Kết quả 1 đến 20 của 43

Chủ đề: Công thức máu

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thắc mắc về kết quả xét nghiệm máu
    Hỏi
    hiện nay bxa của tôi mang thai tuan thứ 21, trong kết quả xét nghiệm, có những chỉ số vượt hơn giới hạn binh thường, tôi xin nêu đầy đủ trong kết quả xet` nghiệm, kính mong quí BS giải thích và tư vấn rõ hơn cho tôi và nhiều thai phụ khác tương tự hiểu rõ. xin chân thành cám ơn:


    XÉT NGHIỆM MÁU:

    Huyết học
    Huyết đồ - Máy đếm laser

    WBC __10.1 (4 - 10) 10^9/l
    Neu __75.3 (40 - 74) %
    Lym __16.5 (25 - 45) %
    Mono 6.23 (3 - 9) %
    Eos 1.47 (0 - 7) %
    Baso 0.540 (0 1.5) %
    RBC 4.03 (3.9 - 5.4) %
    Hb ___11.8 (12.5 - 14.5) g/dl
    Hct 36.4 (35 - 47) %
    MCV 90.3 (83 - 92) fl
    MCH 29.2 (27 - 32) pg
    MCHC 32.4 (31 - 36) g/dl
    RDW 13.6 (11.0 - 15.7) %
    PLT 213 (150 - 400) 10^9/l
    MPV 7.43 (6.3 - 10.1) fL
    GS (PP.Gelcard) O
    Rh. +
    Sinh hóa

    Glycemia 6.8 (3.9 - 6.1) mmol/l

    Miễn dịch
    BW (RPR)

    Trả lời
    Chào bạn,
    Khi khám thai các sản phụ sẽ được làm một số xét nghiệm đánh giá sức khỏe của bản thân và sàng lọc những bất thường thai nhi.


    Với xét nghiệm huyết đồ:

    - WBC __10.1 (4 - 10) 10^9/l
    là bạch cầu (viết tắt từ White Blood Cell) giá trị cao hơn 12.000/ml máu (hay 12 x 10^9/lít) thường nghĩ đến dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng, tổn thương mô. Nếu cao quá ngưỡng 30.000/ml thường nghĩ đến những bệnh lý về máu như ung thư máu dòng bạch cầu. Còn ở trong giới hạn 10.000 - 12.000 /ml như vợ bạn chưa gọi là bất thường.

    Neu __75.3 (40 - 74) %
    là bạch cầu đa nhân trung tính, tính theo tỉ lệ % trong số bạch cầu. Nếu chiếm > 80% nghĩ đến nhiễm trùng, viêm cấp, tổn thương mô. Giá trị của vơ bạn không có ý nghĩa bệnh lý

    Lym __16.5 (25 - 45)%
    là bạch cầu đơn nhân, nếu tăng > 50% nghĩ nhiều đến nhiễm siêu vi. Trường hợp này không có ý nghĩa bệnh lý
    Mono 6.23 (3 - 9) %
    Eos 1.47 (0 - 7) %
    Baso 0.540 (0 1.5) %
    RBC 4.03 (3.9 - 5.4) %
    Hb ___11.8 (12.5 - 14.5) g/dl
    là huyết sắc tố. Nếu Hb giảm là thiếu máu. Với người mang thai 3 tháng giữa do nồng độ huyết thanh tăng lên nên Hb có giảm hơn so với bình thường. Khi Hb < 10,5g/dl là thiếu máu. Giá trị của vợ bạn chưa là thiếu máu
    Hct 36.4 (35 - 47) %
    MCV 90.3 (83 - 92) fl
    MCH 29.2 (27 - 32)pg
    MCHC 32.4 (31 - 36) g/dl
    RDW 13.6 (11.0 - 15.7) %
    PLT 213 (150 - 400)10^9/l
    MPV 7.43 (6.3 - 10.1) fL

    Nhìn chung các giá trị của huyết đồ này ở trong giới hạn cho phép.

    GS (PP.Gelcard) O (là nhóm máu O)
    Rh + (là yếu tố Rhesus dương. Người Việt nam 99% là Rhesus dương.)
    Sinh hóa

    Glycemia 6.8 (3.9 - 6.1) mmol/l
    (Đường huyết, nên thử khi đói. Xét nghiệm nên nhịn ăn, nhịn uống tối thiểu 6 giờ thì mới có giá trị)
    Miễn dịch
    BW (RPR)

    TS. BS. Lê Thị Thu Hà
    Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ



    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiện tượng bạch cầu cao trong máu là phản ánh tình trạng viêm họng

    Câu hỏi:
    Con tôi đang bị viêm họng nhưng xét nghiệm máu thấy bạch cầu của cháu lên đến 26. Như vậy có phải cháu bị bệnh bạch cầu cao hay ko? Phương pháp điều trị như thế nào?Mai

    Trả lời:
    Chào bạn,
    Xét nghiệm máu thấy bạch cầu của cháu lên đến 26”. Bạn phải cho chúng tôi biết là 26 đơn vị nào ạ? Tạm thời chúng tôi hiểu là 26 000/ mm3. Đây là 1 tình trạng rất thường gặp trên thực tế lâm sàng. Hiện tượng bạch cầu cao trong máu là phản ánh 1 tình trạng viêm họng, viêm a-mi-đan.., viêm ruột,…vv.. hoặc nhiễm trùng ở nơi nào đó. Có rất nhiều bé bị viêm họng bạch cầu có thể còn tăng cao hơn nữa nhưng đây là tình trạng nhất thời vì khi chúng ta điều trị viêm họng bằng kháng sinh, lúc khỏi bệnh thì bạch cầu trong máu sẽ trở về trị số bình thường bạn nha.
    Còn muốn chẩn đoán bệnh bạch cầu thì còn cần thêm những xét nghiệm khác nữa mới có thể đưa đến kết luận nha bạn.
    Chào thân ái


    Trả lời bởi: BS.CK2.Đặng Kim Huyên -PK.Khám bệnh


  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ứng dụng lâm sàng.

    4.1. Các chỉ số hồng cầu.

    4.1.1. Số lượng hồng cầu.

    - Số lượng hồng cầu tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).
    - Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.
    - Sai số về số lượng hồng cầu:

    • Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng huyết sắc tố , còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu khi nhận bệnh phẩm.
    • Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên máy hút không đủ máu.
    • Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm giemsa.
    • Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, bạch cầu quá nhiều…
    • Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không đủ… đều dẫn đến sai kết quả.

    4.1.2. Lượng huyết sắc tố.

    - Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.
    - Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.
    - Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố [2] ( chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ).

    • Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
    • Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
    • Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu (tuỳ theo tình trạng lâm sàng).
    • Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.

    - Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein ) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.
    4.1.3. Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit).

    - Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.
    - Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không XN làm thể tích tế bào thay đổi.
    - Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu [3].
    4.1.4. Áp dụng phân loại thiếu máu

    - Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân. Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.
    - Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)…Cách phân loại thiếu máu dựa vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như trong các sách giáo khoa về huyết học.
    - Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:
    + Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):

    • MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
    • MCV > 100 fl: hồng cầu to.

    + Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình HC (MCH, MCHC):

    • Thiếu máu nhược sắc: MCH <28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
    • Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
    • Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.

    + Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):

    • RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
    • RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều

    Phân loại thiếu máu dựa vào kích thước hồng cầu (MCV) và dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) [5]
    Hồng cầu nhỏ
    (MCV < 80 fl)
    Hồng cầu bình thường
    (MCV 80-100fl)
    Hồng cầu to
    (MCV>100 fl)
    Đồng đều
    Không đều
    Đồng đều
    Không đều
    Đồng đều
    Không đều
    Bệnh mạn tính.
    Thalassemia thể nhẹ không có tan máu
    Thiếu sắt.
    Thalassemia
    HbS hoặc HbH
    Bệnh mạn tính.
    Bất thường enzym hoặc HST không tan máu
    Giai đoạn sớm của thiếu máu dinh dưỡng.
    Xơ tủy.
    Rối loạn sinh tủy.
    Suy tủy xương.
    Thiếu B12 hoặc folic.
    Tan máu tự miễn.
    Ngưng kết lạnh.
    Trẻ sơ sinh
    Bệnh gan mạn tính: MCV và RDW có thể tăng cao hoặc bình thường
    Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp:
    A/ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:
    1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh huyết sắc tố khác.
    2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu.
    3. Rối loạn chuyển hoá sắt
    B/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:
    1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.
    2. Mất máu cấp:

    • Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
    • Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt.

    3. Tan máu
    4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).
    5. Suy tuỷ xương.
    6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:

    • Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
    • Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn - tùy vào nguyên nhân). Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu dinh dưỡng.

    7. Tuỷ bị xâm lấn
    8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.
    C/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:
    1. Suy tủy xương
    2. Thiếu vitamin B12 và acid folic
    3. Rối loạn tổng hợp AND.
    4.2. Các chỉ số bạch cầu.

    4.2.1. Thay đổi số lượng bạch cầu

    - Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trong các điều kiện sinh lý khác nhau và biến đổi trong một số bệnh lý (xác định khi số lượng bạch cầu vượt quá hoặc giảm thấp hơn giá trị bình thường):

    • Số lượng bạch cầu giảm ở phụ nữ bắt đầu kỳ kinh, ở người già và trong một số tình trạng nhiễm độc, bệnh lý tạo máu…
    • Số lượng bạch cầu tăng: ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai, ở trẻ sơ sinh và trong các tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý tạo máu…

    4.2.2. Thay đổi trong công thức bạch cầu

    - Bạch cầu hạt trung tính:

    • Tăng khi số lượng trên 6 G/l, có thể tăng sinh lý sau bữa ăn, sau vận động nặng (tăng ít và tạm thời). Tăng bệnh lý trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm túi mật, ap se…), trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi cấp, sau phẫu thuật lớn có mất nhiều máu và trong bệnh lý tạo máu.
    • Giảm khi số lượng thấp hơn 1,5 G/l, có thể gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, nhiễm khuẩn tối cấp, sốt rét, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý tạo máu.

    - Bạch cầu hạt ưa acid:

    • Tăng khi số lượng tuyệt đối trên 0.8 G/l : nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu...
    • Giảm: Nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, điều trị corticoid, bệnh Cushing...

    - Bạch cầu hạt ưa base:

    • Tăng trên 0.15 G/l, gặp trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy.
    • Giảm: suy tủy xương, dị ứng.

    - Bạch cầu mono tăng khi số lượng trên 0.4 G/l: nhiễm virus, gặp sau tiêm chủng, sốt rét, bệnh lơxêmi.
    - Bạch cầu lympho:

    • Tăng khi số lượng trên 4 G/l: nhiễm trùng mạn tính (lao, viêm khớp…), nhiễm virus, trong bệnh máu ác tính.
    • Giảm số lượng dưới 1 G/l: nhiễm khuẩn cấp, sau xạ trị, bệnh tự miễn, bệnh tạo máu và sau điều trị hóa chất

    4.3. Các chỉ số tiểu cầu.

    Rất khó đếm do kích thước bé, chịu nhiều ảnh hưởng bởi tiếng động, điện, môi trường, bụi bẩn…
    - Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu làm hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh làm tiểu cầu kết dính do thành ống làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu, tiểu cầu tập trung xung quanh bạch cầu…
    - Tăng tiểu cầu giả tạo: do mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá nhỏ (MCV < 65 fl) làm máy đếm nhầm thành tiểu cầu. Trong mẫu máu lẫn bụi bẩn cũng có thể làm máy đếm nhầm thành tiểu cầu. Một số trường hợp do máy nối đất không tốt gây hiện tượng nhiễu nên các xung điện nhỏ sẽ được máy ghi nhận là các tiểu cầu.
    - Một số trường hợp do số lượng tiểu cầu quá cao nên máy cũng không đếm được (máy báo: OVER). Cần kiểm tra trên lam máu và pha loãng rồi đếm lại.
    - Số lượng tiểu cầu giảm: giảm sản xuất (suy tủy xương, bệnh máu ác tính lấn át, ung thư di căn tủy xương), tăng tiêu thụ (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu tiêu thụ).
    - Số lượng tiểu cầu tăng: hội chứng tăng sinh tủy, thiếu máu thiếu sắt, sau cắt lách, tăng do phản ứng sau một số bệnh lý: ung thư di căn tủy xương, u thận, u gan…

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    BỆNH BẠCH CẦU:
    Bệnh bạch cầu là một loại ung thư có ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng. Những tế bào máu có trách nhiệm để chống nhiễm trùng trong cơ thể. Các triệu chứng của bệnh bạch cầu có thể bao gồm bầm tím dễ dàng, không giải thích được giảm cân, sốt và thiếu năng lượng. Với phương pháp điều trị như hóa trị liệu cấy ghép tế bào gốc, và bức xạ, bệnh bạch cầu có thể được chữa khỏi, theo Thư viện Y học Hoa Kỳ. Sử dụng thảo dược điều trị cho bệnh bạch cầu cũng có thể chữa khỏi một cách an toàn.

    Một số vị thuốc chính có trong bài thuốc chữa bệnh ung thư máu nổi tiếng của trung hoa:
    Rễ am thảo
    Rễ cam thảo được trồng ở châu Âu, Địa Trung Hải và châu Á, và là một thành phần truyền thống trong y học Trung Quốc. Thảo mộc này cũng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn ngừa đột biến trong ADN, giải thích các Hiệp hội Ung thư Mỹ. Licrocoumarone, một hợp chất được tìm thấy trong rễ cam thảo, được cho là chịu trách nhiệm về những lợi ích này.

    Sụn ​​cá mập
    Theo Hiệp hội Ung thư bạch cầu và Lymphoma, sụn cá mập là một bổ sung thảo dược được sử dụng bởi các bệnh nhân để tăng cường hệ miễn dịch. Đưa ra các hệ thống miễn dịch mạnh hơn có thể cho phép cơ thể để chiến đấu hiệu quả hơn các tế bào ung thư.

    Nhân sâm
    Nhân sâm có chứa một hợp chất hàng chục cặp vợ chồng được gọi là "ginsenosides". Các hợp chất này có tác dụng tương tự trên cơ thể như hormone steroid, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

    Hạt lanh dầu
    Dầu hạt lanh đã được thúc đẩy như một tác nhân chống ung thư trong nhiều thập kỷ, theo Hiệp hội ung thư Mỹ. Dầu giải thoát từ hạt lanh được cho là tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào chống ung thư. Hạt lanh có thể được thực hiện dưới hình thức bổ sung, và được bổ sung vào chế độ ăn uống thông qua tiêu thụ hạt lanh thô trong ngũ cốc hoặc bánh mì ăn có chứa thành phần này.


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •