Trích dẫn Gửi bởi songdep213 Xem bài viết
Em đang muốn tìm phòng khám tế nhị tí ở ĐN anh ạ.

Nhân đây em vẫn còn thắc mắc, 16 tuần XN âm tính có dùng PEP của em không biết như thế nào, đã cuối cùng chưa? Vì hiện em viêm họng, nổi hạch cổ gần 1 tuần rồi, nuốt nó cứ vướng vướng ở cổ và vợ em thì đau bụng cả ngày hôm nay. Em lo lắm!!!
Con người mà k có hạch lym vô thì đời chống tàn như hoa ấy
HẠCH BẠCH HUYẾT(LYMPH) PHÒNG THỦ THỨ HAI:
Khi chọc thủng được tuyến phòng thủ đầu tiên, và xâm nhập vào bên trong cơ thể, vi khuẩn còn phải đối đầu với đường dây phòng thủ thứ hai của Bạch Huyết (Lymph).
Bạch Huyết là một thành phần nằm trong mô tầng lỏng, được dẫn lưu bởi một chuỗi động mạch (vessels) đi song song với những tĩnh mạch (veins). Sau cùng, Bạch Huyết được chuyển vào hai động mạch lớn. Hai mạch Bạch Huyết nầy đi xuyên qua những mô tầng mềm xốp, được gọi là những hạch Bạch Huyết (Lymph Nodes) mà chúng nằm chung quanh vùng đáy cổ như là những trạm phòng thủ chiến lược, có nhiệm vụ như những cái bẫy chống sự nhiễm trùng. Thí dụ như những mô tầng lỏng (fluid Tissues) từ tay đi xuyên qua những hạch Bạch Huyết gần eo cùi chỏ, và vào nách. Những mô tầng lỏng từ chân đi xuyên qua những hạch Bạch Huyết gần đầu gối, và đi vào trong phần hán. Những hạch Bạch Huyết nầy được tràn ngập với một loại các tế bào Bạch Huyết đặc biệt (Lymphocytes). Chúng có thể phá vỡ tiến trình nhiễm độc trầm trọng, và tạo nên những ung thối (Abscesses), và chúng bảo vệ những cấu trúc chính, cũng như các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Sau khi vi khuẩn vượt qua những tuyến phòng thủ cục bộ, sự nhiễm trùng thường đánh dấu bằng những đường thâm đỏ, chạy từ điểm bị thương lên đến cánh tay hay chân. Đây là hiện tượng của những mạch Bạch Huyết bị xưng phồng.
Ngoài ra, còn có những hệ thống hạch Bạch Huyết và các mạch Bạch Huyết dẫn lưu mà chúng giúp cho những cơ quan nội tạng, trong cách thức giống như những hạch Bạch Huyết giúp cho hai tay và hai chân. Trong trường hợp chứng bệnh phổi (Tuberculosis), vi trùng lao tấn công vào những hạch Bạch Huyết, một cách kém mãnh liệt nhưng bền bỉ hơn. Trong điều kiện thuận lợi của cơ thể, những buồng nhỏ (Nodules) được gọi là những u lao (Tubercles) được phát sinh, có nhiệm vụ bắt giữ những vi khuẩn xâm lăng một cách dài hạn. Sau cùng, những u lao nầy có một lớp vỏ bọc ngoài với chất Calcium. Sau đó, nếu cơ thể trở nên yếu đuối vì mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, hay nhiễm trùng nặng hơn, thành vách của những u lao nầy bị bể vỡ ra, và phóng thích những vi khuẩn bị giam cầm, để tấn công cơ thể, dần dần cơ thể bị nhiễm bệnh.