Trang 7 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... CuốiCuối
Kết quả 121 đến 140 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #121
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triển khai thí điểm điều trị nghiện ma tuý bằng Methadone

    Cập nhật ngày: 05/09/2014 03:50
    (BTNO) - Trong những năm qua, số người nghiện ma tuý ở Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tăng cao. Đây là vấn nạn, gây bức xúc cho xã hội, đặc biệt là ngày càng có nhiều thanh, thiếu niên rơi vào con đường nghiện ngập, dẫn đến phạm tội.

    Người nghiện chích ma tuý sử dụng kim tiêm quăng bừa bãi, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
    Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH, tính đến tháng 6.2014, tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội (K48) có 215 người nghiện chích ma tuý đang cai nghiện (cai nghiện bắt buộc 205 học viên, cai nghiện tự nguyện 9 học viên và sau cai là 1 học viên); giải quyết tái hoà nhập cộng đồng 87 học viên. Tuy nhiên, theo ước tính từ mạng lưới đồng đẳng viên nhóm nghiện chích ma tuý, số người nghiện trong thực tế cao hơn rất nhiều so với số quản lý được. Đa số người nghiện ma tuý có trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma tuý.
    Tính đến tháng 6.2014, số học viên quản lý sau cai tại nơi cư trú là 303 người. Trong đó, huyện có số người quản lý sau cai tại nơi cư trú nhiều nhất là huyện Trảng Bàng 59/303 người, kế đến là Hoà Thành 58/303 người, Gò Dầu 45/303 người, thành phố Tây Ninh 43/303 người… Huyện có số người quản lý sau cai ít nhất là Dương Minh Châu với 5/303 người, trong đó có 2 người đã hết hạn quản lý sau cai, chiếm 1,6%. Hầu hết các đối tượng về địa phương một thời gian ngắn đã tái nghiện, trong đó trên 50% thuộc những người không có việc làm hoặc bỏ địa phương đi nơi khác.
    Trong những năm qua, Chương trình phòng, chống ma tuý và giáo dục cai nghiện cho người sử dụng ma tuý trên địa bàn tỉnh có nhiều thành công. Tuy nhiên, nguy cơ tái nghiện trong nhóm người sau cai vẫn còn cao vì các học viên chưa có việc làm ổn định. Các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương cùng với gia đình chưa quan tâm, động viên, tư vấn nhằm giúp đỡ học viên có một môi trường vui chơi, học tập, lao động sau khi tái hoà nhập cộng đồng.
    Trước tình hình đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tiến hành khảo sát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2014 – 2015). Dự thảo kế hoạch này được xây dựng với mục tiêu triển khai 1 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh; dự kiến điều trị cho khoảng 400 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tây Ninh và huyện Hoà Thành. Tổng kinh phí dự trù lên đến 15,3 tỷ đồng.
    Theo Sở Y tế, Chương trình Methadone đã được triển khai tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008. Kết quả đánh giá bước đầu đã ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và xã hội. Từ đó Chính phủ đã cho phép nhiều tỉnh, thành phố tiến hành triển khai chương trình Methadone. Đến nay tại Việt Nam đã mở rộng ra tại 20 tỉnh, thành phố với 60 cơ sở điều trị, có 13.000 bệnh nhân đang được điều trị (tính đến quý I năm 2013) và dự tính số bệnh nhân có thể tăng lên đến 80.000 bệnh nhân vào năm 2015.
    Chương trình Methadone đã làm giảm đáng kể hành vi và tần suất sử dụng ma tuý trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Trước khi tham gia điều trị, 100% bệnh nhân sử dụng heroin, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14,05%, sau 12 tháng còn 9,05% và sau 24 tháng chỉ còn 8,41% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma tuý. Trước điều trị, hầu hết bệnh nhân có tần suất sử dụng rất cao với 48,5% bệnh nhân sử dụng trên 5 lần/ngày, 45,1% bệnh nhân sử dụng từ 3-4 lần/ngày và chỉ có 6,3% bệnh nhân sử dụng với tần suất 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên sau 12 tháng điều trị, không có bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần/ngày trở lên và tần suất sử dụng ma tuý trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng chỉ còn từ 2-3 lần/tháng.
    Song song đó, Chương trình Methadone còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tỷ lệ tiêm chích ma tuý, góp phần dự phòng lây nhiễm HIV từ nhóm những người tiêm chích ma tuý sang bạn tình của họ và cộng đồng.
    Đ.H.T
    http://www.baotayninh.vn/phap-luat-a...one-62794.html

  2. #122
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nghệ An: 3.400 người nghiện sẽ được điều trị Methadone đến năm 2020

    Thứ năm 18/09/2014 10:00
    Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang áp dụng 3 cơ sở điều trị thực nghiệm thay thế nghiện ma túy bằng thuốc Methadone với 370 người nghiện tham gia điều trị. Việc điều trị Methadone đã mang lại hiệu quả cao. Hầu hết, người nghiện tham gia điều trị Methadone đều bỏ hẳn ma túy, sức khỏe và tinh thần được cải thiện.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Đặc biệt, chương trình điều trị Methadone đã giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình người nghiện, hạn chế gia tăng các tội phạm liên quan dến ma túy, buôn bán, sử dụng ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay số người nghiện ma túy được tham gia vào chương trình cai nghiện bằng Methadone còn quá ít so với nhu cầu.
    Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy, tính đến đầu tháng 9, Nghệ An phát hiện 9.625 người nhiễm HIV, trong đó 4.570 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 2.612 người đã tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy đang chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 84,2%, chủ yếu trong nhóm tuổi lao động từ 20-39 tuổi.
    Trước tình hình trên, để giảm thiểu số người nhiễm mới HIV trong nhóm tiêm chích, ngày 17/9, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giai đoạn 2014- 2020.
    Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 3.400 người nghiện ma túy dạng thuốc phiện tại 100% huyện, thành, thị xã được tham gia chương trình Methadone, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan.
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng cho rằng, hiệu quả của chương trình điều trị Methadone sẽ mang lại sự ổn định kinh tế, trật tự xã hội trên địa bàn. Để chương trình đạt hiệu quả bền vững, ngoài nỗ lực của ngành y tế phải có sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể trong việc vận động, tuyên truyền cho người nghiện ma túy tiếp cận chương trình. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi, công ăn việc làm cho người nghiện ma túy, đặc biệt không kỳ thị, xa lánh người nghiện và người nhiễm HIV, nhằm góp phần giảm tội phạm ma túy và lây nhiễm HIV.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nghe-A...2020/11279.vgp

  3. #123
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Báo cáo kế hoạch thực hiện Đề án điều trị nghiện chất ma túy thay thế bằng Methadone

    Hôm nay, 34 phút trước
    Chiều 18/9/2014, đồng chí Dương Thị Tuyến, Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh chủ trì hội nghị nghe ngành Y tế báo cáo Kế hoạch thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn (2014-2015). Cùng dự có đồng chí Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh.
    Đến nay, toàn tỉnh có 132/137 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/ADIS với tổng số lũy kế người mắc (từ bệnh nhân đầu tiên đến nay) là 3.302 người nhiễm HIV, trong đó, người có hộ khẩu trong tỉnh là 1.615 người, có 1.071 người chuyển giai đoạn AIDS và 530 người tử vong do AIDS. Kết quả giám sát phát hiện của Trung tâm phòng chống AIDS tỉnh có 39,4% số người nhiễm HIV nghiện chích ma túy; lây truyền qua máu chiếm 56,7%; lây qua đường tình dục là 16%; lây qua đường khác là 27%.Điều trị bằng thuốc Methadone giúp người nghiện giảm mạnh cảm giác thèm ma tuý, giảm tần suất sử dụng và không sử dụng ma tuý, tiến tới giảm liều và ngừng sử dụng Methadone. Trong quá trình này, người bệnh vẫn có thể xuất hiện hội chứng cai nghiện song nhẹ hơn rất nhiều so với việc ngừng sử dụng hêrôin. Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008, mỗi nơi 3 cơ sở điều trị. Liều điều trị duy trì trung bình là 104mg/ngày, cao nhất 300mg/ngày, thấp nhất 15mg/ngày. Trong quá trình điều trị chưa có người bệnh nào xuất hiện triệu chứng quá liều do dùng thuốc Methadone hay tác dụng phụ nghiêm trọng. Tỷ lệ bỏ điều trị thấp (bỏ điều trị 1-2 ngày trong tháng dưới 10%), kết quả số người sử dụng ma tuý giảm từ 100% xuống còn 57% sau tháng đầu tiên điều trị, 30% sau tháng thứ 2 và còn 18% sau 3 tháng điều trị Methadone, sức khoẻ được cải thiện, cuộc sống gia đình tốt hơn, an ninh an toàn tại các điểm uống Methadone được bảo đảm, chương trình cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người nghiện chích ma tuý, gia đình và cộng đồng. Với đối tượng phụ nữ đang mang thai, cho con bú, nhiễm HIV, bị bệnh lao hoặc viêm gan B và C việc điều trị không giống người bệnh khác mà cần có sự điều chỉnh liều lượng Methadone sử dụng cũng như các theo dõi đặc biệt khác theo quy định Bộ Y tế.Kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thị Tuyến đồng ý với kế hoạch của ngành Y tế trình UBND tỉnh việc điều trị Methadone là cần thiết; yêu cầu ngành Y tế đẩy tiếp thu ý kiến các đại biểu hoàn thiện kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa tác dụng của việc điều trị nghiện thay thế bằng Mathadone trên Báo, Đài PT-TH tỉnh và hệ thống truyền thanh. Theo đó, thành lập Hội đồng xem xét việc điều trị; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên môn phải được đào tạo bồi dưỡng; địa điểm tiếp nhận thuốc và điều trị cho người nghiện; xây dựng chế độ bồi dưỡng cho thầy thuốc thực hiện; rà soát kỹ số lượng người nghiện, lập hồ sơ số đối tượng được điều trị dự tính, cân đối số người được điều trị giữa các vùng miền trong tỉnh hợp lý; xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ tuyên truyền, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc trong thời gian tới, chậm nhất đến giữa tháng 12-2014 phải xong tiếp nhận thuốc và bảo quản, triển khai an toàn hiệu quả cao nhất. Quá trình thực hiện, sơ kết theo quý, 6 tháng cả năm để rút kinh nghiệm triển khai trong những năm tiếp theo, đảm bảo an toàn, hiệu quả việc điều trị nghiện chất ma túy thay bằng Methadone.
    Xuân Hùng
    http://baovinhphuc.com.vn/



  4. #124
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Châm cứu hiệu quả trong cai nghiện


    19/9/2014 15:43
    Vài mũi kim châm đúng huyệt có thể kích thích hệ thần kinh ngoại vi, gây một chuỗi phản ứng làm giảm đau, giúp cai nghiện hiệu quả và ngăn chặn cảm giác thèm thuốc.




    Ảnh minh họa
    Khi kim được châm qua da tại các điểm huyệt cụ thể, chúng giúp cân bằng khí huyết hoặc năng lượng trong người, giúp người được châm cứu bình tĩnh và thoải mái hơn. Đó là lối lý giải theo y học cổ truyền phương Đông. Còn theo phân tích của y học hiện đại: Các vết kim châm gây ra cảm giác đau rất ít nhưng giúp kích hoạt hệ thống thần kinh và não, thúc đẩy phản ứng thư giãn. Nhờ cơ chế này, châm cứu đóng một vai trò trong việc làm giảm đau, giảm căng thẳng, đặc biệt có thể hỗ trợ cai nghiện hiệu quả.
    Cai nghiện
    Chỉ cần vài mũi kim vào đúng vị trí huyệt có thể kích thích hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn, gây ra một chuỗi phản ứng giúp giảm đau, có tác dụng như endorphin. Phân tích cho thấy châm cứu có thể giúp ngăn chặn cảm giác thèm thuốc và thực hiện cai nghiện dễ dàng hơn.
    Trị các chứng đau
    Một nghiên cứu trên 18.000 bệnh nhân cho thấy châm cứu giúp họ dập tắt cơn đau đầu, đau cổ và đau lưng mãn tính. Đặc biệt kim châm xung quanh các vết thương hở có thể có tác dụng như hormon cortisone làm lành vết thương một cách tự nhiên.
    Giải tỏa căng thẳng
    Châm cứu giúp thư giãn và giảm các triệu chứng căng thẳng như mất ngủ, đau đầu và mệt mỏi. Một giả thuyết cho rằng những chiếc kim châm vào đúng huyệt sẽ ngăn chặn cơ chế tiết các hormon gây căng thẳng liên quan đến cortisol và neuropeptide Y.
    Tâm trạng
    Châm cứu được ví như nụ cười giúp gia tăng endorphins và các dẫn truyền thần kinh hạnh phúc, bao gồm serotonin. Từ đó đem lại cho bạn một tâm trạng lâng lâng, thư thái có thể cảm nhận được, đặc biệt với những người châm cứu thường xuyên.
    Các bệnh dị ứng
    Châm cứu có thể làm dứt tắt tình trạng viêm mũi mà không nhất thiết phải châm kim vào mũi. Các chuyên gia cho rằng việc châm cứu có thể kích thích phản ứng miễn dịch, giúp bạn ít nhạy cảm hơn với chất gây dị ứng và không bị phụ thuộc vào thuốc.
    Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới (PMS)
    Phương pháp này giúp cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới với các triệu chứng thường gặp như đầy hơi, đau ngực... Nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể làm giảm đau lên đến 78% các triệu chứng tiền kinh nguyệt nhờ tác dụng làm giảm căng thẳng và điều hòa lượng hormone trong cơ thể.



  5. #125
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xã hội hóa cai nghiện ma túy bằng methadone

    Thứ Tư, 24/09/2014, 09:13 [GMT+7]
    (Congannghean.vn)-Sau 3 năm Nghệ An triển khai thực hiện chương trình cai nghiện cho người nghiện ma túy bằng phương pháp điều trị methadone đã thu lại những kết quả tích cực cho bản thân, gia đình người nghiện, góp phần giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cai nghiện bằng methadone vẫn còn nhiều khó khăn cần được các cấp chính quyền, ban, ngành và xã hội quan tâm đúng mực.

    “Giải pháp vàng” cho người nghiện

    Đều đặn vào các ngày trong tuần, anh T.V.N. ở huyện Quỳ Hợp bắt xe xuống TP Vinh từ rất sớm, đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS để uống methadone rồi tranh thủ về nhà giúp vợ buôn bán. Đã hơn hai năm nay, kể từ khi điều trị cai nghiện bằng methadone, anh N. đã gần như đoạn tuyệt với ma túy. Bản thân anh khỏe mạnh, tăng cân, ngoài ra anh và vợ còn mạnh dạn kinh doanh cửa hàng ăn uống. “Tôi tưởng mình không thể sống được nữa, 5 năm chìm đắm trong ma túy, vào trại cai nghiện đến 3 lần nhưng đều thất bại, cứ nghĩ mình sẽ không bao giờ thoát được khỏi ma túy. Nhưng sau khi biết Nghệ An thực hiện chương trình điều trị bằng methadone, tôi đã đăng ký điều trị. Từ đó đến nay, tôi không bao giờ lên cơn thèm thuốc nữa. Nhờ có nó mà tôi như được sống lại, gia đình yên ấm, đoàn tụ bên nhau”, anh N. tâm sự.
    Bệnh nhân đến điều trị cai nghiện bằng methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
    Không chỉ riêng anh N. mà đó là tâm trạng chung của những người đang cai nghiện bằng methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Methadone là một chất gây nghiện hợp pháp dùng để thay thế các loại ma túy dạng thuốc phiện như hêrôin. Tuy nhiên, methadone có ưu điểm là không phải tiêm chích, không tăng liều, có tác dụng trong vòng 24 giờ nên chỉ dùng một lần trong ngày. Đây được gọi là phương pháp điều trị thay thế giúp người nghiện từ bỏ dần với ma túy.

    Nghệ An là tỉnh phức tạp về ma túy, theo số liệu cuối năm 2013, toàn tỉnh có 6.738 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát, trong khi đó số người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng tăng. Từ tháng 9/2012, Nghệ An triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone thí điểm tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, toàn tỉnh đã triển khai 3 cơ sở điều trị methadone ở TP Vinh, 2 huyện Quế Phong, Quỳ Châu và có 16/21 huyện có người nghiện được tham gia điều trị bằng thuốc methadone tại các cơ sở.

    Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 15/9/2014, toàn tỉnh có 576 bệnh nhân đăng ký điều trị, trong đó 499 bệnh nhân đã được điều trị và 370 bệnh nhân đang điều trị tại 3 cơ sở. Bác sĩ Luyện Văn Trịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Qua theo dõi các bệnh nhân điều trị tại trung tâm, có 98% bệnh nhân thực hiện tốt phác đồ điều trị, hơn 80% bệnh nhân sau khi điều trị đã không còn sử dụng hêrôin, 20% bệnh nhân vẫn còn sử dụng ma túy nhưng ít hơn và hình thức sử dụng là hút chứ không nguy hiểm như tiêm, chích.

    Tại hội nghị Triển khai điều trị methadone cho người nghiện ma túy giai đoạn 2014 - 2020 của Sở Y tế vào ngày 17/9 cũng đã khẳng định, điều trị methadone mang lại hiệu quả rất cao. Hầu hết người nghiện tham gia điều trị bằng chất thay thế methadone đều bỏ hẳn ma túy và tinh thần được cải thiện. Đặc biệt, chương trình methadone đã giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình người nghiện, hạn chế gia tăng tội phạm liên quan đến ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tự.

    Vẫn còn nhiều bất cập

    Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có 3 cơ sở điều trị methadone, cơ sở điều trị ở 2 huyện Quế Phong và Quỳ Châu cũng mới đi vào hoạt động cách đây một vài tháng dẫn đến những khó khăn cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân ở xa. Nhiều bệnh nhân nhà ở xa, đi lại khó khăn nên sau một thời gian điều trị bằng methadone, khi đã không còn lên cơn thèm thuốc đã từ bỏ giữa chừng. Trong khi đó, điều trị methadone là một quá trình lâu dài, để thành công cần phải có phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh, người bệnh phải hợp tác, kiên trì và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của thầy thuốc.

    Người nhà bệnh nhân cũng như chính quyền địa phương, cộng đồng phải quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh chữa trị. Điều trị methadone là phương pháp cai nghiện hiệu quả mà chi phí thấp. Hiện nay, toàn bộ chi phí cho chương trình do dự án Pepfar tài trợ hoàn toàn, tuy nhiên nguồn kinh phí này đang bị cắt giảm gây ảnh hưởng lớn đến việc thành lập các cơ sở điều trị methadone. Hội nghị Triển khai điều trị methadone cho người nghiện ma túy giai đoạn 2014 - 2020 đã dự kiến đến hết năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 12 cơ sở điều trị methadone với 3.400 bệnh nhân tham gia điều trị, tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 3 cơ sở hoạt động.
    Methadone là loại thuốc tổng hợp thuộc nhóm có á phiện. Không giống như heroin, methadone không đem lại cảm giác “phê” cho người xử dụng. Tuy vậy những tác dụng của methadone trong cơ thể cũng giống heroin rất nhiều:

    - Giảm đau
    - Cảm giác thoải mái
    - Giảm áp huyết
    - Làm nhịp tim chậm lại
    - Giảm thân nhiệt

    Một trong những khó khăn trong quá trình điều trị methadone đó là sự thiếu thốn về nhân lực. Hiện nay, cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn vẫn chưa nhiều, trong khi đây là công việc nhiều áp lực và nguy hiểm. Đội ngũ nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân là những đối tượng mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan… nên nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, cán bộ y tế lại không được hưởng bất cứ phụ cấp nào. Ngoài ra, do không được tuyên truyền sâu rộng nên nhận thức của người dân về điều trị methadone vẫn còn hạn chế và sai lệch.

    Để chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone được hiệu quả, các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cần tích cực vào cuộc, tạo điều kiện cho người nghiện được tham gia điều trị, tái hòa nhập cộng đồng; huy động sự hỗ trợ, nguồn lực, sớm tiến hành xã hội hóa chương trình điều trị methadone để duy trì những kết quả cũng như đảm bảo tính bền vững mà chương trình mang lại.
    .

    Huyền Thương
    http://congannghean.vn/


  6. #126
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể thoát nghiện bằng methadone

    26/09/2014 06:04 GMT+7
    TT - Sau thời gian triển khai điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone, đã có người ngưng hẳn điều trị và trở về sống, làm việc như người bình
    thường.



    Uống methadone tại điểm phát thuốc của Trung tâm Y tế dự phòng Q.8 - Ảnh: Vũ Thủy

    Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, ý kiến cho rằng điều trị bằng methadone sẽ gây nghiện suốt đời là thiếu tính khoa học. Tuy nhiên, việc điều trị thành công còn tùy thuộc nhiều yếu tố như công ăn việc làm, quyết tâm cai nghiện và cả khả năng đáp ứng thuốc của từng người.

    Đánh bại “cái chết trắng”

    Đầu tư 1, tiết kiệm 7
    Theo bà Phan Thị Thu Hương - phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, methadone có khả năng làm giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy, cải thiện sức khỏe cho người sử dụng, phòng tránh lây nhiễm HIV, viêm gan, giang mai... Đặc biệt, methadone giúp giảm 80% tệ nạn xã hội và mâu thuẫn gia đình liên quan đến ma túy. Mỗi bệnh nhân điều trị bằng methadone chỉ tốn 6-8 triệu đồng/năm - một chi phí nhỏ so với 80 triệu đồng mua ma túy. Nếu cả nước có 80.000 người nghiện được đưa vào chương trình thì sẽ tiết kiệm khoảng 66.000 tỉ đồng mỗi năm. Ngoài ra theo tính toán, cứ 1 USD đầu tư cho chương trình methadone sẽ tiết kiệm 7 USD cho vấn đề an ninh, trật tự, xã hội, sức khỏe và những chi phí tiêu tốn khác về sau.


    Sau một ngày chở hàng, chiều tối anh L.T.D. (29 tuổi, ngụ P.6, Q.8, TP.HCM) mới về đến nhà, vui vẻ quây quần ăn bữa cơm chiều với mẹ, vợ và con trai nhỏ mới 18 tháng tuổi đang bi bô tập nói hai tiếng “ba... ba”. Nhìn D. chẳng ai nghĩ anh từng nghiện heroin gần 10 năm và tưởng chừng sẽ không thể quay về cuộc sống bình thường. Ai cũng bảo dính vào heroin sẽ không thoát ra được, D. cũng không tin phương pháp cai nào có thể có tác dụng với anh vì số lần anh đi cai dịch vụ cũng đếm đầy hai bàn tay rồi. Mẹ anh còn vào tận chỗ cai ở với anh để chăm sóc, kèm cặp mà anh không cai nổi.
    Khi chương trình methadone vừa về đến Q.8, mẹ anh tìm hiểu, đưa con đến đăng ký tham gia, anh chiều lòng mẹ đi “cai đại”. Vậy mà mọi thứ thay đổi: D. chỉ mất một tuần dò liều rồi đi vào duy trì liều với 70mg methadone/ngày. Anh mập mạp, khỏe mạnh dần lên.
    Hằng ngày, cứ 9g D. vào Trung tâm Y tế dự phòng Q.8 uống thuốc rồi đi chở hàng, cố gắng không tới lui những nơi trước kia hay đàn đúm bạn bè cũ. Một năm sau anh có người yêu - cô gái là vợ anh bây giờ. Một năm sau nữa họ có con. Con ra đời cũng là lúc anh thấy mình cần mạnh mẽ dứt khỏi chương trình methadone, vì không muốn ngày nào cũng phải đến trung tâm uống thuốc, dành thời gian để đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ con. Anh bày tỏ nguyện vọng, bác sĩ cho giảm liều dần, từ 70 mg/ngày xuống 5mg rồi 2mg/ngày và cuối cùng anh đã ngừng hẳn sử dụng methadone.
    Với vợ chồng chị N.T.T.T. (34 tuổi) và anh T.N.P. (38 tuổi) ngụ tại Q.4, methadone đã cứu cả gia đình họ. Họ quen và lấy nhau khi vẫn còn là hai người nghiện hút, anh nghiện 10 năm, chị cũng chừng đó năm nghiện ngập. Ban đầu họ chỉ “đốt” từ 200.000 đồng mỗi ngày cho heroin, dần dà số tiền lên tới cả triệu đồng. Lúc tăm tối nhất, bế tắc nhất họ nghe nói đến methadone và được xét tham gia chương trình vào đầu năm 2009.
    Suốt bốn năm sau, họ gắn với phòng khám, ngày ngày đến uống thuốc. Hai vợ chồng bắt đầu đi bán thịt bò ở chợ, kiếm tiền nuôi hai con nhỏ. Sau một năm giảm liều từ 60mg xuống 1mg methadone/ngày, anh chị đã ngưng hẳn điều trị. Anh P. đã xin được công việc lái xe cho một công ty. Anh xúc động nói: “Vợ chồng tui đã sém chút mất cả cuộc đời, giờ may mà còn làm lại được. Tui phải dạy con tránh xa ma túy”.
    Có cơ hội thoát khỏi lệ thuộc hoàn toàn
    Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiếu - trưởng khoa Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Q.8, nơi đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân - đánh giá điều trị cai nghiện bằng methadone là phương pháp hiệu quả, có tỉ lệ đeo bám chương trình rất cao. Trước đây người nghiện có thể sử dụng ma túy 4-5 lần mỗi ngày, nay một vài tháng họ dùng lại một lần, sau đó vẫn tiếp tục điều trị bằng methadone, thì đó đã là một thành công lớn.
    Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, methadone là thuốc điều trị thay thế heroin nên cũng gây phụ thuộc. Tuy nhiên ưu điểm của methadone là thuốc có khả năng chuyển hóa tốt hơn và có thể giảm liều dần dần, tiến tới thoát khỏi phụ thuộc. Điều trị nghiện bằng methadone là điều trị duy trì, theo trình tự uống liều ban đầu, tiếp theo là dò liều cho đến khi người nghiện heroin không còn triệu chứng “cơn vã”, tiếp tục duy trì liều này và sau đó là giảm dần liều đang uống.
    Bác sĩ Trụ cũng cho biết tại các cơ sở điều trị methadone ở Mỹ đã có những trường hợp tham gia điều trị bằng methadone thành công, ra khỏi chương trình, sau đó họ được mời ở lại làm công tác hỗ trợ những người khác điều trị bằng methadone và mở những điểm điều trị bằng methadone tư nhân. Riêng ở TP.HCM, tại phòng khám methadone các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức đều có một số bệnh nhân chỉ uống methadone với liều rất thấp mỗi ngày, một số đã ngưng hẳn và kết thúc điều trị.
    “Người nghiện luôn có những bệnh lý đồng thời khác như: rối loạn tâm thần, chức năng gan bị ảnh hưởng, lao phổi, nhiễm HIV... Những bệnh nhân nghiện này nên được thăm khám điều trị tại các phòng khám methadone trung tâm quận huyện với các liên kết chuyên khoa. Với những người nghiện có nhân thân tốt, môi trường gia đình thuận lợi, có ý thức tuân thủ tốt không lén dùng kèm theo heroin hay các chất ma túy tổng hợp trong quá trình điều trị bằng methadone thì nên ưu tiên cho họ tham gia chương trình” - bác sĩ Trụ đề xuất.
    MAI HƯƠNG - VŨ THỦY
    Theo tuoitre.vn

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 26-09-2014 lúc 08:38.

  7. #127
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mở rộng điều trị Methadone: Khó khăn và giải pháp

    Thứ sáu 26/09/2014 09:00
    Việt Nam đặt ra mục tiêu 80.000 người nghiện đựợc điều trị Methadone, tương đương với độ bao phủ 40% vào năm 2015. Tuy nhiên, quá trình mở rộng chương trình Methadone lại vấp phải một số khó khăn.

    Hiện nay rất nhiều địa phương ở Việt Nam nhận ra hiệu quả của chương trình Methadone, việc mở rộng cơ sở điều trị phụ thuộc vào nỗ lực của từng địa phương, nhất là về cơ sở hạ tầng, nhân lực làm việc cho cơ sở điều trị…Khó khăn đối với người bệnh

    Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ, người nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) cần ký vào đơn tự nguyện đăng ký điều trị và có giấy giới thiệu của UBND xã/phường. Giấy chứng nhận này một mặt nhằm khẳng định người nghiện đó không nằm trong diện cai bắt buộc và hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặt khác, nó thể hiện sự phối kết hợp giữa chính quyền sở tại giới thiệu người nghiện tới cơ sở điều trị Methadone. Đó là mục đích và mong đợi của các nhà quản lý.

    Tuy nhiên, do thực tế việc phân chỉ tiêu cai nghiện tập trung được Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng, chống ma túy, mại dâm tuyến tỉnh/thành phố phân cho các huyện/xã/phường nên người nghiện ma túy sợ khi lộ diện xin điều trị Methadone sẽ bị đưa vào danh sách đi cai nghiện bắt buộc cho đủ chỉ tiêu của phường/xã. Nghị định số 96 của Chính phủ hiện nay chỉ bảo vệ các đối tượng đang điều trị Methadone thì sẽ không đưa đi cai nghiện bắt buộc chứ không quy định bảo vệ các đối tượng đang mong muốn được được tham gia điều trị Methadone.

    Hàng ngày phải đến uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của cơ sở điều trị, không kể ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật trong suốt thời gian dài điều trị. Đây cũng là khó khăn và trở ngại lớn nhất cần người bệnh phải có động lực điều trị rất lớn khi tham gia điều trị Methadone. Khó khăn này sẽ tăng lên nếu nơi ở của người bệnh quá xa với cơ sở điều trị; ở khu vực miền núi đường xá khó đi, không có phương tiện đi lại, hay do yêu cầu của một số công việc không cho phép người bệnh uống thuốc trong giờ làm việc hành chính.

    Cũng giống như heroin và các chất dạng thuốc phiện khác, tác dụng không mong muốn của Methadone theo nghiên cứu thuần tập trên gần 1.000 bệnh nhân Methadone tại TP. Hải Phòng và TPHCM năm 2009-2011 bao gồm: Táo bón (57.2% tại thời điểm 3 tháng; 37,2% tại thời điểm 12 tháng điều trị); Khô miệng (25.3% tại thời điểm 3 tháng; 14.3% tại thời điểm 12 tháng điều trị) Ra mồ hôi (31.3% tại thời điểm 3 tháng; 25.3% tại thời điểm 12 tháng điều trị); Suy giảm chức năng tình dục (11.2% tại thời điểm 3 tháng; 11.1% tại thời điểm 12 tháng điều trị); Rối loạn giấc ngủ; Kinh nguyệt bất thường.
    Khó khăn cho cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ

    Họ phải làm kiêm nghiệm, dịch vụ phải đảm bảo cung cấp 365 ngày trong năm, không có ngày nghỉ Tết, nghỉ lễ và thứ bảy, chủ nhật.

    Chế độ chính sách, phụ cấp cho các cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ còn hạn chế.Hiện nay, các cơ sở điều trị Methadone đa số lồng ghép vào các cơ sở y tế với hình thức kiêm nhiệm. Trong bối cảnh tài trợ cắt giảm, đối với triển khai mới các dịch vụ Methadone, các nhà tài trợ không hỗ trợ đầu tư về con người, phụ cấp, phí vận hành.

    Việc tự cân đối ngân sách phụ cấp trong tổng thể ngân sách chung của ngành y tế là rất khó khăn. Nhiều địa phương chưa cân đối được thu chi không thể thực hiện chế độ phụ cấp, đãi ngộ cho nhân viên trong hoàn cảnh ngân sách được phân bổ còn eo hẹp.
    Hơn nữa, ngành y tế rất khó xin đầu tư thêm biên chế mặc dù phải đảm nhận thêm chức năng nhiệm vụ điều trị Methadone.
    Khó khăn về quan điểm, chính sách và đầu tư cho chương trình

    Rất nhiều người vẫn cho rằng điều trị Methadone là thay cái nghiện này bằng cái nghiện khác và hiểu lầm nghiện ma túy là vấn đề nhân cách, rằng nghiện là hành vi cố ý làm sai. Tuy nhiên, y học đã chứng minh nghiện là bệnh mạn tính, không có thuốc chữa khỏi, chỉ có thể điều trị duy trì bằng thuốc thay thế.Nguồn tài chính để triển khai các cơ sở điều trị hiện nay chủ yếu là tài trợ quốc tế. Trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế giảm dần, đảm bảo nguồn tài chính để duy trì và mở rộng chương trình là rất cần thiết.

    Ví dụ thể ở TP. Hải Phòng và tại Sơn La cho thấy Nhà nước đầu tư nguồn lực cho điều trị Methadone còn rất hạn chế so với đầu tư cho cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lấy TP. Hải Phòng làm ví dụ. Tổng đầu tư chi phí của Thành phố năm 2013 cho ba Trung tâm 06 gấp 12 lần so với đầu tư cho 10 cơ sở điều trị Methadone, và gấp 20 lần khi so sánh TP. Hải Phòng đầu tư bình quân cho mỗi học viên trung tâm 06 so với mỗi bệnh nhân điều trị Methadone
    .
    Như vậy, mặc dù thành phố Hải Phòng đồng thuận và đầu tư nhiều nhất vào chương trình điều trị methadone, có độ bao phủ điều trị Methadone cao nhất so với các tỉnh/thành phố trong cả nước (3.200 bệnh nhân/hơn 8000 người nghiện chích ma túy – gần 40%), nhưng kinh phí đầu tư vào chương trình methadone thấp hơn 12 lần.

    So với các tỉnh thành phố khác, chương trình methadone chưa được quan tâm nhiều thì đầu tư triển khai Methadone còn thấp hơn nhiều. Ví dụ, tổng kinh phí đầu tư tại Sơn La khi so sánh cho thấy kinh phí đầu tư vào 12 trung tâm cai nghiện bắt buộc hơn 50 tỷ đồng năm 2013 gấp 105 lần số kinh phí 480 triệu đồng Sơn La đầu tư cho chương trình Methadone năm 2013.Ngoài ra, theo Nghị định 96/2012/NĐ-CP Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thì các huyện có từ 250 người nghiện chất dạng thuốc phiện trở lên phải triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình còn gặp nhiều khó khăn tại các huyện địa bàn miền núi, có diện tích rộng, điều kiện giao thông và phương tiện đi lại của người bệnh còn hạn chế. Vì vậy, cần đa dạng hoá mô hình điều trị Methadone cho phù hợp với điều kiện của vùng miền.

    Nguồn thuốc Methadone hiện nay được tài trợ nước ngoài và được nhập khẩu hoàn toàn. Số thuốc cam kết từ tài trợ nước ngoài đủ để điều trị cho 19.000 người bệnh nhưng nguồn tài trợ này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2015. Việc đảm bảo nguồn thuốc sẵn có trong nước để đáp ứng nhu cầu điều trị cho 80.000 người bệnh trong thời gian tới là hết sức quan trọng trong khi Việt Nam chưa đầu tư kinh phí đảm bảo nguồn thuốc Methadone từ ngân sách trung ương và địa phương cho nhu cầu mở rộng. Năm 2014, mới có 4 tỷ đồng dành mua thuốc Methadone từ chương trình

    Mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và 7,7 tỷ đồng từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng đủ cho khoảng 3000-4000 bệnh nhân. Rất nhiều địa phương muốn thực hiện điều trị Methadone mà không có nguồn kinh phí để mua thuốc Methadone.
    Hiện nay mỗi bệnh nhân điều trị Methadone mất 7.500 đồng cho một ngày tiền thuốc. Vậy để đạt được mục tiêu 80.000 người được điều trị Methadone sẽ phải chi khoảng 220 tỷ đồng để mua thuốc.

    Nếu mua thuốc tập trung sẽ dễ quản lý hơn, giá thành rẻ hơn và lại tránh được nạn nhập và bán thuốc bừa bãi.
    Để giảm gánh nặng đầu tư về nhân lực, dịch vụ điều trị Methadone hoàn toàn có thể lồng ghép vào các: Cơ sở y tế công lập các tuyến; Cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện, Cơ sở dịch vụ HIV hiện có; Cơ sở y tế trong các trị giam, tạm giam; Cơ sở điều trị nghiện tự nguyện tại cộng đồng đủ điều kiện của tư nhân hoặc công lập.Ngoài ra, chuyển dịch nguồn lực từ các nguồn đầu tư không hiệu quả, giảm bớt kinh phí đầu tư vào trung tâm 06, chuyển sang đầu tư vào chương trình methadone với chi phí rẻ hơn 1/10 cho cùng một số lượng người để điều trị để đầu tư kinh phí mua thuốc Methadon tại Trung ương và địa phương đồng thời đầu tư cho con người và nguồn lực, đào tạo để mở rộng và duy trì dịch vụ Methadone.Ngoài cơ sở chính điều trị Methadone, cần mở nhiều Cơ sở cấp phát thuốc là cơ sở cung cấp dịch vụ cấp phát thuốc Methadone và xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên.

    Các nước trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều mô hình linh hoạt khác, giúp giảm gánh nặng đầu tư vào cơ sở điều trị và thuận tiện cho người bệnh. Tại Trung Quốc, phát thuốc Methadone tại nhà máy, công sở nơi có nhiều người điều trị Methadone; tại Úc, các nước Châu Âu, cơ sở phát thuốc gắn với các cửa hàng dược, nhà thuốc được cấp phép tại cộng đồng; tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, phát thuốc Methadone lưu động đến những địa bàn miền núi, dân cư phân bố rải rác. Ngoài ra, tại các nước phát triển có độ bao phủ Methadone cao như Úc, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, cho phép người bệnh đã điều trị ổn định lâu dài được mang thuốc về nhà. Số liều được phát về nhà tùy thuộc vào mức độ ổn định của người bệnh, có thể dao động từ 2 ngày, 3 ngày đến 1 tuần, 2 tuần và tối đa là 1 tháng.Hơn nữa, có thể chủ động nguồn thuốc Methadone bằng pha chế thuốc trong nước dưới nhiều dạng bào chế. Thuốc Methadone bên cạnh dạng bào chế siro đã có ở Việt Nam, một số quốc gia còn bào chế Methadone dưới dạng viên sủi tan trong nước để thuận tiện cho việc bảo quản, phân phối và phát thước ở địa bàn xa xôi, đi lại khó khăn.
    Cần điều chỉnh các quy định pháp lý

    Ngày 20/6/2012, Luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội thông qua. Mặc dù Luật mới ban hành đã quy định quá trình xét xử pháp lý công khai tại tòa án quận/huyện ra quyết định đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, tuy nhiên, điều 96 khoản 1 của Luật quy định: “Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”. Điều này khi ban hành là thực hiện theo Điều số 61 Hiến pháp năm 1992 quy định người nghiện phải đưa vào cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, Hiến pháp mới ban hành năm 2013 đã bỏ điều này theo quan điểm mới nghiện là bệnh lý, không phải tệ nạn xã hội và do đó, Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính cũng cần thay đổi đề phù hợp với hiến pháp mới.

    Hơn nữa, Điều 21.2 Nghị định số 96 về điều trị nghiện CDTP qui định ngừng điều trị methadone sau 2 lần xét nghiệm nước tiểu dương tính (sau 12 tháng điều trị duy trì).

    Thực hiện điều khoản này sẽ dẫn đến các hệ quả chưa lường trước như sau: Dừng điều trị methadone quá sớm đối với bệnh mạn tính tái diễn; Bị đưa trở lại trung tâm 06 đồng nghĩa với việc quay lại với phương pháp điều trị không hiệu quả (>90-95% tỉ lệ tái nghiện); Gia tăng nguy cơ với người bệnh (Tiếp tục tiêm chích hàng ngày, tăng nguy cơ tử vong (gấp 8 lần) do sốc thuốc quá liều heroin); Tăng nguy cơ nhiễm mới HIV (Tăng nguy cơ với cộng đồng, tăng hành vi phạm tội, tăng nguy cơ lây truyền HIV (~25% bệnh nhân trong điều trị methadone ở Việt Nam có HIV+, ở TP HCM tỷ lệ này là 46.4%); Tăng nguy cơ với chương trình điều trị methadone (Bệnh nhân trở nên thiếu trung thực về tình trạng sử dụng ma túy của bản thân, gia tăng việc giả mạo, đánh tráo mẫu nước tiểu, và trốn tránh xét nghiệm, tạo điều kiện cho việc hối lộ cán bộ phòng khám Methadone).

    Do đó, một trong những giải pháp mang tính pháp lý để mở rộng chương trình Methadone là điều chỉnh lại Điều số 96 Lật Xử lý vi phạm hành chính và Điều số 21 Nghị định số 96 quy định về điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone.
    Hoàng Hiền
    http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chu...phap/11337.vgp
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 26-09-2014 lúc 10:47.

  8. #128
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thái Bình khai trương Cơ sở điều trị Methadone thứ 5

    Thứ sáu 26/09/2014 16:00
    Ngày 25/9, Thái Bình đã đưa cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thứ 5 đi vào hoạt động.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng
    Cơ sở điều trị Methadone này được đặt tại Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà được khai trương theo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Thái Bình.
    Theo thống kê Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Hưng Hà hiện có khoảng 670 người nghiện ma túy, trong đó có 181 người nhiễm HIV. Việc triển khai cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi để người nghiện có cơ hội được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, góp phần giảm gánh nặng xã hội và tạo điều kiện cho người nghiện hòa nhập cộng đồng.
    Sau một thời gian tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo đúng quy định và tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về chương trình điều trị Methadone trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà đã tiếp nhận điều trị và tiến hành các thủ tục khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc theo đúng quy trình trước khi tiến hành khởi liều đợt 1 cho các bệnh nhân.
    Dự kiến trong năm 2014, cơ sở này sẽ điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân. Năm 2015 sẽ điều trị từ cho khoảng 250 bệnh nhân tại cơ sở và phấn đấu đến 2016 có 50% số người nghiện thuốc phiện trên địa bàn huyện được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/

  9. #129
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điểm tin y tế từ các báo ngày 25/9 đến 27/9 năm 2014
    Có thể thoát nghiện bằng methadone
    Sau thời gian triển khai điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone, đã có người ngưng hẳn điều trị và trở về sống, làm việc như người bình thường. Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, ý kiến cho rằng điều trị bằng methadone sẽ gây nghiện suốt đời là thiếu tính khoa học. Tuy nhiên, việc điều trị thành công còn tùy thuộc nhiều yếu tố như công ăn việc làm, quyết tâm cai nghiện và cả khả năng đáp ứng thuốc của từng người.
    Đánh bại “cái chết trắng”
    Sau một ngày chở hàng, chiều tối anh L.T.D. (29 tuổi, ngụ P.6, Q.8, TP.HCM) mới về đến nhà, vui vẻ quây quần ăn bữa cơm chiều với mẹ, vợ và con trai nhỏ mới 18 tháng tuổi đang bi bô tập nói hai tiếng “ba... ba”. Nhìn D. chẳng ai nghĩ anh từng nghiện heroin gần 10 năm và tưởng chừng sẽ không thể quay về cuộc sống bình thường. Ai cũng bảo dính vào heroin sẽ không thoát ra được, D. cũng không tin phương pháp cai nào có thể có tác dụng với anh vì số lần anh đi cai dịch vụ cũng đếm đầy hai bàn tay rồi. Mẹ anh còn vào tận chỗ cai ở với anh để chăm sóc, kèm cặp mà anh không cai nổi. Khi chương trình methadone vừa về đến Q.8, mẹ anh tìm hiểu, đưa con đến đăng ký tham gia, anh chiều lòng mẹ đi “cai đại”. Vậy mà mọi thứ thay đổi: D. chỉ mất một tuần dò liều rồi đi vào duy trì liều với 70mg methadone/ngày. Anh mập mạp, khỏe mạnh dần lên. Hằng ngày, cứ 9g D. vào Trung tâm Y tế dự phòng Q.8 uống thuốc rồi đi chở hàng, cố gắng không tới lui những nơi trước kia hay đàn đúm bạn bè cũ. Một năm sau anh có người yêu - cô gái là vợ anh bây giờ. Một năm sau nữa họ có con. Con ra đời cũng là lúc anh thấy mình cần mạnh mẽ dứt khỏi chương trình methadone, vì không muốn ngày nào cũng phải đến trung tâm uống thuốc, dành thời gian để đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ con. Anh bày tỏ nguyện vọng, bác sĩ cho giảm liều dần, từ 70 mg/ngày xuống 5mg rồi 2mg/ngày và cuối cùng anh đã ngừng hẳn sử dụng methadone. Với vợ chồng chị N.T.T.T. (34 tuổi) và anh T.N.P. (38 tuổi) ngụ tại Q.4, methadone đã cứu cả gia đình họ. Họ quen và lấy nhau khi vẫn còn là hai người nghiện hút, anh nghiện 10 năm, chị cũng chừng đó năm nghiện ngập. Ban đầu họ chỉ “đốt” từ 200.000 đồng mỗi ngày cho heroin, dần dà số tiền lên tới cả triệu đồng. Lúc tăm tối nhất, bế tắc nhất họ nghe nói đến methadone và được xét tham gia chương trình vào đầu năm 2009. Suốt bốn năm sau, họ gắn với phòng khám, ngày ngày đến uống thuốc. Hai vợ chồng bắt đầu đi bán thịt bò ở chợ, kiếm tiền nuôi hai con nhỏ. Sau một năm giảm liều từ 60mg xuống 1mg methadone/ngày, anh chị đã ngưng hẳn điều trị. Anh P. đã xin được công việc lái xe cho một công ty. Anh xúc động nói: “Vợ chồng tui đã sém chút mất cả cuộc đời, giờ may mà còn làm lại được. Tui phải dạy con tránh xa ma túy”.
    Có cơ hội thoát khỏi lệ thuộc hoàn toàn
    Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiếu - trưởng khoa Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Q.8, nơi đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân - đánh giá điều trị cai nghiện bằng methadone là phương pháp hiệu quả, có tỉ lệ đeo bám chương trình rất cao. Trước đây người nghiện có thể sử dụng ma túy 4-5 lần mỗi ngày, nay một vài tháng họ dùng lại một lần, sau đó vẫn tiếp tục điều trị bằng methadone, thì đó đã là một thành công lớn. Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, methadone là thuốc điều trị thay thế heroin nên cũng gây phụ thuộc. Tuy nhiên ưu điểm của methadone là thuốc có khả năng chuyển hóa tốt hơn và có thể giảm liều dần dần, tiến tới thoát khỏi phụ thuộc. Điều trị nghiện bằng methadone là điều trị duy trì, theo trình tự uống liều ban đầu, tiếp theo là dò liều cho đến khi người nghiện heroin không còn triệu chứng “cơn vã”, tiếp tục duy trì liều này và sau đó là giảm dần liều đang uống. Bác sĩ Trụ cũng cho biết tại các cơ sở điều trị methadone ở Mỹ đã có những trường hợp tham gia điều trị bằng methadone thành công, ra khỏi chương trình, sau đó họ được mời ở lại làm công tác hỗ trợ những người khác điều trị bằng methadone và mở những điểm điều trị bằng methadone tư nhân. Riêng ở TP.HCM, tại phòng khám methadone các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức đều có một số bệnh nhân chỉ uống methadone với liều rất thấp mỗi ngày, một số đã ngưng hẳn và kết thúc điều trị. “Người nghiện luôn có những bệnh lý đồng thời khác như: rối loạn tâm thần, chức năng gan bị ảnh hưởng, lao phổi, nhiễm HIV... Những bệnh nhân nghiện này nên được thăm khám điều trị tại các phòng khám methadone trung tâm quận huyện với các liên kết chuyên khoa. Với những người nghiện có nhân thân tốt, môi trường gia đình thuận lợi, có ý thức tuân thủ tốt không lén dùng kèm theo heroin hay các chất ma túy tổng hợp trong quá trình điều trị bằng methadone thì nên ưu tiên cho họ tham gia chương trình” - bác sĩ Trụ đề xuất.

    http://www.impe-qn.org.vn/

  10. #130
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy dựa vào cộng đồng
    [/COLOR]
    Với hình thức điều trị tại cộng đồng, chương trình điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy đem lại nhiều lợi ích cao như: tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận với điều trị; chú trọng hòa nhập xã hội; chi phí phù hợp; giáo dục cộng đồng giảm kỳ thị; ít ảnh hưởng tới công việc, gia đình...

    Ngày 1/10, tại T.P Thái Nguyên, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức Hội thảo lập kế hoạch thí điểm mô hình điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy dựa vào cộng đồng.
    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện
    Chương trình điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy toàn cầu được triển khai từ năm 2009 tại trên 20 nước và bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ cuối năm 2013.
    Mục tiêu của Chương trình là điều trị và chăm sóc toàn diện, tự nguyện, hiệu quả và nhân đạo tại cộng đồng cho những người lệ thuộc ma túy; điều trị, chăm sóc người lệ thuộc ma túy như bệnh nhân mắc bệnh mãn tính; giảm thiểu các hậu quả tiêu cực về sức khỏe và xã hội của việc sử dụng, lệ thuộc ma túy; mở rộng tiếp cận với Methadone cho người sử dụng ma túy dạng thuốc phiện.
    Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi về Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy và chính sách liên quan đến điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy; tổng quan về công tác điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy; thí điểm mô hình điều trị và chăm sóc toàn diện cho người sử dụng ma túy tại cấp huyện, xã.
    Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề như: Dịch vụ xã hội để hỗ trợ người sử dụng ma túy, làm thế nào để liên kết các dịch vụ này với các dịch vụ y tế; các rào cản đối với việc thực hiện thí điểm mô hình đã đưa ra, những kiến nghị, giải pháp để tháo dỡ các rào cản...
    Theo đó, các đại biểu cho rằng, các dịch vụ điều trị lệ thuộc chất gây nghiện dựa vào cộng đồng giúp các dịch vụ dễ tiếp cận và có hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí; để thực hiện các mô hình cần có sự tham gia của nhiều ban, ngành, đoàn thể và có sự vận động toàn dân, nhằm đáp ứng, hỗ trợ hơn nữa cho những người lệ thuộc vào ma túy trong việc dự phòng, chăm sóc và tái hòa nhập cộng đồng.
    Bên cạnh đó, những người lệ thuộc ma túy cần một môi trường hỗ trợ từ cộng đồng chứ không phải là sự kỳ thị và phân biệt đối xử để giúp họ tham gia tốt hơn vào công tác điều trị; tất cả các can thiệp chăm sóc y tế khác bao gồm cả việc điều trị lệ thuộc ma túy cần được triển khai dựa trên cơ sở tự nguyện và có sự đồng ý tham gia của bệnh nhân sau khi đã được thông tin đầy đủ...
    Trước đó, các đại biểu đã đi khảo sát công tác điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy dựa vào cộng đồng tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
    Trong thời gian tới, mô hình điều trị chăm sóc lệ thuộc ma túy sẽ được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên với nhiều hoạt động như: Thành lập điểm cấp phát Methadone tại xã; tập huấn cho cán bộ y tế xã về Methadone; theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật; tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc tập huấn cho các tư vấn viên, giáo dục viên đồng đẳng về các kỹ năng tâm lý xã hội về can thiệp dự phòng nhanh, cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và điều trị, cung cấp hỗ trợ đào tạo; tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành liên quan...
    Tính đến tháng 6/2014, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện trên 5.800 người nghiện ma túy. Trong đó, hơn 61% người nghiện sử dụng ma túy dưới hình thức tiêm chích, trên 13% người sử dụng hình thức hít ma túy và trên 25% sử dụng hình thức uống ma túy. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai trên địa bàn từ tháng 9/2011 và đến nay đã có 6 cơ sở điều trị với gần 1.500 người điều trị.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

  11. #131
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở Lai Châu cho kết quả tốt
    09:49 | 03/10/2014
    Ông Nguyễn Công Huấn, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: Sau một thời gian ngắn triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường đã mang lại hiệu quả tốt.

    Chỉ trong vòng một tháng, các điểm cấp phát thuốc Methadone tại trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa ở một số huyện và Trạm y tế một số xã vùng sâu, vùng xa, Sở Y tế Lai Châu đã có danh sách hơn 300 người nghiện đăng ký tự nguyện điều trị.

    Từ cuối năm 2013, tỉnh Lai Châu triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone miễn phí cho người nghiện. Hai cơ sở điều trị và gần 10 điểm cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh đã có gần 600 người đến điều trị nghiện tự nguyện bằng thuốc Methadone. UBND tỉnh Lai Châu vừa đồng ý cho Sở Y tế tỉnh tiếp tục mở rộng thêm ba cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methacone trên địa bàn các huyện.

    Theo thống kê của ngành y tế Lai Châu, toàn tỉnh hiện có gần 4.000 người nghiện ma túy. Những năm gần đây, mỗi năm trung bình tỉnh Lai Châu tổ chức cai nghiện cho khoảng 1.000 người, tuy nhiên tỷ lệ tái nghiện còn cao./.

    Nguyễn Công Hải/TTXVN

  12. #132
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hội nghị đồng thuận triển khai chương trình điều trị Methadone tại Hương Sơn

    Thứ ba - 07/10/2014 11:07
    Chiều ngày 06/10/2014, Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị đồng thuận triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị, có gần 100 đại biểu đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Hương Sơn.


    Tại Hội nghị, lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã giới thiệu, phân tích về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng triển khai chương trình điều trị Methadone tại tỉnh Hà Tĩnh; Quy trình triển khai cơ sở điều trị Methadone; quy trình xét chọn, tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào điều trị...

    Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đưa ra những giải pháp khi triển khai chương trình điều trị Methdone tại địa bàn huyện như vấn đề vào cuộc của các cấp, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể, công tác phối hợp tuyên truyền…

    Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận cao về việc triển khai cơ sở điều trị Methadone tại huyện Hương Sơn là cần thiết và dự kiến sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý đến ngày 8/10/2014 cơ sở sẽ chính thức đi vào hoạt động tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn.

    Chương trình điều trị Methadone tại huyện Hương Sơn sẽ góp phần giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện để hỗ trợ người nghiện chích ma túy tái hòa nhập cộng đồng./.

    Tin, ảnh: Tuấn Dũng
    http://soytehatinh.gov.vn/

  13. #133
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tăng cường công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng

    Thứ năm 09/10/2014 16:00
    Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại Nghị quyết số 74/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành mới đây.

    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện

    Theo đó, Chính phủ yêu cầu cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đổi mới công tác cai nghiện ma túy và mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong cộng đồng.


    Cụ thể,các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và hoàn thành chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Methadone. Bên cạnh đó, tăng cường công tác cai nghiện tại cộng đồng và khẩn trương thực hiện việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.


    UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án, lộ trình triển khai đổi mới công tác cai nghiện trước ngày 31/12/2014. Trong đó, cần quan tâm đầu tư kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.


    Tập trung mở rộng việc điều trị bằng Methadone bảo đảm đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2014 và 2015, đồng thời lồng ghép chặt chẽ các dịch vụ điều trị bằng Methadone vào cơ sở, hệ thống sẵn có và tăng cường các hoạt động xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.


    Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế bảo đảm cung cấp đủ thuốc Methadone; Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí mua thuốc Methadone để thực hiện Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở cai nghiện tự nguyện; chính sách hỗ trợ người nghiện thuộc hộ nghèo, người nghiện có hoàn cảnh khó khăn tự nguyện cai nghiện.


    Thùy Chi

  14. #134
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chờ sửa điểm uống thuốc điều trị cai nghiện

    Thứ Bảy, ngày 11/10/2014 - 01:00
    (PL)- Anh Nguyễn Văn Nghĩa (quận 3, TP.HCM) phản ánh người nhà anh bị nghiện nhưng quận 3 không có địa điểm uống Methadone, đi quận khác thì phải có hộ khẩu mới được uống nên gia đình gặp nhiều khó khăn khi điều trị cho người thân.
    “Chương trình cai nghiện ma túy Methadone được đánh giá có hiệu quả, được triển khai khắp TP, sao quận 3, 7 và 10 không triển khai?” - anh Nghĩa thắc mắc.
    “TP đã có kế hoạch triển khai nhưng Trung tâm Y tế dự phòng quận 3 báo cáo chưa thể bố trí được điểm uống Methadone tại quận này trong năm 2014. Lý do là địa điểm dự kiến triển khai nằm trong lộ trình giải tỏa tuyến đường metro Bến Thành - Tham Lương, địa điểm mới đang chờ UBND quận chấp thuận sửa chữa. Do vậy, Ủy ban Phòng, chống AIDS TP đã lùi thời gian dự kiến triển khai Methadone tại quận 3 vào quý I, II-2015”. BS Tiêu Thị Thu Vân, Chánh Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM, cho biết như vậy.Theo BS Vân, hiện tại trên địa bàn TP có tám địa điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, cụ thể: quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức (hai địa điểm), Gò Vấp và Tân Bình. Theo kế hoạch, đến quý IV-2014 sẽ triển khai tiếp năm cơ sở điều trị mới tại các trung tâm y tế dự phòng quận 1, 10, 12, Bình Tân và Bình Chánh, hướng đến phục vụ cho 4.000 bệnh nhân. Đến năm 2015 sẽ triển khai thêm 12 quận/huyện còn lại, mục tiêu là cung cấp dịch vụ cho 8.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, việc triển khai mở rộng chương trình Methadone phụ thuộc vào việc cung cấp thuốc của trung ương và một số nơi hiện đang thiếu thuốc.
    DUY TÍNH
    http://plo.vn/

  15. #135
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thanh Hóa mở rộng mô hình điều trị Methadone

    Thứ hai 13/10/2014 13:00
    Từ nay đến cuối năm 2014, tỉnh Thanh Hóa sẽ mở rộng thêm 3 cơ sở điều trị Methadone mới tại các huyện Thọ Xuân, Tĩnh Gia và Hậu Lộc trên địa bàn tỉnh.

    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện
    Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 9 cơ sở điều trị Methadone đã đi vào hoạt động với tổng số bệnh nhân đang điều trị là gần 1.170 người.Sau một thời gian điều trị ổn định, khoảng 83% bệnh nhân giảm và dừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện; trên 90% bệnh nhân đều nhận thấy sức khỏe được cải thiện; trên 80% bệnh nhân đã quan tâm đến bản thân, gia đình và các vấn đề xã hội.Theo Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa Nguyễn Bá Cẩn, Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng và khó khăn, dân số đông, có nhiều huyện miền núi vùng sâu vùng xa vì vậy bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị Methadone để uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc mở rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.Tuy số người được điều trị hiện tại vẫn còn khiêm tốn so với tổng số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng qua theo dõi và đánh giá, chương trình đã cho nhiều kết quả tích cực, khẳng định việc đưa Methadone vào sử dụng thay thế heroin hay các chất dạng thuốc phiện khác cho người nghiện là một chủ trương đúng đắn.Theo lộ trình, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 24 cơ sở điều trị Methadone và 5 cơ sở cấp phát thuốc, nâng số bệnh nhân có cơ hội tham gia điều trị từ 6.500 đến 7.000 người.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/

  16. #136
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xã hội hóa điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone

    Nhân dân -19/10/2014 02:42
    Có thể nói Chương trình điều trị Methadone đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội, nhất là làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Thế nhưng hiện nay chương trình này mới đáp ứng được 31% số người nghiện hê-rô-in trong diện quản lý được tham gia.


    Cán bộ dự án Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS kiểm tra và tư vấn sức khỏe cho người bệnh.

    Tính đến tháng 4-2014, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone (Chương trình điều trị Methadone) đã được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố với 88 cơ sở, điều trị cho 17 nghìn 062 người bệnh. Trong hơn năm năm triển khai chương trình Methadone tại Việt Nam không có người bệnh tử vong do quá liều hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Người bệnh tuân thủ điều trị tốt, tỷ lệ bỏ điều trị thấp.
    Theo kết quả điều tra nhanh của 11 tỉnh, thành phố, trước khi tham gia Chương trình điều trị Methadone, trung bình một người bệnh phải sử dụng 230 nghìn đồng/ngày để mua hê-rô-in (khoảng 84 triệu đồng/năm).
    Thực tế qua hơn năm năm triển khai Chương trình điều trị Methadone ở nước ta đã chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cho gia đình người bệnh và xã hội. Người bệnh tham gia điều trị đã giảm đáng kể cả về tần suất và liều sử dụng hê-rô-in, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Tình trạng về sức khỏe thể chất và tinh thần cải thiện rõ rệt (sống vui vẻ, có ích, chất lượng cuộc sống tăng lên). Tình hình trật tự, an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư nơi có người nghiện chích ma túy cũng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ người bệnh có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị). Tại TP Hải Phòng, theo báo cáo của Công an quận Lê Chân, chỉ sau sáu tháng triển khai Chương trình điều trị Methadone, số vụ trộm cắp vặt liên quan đến nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực Bệnh viện Việt Tiệp giảm từ 60 đến 70%, số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy, tại khu vực chợ Sắt cũng giảm hơn 70%.
    Mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi người bệnh tham gia điều trị Methadone. Nhiều nghiên cứu và nhiều nguồn thông tin cho thấy, những người nghiện chất ma túy thường có những hành vi ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống bản thân gia đình họ như bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy. Trong nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ người bệnh có những hành vi trên giảm nhanh chóng từ 90% trước điều trị xuống 1,4% sau 12 tháng điều trị. Việc tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone còn làm giảm chi phí đáng kể đối với các gia đình có người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Do người nghiện không mất tiền để mua ma túy và không tốn tiền để điều trị các bệnh tật do sử dụng, tiêm chích ma túy gây nên.
    Hiện nay đang điều trị cho gần bảy nghìn người bệnh, như vậy là chương trình đã tiết kiệm được cho người bệnh 588 tỷ đồng/năm. Đối với cá nhân người bệnh không còn bị ám ảnh bởi việc phải tìm kiếm ma túy, không phải chịu tác động của các triệu chứng "đói" thuốc cho nên nhiều người đã tập trung tâm trí để làm việc và trở về gia đình. Theo báo cáo của các cơ sở điều trị tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng thu nhập bình quân do bệnh nhân có việc làm hằng tháng tăng từ 2,6 triệu đồng/tháng sau sáu tháng điều trị và lên 3,2 triệu đồng/tháng sau 24 tháng điều trị. Tỷ lệ người bệnh tham gia điều trị Methadone có công ăn việc làm cũng gia tăng. Nếu trước điều trị chỉ có 64,04% số người bệnh có việc làm thì sau 24 tháng điều trị đã có 75,9% số người bệnh có việc làm.
    Thế nhưng, muốn đạt được hiệu quả theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, thì phải điều trị cho tối thiểu 40% số người nghiện ma túy hiện có. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công an, đến tháng 10-2013 toàn quốc quản lý được khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy (trong đó nghiện hê-rô-in chiếm khoảng 80%), do đó muốn chương trình có hiệu quả thì cần điều trị cho khoảng 54.500 người nghiện ma túy. Nhưng trên thực tế đến cuối tháng 4-2014, toàn quốc mới chỉ có hơn 17 nghìn người nghiện được điều trị (đạt khoảng 31%).
    Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Thông tư số 12/2013/TT-BYT của Bộ Y tế thì, trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình điều trị Methadone có thể được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có hơn 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh, thành phố phải thành lập cơ sở điều trị Methadone. Với tốc độ mở rộng chương trình Methadone như nêu trên, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh cũng như ngân sách của Chính phủ sẽ không thể bảo đảm để bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó việc triển khai mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ là giải pháp giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình này.
    Để giúp cho việc xã hội hóa công tác điều trị Methadone, ngày 15-10-2013, Bộ Y tế đã có Công văn số 6544/BYT-KH-TC hướng dẫn thực hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần căn cứ theo công văn này để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone tại địa phương.
    THANH MAI


  17. #137
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện ma túy bằng châm cứu kết hợp uống thuốc Nam - Bước đột phá tạo nên kỳ tích
    Cập nhật: Thứ năm, 2/10/2014 - 9h14'
    (Cadn.com.vn) - Với sự giúp đỡ của Giáo sư Nguyễn Tài Thu- Phó Chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam tập huấn, truyền nghề châm cứu, Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng (BV YHCT) đã tạo được tiếng vang trong một số chuyên khoa: châm cứu điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, điều trị và kiểm soát đau cột sống, nhu châm, hỏa long cứu, da liễu, chăm sóc bà mẹ sau sinh, phục hồi chức năng Nhi…
    Cuối tháng 9 vừa qua, Bệnh viện đã châm cứu điều trị cai nghiện ma túy (ĐTCNMT) thành công cho một trường hợp nghiện nặng, nghiện lâu năm, đã từng tự cai và cai nghiện bằng những phương pháp khác không thành công, thật sự là một kỳ tích, thu hút sự quan tâm của xã hội.
    Kỳ tích từ sự linh động, sáng tạo
    Tháng 9-2014, Đơn vị châm cứu ĐTCNMT của BV YHCT TP Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động. Ngày 22-9, bệnh nhân đầu tiên đến BV để được ĐTCNMT là Trần Văn A. (1986 quê Quảng Nam). Điện châm điều trị hỗ trợ CNMT là phương pháp không dùng thuốc của YHCT, có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa ngũ tạng, thông khí huyết giúp người bệnh cắt cơn đói MT.
    Lâu nay, điện châm thường chỉ CNMT cho những trường hợp mới nghiện MT trong thời gian khoảng 2 năm, tỷ lệ thành công mới cao. Song, ca đầu tiên của BV YHCT TP Đà Nẵng lại là con nghiện nặng, thời gian nghiện lâu (chích heroin từ năm 2007 và trước đó cũng đã dùng thuốc lắc, ma túy tổng hợp), bình quân mỗi ngày A. phải chích khoảng 5 liều heroin mới thỏa cơn nghiện. Năm 2010, A. đã được cai nghiện tập trung tại trung tâm, không thành công và A. cũng từng quyết tâm tự cai nghiện ở nhà, nhưng không quá 3 ngày lại thất bại, do A. không chịu nổi những cơn đau đớn khi lên cơn.
    Không riêng gì A, phần lớn con nghiện đều rất sợ CNMT, bởi trong quá trình cai nghiện, khi lên cơn, bệnh nhân đau đớn, vật vã, thân xác mệt mỏi rã rời, bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng… như "dòi bò trong xương"; nhiều người không chịu đựng được sự hành hạ, giày vò khi lên cơn, đã tự làm sát thương bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay, chân đến chảy máu, hoặc đáng lo ngại hơn là làm bị thương người thân, y bác sỹ giúp họ cai nghiện. Vì lẽ đó, không ít người đã phải bỏ CNMT giữa chừng, hoặc tái nghiện.
    Khi tiếp nhận A., một số bác sỹ lo ngại về sự thành công rất thấp vì A. là con nghiện nặng, nghiện lâu năm. Song, với sự quyết tâm thực hiện và sự quan tâm chỉ đạo sát sao quyết liệt của Ban Giám đốc BV, nhất là thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc BV, lương y Huỳnh Sự (học trò của Giáo sư Nguyễn Tài Thu) cùng một số y, bác sỹ của Đơn vị Châm cứu hỗ trợ ĐTCNMT, BV YHCT TP Đà Nẵng đã tiến hành cai nghiện cho A.
    Theo phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ CNMT của Bộ Y tế, thì bệnh nhân chỉ được châm cứu, nhưng BV đã mạnh dạn, linh động kết hợp điện châm và cho bệnh nhân uống bài thuốc Nam (gồm 14 vị do Lương y Phan Công Tuấn, Trưởng Đơn vị "Thừa kế ứng dụng thuốc Nam châm cứu" nghiên cứu bào chế), nhằm vừa điện châm cắt cơn, vừa uống thuốc giải độc, an thần, tăng cường sức khỏe cho người cai nghiện. Dự vào chu kỳ lên cơn của A., các bác sỹ đã dự đoán trong vài ngày đầu A. sẽ lên cơn nặng, nên lương y Huỳnh Sự phải ngày đêm túc trực 24/24 giờ bên A. để châm cứu "đón đầu" các cơn nghiện, "chặn" trước những đợt lên cơn của A. kết hợp cho uống thuốc Nam.
    Nhờ vậy, A. cho biết những đợt lên cơn của A. không vật vã, đau đớn, bứt rứt như những lần CNMT trước, mà rất nhẹ nhàng, êm ái, nên A. thấy tự tin, khỏe mạnh, tâm lý thoải mái. Thường thì, CNMT bằng các phương pháp khác, sau 7 ngày người cai vẫn chưa ăn được vì sức khỏe suy giảm, nhưng vừa điện châm, vừa uống thuốc Nam đã giúp A. nhanh chóng hồi phục sức khỏe, sau 3 ngày cắt cơn, A. đã có thể ăn uống, điều trị phục hồi 5 ngày sau, A. gần như hoàn toàn bình phục và sau 7 ngày điều trị, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả âm tính.
    Ngày 30-9, tức sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã cai nghiện thành công, được xuất viện và được điều trị duy trì chống tái nghiện trong thời gian 1 tháng, mỗi ngày đến BV để châm cứu và uống thuốc 1 lần. Sự thành công đối với ca CNMT đầu tiên là trường hợp khó do bệnh nhân là con nghiện "thâm niên" và nghiện nặng, là bước đột phá tạo nên kỳ tích của BV YHCT TP Đà Nẵng. Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn- Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã kịp thời đến chúc mừng thành công của BV YHCT TP Đà Nẵng và thăm, động viên tinh thần Trần Văn A. đã quyết tâm cai nghiện thành công.

    Trần Văn A. đang được CNMT tại BV YHCT TP Đà Nẵng. Ảnh:P.V
    Lương y như từ mẫu
    Vì sao tỷ lệ thành công trong CNMT bằng những phương pháp khác lại thấp, tỷ lệ tái nghiện cao? Một số người cai nghiện cho biết, CNMT bằng phương pháp "cai vo" thật sự ám ảnh, là nỗi khiếp sợ của họ. Với phương pháp này, người nghiện bị nhốt lại trong phòng, tự mình đối mặt và chịu đựng sự hành hạ, giày vò mỗi khi lên cơn và sau 10 ngày sẽ tự cắt cơn.
    Vì thế, họ thật sự khủng hoảng về tinh thần, cạn kiệt về sức khỏe sau những ngày tự chống chọi với các cơn nghiện và để có cảm giác khỏe mạnh hơn sau những ngày đáng sợ ấy, họ rất dễ dùng lại MT. Còn phương pháp CNMT bằng dùng thuốc an thần khi lên cơn để người nghiện ngủ mà quên đi cơn thèm thuốc cũng không hiệu quả với người nghiện vì dùng thuốc an thần kéo dài khiến thần kinh suy nhược, sức khỏe giảm sút và họ cũng rất sớm tái nghiện để chống lại sự mệt mỏi.
    Nếu 2 phương pháp cai nghiện trên dường như không xem người nghiện là người bệnh, thì CNMT tại BV YHCT TP Đà Nẵng lại quan tâm chăm sóc người nghiện như một bệnh nhân đặc biệt, vì các bác sỹ ở đây luôn xác định hơn bất cứ ca bệnh nào, đối với người CNMT rất cần sự nhiệt huyết, hết lòng vì người bệnh của những "Lương y như từ mẫu". Bởi lẽ, cùng với ý chí quyết tâm cai nghiện, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của người nghiện; sự phối hợp chặt chẽ của người nhà, thì sự quan tâm, động viên, giúp đỡ bằng cả tấm lòng của người thầy thuốc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công CNMT.
    Trần Văn A. cho biết trong thời gian CNMT, anh được lương y Sự, bác sỹ Ánh- Giám đốc BV và các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, kể cả 2-3 giờ sáng, khi A. mệt mỏi cần bác sỹ giúp đỡ là có ngay. Các thầy thuốc còn am hiểu tâm lý của người nghiện MT là rất sợ lạnh, nên để xua đi cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh của A., đã dùng Hỏa long cứu, đem lại cảm giác thoải mái, ấm áp cho người cai nghiện. BV luôn tạo điều kiện thuận tiện, thoải mái và thư giãn nhất để người nghiện CNMT hiệu quả nhất.
    Chung tay vì "thành phố 5 không"
    Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc BV cho biết, sau thành công của ca bệnh đầu tiên này, BV YHCT TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư nhân lực và cơ sở vật chất, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CNMT.
    Chung tay cùng xã hội, BV sẽ miễn, giảm viện phí cho người CNMT, để mọi người nghiện đều có cơ hội được CNMT, kể cả việc các bác sỹ BV sẵn sàng "khăn gói" đến Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề 05-06 TP Đà Nẵng để CNMT, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu "không có người nghiện ma túy tại cộng đồng" của "TP 5 không".
    Hồng Nhật

  18. #138
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tuyên truyền hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc Cedemex
    Cập nhật ngày: 13/10/2014 17:15

    Ngày 13-10, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội phối hợp với UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Đề án hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex. Tham dự Hội nghị có trên 200 người là lãnh đạo các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện.

    Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe thông tin về thuốc Cedemex và Đề án hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex. Theo đó, đây là loại thuốc bằng dược thảo hỗ trợ cai nghiện ma túy an toàn, hiệu lực cao và có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các loại thuốc cai nghiện đang được phép sử dụng. Thuốc có tác dụng cắt cơn nghiện êm dịu, bình ổn được 2 triệu chứng mà người nghiện ma túy rất sợ là thèm ma túy và dị cảm (dòi bò)... Người nghiện ma túy tham gia Đề án hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền thuốc như sau: Hỗ trợ 100% tiền thuốc cho người nghiện ma túy thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; 80% cho người nghiện thuộc hộ cận nghèo; 50% cho người thuộc đối tượng khác. Ngoài mức hỗ trợ trên, người nghiện còn được hỗ trợ toàn bộ tiền khám cận lâm sàng và một số chi phí khác.



    Để việc triển khai thực hiện Đề án đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới, huyện yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện; tạo điều kiện cho người nghiện sau cai được học nghề, tìm việc làm, hòa nhập cộng đồng để tránh tái nghiện.



    Hiện nay, Đồng Hỷ vẫn còn trên 800 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý sinh sống tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Những năm qua, huyện đã tổ chức cai nghiện cho các cá nhân trên bằng nhiều hình thức, tuy nhiên, hiệu quả cai nghiện chưa cao.



  19. #139
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Điều trị nghiện các chất ma túy bằng Methadone đã đem lại hiệu quả tích cực

    (08:26:48 AM 24/10/2014)


    (Tinmoitruong.vn) - Thời gian qua, việc điều trị bằng thuốc Methadone cho người nghiện ma túy tại tỉnh Phú Thọ bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo các lợi ích về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, hạn chế lây nhiễm HIV, giảm tái nghiện, cải thiện chất lượng cuộc sống, quan hệ gia đình và xã hội cho người nghiện ma túy. Từ những hiệu quả đem lại, tỉnh Phú Thọ đã quyết định nhân rộng điều trị cai nghiện bằng thuốc Methadone ra toàn tỉnh.


    Ảnh: minh họa

    Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, trong giai đoạn 2014-2015, tỉnh Phú Thọ sẽ nhân rộng mô hình điều trị
    nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ra các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Cẩm Khê và thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ. Mục tiêu trong giai đoạn này sẽ thực hiện điều trị bằng thuốc Methadone cho 1.000 người, đảm bảo đạt khoảng 50% số người nghiện trong tỉnh được điều trị. Tỉnh Phú Thọ cũng đã quyết định dành 6,4 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các cơ sở điều trị, mua sắm trang thiết bị và vận hành cơ sở điều trị.

    Theo đánh giá, chương trình điều trị
    nghiện các chất ma túy bằng Methadone đã đem lại hiệu quả tích cực. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhân hiện được điều trị bằng Methadone là 550 người, tăng 270 người so với cùng kỳ; trong đó 100% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc methadone có đánh giá hiệu quả điều trị là rất tốt. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm từ 100% trước khi tham gia điều trị xuống 12% sau 6 tháng điều trị và xuống 6% sau 9 tháng điều trị, dự kiến 100% bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng heroin sau 12 tháng điều trị. Không phát hiện nhiễm mới HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu trong số các bệnh nhân tham gia điều trị. 100% bệnh nhân phục hồi sức khỏe thể chất, tâm thần và đã tham gia các hoạt động lao động, học tập, tái hòa nhập cộng đồng…

    Hiện nay, Phú Thọ có 2282 người
    nghiện trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác cai nghiện ma túy ở Phú Thọ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có thuốc đặc trị mà chỉ dùng thuốc cắt cơn kết hợp với tập luyện, lao động đơn giản nên hiệu quả cai nghiện còn hạn chế, khả năng tái nghiện cao khi trở về cộng đồng.

    Thạc sỹ, Bác sỹ Hồ Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chương trình điều trị
    nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy vậy, chương trình điều trị Methadone trong thời gian tới cũng sẽ gặp không ít khó khăn do kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ còn rất hạn chế, số lượng bệnh nhân tham gia điều trị còn ít. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình Methadone, mở các hội nghị đồng thuận ở cấp xã, phường để tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư và nhân dân để thu hút bệnh nhân, mở rộng độ bao phủ của chương trình Methadone.

    * T ỉnh Tuyên Quang đang triển khai thực hiện đề án xã hội hóa điều trị
    nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 có ít nhất 70% người nghiện ma túy được điều trị cai nghiện bằng Methadone.

    Theo đó, từ nay đến năm 2020, ngoài việc mở rộng 2 cơ sở điều trị
    nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất Methadone là Trung tâm Y tế thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương, tỉnh sẽ thành lập thêm 2 cơ sở điều trị Methadone mới là Trung tâm y tế huyện Yên Sơn, Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa. Cùng với đó tỉnh sẽ đưa hoạt động phòng chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt những địa phương có số người nhiễm HIV và người nghiện ma túy cao; đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục và hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Tỉnh chỉ đạo các cơ sở điều trị Methadone phân vùng, tiếp cận người bệnh trên địa bàn, đảm bảo việc điều trị thuận tiện cho người bệnh; xây dựng kế hoạch cụ thể mở các điểm cấp phát thuốc Methadone tại các huyện phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn… cho người sau điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone…

    Tuyên Quang hiện có 1.311 người
    nghiện ma túy. 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất Methadone là Trung tâm Y tế thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương đang điều trị cai nghiện cho 155 người. Từ khi 2 cơ sở đi này đi vào hoạt động (năm 2013), công tác cai nghiện tại Tuyên Quang đã có những kết quả tích cực, hiệu quả mô hình mang lại đã mở ra hy vọng mới cho người nghiện và những người thân của họ. Đa số người điều trị tại đây đều có tiến bộ tốt, sức khỏe ổn định và tuân thủ các quy định, nội quy cơ sở đề ra.

    * Tỉnh Lâm Đồng đang triển khai chương trình điều trị
    nghiện các chất dạng thuốc phiện, ma túy bằng Methadone cho người nghiện trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tội phạm xã hội có liên quan tới các chất dạng thuốc phiện.

    Trước mắt, chương trình điều trị
    nghiện bằng thuốc Methadone được thực hiện từ năm 2014- 2016 với một cơ sở điều trị được đặt tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng (số 4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, thành phố Đà Lạt). Theo Sở Y tế Lâm Đồng, mục tiêu đến hết năm 2014 sẽ điều trị cho 120 người nghiện bằng Methadone, trong hai năm 2015 và 2016 mỗi năm sẽ điều trị cho 550 người nghiện cũng bằng Methadone.

    Việc triển khai chương trình điều trị
    nghiện ma túy bằng Methadone của tỉnh Lâm Đồng cũng được xem là một trong những giải pháp để giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện và từ nhóm người nghiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện.

    Hiện Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang phối hợp tuyên truyền, tư vấn về ý nghĩa, mục đích và
    hiệu quả của việc điều trị nghiện bằng Methadone cho người nghiện, gia đình người nghiện, những người có liên quan và cộng đồng xã hội. Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp các cơ quan chức năng để quản lý người nghiện cai nghiện tại cộng đồng và giới thiệu người nghiện tham gia điều trị tại cơ sở điều trị bằng Methadone, cũng như có kế hoạch hỗ trợ người sau cai nghiện tìm việc làm và hòa nhập cộng đồng.


    Lâm Đào An, Vũ Quang Đán, Hoàng Liên Sơn

    http://www.tinmoitruong.vn/benh-va-t...3_37836_1.html

  20. #140
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện ma túy bằng phương pháp đông y

    Thứ năm 23/10/2014 16:00
    Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng mới đây đã điều trị cai nghiện ma túy thành công cho nhiều trường hợp nghiện nặng, nghiện lâu năm bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc nam.

    Điều trị cai nghiện ma túy bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc nam. Ảnh minh họa
    Theo phác đồ điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy của Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, bệnh nhân được chỉ định mỗi ngày điện châm 6 lần và uống 3 gói thuốc nam nhằm cắt cơn, giải độc, an thần, tăng cường sức khỏe cho người cai nghiện. Đây là phác đồ điều trị linh hoạt, được đội ngũ thầy thuốc bệnh viện nghiên cứu và ứng dụng thành công trên cơ sở kế thừa từ những thành tựu nổi bật trong châm cứu cai nghiện ma túy của GS-TS Nguyễn Tài Thu.
    Không chỉ được điều trị bằng thuốc, các bác sĩ còn luôn động viên tinh thần bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để cùng chia sẻ, giúp cho người nghiện thấy an tâm khi điều trị.
    Cụ thể như trường hợp bệnh nhân T.T.A (nam, 28 tuổi, trú Quảng Nam), làm nghề lái xe, có tiền sử sử dụng heroin bằng đường chích từ năm 2007. Trước đó, anh T.T.A đã từng bị cưỡng chế tập trung cai nghiện hơn 1 năm. Sau khi ra trại vẫn tái nghiện. Mỗi ngày anh phải chích đến 5 cữ mới thỏa mãn cơn thèm. Mặc dù, anh T.T.A rất quyết tâm cai nghiện, nhưng đến ngày thứ 3 là lên cơn vật vã, đau bụng quằn quại, đuối sức, không chịu được nên phải dừng lại.
    Sau đó, anh T.T.A được biết đến cách điều trị cai nghiện bằng phương pháp đông y nên đã nhập viện ngày 22/9. Nhận thấy đây là trường hợp khó (do nghiện bằng đường chích đã 7 năm) nên Bệnh viện quyết định dùng thuốc nam địa phương, kết hợp điện châm theo phác đồ điều trị do GS. Nguyễn Tài Thu trực tiếp tập huấn truyền nghề cho các thầy thuốc của bệnh viện vào đầu tháng 9 vừa qua.
    Anh T.T.A được chỉ định mỗi ngày châm cứu 6 lần và uống 3 gói thuốc (1,5 thang/ngày) sắc sẵn trong 3 ngày đầu để tăng lực, an thần, giải độc, điều hòa cơ thể, chống co cơ và nhức mỏi cho người điều trị cai nghiện.
    Bệnh nhân T.T.A cho biết, khi cai nghiện, các triệu chứng của hội chứng cai như thèm thuốc, ngáp, ớn lạnh, đau mỏi khớp, co cơ, cảm giác dòi bò trong xương, mất ngủ xuất hiện thường xuyên, nhưng sau mỗi lần điện châm kết hợp hỏa long cứu, đều thấy giảm nhẹ ngay. Bên cạnh đó, các triệu chứng chảy nước mắt nước mũi, buồn nôn, nôn, đau bụng cũng xuất hiện ít hơn, không giống như những lần cai trước.
    Sau 3 ngày điều trị đầu tiên, bệnh nhân đã cắt được cơn nghiện, bắt đầu ăn được, ngủ được, sức khỏe hồi phục nhanh nhưng xét nghiệm định tính opiat nước tiểu vẫn còn dương tính. Tiếp sau đó, bệnh nhân được tiếp tục điều trị mỗi ngày 3 lần châm cứu và uống 2 gói thuốc. Đến ngày thứ 7 thì xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân đã âm tính và được xuất viện.
    Trường hợp thứ 2 là anh H.C.N.H ( 33 tuổi, trú Đà Nẵng), làm nghề nấu ăn, nghiện heroin chích (ngày 5 lần) từ năm 2008. Anh H nhiều lần đi trại cai nghiện về nhưng vẫn tái nghiện. Bắt đầu nhập viện vào ngày 3/10, anh H được điều trị tích cực bằng điện châm ngày 6 lần, hỏa long cứu ngày 2 lần và bài thuốc tương tự như của anh T.T.A. Sau 3 ngày, bệnh nhân hoàn toàn bình phục và xét nghiệm nước tiểu âm tính.
    Tuy nhiên, để bệnh nhân hồi phục sức khỏe hoàn toàn, hai bệnh nhân trên đang tiếp tục được uống thuốc nam, nhằm hỗ trợ giải độc hàng ngày và châm cứu cách nhật trong vòng 2 tháng sau quy trình điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được hướng dẫn các phương pháp tập luyện, nâng cao ý chí, nghị lực, vượt cám dỗ để tránh nguy cơ tái nghiện.
    Theo bác sĩ Phan Công Tuấn, Trưởng Đơn vị thừa kế ứng dụng thuốc nam châm cứu, chi phí cho mỗi ca cai nghiện từ 7 – 10 triệu đồng. Với những bệnh nhân mới nghiện thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm của bệnh viện là nhận tất cả các bệnh nhân có nhu cầu điều trị.
    Bác sĩ Tuấn cũng cho biết, để việc điều trị được thành công, người bệnh phải tự nguyện điều trị, gia đình phải quan tâm, chăm sóc và đặc biệt là giám sát tốt. Hiện nay, bệnh viện đang tiếp tục điều trị cai nghiện cho một số bệnh nhân khác bằng phương pháp này.

Trang 7 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •