Tình dục với người bình thường thì là bản hoàn ca, nhưng với những người có HIV/AIDS thì sao? Ngay chính những người đó cũng băn khoăn tự hỏi, liệu có được lên đỉnh, phải có những biện pháp, những “đòn” gì để đối tác cùng hòa nhịp… phần hỏi đáp giới đây sẽ phần nào giải tỏa được sự thắc mắc.
Ảnh: có tính chất minh họa

Làm thế nào để phụ nữ chống lại được sự lây nhiễm HIV?
Tổ chức phòng chống AIDS của liên hợp quốc (UNAIDS) đã đưa ra một thông điệp gồm 6 điểm để phụ nữ khỏi bị lây nhiễm HIV tóm tắt như sau: các em gái được đi học, hiểu biết được chính cơ thể mình. Tiếp cận dễ dàng với dịch vụ phòng tránh HIV/AIDS. Phát triển phương pháp phòng tránh mà phụ nữ chủ động sử dụng được. Giáo dục nam thanh niên biết tôn trọng bạn gái, có ý thức trách nhiệm trong hành vi tình dục. Nâng cao độc lập về kinh tế cho phụ nữ. xây dựng thể chế nhà nước nhằm giúp phụ nữ.
Khi phụ nữ không bị nhiễm HIV nhưng chồng lại có HIV dương tính thì có thể có thai không?
Nhiều phụ nữ trong hoàn cảnh này đã chọn biện pháp thực hành tình dục không dùng bao cao su (BCS) vào thời điểm dễ có thai, nhưng biện pháp này dễ làm cho người phụ nữ đối diện với nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV. Chỉ chọn giải pháp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người cho có HIV âm tính.

Phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ
Hành vi tình dục tương đối an toàn là mang bao cao su; kiêng hẳn tình dục là cách duy nhất an toàn để tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV. Không quan hệ tình dục với người không rõ về lịch sử tình dục, người có nhiều bạn tình, người nghi ngờ bị nhiễm HIV, người tiêm chích ma túy, bản thân không nên có nhiều bạn tình.
Không tiêm chích ma túy, nếu có không sử dụng chung bơm kim tiêm
Người bị AIDS hoặc có kháng thể với HIV dương tính thì có thể lây bệnh cho người khác cho nên những người này không được hiến máu, hiến phủ tạng hay tinh dịch. Không được để dịch cơ thể (kể cả nước bọt) truyền sang nhau khi quan hệ tình dục.
Cần khám phụ khoa định kỳ và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có vì những bệnh này dễ lây nhiễm HIV.

Đánh giá khả năng phòng ngừa HIV/AIDS của bao cao su (BCS)
Trên bình diện xã hội, khi hằng ngày có hàng triệu người thực hành tình dục không an toàn ( nhiều bạn tình, quan hệ với ạn gái mại dâm) tự phơi nhiễm với các bệnh LTTD, coi thường việc bảo vệ sức khỏe cho mình thì việc tuyên truyền, vận động dùng BCS – coi đó là phương pháp hiệu quả để phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng là việc cần thiết, để hạn chế những ca lây nhiễm mới.
Đối với từng cá nhân thì cần phân tích dựa trên những nghiên cứu thực tế. một nghiên cứu cho thấy rằng BCS có hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS với tỉ lệ khoảng 69% số lần dùng bao. Một nghiên cứu khác cho thấy. một nghiên cứu khác cho thấy nữ dùng thường xuyên thì tỷ lệ bảo vệ là 90 - 95% nhưng dùng “ngẩu hứng” thì khả năng thất bại lại cao đến 97% số lần dùng bao. Hơn nữa người ta cũng nhận thấy có đến 8% bị rách bao hoặc bao bị tuột trong khi quan hệ tình dục – những sự cố như thế là những sự cố chết người.
Vậy có thể nói BCS không phải là phương pháp hoàn hảo để phòng tránh LTTD/HIV, bề dày của nó chỉ là phần trăm milimet, thật là mỏng và đó là khoảng cách mong manh giữa người dùng và căn bệnh chết người HIV/AIDS. Thế mà trong một khảo sát khác người ta còn nhận thấy có đến 1,5% số BCS mua ngẩu nhiên tại các cửa hiệu đã vỡ khi thử nghiệm, cũng không thể thử độ an toàn của bao vì nếu lấy bao ra và thổi lên để xem có rách không thì đã làm cho thành bao yếu đi và càng dễ rách. Cứ cho rằng dùng BCS có thể phòng chống HIV/AIDS cao đến 95% số lần dùng bao thì vẩn còn 5% số lần bị nhiễm bệnh. Còn nếu cho rằng tỷ lệ bảo vệ của BCS là 69% số lần dùng thì cứ 3 lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV thì có 1 lần có nguy cơ bị nhiễm.
Nói đến sự không hoàn hảo của BCS không có ý cho rằng dùng BCS không có ý cho rằng dùng BCS cũng không ăn thua gì mà trái lại còn muốn nhấn mạnh đến việc phải luôn luôn dùng BCS và dùng đúng cách để không rơi vào khoảng mà BCS không thể bảo vệ.
Vậy thông điệp quan trọng nhất cần gửi tới người sử dụng là không bao giờ quan hệ tình dục với bạn tình chưa đáng tin cậy mà không dùng BCS.

Theo báo sức khỏe và đời sống