Kết quả 1 đến 13 của 13

Chủ đề: Tại sao phải tuân thủ điều trị?

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Tại sao phải tuân thủ điều trị?

    Tuân thủ là gì? Khi bạn đang điều trị bệnh nhiễm HIV, để đạt được kết quả tốt, bạn phải kiên trì với phác đồ điều trị mà bác sĩ của bạn đã ghi trong đơn thuốc. Tuân thủ điều trị giúp đảm bảo cho các thuốc kháng retrovirus (ARV) hoạt động tốt trong cơ thể bạn.Tuân thủ điều trị là dùng đúng số viên thuốc, đúng liều, đúng giờ và đúng cách.
    Tuân thủ với phác đồ điều trị bao gồm:
    Uống tất cả các viên thuốc do bác sỹ kê đơn cho bạn
    Nếu bạn không uống hết tất cả các thuốc, các thuốc này sẽ không thể phối hợp tác dụng với nhau.
    Dùng thuốc đúng liều
    Liều lượng thuốc được bác sỹ kê đơn là liều đúng cho bạn. Nếu bạn dùng liều thấp hơn, thuốc sẽ không tác dụng.Nếu bạn dùng quá liều (liều cao hơn), bạnsẽ dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn.
    Dùng thuốc đúng giờ
    Bạn phải dùng thuốc đúng giờ trong ngày và chính xác số lần trong ngày (1 lần, 2 lần, hay 3 lần). Bác sĩ kê đơn các thuốc dùng vào các giờ để đảm bảo cơ thể bạn luôn có nồng độ thuốc đúng mức, đủ để ức chế vi rút.
    Dùng thuốc đúng cách
    Nếu bác sĩ dặn uống thuốc sau bữa ăn, thì bạn phải ăn rồi mới uống thuốc, dùng thuốc theo cách này để giúp cơ thể bạnhấp thu thuốc an toàn. Nếu bác sĩ dặnuống thuốc lúc bụng đói hay trước bữa ăn một thời gian,thì bạn cũng nên làm đúng, cách uống thuốc lúc đói này cũngnhằmgiúp cơ thể bạn hấp thuthuốc tốt hơn.
    Tại sao tuân thủ lại quan trọng?
    Tuân thủ điều trị tốt sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của thuốc.Tuân thủ điều trị kém có thể làm cho vi rút tiếp tục sinh sản, khi máu có nhiều vi rút hơn thì vi rút càng phá hủy nhiều bạch huyết cầu loại CD4 hơn, khi thiếu bạch huyết cầu CD4 trong máu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nguy hiểm cho tính mạng.

    Tuân thủ điều trị tốt giúp nồng độ thuốc trong cơ thể bạn đạt mức tối ưu để chống lại vi rút HIV.Khi nồng độ thuốc trong cơ thể bạn quá thấp, vi rút trong cơ thể bạn trở nên đề kháng lại chính thuốc đang uống. Vi rút HIV trong cơ thể bạn tiếp tục sinh sản ra vi rút con cháu và thế hệ HIV mới này cũng đề kháng lại thuốc đang uống.

    Nếu vi rút trong máu bạn kháng với một vị thuốc, thuốc đó có thể không còn tác dụng nữa. Các nhà khoa học còn thấy rằng khi vi rút đã kháng với một vị thuốc thì có thể dẫn đến kháng với nhiều thuốc khác. Vì vậy, tuân thủ điều trị kém làm cho bác sĩ của bạn gặp khó khăn khi lựa chọn thuốc để điều trị của bạn.
    Tuân thủ điều trị ở mức nào là chấp nhận được?
    Lý tưởng, bạn nên đạt được mức tuân thủ điều trị 100%.Tuy nhiên, khó để đạt được mức tuân thủ điều trị 100% qua nhiều năm.

    Mức tuân thủ điều trị dưới 95% là kém, kết quả điều trị của bạn sẽ không tốt, bạn dễ bị kháng thuốc.Chỉ cần đôi khi bạn quên liều hoặc không dùng thuốc (hơn 2 lần quên trong một tháng) thì bạn đã bị xếp vào nhóm tuân thủ kém rồi.


    Điều gì có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị?

    Nhu cầu và các hoạt động hàng ngày của bạn
    Nếu bạn có tham gia tư vấn trước điều trị để chuẩn bị khi nào bắt đầu điều trị và cần uống thuốc gì, thì bạn sẽ tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Thói quentrong sinh hoạt của bạn giúp bạn tuân thủ điều trị tốt hơn.Bạn nên nhớ rõlịch sinh hoạt thường ngày của bạn; bạn nên giữ đúng giờ giấc lúc bạn thức dậy, ăn sáng, và đi làm trong ngày; và ráng nhớ giờ giấc này sẽ thay đổi ra sao vào các ngày nghỉ hay cuối tuần. Từ đó bạn sẽ nhớ rõ thời điểm bạn dùng thuốc trong ngày.

    Tác dụng phụ
    Tác dụng phụ của thuốc làm cho một số người bệnh kém tuân thủ điều trị.Bạn nhớ báo cho bác sỹ hay dược sỹ của bạn nếu bạn thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện. Bác sỹ, dược sỹ của bạn sẽ kê đơn các thuốc giúp phòng ngừa các tác dụng phụ.Nếu cần, bác sỹ có thể đổi thuốc khác cho bạn.Nhưng không được tự ngừng uống thuốc mà không thảo luận trước với bác sỹ của bạn.
    · Trạng thái cảm xúc và sức khỏe tâm thần
    Khi người bệnh bị căng thẳng, buồn lo nhiều (y học gọi là trầm cảm)haycảm thấy tâm trạng không ổn, khả năng tuân thủ điều trị sẽ kém. Nếu bạn thấy mình chưa sẵn sàng bắt đầu điều trị hay cảm thấy không ổn về tâm lý trong khi đang điều trị, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bác sỹ sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa hay các dịch vụ hỗ trợ khác, để giúp đỡ bạn.
    Tính bảo mật liên quan đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn
    Nếu bạn không bộc lộ tình trạng bệnh của mình với những người sống chung với bạn, việc này có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bạn. Rất khó tìm ra chỗ để cất thuốc của bạn được an toàn;dù bạn tìm được một chỗ kín đáo và riêng tư để cất thuốc, thì bạn cũng sẽ khó nhớ lúc nào bạn phải uống thuốc.

    Bác sỹ, điều dưỡng hay dược sỹ của bạn luôn có cách giúp bạn nói chuyện với người sống chung với bạn để giúp bạn tuân thủ điều trị tốt.
    Quên liều
    Chỉ cần bạn quên một liều thuốc thôi, thì cơ thể bạn đã không có đủ lượng thuốc để chống lại vi rút HIV. Quên liều thuốc có thể có thể dẫn đến kháng thuốc.Dùng thuốc sớm hơn hay trễ hơn giờ qui định cũng có thể có ảnh hưởng tương tự. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng thuốc ở mức tốt nhất, thì kháng thuốc sẽ xảy ra.

    Một số người bệnh có thể quên uống thuốc do HIV gây ra. Khi bị chứng này, trí nhớ sẽ bị giảm sút do một số tổn thương thần kinh có liên quan đến HIV. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng hay quên của bạn có xảy ra nhiều hơn bình thường, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia, hay các dịch vụ hỗ trợ khác để điều trị giúp bạn.

    Có nhiều khi bạn quên uống thuốc, cách giải quyết là bạn có thể uống ngay khi bạn nhớ ra.Nếu bạn không thể nhớ, thì bạn đợi đến liều kế tiếp, cùng bác sỹ hoặc dược sỹ kiểm tra lại số thuốc bạn đã uống.

    Bảng kiểm:
    • Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được tại sao bạn phải điều trị.
    • Hãy đảm bảo là bạn biết các thuốc đặc trị bạn đang dùng và tại sao dùng.
    • Hãy kiểm tra là bạn biết liều thuốc ARV mà bác sỹ kê cho bạn.
    • Luôn cố gắng tìm hiểu xem có điều gì gây trở ngại đến việc uống thuôc của bạn không: từ việc ăn uống đến những sinh hoạt khác.
    • Nhớ hỏi về các tác dụng phụ nào có thể xảy ra và cách xử trí ra sao.
    • Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào là thời điểm cho lần hẹn tái khám tiếp theo và nhớ tính tra xem bạn có đủ thuốc dung cho đến lúc đó không.
    • Nhớ ghi lại những số điện thoại cần liên hệ (phòng khám, các nhóm hỗ trợ, đường dây điện thoại trợ giúp 24 giờ v.v…) tiện cho bạn khi bạn cần gọi điện và nói chuyện với một ai đó.

    Một số lời khuyên về tuân thủ điều trị

    Quên uống thuốc là lý do thường gặp nhất làm cho nhiều bệnh nhân đã bỏ thuốc ARV trước đây. Bạn nên yêu cầu người thân hay bác sỹ giúp đỡ và hỗ trợ để bạn luôn nhớ giờ uống thuốc.
    · Nhiều người bệnh đã ghi nhật ký để giúp họ nhớ uống thuốc.
    · Bạn nên ghi lịch để bạn biết khi nào uống thuốc và đánh dấu khi bạn đã uống thuốc rồi.
    · Hẹn giờ bằng đồng hồ, lời nhắc trên máy vi tính và các biện pháp nhắc nhở khác.


    Bs.Trần Thịnh
    Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM

    Chú ý:
    Hãy nhớ rằng, có một số thuốc khác không được khuyến cáo dùng chung với các thuốc ARV. Các thuốc này bao gồm các thảo dược dân gian (một số thảo dược xách tay từ Trung Quốc), các thuốc dạng khí dung đường mũi và hô hấp, các thuốc bổ, các thuốc dùng trong thể thaovà rượu.Các thuốc này có thể gây tương tác thuốc hoặc làm thuốc hoạt động không hiệu quả. Luôn luôn nhớ cùng dược sỹ của bạn kiểm tra xem có nên dùng chung hay không.
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm sao khi quên uống thuốc ARV?
    09:06 01/06/2014
    Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời gian đó.

    Một trong những vấn đề đáng lưu tâm khi điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV là những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là sự tuân thủ khi dùng thuốc. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV bệnh nhân cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm. Còn khi quên thuốc thì bạn càn phải làm gì?

    Theo dõi điều trị ARV
    - Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được tái khám và phát thuốc định kỳ
    - Thăm khám thường xuyên trong giai đoạn đầu để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi tác dụng phụ khi bắt đầu điều trị.
    - Khi người bệnh tuân thủ và dung nạp thuốc tốt, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện, thời gian giữa các lần tái khám và phát thuốc là 1 tháng, một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt có diễn biến lâm sàng, tuân thủ tốt thì thời gian giữa các lần tái khám có thể 2 tháng và do nhóm điều trị quyết định, một số trường hợp cần theo dõi thường xuyên hơn tại cơ sở điều trị nếu người bệnh có các nhiễm trùng cơ hội 47 mới xuất hiện, có tác dụng phụ của thuốc hoặc phải thay thuốc, và khi người bệnh tuân thủ kém.
    - Mỗi lần tái khám, người bệnh được đánh giá tiến triển lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết. Các thông tin đều phải được ghi lại trong bệnh án và sổ khám bệnh của phòng khám.
    Theo dõi tiến triển lâm sàng
    Mỗi lần tái khám, người bệnh cần được đánh giá tiến triển lâm sàng, phát hiện và xử trí các tác dụng phụ hoặc các nhiễm trùng cơ hội mới, cụ thể:
    - Theo dõi cân nặng, nhiệt độ, mạch, huyết áp và khả năng vận động.
    - Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tác dụng phụ của thuốc
    - Phát hiện các nhiễm trùng cơ hội mới, tái phát; phân biệt nguyên nhân phục hồi miễn dịch hay thất bại điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
    - Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng. Ngừng điều trị ARV, điều trị hỗ trợ và theo dõi xét nghiệm.
    Điều trị ARV lại với thuốc ít nguy cơ gây viêm tuỵ cấp như AZT, TDF, ABC.
    - Đánh giá khả năng mang thai để thay thuốc ARV khi cần (không dùng efavirenz cho phụ nữ có thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ)
    Các dấu hiệu lâm sàng chứng tỏ người bệnh đáp ứng với điều trị ARV:
    - Tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng, chức năng vận động tốt hơn
    - Hết các dấu hiệu liên quan đến các nhiễm trùng cơ hội và bệnh lý liên quan đến HIV
    Theo dõi xét nghiệm
    Ghi chú:
    - Khi theo dõi điều trị nếu người bệnh có biểu hiện bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán và xử trí kịp thời.
    Theo dõi sự tuân thủ điều trị:
    Đánh giá lại về sự tuân thủ điều trị trong tất cả các lần tái khám
    - Đánh giá tuân thủ dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của bệnh nhân, sổ nhỏ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị (nếu có) và đánh giá về diễn biến lâm sàng và xét nghiệm.
    - Kiểm tra lại cách dùng thuốc, cách xử trí khi quên uống thuốc.Nếu người bệnh tuân thủ không tốt, tìm hiểu lý do. Người bệnh cần được tư vấn về cách khắc phục các rào cản tuân thủ và nhận được sự hỗ trợ kịp thời đảm bảo sự tuân thủ tốt.
    Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc:
    Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:
    - Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.
    - Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, KHÔNG ĐƯỢC uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống.
    - Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.
    Theo Pasteur HCM
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 05-06-2014 lúc 08:24.

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,926
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Người nhiễm HIV không tuân thủ điều trị

    Người nhiễm HIV không tuân thủ điều trị


    07/07/2014 01:32

    Người nhiễm HIV/AIDS không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến hậu quả kháng thuốc, thất bại điều trị và tử vong...

    Các yếu tố tác động đến điều trị

    Do bản chất của bệnh là chưa thể chữa khỏi hẳn gây nên tâm lý bi quan, chán nản cho người bệnh, nhất là đối với những bệnh nhân có lòng tự trọng yếu, kém niềm tin và lạc quan dễ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ điều trị hoặc dùng thuốc thất thường dẫn đến thất bại điều trị.

    Phải dùng quá nhiều thuốc: Ngoài dùng các thuốc kháng virut, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có thể phải dùng các thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội... nên phải dùng nhiều loại thuốc, thậm chí kéo dài (như thuốc điều trị lao). Hơn nữa, thời gian dùng thuốc điều trị kháng HIV lại kéo dài suốt đời là những rào cản lớn tác động đến sự tuân thủ của người bệnh.


    Tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân nhiễm HIV.

    Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc là một trong những yếu tố góp phần vào rào cản này. Ví dụ, cotrimoxazol là thuốc sử dụng điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội có thể gây sốt, phát ban, dị ứng. Các thuốc điều trị lao có thể gây viêm gan, dị ứng, phát ban và sẩn ngứa, viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc viêm dây thần kinh thị giác. Đặc biệt, những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng retrovirus thì có thể gặp rất nhiều tác dụng phụ khác nhau như: sốt, phát ban, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, viêm gan, viêm tụy, viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, sỏi thận, đái máu, loạn dưỡng mỡ..., trường hợp quá mẫn nặng có thể xuất hiện hội chứng Steven Johnson. Các tác dụng phụ không mong muốn này ảnh hưởng rất lớn đến sự tuân thủ của người bệnh, làm người bệnh sợ dùng thuốc, không tin tưởng vào sức khỏe của mình dẫn đến bỏ thuốc hoặc dùng thuốc không đều đặn.

    Thiếu hỗ trợ (gia đình, bè bạn, cán bộ y tế): sự hỗ trợ của cán bộ y tế, người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của người bệnh. Việc chia sẻ, an ủi và động viên cũng như nhắc nhở hoặc giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng thuốc, đủ liều và đúng giờ sẽ làm cho sự tuân thủ của bệnh nhân được tốt vì nhiều khi bệnh nhân không thể tự giác nhớ được cách sử dụng đúng các thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

    Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: do mỗi thuốc có cách sử dụng khác nhau liên quan đến chế độ ăn như: có thuốc phải uống khi no, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc phải kiêng dùng bia - rượu... điều này cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định làm bệnh nhân nhiều khi sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn do bệnh nhân không nhớ hoặc phải ngừng các thói quen như sử dụng bia rượu (ở những người bệnh nghiện những đồ uống này).


    Virrut HIV vào cơ thể sẽ tấn công bạch cầu.


    Lợi ích của việc tuân thủ

    Do HIV có tỷ lệ nhân lên và đột biến rất cao, nếu không tuân thủ (nghĩa là thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp, xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc. Khi có hiện tượng kháng một loại thuốc trong nhóm xảy ra thì thông thường sẽ dẫn đến việc kháng tất cả thuốc của nhóm đó. Vì thế, việc không tuân thủ một phác đồ điều trị có thể dẫn đến hiện tượng HIV kháng lại với nhiều loại thuốc kháng virut.

    Việc theo dõi diễn biến bệnh và thực hiện đúng các chỉ định điều trị của thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân kéo dài sự sống, cải thiện sức khỏe và hòa nhập cộng đồng. Cụ thể, không hoặc ít bị mắc các nhiễm trùng cơ hội (giúp cải thiện được sức khỏe cả về thể chất và tinh thần); làm giảm nồng độ HIV trong máu, ngăn ngừa kháng thuốc, tránh thất bại điều trị và làm chậm việc tiến triển của bệnh.

    Vì vậy, đối với bệnh nhân nhiễm HIV, cần tuyệt đối tuân thủ điều trị. Người bệnh cần đi khám và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế. Đối với cán bộ y tế, phải cung cấp đầy đủ thông tin về điều trị ARV, các thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân về phác đồ điều trị, loại thuốc, số viên thuốc, cách uống, cách bảo quản, tác dụng phụ của thuốc... để người bệnh hiểu và chủ động phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra do thuốc mà không hoang mang. Người bệnh cần xây dựng thời gian biểu dùng thuốc hợp lý và đúng cách.


  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lợi ích của việc tuân thủ điều trị HIV/AIDS

    16:14:38, 18/12/2014
    Do HIV có tỷ lệ nhân lên và đột biến rất cao, nếu không tuân thủ (nghĩa là thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp, xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc. Khi có hiện tượng kháng một loại thuốc trong nhóm xảy ra thì thông thường sẽ dẫn đến việc kháng tất cả thuốc của nhóm đó. Vì thế, việc không tuân thủ một phác đồ điều trị có thể dẫn đến hiện tượng HIV kháng lại với nhiều loại thuốc kháng vi-rút.
    Hòa nhập cộng đồng là một lợi ích của việc tuân thủ điều trị HIV/AIDS (ảnh: Internet)


    Việc theo dõi diễn biến bệnh và thực hiện đúng các chỉ định điều trị của thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân kéo dài sự sống, cải thiện sức khỏe và hòa nhập cộng đồng. Cụ thể, không hoặc ít bị mắc các nhiễm trùng cơ hội (giúp cải thiện được sức khỏe cả về thể chất và tinh thần); làm giảm nồng độ HIV trong máu, ngăn ngừa kháng thuốc, tránh thất bại điều trị và làm chậm việc tiến triển của bệnh.


    Vì vậy, đối với bệnh nhân nhiễm HIV, cần tuyệt đối tuân thủ điều trị. Người bệnh cần đi khám và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế. Đối với cán bộ y tế, phải cung cấp đầy đủ thông tin về điều trị ARV, các thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân về phác đồ điều trị, loại thuốc, số viên thuốc, cách uống, cách bảo quản, tác dụng phụ của thuốc... để người bệnh hiểu và chủ động phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra do thuốc mà không hoang mang. Người bệnh cần xây dựng thời gian biểu dùng thuốc hợp lý và đúng cách.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Lo...DS-459504.html


  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    5 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ khi dùng thuốc

    01-01-2015 16:13

    Thuốc giúp chúng ta phòng ngừa và chữa trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên nếu không sử dụng hay bảo quản đúng cách thuốc sẽ mất tác dụng và gây ra những hậu quả khôn lường.


    Thuốc có tới hàng chục, hàng trăm dạng thức và công dụng khác nhau. Hầu hết trong mỗi gia đình đều có một tủ thuốc riêng, tuy nhiên do thiếu hiểu biết về cách sử dụng chúng mà chúng ta vô tình làm mất tác dụng hoặc có thể gây ra những phản ứng hóa học giữa các loại thuốc và tạo sự tương tác không mong đợi.

    Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường cho hay: mới đây, cómột bệnh nhân cao niên vừa xuất viện sau một cơn đau thắt ngực nghiêm trọng. Khi dược sĩ hỏi về bệnh tình thì được biết ông vẫn uống thuốc đều đặn và đúng giờ như bác sĩ đã chỉ dẫn.

    Hỏi thêm một hồi thì các dược sĩ phát hiện ông đã cất thuốc trị đau thắt ngực là viên nén nitroglycerin trong một cái lọ quên đậy nắp và đặt ở cửa sổ nhà bếp. Thì ra, bệnh nhân đã không biết rằng loại thuốc này sẽ bị ánh sáng mặt trời hủy tác dụng.

    Có một vài điều cần tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc bạn cần phải thực hiện. Dưới đây là 5 điều cần biết khi sử dụng thuốc, bạn có thể tham khảo để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình được tốt nhất.

    1. Đừng bao giờ để dược phẩm trong những tủ đựng kem đánh răng, dầu gội đầu trong nhà tắm vì hơi nước từ vòi nước nóng hoặc bồn nước nóng sẽ hủy hoại thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Nên để thuốc ở phòng khô ráo, nhiệt độ trong khoảng 15oC-30oC và tránh xa ánh sáng chiếu trực tiếp. Tốt nhất, mỗi nhà nên có một tủ thuốc gia đình đặt ở nơi thích hợp.

    Lọ thuốc khi sử dụng xong phải đậy nắp chặt (nhưng không quá chặt vì người cao tuổi sẽ gặp khó khăn khi mở). Vì vậy, cần yêu cầu dược sĩ cung cấp một loại chai lọ thích hợp có dán đầy đủ thông tin, cách sử dụng để những người cao tuổi mở được dễ dàng. Lọ thuốc này thuận lợi cho nhóm bệnh nhân lớn tuổi nhưng cũng phải bảo đảm rằng trẻ em không dễ dàng mở chúng. Cần xem kỹ nhãn thuốc hoặc hỏi dược sĩ cung cấp thuốc có cần thêm điều kiện bảo quản đặc biệt nào nữa không.

    2. Cần lưu ý những loại dược phẩm nào nên để trong tủ lạnh (thường gặp ở các chế phẩm kháng sinh dạng lỏng). Không nên để ở ngăn đá vì sẽ làm đông các chế phẩm dạng này mà chỉ được để ở ngăn lạnh. Khi để ở ngăn lạnh một thời gian, lúc lấy ra thì chế phẩm hơi đặc, có thể gây khó khăn cho việc lấy thuốc ra khỏi lọ nên cần lắc mạnh hoặc đặt đáy lọ thuốc vào một chén nước ấm.

    3. Cần giữ thuốc trong lọ ban đầu của nó. Đã có nhiều trường hợp uống nhầm thuốc khi loại thuốc này bỏ vào lọ chứa thuốc khác. Cũng không nên bỏ chung nhiều loại thuốc trong cùng một lọ vì có thể gây ra những phản ứng hóa học giữa chúng và tạo sự tương tác không mong đợi. Người sử dụng cũng sẽ có thể uống nhầm thuốc khi đựng nhiều loại thuốc trong cùng một lọ.

    4. Khi được kê một loại kháng sinh, cần tuân thủ liều lượng và uống cho hết thời gian trị liệu, không được ngưng thuốc giữa chừng khi cảm thấy mình hồi phục. Không nên lưu trữ thuốc cho lần bệnh sau vì nó có thể đã hết hạn sử dụng hoặc không phải chữa cho những bệnh của lần trước (dù rằng những bệnh này có chung triệu chứng).

    5. Khi đi công tác hoặc du lịch, phải mang theo thuốc thì cần để trong hành lý xách tay vì nếu để chung với hành lý ký gửi sẽ khiến thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng do nhiệt độ rất cao trong khoang hành lý. Chưa kể trường hợp hành lý bị thất lạc, việc sử dụng thuốc sẽ gặp nhiều trở ngại. Đối với những loại thuốc có yêu cầu giữ lạnh, nên hỏi tiếp viên những thiết bị giữ lạnh và cách sử dụng để có thể giữ thuốc trong suốt quá trình di chuyển.
    Theo Sức khỏe gia đình



  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hạn chế tác dụng nguy hiểm của thuốc

    Chủ nhật, 04/01/2015 16:23

    Uống sai loại thuốc, uống không đúng giờ, không đúng liều lượng không những không khỏi được bệnh mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.



    Thuốc (hay dược phẩm) dùng để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh, làm hạn chế hoặc thay đổi điều kiện bệnh lý hay sinh lý. Tuy nhiên dùng thuốc như thế nào để thuốc phát huy tối đa tác dụng và thuốc không bị phản tác dụng lại là một điều đáng lưu ý.


    Vì vậy các bác sĩ chữa trị bệnh thường kê đơn thuốc đầy đủ, hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những hiện tượng người bệnh không tuân thủ đúng theo đơn hoặc do nhầm lẫn mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.


    Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã mời các chuyên gia về lĩnh vực quản lý an toàn tiêu dùng dược phẩm để chỉ ra giải pháp không dùng sai thuốc chữa bệnh. Cụ thể:


    Biết toàn bộ đầy đủ tên thuốc


    Đến bệnh viện khám bệnh, rất nhiều người khám xong chỉ đợi bác sĩ kê thuốc rồi mang đi, không chú ý đến tên thuốc. Khi khám bệnh,chuyên gia khuyến nghị phải hỏi rõ bác sĩ ý nghĩa tên thuốc, kể cả khi dược sĩ dựa vào đơn phát thuốc cho bạn, nhưng trước khi rời đi cũng cần kiểm tra kỹ để đảm bảo nó có đúng như thuốc bạn cần hay không.


    Hiểu rõ cách dùng thuốc


    Nếu bạn quên uống đúng liều lượng thì làm thế nào? Uống trước khi ăn hay sau khi ăn? Mỗi lần uống cách nhau bao nhiều thời gian? Có tác dụng phụ không? Khi có vấn đề có cần đi khám không? Thuốc kiêng những cái gì? Những điều này nên hỏi rõ dược sỹ trước khi lấy thuốc, cần thiết sợ quên thì ghi lại những thông tin đó.


    Biết rõ tác dụng phụ của thuốc


    Một số loại thuốc có tác dụng phụ, hậu quả của tác dụng phụ như thế nào,cách dùng thuốc này sẽ có hiệu quả chữa trị như thế nào…để tiện quan sát bệnh tình và dễ dàng trao đổi, nói chuyện với bác sĩ cho những lần tái khám sau.
    Kiểm tra nhãn thuốc trước khi uống
    Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và logo của thuốc trước mỗi lần uống để đảm bảo bạn đã dùng đúng cách. Nếu đều uống vào buổi tối có thể sẽ gây buồn ngủ và hơi mệt mỏi, hãy chú ý điều này để tránh dùng sai.


    Cho mọi người biết mình đang uống thuốc gì


    Nếu bạn uống nhiều loại thuốc, khuyến nghị bạn nên làm một danh sách ghi rõ bệnh tình, danh sách bổ dưỡng sức khỏe bằng phương pháp uống thuốc bổ và thức ăn đồng thời mang theo bên người, giữ lại một bản phô tô. Trong trường hợp nguy cập, người nhà cũng có thể dễ dàng biết rõ tình trạng dùng thuốc bệnh tình của bạn.


    Theo Sức khỏe gia đình

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống thuốc đúng cách thế nào?

    Thứ tư, 11/02/2015 21:55
    Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu….


    Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…


    Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc.


    Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng.


    Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.



    Không dùng sữa để uống thuốc vì sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh của thuốc. Ảnh: TL


    Trong quá trình dùng thuốc điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của thuốc (đối với các loại thuốc tẩy), tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn…


    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.
    Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…


    Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe...), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.


    Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.


    Trong quá trình dùng thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.


    Do đó, khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng thuốc, thầy thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần... để chọn thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng thuốc cũng phải ngừng uống rượu.


    Theo DS Hoàng Thu - Sức khỏe và Đời sống

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dùng thuốc sai giờ nguy hiểm như thế nào?

    Thứ sáu, 03/04/2015 15:57
    Khi gặp những tai biến do dùng thuốc, nhiều người có thói quen đổ lỗi do thuốc kém chất lượng hoặc dùng sai thuốc, ít ai nghĩ đến chuyện đã uống thuốc không đúng giờ.

    Ngay cả khi có chỉ định của dược sĩ thì nhiều người cũng không mấy bận tâm. Chính từ đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị và tạo điều kiện cho các tai biến do thuốc gia tăng.


    Dược lý thời khắc


    Thuốc là sản phẩm được bào chế để có hiệu lực phòng, chữa và chẩn đoán bệnh. Muốn nâng cao hiệu lực của một thứ thuốc, từ lâu đã có hai biện pháp chủ yếu: thay đổi cấu trúc hoá học của thuốc để tạo ra những dẫn chất mới tốt hơn; chọn con đường đưa thuốc vào cơ thể và bào chế dạng thuốc tối ưu để giảm thiểu tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả điều trị.






    Mãi cho đến gần đây, khi phát hiện và xác định vai trò các chu kỳ sinh học có trong cơ thể người, đã xuất hiện một biện pháp khác tỏ ra có nhiều triển vọng trong nâng cao hiệu lực của thuốc. Đó là chọn thời điểm để thuốc có tác dụng tốt nhất. Và đó cũng là nội dung nghiên cứu của một lĩnh vực mới của ngành y dược học: dược lý thời khắc (chronopharmacologie).




    Trước đây, khi nghiên cứu một hiện tượng sinh học trong cơ thể, người ta thường chú ý nhiều đến tính hệ thống và tìm cách xây dựng cấu trúc không gian của hiện tượng đó. Chẳng hạn, theo dõi hoạt động bài tiết của các tuyến nội tiết, người ta đi xác định các hiện tượng nào xảy ra ở cơ quan nào, mô nào, tế bào nào.




    Tức là chỉ chú ý giải đáp các câu hỏi: "ở đâu" và "thế nào". Nhưng các hiện tượng sinh học xảy ra không phải lúc nào cũng giống nhau. Các trạng thái có khi nhanh, khi chậm, khi mạnh, khi yếu, khi đạt đến điểm cực đại, khi đạt đến điểm cực tiểu, và câu hỏi: "bao giờ hoạt động mạnh, bao giờ hoạt động yếu"… không được các nhà nghiên cứu quan tâm lắm.




    Hiện nay thì người ta đã nhận rõ, những thay đổi trong các hiện tượng sinh học trong cơ thể người xảy ra đều đặn và liên tiếp, tạo thành chu kỳ, gọi là chu kỳ sinh học.


    Kết quả nghiên cứu các chu kỳ sinh học giúp cho việc xây dựng một cấu trúc mới của cơ thể ngoài cấu trúc không gian, đó là cấu trúc sinh học theo thời gian, trong đó các chu kỳ sinh học liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất và liên quan chặt chẽ với môi trường bên ngoài.





    Trạng thái bệnh lý của cơ thể có thể hiểu là sự biểu hiện rối loạn cấu trúc sinh học nào đó đưa đến rối loạn cấu trúc sinh học theo thời gian. Và tác dụng điều trị của thuốc có thể xem là điều chỉnh lại sự rối loạn này. Ngược lại, chính cấu trúc sinh học theo thời gian cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.



    Dùng sai giờ, thuốc lành thành độc


    Một thứ thuốc đưa vào cơ thể, hiệu lực của nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do tính dung nạp (nói theo dân dã là tính "hạp" hay "chịu") của cơ thể đối với thuốc và sự chuyển hoá thuốc trong cơ thể, đưa đến tác dụng.





    Về tính dung nạp thuốc: tức là sức chịu đựng của cơ thể đối với thuốc, nếu cơ thể không dung nạp thuốc tốt thì thuốc sẽ có tác dụng xấu, thậm chí có thể gây độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính dung nạp thuốc của cơ thể cũng biến đổi theo chu kỳ tương ứng với chu kỳ sinh học trong cơ thể có liên quan.




    Thí dụ chu kỳ sinh học của sự tiết adrenalin nội sinh là đạt mức tối đa vào lúc chín giờ sáng trong ngày, nếu tiêm thuốc adrenalin vào thời điểm này hoàn toàn không có lợi vì cơ thể đã có sẵn adrenalin.


    Hay như người ta đã nghiên cứu cho thấy độc tính của thuốc chống ung thư 5-Fluoruracil nếu tiêm vào buổi sáng sẽ mạnh gấp đôi so với buổi chiều, tức là sự chịu đựng của cơ thể đối với thuốc chống ung thư này tốt hơn vào buổi chiều.




    Về chuyển hoá thuốc: nhiều thuốc nếu được cơ thể chuyển hoá nhanh, tác dụng sẽ mạnh nhưng ngắn. Còn chuyển hoá quá chậm, tác dụng sẽ yếu và kéo dài. Không kể có trường hợp chuyển hoá chậm có thể tích luỹ lại trong cơ thể gây ngộ độc.




    Qua nghiên cứu người ta nhận thấy sự chuyển hoá thuốc không phải lúc nào cũng giống nhau mà có sự thay đổi theo chu kỳ hàng ngày, lý do là sự chuyển hoá thuốc tuỳ thuộc vào hoạt động của các enzyme, gọi là enzyme chuyển hoá thuốc.


    Bản thân các enzyme hoạt động theo chu kỳ và cả hệ nội tiết có ảnh hưởng nhiều đến điều hoà các enzyme cũng hoạt động theo chu kỳ.





    Như vậy, rõ ràng là tác dụng của thuốc có tuỳ thuộc vào yếu tố thời gian. Dùng thuốc đúng lúc thì tác dụng sẽ tốt nhất. Dùng thuốc không đúng lúc không những không làm khỏi bệnh mà có khi có hại vì làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể.




    Dùng thuốc phải đúng chỉ định




    Cho tới nay, có nhiều thuốc được nghiên cứu để chọn thời điểm cho thuốc tối ưu trong ngày. Thí dụ như thuốc loại glucocorticoid được dùng trị hen suyễn thì có khuyến cáo nên dùng vào buổi sáng.


    Thậm chí để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm của glucocorticoid, có khi phải uống thuốc cách ngày, tức hai ngày dùng thuốc một lần. Trái lại, thuốc theophyllin thì khuyến cáo nên dùng vào chiều tối.




    Đặc biệt đối với thuốc trị ung thư là thuốc có độc tính, khai thác hiện tượng cơ thể nhạy cảm với thuốc không đồng đều trong ngày, các nhà khoa học hiện cũng đang tìm cách nâng cao hiệu quả điều trị, bảo đảm người bệnh vẫn chịu đựng được những thuốc có độc tính cao.




    Nói cách khác, nếu chọn được thời điểm cho thuốc tối ưu thì có thể giảm được sự độc hại mà không cần phải giảm liều thuốc. Thậm chí, người ta còn hy vọng rồi đây sẽ sử dụng được tất cả những chất trước đây dùng trị ung thư nhưng sau đó phải loại bỏ vì quá độc.




    Đối với người sử dụng thuốc, nên lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc hoặc theo đúng bản hướng dẫn sử dụng. Không những theo đúng loại mà còn theo đúng cách uống, đặc biệt theo đúng số lần và theo đúng thời điểm dùng thuốc trong ngày.


    Theo Sài Gòn tiếp thị/ Nông thôn ngày na

  9. #9
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Vì sao bệnh nhân bị kháng thuốc điều trị HIV/AIDS?

    Thứ Bảy, 11/04/2015, 08:40 [GMT+7]

    Theo cảnh báo từ ngành y tế, số bệnh nhân HIV/AIDS kháng thuốc điều trị kháng vi rút (ARV) ngày một nhiều, khiến việc điều trị HIV/AIDS kém hiệu quả.

    Bác sĩ Phạm Trung Thảo, trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Bà Rịa khám cho bệnh nhân HIV/AIDS.
    Nhờ có chương trình điều trị HIV/AIDS, từ năm 2004 đến nay toàn tỉnh 1.400 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ARV. Riêng năm 2014, số bệnh nhân mới được quản lý điều trị là 323 người; trong đó có 238 người được điều trị bằng ARV. Theo các bác sĩ, bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV đều có tiến triển tốt về sức khỏe. Trước đây, phần lớn bệnh nhân HIV/AIDS bị nhiễm trùng cơ hội nặng dần, nhanh dẫn đến tử vong. Từ khi được điều trị bằng thuốc ARV, sức đề kháng của bệnh nhân tăng và giảm rõ rệt tình trạng nhiễm trùng cơ hội nên sức khỏe được cải thiện, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

    Mặc dù điều trị bằng ARV mang lại hiệu quả về sức khỏe cho bệnh nhân HIV/AIDS, nhưng các cơ sở điều trị cũng nhận thấy hiện tượng bệnh nhân kháng thuốc ARV và thất bại trong điều trị. Theo thống kê của Bệnh viện Bà Rịa, trong số hơn 700 bệnh nhân được quản lý điều trị bằng thuốc ARV từ năm 2004 đến nay, có hơn 30 bệnh nhân kháng thuốc, phải chuyển lên điều trị ARV phác đồ 2. Bác sĩ Phạm Trung Thảo, trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Bà Rịa cho biết, bệnh nhân kháng thuốc phải chuyển lên phác đồ cao hơn thì kéo theo chi phí điều trị tăng lên gấp 10 lần.


    Theo các bác sĩ Thảo, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân kháng thuốc ARV, trong đó chủ yếu là do bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị, thường xuyên bỏ thuốc. bệnh nhân khi đến các cơ sở điều trị đều được nhân viên y tế tư vấn về việc phải tuân thủ điều trị, những tác hại của việc không tuân thủ; tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố tác động khiến bệnh nhân khó tuân thủ. Các bệnh nhân HIV/AIDS có sử dụng ma túy cho biết, sở dĩ họ không thể tuân thủ điều trị ARV là do mỗi lần lên cơn nghiện mà đúng giờ uống thuốc thì phải bỏ thuốc ARV để tìm cách thỏa mãn cơn nghiện.


    Theo khảo sát của điều dưỡng Hồ Thị Ngọc Hà, Khoa Nhiễm Bệnh viện Bà Rịa, yếu tố hoàn cảnh gia đình cũng tác động quan trọng đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có người hỗ trợ là cha, mẹ, vợ, chồng, thì sự tuân thủ điều trị tốt hơn nhiều so với những người không có hỗ trợ này từ người thân. Cũng giống như người nghiện ma túy, những người nghiện rượu, bia tuân thủ điều trị ARV rất kém, chỉ có khoảng 20% trong số này là tuân thủ tốt. các trường hợp bệnh nhân mắc một số bệnh nhiễm trùng, hoặc gặp trở ngại vì tác dụng phụ của thuốc cũng không dùng thuốc thường xuyên.


    Khảo sát này cũng cho thấy, người bệnh HIV/AIDS bị kỳ thị hoặc cho là mình bị kỳ thị có tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp, chỉ đạt 49,3%; số không tuân thủ điều trị trong nhóm này là 50,7%. Đối với nhóm người bệnh không bị kỳ thị thì tỷ lệ tuân thủ điều trị tốt đạt đến 83,6%. Điều này có nghĩa là nếu bệnh nhân bị kỳ thị của cộng đồng, xã hội, sẽ mặc cảm, tự ti, dẫn đến có tâm lý trốn tránh, giảm số lần đến cơ sở điều trị để uống thuốc và kiểm tra sức khỏe.


    Theo bác sĩ Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, để tuân thủ điều trị thuốc ARV tốt, bệnh nhân cần được trang bị tốt kiến thức về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV, cần được quản lý, giám sát, hỗ trợ của nhân viên y tế, sự gần gũi giúp đỡ của người thân, được tư vấn, giải thích khi bệnh tác dụng phụ và những thắc mắc xung quanh việc điều trị.


  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tuân thủ chặt chẽ khi dùng thuốc ARV điều trị HIV

    Health+ | Việc không tuân thủ chặt chẽ khi sử dụng thuốc ARV trong điều trị HIV như bỏ thuốc giữa chừng, uống thuốc không đúng giờ đúng liều... đều làm tăng nguy cơ kháng thuốc của virus HIV, từ đó bệnh nhân có nguy cơ tử vong sớm.



    Cần tuân thủ chặt chẽ khi dùng thuốc ARV trong điều trị HIV



    ARV là tên viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của virus HIV trong cơ thể người bệnh. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển của AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người có HIV.

    ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. ARV giúp bệnh nhân phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Thuốc ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở các bệnh nhân nhiễm HIV. Do đó, giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho họ. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là thuốc ARV không thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV.


    Thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân HIV

    Do HIV có khả năng nhân lên và đột biến cao, nếu không tuân thủ (nghĩa là các liều thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp và hình thành đột biến virus HIV kháng thuốc. Đặc biệt là hiện tượng kháng thuốc rộng theo nhóm, nghĩa là khi có hiện tượng kháng một loại thuốc trong nhóm xảy ra thì thông thường sẽ dẫn đến việc kháng tất cả thuốc của nhóm đó. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì nếu kháng thuốc sẽ không còn thuốc để điều trị và làm cho bệnh nhân tử vong nhanh.

    Chính vì vậy, khi sử dụng ARV để điều trị HIV, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng giờ và đều đặn hàng ngày. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sỹ và đặt ra cho mình thời gian uống thuốc cố định trong ngày. Lịch uống thuốc sẽ dễ thực hiện nếu có thể lồng ghép vào thời gian biểu hoạt động hàng ngày. Người bệnh có thể đặt chuông báo thức, điện thoại di động hoặc sự hỗ trợ của người thân để nhắc nhở việc uống thuốc. Các thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Các thuốc uống 3 lần/ngày thì phải uống cách nhau 8 giờ/lần.

    Trong trường hợp người bệnh khi phát hiện ra mình quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống. Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sỹ điều trị để được hướng dẫn. Cuối cùng, do thuốc ARV có nhiều tác dụng phụ, vì thế trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sỹ điều trị biết để có cách xử trí phù hợp.

    Dấu hiệu chứng tỏ người bệnh tuân thủ chặt chẽ trong việc điều trị bằng thuốc ARV chính là sức khỏe được cải thiện. Bệnh nhân sẽ tăng căn, thèm ăn trở lại, đồng thời ăn ngon miệng hơn, người bệnh có thể trạng và tâm lý tốt, có nhiều sức hơn để thực hiện các hoạt động hằng ngày. Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng cơ hội có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc và mức độ nặng của các nhiễm trùng cơ hội.
    M.Hiếu H+ (Tổng hợp)


  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tăng cường dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc

    Thứ sáu 11/12/2015 18:00


    Điều trị ARV làm giảm các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tử vong liên quan đến HIV cho người bệnh, đồng thời làm giảm đáng kể mức độ lây truyền HIV. Tuy nhiên, việc mở rộng điều trị ARV với phác đồ chuẩn và điều trị lâu dài cũng làm xuất hiện và lan truyền các chủng HIV kháng thuốc (HIVKT) trong cộng đồng.





    Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Hải Huệ

    TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết như trên tại Hội thảo Dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc tại Việt Nam do Cục Phòng, chống HIV/AIDS vừa phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

    Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc trong thời gian qua, cũng như xác định rõ các bất cập, khó khăn tồn tại và tìm giải pháp khắc phục cho những năm tới.

    Theo TS. Phan Thị Thu Hương, sự lan truyền HIVKT là một trở ngại lớn cho việc điều trị ARV trong tương lai, làm giảm hiệu quả của phác đồ điều trị chuẩn và hạn chế khả năng lựa chọn các phác đồ thay thế. Do đó, cùng với việc mở rộng tiếp cận điều trị ARV thì vấn đề theo dõi giám sát sự lan truyền HIVKT là rất quan trọng.

    Tại hổi thảo, TS. Masaya Kato, Chuyên gia tổ chức Y tế Thế giới khẳng định sự cần thiết thực hiện giám sát HIV kháng thuốc tại tất cả các quốc gia. Hiện nay trên thế giới đã có 67 quốc gia triển khai HIV kháng thuốc với 510 giám sát HIVKT được thực hiện. Hoạt động này nhằm bảo đảm điều trị ARV có hiệu quả trong ức chế virus để duy trì lợi ích về điều trị và dự phòng, hướng tới mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác).

    HIVKT còn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các phác đồ hiện đang sử dụng cho nên việc dự phòng và giám sát sẽ cũng cung cấp số liệu cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia và toàn cầu để xây dựng hướng dẫn về điều trị ARV và tạo cơ hội để xác định các vấn đề trong quá trình triển khai chương trình và đưa ra các giải pháp để giải quyết. Ông cũng cho biết chiến lược của WHO về HIVKT gồm: Giám sát về EWI, PDR và ADR là các ưu tiên và Ba năm giám sát một lần cung cấp thông tin cho hành động.

    Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về việc theo dõi HIV kháng thuốc ở người lớn điều trị ARV trên 36 tháng ở Việt Nam; Lây truyền HIV kháng thuốc; Theo dõi HIV kháng thuốc ở trẻ em điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh; Mô hình ước tính HIV kháng thuốc tại Việt Nam; dữ liệu HIV kháng thuốc toàn quốc và thảo luận về kế hoạch theo dõi HIV kháng thuốc trong tương lai.
    Hải Huệ
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Tang-c...huoc/16125.vgp

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lưu ý quan trọng khi điều trị HIV

    Thứ tư 06/01/2016 17:35Đối với người nhiễm HIV, mục tiêu điều trị chính là làm giảm lượng virus, bảo vệ tế bào CD4 không bị tiêu diệt... Bởi vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị, người nhiễm HIV khi điều trị cần lưu ý một số điều quan trọng.



    Xét nghiệm máu định kỳ

    Xét nghiệm máu giúp kiểm tra lượng virus HIV và tế bào CD4 trong cơ thể. Liệu trình điều trị chỉ được coi là hiệu quả nếu lượng virus giảm đi trong máu. Nếu không, virus vẫn tiếp tục sao chép, nhân lên và bác sỹ phải đặt ra một phác đồ điều trị mới cho bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp người bệnh xác định đâu là loại thuốc hiệu quả nhất.


    Tuân thủ phác đồ điều trị

    Không tuân theo phác đồ điều trị theo hướng dẫn như uống thuốc không đủ liều lượng, uống thuốc sai giờ… sẽ tác động tiêu cực tới quá trình điều trị. Mặt khác, có một số nguyên nhân khiến việc điều trị HIV bị thất bại mà người bệnh không biết. Chẳng hạn, thuốc điều trị HIV có thể tương tác với một số loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng khiến thuốc HIV bị giảm tác dụng.

    Còn có nhiều trường hợp, người bệnh không nhận được đủ liều lượng thuốc vì cơ thể không thể hấp thu các thành phần có trong thuốc. Do đó, cần thông báo cho bác sỹ bất kỳ một loại thuốc mà bạn đang sử dụng để được tư vấn và hỗ trợ.

    HIV kháng thuốc

    Tình trạng kháng thuốc xảy ra khi virus HIV phát triển đột biến và thuốc không còn tác dụng với các hình thức mới của virus. Có rất nhiều các lựa chọn điều trị có sẵn trong trường hợp virus kháng thuốc. Nếu trường hợp này xảy ra, bác sỹ có thể xây dựng một phác đồ điều trị mới có hiệu quả.

    Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể chủ động giảm thiểu tối đa tình trạng kháng thuốc HIV bằng việc dùng thuốc mỗi ngày. Thuốc HIV có tác dụng ngăn chặn virus tiến hành hoạt động sao chép để tăng cường số lượng virus trong cơ thể. Sử dụng báo thức trên điện thoại, đồng hồ, hoặc các thiết bị khác để chắc chắn rằng bạn đã uống thuốc theo đúng quy định.

    Bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ dẫn. Một số thuốc điều trị HIV phải uống sau ăn để đảm bảo thuốc được hấp thu hoàn toàn vào cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần cho bác sỹ biết tác dụng phụ khi điều trị.

    Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ, như: buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn... Bệnh nhân cần thông báo sớm cho bác sỹ nhằm có phương pháp xử lý thích hợp và kịp thời. Bác sỹ cũng có thể kê toa kết hợp các loại thuốc khác nhau để làm giảm tác dụng phụ cho người bệnh.
    Minh HồngTheo Everyday

  13. #13
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    07-02-2016
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    31
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    ViRus HIV kháng thuốc Tenofovir

    Vi-rút HIV gây suy giảm miễn dịch ở người đã kháng thuốc Tenofovir - một loại thuốc kháng retrovirus.






    Đây là kết luận một nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH College London (Anh) công bố trên tạp chí The Lancet.


    Tenofovir được chỉ định điều trị cả HIV và viêm gan siêu vi B. Nếu người bệnh không dùng đúng liều, nếu dùng liều thấp hơn khuyến cáo và không duy trì, retrovirus sẽ dần mạnh lên và thuốc Tenofovir không còn tác dụng, theo BS Ravi Gupta tại ĐH College London.


    Từ năm 2012, các nhà nghiên cứu bắt đầu theo dõi hơn 2.000 bệnh nhân HIV ở châu Phi và châu Âu. Kết quả, 60% bệnh nhân ở châu Phi kháng thuốc Tenofovir, tỉ lệ này ở châu Âu là 20%. Các chủng retrovirus ở châu Phi kháng thuốc Tenofovir hơn các chủng retrovirus ở châu Âu. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là vì dùng thuốc không đúng cách và không đúng liều hướng dẫn.


    BS Ravi Gupta lo ngại nỗ lực ngăn chặn HIV/AIDS sẽ khó thành công vì thuốc Tenofovir là một phương pháp chính trong điều trị HIV. Ông cho rằng các nước cần có biện pháp giúp bệnh nhân uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng và thời gian để hạn chế kháng thuốc. Bên cạnh đó cần có thêm nghiên cứu xác định vi-rút HIV trở nên kháng thuốc Tenofovir như thế nào.


    Theo thuocbietduoc.com.vn

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •