Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Điều trị arv ở phụ nữ mang thai và dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Điều trị arv ở phụ nữ mang thai và dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con

    ĐIỀU TRỊ ARV Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

    Nguyên tắc



    1. Cần phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai (PNMT) để áp dụng

    các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC), bao gồm dự phòng bằng ARV, dùng sữa thay thế cho con và giới thiệu các dịch vụ chăm sóc và điều trị sau sinh.




    1. PNMT nhiễm HIV cần được hội chẩn với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để xem xét điều trị bằng ARV hay điều trị DPLTMC.
    2. PNMT được ưu tiên điều trị ARV khi đủ tiêu chuẩn; quá trình chuẩn bị sẵn sàng điều trị có thể rút ngắn để việc dự phòng bằng ARV kịp thời và hiệu quả
    3. Cần sử dụng phác đồ DPLTMC hiệu quả nhất. Người phụ nữ sau khi sinh cần được đánh giá lại về lâm sàng và miễn dịch để xem xét chỉ định điều trị ARV. Nếu không có chỉ định, điều trị ARV được dừng lại hoàn toàn; nếu có chỉ định, sử dụng phác đồ ARV phù hợp như những người lớn khác.

    1. Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV
    Điều trị ARV: Sử dụng lâu dài các thuốc ARV để điều trị cho bản thân người PNMT
    nhiễm HIV cũng như dự phòng lây truyển HIV từ mẹ sang con
    1.1. Bắt đầu điều trị ARV cho PNMT
    1.1.1. Chỉ định điều trị ARV cho PNMT
    Người PNMT nhiễm HIV có chỉ định điều trị ARV tương tự như những người lớn nhiễm HIV khác, cụ thể như sau:
    Chỉ định điều trị ARV cho phụ nữ có thai:
    - Giai đoạn lâm sàng 4: điều trị ARV bất kể số CD4 là bao nhiêu
    - Giai đoạn lâm sàng 3: điều trị ARV khi số CD4 < 350 tế bào/mm3
    - Giai đoạn lâm sàng 1, 2: điều trị ARV khi số CD4 < 250 tế bào/mm3
    Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị khi PNMT nhiễm
    HIV giai đoạn lâm sàng 3, 4
    1.1.2. Phác đồ điều trị ARV cho PNMT nhiễm HIV
    Phác đồ ưu tiên:
    AZT + 3TC + NVP
    • Sử dụng trong suốt thời gian mang thai, trong khi sinh và sau khi sinh. Liều dùng
    của các thuốc ARV cho PNMT giống như ở người nhiễm HIV người lớn khác.
    • Theo dõi chặt chẽ chức năng gan, nhất là ở PNMT có CD4 từ 250 đến 350 tế bào/mm3. Xét nghiệm ALT lúc bắt đầu điều trị, 2 tuần một lần trong tháng đầu tiên, 1 tháng 1 lần từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, và sau đó từ 1 đến 3 tháng 1 lần. Thay sang phác đồ phù hợp khi có độc tính với gan.
    Phác đồ thay thế:
    - Khi không sử dụng được AZT: Thay AZT bằng d4T hoặc ABC
    - Khi không sử dụng được NVP do phát ban và ngộ độc: áp dụng 1 trong các lựa chọn
    sau theo thứ tự ưu tiên:
    + AZT + 3TC + EFV (nếu thai > 12 tuần); hoặc
    + AZT + 3TC + LPV/r hoặc
    + AZT + 3TC + ABC
    Lưu ý:


    1. PNMT nhiễm HIV mắc lao tiến triển được điều trị lao bằng phác đồ có rifampicin

    cần lưu ý đến tương tác thuốc với NVP hoặc và độc tính của EFV trong 3 tháng đầu khi lựa chọn phác đồ điều trị ARV (xem phần điều trị ARV cho người bệnh lao/HIV và Phụ lục 5)

    1. Sau khi sinh mẹ có thể tiếp tục phác đồ đang sử dụng hoặc chuyển về phác đồ bậc 1 chính

    1.2. Người phụ nữ đang điều trị ARV thì có thai

    1. Người phụ nữ đang điều trị ARV thì có thai: tiếp tục điều trị ARV và lưu ý:
    2. Những người phụ nữ đang sử dụng phác đồ có EFV và thai <12 tuần: thay EFV bằng NVP (cho ngay liều 200mg x 2 lần/ngày) hoặc các phác đồ thay thế phù hợp.
    3. Tư vấn về nguy cơ ảnh hưởng đến thai và thảo luận về kế hoạch giữ thai hoặc không giữ thai với PNMT...
    4. Có thể tiếp tục sử dụng phác đồ có EFV trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu có chỉ định.

    1.3. Phác đồ điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ điều trị ARV

    1. Nếu mẹ điều trị ARV trước sinh trên 4 tuần: Siro AZT 4mg/kg hai lần một ngày x 7 ngày;
    2. Nếu mẹ điều trị ARV trước sinh chưa đủ 4 tuần: Siro AZT 4mg/kg hai lần một ngày x 4 tuần

    1.4. Phác đồ điều trị ARV cho người phụ nữ sau sinh con có tiền sử được dự phòng
    lây truyền mẹ con bằng liều đơn NVP:
    - Nếu có chỉ định điều trị ARV trong vòng 6 - 12 tháng sau sinh:
    + Có thể chỉ định phác đồ bậc 1 như đối với các người bệnh HIV khác (xem phần điều trị ARV cho người lớn VI).
    + Sử dụng phác đồ: AZT + 3TC + TDF, hoặc thay NVP hoặc EFV bằng LPV/r, nếu có điều kiện để tránh kháng thuốc
    - Nếu có chỉ định điều trị ARV sau 6- 12 tháng sau sinh: chỉ định phác đồ bậc 1 như đối với các người bệnh HIV khác.

    2. Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV

    Điều trị DPLTMC bằng ARV: Sử dụng ngắn hạn các thuốc ARV để dự phòng lây truyển HIV từ mẹ sang con.
    2.1. Các đối tượng cần điều trị DP LTMC bằng ARV


    1. PNMT nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn điều trị ARV (giai đoạn lâm sàng 1-2 và CD4>250 tế bào/mm3, giai đoạn lâm sàng 3 và CD4>350 tế bào/mm3), hoặc PNMT nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV nhưng không có điều kiện điều trị ARV, hoặc PNMT nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai hoặc phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ và khi đẻ.
    2. Trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV

    2.2. Các phác đồ ARV cho mẹ và con trong PLTMC
    2.2.1. Phác đồ ưu tiên AZT + liều đơn NVP: Thực hiện cho các PNMT nhiễm HIV
    được quản lý trong thời gian trước sinh và có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền
    HIV từ mẹ sang con.

    Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ-con bằng AZT + liều đơn NVP

    Mẹ Khi mang thai
    AZT 300mg x 2 lần/ngày, uống hàng ngày từ tuần thai thứ 28 (hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai 28) đến khi chuyển dạ

    Khi chuyển dạ
    Khi bắt đầu chuyển dạ:
    NVP 200mg + AZT 600mg + 3TC 150mg
    Sau đó 12 giờ một lần AZT 300 mg + 3TC 150mg cho đến lúc đẻ
    Sau đẻ (AZT 300mg + 3TC 150mg) 12 giờ một lần x 7 ngày
    Con Mẹ điều trị AZT trước sinh trên 4 tuần:
    NVP liều đơn 6mg, uống một lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày x 7 ngày
    Mẹ điều trị AZT trước sinh chưa đủ 4 tuần: NVP liều đơn 6mg, uống một lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày x 4 tuần

    Lưu ý: AZT có thể gây thiếu máu ở phụ nữ mng thai, tuy không phổ biến. Theo dõi
    tình trạng thiếu máu lâm sàng, xét nghiệm hemoglobin thường xuyên, điều trị thiếu
    máu nếu có.

    2.2.2. Phác đồ dự phòng LTMC khi người PNMT được phát hiện nhiễm HIV trong lúc

    chuyển dạ:
    Chỉ định khi người PNMT nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai, hoặc được phát hiện nhiễm HIV muộn khi chuyển dạ và khi đẻ.

    Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ-con khi người PNMT được phát hiện nhiễm HIV trong lúc chuyển dạ

    Mẹ Khi chuyển dạ


    1. Khi bắt đầu chuyển dạ: NVP 200mg + AZT 600mg + 3TC 150mg
    2. Sau đó 12 giờ một lần AZT 300 mg + 3TC 150mg cho đến lúc đẻ
    3. Sau đẻ (AZT 300mg + 3TC 150mg) 12 giờ một lần x 7 ngày
    4. Con NVP liều đơn 6mg, uống một lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày x 4 tuần


    Lưu ý:


    a. Đối với PNMT có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính khi chuyển dạ: tư vấn và cho điều trị dự phòng ngay, làm chẩn đoán khẳng định sau. Nếu xét nghiệm khẳng định âm tính, ngừng các can thiệp dự phòng

    b. Không sử dụng ARV dự phòng cho mẹ khi tiên lượng mẹ sẽ sinh trong vòng 1 giờ; Trong trường hợp mẹ không được sử dụng ARV vẫn thực hiện phác đồ dự phòng ARV cho con như trên.
    c. Khi không sẵn có AZT, vẫn sử dụng NVP liều đơn cho mẹ khi chuyển dạ và NVP liều đơn cho con ngay sau sinh.

    3. Các biện pháp can thiệp khác và chuyển tiếp mẹ-con đến các dịch vụ chăm sóc,

    điều trị sau khi sinh

    3.1. Các can thiệp đối với người mẹ:

    a. Trước đẻ:
    − Tư vấn đầy đủ trước và sau xét nghiệm HIV
    − Tư vấn dinh dưỡng khi mang thai và nuôi dưỡng trẻ sau sinh
    − Tư vấn hỗ trợ tinh thần
    − Tập huấn sẵn sang điều trị bằng ARV và thực hành tuân thủ thuốc ARV
    b. Trong cuộc đẻ:
    − Đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa
    − Hạn chế các thủ thuật: bấm ối, mổ lấy thai, đặt điện cực, rạch màng ối sớm.
    − Tắm cho trẻ ngay sau sinh
    c. Sau cuộc đẻ:
    − Cấp phát đủ liều thuốc ARV cho mẹ nếu mẹ và trẻ được xuất viện sớm
    − Chuyển tiếp đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho người lớn để mẹ được chăm sóc và điều trị lâu dài.

    3.2. Các can thiệp đối với trẻ


    a. Cấp phát đủ liều thuốc ARV cho trẻ và hướng dẫn mẹ hoặc người chăm sóc
    thực hành tuân thủ điều trị ARV. Trong trường hợp cần thiết, hẹn tái khám để cấp thuốc và tư vấn thêm
    b. Can thiệp nuôi dưỡng trẻ:
    Tư vấn về lợi ích của sữa mẹ và nguy cơ lây nhiễm HIV qua sữa mẹ. Nếu có điều kiện (nguồn sữa, nước sạch, vệ sinh ăn uống) nên dùng sữa thay thế.
    − Nếu trẻ bú mẹ cần tư vấn đầy đủ về:
    + Tư thế bú, cách ngậm bắt vú và xử trí khi nứt núm vú, áp xe vú.
    + Cai sữa càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

    c. Giới thiệu chuyển trẻ đến
    :


    1. Các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho trẻ em để được chăm sóc và theo dõi lâu dài, khi trẻ được 4-6 tuần tuổi.
    2. Nếu trẻ mồ côi, động viên gia đình tiếp tục chăm sóc hoặc giới thiệu trẻ đến các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi.
    3. http://www.pasteur-hcm.org.vn/ytecongdong/hiv_aids/dieutri_arv_opnmangthai.htm


    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Các cơ sở điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại TpHCM

    Các cơ sở điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Các dịch vụ được triển khai: tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho tất cả phụ nữ mang thai; cấp thuốc ARV cho thai phụ nhiễm và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm; xét nghiệm PCR cho trẻ lúc 2 và 6 tháng tuổi, xét nghiệm Elisa lúc 18 tháng tuổi; tư vấn, giới thiệu chuyển tiếp các dịch vụ hỗ trợ kinh tế, xã hội khác; cấp sữa thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm trong 18 tháng đầu.

    1. Bệnh viện Nhi Đồng 1
    Địa chỉ: 2 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10
    Điện thoại: 08. 39 271 119 - 08. 39 272 801
    Fax: 08. 39 270 053
    Giờ làm việc: thứ tư – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Trương Hữu Khanh

    2. Bệnh viện Nhi Đồng 2
    Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Q.1
    Điện thoại: 08. 38 227 453
    Fax: 08. 38 291 969
    Giờ làm việc: thứ ba – thứ năm, 13h30 – 17h00
    Liên hệ:BS. Đỗ Châu Việt

    3. Bệnh viện Từ Dũ
    Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Q.1
    Điện thoại: 08. 39 257 202 - 08 .38 395 117 - 08. 39 257 202
    Fax: 08. 38 396 832
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Nguyễn Ban Mai

    4. Bệnh viện Hùng Vương
    Địa chỉ: 128 Hùng Vương, P.12, Q.5
    Điện thoại: 08. 39 557 476 - 08. 38 558 532
    Fax: 08. 38 574 365
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, sáng 07h00 – 11h30, chiều 13h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Nguyễn Thị Ánh Vân

    5. Bệnh viện nhân dân Gia Định
    Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh,
    Điện thoại: 08. 38 412 698 - 08. 32 950 225 - 08. 35 101 478
    Fax: 08. 38 412 700
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Lê Anh Phương

    6. Bệnh viện Quận 2
    Địa chỉ: 130 Lê Văn Thịnh, Q.2
    Điện thoại: 08. 37 432 369
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Vương Duy Ngọc

    7. Khoa sức khỏe sinh sản - Trung tâm y tế dự phòng Quận 2
    Địa chỉ: TTYT Bình Trưng Đông, Q.2
    Điện thoại: 08. 37 432 710
    Fax: 08. 37 432 710
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Trần Thị Thủy

    8. Khoa sức khỏe sinh sản - Trung tâm y tế dự phòng Quận 4
    Địa chỉ: 20/14 Nguyễn Trường Tộ, P.12, Q.4
    Điện thoại: 08. 38 269 874
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, sáng 07h00 – 11h30, chiều 13h30 – 16h30
    Liên hệ: BS. Trần Thị Kim Phượng

    9. Bệnh viện Quận 4
    Địa chỉ: 65 Bến Vân Đồn, P.12, Q.4
    Điện thoại: 08. 38 412 689
    Fax: 08. 38 272 229
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Bùi Văn Môn

    10. Trung tâm y tế dự phòng Quận 8
    Địa chỉ: 170 Tùng Thiện Vuơng, Q.8
    Điện thoại: 08. 39 515 724
    Fax: 08. 39 515 726 - 08. 39 515 725
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Phạn Thị Kim Tùng

    11. Bệnh viện Quận 8
    Địa chỉ: 82 Cao Lỗ, P.4, Q.8
    Điện thoại: 08. 38 507 083
    Fax: 08. 38 506 083
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Huỳnh Thị Thu Thảo

    12. Trung tâm y tế dự phòng Quận 10
    Địa chỉ: 475A Cách Mạng Tháng Tám, Q.10
    Điện thoại: 08. 38 621 965
    Fax: 08. 38 680 049
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Nguyễn Thị Yến Oanh

    13. Trung tâm y tế dự phòng Quận Bình Thạnh
    Địa chỉ: 99/6 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh
    Điện thoại: 08. 35 512 360 - 08. 62 440 177
    Fax: 08. 35 512 360
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: NHS. Nguyễn Duy Thái

    14. Trung tâm y tế dự phòng Quận 12
    Địa chỉ: 111, đường Tân Chánh Hiệp, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12
    Điện thoại: 08. 62 507 950
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Lưu Minh Phúc

    15. Bệnh viện Quận Thủ Đức
    Địa chỉ: 29 Phú Châu, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức
    Điện thoại: 08. 38 963 194
    Fax: 08. 37 295 502
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Trần Thị Kim Ngân

    16. Bệnh viện huyện Củ Chi
    Địa chỉ: Ấp Bầu Tre, Xã Tân An Hội, H.Củ Chi
    Điện thoại: 08. 37 924 102
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: NHS. Lương Phạm Huyền Trang

    17. Bệnh viện huyện Bình Chánh
    Địa chỉ: E9/5 Nguyễn Hữu Trí, TT.Tân Túc, H.Bình Chánh
    Điện thoại: 08. 37 603 936
    Fax: 08. 37 600 215
    Giờ làm việc: thứ hai – thứ sáu, 8h00 – 16h30
    Liên hệ: BS. Nguyễn Thị Rảnh

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Người mẹ nhiễm HIV cần tuân thủ điều trị

    Thứ hai 13/10/2014 15:07
    Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 100 trẻ sinh ra bởi các bà mẹ bị nhiễm HIV thì có từ 30 đến 35 trẻ nhiễm HIV. Nếu được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị thích hợp, thì chỉ có khoảng từ 3 đến 5 trẻ bị nhiễm HIV, thậm chí còn thấp hơn.

    Ảnh minh họa
    Khi đứa con của chị Hoa (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) chào đời, xét nghiệm cho kết quả HIV âm tính, chị đã rất vui mừng, tuy nhiên niềm vui ấy vẫn còn “phấp phỏng”. Các bác sĩ cho biết, sau 18 tháng, xét nghiệm cho con, nếu kết quả HIV âm tính thì mới khẳng định là đứa trẻ đó không nhiễm HIV. Trong suốt thời gian chờ đợi, chị hồi hộp, hy vọng và có lúc thất vọng, bởi biết đâu số mình không may mắn. Chỉ đến khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm HIV âm tính của con sau 18 tháng, niềm vui mới thật sự hiện rõ trên khuôn mặt chị.Chị Hoa chia sẻ, vào tháng thứ tư của thai kỳ, chị biết mình nhiễm HIV. Thật may, đúng lúc đó Chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai tại Quảng Ninh. Ngay lập tức, chị được các bác sĩ tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS TP Hạ Long tư vấn rồi đưa vào diện điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.Từ tuần thứ 28, chị Hoa luôn tuân thủ điều trị và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ, chú ý tới dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày để có thêm chất bổ nuôi con. Chị cho biết, trước đây, khi chưa triển khai chương trình, nhiều phụ nữ mang thai như chị bị thiệt thòi; nhiều người vì sợ kỳ thị còn từ chối tiếp cận các dịch vụ này.Chung niềm vui với chị Hoa còn có chị Kim Phượng (TP Móng Cái). Chị Phượng cho biết, tới tận lúc sinh con mới phát hiện ra mình nhiễm HIV, vì thế, không có thời gian điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con lúc mang thai, nhưng cháu được điều trị phơi nhiễm HIV từ ngay sau khi sinh. Đến nay con chị đã được hơn 2 tuổi và đang sống rất khỏe mạnh.Theo kết quả nghiên cứu của WHO, có khoảng từ 30 đến 35% số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV. Như vậy, một bà mẹ bị nhiễm HIV mang thai có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhưng không phải tất cả bà mẹ nhiễm HIV mang thai khi sinh con thì con của họ đều bị nhiễm HIV. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp thì tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 5%.Vì vậy, phụ nữ mang thai biết mình nhiễm HIV hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con đều cần được tư vấn và cần tuân thủ tốt việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ khi mang thai nhiễm HIV cần đến ngay các cơ sở y tế đăng ký càng sớm càng tốt để được điều trị dự phòng kịp thời. Nếu điều trị muộn hơn kết quả sẽ bị hạn chế.Với mục tiêu không còn trẻ nhiễm HIV từ những bà mẹ mang thai nhiễm HIV, Bộ Y tế vừa triển khai mô hình thí điểm điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virus ARV không phụ thuộc số lượng tế bào CD4 tại 6 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Thanh Hóa, Lào Cai, Nghệ An, An Giang và Quảng Ninh).PGS, TS Bùi Ðức Dương, Phó Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế cho biết, điểm ưu việt của chương trình này là những phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán nhiễm HIV sẽ được điều trị ngay bằng phác đồ ba thuốc, mà không cần biết CD4 là bao nhiêu và tiếp tục điều trị suốt đời. Những đứa trẻ cũng được điều trị luôn và không bị cấm chỉ định cho bú sữa mẹ như trước. Chương trình này ra đời sau khi có hướng dẫn của WHO và sau khi có kết quả nghiên cứu về thuốc không có hại cho thai nhi. Như vậy, Việt Nam đang là một trong những quốc gia thực hiện sớm chủ trương này.Theo Giám đốc Trung tâm Phòng, chống AIDS tỉnh Quảng Ninh Lê Thị Hoa, đây là một chính sách đầy nhân văn, hướng về đối tượng phụ nữ và trẻ em. Nếu thực hiện tốt chủ trương này, phụ nữ mang thai sẽ giảm được đáng kể nồng độ HIV trong máu, góp phần làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV sang con cũng như cho cả cộng đồng.Xét về góc độ kinh tế, chi phí cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc cho trẻ sử dụng các thức ăn thay thế. Không chỉ có vậy, việc "trẻ không bị hạn chế bú sữa mẹ" sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch, phòng, chống bệnh, nhất là gắn kết tình cảm mẹ con hơn.
    Ước tính, trung bình mỗi năm có từ 1,5 đến 2 triệu phụ nữ mang thai, tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 0,25-0,3%. Trong nhóm này, mỗi năm có khoảng từ 4.000 đến 6.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Nếu không được can thiệp, mỗi năm sẽ có 1.500- 3.000 trẻ nhiễm HIV ra đời. Nếu được chăm sóc và điều trị dự phòng thích hợp, tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 5%, nghĩa là chỉ còn 150-200 cháu bị nhiễm HIV từ mẹ.
    Thanh Trà
    Theo Báo Nhân dân

  4. #4
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    08-01-2014
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Xa xa
    Bài viết
    21
    Cảm ơn
    7
    Được cảm ơn: 3 lần
    Có thật là phụ nữ có h khi sinh con sẽ ko hạn chế việc cho bú ko ạ? E vừa sinh bé đc 10 ngày, sưa thi chảy bỏ mà ko dám cho con bú thấy đau lòng quá.

  5. #5
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Có thật là phụ nữ có h khi sinh con sẽ ko hạn chế việc cho bú ko ạ? E vừa sinh bé đc 10 ngày, sưa thi chảy bỏ mà ko dám cho con bú thấy đau lòng quá.

    Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú.Nhưng

    Nếu các bà mẹ không có sự lựa chọn nào khác mà quyết định cho con bú sữa mẹ thì cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, thường xuyên và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không dùng sữa thay thế hay bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.

    Đặc biệt, cần ngừng cho trẻ bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Khi ngừng cho trẻ bú sữa mẹ cần chuyển ngay sang sử dụng thức ăn thay thế như sữa bột, bột, cháo. Sau 6 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được những thức ăn thông thường như những trẻ khác.


  6. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    Vuvo (13-10-2014)

  7. #6
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    08-01-2014
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Xa xa
    Bài viết
    21
    Cảm ơn
    7
    Được cảm ơn: 3 lần
    Như vậy nghĩa là hạn chế cho trẻ bú sữa mẹ sẽ tốt hơn pk ah, vậy thì đành phải cho bé bú hoàn toàn bằng sữa ngoài thôi, ko dám mạo hiểm. :((

  8. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Như vậy nghĩa là hạn chế cho trẻ bú sữa mẹ sẽ tốt hơn pk ah, vậy thì đành phải cho bé bú hoàn toàn bằng sữa ngoài thôi, ko dám mạo hiểm. :((
    Để tránh rủi ro,có thể em không nên cho bé bú.

  9. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Có thật là phụ nữ có h khi sinh con sẽ ko hạn chế việc cho bú ko ạ? E vừa sinh bé đc 10 ngày, sưa thi chảy bỏ mà ko dám cho con bú thấy đau lòng quá.
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    Như vậy nghĩa là hạn chế cho trẻ bú sữa mẹ sẽ tốt hơn pk ah, vậy thì đành phải cho bé bú hoàn toàn bằng sữa ngoài thôi, ko dám mạo hiểm. :((
    Không lẽ khi tham khám thai tại BV khoa nhiễm trước và sao sinh BS ko hề tư vấn về vấn đề này cho bạn ư?? Cái nữa bé vừa sinh ra BV có cho bé uống thuốc dự phòng phơi nhiễm dạng si rô trong 4 tuần hay k??

  10. #9
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    08-01-2014
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Xa xa
    Bài viết
    21
    Cảm ơn
    7
    Được cảm ơn: 3 lần
    Trích dẫn Gửi bởi songchungvoi_HIV Xem bài viết
    Không lẽ khi tham khám thai tại BV khoa nhiễm trước và sao sinh BS ko hề tư vấn về vấn đề này cho bạn ư?? Cái nữa bé vừa sinh ra BV có cho bé uống thuốc dự phòng phơi nhiễm dạng si rô trong 4 tuần hay k??
    E cũng đc bs tư vấn về vấn đề hạn chế cho trẻ bú sau sinh, nhưng vì đọc topic trên của a có đề cập đến việc " trẻ không bị hạn chế bú sữa mẹ" nên e mới thắc mắc. Sinh ra là bs cho bé uống siro tên là AZT ngày uống 2 lần cách nhau 12h, trong vòng 4 tuần bs dậnmg bé tái khám để lấy máu xét nghiệm hiv và viêm gan B.

  11. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuvo Xem bài viết
    E cũng đc bs tư vấn về vấn đề hạn chế cho trẻ bú sau sinh, nhưng vì đọc topic trên của a có đề cập đến việc " trẻ không bị hạn chế bú sữa mẹ" nên e mới thắc mắc. Sinh ra là bs cho bé uống siro tên là AZT ngày uống 2 lần cách nhau 12h, trong vòng 4 tuần bs dậnmg bé tái khám để lấy máu xét nghiệm hiv và viêm gan B.
    Ok, vậy cứ tuân thủ và tái khám đúng lịch hẹn của BS, Việc bạn thắc, là Mẹ cho bé bú với điều kiện mạ nhiễm bé nhiễm và cả 2 cùng điều trị thuốc kháng HIV, Bạn đọc lại cho kỷ thông tin trên

  12. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    mongconkhoe (14-10-2014),Vuvo (14-10-2014)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •