Trang 2 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 40 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #21
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ Ba, 17/12/2013 - 07:31
    Hơn 60.000 người nghiện ma túy chờ đợi
    được điều trị bằng Methadone


    Việt Nam đặt ra mục tiêu 80.000 người sẽ được điều trị nghiện heroin bằng Methadone vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 15.000 bệnh nhân được điều trị với 100% kinh phí được huy động từ tài trợ nước ngoài.

    Tương lai của hơn 60.000 người nghiện heroin còn không rõ ràng khi Việt Nam chưa có nguồn tài chính để duy trì và phát triển các cơ sở Methadone khi tài trợ kết thúc vào năm 2015.

    Chi thêm tiền để được điều trị bằng Methadone

    Anh Nguyễn Văn Tr. (phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) nghiện ma túy gần 20 năm nay và đã từng đến trung tâm cai nghiện 6 lần nhưng đều tái nghiện. Qua phương tiện thông tin đại chúng, anh Tr. được biết đến phương pháp điều trị nghiện bằng Methadone. Ban đầu điều trị anh vẫn dùng heroin 1-2lần/ngày rồi 1-2lần/tuần và 3-4 lần/tháng và bây giờ, khi liều Methadone đã ổn định, anh Hiếu dừng hẳn việc sử dụng heroin. “Gia đình tôi đã rất vui khi thấy tôi đã cải thiện nhiều về sức khỏe sau khi điều trị bằng Methadone. Tuy nhiên, tôi vừa được cán bộ trung tâm thông báo tài trợ quốc tế cho chương trình Methadone đang sắp kết thúc.Tôi rất lo lắng vì có thể thời gian tới việc điều trị bằng Methadone có thể phải dừng lại”.

    Coi Methadone như là một chiếc phao cứu sinh, chị Trần Thị Thanh Tuyền, đang điều trị nghiện ma túy ở Phòng khám Methadone Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn: “ Tôi đã điều trị cai nghiện bằng Methadone được 2 năm nay. Nếu bây giờ, không còn được điều trị bằng Methadone nữa thì sức khỏe và cuộc sống của tôi sẽ quay trở lại như trước đây, ăn bám gia đình và xã hội. Chúng tôi sẵn sàng chi thêm tiền để được điều trị dứt điểm cơn nghiện bằng Methadone”

    80.000 người đi đâu về đâu

    Sau gần 5 năm triển khai tại Việt Nam, Chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, Việt Nam đang có 14.785 người được điều trị bằng Methadone. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2015, có 80.000 người nghiện sẽ được điều trị bằng Methadone. Như vậy, vẫn còn 65.000 người nghiện vẫn đang chờ đợi để được điều trị.
    Nghiện heroin là bệnh mãn tính nên điều trị nghiện Heroin bằng Methadone cần 1 quá trình lâu dài. Khi điều trị bằng Methadone, bác sỹ giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người nghiện để dò liều và tăng liều dần dần sao cho phù hợp đến khi chỉ phải uống một liều ổn định để duy trì, khoảng thời gian này thường kéo dài khoảng 2 năm.

    Hiện tại, hoạt động của các cơ sở Methadone dựa 100% vào tài trợ kinh phí và nguồn thuốc của các tổ chức nước ngoài. Như vậy nếu chương trình điều trị bằng Methadone ngừng sau 2015, không chỉ 65.000 người nghiện chưa được điều trị chưa biết “đi đâu về đâu” mà 15.000 người đang điều trị dở dang bằng Methadone cũng sẽ đứng trước nguy cơ tái nghiện.

    Trên thực tế, Việt Nam đã có một hành lang pháp lý cho việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15-11-2012) nhưng lại chưa có kế hoạch cụ thể nào để triển khai, mở rộng chương trình đáp ứng nhu cầu của 80.000 người đến năm 2015, và cho giai đoạn sau 2015, khi tài trợ quốc tế cho chương trình Methadone sẽ kết thúc.

    Sau năm 2015, để tiếp tục duy trì cho tối thiểu 80.000 bệnh nhân điều trị bằng Methadone sẽ cần huy động 220 tỉ đồng/năm để mua Methadone, chưa bằng ½ ngân sách Nhà nước chi trung bình cho điều trị cắt cơn tại các trung tâm cai nghiện tập trung theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy.

    Trước nguy cơ phải đóng cửa hàng loạt cơ sở điều trị bằng Methadone trên cả nước do thiếu thuốc sau năm 2015, bác sĩ Trần Huy Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Ðịnh) kiến nghị, hiện nay nhu cầu của địa phương đang rất lớn, số người đăng ký điều trị còn nhiều, nhưng chưa được tiếp nhận điều trị. Nếu như sau năm 2015, các điểm điều trị bằng Methadone trên cả nước sẽ không cung cấp đủ thuốc thì số lượng người tái nghiện ở địa phương sẽ gia tăng. Kèm theo đó, tình hình trật tự an ninh ở địa phương sẽ tiềm ẩn những vấn đề phức tạp. Vì vậy, tôi kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa ra một lộ trình và kế hoạch tài chính và chủ động nguồn thuốc Methadone ngay từ bây giờ để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đảm bảo đủ thuốc sau năm 2015”

    Nguồn: hon-60000-nguoi-nghien-ma-tuy-cho-doi-duoc-dieu-tri-bang-methadone
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 22-12-2013 lúc 15:32.

  2. #22
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần



    Thứ Bẩy, 14/12/2013 - 12:49
    Việt Nam kiểm soát HIV trên cả 3 phương diện


    (Dân trí) - “Tôi từng nghiện ma túy trên 20 năm, nhưng sau hơn 2 năm uống thuốc cai nghiện giờ tôi đã hết nghiện ma túy. Các con tôi đang học Đại học nó không còn mặc cảm, xấu hổ về bố nó nữa..”, anh Hiền, một người thâm niên nghiện ma túy tâm sự.

    Giảm số người nhiễm HIV trên cả 3 phương diện
    Phát biểu tại triển lãm ảnh, “con đường mới”, ông Đỗ Hữu Thủy, Trưởng phòng truyền thông, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho rằng: Việt Nam là một trong số ít các nước có môi trường pháp lý và chính sách thuận lợi để triển khai mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ này.




    Triển lãm mang tên "con đường mới"

    5 năm trở lại đây, Việt Nam đã kiểm soát được dịch HIV trong cộng đồng dân cư trên cả 3 phương diện: Giảm số ca nhiễm HIV; Giảm số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Việt Nam tiếp tục giữ được vị trí là nước có tỉ lệ nhiễm HIV thấp trong khu vực và trở thành điểm sáng trong trong khu vực về công tác phòng, chống HIV/AIDS được các tổ chức quốc tế và bạn bè ghi nhận. Một trong các biện pháp làm giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành, địa phương triển khai hiệu quả là việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
    Qua 5 năm triển khai (từ 2008- 2013), chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, đến nay trong cả nước có 75 cơ sở điều trị bằng Mathadone tại 29 tỉnh thành. Đã và đang tiến hành điều trị có 15.286 người bệnh.Qua 24 tháng điều trị, 93% người bện tuân thủ phác đồ đi ều trị. Không có trường hợp nào tử vong do dùng quá liều hay tác dụng phụ của thuốc.Tỷ lệ người bệnh tham gia điều trị sử dụng ma túy đã giảm xuống còn 14%, tỷ lệ nhiễm HIV trong người bệnh được điều trị là 0,5%. Ngoài ra việc điều trị thay thế bằng Methadone cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao so với những người nghiện sử dụng ma túy và phấn đấu đến năm 2015, sẽ có 80.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone.
    Methadone giúp người nghiện đi trên “Con đường mới”



    Dùng Methadone giúp người nghiện cai nghiện thành công.
    Trong buổi triển lãm ảnh mang tên “con đường mới”, sáng nay, 14/12, anh Nguyễn Duy Hiền, (đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tâm sự từng có “thâm niên” nghiện ma túy trên 20 năm, kinh tế gia đình ngày một sa sút, mỗi lần đi ra đường bắt gặp nhiều ánh mắt “coi khinh” của mọi người trong xã hội. Trong hơn 20 năm ấy là quãng thời gian anh bị giày vò về mặt thể xác và tinh thần. Nhiều lần anh đã đi cai nghiện bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm điều trị, dưới sự giám sát của cán bộ y tế và gia đình, hàng ngày anh từ nhà đến cơ sở y tế để uống loại thuốc Methadone để cai nghiện ma túy, hiện anh đã hết nghiện.
    Đây là phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do cơ quan phát triển kinh tế Hoa Kỳ (USAID), hỗ trợ dự án SMART TA (FHI 360), phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức từ nhiều tháng qua.
    Theo tài liệu từ Bộ công an, tính đến tháng 6/2013, cả nước có 180.783 người nghiện chích ma túy chủ yếu là heroin có hồ sơ quản lí. 18,4% trong số đó nhiễm HIV. Ngoài ra, tỉ lệ tử vong do dùng ma túy quá liều dao động từ 11%-55%.

    Trước thực trạng đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đẩy mạnh xã hội hóa cơ sở điều trị bằng Methadone.



    Hồng Ngân

    Nguồn: viet-nam-kiem-soat-hiv-tren-ca-3-phuong-dien

  3. #23
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Methadone có phải là “thuốc tiên”?


    24/12/2013 16:19 (GMT + 7)

    Tin dịch vụ - Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện/heroin bằng Methadone được triển khai tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Chương trình này đã được chứng mình có hiệu quả cao trong cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện và gia đình giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy, giảm tội phạm …, đặc biệt là giảm tỷ lệ tái sử dụng ma túy/heroin.

    Tuy nhiên, cũng vì hiệu quả như vậy, nhiều người nhầm tưởng Methadone là một thuốc đặc trị, khiến một số bệnh nhân điều trị mới được vài tháng hoặc 1 năm đã đề nghị được ra khỏi chương trình, một số khác cảm thấy nản chí khi nhận thấy cuộc sống chưa có thay đổi gì nhiều. Họ uống thuốc Methadone không đều và ngừng điều trị, một thời gian sau thì quay trở lại sử dụng ma túy/heroin như trước.

    Vậy cần hiểu về thuốc Methadone, chương trình điều trị Methadone như thế nào cho đúng, và làm như thế nào để có được một kết quả khả quan nhất?

    Các nghiên cứu khoa học đã minh chứng nghiện ma túy là bệnh lý mạn tính của não bộ được biểu hiện thông qua các vấn đề về thể chất (thực thể) và tâm lý. Chính vì thế một chương trình điều trị nghiện hiệu quả cần đáp ứng được cả hai mặt này. Trong khi đó thuốc Methadone có tác động chủ yếu về mặt thực thể giúp phục hồi những tổn thương ở não bộ do ma túy/heroin gây ra. Như vậy, bên cạnh việc uống thuốc Methadone hàng ngày bệnh nhân cần phải tham gia vào các hoạt động tư vấn nhằm phục hồi trạng thái tâm lý, hành vi. Nếu như bệnh nhân chỉ đơn thuần đến uống thuốc Methadone thì họ sẽ bị khuyết phần trị liệu về mặt tâm lý, nhận thức, hành vi.

    Một khía cạnh quan trọng khác khi xét đến tính hiệu quả của việc điều trị Methadone chính là thời gian điều trị. Như đã trình bày ở trên, nghiện là bệnh mạn tính nên cần điều trị duy trì càng lâu càng tốt. Thời gian điều trị càng lâu, não bộ càng có thể phục hồi các chức năng đã bị tổn thương do việc sử dụng ma túy/heroin gây ra tốt hơn. Đây là lí do các bác sỹ khuyến nghị bệnh nhân nên điều trị duy trì tối thiểu là 12 tháng.

    Ngoài ra,cũng như tất cả các loại thuốc khác, Methadone cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như táo bón, đổ mồ hôi, buồn ngủ…, điều quan trọng là bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc tư vấn viên để tìm giải pháp khắc phục. Trong suốt hơn 5 năm triển khai, chương trình điều trị Methadone đã mang đến rất nhiều tác động tích cực đối với bản thân bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội, nhưng không thể nói “Methadone là thuốc tiên”. Chỉ có thể nói thuốc Methadone sẽ có cơ hội phát huy tối đa tính hiệu quả khi bản thân bệnh nhân và chương trình điều trị thỏa mãn ba điều kiện sau:

    1) Uống Methadone mỗi ngày, hạn chế việc bỏ liều;

    2) Tham gia đầy đủ các buổi tư vấn, giáo dục nhóm;

    3) Đảm bảo thời gian điều trị lâu dài, tối thiểu là 1 năm.

    Bản thân người nghiện, gia đình và cả những nhân viên cung cấp dịch vụ cần phải hiểu đúng về thuốc Methadone cũng như chương trình Methadone thì mới có thể đạt kết quả cao trong điều trị.


  4. #24
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

    Thứ Năm, 26/12/2013 16:30

    Ngày 26/12, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố quản lý.



    Một bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở điều trị cai nghiện ma túy. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
    Theo chương trình, Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thành phố sẽ tiếp nhận điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân là những người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone. Đối tượng được ưu tiên tham gia chương trình là những người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng đường tiêm chích; bệnh nhân AIDS đang được chăm sóc điều trị tại mạng lưới chăm sóc điều trị ARV của thành phố; người nghiện tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; người đã cai nghiện nhiều lần bằng các phương pháp khác nhưng vẫn tái nghiện.

    Theo Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh, số người tái hòa nhập cộng đồng đang được hướng dẫn điều trị Methadone tại các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức và Gò Vấp là 1.334 người, trong đó chủ yếu là những người có hộ khẩu thành phố. Có 472 trường hợp là người của các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố đến điều trị có những chuyển biến tích cực về tâm lý và sức khỏe ổn định. Biện pháp điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã mang lại kết quả thiết thực trong công tác giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS, giảm số người bị hủy hoại nhân cách bởi ma túy.

    Tuy nhiên, với số lượng người được điều trị Methadone còn hạn chế nên phương pháp này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Vì vậy, việc áp dụng chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy là cơ hội giúp cho người nghiện có điều kiện và cơ hội tiếp cận hình thức điều trị cai nghiện phù hợp; góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức cai nghiện tập trung và quản lý sau cai cũng như giảm tải chi phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác cai nghiện tập trung, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh liên quan đến nghiện chích ma túy, thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

    Kinh phí thực hiện tại Trung tâm trong giai đoạn 2013-2015 do nguồn ngân sách Nhà nước và hỗ trợ của Dự án thành phần Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS. Trước đó, Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thành phố thực hiện Đề án “Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015” đối với những bệnh nhân tự nguyện điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

    H.Chung

    http://baotintuc.vn/xa-hoi/dieu-tri-...6162406828.htm

  5. #25
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    63.000 người đang chờ được điều trị nghiện bằng Methadone

    07:05 CH, 06/01/2014

    (Chinhphu.vn) – So với mục tiêu mà Chính phủ đề ra thì từ nay đến năm 2015, vẫn còn khoảng 63.000 người đang chờ được điều trị nghiện bằng Methadone.


    Ảnh: VGP/Thúy Hà

    Thông tin trên được ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Chuyên gia của UBQG phòng, chống AIDS và ma túy, mại dâm cho biết tại Hội thảo “Giải pháp mở rộng và duy trì bền vững chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone", tổ chức ngày 6/1 tại Hà Nội.

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), để liệu pháp điều trị nghiện bằng thuốc Methadone có thể mang lại lợi ích tối đa thì độ bao phủ của chương trình điều trị bằng Methadone cần đạt được mức tối thiểu là 20-39%. Bằng chứng từ các nước Tây Âu và Australia cho thấy khi độ bao phủ vượt mức 40% thì dịch HIV ở nhóm người nghiện chích ma túy được khống chế và giảm.

    Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam cũng mới chỉ điều trị được khoảng 17.000 người nghiện tại 29 tỉnh, thành phố trong cả nước, tương đương độ bao phủ điều trị bằng thuốc Methadone ở Việt Nam mới chỉ đạt 5-9%, ông Nguyễn Khắc Định cho biết.
    Nguyên nhân của thực trạng trên là do trong những năm qua, chi phí vận hành cho các hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS nói chung và điều trị nghiện bằng Methadone nói riêng phần lớn là dựa vào tài trợ quốc tế, với khoảng 90%.

    Trong khi đó tại Việt Nam, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được tham gia sản xuất thuốc Methadone. Hiện nguồn thuốc Methadone ở nước ta vẫn nhập khẩu chủ yếu ở nước ngoài.
    Do đó, để đạt mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy thì phải đòi hỏi các hành động thiết thực của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương.

    Cụ thể, các địa phương cần đưa việc chuyển, gửi người nghiện điều trị Methadone là một chỉ tiêu của địa phương cần phấn đấu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh mô hình xã hội hóa hoặc tư nhân hóa điều trị Methadone theo nhu cầu, ông Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

    Theo các chuyên gia y tế, phương pháp điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone hướng đến việc phục hồi sức khỏe người nghiện dần dần và lâu dài. Đặc biệt, trong thời gian điều trị, bệnh nhân đến các cơ sở điều trị uống thuốc hằng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế, được sống cùng gia đình, được quan tâm, chăm sóc nên sớm hòa nhập cộng đồng và góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

    Được biết, sau hội thảo này, lãnh đạo UBND và các sở, ngành, địa phương sẽ cam kết xây dựng kế hoạch/chương trình hành động cụ thể và gửi tới Văn phòng Chính phủ và 3 cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia (Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an) cũng như cập nhật tiến độ thực hiện kế hoạch mở rộng và duy trì các cơ sở điều trị Methadone tại các địa phương.

  6. #26
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sẽ đưa Suboxone vào thí điểm điều trị tại TP. HCM

    Thứ tư 08/01/2014 17:00
    Hiện ngành y tế đang thực hiện phương pháp điều trị nghiện bằng Methadone cho người nghiện và dự kiến sẽ đưa loại thuốc điều trị nghiện Suboxone vào nghiên cứu thí điểm trong tháng tới.

    Thuốc Suboxone điều trị nghiện.
    Trao đổi với phóng viên Trang tin điện tử Tiếng Chuông, ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởngCục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Suboxone là một dạng điều trị lâu dài, có kiểm soát, được sử dụng theo đường ngậm dưới lưỡi, giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C. Đồng thời, giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.Suboxone là hợp thuốc của buprenorphine và naloxone. Trong đó, buprenorphine là một các dạng thuốc phiện tổng hợp đồng vận bán phần, có tác dụng dược lý tương tự như các dạng thuốc phiện khác nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài.Thuốc Methadone và Suboxone có cùng điểm là giúp người nghiện ma túy thực hiện được các chức năng hoạt động bình thường, không còn cảm giác them ma túy và trở lại lối sống lành mạnh, kỷ cương, hữu ích, tăng khả năng tái hoà nhập xã hội.Một số điểm khác biệt giữa hai loại thuốc này là, thuốc Methadone bán hủy trong vòng 24 giờ nên người điều trị Methadone phải uống thuốc này hàng ngày. Đối với thuốc Suboxone, thuốc này có bán hủy dài hơn, từ 37 đến 48 giờ nên người điều trị loại thuốc Suboxone chỉ cần uống 2 hoặc 3 lần một tuần. Do vậy, việc điều trị bằng Suboxone giúp người điều trị có lợi hơn về thời gian, tạo điều kiện để người điều trị có thể làm việc nhiều hơn.Bên cạnh đó, Suboxone có ưu điểm là không tương tác với ARV, giúp giảm những tác dụng đối với người điều trị thuốc ARV và thuốc lao. Điều đáng chú ý là những người nghiện chích ma túy phần lớn là những người nhiễm HIV, đồng nhiễm lao nên việc sử dụng Suboxone sẽ hiệu quả hơn đối với những đối tượng này. Tuy nhiên, thuốc Suboxone có giá thành đắt gấp hai lần so với Methadone, nên đây chính là vấn đề mà ngành y tế đang băn khoăn.Theo ông Phạm Đức Mạnh, trong thời gian tới, Suboxone có thể được đưa vào điều trị tại Việt Nam nếu nghiên cứu thí điểm cho kết quả tốt. Giống như khi đưa thuốc Methadone vào điều trị hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có quy trình triển khai như xây dựng đề án thí điểm, phác đồ thí điểm thì mới đảm bảo cả về khoa học và thực tiễn thì chúng ta mới có thể triển khai được.Mới đây, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế đã phê duyệt đề tài nghiên cứu thí điểm Suboxone tại Gò Vấp. Hiện ngành y tế đang phối hợp với chương trình Ésther (Pháp) và Viện Dị ứng và các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIDA) để thực hiện thí điểm điều trị Suboxone tại quận Gò Vấp, TP. HCM.Ông Phạm Đức Mạnh cho biết, sau khi thí điểm điều trị khoảng 1 năm hoặc 2 năm, Hội đồng khoa học Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả, phác đồ và xem có nên đưa loại thuốc này vào sử dụng trong công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc tại Việt Nam hay không. Khi được phép đưa vào điều trị, ngành y tế sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phác đồ điều trị và nhân rộng mô hình điều trị.
    Thùy Chi

  7. #27
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    17.000 người nghiện được điều trị methadone


    Cập nhật, 09:56, Thứ Sáu, 10/01/2014 (GMT+7)


    Con số này được đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp mở rộng và duy trì bền vững chương trình điều trị nghiện bằng thuốc methadone” do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tổ chức.


    Chương trình điều trị nghiện bằng thuốc methadone được thí điểm tại Việt Nam từ năm 2008 và trong những năm qua, 90% chi phí vận hành cho các hoạt động điều trị nghiện bằng methadone dựa vào tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, các nguồn viện trợ quốc tế sẽ giảm mạnh và dừng hẳn vào năm 2015. Chính vì vậy, để đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra từ nay đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy bằng methadone, Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa tại cơ sở điều trị methadone thông qua việc người được điều trị đóng góp một số tiền nhất định.



  8. #28
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhân rộng việc cai nghiện ma túy bằng Methadone


    Tôi vừa có dịp gặp ông X (đề nghị giấu tên) bệnh nhân đang cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Trung tâm y tế TP. Vũng Tàu. Thấy sắc mặt, diện mạo của ông X tươi tắn hẳn lên, hỏi chuyện mới biết ông X đã cai nghiện ma túy từ tháng 11-2012 và hiện giờ việc cai nghiện đang có kết quả tốt nhờ dùng Methadone.

    Ông X cho biết, ông đã nghiện ma túy hơn 40 năm, nhưng từ khi được giới thiệu đến Trung tâm Y tế TP. Vũng Tàu cai nghiện bằng Methadone, ông không còn sử dụng ma túy nữa. Dùng Methadone ông thấy dễ chịu hơn, được miễn phí 100%, lại có bác sĩ tận tình hướng dẫn cách điều trị, nên ông rất yên tâm.Bác sĩ Trưởng khoa điều trị Mathadone Đỗ Thị Hoa cho biết, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone rất có hiệu quả. Bệnh nhân điều trị từ 1-4 tháng sẽ cai nghiện hoàn toàn, nhiều người lên cân, khỏe mạnh, xin được việc làm, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. Hiện nay, cơ sở đang điều trị cho 149 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân sức khỏe đều tiến triển tốt. Nếu sau khi điều trị, bệnh nhân bỏ hẳn ma túy thì càng tốt, hoặc có thể thay thế ma túy bằng Methadone sử dụng lâu dài cũng được. Hiện giá Methadone trên thị trường rất rẻ. Nếu sử dụng Methadone bệnh nhân chỉ tốn từ 15.000-20.000 đồng/ngày, trong khi dùng ma túy ít nhất phải mất 200.000 đồng/ngày, chưa kể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của bản thân người nghiện, cũng như gia đình.Qua những gì tìm hiểu và chứng kiến được, tôi nhận thấy chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng. Mong rằng, những ai đã lỡ bước chân vào con đường nghiện ngập hãy nhanh chóng tìm đến với chương trình cai nghiện ma túy bằng Methadone do Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế triển khai tại các địa phương để được điều trị sớm. Ngành y tế địa phương cũng cần nhân rộng mô hình cai nghiện ma túy bằng phương pháp này để giúp thêm nhiều người thoát khỏi con đường nghiện ngập.
    NGUYỄN CẢNH
    (103/24/2A Phạm Hồng Thái, phường 7, TP. Vũng Tàu)
    http://citinews.net/doi-song/nhan-ro...adone-B76N4TQ/

  9. #29
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Methadone, niềm hy vọng cho người nghiện ma túyThứ năm, 13/02/2014 - 02:42 AM (GMT+7)

    Sau 5 năm triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Số người tái nghiện và lây nhiễm HIV giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp tục và mở rộng chương trình sau năm 2015 đang gặp khó khăn do nguồn tài trợ nước ngoài sẽ kết thúc vào thời điểm đó

    Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện trên cả nước có 74 cơ sở điều trị Methadone cho 14.785 người. Methadone hiện đang được cấp miễn phí từ các chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, theo cam kết, nguồn tài trợ này sẽ chấm dứt sau năm 2015, điều đó đồng nghĩa với kế hoạch loại trừ tệ nạn này ra khỏi xã hội sẽ gặp khó khăn.

    Trước thực trạng nói trên, để duy trì phương pháp điều trị hiệu quả này, Chính phủ đã giao Bộ Y tế và các bộ, ngành nghiên cứu đưa ra các chính sách, giải pháp để duy trì và mở rộng chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone phục vụ mục tiêu điều trị cho 80 nghìn người nghiện các chất ma túy vào cuối năm 2015. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã cùng các bộ, ngành khác tuyển chọn năm doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất thuốc. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để chúng ta có thể bảo đảm nguồn thuốc Methadone cho người bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các cơ sở, doanh nghiệp phải có kế hoạch nhập nguyên liệu trước khi viện trợ bị cắt giảm để bảo đảm đủ nguồn thuốc cho nhu cầu trong nước. Như vậy, theo ước tính, nếu các công ty trong nước có thể tự sản xuất thuốc, giá thuốc Methadone sẽ giảm 30% so với giá nhập khẩu thuốc từ nước ngoài (ước tính giá thuốc sản xuất trong nước là khoảng 700 nghìn đồng/lít, so với giá thuốc nhập khẩu là trên dưới một triệu đồng/lít).

    Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Phạm Đức Mạnh cho biết, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone giải quyết được vấn đề kinh tế. Ước tính, thay vì tốn 300 nghìn đồng/ngày để mua hê-rô-in, người nghiện chỉ cần chi 7.500 đồng/ngày để mua thuốc Methadone. Như vậy, với mức giá này, người dùng Methadone hoàn toàn có khả năng chi trả. Cái được nhất là sẽ tạo được tiền đề cho các địa phương đẩy mạnh triển khai xã hội hóa các cơ sở điều trị Methadone (hiện mới chỉ có hai cơ sở xã hội hóa tại Hải Phòng và Lào Cai, người bệnh chi trả từ 8.000 đến mười nghìn đồng/người/ngày).

    Trao đổi vấn đề này, bác sĩ Phan Trọng Khánh, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng cho biết, hiện nay, cơ sở đang tiếp nhận điều trị cho gần 500 người bệnh. Phần lớn người bệnh là người nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện ma túy nhiều lần mà không thành công. Sau giai đoạn dò liều, bác sĩ sẽ chuyển người bệnh sang giai đoạn điều trị duy trì. Kết quả, đến nay nhiều người đã từ bỏ được ma túy. Đến tháng 10-2013, qua kiểm tra cho thấy kết quả hơn 90% số người bệnh có phản ứng âm tính với ma túy, nhất là trong số đó có đến 76% số người có việc làm (trước khi điều trị chỉ 30% số người có việc làm). Người bệnh hồi phục sức khỏe và tinh thần ngày càng thoải mái và có nhiều cải thiện trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

    Tuy nhiên, hiện các cơ sở điều trị Methadone tại Hải Phòng đều bị quá tải. Nhiều gia đình người bệnh sẵn sàng trả thêm tiền để được ưu tiên vào điều trị. Anh Nguyễn Văn Hải, một người bệnh đang điều trị ở đây chia sẻ: Từ khi dính vào ma túy, cuộc sống tôi mù mịt không tương lai, chưa khi nào tôi thấy niềm vui. Gia sản khánh kiệt bởi một ngày tôi "đốt" cả nửa triệu đồng vào ma túy. Có lúc khi cơn nghiện lên, bí bách tôi lấy từng bơ gạo của gia đình đi bán để lấy tiền mua ma túy. Nhưng bây giờ, nhờ có Methadone, tôi không còn dùng ma túy nữa, công việc đã ổn định, tôi được tuyển vào làm bảo vệ cho một công ty. Kinh tế gia đình bớt khó khăn, mua sắm được một số đồ dùng trong nhà. Tôi biết, thời gian tới, người dùng Methadone sẽ phải chi trả tiền để sử dụng Methadone, cá nhân tôi luôn ủng hộ liệu pháp này, tôi sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn để có thêm kinh phí chi trả cho việc điều trị.

    Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện chương trình điều trị Methadone đã điều trị cho 15 nghìn người nghiện ở 74 cơ sở tại 29 tỉnh, thành phố, đây là một thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn khá xa so với mục tiêu 80 nghìn người nghiện được điều trị bằng Methadone vào năm 2015 của Chính phủ. Năm 2015 cũng là thời điểm các nguồn tài trợ sẽ bị cắt, đồng nghĩa với việc chương trình có thể bị ngừng lại.

    Điều trị nghiện hê-rô-in bằng Methadone là điều trị duy trì, đòi hỏi phải được áp dụng thường xuyên và lâu dài, do đó, hàng nghìn người nghiện sẽ đứng trước nguy cơ tái nghiện khi bị dừng điều trị do thiếu kinh phí. Như vậy, để chương trình này được tiếp tục, mang đến cơ hội được cai nghiện cho hàng nghìn người nghiện, các cấp có thẩm quyền cần đưa ra một kế hoạch tài chính cụ thể để đầu tư kinh phí cho chương trình. Theo đó, trước mắt, nguyên liệu sản xuất thuốc sẽ được nhập từ nước ngoài. Thuốc không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố phụ trách và kiểm soát.

    Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam từ năm 2008. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn và khóa tác động của hê-rô-in từ từ nên được coi là giải pháp an toàn cho sức khỏe của người nghiện, giúp điều trị hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C. Hiện chương trình đã có mặt ở 29 tỉnh, thành phố với 74 cơ sở.



  10. #30
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tuồn thuốc cai nghiện ra ngoài

    17/02/2014 09:20 (GMT + 7)
    TT - Thuốc methadone được sử dụng trong các cơ sở cai nghiện ma túy, nghiêm cấm bán ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, một số người nghiện có tên trong danh sách uống thuốc tại một cơ sở điều trị ma túy bằng methadone lại tuồn thuốc ra ngoài để bán.

    Tuấn “bê” giả vờ uống methadone rồi ra ngoài nhổ vào chai nhựa để đem bán - Ảnh: H.LỘC - ĐỨC PHÚ (cắt từ clip)
    Methadone thực chất là một dạng thuốc phiện, được sử dụng trong chương trình cai nghiện ma túy. Theo đó, người nghiện muốn uống thuốc methadone phải qua đăng ký và đảm bảo các điều kiện gắt gao, đặc biệt là phải uống tại chỗ. Để đưa thuốc ra ngoài, một số người nghiện được uống thuốc methadone tại cơ sở điều trị cai nghiện Q.8 (314 Âu Dương Lân, P.3, Q.8, TP.HCM) qua mặt cán bộ cấp phát bằng cách ngậm thuốc trong miệng sau đó nhả ra.
    Điểm mặt “con buôn”
    Khoảng 8g20 ngày 14-1, ông Tuấn “bê” (nghiện ma túy, đang điều trị bằng methadone) mặc áo thun, quần đùi, đầu đội nón lưỡi trai chạy xe vào cơ sở điều trị cai nghiện ma túy Q.8 để uống methadone. Sau khi ký tên tại phòng phát thuốc, ông Tuấn “bê” được nhân viên y tế rót khoảng 10ml thuốc methadone (dạng xirô màu đỏ) đựng trong cốc nhựa để uống. Cùng vào uống thuốc với ông Tuấn có gần 10 người nghiện khác xếp hàng đợi đến lượt. Cầm cốc nhựa đựng thuốc methadone trên tay, ông Tuấn nhìn xung quanh rồi quay mặt vào tường “né” hai camera giám sát và đổ thuốc vào miệng ngậm. Để tránh bị phát hiện, đồng thời pha loãng lượng thuốc ngậm trong miệng, ông Tuấn tiếp tục rót nước lọc đổ vào miệng, nhanh chân đi ra ngoài khu vực gửi xe. Sau đó, Tuấn cùng một người nghiện khác chạy xe máy ra đậu ở lề đường Âu Dương Lân, cách cơ sở cai nghiện 200m nhả thuốc. Tại đây, ông Tuấn mở cốp xe, bên trong chuẩn bị sẵn một chiếc lọ màu trắng, cúi khom người nhả thuốc vào lọ sau đó bỏ lọ vào cốp xe phóng đi.
    Theo tìm hiểu, ông Tuấn có vợ tên Nhi và một người con hiện sinh sống tại khu vực chợ Rạch Ông (P.2, Q.8). Ông này từng có một thời gian dài đi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân (H.Hóc Môn), mới chuyển qua đăng ký điều trị cai nghiện tại cơ sở cai nghiện Q.8 gần hai năm nay. Khoảng sáu tháng trước, nắm bắt nhu cầu nhiều người nghiện muốn được uống methadone nhưng không đủ điều kiện vào cơ sở nên ông Tuấn bắt đầu chuyển qua “kinh doanh” methadone với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/10ml.
    Mạng lưới phân phối
    Ngoài ông Tuấn “bê”, hai người khác đang uống thuốc methadone tại cơ sở cai nghiện Q.8 được giới mua methadone cho biết cũng chuyên tuồn thuốc ra ngoài là vợ chồng ông Hùng, bà Châu, có nhà ở đường Tạ Quang Bửu (P.5, Q.8). Để mở rộng mạng lưới bán thuốc methadone tuồn ra từ cơ sở cai nghiện Q.8, ông Hùng lập các tài khoản Yahoo, Gmail: nhannghia1982, nhantam... đăng hàng loạt thông tin rao bán thuốc methadone trên các trang mạng với cam kết: “Uy tín, chất lượng 100%”. Ngoài ra, ông Hùng còn sử dụng tên giả là Trần Nhân Nghĩa với địa chỉ “ma” ở đường Trần Hưng Đạo (P.5, Q.5) để liên hệ.
    Nhờ mánh khóe “quảng bá sản phẩm”, “tên tuổi” của vợ chồng Hùng - Châu lan rộng từ Nam ra Bắc chỉ sau gần một năm bán methadone. Ngoài việc cung cấp thuốc cho người nghiện ma túy tại TP.HCM, Hùng - Châu có mạng lưới phân phối ra các tỉnh thành Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định... Thuốc methadone được hai người này bán với giá 2 triệu đồng/100ml.
    11g30 ngày 13-2, một khách liên hệ với ông Hùng hỏi mua thuốc methadone cai nghiện. Qua điện thoại, Hùng nói: “Giá bán 2 triệu đồng/chai methadone dung tích 100ml. Nếu ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung thì cứ chuyển tiền qua tài khoản. Sau khi nhận tiền, tôi sẽ gửi chuyển phát nhanh methadone qua đường bưu điện. Nếu sợ thì đến gặp trực tiếp để nhận hàng, giao tiền”. Khoảng 12g30, ông Hùng chở bà Châu chạy xe Nouvo màu xanh xách theo một bịch nilông bên trong chứa lọ màu trắng đựng methadone đến giao hàng tại một quán cà phê cạnh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (Q.5). Mở nắp lọ đựng methadone, Hùng khẳng định: “Thuốc này thật 100%, được tuồn ra từ cơ sở điều trị cai nghiện ma túy Q.8”.
    Theo ông Hùng, tùy vào mức độ nghiện lâu hay mới nghiện và “chơi” ma túy nhiều hay ít để xác định liều dùng. Chẳng hạn, ngày “đốt” hết 700.000 đồng ma túy thì uống từ 5-7ml methadone, còn nếu “chơi” ma túy một ngày từ 1-2 triệu đồng thì uống 10-12ml. Ngồi cạnh, bà Châu kê đơn: “Ngày đầu chỉ uống dò liều, sáng uống 50mg/0,5ml (mg là hàm lượng, nồng độ trong thuốc) đến chiều mệt uống thêm 20mg/0,2ml. Ngày thứ hai uống một lần bằng tổng số liều ngày thứ nhất. Những ngày tiếp theo chỉ uống một liều như ngày thứ hai”.
    Ông Hùng tiết lộ thêm methadone tuồn ra ngoài bằng cách “ngậm - nhả” được bảo quản trong tủ lạnh để không bị chua. Thời gian đầu, ông Hùng chỉ tuồn thuốc từ cơ sở điều trị methadone ở Q.8 cung cấp cho người nghiện. Gần đây, lượng khách hàng nhiều nên ông chủ động kết hợp với các đầu mối “nhả” thuốc từ một số cơ sở điều trị khác. “Mua 100ml thì em có liền, còn 300ml đến 400ml em phải gom từ từ. Thuốc này khó đưa ra lắm, bị quản lý rất chặt” - ông Hùng nói. Đánh giá về thuốc của Tuấn “bê”, ông Hùng nói: “Thuốc methadone Tuấn “bê” ngậm ra được pha thêm nước lạnh gấp hai, gấp ba lần để bán. Thuốc đó pha nước lạnh nên uống lỏng le, không cắt được cơn”.
    Tương tự, khách hàng của ông Tuấn “bê” cũng đa số là người nghiện không có trong danh sách uống thuốc cai nghiện tại các cơ sở TP.HCM và nhiều tỉnh phía Bắc. Trưa 13-2, ông Tuấn “bê” cử vợ chạy xe tay ga mang một lọ màu trắng đựng 100ml methadone chào bán cho một người hỏi mua tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Tần (P.2, Q.8). Bà này khẳng định: “Thuốc methadone được phân phối cho người nghiện một số tỉnh thành từ Huế, Nghệ An, Hà Nội đến Lạng Sơn, Hải Dương... Đây là thuốc nguyên chất, được chồng tôi (tức Tuấn “bê”) tuồn ra từ cơ sở điều trị”. Với lọ methadone 100ml, bà này nói giá 3,5 triệu đồng vì lý do: “Đầu năm, công an đang làm chặt nên khan thuốc lắm”.

    “Cung không đáp ứng được cầu”
    Đó là nhìn nhận của TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, trước hiện tượng một số người nghiện tuồn thuốc methadone từ cơ sở cai nghiện ma túy ra ngoài. Theo TS.BS Giang, methadone là một dạng của thuốc phiện nhưng được thế giới dùng để điều trị thay thế heroin giúp người nghiện không còn lệ thuộc vào heroin. Do methadone giúp người nghiện không tăng liều, duy trì sức khỏe, chi phí điều trị thấp... nên rất nhiều người sử dụng và hiện nay tại TP.HCM đã có sáu cơ sở điều trị (mỗi cơ sở từ 250-300 người nghiện). Thực tế còn rất nhiều người nghiện có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng. Sắp tới, TP.HCM đang lên kế hoạch mở rộng tiến tới xã hội hóa việc điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone.
    Về quy trình quản lý thuốc methadone, theo TS.BS Giang, từ trước đến nay tại các cơ sở cai nghiện được triển khai rất nghiêm ngặt. Cụ thể, phòng chứa methadone là phòng kín, có camera, tủ sắt có hai khóa. Quy định mỗi khi lấy thuốc phải có hai cán bộ y tế, mỗi người có một mã riêng biệt. Bênh cạnh đó, để tránh trường hợp người nghiện ngậm thuốc mang ra ngoài thì người nghiện phải uống trước mặt cán bộ y tế, uống xong bắt buộc uống thêm một ly nước và cán bộ y tế phải hỏi người nghiện một câu để người nghiện trả lời.


  11. #31
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    20 giây

    18/02/2014 00:28 (GMT + 7)



    TT - Khánh Hòa lập khoa điều trị nghiện bằng methadone. Khoa điều trị thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa có quy mô điều trị mỗi ngày cho khoảng 400 người nghiện, được thực hiện thí điểm trong hai năm 2014-2015.
    (PH.S.NGÂN)


  12. #32
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sẽ điều trị nghiện bằng Methadone

    Cập nhật ngày: 21/02/2014 05:56:22

    Kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2015 vừa được UBND tỉnh thông qua.Theo đó, việc triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ được thực hiện tại 2 điểm trên địa bàn TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, mỗi điểm có 1 cơ sở điều trị, thời gian bắt đầu điều trị dự kiến giữa năm 2014. Tổng dự toán chi mua sắm trang thiết bị và duy trì hoạt động cho 2 cơ sở trong 2 năm 2014 - 2015 là trên 9,6 tỷ đồng.

    Ngoài điều trị bằng các loại thuốc khác, người nghiện sẽ có thêm
    cách điều trị mới là dùng Methadone
    Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đặc biệt phải có sự tham gia của ngành công an trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các địa điểm triển khai; nghiêm cấm các hành vi ngăn cản hoặc lợi dụng các hoạt động của chương trình điều trị này để tiếp tay cho hoạt động mua bán và sử dụng ma túy.Theo bác sĩ Đoàn Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp, Methadone là chất đồng vận toàn phần, do vậy điều trị thay thế bằng thuốc Methadone có thể giúp người nghiện chất dạng thuốc phiện giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tầng suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giúp ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Các nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra những bằng chứng thống nhất là điều trị thay thế bằng thuốc Methadone giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện giảm các hành vi tội phạm và tử vong do quá liều, tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV.Được biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.080 người nghiện ma túy. Trong đó, các huyện, thị, thành có số người nghiện chích ma túy cao như: TP.Cao Lãnh, TP.Sa Đéc và thị xã Hồng Ngự. Hình thức cai nghiện hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tại cộng đồng quản lý và Trại 5 - 6 trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, phương thức cai nghiện chủ yếu là cai nghiện khô không đặc hiệu, do đó công tác cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai nghiện còn thấp, tỉ lệ tái nghiện trên 95% nên việc triển khai kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách.

  13. #33
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP HCM: Mở rộng điều trị cai nghiện bằng Methadone

    20:06 | 25/02/2014
    (PetroTimes) - Ngày 25/2, UBND TP HCM đã giao Sở Y tế xây dựng Đề án mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2014 - 2016.
    UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Sở Y tế triển khai việc điều trị Methadone có thu phí tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy, trong đó xác định rõ đối tượng được điều trị miễn phí, đối tượng điều trị có thu phí.Ngoài ra, UBND thành phố cũng chấp thuận triển khai thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV trên cơ sở xã hội hóa hoàn toàn chi phí điều trị. Công an thành phố sẽ phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu mở rộng điều trị ARV cho các phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS đang chấp hành án tại Trại giam Bố Lá.

    Điều trị cai nghiện bằng Methadone tại TP HCM đã mang lại hiệu quả cao trong thời gian qua
    Cả nước hiện có 25 tỉnh, thành với 74 cơ sở hỗ trợ điều trị cai nghiện bằng Methadone cho 14.785 người. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2015, có 80.000 người nghiện sẽ được điều trị bằng Methadone. Riêng tại TP HCM, chương trình được thực hiện từ tháng 5/2008 với 3 cơ sở điều trị ở quận 4, 6 và Bình Thạnh cho 750 người, đạt kết quả khả quan: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm số người sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tử vong do sử dụng heroin.Từ tháng 5/2012, TP HCM đã xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giai đoạn 2012-2015. Trong đó, dự kiến mở thêm 2 cơ sở điều trị và 12 điểm phát thuốc vệ tinh tại 14 quận, huyện còn lại, nâng tổng số người tham gia điều trị Methadone đến năm 2015 là 4.000 người.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-02-2014 lúc 20:32.

  14. #34
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khánh Hòa: Triển khai thí điểm cơ sở điều trị Methadone

    Thứ sáu 21/02/2014 15:00
    Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh sẽ triển khai thí điểm một cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Nha Trang trong hai năm 2014-2015 và sẽ điều trị cho khoảng 400 người nghiện các chất dạng thuốc phiện mỗi ngày.

    Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Ảnh Thùy Chi
    Việc triển khai cơ sở điều trị nằm trong kế hoạch triển khai thí điểm Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với mục tiêu góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm nghiện nhằm giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, giảm, chấm dứt sử dụng thuốc phiện để tái hòa nhập cộng đồng.Kinh phí thực hiện kế hoạch triển khai từ nguồn kinh phí dự án Quỹ toàn cầu Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách địa phương, nguồn thu phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.Ngành y tế tỉnh sẽ thành lập Khoa Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trực thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Khoa sẽ có 13 cán bộ, nhân viên làm việc tại các phòng: khám bệnh, cấp phát và bảo quản thuốc, xét nghiệm, tư vấn, hành chính - kế toán. Khoa sẽ tận dụng cơ sở vật chất của Trung tâm và mua sắm thêm một số trang thiết bị chuyên dụng.Công an tỉnh Khánh Hòa sẽ phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ triển khai họat động điều trị nghiện Methadone để giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn có cơ sở điều trị.Dự kiến, sau năm 2015, tỉnh sẽ xem xét tính hiệu quả và tiếp tục nhân rộng mô hình điều trị Methadone tại một số huyện, xã, thành phố trong tỉnh.

  15. #35
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khắc phục việc giảm chi ngân sách trong điều trị bằng methadone
    11:03:45 07/03/2014
    ĐBP - Ngày 6/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 và dự thảo kế hoạch triển khai xã hội hóa Chương trình điều trị methadone trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Xuân Kôi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm chủ trì hội nghị.




    Theo báo cáo của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, tình hình nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp, kinh phí dành cho hoạt động phòng chống HIV bị cắt giảm mạnh… ảnh hưởng nhiều đến kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Đến cuối năm 2013, lũy tích trường hợp nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là gần 7.240. Trong đó, số người còn sống và đang được quản lý là trên 4.000 người, lũy tích bệnh nhân AIDS là 4.424 người, còn sống 1.753 người; lũy tích tử vong gần 2.670 trường hợp; phát hiện mới 510 trường hợp nhiễm HIV và 641 bệnh nhân chuyển giai đoạn AIDS. 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 97/112 xã, phường, thị trấn, có người nhiễm HIV/AIDS. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tỷ lệ lây, nhiễm HIV đang có xu hướng chững lại so với một vài năm trước, nhất là ở các địa bàn trọng điểm. Hầu hết số người nhiễm HIV/AIDS bị lây truyền qua đường tình dục và máu (chiếm trên 95%), tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 đến 39, chiếm hơn 82%.
    Tại hội nghị, đại biểu đã thảo luận, đánh giá hạn chế, khó khăn về công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013, từ đó xác định nhiệm vụ công tác trong năm 2014 về phòng, chống HIV/AIDS và nhất trí cao về chủ trương xây dựng kế hoạch triển khai xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh.
    Kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Kôi ghi nhận sự cố gắng của các ngành thành viên, cán bộ nhân viên y tế cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế làm giảm tỷ lệ tử vong do AIDS trong thời gian qua. Trong thời gian tới: cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng đề án tổng thể về ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS; phát triển bền vững những cơ sở điều trị methadone, mở rộng nâng tần suất hoạt động tại các cơ sở điều trị methadone nhằm khắc phục việc giảm chi ngân sách của Nhà nước; trong điều kiện nguồn kinh phí viện trợ giảm, để đảm bảo tính bền vững cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tăng cường đầu tư nguồn ngân sách của tỉnh, địa phương và nguồn kinh phí xã hội hóa… các thành viên Ban chỉ đạo tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ y tế cơ sở để triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả tại cộng đồng; Triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, xác định các lĩnh vực ưu tiên trong công tác phòng chống AIDS…
    Trần Hương
    http://www.baodienbienphu.info.vn/B1ng-methadone

  16. #36
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thanh Hóa mở rộng điều trị Methadone
    10:57
    | 11/03/2014
    Cùng với 2 cơ sở thành lập ban đầu ở Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh và Trung tâm y tế thành phố, đến nay, Thanh Hóa đã có 6 cơ sở điều trị Methadone với 826 bệnh nhân. Điều trị Methadone đang trở thành một liệu pháp hữu hiệu để dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS và phòng ngừa mức độ lây nhiễm trong cộng đồng, giúp người có HIV/AIDS xóa bỏ mặc cảm, sống hòa nhập cộng đồng.
    Ảnh minh họa. Nguồn: baolangson.vn
    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa, trong 826 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở gồm: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm y tế thành phố Thanh Hóa, Trung tâm y tế huyện Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy và thị xã Sầm Sơn đã có 615 người giảm, dừng sử dụng và không còn thèm nhớ ma túy, heroin (chiếm 74%), trong số đó, có nhiều người hiện đang điều trị liều duy trì rất thấp, chỉ 5mg (so với liều trung bình là 15mg). 70% số bệnh nhân tăng cân với mức trung bình từ 2 - 4 kg sau 3 tháng điều trị. Tác dụng thể hiện rõ nhất là cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người tham gia điều trị được cải thiện đáng kể. Người nghiện khi tham gia điều trị bằng thuốc Methadone vẫn có thể giữ được đầu óc tỉnh táo, không lên cơn thèm các loại ma túy, không phải tìm mọi cách xoay sở để có tiền chích, hút như trước.Tại 2 cơ sở điều trị Methadone mới mở cuối năm 2013 là Trung tâm y tế huyện miền núi Mường Lát và Quan Hóa, bước đầu đã có 41 bệnh nhân được điều trị, trong đó cơ bản là bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều, điều chỉnh liều.Để công tác điều trị đạt hiệu quả cao, 2 cơ sở này tiến hành chặt chẽ từ khâu xét chọn đối tượng, không xét những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đối tượng có đăng ký thường trú tại địa phương nhưng thường xuyên vắng nhà hoặc những bệnh nhân không có khả năng đi đến cơ sở điều trị hàng ngày. Bệnh nhân được lựa chọn được khám lâm sàng và các xét nghiệm, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ điều trị.Tuy vậy, 6 cơ sở điều trị Methadone mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng số người nghiện chích ma túy, trong khi Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng và khó khăn, dân số đông, có nhiều huyện miền núi vùng sâu vùng xa vì vậy bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị Methadone để uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn…Theo lộ trình đề ra, trong năm 2014, Thanh Hóa sẽ mở thêm 1 điểm dùng methadone tại Trung tâm y tế huyện Đông Sơn và năm 2015 các cơ sở sẽ thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 2.000 người nghiện chích ma túy được dùng methadone. Tiếp đó, Thanh Hóa sẽ xây dựng kế hoạch đề xuất mở rộng điều trị methadone ở các huyện còn lại trên toàn tỉnh.Tuy nhiên, việc mở rộng các cơ sở điều trị Methadone ở Thanh Hóa cũng đang đối mặt với một số thách thức lớn như: đảm bảo kinh phí hoạt động, duy trì các cơ sở điều trị như thế thế nào sau thời điểm các nguồn tài trợ bị cắt, giảm? Được biết, hiện kinh phí hoạt động của các cơ sở điều trị methadone ở Thanh Hóa vẫn được hỗ trợ chính từ dự án do Ngân hàng Thế giới, dự án Quỹ toàn cầu, dự án Life-gap...Ông Nguyễn Bá Cẩn, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Tuy số người được điều trị hiện tại vẫn còn khiêm tốn so với tổng số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng qua theo dõi và đánh giá bước đầu của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa, cho thấy đây là những tín hiệu khả quan, khẳng định việc đưa Methadone vào sử dụng thay thế heroin hay các chất dạng thuốc phiện khác cho người nghiện là một chủ trương đúng đắn”.Cùng với những kết quả khả quan sau gần 3 năm thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, hy vọng tới đây Thanh Hóa sẽ có nhiều hơn nữa những cơ sở điều trị Methadone để giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, có cơ hội làm lại cuộc đời, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội./.
    Hoa Mai/TTXVN

  17. #37
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Methadone được cấp phát như thế nào?

    Ngày cập nhật: 13/03/2014 6:22:13 SA

    (QT) - Xã hội chúng ta đang sống đứng trước nhiều thử thách khi số người nghiện các chất dạng ma túy (thuốc phiện, hêrôin, cần sa, ma túy tổng hợp…) ngày càng gia tăng. Trên địa bàn Quảng Trị đến nay đã có 890 người nghiện, tăng hơn 100 người so với năm trước. Làm gì để giúp các đối tượng nghiện và gia đình họ bớt đi gánh nặng, nỗi lo trong lúc chưa có được trung tâm cai nghiện. Một trong những giải pháp được tính tới là tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng với việc sử dụng Methadone hàng ngày.

    Theo quan niệm mới về điều trị và cai nghiện khi chưa tìm ra loại thuốc hữu hiệu thì cần chọn một giải pháp khả thi, hiệu quả và ít có mặt trái nhất. Methadone đáp ứng được những đòi hỏi trên. Methadone là chất có tác dụng tương tự các chất dạng thuốc phiện nhưng thời gian tác dụng kéo dài. Đây là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, sử dụng bằng đường uống, có thể thay thế hêrôin ở các điểm tiếp nhận hêrôin ở não, làm mất hiện tượng nhớ và thèm cảm giác sảng khoái của hêrôin, từ đó mất thói quen tìm kiếm hêrôin bằng mọi giá (là nguyên nhân gây ra các loại tội phạm). Mỗi ngày chỉ cần uống 1 liều là người nghiện có thể lao động, làm việc, học tập bình thường. Việc sử dụng Methadone là việc làm hợp pháp, được kiểm soát, nó không gây tăng liều và cũng không gây ra những phiền toái, hệ lụy cho người nghiện.


    Cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS tỉnh tư vấn về sử dụng Methadone cho người nghiện ma túy- Ảnh: THANH MINH

    Quảng Trị là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực, quyết tâm cao trong việc xây dựng, tổ chức điều trị bằng Methadone. Từ nhiều năm trước một số cán bộ lãnh đạo và nhân viên y tế đã được cử đi tham quan, học tập ở các địa phương khác. Nhiều y, bác sĩ tham gia các khóa đào tạo do Trường Đại học Y Hà Nội mở để được cấp chứng chỉ đủ điều kiện tham gia điều trị Methadone. Tháng 9/2013, cơ sở điều trị Methadon đầu tiên của tỉnh được hình thành và đi vào hoạt động tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, số 295 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà.

    Theo quy định tại Thông tư 12, ngày 12/4/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 96/2012 của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thì để hình thành một cơ sở điều trị Methadone phải đáp ứng nhiều điều kiện như: Có từ 250 người nghiện trở lên; có các bộ phận, phòng, ban chức năng như phòng hành chính, phòng tư vấn, điều trị, xét nghiệm; có từ 10-12 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có bác sĩ, dược sĩ. Đội ngũ cán bộ thầy thuốc này cũng được đào tạo, tập huấn, được cấp chứng chỉ của một trường Đại học Y mới được làm nhiệm vụ điều trị. Kho thuốc của cơ sở điều trị được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ .

    Từ khi đi vào hoạt động đến nay cơ sở điều trị Methadone của tỉnh đã làm thủ tục và đang cấp Methadone cho 36 người nghiện. Để được cấp Methadone sử dụng hàng ngày phải đáp ứng yêu cầu: Là người nghiện các chất dạng thuốc phiện, có nơi cư trú rõ ràng. Tự nguyện tham gia điều trị các chất dạng thuốc phiện và cam kết tuân thủ điều trị. Đối với người nghiện chưa đủ 16 tuổi chỉ được điều trị khi có văn bản đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó. Đối tượng được cấp thuốc là người không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Để được cấp thuốc phải qua một quy trình: Tư vấn, xét nghiệm, phải đăng ký điều trị tại cơ sở 295 Hùng Vương, tham gia đầy đủ các buổi tư vấn cá nhân, giáo dục nhóm; tham gia khám, đánh giá ban đầu và làm các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Methadone theo đơn của thầy thuốc mang lại lợi ích về nhiều mặt, giúp người nghiện dừng sử dụng ma túy hoặc giảm lượng ma túy; dừng tiêm chích ma túy nên giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan B, C; góp phần giảm các hành vi phạm pháp, cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng, mối quan hệ với gia đình và cộng đồng có chuyển biến tích cực. Do Methadone có tác dụng lâu dài nên mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần là có thể làm việc, học tập thuận lợi. Về mặt kinh tế cũng làm cho những gia đình có người nghiện bớt đi gánh nặng tài chính. Anh S., một người nghiện cho biết trước đây hàng ngày bằng mọi cách anh phải có được 200.000 đồng để mua một tép hêrôin, người nghiện nặng hơn anh thì dùng nhiều tép, hoặc “chơi” ma túy tổng hợp có khi lên tới cả triệu đồng. Nhờ sử dụng thuốc được cấp phát mà mỗi tháng bớt đi 6 triệu đồng, mỗi năm là 72 triệu đồng.

    Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, hiện nay những người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì được cấp Methadone dùng hàng ngày (kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ). Methadone chưa được sản xuất ở Việt Nam mà phải mua, nhập từ nước ngoài. Loại Methadone mà trung tâm đang sử dụng được Chương trình viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ tài trợ, thông qua tổ chức FHI (Gia đình sức khỏe thế giới). Trung tâm có đủ thuốc để cấp phát cho đến hết năm 2014.

    Trả lời câu hỏi của chúng tôi ở những nơi khác như Khe Sanh, Lao Bảo, Vĩnh Linh cũng có nhiều đối tượng nghiện ma túy, bao giờ những địa phương này mới có được cơ sở điều trị?, ông Nguyễn Ngọc Hiếu giải thích: "Chúng ta mới đang làm thử nghiệm ở Đông Hà, nơi có đủ các yếu tố cần thiết. Còn những nơi khác theo quy định của Thông tư 12/2013 của Bộ Y tế thì rất khó đáp ứng cả về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ thầy thuốc, phải chờ có hướng dẫn mới, có điều kiện đảm bảo mới triển khai ra địa phương khác”.

    PHƯỚC AN
    http://baoquangtri.vn/default.aspx?T...1&ItemID=78836

  18. #38
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệu quả bước đầu điều trị nghiện ma túy bằng Methadone

    Thứ bẩy, ngày 15-03-2014, 08:38
    TQĐT - Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tuyên Quang (gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang) đã đạt được những kết quả bước đầu đáng mừng. Từ cơ sở điều trị Methadone đầu tiên này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều niềm vui cho người nghiện ma túy và thân nhân của họ.

    Bệnh nhân sử dụng thuốc Methadone được tư vấn sức khỏe
    tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang.

    Theo ông Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố, Trưởng cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang, hoạt động của cơ sở thuộc Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam do Chính phủ Úc và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan tài trợ. Mục tiêu của cơ sở là thông qua sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện cai ma túy, giảm chi phí cho người nghiện, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C… Cơ sở đang điều trị cho 21 người sử dụng ma túy. Đa số người điều trị tại đây đều có tiến bộ, sức khỏe tốt, chủ động thời gian đến uống thuốc, tuân thủ các quy định, nội quy của cơ sở đề ra. Từ nay đến hết năm 2014, trung bình mỗi tháng, cơ sở tiếp nhận điều trị cho thêm từ 10 - 12 người sử dụng ma túy, đưa tổng số người điều trị tại cơ sở tăng lên trên 100 người.

    Để cơ sở trên đi vào hoạt động, Sở Y tế đã phối hợp với sở, ban, ngành liên quan, lãnh đạo UBND thành phố tổ chức các hội nghị đồng thuận, bàn các phương án lựa chọn đối tượng điều trị, cách quản lý, hướng dẫn người nghiện làm các thủ tục cần thiết... Cùng với sự hỗ trợ của Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam giúp tỉnh ta đào tạo con người, tiền trả lương cho cán bộ y tế và cung cấp các trang thiết bị y tế, thuốc Methadone... UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015 nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Đây là kế hoạch quan trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp cộng đồng thay đổi nhìn nhận về đối tượng người nghiện ma túy như là người bệnh. Vì được sử dụng thuốc Methadone để cai thuốc phiện, tiến tới không còn phải lệ thuộc vào thuốc Methadone nữa giúp họ sống có ý thức trách nhiệm hơn với bản thân mình và gia đình.

    Có mặt tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang mới cảm nhận được hết niềm vui của những người điều trị cai nghiện ma túy tại đây. Anh Nguyễn V. M, năm nay 41 tuổi, ở phường Phan Thiết (TP Tuyên Quang) cho biết, anh đã nghiện ma túy hơn 10 năm nay. Trung bình, mỗi ngày anh “đốt” hết từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng để mua thuốc phiện. Không dưới 10 lần anh quyết tâm cai nghiện bằng cách tự lấy xích buộc chân mình vào song cửa sổ và ném chìa khóa đi nhưng... đều thất bại. Hơn 2 tháng điều trị bằng thuốc Methadone miễn phí, anh đang từ bỏ được ma túy, sức khỏe tăng lên rõ rệt. Hàng tuần, anh còn được cán bộ y tế tư vấn, khám sức khỏe định kỳ. Anh Trần V. K, năm nay 37 tuổi ở phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) cho biết, gần 10 năm nghiện ma túy, anh cảm thấy mệt mỏi, cô độc vì không có sức khỏe, không có việc làm, lúc nào cũng chỉ tìm cách sử dụng ma túy. Anh may mắn được vào đây điều trị cũng nhờ anh bạn cùng “đội nghiện” đã điều trị Methadone ở đây đạt kết quả tốt giới thiệu. Mới 1 tháng điều trị bằng Methadone, anh đã ăn, ngủ được và đi làm như người bình thường, thắp sáng niềm hy vọng làm lại cuộc đời.

    Hiệu quả hoạt động của cơ sở Methadone thành phố Tuyên Quang đang dần được khẳng định. Tình trạng sức khỏe của người nghiện ma túy được cải thiện tốt, tiết kiệm tiền cho bệnh nhân, nhờ đó hạn chế sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do tiêm chích ma túy trong nhóm người nghiện ma túy, giảm các vụ trộm cắp… UBND tỉnh vừa có văn bản cho phép mở cơ sở điều trị Methadone thứ hai tại huyện Sơn Dương điều trị cho khoảng 70 người nghiện ma túy trong năm 2014. Sở Y tế đang phối hợp với UBND huyện Sơn Dương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sơ sở đi vào hoạt động trong tháng 4 tới.



  19. #39
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cao Bằng: Triển khai điều trị cho người nghiện bằng thuốc Methadone
    10:35 | 19/03/2014
    Ngày 18/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

    Theo đó, Sở Y tế Cao Bằng sẽ triển khai thí điểm 1 cơ sở điều trị Methadone đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (thành phố Cao Bằng), làm căn cứ cho việc mở rộng điều trị Methadone ra các huyện trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Dự kiến, sẽ điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho khoảng 100-200 người nghiện/năm nhằm giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc gây nghiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị, giảm hành vi nguy cơ, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với nhóm đối tượng này.

    Đối tượng tham gia dùng thuốc là người đang nghiện các chất dạng thuốc phiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế, từ 16 tuổi trở lên; người chưa đủ 16 tuối chỉ được điều trị khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Người được điều trị không có hành vi phạm tội, phải có đơn tự nguyện tham gia, không có chống chỉ định sử dụng thuốc, có hộ khẩu thường trú và nơi cơ trú ổn định tại địa phương, có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã/phường. Các đối tượng được ưu tiên như người nghiện các chất dạng thuốc phiện trong một thười gian dài đã cai nghiện nhiều lần nhưng không thành công, người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, và người có cam kết hỗ trợ của gia đình.

    Tỉnh Cao Bằng hiện có 1.282 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, đa số còn trẻ, tập trung ở độ tuổi từ 18-37 tuổi. Năm 2013, có 300 người được cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, có 330 - 350 đối tượng nghiện ma túy đang thụ án được quản lý trong trại giam và tạm giam; trên 82% số người nghiện ma túy đang sinh sống trong cộng đồng. Hiện các cơ sở vật chất, thuốc, thiết bị khám, theo dõi, nhân lực…tại cơ sở điều trị Methadone đã sẵn sàng, đầu tháng 4/2014 bắt đầu khám và tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân./.
    Mạnh Hà/TTXVN

  20. #40
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị Methadone cho phạm nhân nghiện trong các trại giam:
    Giảm nguy cơ tái nghiện, lây nhiễm HIV – AIDS
    15:03:00 29/03/2014, cập nhật cách đây 1 giờ

    Chiều 28/3, tại Ninh Bình, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã tổ chức Hội thảo "Triển khai thực hiện Nghị định 96/2012/NĐ-CP về điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng".
    Tại hội thảo, các chuyên gia y tế, ban giám thị các trại giam đều cho rằng, việc áp dụng điều trị methadone cho các phạm nhân nghiện ma túy có hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
    Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đến năm 2013, cả nước có 181.396 người nghiện có hồ sơ quản lí, trong đó có 33.200 người được quản lí, điều trị cai nghiện tại các trung tâm. Ngoài ra ước tính, có khoảng 30.000 người nghiện đang được quản lí trong các trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dưỡng do vi phạm pháp luật. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có thêm 6.000 người nghiện ma túy. Điều tra 14.107 người đang cai nghiện tại các trung tâm giáo dưỡng, có 25,72% cho biết sử dụng heroin và 13,65% sử dụng ma túy tổng hợp là chủ yếu. Dự báo xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp sẽ gia tăng trong thời gian tới.
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo triển khai điều trị methadone trong các trại giam để giảm nguy cơ tiêm chích ma túy cũng như các nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác.
    Việc điều trị methadone trong các trại giam sẽ làm giảm việc sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp, giảm 55-75% hành vi tiêm chích, giảm sử dụng chung bơm kim tiêm giữa các phạm nhân, qua đó giảm sự lây truyền các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Điều trị methadone có thể làm giảm nguy cơ quá liều ở các phạm nhân sau khi ra trại, qua đó làm giảm khả năng tái phạm tội. Ở Việt Nam có thể điều trị methadone như một thuốc hỗ trợ cắt cơn, ưu tiên điều trị cho phụ nữ mang thai. Việc điều trị methadone có thể thực hiện trong suốt thời gian ở trại hoặc 90 ngày trước khi được ra tù.
    Trung tá Lê Thế Tý, Phó Giám thị Trại giam Thủ Đức cho biết, hiện trại đang giam giữ thường xuyên trên hàng chục nghìn phạm nhân. Số phạm nhân liên quan đến ma túy, bệnh HIV... chiếm khoảng 35%. Quý 1-2014, trong số 987 phạm nhân mới nhập trại, có đến 175 phạm nhân nghiện ma tuý. Phạm nhân nghiện ma tuý trong trại hầu hết là thành phần tái nghiện nên gây khó khăn cho công tác quản lí và điều trị. Việc triển khai điều trị methadone cho phạm nhân sẽ tạo bước đột phá trong công tác cai nghiện, góp phần giảm thiểu những hệ luỵ của ma tuý. Cùng quan điểm, Đại tá Bùi Ngọc Bình, Giám thị Trại tạm giam số 1 Hà Nội cho biết, hiện trại đang quản lí số đối tượng phạm tội về ma túy chiếm 30,6%. Trong năm 2013, trại đã tiếp nhận, điều trị cho 26 đối tượng vào trại trong tình trạng vật ma túy nặng.
    Về phía Trại giam Phú Sơn 4, Đại tá Lương Văn Đạo, Phó Giám thị cũng khẳng định: "Việc điều trị thay thế ma tuý bằng methadone là phù hợp với tình hình hiện nay, sau khi nhiều biện pháp khác đều không đạt hiệu quả như mong muốn. Trại Phú Sơn 4 hiện có tỉ lệ phạm nhân phạm các tội về ma túy chiếm 60-70%. Một số phạm nhân móc nối với bên ngoài tìm cách đưa ma túy vào trại giam. Trong năm 2013, qua kiểm tra đột xuất, bất ngờ tại các buồng giam, trại đã phát hiện 12 vụ tàng trữ ma túy, đã xử lí kỉ luật trên 40 phạm nhân khi kiểm tra có dấu hiệu dương tính với chất ma túy".

    Bộ Công an đồng ý cho thử nghiệm methadone trong các trại giam
    Thiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn, Cục trưởng Cục Y tế (Bộ Công an) cho biết: "Bộ Công an đã đồng ý sẽ triển khai điều trị methadone tại các trại giam, tuy nhiên trước mắt sẽ chỉ thực hiện thí điểm, ưu tiên điều trị cho các phạm nhân đã từng điều trị methadone ngoài cộng đồng. Khó khăn hiện nay là cán bộ y tế Công an chưa được đào tạo về điều trị methadone. Trại giam không phải là cơ sở điều trị, chỉ là cơ sở cấp phát thuốc. Trung tâm AIDS các tỉnh phải phối hợp với các trại giam để điều trị methadone cho phạm nhân đề đạt hiệu quả cao nhất".

Trang 2 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •