1. Tẩy uế
Định nghĩa: Là quá trình xứ lý cho các vật dụng vệ sinh trở nên an toàn hơn (sạch hơn) trước khi cọ rửa.
Quy trình tẩy uế:
- Đeo gǎng tay bảo hộ.
- Tráng các vật dụng bằng nước lạnh.
- Ngâm các vật dụng trong dung dịch tẩy chlorin trong 10 phút.
- Lấy các vật dụng ra và tráng ngay bằng nước lạnh để tránh sự ǎn mòn dụng cụ.
- Cọ rửa, làm vệ sinh theo thường quy.
2. Cọ rửa
Định nghĩa: Là quá trình cơ học để loại bỏ máu/dịch cơ thể hay các vật thể lạ (như bụi, đất) ra khỏi bề mặt vật dụng hoặc da.
Quy trình:
- Tẩy uế.
- Cọ rửa dưới vòi nước chảy:
+ Với vật dụng kim loại hoặc bề mặt vật dụng: dùng bàn chải và nước xà phòng đánh cọ sau đó rửa nước sạch.
+ Lòng ống thông: dùng que thông và nước xà phòng thông thụt hoặc dùng bơm phụt.
+ Gǎng tay cao su: dùng tay vò với nước xà phòng.
+ Đồ gỗ, sàn nhà, tường, bề ngoài các thùng nhựa... dùng bàn chải, xà phòng.
3. SáT KHUẩN
Định nghĩa: Là sự tiêu diệt hay kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật trên da hay các tổ chức khác của cơ thể.
3.1. Nhân viên cần sát khuẩn khi:
- Có sự nhiễm bẩn các chất xuất tiết hoặc dịch máu.
- Khi có sự tiếp xúc với người bệnh, người được làm dịch vụ y tế hoặc khi làm một thủ thuật có khả nǎng lây nhiễm, hoặc khi tiếp xúc với đồ vật hay tài sản của người đó.
Quy trình:
- Lau rửa các vùng tiếp xúc nhất là đôi bàn tay bằng xà phòng và nước sạch trong 1 phút theo kỹ thuật quy định.
- Lau lại bằng gạc tẩm cồn rồi để khô.
3.2. Sát khuẩn cho bệnh nhân:
3.2.1 Sát khuẩn da: được thực hiện trước khi tiêm chọc, lấy máu hoặc sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương khì thay bǎng...
Quy trình:
- Dùng cồn 70? lau cọ da trong vòng 10 giây.
- Để tự khô da trong 30 giây.
Nếu da bẩn thì trước khi sát khuẩn phải cọ rửa bằng xà phòng và nước trước rồi để khô sau đó mới tiến hành sát khuẩn.
3.2.2 Sát khuẩn màng nhầy niêm mạc: dùng chất sát khuẩn tan trong nước như Iodophors (Betadine) hoặc chlorexidin gluconat. Không bao giờ được dùng cồn vì có thể gây bỏng và kích thích niêm mạc, màng nhầy dẫn đến tình trạng tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi sinh vật.
4. VÔ KHUẩN Và Kỹ THUậT VÔ KHUẩN.
Là làm giảm hoặc loại bỏ một số lượng lớn các vi sinh vật ở trên bề mặt của cơ thể sống (da và tế bào) và các vật dụng (dụng cụ tiểu phẫu, phẫu thuật).
5. KHử KHUẩN.
Định nghĩa: Là sự loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi các vật dụng trừ nha bào. Khử khuẩn có thể phân chia 3 mức độ: thấp (khử khuẩn dụng cụ tiếp xúc với các chất thải như bô, vịt, ống nhổ, túi đựng dịch dẫn lưu, sàn), trung bình (dụng cụ tiếp xúc với người bệnh: ống nghe, nhiệt kế, mặt bàn, bát đĩa...), cao (ống soi mềm, ống soi thanh quản, ống nội khí quản, đèn soi thanh quản, ống thông dạ dày tá tràng...). Khử khuẩn ở mức độ cao được thông qua việc đun sôi hoặc sử dụng các hóa chất để loại trừ tất cả các vi sinh vật trừ một số vi khuẩn có nha bào.
Quy trình khử khuẩn:
5.1. Khử khuẩn bằng luộc sôi:
- Rửa sạch các dụng cụ.
- Đặt dụng cụ vào nồi luộc, đổ nước vào nồi sao cho ngập hết các dụng cụ. Nên luộc cùng một loại dụng cụ.
- Đun sôi trong 20 phút (tính từ khi bắt đầu sôi).
- Nếu nước đang sôi mà cho thêm dụng cụ vào thì phải tính lại thời gian kể từ khi nước bắt đầu sôi lại.
- Dùng kẹp vô khuẩn để lấy dụng cụ ra để vào trong hộp đã được tiệt khuẩn.

5.2. Khử khuẩn bằng hóa chất: là dùng dung dịch sát khuẩn, có thể được áp dụng khi cần xử lý nhanh các dụng cụ hoặc khi dụng cụ không chịu đựng được sức nóng hoặc khi không có nhiên liệu để đun sôi.
- Tẩy uế và cọ rửa đúng quy trình.
- Ngâm vào dung dịch khử khuẩn trong thời gian theo hướng dẫn sử dụng.
- Tráng sạch bằng nước chín.
- Để khô trong không khí.
- Đem dùng ngay hoặc bảo quản trong hộp vô khuẩn có nắp kín (1 tuần).
6. TIệT KHUẩN
Định nghĩa: Là loại trừ tuyệt đối tất cả các vi sinh vật kể cả các vi khuẩn có nha bào ra khỏi dụng cụ.
Quy trình:
6.1. Tiệt khuẩn bằng sức nóng:
- Cọ rửa sạch các dụng cụ trước khi tiệt khuẩn.
- Tháo rời các bộ phận của dụng cụ càng tốt để có thể đảm bảo sự xâm nhập tốt nhất của hơi nóng (với những dụng cụ có nòng nhỏ như kim tiêm thì phải thông nòng bằng nước cất trước khi cho dụng cụ vào nồi hấp).
- Tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn về vận hành và bảo dưỡng nồi hấp, lò sấy.
6.1.1. Tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm: là hấp dụng cụ dưới áp suất, đây là phương pháp tốt nhất cho tiệt khuẩn dụng cụ.
Dụng cụ cao su hấp ở nhiệt độ 120? C, áp suất 106 kPa trong 20 phút nếu không đóng gói và 30 phút nếu đóng gói.
Dụng cụ khác và đồ vải trong gói: 135? C trong 20 phút hoặc 120? C trong 30 phút.
Quá trình tiệt khuẩn trong nồi hấp gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tạo áp lực chân không sơ bộ.
- Giai đoạn 2: Tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm.
- Giai đoạn 3: Sấy khô trong chân không 5 phút.
- Giai đoạn 4: Cân bằng áp suất (đưa không khí vào nồi hấp qua bộ lọc vi khuẩn).
1.2 Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô: Phương pháp này đòi hỏi thời gian dài hơn và nhiệt độ cao hơn cho nên chỉ phù hợp với loại dụng cụ thủy tinh và dụng cụ kim loại cùn.
Thời gian và nhiệt độ được tính từ khi nhiệt độ bắt đầu đạt yêu cầu:
180? C trong 30 phút
170? C trong 60 phút
160? C trong 120 phút.
6.2. Tiệt khuẩn bằng hóa chất:
Hiện nay sản phẩm có chất lượng cao có uy tín trên thế giới đó là dung dịch CIDEX. CIDEX (Glutredehyde 2%). Quy trình tiệt khuẩn giống như trình bày ở khử khuẩn nhưng thời gian kéo dài hơn nhiều (10 giờ).
Thực hiện từng bước của quy trình xử lý thật tỉ mỉ và liên tục theo tóm tắt.
7. BảO QUảN.
- Dụng cụ sau khi khử khuẩn tiệt khuẩn không đóng gói phải dùng ngay.
- Dụng cụ được đóng gói gǎng, đồ vải, quần áo có thể bảo quản được 1 tuần với điều kiện gói được đặt ở nơi khô ráo, không có bụi, không đụng chạm vào.
- Dụng cụ được đóng kín trong túi nylon có thể để được 1 tháng.
- Kho đựng dụng cụ phải được giữ mát, khô ráo, kín không bụi bặm.
Kết luận:
Khử khuẩn và tiệt khuẩn là các biện pháp ngǎn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám và điều trị mỗi cán bộ y tế phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về khử khuẩn và tiệt khuẩn...
Sự nhiễm khuẩn

* Bộ gói vô khuẩn có thể bảo quản được một tuần, những đồ không đóng gói phái được bảo quản ở hộp vô khuẩn hay khử khuẩn và có nắp đậy kín.