây giờ cũng thấy mình có thể từ bỏ được hẳn ma túy”.

    Hiện nay anh A. đã hoàn toàn đoạn tuyệt với ma túy và là chủ một cửa hàng kinh doanh sản phẩm đà điểu trên đường Tiểu La, Tam Kỳ. Anh cũng là tình nguyện viên của chương trình cai nghiện Methadone của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam.

    Được biết, UBND tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương triển khai thêm một cơ sở điều trị Methadone tại huyện Quế Sơn cho các bệnh nhân thuộc các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Phước Sơn và Thăng Bình.

    Về hướng triển khai sắp tới, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Văn Kiệm, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết, đơn vị sẽ phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về ma túy và chính quyền các địa phương tuyên truyền để những trường hợp bị nghiệm ma túy tham gia chương trình.

    Đồng thời, gia đình, người thân của bệnh nhân cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ với chính quyền và cơ sở điều trị bằng cách, hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ các quy định khi điều trị bằng Methadone, chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần và thường xuyên thông báo về tâm lý, tình cảm, sức khỏe của bệnh nhân cho cơ sở điều trị biết để có hướng điều trị thích hợp và tốt nhất.
    Minh Hồng
    Theo CAND

  14. #314
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điện Biên: Chú trọng các giải pháp giảm thiểu lây nhiễm HIV

    Thứ hai 16/05/2016 17:16


    Nhằm giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV, tỉnh Điện Biên tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, mở rộng mô hình điều trị Methadone và hướng tới thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90.





    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu lây nhiễm mới HIV

    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, trong thời gian qua, tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường hoạt động truyền thông tại cộng đồng, trường học, trại giam, tập trung ưu tiên cho những vùng trọng điểm về HIV/AIDS, nhóm người có nguy cơ cao, dân tộc ít người, khu vực biên giới.

    Tỉnh chú trọng các hoạt động tăng cường can thiệp giảm tác hại, năm 2015, thông qua lực lượng y tế thôn, bản, cán bộ y tế, đồng đẳng viên Trung tâm đã cấp miễn phí 1,5 triệu bơm kim tiêm, 33.000 bao cao su cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

    Đối với chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, nhờ tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích, Trung tâm đã đưa 168 bệnh nhân mới vào điều trị, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị Methadone lên 2.778/4.400 bệnh nhân. Như vậy, đạt 63% kế hoạch Chính phủ giao về điều trị Methadone.

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân điều trị Methadone và số người nghiện chích ma túy có thể tiếp cận dịch vụ, ngoài 8 cơ sở điều trị, 21 cơ sở cấp phát thuốc, Trung tâm sẽ mở rộng 1 cơ sở điều trị Methadone mới đặt tại trung tâm xã Mường Toong (huyện Mường Nhé). Dự kiến điều trị cho 150 - 200 đối tượng nghiện chích ma túy; 8 cơ sở cấp phát Methadone tại tuyến xã 4 huyện với mục tiêu điều trị cho 700 bệnh nhân.

    Công tác điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mở rộng số người được điều trị ARV, từ đầu năm đến nay, tỉnh điều trị ARV mới cho 114 bệnh nhân, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị ARV là 2.676 người.

    Cùng với đó, Trung tâm đã triển khai được 10 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, 54 xã triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV tại trạm y tế xã; triển khai xét nghiệm HIV không chuyên do y tế bản thực hiện tại 3 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà đảm bảo 100% số huyện, thị được điều trị HIV/AIDS.

    Trong quý II, Trung sẽ nâng cấp và mở rộng thêm 6 phòng xét nghiệm khẳng định tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố, đây được coi là biện pháp mang tính đột phá để đảm bảo xét nghiệm nhanh và kết nối đưa vào điều trị HIV/AIDS trong 48 giờ. Đồng thời, tổ chức các chiến dịch tư vấn, xét nghiệm và điều trị ARV lưu động tại xã, ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới.

    Để giảm số người nhiễm HIV/AIDS mới và hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh sẽ tiếp tục huy động các nguồn tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; kiện toàn mạng lưới, đẩy mạnh chương trình Methadone.

    Bên cạnh đó, xây dựng các nhóm kỹ thuật nòng cốt tuyến huyện và tổ chức hội nghị vận động cộng đồng, chính quyền tích cực tham gia vào phong trào phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng điều trị bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV…
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Dien-B...-HIV/17822.vgp

  15. #315
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quảng Nam: Mở rộng mạng lưới điều trị nghiện bằng Methadone

    Thứ sáu 20/05/2016 08:38


    UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt kế hoạch mở rộng mạng lưới cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.





    Ảnh minh họa

    Theo Kế hoạch, sẽ mở rộng mạng lưới cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các huyện, thị xã: Điện Bàn, Thăng Bình, Quế Sơn, Phước Sơn trong năm 2016 và giai đoạn 2016-2020.

    UBND tỉnh giao Sở Y tế căn cứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc mở cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại huyện Tiên Phước thời gian qua, chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, nắm số lượng đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn, xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới cơ sở cấp phát thuốc tại các địa phương nêu trên; thẩm định, phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện với lộ trình phù hợp, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả thiết thực.

    Hiện tại, số người thường xuyên sử dụng thuốc methadone để cai nghiện ma túy trên toàn tỉnh Quảng Nam là 308 người, diễn ra ở Cơ sở điều trị methadone Tam Kỳ và điểm cấp phát thuốc methadone Tiên Phước.
    Thu Hà
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Quang-N...done/17881.vgp

  16. #316
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hòa Bình: Giảm lây nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện ma túy

    Thứ sáu 20/05/2016 14:18


    Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai vào cuối tháng 10/2012 tại Hòa Bình. Kết quả ban đầu cho thấy, trước điều trị 100% bệnh nhân sử dụng heroin, sau điều trị 6 tháng còn 33%, sau 12 tháng còn 9% dương tính với kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy.





    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu lây nhiễm mới HIV - Ảnh: Thùy Chi

    Cùng với việc giảm mức độ sử dụng ma túy, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị có sự cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội được cải thiện rõ rệt, các vụ trộm cắp, gây rối trật tự giảm đáng kể.

    Hòa Bình hiện là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS thấp hơn so với mặt bằng chung trong toàn quốc và số mắc mới giảm dần từ năm 2010 đến nay. Tổng số bệnh nhân còn sống được quản lý là 957 và phân bổ không đều giữa các huyện và thành phố. Số người nhiễm HIV cao nhất tập trung tại Huyện Lạc Sơn, tiếp đến là thành phố Hòa Bình và huyện Mai Châu, còn lại rải rác ở các huyện.

    Từ năm 2006, Hòa Bình bắt đầu triển khai điều trị ARV cho người nhiễm HIV và đến nay đã điều trị được gần 900 người nhiễm HIV tại 3 cơ sở điều trị, 1 cơ sở được đặt tại bệnh viện tỉnh và 2 cơ sở còn lại được đặt tại bệnh viện đa khoa huyện Lạc Sơn và huyện Mai Châu cũng là 3 nơi có số người nhiễm HIV cao nhất tỉnh.

    Về chương trình điều trị Methadone, tính đến tháng 3/2016, Hòa Bình có 4 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, với 571 bệnh nhân đang được điều trị, hiện đạt 47,6% chỉ tiêu do Chính phủ giao về điều trị Methadone.

    Hiện nay, việc đăng ký làm hồ sơ tham gia điều trị Methadone thực hiện theo Nghị định Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giúp giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian để bệnh nhân có thể tiếp cận điều trị nhanh nhất.

    Trong thời gian tới, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tiếp tục tham mưu cho Sở Y tế xây dựng đề án chương trình điều trị Methadone giai đọan 2017-2020; duy trì 4 cơ sở điều trị, sớm đưa Cơ sở điều trị Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động-Xã hội Hòa Bình đi vào hoạt động.

    Bên cạnh đó, bảo đảm chế độ cho cán bộ tham gia tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc; nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở điều trị, tổ chức đào tạo và đào tạo nâng cao cho cán bộ tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc.

    Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của điều trị Methadone.

    Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người nghiện ma túy và gia đình người nghiện tự nguyện đăng ký tham gia chương điều trị; thiết lập các cơ sở cấp phát thuốc tại huyện, xã giúp người nghiện thuận tiện hơn khi đến điều trị…
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Hoa-Bi...-tuy/17894.vgp

  17. #317
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đồng Tháp: Phấn đấu 50% người nghiện được điều trị

    Thứ sáu 20/05/2016 16:16


    Ngày 18/5, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

    Học viên điều trị tại Trung tâm GD-LĐ&XH tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Internet





    Kế hoạch nhằm thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện, từng bước chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội thành Cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Tháp (Trung tâm đa chức năng) có đủ năng lực triển khai điều trị thay thế nghiện bằng chất Methadone và các phương pháp điều trị khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ điều trị cai nghiện cho người nghiện ma túy ở địa phương.

    Bên cạnh đó, lập hồ sơ, áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tăng cường quản lý, tư vấn, trợ giúp người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng chống tái nghiện.

    Kế hoạch đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 19,3% (tương đương 106 người/549 người) hiện nay lên 50% trong năm 2016. Trong đó có ít nhất 30% số người được cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm); số còn lại được điều trị, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và các hình thức cai nghiện khác; 50% người nghiện có nhu cầu được tạo việc làm, giảm trên 3% tỷ lệ tái nghiện.

    100% người đã hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm được quản lý sau cai nghiện với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp; 100% người nghiện ma túy đang điều trị, cai nghiện tại Trung tâm được giáo dục và tuyên truyền để họ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng; đối với những người bị nhiễm HIV, bị bệnh AIDS đều được tư vấn, chăm sóc điều trị.

    Tổng kinh phí để thực hiện kế hoạch trên 1 tỷ đồng. Theo đó, người nghiện sẽ được cung cấp các dịch vụ khám và điều trị, cụ thể là tiếp nhận sàng lọc, tư vấn giúp người sử dụng ma túy lựa chọn dịch vụ điều trị, cai nghiện thích hợp như điều trị cắt cơn, điều trị thay thế bằng Methadone; tư vấn giúp người nghiện tiếp cận với các dịch vụ dạy nghề để có việc làm và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác tại cộng đồng ...
    Thu Hà
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Dong-Th...-tri/17896.vgp

  18. #318
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội: Khó có kẽ hở để tuồn methadone ra ngoài

    Thứ hai 23/05/2016 11:41


    Vừa qua, tại Phú Thọ xảy ra vụ người bệnh đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone đã tuồn methadone ra ngoài để bán kiếm lời. Hà Nội là địa phương có số lượng cơ sở điều trị, bệnh nhân điều trị bằng methadone thuộc diện cao nhất cả nước nên việc quản lý loại thuốc này được nhiều người dân quan tâm.


    Hà Nội hiện có 17 cơ sở với khoảng 4.000 bệnh nhân đang điều trị methadone




    Ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, việc quản lý Methadone phải hết sức chặt chẽ, nếu để tuồn ra ngoài, sử dụng tùy tiện không theo chỉ định sẽ hết sức nguy hiểm. Tại Hà Nội, việc điều trị bằng methadone chỉ được thực hiện tại các cơ sở điều trị của thành phố và được quản lý chặt chẽ theo đúng quy trình.
    Do vậy, dù toàn thành phố có tới 17 cơ sở và khoảng 4.000 bệnh nhân đang điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone nhưng trong hàng chục năm qua, Hà Nội chưa từng xảy ra vụ rò rỉ, tuồn methadone ra ngoài để bán kiếm lời.

    Về quy trình cụ thể, ông Lê Nhân Tuấn cho biết, tại các trung tâm điều trị methadone của thành phố, tất cả bệnh nhân đều được cấp 1 thẻ điều trị. Căn cứ trên số lượng bệnh nhân của mỗi cơ sở, hàng ngày, vào đầu giờ sáng, các cơ sở điều trị sẽ xuất cấp ra lượng methadone để đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cho người bệnh.

    Số lượng methadone cụ thể được xuất cấp đều được kiểm kê một cách cụ thể. Đến cuối ngày, cơ sở điều trị sẽ kiểm tra lại xem số lượng bệnh nhân trong ngày được điều trị là bao nhiêu, liều lượng sử dụng ra sao, đã sử dụng hết bao nhiêu thuốc… nhằm đối chiếu xem lượng thuốc được sử dụng với lượng thuốc được cấp ra có khớp hay không, nếu lượng hao hụt trong giới hạn cho phép thì mới đạt yêu cầu.

    “Trường hợp đặc biệt, trong quá trình sử dụng methadone điều trị cho bệnh nhân, nếu không may đánh rơi, đổ methadone thì phải lập biên bản nêu rõ lượng methadone bị mất do rơi, đổ là bao nhiêu ml. Tất cả phải thể hiện rõ trên biên bản để cuối ngày. Quy trình chặt chẽ như vậy nên rất khó có kẽ hở cho người bệnh hay cán bộ lợi dụng để tuồn methadone ra ngoài bán kiếm lời” - ông Lê Nhân Tuấn nhấn mạnh.
    Theo ANTĐ

  19. #319
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Giải pháp cho thách thức trong điều trị Methadone ở Yên Bái

    Thứ năm 26/05/2016 18:25

    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã đem lại mang lại nhiều lợi ích, giúp người nghiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, do nguồn viện trợ cho công tác này đang bị cắt giảm mạnh, tiến tới không còn. Vì vậy, tỉnh sẽ gặp nhiều thách thức lớn trong công tác này.

    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu lây nhiễm mới HIV - Ảnh: Thùy Chi
    Theo đại diện của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Yên Bái, Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS bắt đầu tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Yên Bái từ năm 2010 gồm: chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; nâng cao năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con; giám sát phát hiện HIV/AIDS tại các huyện, thị xã, thành phố.

    Từ tháng 6/2013, khi Dự án Phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ tại Yên Bái kết thúc, Dự án Quỹ Toàn cầu tiếp nhận hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS (chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch) tại 21 xã, phường trọng điểm.

    Cũng trong năm 2013, Quỹ Toàn cầu bắt đầu hỗ trợ Yên Bái về điều trị Methadone với các hoạt động hỗ trợ đào tạo cán bộ, thuốc Methadone và hỗ trợ kỹ thuật điều trị Methadone.

    Hiện nay, tại Yên Bái có 6 cơ sở điều trị Methadone, trong đó Dự án Quỹ Toàn cầu hỗ trợ thuốc Methadone cho 3 cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS với số tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Tính đến tháng 5/2016, toàn tỉnh có 970 bệnh nhân đang được điều trị.

    Vì vậy, để giải quyết khó khăn, thách thức, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tham mưu xây dựng Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2021” trình UBND tỉnh phê duyệt.

    Trong Đề án nêu rõ phương án, lộ trình thực hiện xã hội hóa công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trước hết sẽ tổ chức thu một phần phí của bệnh nhân tại tất cả cơ sở điều trị Methadone: tiền cốc uống thuốc, trông giữ xe đạp, xe máy, tiền nhân công vệ sinh, tiền xét nghiệm ma túy.

    Năm 2017, thí điểm tổ chức thu phí theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại thành phố Yên Bái, sau đó từng bước mở rộng ra các huyện, phấn đấu đến sau năm 2020 có 7 cơ sở điều trị Methadone được xã hội hóa (trừ các cơ sở của huyện Mù Cang Chải).


    Ông Dương Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Yên Bái cho biết, dự kiến thu phí tiền thuốc uống khoảng từ 8.000 đến 10.000 đồng/người/ngày. Việc thu phí bước đầu chắc sẽ gặp khó khăn do đa số bệnh nhân không có điều kiện kinh tế và đã quen với việc được nhận hỗ trợ miễn phí.

    Vì vậy, giải pháp phù hợp nhất là đưa chi phí điều trị Methadone vào hệ thống bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đưa điều trị Methadone vào hệ thống bảo hiểm y tế phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ đạo của chính phủ, cũng như sự tham mưu của các bộ, ngành liên quan.


    Thanh Tâm


  20. #320
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần

    Post


    Bến Tre: Sẽ sử dụng nguồn thuốc Methadone tự mua để điều trị

    Thứ năm 16/06/2016 16:06
    Để bảo đảm sự bền vững của chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã cấp 589 triệu đồng từ nguồn ngân sách của địa phương để mua thuốc Methadone. Và từ tháng 7/2016, tỉnh sẽ sử dụng nguồn thuốc Methadone tự mua để điều trị cho người nghiện của địa phương.



    Bác sỹ của cơ sở điều trị Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre đang tư vấn cho bệnh nhân


    Theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua, từ năm 2017 trở đi, Bến Tre sẽ chủ động nguồn ngân sách của tỉnh để mua và cung ứng thuốc Methadone phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đây thực sự là nỗ lực rất đáng ghi nhận vì Bến Tre hiện vẫn là địa phương chưa cân đối được ngân sách mà vẫn phụ thuộc vào ngân sách trung ương cấp hàng năm.

    Theo số liệu thống kê, tính đến cuối quý II/2015, toàn tỉnh Bến Tre có 1.109 người nghiện có hồ sơ quản lý, riêng thành phố Bến Tre có 651 người nghiện (số ước tính theo lập bản đồ là 812 người).

    Tính đến thời điểm hiện nay, địa phương đã triển khai 1 cơ sở điều trị Methadone đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, điều trị cho 262 bệnh nhân (chiếm 24% tổng số người nghiện tại địa phương, đạt 81% chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị Methadone theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

    Dù là địa phương không được thụ hưởng hỗ trợ từ các chương trình, dự án viện trợ quốc tế, nhưng Bến Tre đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai đồng bộ, toàn diện các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Xét nghiệm HIV, điều trị ARV, Lao/HIV và điều trị Methadone đã được triển khai lồng ghép tại tuyến huyện, nhất là việc triển khai toàn diện các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại tất cả các huyện trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc giảm tốc độ lây nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh.

    Theo đánh giá ban đầu, các đối tượng được điều trị Methadone đã phục hồi cả về thể chất, tinh thần; hơn 80% bệnh nhân sau điều trị đã có việc làm và thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được cải thiện, cũng như đã dừng các hành vi xin tiền và hành vi phạm pháp để kiếm tiền mua heroin. Từ đó, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh lây qua đường máu khác. Phương pháp điều trị này còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế vì chi phí rẻ, mỗi ngày uống một lần.

    Việc điều trị bằng Methadone không chỉ mang lại lợi ích cho người nghiện, giúp người bệnh có trách nhiệm hơn với bản thân, có việc làm mà còn góp phần giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội, hạn chế lây nhiễm HIV và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy.

    Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho bệnh nhân, sắp tới, Sở Y tế tỉnh Bến Tre sẽ mở thêm cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại huyện Mỏ Cày Nam, huyện Châu Thành và tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội của tỉnh.

    Ngoài ra, thủ tục hành chính để đưa người nghiện ma túy vào điều trị bằng Methadone cũng được cải tiến, không cần có xác nhận của chính quyền địa phương mà chỉ cần sự đồng ý của đại diện gia đình người nghiện.

    Ngọc Huệ

Trang 16 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 614151617 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •