Trang 6 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567816 ... CuốiCuối
Kết quả 101 đến 120 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #101
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đồng Tháp triển khai điều trị Methadone để “giảm cầu”

    Thứ năm 31/07/2014 17:00
    Trong 6 tháng đầu năm, tình hình tội phạm ma túy tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được kiểm soát chặt chẽ, diễn biến ít phức tạp nên chưa phát hiện đường dây, tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn qua biên giới.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng
    Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp, 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh phát hiện 01 vụ, bắt giữ 01 đối tượng người Việt Nam mua 17,9 gram ma túy đá ở xã Cô Rô Ca, tỉnh Pray Veng. Đồng thời, phát hiện và xử lý hình sự 03 vụ (4 đối tượng) mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy ở các huyện, thị xã biên giới.
    Tuy tình hình tội phạm ma túy đã kiểm soát được trên địa bàn tỉnh, nhưng tệ nạn mua bán, trồng cần sa ở phía bên kia biên giới, giáp với tỉnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, không loại trừ khả năng các đối tượng tăng cường hoạt động vận chuyển ma túy qua biên giới trong thời gian tới.
    Bên cạnh đó, do số người sử dụng ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn đang ở mức cao nên nguy cơ cung để đáp ứng cầu là rất dễ xảy ra.
    Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh phát hiện khoảng 1.080 người nghiện ma túy. Trong đó, tập trung nhiều ở thành phố Cao Lãnh (300 người), thành phố Sa Đéc (184 người), thị xã Hồng Ngự (152 người).
    Bên cạnh đó, dịch vụ tiếp cận về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm tiêm chích ma túy còn thấp như truyền thông thay đổi hành vi đạt 79,4%, nhận bơm kim tiêm sạch tiêm chích ma túy đạt 84,5%. Vì vậy, tiềm ẩn lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm tiêm chích ma túy cũng là vấn đề đáng lưu ý.
    Để góp phần làm giảm tỉ lệ người nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện ma tuý ra cộng đồng. Đồng thời, cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, tỉnh tập trung thực hiện nghiêm “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy”, Dự án “Xây dựng xã phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” và Đề án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự 08 xã biên giới tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020.
    Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng gồm ngành công an, quân sự, biên phòng thuộc tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế phối hợp ký kết giữa 3 lực lượng; thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình tội phạm ma túy trên tuyến biên giới; chủ động xây dựng các phương án phòng ngừa và phát hiện đấu tranh, bắt giữ tội phạm.
    Đặc biệt, trong thời gian tới, tỉnh chú trọng công tác triển khai điều trị Methadone cho người nghiện để “giảm cầu”. Theo đó, ngày 30/7 tỉnh đã tổ chức triển khai kế hoạch Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015.
    Theo lộ trình kế hoạch, từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2015, tỉnh triển khai mở rộng điều trị Methadone tại 02 điểm trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc. Trong đó, cơ sở ở Cao Lãnh sẽ điều trị cho khoảng 440 người nghiện và cơ sở tại Sa Đéc sẽ điều trị cho khoảng 360 bệnh nhân. Trong năm 2015, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì các địa điểm điều trị Methadone đã thành lập, đồng thời xem xét tính khả thi và hiệu quả của chương trình để tiếp tục triển khai mở rộng cơ sở điều trị Methadone tại các huyện, thị xã khác trên địa bàn.

  2. #102
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phê duyệt kế hoạch điều chỉnh triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2014 – 2020

    (05/08/2014 10:45 PM)


    Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Methadone tại tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên tình hình sử dụng ma túy dạng thuốc phiện trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng; Tình hình dịch HIV/AIDS có liên quan đến sử dụng ma túy đang diễn biến phức tạp; Nguồn tài trợ bị cắt giảm, nhu cầu điều trị Methadone của người bệnh ngày càng cao... Vì thế UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3401/QĐ-UBND.VX phê duyệt Kế hoạch điều chỉnh triển khai thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Nghệ An giai đoạn 2014 – 2020.

    Kế hoạch này nhằm mục tiêu mở rộng và duy trì bền vững chương trình Methadone, đến năm 2020 có 3.400 người bệnh nghiện ma túy dạng thuốc phiện tại 100% huyện, thành, thị được tham gia Chương trình Methadone, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các dạng chất thuốc phiện và từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

    Lộ trình thực hiện được chia thành 3 giai đoạn, trong đó: Năm 2014, triển khai 04 cơ sở điều trị Methadone (CSĐT), điều trị cho 640 bệnh nhân; Năm 2015, triển khai 12 CSĐT, 06 điểm cấp phát thuốc, điều trị cho 3.400 bệnh nhân; Giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ sở kết quả triển khai giai đoạn 2012 – 2015 đề xuất mô hình hoạt động phù hợp, đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 có trên 40% số người bệnh nghiện ma túy dạng thuốc phiện có hồ sơ kiểm soát tại 100% huyện, thành, thị được tham gia Chương trình Methadone.

    Để triển khai thực hiện Kế hoạch này, UBND tỉnh định hướng triển khai CSĐT Chương trình Methadone tại tất cả các huyện có số người nghiện có hồ sơ kiểm soát từ 250 người trở lên và điểm cấp phát thuốc tại các xã có từ 50 người nghiện trở lên; Thực hiện ***g ghép hợp lý CSĐT, điểm cấp phát thuốc với các cơ sở y tế; Rà soát, bố trí sắp xếp cán bộ, đảm bảo vận hành tốt các CSĐT, điểm cấp phát thuốc, hạn chế tối đa việc bổ sung biên chế; Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, người bệnh tham gia chương trình Methadone theo quy định của Nhà nước; Mở rộng và duy trì bền vững chương trình...

    Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, Chương trình Mục tiêu Quốc gia, các dự án, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
    Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Y tế thành lập Ban chỉ đạo ngành y tế để giúp Ban chỉ đạo Chương trình tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện; Cấp giấy phép hoạt động đối với CSĐT, điểm cấp phát thuốc tại địa phương; Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các quy định về tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc Methadone; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch về biên chế, vị trí việc làm tại các CSĐT, điểm cấp phát thuốc trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Chỉ đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa huyện, CSĐT triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình theo kế hoạch....

    Công an tỉnh phối hợp chỉ đạo chặt chẽ với ngành Y tế và các sở, ban, ngành, đoàn thể khác trong việc triển khai các hoạt động của CSĐT; Làm tốt công tác quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh... Sở LĐTB&XH phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và các ban, ngành trong việc triển khai các hoạt động tại CSĐT; Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về việc triển khai chương trình Methadone... Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Chương trình Methadone trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân nơi triển khai CSĐT, điểm cấp phát thuốc. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan phối hợp để triển khai tốt kế hoạch theo sự phân công của Ban chỉ đạo tỉnh; Đề nghị UBMTTQ tỉnh chỉ đạo hệ thống MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Methadone.

    Giao UBND huyện, thành, thị chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; Chỉ đạo các ban, ngành liên quan thuộc địa phương phối hợp triển khai hoạt động điều trị trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến sự tham gia phối hợp của công an huyện, xã trong việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn đặt CSĐT, điểm cấp phát thuốc, chú ý bảo vệ kho thuốc Methadone.

    Tính đến tháng 5/2014, toàn tỉnh đã triển khai 03 CSĐT, trong đó CSĐT tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đi vào hoạt động từ tháng 9/2012; CSĐT tại huyện Quế Phong và Quỳ Châu bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân điều trị từ tháng 6/2014. Tính đến ngày 30/06/2014, tại CSĐT Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có 11/21 huyện, thành, thị với 437 hồ sơ đăng ký, 393 bệnh nhân được xét duyệt đưa vào điều trị và 271 bệnh nhân đang điều trị. 100% bệnh nhân điều trị bằng Methadone ổn định sức khỏe, tâm lý, có thể làm việc, sinh hoạt bình thường; 100% bệnh nhân điều trị ổn định ở liều duy trì đã khống chế được tình trạng tiêm chích; Đặc biệt chương trình đã giúp giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân, giảm chi phí của Nhà nước để khắc phục các hậu quả khác của ma túy.

    Kim Oanh (tổng hợp)


  3. #103
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thái Bình thêm cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone

    Thứ sáu 08/08/2014 15:00
    Ngày 7/8, tỉnh Thái Bình đã khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đây là cơ sở đầu tiên khai trương trong số 8 cơ sở thành lập mới theo Đề án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Thái Bình”.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Trong năm 2014, cơ sở điều trị tiến hành điều trị cho 100 bệnh nhân, dự kiến sẽ tăng lên 300 bệnh nhân sau năm 2015. Bệnh nhân tham gia điều trị được miễn tiền thuốc Methadone, phí điều trị thu theo Quyết định số 1668/QĐ-UBND của UBND tỉnh là 10.000 đồng/ngày đối với đối tượng bình thường; 5.000 đồng/ngày đối với đối tượng ưu tiên.Tính đến ngày 31/12/2013, tỉnh Thái Bình có trên 5.300 người nghiện chích ma túy. Trước thực trạng này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp kiểm soát tình trạng sử dụng ma túy.Biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone không chỉ được chọn để làm giảm khả năng thèm thuốc, khống chế hoàn toàn cơn nghiện trong thời gian từ 1 -3 tháng mà còn làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh liên quan từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, cải thiện sức khỏe và nâng chất lượng cuộc sống.Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho các bệnh nhân tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong tháng 8, tỉnh triển khai điều trị tại các huyện Đông Hưng, Vũ Thư và Quỳnh Phụ.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Thai-Bi...done/10985.vgp

  4. #104
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đồng Nai: Khai trương cơ sở điều trị Methadone đầu tiên

    Thứ tư 13/08/2014 13:00
    Sau hơn 6 tháng chuẩn bị, ngày 12/8, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai đã khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

    Bệnh nhân điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ được cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa
    Trong buổi sáng ngày khai trương, đã có 13 người nghiện heroin và các chất ma túy khác được uống Methadone để cai nghiện, trong đó có 11 người điều trị lần đầu tiên và 2 người được chuyển về từ các cơ sở điều trị tại TP.Hồ Chí Minh.
    Việc khai trương cơ sở điều trị Methadone là hoạt động nằm trong Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của tỉnh giai đoạn 2014 – 2015. Nguồn thuốc Methadone hiện do Quỹ Toàn cầu tài trợ.
    Cai nghiện heroin và các chất ma túy tổng hợp thay thế bằng Methadone giúp người nghiện giảm dần cảm giác thèm ma túy, dần dần sẽ không còn nhu cầu sử dụng ma túy. Việc điều trị thay thế Methadone bằng hình thức uống giúp giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do tiêm chích ma túy.
    Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 4.000 đối tượng nghiện, đứng thứ 15/63 tỉnh thành cả nước. Riêng thành phố Biên Hòa có hơn 620 đối tượng nghiện. Theo kế hoạch Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trong năm 2014, tỉnh Đồng Nai tiến hành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 150 đối tượng. Từ nay đến cuối năm, tỉnh sẽ triển khai cơ sở điều trị thứ hai tại Bệnh viện đa khoa Biên Hòa.
    Năm 2015, tỉnh phấn đấu sẽ điều trị cho hơn 1.400 đối tượng, mở thêm 3 cơ sở điều trị Methadone khác tại huyện Trung tâm y tế các huyện Long Thành, Trảng Bom và TX.Long Khánh.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...tien/11011.vgp

  5. #105
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Gian nan công tác cai nghiện

    Thứ bảy 16/08/2014 10:00
    Theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, 6 tháng đầu năm 2014 đã có khoảng 10.000 người sau cai từ các trường, trại trở về cộng đồng nhưng đến nay các tỉnh, thành đều chưa có người nghiện mới được đưa vào cai nghiện bắt buộc.

    Cai nghiện thay thế bằng methadone có mục tiêu rất lớn với 80.000 người được uống methadone vào năm 2015. Ảnh minh họa.
    Tại Hội thảo ‘Đại biểu dân cử miền Bắc với chính sách pháp luật về HIV/AISD, ma túy, mại dâm” do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây, đánh giá về công tác cai nghiện ma túy theo Luật xử lý vi phạm hành chính và đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐTBXH cho rằng hiện nay công việc này hết sức khó khăn mặc dù, Bộ LĐTBXH đã đưa được khoảng 4.000 người vào cai nghiện tại các cơ sở bắt buộc nhưng đó là theo quyết định cũ.Từ đầu năm 2014, công tác cai nghiện được thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) với nhiều quy định mới, phức tạp nhưng chưa có các văn bản, biểu mẫu triển khai, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế thiếu các văn bản hướng dẫn về xác định tình trạng nghiện, về tập huấn nghiệp vụ cho nhiều tỉnh thành phố, Bộ Tài chính chưa có Thông tư hướng dẫn các loại kinh phí thực hiện…Tuy nhiên, ông Lê Đức Hiền cũng thẳng thắn thừa nhận dù có đầy đủ văn bản hướng dẫn ban hành đi chăng nữa, thì việc thực hiện cũng đầy gian nan. Bởi lẽ, Nghị định 111 về giáo dục người nghiện tại xã, phường, thị trấn và Nghị định 221 về việc đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc thông qua quyết định của tòa án theo Luật xử lý vi phạm hành chính có nhiều quy định phức tạp.Ví dụ như, từ 1/1/2014, những đối tượng được miễn giảm phải qua Tòa án nơi trung tâm cai nghiện trú đóng quyết định. Thực tế nảy sinh trường hợp như nhiều đối tượng mắc một số bệnh, ốm nặng muốn ra khỏi trung tâm nhưng vẫn phải chờ quyết định của Tòa Án. Bên cạnh đó, quá trình thủ tục lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc hết sức phức tạp qua nhiều cơ quan từ Công An, sang Tư pháp, sang LĐTBXH, rồi đến Toà Án; tình trạng người nghiện bỏ trốn vì quy định trước khi giao cho cơ quan thẩm quyền xem xét, đưa hồ sơ cho người nghiện đọc trước 5 ngày…Cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính hết sức khó khăn, trong khi đó cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cũng không đẩy lên được. Cai nghiện thay thế bằng methadone có mục tiêu rất lớn với 80.000 người được uống methadone vào năm 2015, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 17.000 người được tham gia chương trình. Hơn nữa, nguồn thuốc vẫn chưa thể chủ động nên việc mở rộng lượng người sử dụng còn chưa khả thi…Góp ý về công tác cai nghiện ma túy, Đại tá Phạm Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma túy, Bộ Công An, cho biết, từ cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch rà soát, thống kê người nghiện ma túy trên toàn quốc. Qua báo cáo cho thấy, số người nghiện ở hầu hết các địa phương đều tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ người nghiện ma túy tổng hợp đang có chiều hướng gia tăng (chiếm khoảng 10% số người nghiện) gây ra nhiều diễn biến phức tạp. Bởi ma túy tổng hợp không những làm ức chế, phá hủy hệ thần kinh gây ảo giác khiến người sử dụng không làm chủ hành vi, làm thay đổi nhân cách nhanh chóng trong thời gian ngắn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.Trong thời gian qua, đã có rất nhiều những vụ án xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc đối tượng phạm tội bị “ngáo đá” gây ra ảo giác, hoang tưởng làm gia tăng tội phạm liên quan đến việc sử dụng như giết người, cướp của, hiếp dâm…Hiện tại Bộ Y tế chưa có một phác đồ điều trị chính thức cho những người nghiện này.Vì thế, việc quản lý, điều trị chữa bệnh, cai nghiện cho nhóm đối tượng nghiện ma túy tổng hợp hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải.
    Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội được phê duyệt vào tháng 12/2013. Đề án đặt mục tiêu nâng tỉ lệ người nghiện được điều trị lên 70% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020, trong đó giảm tỉ lệ điều trị bắt buộc tại các trung tâm xuống 20% vào năm 2015 và chỉ còn 6% vào năm 2020. Đề án đặt ra một mục tiêu quan trọng khác là nâng tỉ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm lên 20% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
    Hoàng Anh
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Gian-na...hien/11042.vgp

  6. #106
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Cơ hội cho người nghiện hòa nhập
    Cập nhật ngày: 18/08/2014 15:46


    Sau thời gian được điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên, nhiều người nghiện đã đoạn tuyệt được với ma túy, xin được việc làm ổn định, trở thành người có ích cho xã hội.

    - Phổ Yên có số người nhiễm HIV cao thứ 5 trong toàn tỉnh. Tính đến ngày 31-5-2014, toàn huyện có 1.008 người nhiễm HIV, trong đó, 829 người chuyển sang AIDS, 393 người đã tử vong. Hiện nay, 390 người đang được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) và 215 người được điều trị nhiễm trùng cơ hội.

    - Tính đến ngày 28-6-2014, tổng số bệnh nhân được điều trị khởi liều Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên là 425 bệnh nhân. Trong đó có 414 bệnh nhân giới tính nam (chiếm 97,4%), 11 giới tính nữ (chiếm 2,6%). Hiện 92 bệnh nhân đã dừng điều trị (chiếm 21,6%), số bệnh nhân đang tham gia điều trị tại Cơ sở là 333 bệnh nhân.
    Chúng tôi đến Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên vào một ngày trung tuần tháng 8. Từ đầu giờ sáng đã có khá đông người nghiện ma túy đến điều trị. Họ ngồi ngay ngắn trên những hàng ghế dành cho bệnh nhân và nói chuyện với nhau rất tự nhiên.

    Trong số những người nghiện ma túy đến điều trị, chúng tôi có dịp trao đổi với anh L.V.M, 49 tuổi, ở xã Thuận Thành (Phổ Yên), anh kể: Bạn bè rủ rê, tôi đã sa vào con đường nghiện ngập cách đây hơn 10 năm. Khi đó, trung bình mỗi ngày tôi phải bỏ ra 1,8 triệu đồng mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Vì vậy kinh tế gia đình sa sút, vợ con buồn phiền, người thân và bạn bè ngày càng xa lánh. Tôi đã cai nghiện nhiều lần, tốn kém không ít tiền của, nhưng đều thất bại. Sau hơn 2 năm điều trị Methadone, tôi đã từ bỏ được ma túy, tăng 7kg, da dẻ hồng hào hơn, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, có thể làm được việc nặng giúp đỡ gia đình. Gần 2 năm qua, tôi vượt qua tất cả các đợt kiểm tra ma túy và mới đây, tôi đã xin được việc làm tại một công ty nước ngoài với mức lương khá.

    Trao đổi với nhiều bệnh nhân khác, chúng tôi đều nhận được ý kiến đánh giá phương pháp cai nghiện bằng Methadone hiệu quả, không chỉ giúp bệnh nhân dứt hẳn cơn nghiện mà còn tạo cơ hội để họ thay đổi lối sống, làm lại cuộc đời. Anh Đ.V.C ở xã Trung Thành (Phổ Yên) cho biết: Đến Trung tâm, tôi được các y bác sĩ ân cần hỏi thăm, tư vấn không chỉ phương pháp chữa bệnh mà cả những ứng xử trong cuộc sống. Bây giờ, tôi đã được người thân, vợ con tin yêu và bạn bè, hàng xóm tôn trọng.

    Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên đi vào hoạt động từ tháng 8- 2011, là một trong 6 cơ sở của tỉnh thực hiện theo Đề án của UBND tỉnh. điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone Hiện nay, cơ sở đang điều trị thường xuyên cho 333 người trong tổng số 907 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý trên địa bàn huyện. Trong số các bệnh nhân đang duy trì điều trị ở đây không ít bệnh nhân trước khi vào điều trị đã suy sụp cả thể chất, tinh thần, kinh tế gia đình khánh kiệt vì ma tuý. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, những y bác sĩ của Trung tâm thường xuyên động viên tư vấn, giúp người nghiện ổn định tâm lý, sống lương thiện, có ích hơn.

    Y sĩ Nguyễn Thị Du, Trưởng nhóm tư vấn điều trị Methadone cho biết: Chúng tôi coi các đối tượng nghiện tới điều trị như những người bị mắc bệnh mãn tính. Khi tư vấn, chúng tôi phải đặt mình vào vị trí của những người nghiện để hiểu họ, nói chuyện với họ như những người bạn. Bác sĩ trực tiếp điều trị Nguyễn Văn Công cho biết thêm: Cũng vì hiểu mình là người bệnh, được tôn trọng, phần lớn người nghiện đã quyết tâm sống lương thiện, có ích, khi chữa bệnh tại Trung tâm, họ thành lập câu lạc bộ, tự bảo nhau giữ trật tự, vệ sinh nơi chữa bệnh, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, thăm hỏi nhau mỗi khi ốm đau, bệnh tật...


    Bên cạnh liệu pháp tâm lý, Trung tâm cũng khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các phòng chức năng cho cơ sở điều trị Methadone như: Phòng đón tiếp, phòng tư vấn, phòng cấp phát thuốc Methadone, kho bảo quản thuốc, phòng xét nghiệm, phòng khám bệnh. Các phòng được bố trí một cách khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi, quan sát bệnh nhân và hỗ trợkhi cần thiết. Các cán bộ tham gia vào công tác điều trị được cơ sở và chương trình chú trọng đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cả về chuyên môn và y đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế...


    Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình vẫn còn một số khó khăn. Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên cho biết: Do người bệnh ngày nào cũng phải uống Methadone nên cán bộ của cơ sở điều trị phải làm việc tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết; môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao (qua khám đánh giá ban đầu đã phát hiện 90 bệnh nhân có HIV, 38 bệnh nhân viêm gan B, 292 viêm gan C và nhiều bệnh nhân có biểu hiện tâm thần). Trong khi đó, phụ cấp cho cán bộ thấp, chưa có cán bộ biên chế chuyên trách, nguồn vốn dự án liên tục bị cắt giảm... Để cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả, thời gian tới, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả cộng đồng.


    Quốc Tuân
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 19-08-2014 lúc 22:57.

  7. #107
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phê duyệt Đề án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
    Ngày đăng: 19/08/2014
    UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 6/8/2014 phê duyệt Đề án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Thái Bình, thay thế Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện đề án.

    Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra cơ sở vật chất tại sơ sở điều trị Methadone Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
    Theo Đề án, trong năm 2014 thành lập thêm 8 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, nâng tổng số lên 9 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, điều trị ít nhất cho 820 bệnh nhân. Phấn đấu năm 2015 có khoảng 3.000 người và năm 2016 có trên 70% số người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn tỉnh được điều trị bằng thuốc Methadone; giảm tỷ lệ và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện; cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống; hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; cải thiện tích cực tình hình an ninh, trật tự xã hội địa phương.
    Điều kiện đối với người đăng ký tham gia điều trị là người nghiện các chất dạng thuốc phiện; có nơi cư trú rõ ràng; tự nguyện tham gia và cam kết tuân thủ các quy định trong điều trị; không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đối với người nghiện chưa đủ 16 tuổi chỉ được điều trị khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó. Kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, huy động đóng góp từ các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước và thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị, mức thu 10.000 đồng/người/ngày đối với người không thuộc đối tượng ưu tiên, 5.000 đồng/người/ngày đối với đối tượng ưu tiên.

    Nguôn: baothaibinh.com.vn

  8. #108
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS bằng thuốc Methadone: Hướng đi mới tại tỉnh ta

    Cập nhật lúc 08:58, Thứ Tư, 20/08/2014 (GMT+7)
    (QBĐT) - Những năm gần đây, tình hình sử dụng ma túy và tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh ta có nhiều diễn biến phức tạp. Không chỉ tập trung ở các địa bàn trung tâm như thành phố, thị trấn, thị tứ như trước đây mà ma tuý đã lan đến các địa phương vùng sâu, vùng xa... Ma túy đã gây ra nhiều bi kịch trong các gia đình, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và làm tăng số người lây nhiễm HIV/AIDS ở các cộng đồng dân cư.
    Nhức nhối tệ nạn ma túy
    Mặc dù các thành viên trong những nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thường xuyên đến những “địa chỉ quen thuộc” là các chân cầu, công trường đang xây dựng, công viên và bãi hoang... để nhặt bơm kim tiêm mà người nghiện bỏ lại song chỉ sau một vài hôm đã xuất hiện rất nhiều cái mới.
    Tại các địa bàn trọng điểm của tệ nạn ma túy, các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã lắp đặt rất nhiều hộp để đựng bơm kim tiêm đã qua sử dụng nhưng rất ít người nghiện để ý đến vấn đề này. Những chiếc bơm kim tiêm chứa ẩn chứa hiểm họa kia vẫn được vứt ra ngoài, có khi được vứt ngay bên cạnh hộp chứa bơm kim tiêm bẩn.
    Vòng quanh một số công viên ngay giữa lòng thành phố như công viên Nhật Lệ, công viên Bờ Hồ... chúng tôi rùng mình khi nhìn thấy những chiếc bơm kim tiêm nằm ngổn ngang, bừa bãi trong các bãi cỏ, dưới gầm ghế đá hay các gốc cây. Không chỉ ở các công viên mà ngay trên các trục đường ít người qua lại hay tại một số công trình đang xây dựng dở dang cũng là địa điểm “lý tưởng” mà các đối tượng tiêm chích ma tuý “tận dụng”.
    Từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp dạng đá, dạng viên đang có chiều hướng lan nhanh. Đa số đối tượng liên quan ma túy trong độ tuổi thanh niên... Tệ nạn ma túy đã làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tạo ra nhiều rào cản thách thức trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
    Cứu cánh cho người nghiện ma túy
    Trên thực tế, nhiều đối tượng nghiện ma túy đã tham gia cai nghiện theo các hình thức như cai nghiện tập trung tại các trung tâm hoặc thông qua các mô hình cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Song không ít trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau thực hiện cai nghiện lại tái nghiện. Thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch về công tác phòng chống và cai nghiện ma túy.
    Tuy nhiên công tác cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục xã hội và cai nghiện tại cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ tái nghiện sau cai nghiện khá cao, chiếm khoảng 70-80% và không ít người đã chết vì ma túy và bệnh AIDS.
    Để góp phần hạn chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chương trình điều trị các chất dạng nghiện thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Quảng Bình giai đoạn 2013-2018 và xây dựng kế hoạch thí điểm mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2013-2014”.
    Bác sĩ Trần Xuân Phú, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Chương trình Methadone được triển khai sẽ làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Cụ thể: Trước khi tham gia điều trị 100% bệnh nhân sử dụng heroin, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14%, sau 12 tháng còn 9% và sau 24 tháng chỉ còn 8% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy.
    Bên cạnh đó, trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng ma túy thì đã có sự giảm về tần suất sử dụng. Trước điều trị hầu hết bệnh nhân có tần suất sử dụng rất cao với 48,5% bệnh nhân sử dụng trên 5 lần/ngày, 45% bệnh nhân sử dụng từ 3-4 lần/ngày và chỉ có 6,3% bệnh nhân sử dụng với tần suất 1-2 lần/ngày.
    Tuy nhiên sau 12 tháng điều trị, không có bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần/ngày trở lên và tần suất sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng chỉ còn từ 2-3 lần/tháng. Ngoài ra, bệnh nhân tham gia chương trình Methadone đã có sự cải thiện về mặt sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống).
    Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng có những chuyển biến tích cực.
    Chương trình còn giúp giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Nếu trước điều trị có tới trên 86,9% số bệnh nhân có hành vi tiêm chích ma túy, thì sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm xuống còn 42,4% trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng. Phân tích tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm cho thấy tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm giảm rõ rệt chỉ còn 2% trong nhóm bệnh nhân còn tiêm chích ma túy đang tham gia điều trị trên 24 tháng so với 21% trước điều trị.
    Những thay đổi tích cực về giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm tiêm chích ma túy và tăng tỷ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su trong nhóm bệnh nhân tham gia chương trình sẽ góp phần dự phòng lây nhiễm HIV từ nhóm những người tiêm chích ma túy sang bạn tình của họ và cộng đồng.
    Chương trình cũng đem lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia vào chương trình điều trị... Theo bác sĩ Phú thì ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, Methadone còn được xem là một chương trình có ý nghĩa nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập và làm việc, hạn chế và đẩy lùi tệ nạn trộm cắp, cướp giật.
    Hiện tại, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đang triển khai chương trình này. Các đối tượng nghiện ma túy đủ điều kiện đều có thể đến cơ sở điều trị Methadone của đơn vị để được cán bộ y tế tư vấn, hỗ trợ điều trị. Trong giai đoạn đầu, tỉnh ta sẽ triển khai chương trình thí điểm tại thành phố Đồng Hới với khoảng 500 người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia.
    Cùng với những kết quả khả quan từ nhiều địa phương trong cả nước, hy vọng rằng, tỉnh ta sẽ triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình Methadone nhằm giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

  9. #109
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bình Thuận: Nhân rộng mô hình điều trị Methadone

    Thứ sáu 22/08/2014 14:00
    Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ mở thêm 03 cơ sở điều trị nghiện các dạng chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và 07 cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng
    Cụ thể, trong 03 cơ sở điều trị Methadone có 02 cơ sở sẽ đi vào hoạt động từ tháng 01/2015 tại Thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong và tại thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình; 01 cơ sở sẽ đi vào hoạt động từ tháng 01/2016 tại thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh. Mỗi cơ sở điều trị sẽ quản lý và điều trị khoảng từ 150 đến 250 người bệnh.07 cơ sở cấp, phát thuốc Methadone sẽ được mở tại các xã, phường, thị trấn. Trong đó có 05 cơ sở bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2015, gồm: tại Mũi Né (Phan Thiết), Tân Nghĩa (Hàm Tân), Thuận Nam (Hàm Thuận Nam), Tân Hải (La Gi), Chí Công (Tuy Phong); có 02 cơ sở bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2016, gồm: tại Gia Huynh (Tánh Linh), Tân Thuận (Hàm Thuận Nam). Dự kiến mỗi cơ sở cấp phát thuốc sẽ cung cấp thuốc khoảng từ 20 đến 40 người bệnh.Đối tượng được tham gia điều trị tại các cơ sở trên từ 16 tuổi trở lên nghiện các chất chất dạng thuốc phiện trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện khác nhưng không thành công.Đối với người nghiện dưới 16 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của bố mẹ, hoặc người giám hộ; có hộ khẩu thường trú tại địa phương hoặc có người cam kết hỗ trợ về chỗ ở và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị.Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là phương pháp điều trị lâu dài, suốt đời đối với người bệnh nên việc lưa chọn địa điểm của cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc gần nơi có nhiều người nghiện ma túy sinh sống tạo điều kiện thuận lợi đi lại để bệnh nhân không bỏ thuốc.Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 6/2014, tại Bình Thuận phát hiện hơn 1.600 đối tượng nghiện ma túy, tình hình tội phạm về tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng phức tạp, đáng chú ý là hơn 90% số người nghiện còn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.Theo đại diện UBND tỉnh, việc triển khai, nhân rộng mô hình điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện và giảm thiểu việc lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồn. Đồng thời, giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị để cải thiện sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện và hỗ trợ người nghiện các chất dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Cac-chuong-tri...done/11088.vgp

  10. #110
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đánh giá kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone


    27/8/2014 08:54
    Chiều qua (26/8), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.


    Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
    Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
    Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố Lào Cai. Với sự cam kết hỗ trợ thuốc Methadone từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, hỗ trợ kỹ thuật điều trị và đào tạo nhân viên từ Tổ chức Sức khỏe Gia đình Thế giới (FHI), Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
    Theo báo cáo tại hội nghị, từ tháng 10/2013, Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa ở Lào Cai đi vào hoạt động đã tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân thuộc các xã, phường của thành phố Lào Cai và các xã lân cận thuộc huyện Bát Xát. Trong số 310 bệnh nhân hiện có mặt đang điều trị có 221 bệnh nhân đã được chuyển vào giai đoạn duy trì ổn định liều (đạt 71,29%), số người còn lại đang trong giai đoạn điều chỉnh liều.
    Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Xuân Cường khẳng định: Trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng các cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực cho công tác cai nghiện phục hồi và phòng chống lây truyền HIV/AIDS. Cùng với đó, tỉnh đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn buôn bán ma tuý, góp phần đảm bảo sự ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, nghiện ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ mở thêm điểm điều trị Methadone ở phía Nam thành phố Lào Cai và tổ chức điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone lồng ghép tại các cơ sở bệnh viện đa khoa tuyến huyện cùng với việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và điều trị thuốc kháng HIV.
    Để quản lý hoạt động của các cơ sở một cách hiệu quả, tỉnh sẽ có chế tài quản lý bệnh nhân đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng lợi dụng là bệnh nhân đang điều trị Methadone để vi phạm pháp luật, buôn bán chất ma túy.



    Theo baolaocai.vn

  11. #111
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lào Cai triển khai tốt điều trị thí điểm Methadone

    Thứ tư 27/08/2014 17:00
    Ngày 26/8, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng
    Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố Lào Cai từ tháng 10/2013.Dự án được sự cam kết hỗ trợ thuốc Methadone từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và hỗ trợ kỹ thuật điều trị, đào tạo nhân lực từ Tổ chức Sức khỏe Gia đình Thế giới (FHI 360) và Trường Đại học Y khoa Hà Nội.Sau gần 1 năm triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone xã hội hóa, tỉnh đã có 500 hồ sơ đăng kí tự nguyện, cơ sở tiếp nhận và điều trị cho 340 bệnh nhân, biến động giảm 30 và hiện đang điều trị 310 người bệnh. Trong đó, 221/310 bệnh nhân đã được chuyển vào giai đoạn duy trì ổn định đạt 71,29%, còn 99 người tiếp tục trong giai đoạn điều chỉnh liều, tỉ lệ bỏ điều trị là 3,5%.Theo đại diện UBND tỉnh Lào Cai, việc thực hiện mô hình xã hội hóa điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, giảm chi phí cho gia đình người nghiện và tiết kiệm chi phí ngân sách cho Nhà nước hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả về kinh tế xã hội của mô hình góp phần tích cực trong việc phát triển bền vững của thành phố nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung.Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn buôn bán ma tuý, góp phần đảm bảo sự ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, nghiện ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh còn nhiều diễn biến phức tạp.Để đẩy lùi tệ nạn ma túy và giảm thiểu số người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong thời gian tới, dự kiến tỉnh sẽ mở thêm điểm điều trị Methadone ở phía Nam thành phố Lào Cai và tổ chức điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone lồng ghép tại các cơ sở bệnh viện đa khoa tuyến huyện cùng với việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và điều trị thuốc kháng HIV.Để quản lý hoạt động của các cơ sở một cách hiệu quả, tỉnh sẽ có chế tài quản lý bệnh nhân đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng lợi dụng là bệnh nhân đang điều trị Methadone để vi phạm pháp luật, buôn bán chất ma túy.
    Tính đến hết ngày 30/5/2014, toàn tỉnh Lào Cai phát hiện 128/164 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma tuý, với tổng số người nghiện là 4.206 người (4.133 nam và 93 nữ); phân theo nghiện các loại ma tuý (Thuốc phiện 350, Cần Sa 07, Cocain 01, Heroin 3.492, Ma tuý tổng hợp 266, ma tuý khác 41, sử dụng nhiều loại ma tuý 41). Số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hiện vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; đặc biệt là nhóm thanh niên ở trung tâm thành phố, thị trấn. Đối tượng tập trung chủ yếu ở nhóm người không có việc làm và có việc làm không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

    Tuấn Dũng
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Lao-Cai-trien-khai-tot-dieu-tri-thi-diem-Methadone/11124.vgp

  12. #112
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP.HCM chi thêm 7 tỉ đồng mua methadone mỗi năm

    27/08/2014 14:22 (GMT + 7)
    TTO - “TP.HCM đã đầu tư thêm 7 tỉ đồng để mua methadone bên cạnh nguồn kinh phí 15 tỉ đồng dành cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS hằng năm".

    Bệnh nhân nghiện ma túy uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM - Ảnh: Tiến Long
    Bà Tiêu Thị Thu Vân - chánh văn phòng Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, cho biết như trên tại buổi giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng 27-8. Việc này nhằm mở rộng việc điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone,
    Theo thông tin từ Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, hiện thành phố có tám điểm điều trị và phát thuốc methadone tại tám quận, huyện.
    Dự kiến cuối năm nay toàn TP sẽ xây dựng xong khoảng 13 điểm phục vụ cai nghiện methadone, nâng tổng số người nghiện được điều trị methadone từ 1.600 người mỗi thời điểm hiện nay lên khoảng 4.000 người. Tuy nhiên hiện nay TP vẫn chưa tăng thêm được số người uống methadone.
    Trả lời câu hỏi của ông Đặng Thuần Phong – phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - về công tác xã hội hóa, mở rộng điều trị methadone ở TP.HCM đến nay vẫn chưa thực hiện dù đã có đề án từ 2012, bà Vân cho biết còn tồn tại rất nhiều khó khăn về nguồn thuốc và cơ sở vật chất.
    Từ trước đến nay, kinh phí cho methadone hoàn toàn dựa vào nguồn viện trợ quốc tế nên để mở rộng cần phải chuẩn bị thêm cơ sở vật chất, nhân sự. Trong khi đó việc đầu tư mỗi điểm phục vụ điều trị methadone cũng tốn khoảng 200 triệu đồng. Nguồn thuốc methadone đang được thành phố đấu thầu để mua nhưng đây là một loại thuốc đặc biệt, một chất gây nghiện thay thế nên cơ chế, thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài.
    Tiến sĩ Lê Trường Giang – nguyên phó giám đốc Sở Y tế, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM - cho biết việc mở các cơ sở điều trị methadone cũng cần tính toán xây dựng một mạng lưới gồm các điểm trung tâm vừa khám, điều trị, dò liều vừa phát thuốc và các điểm phát thuốc vệ tinh.
    Việc tập trung điều trị quá đông người nghiện tại một điểm sẽ gây ra các vấn đề về tâm lý, an ninh trật tự cho cộng đồng dân cư chung quanh.
    Đồng thời tiến sĩ Giang đề xuất hiện nay cai nghiện ma túy tại cộng đồng đang bế tắc vì các trạm y tế phường, xã không thể thực hiện cắt cơn, điều trị nghiện thì có thể xem methadone như là một trong những biện pháp cai nghiện tại cộng đồng.
    Tuy nhiên có một vướng mắc cần tháo gỡ là luật hiện nay quy định cai nghiện tại cộng đồng chỉ tối đa hai năm là kết thúc mà điều trị cai nghiện bằng methadone thì kéo dài lâu hơn.
    VŨ THỦY
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/6...nam%C2%A0.html

  13. #113
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhân rộng mô hình cai nghiện ma túy bằng châm cứu

    11:08, 25/08/2014
    (Chinhphu.vn) - Đây là phương pháp được GS Nguyễn Tài Thu nghiên cứu và thực hiện hơn 10 năm qua tại Việt Nam.



    Một bệnh nhân nghiện ma túy được tư vấn tại Cơ sở điều trị
    methadone số 2 Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Mai Vy

    Phương pháp này sử dụng kích thích của kim lên vỏ não, khiến não sản xuất ra morphin nội sinh, làm người nghiện quên đi cơn nghiền. Phương pháp này có thể giúp cai nghiện trong thời gian ngắn mà không sợ bị tái nghiện. Tỉ lệ dứt nghiện hẳn trong vòng 1-2 tuần lên đến hơn 80%.Theo đó, người bệnh sẽ được trị liệu với liệu trình 7 ngày thông qua 3 hình thức: Điện châm, thủy châm và xoa bóp bấm huyệt. Giai đoạn đầu, người bệnh được điện châm để giảm cơn vã. Sau đó, phương pháp thủy châm dùng các loại sinh tố như vitamin B1, B12, B6 và vitamin C để châm trực tiếp vào các huyệt đạo ứng với các hội chứng tạng phủ giúp phục hồi các chức năng của lục phủ ngũ tạng. Sau cùng, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp điều hòa khí huyết, giúp bệnh nhân thư giãn, phục hồi sức khỏe.Sau thời gian điều trị với các liệu trình cần thiết, bệnh nhân có thể duy trì hiệu quả bằng 3 lần châm cứu/tuần để ngăn ngừa triệt để khả năng tái nghiện.Để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, vào khoảng tháng 9/2014, GS. Bác sĩ Nguyễn Tài Thu - Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam sẽ giảng dạy về cắt cơn nghiện ma túy bằng châm cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng để nhân rộng phương pháp điều trị này.

    Được biết, hiện Đà Nẵng có 1.888 người nghiện ma túy, tăng 248 người so với cuối năm 2013. Trong đó số sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 65,3%; sử dụng heroin chiếm 21,8%, còn lại là sử dụng các loại ma túy khác.
    Đặc biệt, hiện nay xu hướng của các đối tượng ngày càng chuyển qua sử dụng ma túy tổng hợp bởi ảo giác mạnh và kéo dài. Nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát các đối tượng trên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.Hiện 78% người nghiện heroin trên địa bàn được thu dung điều trị bằng methadone tại các cơ sở phòng chống HIV/AIDS của thành phố; hoặc điều trị tập trung tại trung tâm 05-06. Tuy nhiên, methadone chỉ có tác dụng điều trị thay thế đối với người nghiện heroin mà không thể điều trị đối với các đối tượng nghiện ma túy tổng hợp.Sau khi được tập huấn “Điện châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy” 1 tuần, đội ngũ y bác sĩ sẽ ứng dụng phương pháp này cắt nghiện cho các đối tượng cai nghiện tại địa bàn. Hy vọng với phương pháp mới, tỉ lệ người nghiện ma túy và tình trạng tội phạm do ma túy gây ra sẽ giảm, hướng tới mục tiêu của thành phố là không có người nghiện ma túy trên địa bàn.Bệnh nhân có nhu cầu điều trị cắt cơn nghiện ma túy bằng châm cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng có thể liên hệ với bệnh viện qua số điện thoại 0988.372.227.

  14. #114
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tuyên Quang: Mở rộng mô hình điều trị Methadone

    Thứ sáu 29/08/2014 10:00
    Trong khuôn khổ dự án của Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP), ngày 28/8, HAARP đã phối hợp với Sở Y tế Tuyên Quang tổ chức khai trương cơ sở điều trị Methadone tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

    Người nghiện điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ được cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
    Tháng 12/2010, tỉnh Tuyên Quang đã được Chính phủ cho phép triển khai Dự án HAARP. Dự án do Chính phủ Australia và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan tài trợ nhằm phòng, chống và giảm thiểu lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng.Việc đưa cơ sở điều trị Methadone tại huyện Sơn Dương đi vào hoạt động cũng nằm trong kế hoạch chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2015.Cơ sở điều trị Methadone huyện Sơn Dương được khai trương là cơ sở thứ hai, sau cơ sở điều trị bằng Methadone tại thành phố Tuyên Quang (triển khai đưa vào hoạt động từ cuối năm 2013) cũng do Dự án HAARP tài trợ.Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đánh giá, việc thành lập cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, bằng thuốc Methadone tại Sơn Dương sẽ góp phần quan trọng giảm tỷ lệ người mắc nghiện ma túy và lây truyền HIV trong cộng đồng.Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phối hợp với Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á triển khai cơ sở điều trị Methadone tiếp theo tại huyện Chiêm Hóa, góp phần hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao cho tỉnh Tuyên Quang thực hiện việc điều trị bằng Methadone cho 700 đối tượng đến năm 2015. Đồng thời, góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030.Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tuyên Quang phát hiện hơn 1.310 người nghiện ma túy, vì vậy việc xây dựng các mô hình cai nghiện hiệu quả là việc làm rất cần thiết. Trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì những kết quả đã đạt được trong công tác điều trị cai nghiện bằng Methadone, để tiến tới xóa bỏ tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn, giảm thiểu số người nhiễm HIV/AIDS và đạt được chỉ tiêu về điều trị Methadone do chính phủ giao, tỉnh sẽ phấn đấu để mở rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh.Trà My
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Tuyen-Q...done/11140.vgp

  15. #115
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Cảnh báo bệnh nhân điều trị bằng Methadone buôn bán ma túy

    (Cadn.com.vn) - Cho người nghiện ma túy điều trị bằng thuốc Methadone là một trong những chính sách giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng, dần từ bỏ ma túy. Tại TP Đà Nẵng chính sách này đang được thực hiện rất tốt, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, qua công tác đấu tranh với tội phạm buôn bán trái phép chất ma túy, CAQ Hải Châu đã phát hiện nhiều bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone lại tiếp tục buôn bán trái phép chất ma túy. Đây là điều đáng báo động, bởi chính họ đang được TP tạo điều kiện để tránh xa ma túy nhưng lại đi gieo rắc cái chết trắng cho những người khác.
    Hiện ở Đà Nẵng có hai cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone gồm: Cơ sở số 1 tại 91 - Nguyễn Đức Trung (Q. Thanh Khê) và Cơ sở số 2 tại 163 - Hải Phòng (Q. Hải Châu). Bác sĩ Nguyễn Phú Đoan Trinh-Trưởng cơ sở điều trị Methadone số 2, Đà Nẵng cho biết, hiện cơ sở có 154 bệnh nhân đang điều trị.
    Hầu hết các bệnh nhân đều chấp hành tốt việc điều trị, đến uống thuốc đúng giờ theo quy định và cơ sở cũng thực hiện nghiêm ngặt chế độ quản lý bệnh nhân. Về vấn đề các bệnh nhân điều trị bằng Methadone nhưng tham gia buôn bán ma túy trái phép và bị cơ quan CA bắt giữ là nằm ngoài khả năng của cơ sở vì không thể quản lý được bệnh nhân khi họ ra ngoài xã hội.
    Bác sĩ Trinh cũng thẳng thắn cho biết, ngoài việc buôn bán ma túy, theo thông tin nhận được tại một số cơ sở điều trị Methadone ở các tỉnh, thành khác còn có hiện tượng bệnh nhân ngậm thuốc ra ngoài bán lấy tiền. Về vấn đề này, tại các cơ sở của Đà Nẵng, sau khi được phát thuốc (dạng siro), bệnh nhân phải uống thuốc trước mặt bác sĩ rồi nói câu cám ơn hoặc phải chào bác sĩ để tránh các hiện tượng như đã nói ở trên.

    Bệnh nhân nhận thuốc Methadone tại cơ sở điều trị số 2 Đà Nẵng.
    Trong khi đó, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, tính đến giữa tháng 6-2014, toàn TP có 1.686 người có liên quan đến ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó đang cai nghiện tại Trung tâm là 107 học viên, đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú là 547 người, số đang quản lý giáo dục tại địa phương là 592 người, tự ý bỏ đi khỏi địa phương là 102 người...
    Để giúp đỡ người nghiện hòa nhập cộng đồng, các ngành, các cấp nhất là ngành LĐ-TB-XH đã có nhiều hoạt động giúp đỡ, thăm hỏi, động viên phối hợp với các ngành khác tiến hành các biện pháp quản lý, giáo dục, kiểm danh kiểm duyệt... tạo điều kiện làm ăn, tìm công việc mới.
    Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng, công tác quản lý người sau cai ở một số địa phương còn lỏng lẻo nên người sau cai tiếp tục sử dụng, buôn bán trái phép chất ma túy, gây bất an cho xã hội. Vì vậy, việc quản lý chặt và tăng cường các biện pháp giáo dục, giúp đỡ... các đối tượng ma túy, người sau cai nhất là những người đang được điều trị bằng Methadone cần phải được thực hiện đồng bộ, góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện cũng như tái buôn bán ma túy sau khi được hòa nhập cộng đồng.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 29-08-2014 lúc 12:43.

  16. #116
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội: Khẩn trương hoàn thiện giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị Methadone

    Thứ hai 01/09/2014 10:44
    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa giao sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống AISD và Phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm thành phố, UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương nghiên cứu, góp ý kiến đề nghị của Sở Y tế về giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015.

    Căn cứ vào số liệu rà soát, thống kê người nghiệp ma tuý trên địa bàn thành phố, Sở Y tế đã dự thảo giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho các quận, huyện, thị xã năm 2014 và 2015 và lấy ý kiến các sở, ngành liên quan.
    Đồng thời trình UBND thành phố ra quyết định giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các quận, huyện, thị xã để hoàn thành chỉ tiêu được giao là 2.300 bệnh nhân được điều trị Methadone vào năm 2014 và 8.500 bệnh nhân được điều trị Methadone đến hết năm 2015.
    UBND TP Hà Nội yêu cầu, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp y, hoàn thiện tờ trình, dự thảo quyết định giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2014 và 2015, báo cáo UBND thành phố duyệt.

  17. #117
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thông báo về việc Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình
    Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 10/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 06/8/2014 của UBND tỉnh, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình thông báo về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone như sau:
    1. Thời gian tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị: Tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy và Chủ nhật).


    2. Điều kiện tham gia điều trị Methadone:

    - Là người nghiện chất dạng thuốc phiện; Có nơi cư trú rõ ràng;
    - Tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về điều trị Methadone;
    - Có đơn đăng ký tham gia điều trị và xác nhận cảu UBND xã/phường/thị trấn; Bản sao chứng minh nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
    3. Kinh phí điều trị: (Theo QĐ số 1668/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình)
    * Tiền thuốc Methadone: Bệnh nhân được miễn
    * Phí điều trị Methadone:
    - Đối tượng bình thường: 10.000đ/người/ngày
    - Đối tượng ưu tiên: 5.000đ/người/ngày
    4. Chi tiết liên hệ:
    Cơ sở điều trị Methadone Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình. Địa chỉ: số 113, đường Nguyễn Tông Quai, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình. Điện thoại: 0363.846.939 (gần Bệnh viện Hoàng An).
    Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình trân trọng thông báo để địa phương, đơn vị biết, thông tin cho người dân, người nghiện ma túy về chương trình điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình.

    TTPC HIV/AIDS

  18. #118
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bến Tre triển khai điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc Methadone
    Người viết: Tuấn Kiệt
    06/09/2014
    Sau 20 năm từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Bến Tre, tính đến nay toàn tỉnh đã có gần 2.200 người nhiễm. Vào những thập niên trước, khi chưa có thuốc hạn chế mức độ phát triển của HIV tỷ lệ tử vong do nhiễm loại vi rút này có thể nói là 100%. Nhưng vào những năm gần đây, nhờ tiến bộ trong kỹ thuật điều trị và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể xuống khoảng 30% các trường hợp nhiễm.

    Những người nhiễm HIV gồm nhiều đối tượng nhưng tập trung cao ở nhóm người nghiện chích ma túy. Nhờ những nỗ lực của ngành y tế và sự chung tay góp sức của toàn xã hội đã làm cho tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm đối tượng này giảm từ 27,31% vào năm 2008 xuống còn 15,23% vào năm 2010, và năm 2013 tỷ lệ này là 15,59%, đây là tỷ lệ ở mức khá cao so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cữu Long.
    Lễ cắt băng khánh thành Khoa Điều trị Methadone. (Ảnh: Tuấn Kiệt)
    Gần đây chương trình Methadone được Bộ Y tế triển khai nhằm mục đích giảm tác hại do ma túy gây ra là một dấu ấn hứa hẹn mang lại nhiều cải thiện cho người nghiện và góp phần giảm tác hại cho xã hội trong tương lai gần nhất.

    Trên thế giới, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone không phải là một giải pháp mới trong các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, mà đã được triển khai trên 80 quốc gia, với trên 1.000.000 người được điều trị.

    Tại Việt Nam, chương trình điều trị Methadone đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt, góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm, giảm sự lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích ma túy ra cộng đồng.

    Trong những năm qua, do nguồn thuốc Methadone còn hạn chế, Bộ Y tế chỉ cho phép triển khai thí điểm ở các thành phố lớn và một số ít tỉnh thành có tình hình ma túy nghiêm trọng. Bến Tre là một trong số 32 tỉnh được phép triển khai. Từ đó kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 được ra đời trên cơ sở hướng dẫn của Cục Phòng chống HIV/AIDS và được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 01/2014.

    Ngày 26/8/2014, Khoa điều trị Methadone được khánh thành đưa vào hoạt động đúng thời gian dự kiến tại nhà số 04 – đường Nguyễn Trung Trực – Phường 1 – Thành phố Bến Tre. Năm 2014 cơ sở sẽ điều trị cho khoảng 140 bệnh nhân ở TP. Bến Tre và các huyện lân cận như Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam. Theo kế hoạch, năm 2015, Khoa sẽ điều trị ít nhất cho khoảng 300 bệnh nhân trong toàn tỉnh.

    Hiện nay, Bến Tre có gần 800 bệnh nhân nghiện ma túy, đây là số bệnh nhân nghiện cần được điều trị và có số lượng lớn, vì vậy việc vận động người nghiện đến đăng ký, quản lý với số lượng lớn trong thời gian kéo dài là điều cần phải quan tâm và cần thiết phải có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể để đảm bảo điều trị ổn định, an ninh khu vực điều trị, mang lại kết quả điều trị tốt nhất góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

    Mặc dù vào thời điểm hiện tại, đại dịch HIV/AIDS không có dấu hiệu gia tăng đột biến, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi, nhất là số bệnh nhân nghiện ma túy trong tỉnh vẫn còn nhiều, nếu không có giải pháp can thiệp hiệu quả thì dịch HIV sẽ tiếp tục lan truyền ra cộng đồng và chúng ta sẽ tiếp tục đương đầu với những thiệt hại do dịch HIV gây ra.

    Triển khai tốt việc điều trị Methadone giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, ma túy bất hợp pháp từ đó sẽ giảm các hành vi tội phạm liên quan đến ma túy, tránh được tử vong do liên quan đến ma túy quá liều, tăng hiệu quả điều trị thuốc kháng vi rút ARV; giảm đáng kể hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ lây nhiễm HIV; bệnh nhân có sự cải thiện đáng kể về mặt sức khỏe, có chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống sau một thời gian điều trị. Ngoài ra, chương trình cũng mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội.

    Mới đi vào hoạt động nhưng Khoa Điều trị Methadone được đánh giá rất cao từ thái độ phục vụ đến kết quả điều trị, phụ huynh của các em nghiện hết sức vui mừng khi con, cháu họ không còn sử dụng ma túy, từ đó họ vận động những người nghiện khác đăng ký dùng Methadone. Hy vọng đây là một tín hiệu tốt cho công tác phòng chống HIV/AIDS và là cánh tay hỗ trợ cho những người nghiện đứng lên, xa rời ma túy.
    http://www.bentre.gov.vn/content/view/19171/36/


  19. #119
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Châm cứu điều trị cắt cơn nghiện ma túy

    Thứ hai, 2014-09-08 01:26:09
    Từ ngày 5 - 11.9, hơn 50 y bác sĩ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia Chương trình tập huấn lý thuyết và thực hành lâm sàng châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy.
    Trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm điều trị là GS-TS Nguyễn Tài Thu, Phó chủ tịch Hội Châm cứu thế giới - Chủ tịch Hội Châm cứu VN. GS-TS Nguyễn Tài Thu cho biết liệu trình trị liệu 7 ngày thông qua 3 hình thức: điện châm, thủy châm và xoa bóp bấm huyệt có thể giúp cai nghiện mà không sợ bị tái nghiện. Tỷ lệ dứt nghiện hẳn trong vòng 1 - 2 tuần lên đến hơn 80%. Điều kiện để phương pháp châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện phát huy hiệu quả là bệnh nhân được phát hiện sử dụng ma túy ở giai đoạn đầu (dưới 1 năm), phải tự nguyện hợp tác điều trị cai nghiện.Trả lời Thanh Niên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết châm cứu điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện là biện pháp đã được Bộ Y tế cho phép, có hiệu quả để giúp vượt qua cơn “đói” ma túy tại thời điểm điều trị.
    An Dy - Liên Châu
    Nguồn: ThanhNien.com.vn

  20. #120
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bộ Y tế đủ thuốc cai cho 8 vạn người nghiện

    Thứ Tư, 10/09/2014 16:25 (GMT+7)
    GiadinhNet - Con số này được đại diện Bộ Y tế đưa ra trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

    Theo thông cáo vừa gửi, Văn phòng Chính phủ cho biết, hôm nay (10/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm đã họp với các bộ, ngành về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện và một số vấn đề về chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS.


    Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình; xử lý hành chính tại xã, phường, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc...


    Bộ Y tế, Tài chính, LĐ-TB&XH được chỉ đạo phải ban hành ngay thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan đến quy định khung giá dịch vụ điều trị Methadone; đẩy mạnh chương trình điều trị bằng Methadone.


    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm từ tháng 4/2008 tại Hải Phòng và TP.HCM và đến nay đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với 92 cơ sở.


    Tuy nhiên, theo báo cáo, số người nghiện được điều trị bằng Methadone hiện tại mới đạt gần 20.000 người trong khi mục tiêu đến cuối năm 2015 con số này phải là 80.000 trường hợp. Các địa phương phản ánh đang gặp khó khăn do thiếu nguồn thuốc, thiếu nhân lực vận hành.


    Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, hiện nay nguồn thuốc Methadone đáp ứng được nhu cầu điều trị cho 34.000 người và khẳng định, ngành Y tế có thể đảm bảo được nguồn cung ứng thuốc phục vụ mục tiêu điều trị 80.000 người nghiện bằng Methadone.


    Báo cáo của Thường trực Ủy ban quốc gia cho thấy nhiều địa phương gặp khó khăn khi thực hiện quy trình xác định, đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc, tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, quản lý sau cai. Những vướng mắc này là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình nghiện ma túy diễn biến phức tạp.


    Đáng lưu ý, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng, trong khi các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định người nghiện ma túy tổng hợp và phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp.



Trang 6 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567816 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •