Kết quả 1 đến 20 của 33

Chủ đề: Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS.

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV

    Theo Tổ chức Y tế thế giới và FAO, những lợi ích của dinh dưỡng đầy đủ cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhằm giúp cho bệnh nhân đủ các chất dinh dưỡng, duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV, giảm tần suất và làm ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễn trùng cơ hội và làm chậm tiến triển sang AIDS…

    Nhu cầu năng lượngỞ người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, người nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.Nhu cầu năng lượng của người nhiễm HIV tăng lên và phụ thuộc vào các giai đoạn tiến triển của bệnh:- Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 10% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 1 miệng bát cơm với thức ăn hợp lý hoặc thêm 1 bữa phụ).- Người nhiễm HIV có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 20-30% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 2-3 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý; hoặc thêm 2-3 bữa phụ).- Người lớn nhiễm HIV có triệu chứng và có mắc nhiễm trùng cơ hội cần ăn tăng thêm 50% năng lượng so với người không bị nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực.- Trẻ em bị nhiễm HIV: Chưa có triệu chứng (tăng 10% năng lượng để duy trì sự phát triển), có triệu chứng (tăng 20%–30% năng lượng để phát triển), sút cân (tăng 50% năng lượng) so với trẻ không bị nhiễm HIV cùng tuổi và giới… Nhu cầu proteinTheo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, nhu cầu protein khẩu phần đối với người khỏe mạnh không nhiễm HIV và người nhiễm HIV là 12-15% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy vậy, về số lượng protein trong khẩu phần người nhiễm HIV cao hơn người không nhiễm HIV vì tổng năng lượng khẩu phần cho người nhiễm HIV cao hơn người bình thường tùy theo giai đoạn của HIV hay giai đoạn sau (giai đoạn AIDS).Nhu cầu chất béoChất béo khẩu phần là nguồn tốt cung cấp năng lượng cao. Người nhiễm HIV cần sử dụng dầu và mỡ để đạt được nhu cầu năng lượng cần thiết trong trường hợp không bị tiêu chảy, kém hấp thu mỡ. Nhu cầu khuyến nghị về cân đối chất béo cho người nhiễm HIV không khác so với người không nhiễm HIV và chiếm 20-25% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy vậy, về số lượng chất béo trong khẩu phần người nhiễm HIV cao hơn so với người không nhiễm HIV vì tổng năng lượng khẩu phần cao hơn.Nhu cầu các vitamin và chất khoángCác vitamin và chất khoáng đóng vai trò quan trọng đối với tăng cường khả năng miễn dịch cho người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV thường bị thiếu các vitamin như A, C, E, B6, B12, acid folic và các chất khoáng như kẽm, sắt, selen vì bị mất quá mức qua bài tiết nước tiểu và phân. Cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng này có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu vitamin và chất khoáng của người nhiễm HIV không thay đổi so với người bình thường nhưng cần phải bổ sung đa vi chất khi khẩu phần thường không đáp ứng được nhu cầu. Để đạt được nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, người nhiễm HIV cần:- Ăn đủ về số lượng, ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm.- Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa để đạt tối đa năng lượng khẩu phần, đặc biệt khi ăn không ngon miệng.- Ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng đặc biệt thực phẩm tăng cường các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin nhóm B…Các nhóm thực phẩmNguồn thực phẩm sử dụng cho người nhiễm HIV được chia thành các nhóm như sau:Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng- Tinh bột: Các loại ngũ cốc (gạo, mỳ, ngô,…) và khoai củ cung cấp tinh bột và là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần. Những lương thực này và sản phẩm của nó thường sẵn có, dễ tiếp cận và có khả năng cung cấp thường xuyên.- Mỡ và dầu: Mỡ và dầu là nguồn năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với những người cần thêm năng lượng để tăng cân. Mỡ và dầu cung cấp gấp hơn 2 lần năng lượng so với tinh bột đường. Chúng làm tăng cảm giác ngon miệng bởi mùi thơm ngon và cũng là nguồn cung cấp hay hòa tan các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều chất béo có thể dẫn tới béo phì hay các bệnh tim mạch. Những người nhiễm HIV có rối loạn chuyển hóa chất béo, mắc tiêu chảy thì nên hạn chế chất béo.Nhóm thực phẩm cung cấp Protein (chất đạm)Protein được cung cấp từ 2 nguồn:Nguồn động vật: các loại thịt, trứng, sữa, và các chế phẩm của sữa. Đây là nguồn đạm chất lượng cao. Nếu có điều kiện nên ăn thường xuyên.Nguồn thực vật: các loại đậu đỗ, vừng, lạc. Đây là nguồn cung cấp chất đạm tốt, thậm chí hàm lượng đạm từ đỗ tương cao hơn thịt. Tuy nhiên, nên ăn phối hợp với đạm động vật để tăng giá trị dinh dưỡng.Nhóm thực phẩm cung cấp các vitamin, khoáng chất:Các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như trái cây và rau, củ. Ngoài ra, chúng còn là nguồn chất xơ dồi dào phòng chống táo bón.- Vitamin A: có vai trò quan trọng đối với chức năng thị lực, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ sự toàn vẹn của da và niêm mạc. Các nguồn thức ăn có nhiều vitamin A là rau lá có màu xanh đậm, rau củ và quả chín có màu vàng, cam và đỏ như rau muống, rau ngót, rau bí, rau giền, bí đỏ, bầu, cà rốt, quả đào, quả mơ, đu đủ, cam, xoài chín, khoai nghệ và có nhiều trong lòng đỏ trứng và gan.- Vitamin C: giúp bảo vệ cơ thể tránh mắc các bệnh nhiễm trùng và giúp phục hồi sau bệnh, có nhiều trong các loại quả như cam, bưởi (đặc biệt là bưởi ngọt), nho, chanh, quýt, ổi, xoài, nhãn; các loại rau củ như rau ngót, cà chua, bắp cải, khoai tây,…- Vitamin E: giúp bảo vệ tế bào và tăng sức đề kháng. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin E là rau lá có màu xanh, giá đỗ, các loại rau mầm, dầu thực vật, lạc và lòng đỏ trứng.- Vitamin nhóm B: cần thiết để duy trì hệ miễn dịch và hệ thần kinh khỏe mạnh. Nguồn chứa nhiều vitamin nhóm B là đậu đỗ (hạt), khoai tây, thịt cá, dưa hấu, ngô, lạc, quả lê, súp lơ, rau má. Lưu ý, những người nhiễm HIV đang điều trị lao cần bổ sung và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 (gan, đậu đỗ…)- Sắt: cần thiết cho quá trình tạo máu và hệ miễn dịch. Các nguồn thực phẩm có nhiều sắt là rau lá có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau cải xoong, hạt có dầu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức); các loại quả có màu vàng, da cam như xoài, đu đủ, cam… và các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt nạc, tiết, gan, cá, hải sản và trứng; trái cây khô (nhãn, vải), kê, đậu đỗ (đặc biệt là đỗ tương).- Selen: là khoáng chất quan trọng vì nó kích thích hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm nhiều selen là bánh mỳ, ngô, kê; sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, bơ. Thịt, cá, gia cầm, trứng, lạc và đậu đỗ là nguồn giàu protein nhưng cũng là nguồn selen tốt.- Kẽm: đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Thiếu kẽm làm giảm ngon miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội và kéo dài thời gian mắc bệnh. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm là thịt, cá, gia cầm, các loại nhuyễn thể (nghêu, sò, cua, ốc, hến…), ngũ cốc nguyên hạt, ngô, đậu, lạc, sữa và các sản phẩm từ sữa.Chất xơChất xơ đóng vai trò quan trọng tác động đến nhu động ruột, giúp mang lượng lớn thức ăn và vận chuyển nó qua đường tiêu hóa. Có hai dạng chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại trái cây, có tác dụng kéo các chất cặn bã ra khỏi đường ruột rồi đẩy ra ngoài. Chất xơ không hòa tan kích thích nhu động ruột đều đặn và phòng táo bón.Những người mắc tiêu chảy nên tránh chất xơ không tan vì nó làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.NướcNước chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thể, trẻ càng nhỏ tỷ lệ nước càng cao và đóng vai trò quan trọng trong các chức phận của cơ thể. Cơ thể mất nước qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân, đặc biệt khi bị sốt và tiêu chảy. Vì vậy cần được bù nước thường xuyên. Nước uống phải sạch và đun sôi khi sử dụng. Người nhiễm HIV không nên uống trà và cà phê vì làm giảm hấp thu sắt và gây khó ngủ.
    Nguồn Internet
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV/AIDS

    31-12-2014 11:10 - Theo: baohungyen.vn

    Dinh dưỡng đủ chất, hợp lý, an toàn để duy trì sức khoẻ, phòng chống bệnh tật là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối với người nhiễm HIV/AIDS một nguyên tắc để bảo đảm sức khỏe cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, an toàn. Để có thể ăn được nhiều, người có HIV nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hóa của mình; không nên ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...). Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với người có HIV là đồ ăn chứa nhiều protein; đồ ăn chứa nhiều năng lượng; các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát); đồ ăn chứa nhiều vitamin.




    Các loại thực phẩm mà người nhiễm HIV cần cung cấp, như: cơm, bánh mì, khoai tây… Người nhiễm HIV cũng cần ăn nhiều rau và trái cây khác nhau nhằm tăng cường các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Người nhiễm HIV cần ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, đậu phộng vì các thức ăn này có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của người nhiễm HIV. Một ngày một người có HIV nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.


    Với các loại gia vị, tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày, đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành.


    Nếu người có HIV không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường nên dùng các loại đồ uống có nhiều năng lượng như sữa và nước hoa quả pha đường. Trong trường hợp, người nhiễm HIV bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại lương thực, như: cơm, bánh mì hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.


    Người có HIV cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.


    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra, những người có HIV cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng; cần nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay sau khi nấu. Người có HIV không nên ăn các loại rau sống trừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.

    Để người nhiễm HIV được khỏe mạnh, ngoài tăng cường dinh dưỡng, mỗi người nhiễm HIV/AIDS cần phải có tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.



    BS. Phạm Văn Bảo


    Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS




  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp A

    17:27:42, 19/01/2015

    Dành cho người trưởng thành chưa bị suy dinh dưỡng.

    Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng A (Cho người trưởng thành chưa bị suy dinh dưỡng):

    1. Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để quyết định
    điều trị ARV thích hợp và điều trị Lao nếu có.

    2. Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình (theo phân loại của mẫu đánh giá dinh dưỡng của người trưởng thành) thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.



    Chế độ ăn của người có H cần hợp vệ sinh và tương tác với thuốc (ảnh minh họa: Internet)





    3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để cung cấp 10% nhu cầu năng lượng tăng thêm.

    4. Nên bổ sung đa vi chất cho người bệnh.

    5. Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    6. Tư vấn cho
    người nhiễm HIV chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    7. Tái khám 2-3 tháng 1 lần. Nếu tình trạng dinh dưỡng xấu đi, lựa chọn và thực hiện giải pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nặng lên thì cần đến gặp nhân viên y tế ngay.




    Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn
    Theo Suckhoedoisong.vn
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 19-01-2015 lúc 20:14.

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp B

    17:27:42, 19/01/2015
    Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng B (Cho người trưởng thành suy dinh dưỡng vừa và có nguy cơ suy dinh dưỡng):

    1. Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để quyết định điều trị ARV thích hợp.

    2. Điều trị kịp thời các nhiễm trùng cơ hội. Kiểm tra và điều trị thiếu máu nếu có.

    3. Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình (theo phân loại của mẫu đánh giá dinh dưỡng của người trưởng thành) thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.



    Cần kết hợp giữa điều trị thuốc và dinh dưỡng sao cho hiệu quả. Ảnh: Internet





    4. Hướng dẫn người bệnh sử dụng
    thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để cung cấp 20-30% nhu cầu năng lượng tăng thêm. Nếu người bệnh không có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm, cung cấp cho họ 2-3 túi RUTF một ngày và tư vấn về mục đích và cách sử dụng.

    5. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất
    dinh dưỡng. Với những người bệnh sử dụng RUTF thì đã được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Những người bệnh không được sử dụng RUTF cần được bổ sung đa vi chất.

    6. Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    7. Tư vấn cho nhiễm HIV/người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    8. Sau khi kiểm tra lại trong vòng 1-2 tuần đầu, nếu có tiến triển tốt thì kiểm tra 1-2 tháng 1 lần tuỳ theo đáp ứng của người bệnh. Khi tình trạng dinh dưỡng đã trở về bình thường thì vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc dinh dưỡng theo giải pháp A.



    Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn
    Theo Suckhoedoisong.vn

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp C

    17:27:42, 19/01/2015
    Tư vấn và hỗ trợ cho những hoạt động cải thiện dinh dưỡng ở mọi giai đoạn nhiễm HIV là rất quan trọng. Chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cần được coi là một phần của chương trình chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV. Cải thiện dinh dưỡng giúp củng cố hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình phát triển bệnh và giúp cho người nhiễm HIV sống khoẻ mạnh.

    Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng C (cho người trưởng thành bị suy dinh dưỡng nặng)

    1.Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để có quyết định
    điều trị ARV thích hợp

    2.Đánh giá tình trạng sức khoẻ của người bệnh để quyết định có điều trị nội trú hay không. Nếu không có dấu hiệu phù 2 chân và mất cảm giác thèm ăn thì bắt buộc phải điều trị nội trú.

    3.Điều trị ngoại trú:

    Cho người bệnh sử dụng RUTF để đảm bảo cung cấp 50-100% nhu cầu năng lượng tăng thêm trong thời gian 6-10 tuần và tư vấn cho họ về mục đích và cách sử dụng RUTF. Nếu không có RUTF thì hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có.

    Quản lý việc tuân thủ điều trị với RUTF và các tác dụng phụ có thể có (ngứa, tiêu chảy, buồn nôn). Xem xét lại khả năng chấp nhận RUTF ở mỗi lần tái khám.
    Theo dõi cân nặng hàng tuần để đảm bảo mức tăng cân đạt 5g/kg thể trọng/ngày.
    Chuyển người bệnh sang điều trị nội trú nếu không tăng cân hoặc giảm cân trong vòng 2 tháng hoặc xuất hiện phù dinh dưỡng.

    Chuyển người bệnh sang giải pháp chăm sóc B cho suy dinh dưỡng vừa nếu tăng 10% thể trọng so với lần khám đầu hoặc BMI>=16 và có cảm giác thèm ăn, đi lại được, ăn được các thực phẩm ở gai đình.

    RUTF giúp cung cấp năng lượng cho người có H bị suy dinh dưỡng. Ảnh: Internet




    4.Điều trị nội trú:

    Điều trị nội trú cho người trưởng thành gồm 3 giai đoạn:

    Giai đoạn cấp cứu (1-2 ngày): nhằm hồi phục các chức năng chuyển hoá và cân bằng dinh dưỡng điện giải.

    + Đánh giá lâm sàng và tiếp tục điều trị các thuốc HIV đang sử dụng.
    + Cung cấp các thuốc thường quy điều trị suy dinh dưỡng cấp tính và nhiễm trùng cơ hội.

    + Kiểm soát tình trạng mất nước nặng, hạ thân nhiệt, viêm phổi, lao tiến triển, tiêu chảy kéo dài, nôn và buồn nôn.

    + Sử dụng sữa điều trị F75 theo liều lượng : thanh thiếu niên 14-19 tuổi (65ml hay 50kcal/kg thể trọng/ngày), người trưởng thành (53ml hay 40kcal/kg thể trọng/ngày).

    + Chuyển người bệnh sang giai đoạn chuyển tiếp nếu có cảm giác thèm ăn, không còn các biến chứng y tế và giảm phù.

    Giai đoạn chuyển tiếp (2-3 ngày):

    + Cho ăn từ từ để tránh nguy cơ cho hệ tuần hoàn, thay thế F75 bằng F100 với liều lượng thanh thiếu niên 14-19 tuổi (50ml hay 50kcal/kg thể trọng/ngày), người trưởng thành (40ml hay 40kcal/kg thể trọng/ngày).

    + Chuyển người bệnh quay lại giai đoạn cấp cứu nếu mất cảm giác thèm ăn, các biến chứng y tế nặng thêm hoặc phfu tăng.

    + Chuyển người bệnh sang giai đoạn phục hồi nếu có cảm giác thèm ăn, tình trạng lâm sàng tốt và tỉnh táo.

    Giai đoạn phục hồi bệnh nhân bắt đầu ăn các thực phẩm bình thường sẵn có, bổ dung thêm F100 hoặc RUTF vào giữa các bữa ăn và ban đêm để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm.

    + Nếu người bệnh ăn được các thực phẩm khác thì cung cấp 3 túi RUTF một ngày.

    + Nếu người bệnh không ăn được các thực phẩm khác thì cung cấp RUTF và tư vấn về việc sử dụng.

    + Chuyển người bệnh sang điều trị ngoại trú nếu có cảm giác thèm ăn, không còn biến chứng y tế, không phù, tăng được 10% thể trọng so với khi nhập viện, tình trạng lâm sàng tốt và tỉnh táo, có khả năng ăn được các thực phẩm ở gia đình.

    5.Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình theo phân loại của mẫu đánh giá
    dinh dưỡng của người trưởng thành thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.

    6.Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Với những người bệnh sử dụng RUTF thì đã được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Những người bệnh không được sử dụng RUTF cần được bổ sung đa vi chất.

    7.Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

    8.Tư vấn cho nhiễm HIV/người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

    9.Kiểm tra, giám sát người bệnh hàng tháng, trong trường hợp nặng thì 2 tuần 1 lần. Khi tình trạng dinh dưỡng đã trở về phục hồi thì vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc dinh dưỡng theo giải pháp A.



    Nguồn: hiv.hoabinh.gov.vn

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ảnh hưởng của dinh dưỡng khi điều trị HIV/AIDS

    Ngày 29/01/2015

    Người nhiễm HIV khi điều trị thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hàng ngày, vì sự tương tác này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tình trạng dinh dưỡng của người nhiễm.


    Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi HIV, nhưng thuốc kháng vi-rút ARV có thể làm chậm sự phát triển của HIV. Kết quả này làm giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV, giảm tỷ lệ mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh kèm theo khác như sốt rét, cảm lạnh, nhiễm ký sinh trùng…


    Cần lựa chọn thực phẩm hợp lý để đảm bảo hiệu quả điều trị thuốc ARV. Ảnh: Internet




    Tuy nhiên, khi dùng các thuốc điều trị vi-rút HIV cần chú ý tới sự tương tác giữa thuốc với thức ăn hằng ngày. Sự tương tác này được định nghĩa là sự thay đổi đặc tính dược động học của một loại thuốc hoặc thay đổi thành phần dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng. Tương tác thuốc và thức ăn xảy ra các trường hợp sau:
    - Một số thuốc làm rối loạn hấp thu, chuyển hóa, phân bổ và bài tiết các chất
    dinh dưỡng, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.

    - Thức ăn giàu chất béo làm ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải của thuốc.

    - Một số thuốc gây thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, trầm cảm dẫn đến giảm khẩu phần hoặc giảm hấp thu thức ăn.

    Các thức ăn khác nhau có thể làm tăng cường hay ức chế hấp thu, chuyển hóa, phân bố và đào thải thuốc và như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Ví dụ: thức ăn làm giảm hấp thu isoniazid (thuốc điều trị lao), do đó, nên uống isoniazid trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1-2 giờ. Thức ăn nhiều chất béo có một số ảnh hưởng tới người đang điều trị HIV/AIDS như làm tăng nồng độ của thuốc efavirenz (một thuốc điều trị HIV) trong máu (bởi vậy, cần tránh dùng efavirenz ngay sau bữa ăn nhiều chất béo) hay làm giảm tác dụng của indinavir. Việc uống rượu, bia có thể làm tăng nồng độ abacavir trong máu lên đến 41%.

    Ngược lại, thuốc ARV cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ví dụ, stavudine (d4T) gây rối loạn phân bố mỡ của cơ thể. Một số ARV gây rối loạn chuyển hóa mỡ làm tăng triglycerides và cholesterol, rối loạn phân bố mỡ và kháng insulin (có thể gây đái tháo đường). Isoniazid làm giảm hấp thu vitamin B6 (do đó, cần bổ sung vitamin B6 để tránh giảm vitamin B6 và các triệu chứng liên quan tới việc thiếu vitamin này).

    Theo Suckhoedoisong.vn

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Kỹ năng chia sẻ với người nhiễm hiv/aids
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Chăm sóc chính mình
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-07-2013, 07:18
  2. Một gia đình vượt qua mặc cảm bệnh HIV/AIDS
    Bởi prayforall9 trong diễn đàn Họ đã sống như thế !
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-06-2013, 07:09

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •