Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 23

Chủ đề: Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?

Hybrid View

  1. #1
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?

    Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?

    Phần đông người nhiễm HIV đều hoảng hốt, buồn khổ, thậm chí có lúc muốn chấm dứt cuộc sống. Nhưng rồi bạn sẽ vượt qua cơn khủng hoảng ban đầu, chấp nhận thực tế và sống không chỉ cho mình mà còn cho cả những người thân. Nhiễm HIV không có nghĩa là hết, bạn vẫn có thể sống như ai, cuộc đời vẫn có thể rất đẹp. Một bạn gái mang HIV nói:

    "… Em luôn nghĩ rằng em phải sống lạc quan, do đó em không muốn nhắc tới cái bệnh của mình. Nó giống như bị ám ảnh vậy. Nếu mình luôn nghĩ tới, bệnh sẽ trở nên nặng thêm. Cho nên em tránh không nghĩ tới nó nữa. Vả lại, chữ AIDS cho em cảm giác không hay lắm. Tốt hơn hết là em đừng nói ra chữ đó".
    Điều quan trọng là tiếp tục sống bình thường. Đừng ủ rũ, than thân trách phận, mà hãy làm việc gì đó bạn thích, lao động hay học tập, đi chơi xa, thực hiện các dự định của mình. Nếu quan tâm, bạn cũng có thể tham gia các công tác xã hội về HIV/AIDS. Bạn có quyền sống vui, sống có ý nghĩa, và chừng nào còn có thể, bạn hãy làm điều đó.
    Sức khỏe là vốn quan trọng, bạn cần tích lũy. Hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn tái, sống, rau sống, thức ăn kém vệ sinh.
    Hãy hoạt động và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, tập dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe. Bạn cần cẩn thận với các bệnh truyền nhiễm như viêm họng, cúm, tiêu chảy… và các bệnh lây qua đường tình dục. Tránh bội nhiễm HIV. Bất cứ khi nào bị bệnh, bạn hãy đi khám ngay để được chữa trị.
    Bạn đừng để tâm nếu có ai tỏ ra thiếu tôn trọng vì biết bạn nhiễm HIV, vì họ chỉ là những người thiếu hiểu biết hoặc lòng nhân ái. Nếu có lúc buồn hay cảm thấy bế tắc, bạn hãy trút nỗi lòng với một người thân, một người bạn có thể hiểu và thông cảm. Bạn cũng có thể đến một trung tâm tư vấn (tham vấn) về nhiễm HIV để trao đổi với người hiểu các khó khăn của bạn. Họ có thể giúp bạn cả về tinh thần cũng như việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe.
    Bạn cũng cần phải tránh không nhiễm virus cho người khác. Hãy luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, và tránh mọi khả năng tiếp xúc máu, đó là nghĩa vụ của bạn.
    Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng một ngày nào đó các nhà khoa học tìm thấy thuốc trị được HIV. Nhưng từ giờ tới đó thì như thế nào? HIV không chỉ là vấn đề của những người đã bị nhiễm mà còn là vấn đề của những người sắp bị nhiễm và tác động đến cuộc sống của những người thân của họ. Không thể chối bỏ một sự thực là nó đang tồn tại trong cuộc sống chung của tất cả mọi người. Chúng ta hãy cùng nhau học cách sống chung với nó.


    ads

  2. Có 5 người đã cảm ơn Charles cho bài viết bổ ích này:

    ♥NS♥ (19-01-2014),ha hai (10-08-2020),mayman11 (02-03-2015),minh khiêm (11-06-2015),timlai_2014 (14-12-2014)

  3. #2
    Quản Trị Box :Cùng chia sẻ tâm sự
    Ngày tham gia
    17-11-2013
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    từ thiên đường đến địa phủ
    Bài viết
    423
    Cảm ơn
    50
    Được cảm ơn: 202 lần
    minh cũng có quãng thời gian mất phương hướng, giờ thì mình sống cho bản thân nhiều hơn làm những việc mà mình thích và nói chuyện với các cuh già mình cảm thấy tự tin hơn và sức khỏe thì dĩ nhiên có lúc nọ lúc kia nhưng mình nghĩ tương lai sau này sẽ lạc quan hơn, suy nghĩ tích cực là điều mà NCH luôn luôn cần

  4. Có 6 người đã cảm ơn buonchiminhem1 cho bài viết bổ ích này:

    cuongkute0542 (17-04-2014),Degiocuondi (15-02-2017),Ivy (26-01-2014),mayman11 (04-09-2015),minh khiêm (11-06-2015),muathu (19-01-2014)

  5. #3
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    12-01-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Gò Vấp
    Bài viết
    19
    Cảm ơn
    9
    Được cảm ơn: 9 lần
    mình thì lúc buồn lúc vui. đôi lúc hy vọng lắm, nhưng lúc lại thấy buồn và cô đơn lạc lõng. mỗi khi người mệt mõi là lo lắng lại tăng lên.

  6. Có 2 người đã cảm ơn Zero cho bài viết bổ ích này:

    conxinloi_ma (02-10-2015),Ivy (26-01-2014)

  7. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Zero Xem bài viết
    mình thì lúc buồn lúc vui. đôi lúc hy vọng lắm, nhưng lúc lại thấy buồn và cô đơn lạc lõng. mỗi khi người mệt mõi là lo lắng lại tăng lên.
    Nhưng dù sao em cũng có em trai đồng hành rùi, Đó là niềm an ủi và động lực giúp em vượt qua những tháng ngày thăng trầm trong cuộc sống. Và em còn có DD này, nơi đây chính là nơi em có thể trúc hết mọi ưu phiền trong đời sống thời ngày của em. DD luôn chào đón và giăng tay rộng mời các em. Yên tâm sống vui sống khỏe, rùi nổi đâu vết thương lòng sẽ chóng lành, tuy lành nhưng cũng là xẹo. Nhưng nó k bưng mũ. Hãy để nó trôi đi đừng suy nghĩa nhiều k tốt. Dù sao nó cũng đã đến và hiện diện. Mình k thể thay đổi được chi bằng tập sống chung với nó nhưng người Việt Nam có câu bất hữu hãy sống chung với lũ, lũ lên tới đâu thì ta nâng nền lên tới đó. Như cây lúa vùng lũ vương cao khỏi mặt nước con lũ mà sống dù nó có lặn ngụp trong dòng lũ nhưng vì bản năng sinh tồn mà nó cố vương ngọn qua khỏi mặt nước lữ để sống, còn thân mình chìm trong dòng lũ, thì người có HIV cũng vậy, hãy tập sống như cây lúa nước vùng lũ em nhé

  8. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    Ivy (26-01-2014),minh khiêm (11-06-2015)

  9. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    05-01-2014
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    tphcm
    Bài viết
    3
    Cảm ơn
    11
    Được cảm ơn: 0 lần
    Sao tâm trạng Zero giống mình vậy J


  10. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Ivy Xem bài viết
    Sao tâm trạng Zero giống mình vậy J
    Đó là tâm trạng chung của người mới biết mình có dòng máu quý tộc

  11. #7
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Người nhiễm HIV: 'Sống đẹp những ngày còn lại'




    Khi phát hiện ra mình bị nhiễm HIV, phần đông sẽ hoảng hốt, sợ hãi, hoặc sẽ buồn. Có người nói: "Bị thì sẽ tự tử thôi, không sống nổi đâu". Nhưng cái khủng hoảng ban đầu rồi sẽ qua. Cái quan trọng là tiếp theo sẽ sống như thế nào. Có bạn cho rằng phải "Sống đẹp những ngày còn lại".

    Nhiễm HIV cũng còn sống một số nǎm nữa. Sống đẹp có khó không, muốn sống đẹp phải làm gì? Điều đó tùy theo mỗi người, nhưng có một số điều cần quan tâm, đó là chỗ dựa tinh thần, niềm vui, sức khỏe, và tránh lan nhiễm, lây bệnh khác hay tái nhiễm.


    1. Chỗ dựa tinh thần

    Chỗ dựa tinh thần thường là gia đình hay bạn bè thân thiết. Đó là người sẽ lắng nghe ta trút nỗi lòng hoặc nói một câu an ủi khi ta cần đến. Đó là người làm ta vui, làm ta yên lòng. Ai cũng cần tìm lấy chỗ dựa tinh thần để trải qua những giờ phút bất ổn.

    Ngoài ra, bạn có thể tìm đến, và nên tìm đến những trung tâm tư vấn về HIV/AIDS. Ở đây có những người hiểu được những khó khǎn của bạn, có thể giúp bạn tìm cách khắc phục. Họ có thể giúp bạn vượt qua những cơn trầm cảm, những khi tuyệt vọng. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có câu lạc bộ "Bạn giúp bạn" do một số người nhiễm HIV thành lập để cùng chia sẻ vui buồn và tương trợ nhau. Bạn có thể tìm đến đó. Rất hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều địa phương có được những câu lạc bộ như thế.

    2. Niềm vui

    Ta rất cần đến những niềm vui làm cho ta thấy yêu đời. Nếu phát hiện ra mình nhiễm HIV mà chỉ suốt ngày ngồi ủ rũ, gặm nhấm nỗi đau của mình thì bạn sẽ sống khổ và chết sớm. Bạn hãy đứng dậy và làm một việc gì đó mà mình thích.

    Lỡ nhiễm HIV thì đừng nghĩ là đã hết sống. Bạn cứ sống tiếp, cứ làm cái gì mình thích hay thấy nên làm. Nó sẽ đem lại cho cuộc sống của bạn ý nghĩa và niềm vui.


    3. Sức khỏe

    Khi đã bị nhiễm mầm bệnh thì phải chú ý đến sức khỏe. Nên ǎn uống tốt, đủ chất, đủ vitamin, tránh các thức ǎn tái và sống, rau sống, thức ǎn vệ sinh không tốt. Nên hoạt động và nghỉ ngơi điều độ, đồng thời tập thể dục, tập dưỡng sinh để tǎng cường sức khỏe. Nếu sức khỏe tốt thì sẽ sống được lâu và sống vui.

    4. Tránh lan nhiễm, tránh lây bệnh khác, tránh tái nhiễm

    Về vật dụng trong nhà: nên phân biệt đồ dùng riêng và đồ dùng chung với gia đình.

    - Đồ cần dùng riêng: những vật dụng mà người nhiễm HIV nhất thiết phải dùng riêng là khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, cạo lưỡi, dao cạo, dao lam, đồ cắt móng tay. Dụng cụ tiêm chích nên dùng loại sử dụng một lần rồi bỏ, nếu dùng loại sử dụng lại cần phải tiệt trùng thật kỹ bằng cách nấu trong nước sôi liên tục 20-30 phút.

    - Đồ dùng có thể dùng chung với gia đình: chén, đũa, muỗng, nĩa, ly, tách, chậu rửa chén, chậu giặt, chậu tắm rửa. Quần áo, các vật dụng bằng vải của người nhiễm HIV vẫn có thể rửa, giặt chung. Nếu các đồ dùng này có dính máu, chất thải thì cần xử lý riêng bằng cách:

    + Với chén, ly, vật đựng nếu có dính máu, chất nôn mửa: rửa thật sạch dưới vòi nước, sau đó rửa lại với xà phòng hoặc nước rửa chén.

    + Với quần áo, đồ vải dính máu: ngâm nước javel chứa 0,1 - 0,5% clor hoạt tính trong 30 phút, rồi giặt với xà phòng (nếu dính chất nôn mửa hoặc dính phân cần dội thật sạch bằng nước trước khi ngâm javel).

    + Cách pha nước javel: javel mua ở thị trường thường là loại nguyên chất 3,75 - 5%, cần pha một phần javel nguyên chất với 9 phần nước để có nước javel cần dùng.


    Vệ sinh rác, chất thải:

    Các loại rác có dính máu (giấy, bông băng...) và dao lam khi dùng xong cần bỏ vào hai lần túi nilông, cột lại trước khi cho vào thùng rác. Khi máu và chất tiết rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng xà phòng và lau lại bằng nước javel hoặc cồn 70 độ.

    An toàn khi tiếp xúc với máu, dịch tiết:

    Cần mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương người nhiễm HIV hoặc khi dọn dẹp đồ bẩn, chất thải dính máu. Mặc dù đeo găng tay nhưng khi làm xong, tháo găng cũng nhớ rửa tay thật sạch. Nếu dính máu, chất tiết của người bệnh, cần rửa sạch ngay bằng nước và xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng.

    Nếu chẳng may khi chăm sóc người bệnh, bị các dụng cụ bén nhọn gây thương tích, cần nặn ngay máu ra, rửa vết thương bằng cồn 70 độ, sau đó liên hệ ngay các điểm tham vấn để được hướng dẫn về cách điều trị dự phòng lây nhiễm HIV.

    Lưu ý: cồn mua ở các nhà thuốc hiện nay thường là loại cồn 90 độ. Cồn 70 độ có tác dụng sát trùng hiệu quả hơn (do không làm đông kết các mô, vỏ của mầm bệnh như cồn 90 độ nên dễ thấm vào vết thương). Muốn có cồn 70 độ, bạn pha bảy phần cồn 90 độ với 2 phần nước cất (hoặc nước sạch).


    An toàn trong tình dục:

    Các biểu hiện tình cảm như nắm tay, ôm, vuốt ve, hôn ngoài miệng... không làm lây bệnh. Chỉ khi giao hợp với người bị nhiễm HIV bắt buộc phải dùng bao cao su đúng cách.

    Nếu người bệnh thực hiện triệt để các biện pháp trên kèm theo lối sống lành mạnh (tránh thuốc lá, ma túy, rượu), bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng, năng rèn luyện thân thể, tập dưỡng sinh, làm việc điều độ, tránh phung phí sức lực, không chán nản tuyệt vọng, quan tâm đến vệ sinh cá nhân... chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình.

    Nguồn: http://www.vieclambacninh.org

  12. Có 2 người đã cảm ơn Charles cho bài viết bổ ích này:

    Góc khuất 0000 (04-05-2019),mayman11 (02-03-2015)

  13. #8
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Cuộc chiến với HIV của nhóm Sống tích cực





    Dù biết mình đang mắc căn bệnh thế kỷ, nhưng họ chưa bao giờ tắt nụ cười hy vọng trên môi. Họ vẫn sống, hằng ngày chống chọi với bệnh tật và bù đắp cho nhau những mất mát, đau thương của cuộc đời. Để rồi, khi xích lại gần nhau hơn, một lần nữa họ tìm thấy tình yêu, hạnh phúc và mầm sống đang trỗi dậy từng ngày, từng giờ.
    "Không gục ngã"

    Tại phòng tư vấn điều trị của nhóm Sống tích cực, nằm trong khuôn viên Bệnh viện Việt Tiệp (TP Hải phòng), chị Đoàn Thị Khuyên (sinh năm 1982), ở xã Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng đã nói với chúng tôi như thế khi trải lòng về cuộc sống hiện tại và quá khứ đau buồn của chị 10 năm về trước. Chị bảo, thời điểm 2003, khi mới sinh con trai đầu lòng, chưa hưởng trọn niềm vui, hạnh phúc của người mẹ thì nhận được kết quả xét nghiệm cả nhà dương tính với vi-rút HIV. Lúc ấy, chị ngỡ mình như đã chết, cánh cửa tương lai dường như đã khép chặt. Ôm con thơ vào lòng mà nước mắt chị ròng ròng chảy, khi người chồng thú nhận về quá khứ nghiện ngập và đã dính HIV. Tai chị ù đi khi nghe chồng thú tội. Vì quá tủi hờn, chị định tìm đến cái chết như một cách giải thoát nỗi khổ của bản thân. Nhưng nghĩ đến con thơ, bố mẹ già không ai chăm sóc, chị lại không đành. Tin cả nhà chị mắc bệnh HIV loan khắp xóm, làng. Đi đến đâu chị cũng gặp những ánh mắt kỳ thị, những lời đàm tiếu, dè bỉu. Thế rồi, khi không còn đủ sức chống chọi với căn bệnh thế kỷ, người chồng đã rời xa chị mãi mãi. Tài sản lớn nhất anh để lại cho chị là đứa con thơ và bố mẹ già đau yếu. "Mỗi khi nghe tiếng kèn đám ma là mình lại lạnh sống lưng, nghĩ về một ngày mình không còn trên thế gian này nữa. Nỗi trăn trở lớn nhất là khi mình chết, con trai sẽ sống ra sao?" - Chị Khuyên trải lòng. Chính trăn trở đó đã không cho phép chị gục ngã. Sau bao lần trắng đêm, chị nghĩ phải sống sao để sau này khi con lớn lên, nó sẽ tự hào rằng, dù mẹ mắc căn bệnh chết người nhưng ý chí và nghị lực thì không bao giờ chết.
    Vợ chồng chị Khuyên tìm hiểu những thông tin về căn bệnh HIV trên mạng Internet.

    Sau khi chồng mất, chị Khuyên một mình bươn chải kiếm tiền nuôi con trai và trở thành thành viên nòng cốt của một nhóm tuyên truyền viên về HIV. Điều bất ngờ, sau 7 năm chịu tang chồng, hạnh phúc lại một lần nữa đến với chị. Chị tái hôn với anh Đỗ Văn Hải (sinh năm 1980), ở quận Dương Kinh, TP Hải Phòng, nhân viên hỗ trợ tuân thủ điều trị của phòng khám ngoại trú Bệnh viện Việt Tiệp. Chị Khuyên còn nhớ như in lần đầu 2 người gặp nhau: "Mình và anh Hải gặp nhau trong một hội thảo nâng cao năng lực về phòng chống lây nhiễm HIV. Do có những điểm tương đồng nên hai người dễ đồng cảm và chia sẻ với nhau những mất mát đau thương". Trước đây, anh Hải được biết đến như một dân chơi có hạng ở đất cảng, chưa có thú chơi gì mà anh chưa từng kinh qua, từ rượu chè, cờ bạc cho đến ma túy. Những lần chích ma túy chung kim tiêm đã khiến anh rước HIV vào mình. Và rồi, chính HIV là thủ phạm khiến gia đình anh ly tán, âm dương cách biệt. "Khi vợ mất, tôi không chỉ gánh chịu nỗi đau mất người thân, mà còn phải chịu sự kỳ thị của những người xung quanh. Khi tôi đi xin việc để kiếm tiền nuôi con, không ai nhận vào làm, tủi nhục vô cùng" - Nói đến đây, giọng anh Hải chùng xuống. Có lẽ, đây không chỉ là câu chuyện riêng của anh Hải, chị Khuyên mà câu chuyện chung của những người có H. Chính vì thế mà họ tìm đến để được chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn của cuộc đời. Và hơn hết, họ muốn chứng minh cho cả xã hội thấy rằng, những người nhiễm HIV cũng có quyền được yêu, được sống, được cống hiến. Nếu mọi người có cái nhìn cởi mở hơn thì họ sẽ không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.

    Gác lại câu chuyện buồn của quá khứ, chị Khuyên trở về với cuộc sống thực tại. Chị nói rằng, chị hạnh phúc vì được chồng yêu, chiều và các con chăm ngoan. Sau khi tái hôn, anh chị đã có với nhau một cậu con trai. Vì được điều trị dự phòng lây nhiễm HIV nên con trai chị hoàn toàn khỏe mạnh.

    Địa chỉ đỏ của người có H

    "Sống tích cực" là tên của một nhóm tuyên truyền viên về HIV tại TP Hải Phòng do chị Khuyên làm Trưởng nhóm. Được thành lập vào tháng 2-2008, với 10 thành viên nòng cốt. Ban đầu, nhóm có tên là Hoa phượng đỏ Kiến An. Sau đó, vào tháng 5-2010, nhóm tham gia vào Hội Chữ thập đỏ TP Hải Phòng và đổi tên thành Sống tích cực. Chị Khuyên cho biết ý nghĩa của tên nhóm là mong muốn mang đến mục tiêu sống tốt đẹp và những chương trình hành động thiết thực cho chính bản thân người có H, gia đình người có H và cho toàn xã hội. Không chỉ tuyên truyền, tư vấn về điều trị dự phòng, lây nhiễm HIV, nhóm còn hỗ trợ các chị em mở xưởng may gia công, xây dựng mô hình chăn nuôi tại gia đình. Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ giúp tăng thu nhập cho người có H, mà còn giúp họ tìm thấy niềm tin, tình yêu vào cuộc sống. Và họ vẫn không ngừng hy vọng, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu ra một loại thuốc chữa trị được căn bệnh quái ác này. Chính vì những lợi ích thiết thực mà nhóm mang lại và cách tuyên truyền tích cực, hiệu quả nên thành viên trong nhóm tăng lên từng ngày. Tính tới thời điểm này, nhóm gồm 12 thành viên nòng cốt, 128 thành viên tham gia, 152 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV.

    Ông Bùi Mạnh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hải Phòng đánh giá: "Nhóm Sống tích cực hoạt động khá tốt trong thời gian qua. Đặc biệt, những hoạt động tuyên truyền và sinh kế đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nâng cao cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất của người có H".



  14. #9
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ nếu bị dương tính với HIV




    Bạn đọc hỏi: Tôi sợ xét nghiệm HIV. Tôi biết rằng nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, tôi sẽ buồn. Nếu tôi bị HIV dương tính, tôi nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình?

    Trả lời:
    Xét nghiệm HIV có thể hơi sợ một chút. Mỗi người chúng ta nên biết rằng một cán bộ tư vấn đã được đào tạo sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và trả lợi bất cứ câu hỏi nào trước khi xét nghiệm và sau khi chúng ta nhận được kết quả.

    Một điều đáng lưu ý là chúng ta có thể sống cho dù kết quả xét nghiệm là như thế nào chăng nữa. Không giống như trước đây, tiên lượng đối với người bị HIV dương tính thật kinh khủng, thì giờ đây con người có thể chung sống với căn bệnh này.

    Tùy thuộc vào mức độ lo lắng của bạn khi nhận kết quả, bạn có thể nghĩ về việc có một người bạn hoặc một người thân yêu ở bên cạnh bạn để nói chuyện với bạn sau khi nhận kết quả. Trong khi cán bộ tư vấn xét nghiệm có thể làm dịu đi sự sợ hãi của bạn, có những người hỗ trợ để bạn vượt qua nỗi sợ hãi của mình cũng là một điều tốt.

    Nếu bạn đang sống với HIV, bạn nên để ý ăn uống nhiều hơn và tập trung ăn những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe. Protít như thịt, cá, đậu, lạc và các loại hạt, giúp tăng cường và duy trì cơ bắp. Năng lượng được cung cấp bởi các chất bột đường, như ngũ cốc, rau và quả. Nên ăn ít chất béo, chú trọng nhiều hơn tới chất béo đã được bão hòa, có trong lạc, các loại hạt, một số loại dầu thực vật và cá. Tránh tối đa các chất béo có hại có trong bơ và các sản phẩm động vật.

    Những người có HIV dương tính nên quan tâm nhiều hơn đến quá trình chuẩn bị thức ăn. Rửa tay trước khi chuẩn bị bữa ăn và rửa cẩn thận tất cả các loại rau quả. Tránh ăn thịt hoặc trứng sống hoặc nấu chưa chín, hãy để trong tủ lạnh các thức ăn còn thừa và ăn hết trong vòng 3 ngày, không nên mua hoặc chuẩn bị thực phẩm khi chúng đã hết hạn sử dụng.

    Nếu bạn có HIV dương tính, nên uống nhiều nuớc. Tránh uống chè, cà phê, sô cô la, cô la hoặc rượu, vì những đồ uống này có thể làm bạn bị mất nước. Nên uống nước đã được đun sôi.

    Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng một đêm, hãy nghỉ ngơi khi mệt mỏi và cố gắng giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Có một nhóm bạn hỗ trợ là điều tốt, do đó bạn nên hướng nhiều hơn đến gia đình và bạn bè đáng tin cậy để được hỗ trợ.

    Nếu bạn hút thuốc lá, hãy ngừng hút nếu kết quả xét nghiệm của bạn là HIV dương tính. Hút thuốc sẽ làm tổn hại phổi và các cơ quan khác của cơ thể và làm cho cơ thể dễ bị tổn thương với các loại nhiễm khuẩn.

    Nên tránh các loại thuốc không cần thíêt. Chúng có thể tạo nên tác dụng phụ khó chịu và có thể ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng tốt. Nếu bạn đang theo một phác đồ điều trị khác không liên quan đến HIV, bạn nên thảo luận điều này với bác sỹ của bạn.

    Mặc dù những đề xuất này là đặc biệt quan trọng với người đang sống với HIV, đây cũng là những chỉ dẫn có ích đối với tất cả chúng ta.





  15. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:

    mayman11 (02-03-2015)

  16. #10
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Đừng trốn tránh hiện thực

    Ba năm sau ngày cưới, cuộc sống bình yên của Yến bỗng bị sóng gió bao trùm. Đầu tiên là sự ra đi bất ngờ vì tai nạn của đứa con thứ hai. Nỗi đau này chưa kịp nguôi thì chồng cô, trong một lần đi xét nghiệm máu đã phát hiện mình bị nhiễm HIV. Bàng hoàng, choáng váng nhưng dù mọi người nói thế nào, Yến cũng cương quyết không đi làm xét nghiệm với lý do: “Nhiễm thì đã nhiễm rồi, thà rằng không biết để sống cho vui vẻ còn hơn là biết để đau khổ, tuyệt vọng”.

    Thế nhưng, những ngày sau đó, thay vì sống vô tư như cô mong muốn, Yến luôn thấy lo lắng. Cô không dám lại gần con vì nếu chẳng may có bệnh, mình lại làm lây sang con. Chẳng những thế, thay vì chăm chỉ làm lụng, Yến mang trong mình tâm lý sống gấp và muốn hưởng thụ. Cô rút hết tiền trong sổ tiết kiệm của hai vợ chồng để mua sắm hoang phí những đồ xa xỉ. Thêm vào đó là những trận cãi vã không nguôi giữa hai vợ chồng bởi một lẽ: “Anh đã mang bất hạnh đến cho tất cả mọi người trong cái gia đình này”, Yến vừa khóc vừa quát tháo.
    Tất nhiên, khi nhiễm HIV, ai cũng có chung tâm trạng hoảng loạn và mất tự chủ như Yến, thế nhưng nếu đây là việc không thể trốn tránh được, hãy dũng cảm đối mặt với sự thật. Đầu tiên, bạn nên lấy bình tĩnh đi làm các xét nghiệm để biết chính xác tình trạng của bản thân, từ đó có định hướng phù hợp cho tương lai cũng như có cách phòng tránh thích hợp cho những người xung quanh. Sự trốn tránh sẽ chẳng thể mang lại bình yên mà nó chỉ làm bạn thấy thêm hoang mang, lo lắng và lúc nào cũng phân vân: “Liệu mình có nhiễm HIV không”. Thế nên, dù kết quả ra sao, hãy dũng cảm đối mặt với hiện thực



    Không nhất thiết phải truy tìm nguyên nhân

    Chuẩn bị sinh em bé, theo yêu cầu của bác sĩ, Hà đi làm các thủ tục xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm HIV. Tưởng như chẳng có gì đáng phải bận tâm, thế nhưng kết quả dương tính với HIV đã khiến cuộc sống của Hà thay đổi. Thay vì đau khổ hay lo lắng, cảm xúc đầu tiên mà Hà cảm thấy chính là sự tức giận. Cô nói trong nước mắt: “Em chưa từng quan hệ tình dục với một ai khác ngoài chồng, cũng chưa từng yêu một ai khác ngoài anh ấy. Tại sao sự chung thủy của em lại phải trả giá như thế này? Tại sao anh ấy lại lừa dối em? Sao anh ấy lăng nhăng ở ngoài mà không biết cách bảo vệ để đổ bệnh cho mẹ con em?”.
    Mặc dù được các bác sĩ tư vấn điều cần thiết lúc này là cần nói chồng đi xét nghiệm, song Hà vẫn bỏ ngoài tai tất cả. Điều quan trọng với Hà lúc này là vì sao chồng cô lại bị nhiễm HIV bởi cô chắc chắn rằng: chỉ bị lây bệnh từ chồng. “Nếu anh ấy chỉ vô tình mắc phải thì còn có thể chấp nhận được chứ nếu là do chơi bời hay nghiện ngập thì em sẽ không bao giờ tha thứ”, Hà sụt sùi.
    Vì sao tôi bị nhiễm HIV – ai cũng muốn có câu trả lời trong tình huống này, thế nhưng thực tế thì nó không phải là điều quan trọng nhất. Thậm chí, theo các chuyên gia tâm lý, cố tìm hiểu nguyên nhân nhiều khi chỉ làm cho người trong cuộc thêm đau khổ. Thế nên, hãy quên nó đi và coi đó như một tai nạn để không dằn vặt trách móc nhau cũng như trách móc bản thân mình. Hãy khép lại quá khứ để hiểu rằng: điều quan trọng nhất lúc này là ổn định tinh thần để tiếp tục cuộc sống chung với HIV



    Tương lai vẫn ở phía trước

    Cầm tờ xét nghiệm dương tính với HIV trên tay, Hoàng thấy cuộc đời đã chấm dứt. Anh lao mình vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng mong có thể quên đi sự thật cũng như để tận hưởng nốt những tháng ngày còn lại. Vị trí phó phòng nhân sự - công việc mà anh đã mất rất nhiều thời gian để chứng minh khả năng của mình cũng không còn có nhiều ý nghĩa. Anh thường xuyên nghỉ việc không lý do và nếu có đi làm cũng mắt trước mắt sau trốn về sớm. Ngày bị nhận quyết định cho thôi việc, Hoàng chính thức thấy cuộc sống không còn ý nghĩa. Anh mua thuốc ngủ và quyết định chấm dứt sự sống khi mới ngoài 30.
    Tiêu cực, thậm chí tự tử là những gì vẫn hay xảy ra ở những người nhiễm HIV. Những người này cho rằng có kéo dài thêm cuộc sống thì cũng chẳng có ý nghĩa gì vì đằng nào cũng chấm dứt bằng cái chết trong ngày một ngày hai. Thế nhưng thực tế thì cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, y học đã tìm ra loại thuốc hạn chế sự phát triển của vi rút HIV là ARV, vì thế nếu được uống thuốc đầy đủ, theo đúng hướng dẫn, những người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh hàng chục năm. Hơn nữa, nhiễm HIV điều đó chỉ có nghĩa là sức đề kháng của bạn bị suy giảm và có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội hơn, còn trí óc vẫn không hề bị ảnh hưởng. Như vậy, dù có bị nhiễm HIV, bạn vẫn có thể sáng tạo hay lao động để cống hiến theo cách của riêng mình thật có ích.

    Nếu một ngày nào đó, bạn phát hiện ra rằng mình nhiễm HIV, hãy đón nhận nó một cách bình tĩnh nhất có thể và đừng bao giờ nghĩ đến cái chết bạn nhé. Nhiễm HIV nhưng bạn vẫn sẽ là người có ích bởi HIV không phải là dấu chấm hết.

  17. Có 3 người đã cảm ơn Charles cho bài viết bổ ích này:

    Giaitoaloau (21-04-2016),mayman11 (02-03-2015),Ngay mai tuoi sang (04-03-2016)

  18. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm HIV cần sống lạc quan

    Cập nhật ngày: 25/12/2013 02:24:37
    Đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp phát hiện trên 6 ngàn người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS là 2.630. Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ở đủ thành phần như: nông dân, công nhân, cán bộ công chức, học sinh,... Dù ở lứa tuổi nào, xuất thân từ thành phần nào trong xã hội, khi biết mình nhiễm HIV, mọi người đều cảm thấy bi quan, lo lắng. Chính điều đó dẫn đến người nhiễm HIV ngày một sa sút về mặt tinh thần, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

    Tư vấn tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp
    Khi phát hiện mình bị nhiễm HIV, nhiều người cứ nghĩ cuộc đời mình sẽ mất tất cả. Đây là lối suy nghĩ tiêu cực, vì hiện nay người nhiễm HIV vẫn làm việc, học tập bình thường như những người không nhiễm và đặc biệt là có thể sống hàng chục năm như những người khỏe mạnh. Để được sống lâu, sống khỏe, điều quan trọng là người nhiễm HIV cần có tinh thần lạc quan trong cuộc sống.Bác sĩ Trương Kiến Quốc - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp cho rằng, đối với người nhiễm HIV, điều quan trọng nhất là sống lạc quan, đây là một trong những mấu chốt làm sức khỏe không giảm sút. Nếu sống lạc quan, điều trị đúng thì người nhiễm HIV có thể sống kéo dài trên 20 năm. Chẳng hạn trường hợp một phụ nữ nhiễm HIV tại TP.HCM được phát hiện vào năm 1990 đến nay vẫn sống khỏe mạnh mà nguyên nhân do chị được phát hiện sớm, uống thuốc đều đặn và sống lạc quan. Hiện nay trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đang quản lý 80 trẻ từ 13 tuổi trở xuống, hầu hết các em đều biết mình nhiễm HIV. Qua tư vấn các em đã có tinh thần lạc quan, sống vui tươi bên những người thân trong gia đình, có em được điều trị 6 năm nay và vẫn khỏe mạnh.Bác sĩ Trương Kiến Quốc cũng khuyến cáo, đối với những người nhiễm HIV, nếu sống bi quan thì thông thường sẽ tử vong sau 3 hoặc 4 năm phát hiện. Để có được cuộc sống lạc quan, người nhiễm HIV phải hiểu được giá trị cuộc sống của bản thân mình, ngoài ra mình còn gia đình, những người thân, qua đó thấy rằng cuộc sống luôn có giá trị. Người nhiễm HIV nên tham gia vào các công tác xã hội, cùng hỗ trợ chăm sóc những người có hoàn cảnh như mình; sống một cuộc sống bình thường như mình vẫn sống với cộng đồng từ trước đến nay.Để giúp người nhiễm HIV lạc quan trong cuộc sống, 3 phòng khám ngoại trú đặt tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đồng Tháp, BVĐK Sa Đéc, BVĐK khu vực Hồng Ngự ngoài nhiệm vụ điều trị còn quan tâm tư vấn sức khỏe, động viên người nhiễm HIV nhằm giúp họ yên tâm sống tốt, sống khỏe. Ngoài ra, lực lượng cộng tác viên, đồng đẳng viên trong tỉnh thường xuyên quan tâm tiếp cận những người nhiễm HIV để chăm sóc sức khỏe, ủng hộ về mặt tinh thần, đồng thời tuyên truyền cho mọi người không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, từ đó giúp người nhiễm HIV lạc quan trong cuộc sống. Theo bác sĩ Trương Kiến Quốc, hiện nay vấn đề phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đã giảm đáng kể. Người nhiễm HIV trong cộng đồng cũng nhận thức được rằng xã hội không từ bỏ mà luôn quan tâm giúp đỡ mình.

  19. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    mayman11 (02-03-2015),Ngay mai tuoi sang (04-03-2016)

  20. #12
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    20-06-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.hà môi
    Bài viết
    38
    Cảm ơn
    1
    Được cảm ơn: 15 lần
    Có lẽ ko ai biết trước được số phận cuộc đời của mình sẽ đi về đâu,sẽ như thế nào nhưng tôi trắc chắn 1 điều rằng bạn sẽ vui hơn khi có 1 Âu đó có thể cùng mình chia sẻ những tâm sự ( niềm vui,nỗi Buồn,khó khăn trong cuộc sống,những điều thầm Kín khó nói trong cuộc sống thương ngày tương trưng như đơn giản của môi chúng ta) tôi tin răng bây kỳ ai trong môi chúng ta điêu có những tâm sự những điều khó nói và có đôi khi chính những điều đó đang làm cuộc sống của chúng ta gặp phải những biến cố khó khăn trong mọi hoạt Động cử chỉ của mình ( vì khi trong ta tâm Trạng ko được thoải mái mọi vấn đe chưa được giải quyế và có 1 lôi thoát hoặc câu trả lời cho những suy nghi tâm Trạng chưa được giải toả đó thì chính những (.) đó là vật cản lớn cho chúng ta khiến chúng ta phải đem theo nó vào cuộc sống hiện tại thêm nặng nề.các bạn biết ko tôi cũng như 1 trong số mọi người trong gia Đinh của chúng ta mà thôi.ai cũng được sinh ra và lớn lên theo đúng nghĩa mà tạo hoá này ban tăng theo 1 quy luật sinh tử của cuộc đời này nhưng điều chắc chắn răng môi chúng ta có 1 hoàn cảnh khác nhau 1 điều chung nhất là trong mmỗi chúng ta ai cũng tưng mong và ước răng mình sẽ có 1 cuộc sống TỐT đẹp 1 mái ấm gia Đình hạnh phúc.nhưng đúng thật cuộc sống ko giống với cuộc đời mọi thứ ko như mình tưng nghĩ va mơ ước.cho đến 1 ngày cầm trên tay bản xét nghiệm Định mệnh mới chết lặng người khi nó là ( Dương tính) mọi thứ sụp đổ đau đơn Tuyết vọng kéo đến bên ta.những câu nếu,như....rồi tự trách móc chính bản thân của mình chỉ vì ít phút nông nổi mà đánh mất cuộc đời này....tôi nghĩ rằng trong mỗi chúng ta ai cũng từng phải trải qua những thời khắc như vậy.và cuối cùng cái gì đến Đã đến mỗi chúng ta có 1 cách vượt qua khác nhau để vượt qua và tiếp tục sống vì bên cạnh ta còn rất nhiều điều phải làm và những điều chúng ta chưa thực hiện được ko những vậy chúng ta còn phải tiếp tục sống tồn tại vì những người thương yêu ta và thực sự cần có ta ( với riêng tôi còn còn mẹ và cô em gái những người thực suy cần có tôi và luôn bên cạnh tôi những lúc tôi...đđiên Tuyệt vọng nhất dù cả thế giới này có rơi xa xa lánh tôi dù tôi có như thế nào chăng nữa thi họ vẫn luôn luôn bên tôi) tôi Viết tâm sự những điều trên chỉ mong phần nào các bạn hiểu thêm về tôi cũng như trong mỗi ngươi có thêm 1 nghị luc 1 cái đích để tiếp tục cố gắng vượt qua mọi khó khăn trước mắt cho dù nó có khó khăn đến đau chỉ cần ta biết được mục đích của mình dù minh ko muốn sống cho bản thân thì hãy tiếp tục sống vì những người đang từng ngày từng giờ mong chúng ta được khoẻ mạnh vui vẻ...chúng ta hãy cùng nhau sống thật TỐT các bạn nhé tôi mong rằng những điều TỐT nhất sẽ đến với mọi người trong gia Đình của chúng ta.hãy xích lại gần nhau hơn các bạn nhé hãy mở lòng của mình ra để chia sẻ xùng mọi người ko gì có thể đánh bại được tinh thần lý trí quật Ngã được chúng ta cả khi mà chúng ta đoàn kết xích lại gần nhau cùng chia sẻ mọi....trong cuộc sống này cả và nếu 1 ngày bất kỳ ai trong gia đình cần có 1 người để...thì tôi luôn sẵn sàng.nếu có thể làm bạn hãy Liên hệ với tôi Yahoo: vipmodelchampionthattinh_vd tôi rất Vinh hạnh được làm quen với mọi người chỉ cần bạn nghĩ tơi tôi thì tôi sẽ luôn bên bạn dù bạn ở bất kỳ nơi đâu.à quên chưa giới thiêu với gia Đình tôi tên cương 25 tuổi ở Hà Nội xin chào và hẹn gặp lại mọi người vào 1 ngày gần nhất ( 1 cây làm chẳng lên non nhiều cây trụm lại thành Đỉnh pasipanh.hihi

  21. Những thành viên đã cảm ơn A_konmany cho bài viết này:

    Ngay mai tuoi sang (04-03-2016)

  22. #13
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    "Chuyện ấy” và một số băn khoăn về HIV/AIDS

    Thứ sáu 27/06/2014 09:00



    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV/AIDS.


    Ảnh minh họa

    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, giang mai, mụn rộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV, vì HIV rất thích xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này.

    Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng cơ may bị nhiễm HIV lên 5-10 lần vì người bị nhiễm HIV mà có lở loét thì các tế bào trong các tổn thương đó cũng chứa rất nhiều HIV nên dễ lây truyền cho người khác do tiếp xúc. Càng nhiều tế bào bị nhiễm HIV thì càng dễ lây truyền virut. Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét, do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn. Người không bị nhiễm HIV nhưng có vết lở loét nếu có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV thì cũng rất dễ để HIV xâm nhập qua vết lở loét đó. Các bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục, u hạt bẹn, hạ cam đều có lở loét và ở những tổn thương này có rất nhiều loại tế bào mà HIV ưa lây nhiễm, do đó bị mắc một trong các bệnh tình dục nói trên là tăng nguy cơ bị nhiễm HIV. Lỡ quan hệ tình dục không bảo vệ (không dùng bao cao su) với người đã nhiễm HIV? Có thể may mắn không bị nhiễm nhưng chớ nên thử như vậy - đó là hành vi tình dục không an toàn. Nên biết rằng, nhiều người - nhất là các thanh thiếu niên đã nghĩ rằng mình sẽ là người may mắn nhưng họ có thể nhiễm HIV ngay lần quan hệ tình dục đầu tiên. Cơ may bị lây nhiễm ngay hay không bị lây cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến bạn và người kia. Người nào hệ thống miễn dịch kém dễ bị lây nhiễm HIV hơn, đó là những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị tia xạ, dùng liều cao corticosteroide, hóa liệu pháp, tiểu đường, tuổi từ 65 trở lên…
    Ngoài ra, một số điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi, ví dụ như bị nhiễm khuẩn tái diễn, hay ốm đau, lối sống kém vệ sinh, kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng thần kinh (stress), nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá và nhiều loại bệnh tình dục khác.
    Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV càng nhiều lần thì càng dễ bị nhiễm. Một số người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn những người khác, ví dụ những người mới nhiễm HIV thì sức lây truyền cao hơn cho đến khi cơ thể họ phát triển được kháng thể. Thời gian làm cho những người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn còn vì virut cũng trở nên khôn ngoan, ma mãnh, chúng biến đổi thành những thể phát triển nhanh và gây bệnh sớm hơn. Nếu có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà virut đang ở giai đoạn này hoặc với người đang có một số lượng lớn HIV trong cơ thể thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ tăng lên.

  23. #14
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    24-07-2014
    Giới tính
    Nữ
    Bài viết
    1
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Cứ sống vui vẻ nốt quãng đời còn lại, điều đó sẽ giúp cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. Buồn khổ đau chỉ khiến cuộc sống vốn đã nặng nề lại càng nặng hơn thôi hihi

  24. #15
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Người nhiễm HIV làm sao tăng cân

    Thứ sáu, 8/8/2014 | 08:51 GMT+7

    Xin hỏi, người nhiễm HIV làm sao có thể tăng cân? Xin cảm ơn bác sĩ. (Bùi Thiện).

    Ảnh minh họa: Health.
    Trả lời:

    Chào anh,

    Vấn đề tăng cân hay nói chính xác hơn là giữ chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta. Một cơ thể quá gầy hay quá béo đều ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe chung. Do vậy, chỉ số cân nặng luôn được đề cập đến trong thăm khám tổng quát.

    Trên nhóm người có HIV, cân nặng càng mang ý nghĩa quan trọng, được xem là một chỉ số có tính gợi ý đến tình trạng sức khỏe và sức khỏe miễn dịch. Mặc dù không đặc hiệu và là một chỉ số có biên độ dao động lớn, bệnh nhân nhiễm HIV khi đến khám luôn được đánh giá về căn nặng và đặc biệt quan tâm đến biểu hiện “sụt cân”.

    Sở dĩ như vậy là vì cân nặng sẽ thay đổi trước nhất và nhanh nhất trước những thay đổi của sức khỏe, có thể báo hiệu cho một đợt bệnh cấp tính mới khởi phát hoặc đợt bùng phát của một căn bệnh mạn tính. Trên bệnh nhân nhiễm HIV nó còn mang nhiều giá trị hơn, phản ánh: Sự tuân thủ điều trị, tái nghiện trên người tiêm chích ma túy, tâm lý không ổn định, dinh dưỡng kém, kháng thuốc…

    Quay trở lại câu hỏi của anh về việc làm cách nào một người nhiễm HIV đảm bảo duy trì được cân nặng ở mức độ hợp lý, tôi xin chia sẻ một như sau:

    1. Trước tiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị thật tốt, tái khám đều đặn, và uống thuốc đúng giờ.

    Việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng thuốc ARV sẽ kiềm hãm sự tăng sinh của virus HIV, theo đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch phục hồi. Đây là tiền đề cho sự phục hồi sức khỏe chung, trong đó có cân nặng. Đa số bệnh nhân khi đáp ứng tốt với điều trị ARV và thực hành tuân thủ tốt đều ghi nhận có biểu hiện tăng cân và duy trì ổn định cân nặng lý tưởng.


    Bên cạnh đó, việc tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân có được những chăm sóc theo dõi thích hợp nhằm điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là những nguyên nhân chính gây suy yếu trên bệnh nhân HIV, trong đó rõ ràng nhất là làm cho họ sụt cân.

    2. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo duy trì cân nặng lý tưởng trên tất cả mọi người.

    Về cơ bản chế độ ăn của người có HIV cũng không quá khác biệt so với người bình thường, bao gồm:


    - Để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ). Thay đổi món thường xuyên sẽ bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

    - Bữa ăn hợp lý là khẩu phần có đủ năng lượng, dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng đối tượng. Người bệnh cũng cần lưu ý đến các khuyến cáo là giảm mặn, giảm ngọt, giảm béo, nhiều chất xơ, tăng cường ăn trái cây, rau củ…

    3. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nhu cầu dinh dưỡng trên người có HIV, có những khuyến cáo sau:

    - Năng lượng nạp vào cơ thể cần tăng khoảng 10% trên nhóm người nhiễm HIV không biểu hiện triệu chứng (giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, đang điều trị ARV ổn định) và tăng 20-30% trong những đợt bệnh nhân có biểu hiện bệnh (bệnh cơ hội, hội chứng suy mòn trong giai đoạn AIDS).

    - Không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về nhu cầu chất đạm hay chất béo trên nhóm người có HIV. Do vậy, càng nhấn mạnh vai trò của việc cân đối các nhóm chất trong khẩu phần ăn.

    - Cần lưu ý đến vitamin và các nguyên tố vi lượng vì vai trò quan trọng của nó trong hệ miễn dịch. Các vitamin A, C, E, nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt giúp tăng cường miễn dịch. Do vậy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng nhằm đảm bảo được nạp đầy đủ các nhóm chất này thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày.

    4. Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý

    - Tránh xa các chất gây nghiện, hạn chế bia rượu và thuốc lá, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường luyện tập các môn thể dục… là những khuyến cáo chung nhằm đảm bảo duy trì cân nặng hợp lý.

    - Trên nhóm người có HIV, một số có định kiến cho rằng cơ thể mình vốn không khỏe nên họ không tham gia luyện tập thể dục hay chỉ tập luyện các môn nhẹ nhàng (không được tập tạ chẳng hạn) là những nhận định không chính xác.

    Trong những giai đoạn nhất định, sức khỏe của người nhiễm HIV rất yếu (như đang bị nhiễm trùng cơ hội, đang ở giai đoạn AIDS). Lúc này, việc tập luyện các môn nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh là hợp lý. Nhưng khi đáp ứng với điều trị ARV, sức khỏe của người bệnh sẽ dần hồi phục và không có khác biệt với người bình thường. Khi đó, việc lựa chọn môn thể thao nào tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện cụ thể và không bị ảnh hưởng bởi HIV.

    5. Cân nặng hợp lý:

    Có khá nhiều thông số liên quan đến cân nặng trung bình. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ xin nêu lên chỉ số thông dụng và dễ tính nhất là BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét).


    Theo WHO, một cách đơn giản, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,5 đến 24,99 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, trên 25 là người thừa cân và trên 30 là béo phì. Người châu Á có thể áp dụng tiêu chuẩn riêng. Theo đó, mức thừa cân là 23 (thay vì 25), và mức béo phì là 25 (do tầm vóc của người châu Á nhỏ hơn châu Âu).

    Như vậy, tăng cân không phải là mục tiêu chính trong việc duy trì sức khỏe. Mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không quá thấp và không quá cao, tức là duy trì BMI ở mức bình thường.

    Với người có HIV, việc duy trì cân nặng trong mức bình thường càng trở nên quan trọng và nên là tiêu chí phấn đấu của mỗi người bệnh.

    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  25. #16
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    HIV/AIDS và chuyện yêu
    Thứ Bảy, 09/08/2014 | 14:18 (GMT+7)

    Tình dục với người bình thường thì là bản hoan ca, nhưng với những người HIV/AIDS thì sao? Ngay chính những người bị nhiễm bệnh đó cũng băn khoăn tự hỏi, liệu có được lên đỉnh, phải có những biện pháp, những "đòn" gì để đối tác cùng hòa nhịp… Những hỏi và trả lời dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa thắc mắc.


    Các bệnh lây truyền tình dục thực sự làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV:


    Vì HIV rất dễ xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia, giang mai, mụn giộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV. Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng cơ may bị nhiễm HIV lên 5-10 lần vì người bị nhiễm HIV mà có lở loét thì các tế bào trong các tổn thương đó cũng chứa rất nhiều HIV nên dễ lây truyền cho người khác do tiếp xúc. Càng nhiều tế bào bị nhiễm HIV thì càng dễ lây truyền virut. Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn. Người không bị nhiễm HIV nhưng có vết lở loét nếu có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV thì cũng rất dễ để HIV xâm nhập qua vết lở loét đó. Các bệnh giang mai, mụn giộp sinh dục, u hạt bẹn, hạ cam đều có lở loét và ở những tổn thương này có rất nhiều loại tế bào mà HIV ưa lây nhiễm, do đó bị mắc một trong các bệnh tình dục nói trên là tăng nguy cơ bị nhiễm HIV.

    Lỡ quan hệ tình dục không bảo vệ (không dùng bao cao su) với người đã nhiễm HIV? Có thể may mắn không bị nhiễm nhưng chớ nên thử như vậy - đó là hành vi tình dục không an toàn. Nên biết rằng nhiều người - nhất là các thanh thiếu niên - đã nghĩ rằng mình sẽ là người may mắn nhưng đã nhiễm HIV ngay lần quan hệ tình dục đầu tiên. Người nào hệ thống miễn dịch kém dễ bị lây nhiễm HIV hơn, đó là những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị tia xạ, dùng liều cao corticosteroid, hoá liệu pháp, đái tháo đường, từ 65 tuổi trở lên... Ngoài ra, một số điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi, ví dụ như bị nhiễm khuẩn tái diễn, hay ốm đau, lối sống kém vệ sinh, kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng thần kinh (stress), nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá và nhiều loại bệnh tình dục khác.

    Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV càng nhiều lần thì càng dễ bị nhiễm.

    Nếu bạn tình nữ bị nhiễm HIV thì chuyện tình dục nên như thế nào? Hoặc không đưa vào âm đạo hoặc phải luôn dùng bao cao su, có thể dùng 2 bao để nhân đôi độ an toàn, nên phối hợp với thuốc bôi trơn loại tan trong nước vì loại khác làm bao cao su yếu đi, dễ rách. Chú ý tránh để dịch âm đạo hay máu của bạn tình dính vào người, nếu có bị dính cần rửa ngay bằng xà phòng; nếu một trong hai người có bị sây sát trên cơ thể thì tránh để tiếp xúc hoặc phải băng kín.

    Quan hệ tình dục đường hậu môn dễ bị nhiễm HIV?

    Hành vi tình dục này dù giữa nam với nam hay giữa nam với nữ cũng dễ lây nhiễm hơn vì niêm mạc trực tràng không co giãn tốt như niêm mạc âm đạo khi quan hệ tình dục, do đó dễ sây sát, tuy không nhận thấy nhưng làm cho HIV dễ xâm nhập. Máu ở nơi sây sát có thể có HIV và đi vào cơ thể. Lây nhiễm trực tiếp từ các tế bào có chứa HIV cũng có thể xảy ra ở hành vi tình dục này dù không bị sây sát và không riêng HIV có thể lây truyền như vậy mà mọi loại vi sinh vật khác đều có thể đi vào đường ruột và vào máu theo đường nói trên, tuy ít nguy hiểm hơn HIV nhưng cũng buộc cơ thể phải huy động cơ chế bảo vệ để loại trừ chúng.

    Với bạn tình mới quen biết nên đề phòng như thế nào?

    Đó là cái bẫy đối với nhiều người, vì phần lớn tin rằng bạn tình mới là an toàn mà không có sự tìm hiểu. Cũng cần nhắc lại là nguy cơ lây nhiễm có thể từ dịch cơ thể do đó tình dục bằng đường miệng cũng là hành vi có nguy cơ.

    Phụ nữ bị nhiễm HIV như thế nào?

    Qua sự tiếp xúc với máu hoặc tinh dịch của người đã nhiễm HIV. Do đó có thể xảy ra khi có quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm với người đã nhiễm HIV (nghiện hút, tiêm chích dễ bị lây nhiễm HIV). 50% phụ nữ bị nhiễm HIV là từ bạn tình.

    Nhiễm HIV ở nữ có khác với nam giới không?

    Nữ dễ bị nhiễm HIV hơn nam giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có hoạt động tình dục không an toàn thì tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV cao hơn nam giới từ 2 - 4 lần. Nguyên nhân là vì bề mặt niêm mạc bộ phận sinh dục nữ tiếp xúc với tinh dịch nam giới có HIV rộng hơn và trong tinh dịch nam giới cũng chứa nhiều HIV hơn trong niêm mạc âm đạo của phụ nữ. Vì thế sự lây nhiễm từ nam sang nữ dễ xảy ra hơn. Các em gái còn dễ lây nhiễm hơn nữa vì cổ tử cung chưa trưởng thành và sự bài tiết ở âm đạo có ít cho nên giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của HIV. Phụ nữ vào tuổi mãn kinh, bài tiết ở âm đạo giảm đi nên cũng dễ nhiễm. Những hành động tình dục thô bạo gây chảy máu hay gây xước niêm mạc âm đạo càng làm tăng khả năng lây nhiễm. Phụ nữ là đối tượng bị lây nhiễm HIV do một số ông chồng đem về.

    Theo Danong

  26. #17
    Thành viên giới hạn
    Ngày tham gia
    26-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    HCMC
    Bài viết
    158
    Cảm ơn
    48
    Được cảm ơn: 139 lần
    HIV là gì? Đơn giản HIV là một bệnh mãn tính, mà mãn tính có nghĩa là đi theo suốt đời. Chỉ cần uống thuốc đúng, đủ, mãi mãi thì cứ sống bình thường như hàng ngày vẫn sống thôi chứ có sao đâu mà phải hỏi nhỉ hehe... Cứ vui lên, yêu đời, yêu người, cứ phải đi làm kiếm tiền chứ... Cuối tuần đi hót với nhau cùng chúng bạn và đời vẫn cứ đẹp. Phải biết tin tưởng và thầy thuốc và tin tưởng vào sự điều trị đang được thụ hưởng. Bao nhiêu người có H+ vẫn sống khỏe, đẹp thì mình cũng sẽ như vậy. Quá khứ thì không lấy lại được, tưo7ng lai thì còn xa vời vãi hihi. Cho nên hiện tại sống cho tốt, uống thuốc và tái khám cho đúng vào thì sẽ ổn thôi

    Nếu lỡ chẳng may bạn cầm tờ xét nghiệm dương tính thì hãy cứ dùng 24 giở đầu khóc lóc gào thét cho đã đi và sau đó hãy bước vào điều trị cùng bác sĩ để không phải luyến tiếc thêm một lần nào nữa để hưởng thụ những gì tốt đẹp đang chờ đợi bạn...

  27. #18
    Thành Viên Chính Thức mayman11's Avatar
    Ngày tham gia
    07-02-2015
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    122
    Cảm ơn
    42
    Được cảm ơn: 17 lần
    mình cũng bị h mà mình đã cố gắng

  28. #19
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    30-12-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Long An
    Bài viết
    37
    Cảm ơn
    19
    Được cảm ơn: 14 lần
    Đọc nhiều, nói hay thế nào đi chăng nữa thì quan trọng cũng là bản lĩnh của chính mình. Người ta vẫn bảo "đối thủ lớn nhất đời người là chính mình", cho nên rất ngưỡng mộ một số bạn nhỏ tuổi nhưng lại có thể mạnh mẽ lạc quan. Phải cố gắng học hỏi mọi người mới được.

    P/s: đến giờ, nghĩ về nó trống ngực mình vẫn oánh liên hồi nè.

  29. #20
    Thành Viên Chính Thức mayman11's Avatar
    Ngày tham gia
    07-02-2015
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    122
    Cảm ơn
    42
    Được cảm ơn: 17 lần
    sau khi biết mình bị hiv rồi,,,qua thời gian hoảng loạn,,,mình đã cố gắng,,,nhưng dầu sao cũng mong mọi người không phải buồn nữa,,,cùng nhau chiến thắng căn bệnh này,,,,từ đây bản thân sống cô lập một mình ít ra ngoài xã hội ,,,ko tiếp xúc nhiều,,,và tự sắp xếp công việc phù hợp,,thật là một khó khăn ,,,khi mình tìm được ngôi nhà chúng mình đã cảm thấy có chỗ dựa tinh thần hơn

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •