LONDON- Một người đàn ông dương tính với HIV ở Anh đã trở thành người trưởng thành thứ hai được biết đến trên toàn thế giới đã "loại bỏ virus AIDS". Các bác sỹ của anh cho biết, đây là một trường hợp ghi nhận khỏi bệnh sau khi được ghép tủy xương từ một người hiến tặng kháng HIV, tương tự như trường hợp đầu tiên, Timothy Brown. Trường hợp này là một bằng chứng cho thấy khả năng chấm dứt AIDS trong tương lai là hoàn toàn có thể.Gần ba năm sau khi nhận được tế bào gốc tủy xương từ một người hiến tặng có đột biến gen hiếm gặp kháng với HIV - và hơn 18 tháng sau khi dừng thuốc kháng vi-rút (ARV) - bệnh nhân này vẫn duy trì tình trạng "sạch khuẩn", bởi các xét nghiệm rất nhạy cảm vẫn không thấy dấu vết nhiễm HIV trước đó của anh."Chúng tôi không thể phát hiện bất cứ điều gì, hoàn toàn không tìm thấy virus HIV trong máu của người bệnh", Ravindra Gupta, giáo sư và nhà sinh vật học HIV, trưởng một nhóm điều trị cho biết.Gupta mô tả bệnh nhân của mình là "được chữa khỏi bệnh chức năng" và "đã thuyên giảm", nhưng cảnh báo: "Vẫn còn quá sớm để nói rằng anh ấy đã khỏi bệnh."Người đàn ông này đang được gọi là "bệnh nhân London", một phần vì trường hợp của anh ta giống với trường hợp Timothy Brown, người được biết đến là "bệnh nhân Berlin" khi anh ta trải qua điều trị tương tự ở Đức năm 2007 và là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất được khẳng định đã loại bỏ HIV ra khỏi cơ thể.Khoảng 37 triệu người trên toàn thế giới hiện đang bị nhiễm HIV và đại dịch AIDS đã giết chết khoảng 35 triệu người trên toàn thế giới kể từ khi nó bắt đầu vào những năm 1980. Nghiên cứu khoa học về HIV và ARV đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, có thể kiểm soát hoàn toàn sự phát triển của virus trong cơ thể, tuy vậy, vẫn chưa đưa ra một phương pháp điều trị có khả năng thải trừ hoàn toàn virus này. Gupta, hiện tại công tác tại Đại học Cambridge, chia sẻ thêm về trường hợp này. Theo đó, bệnh nhân đã nhiễm HIV vào năm 2003, và vào năm 2012 cũng được chẩn đoán mắc một loại ung thư máu có tên là Hodgkin's L lymphoma. Vào năm 2016, các bác sĩ đã quyết định ghép tủy xương cho anh. "Đây thực sự là cơ hội sống sót cuối cùng của anh ấy", Gupta nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.Người hiến tặng tủy xương có đột biến gen được gọi là 'CCR5 delta 32', có khả năng kháng HIV.Để xâm nhập vào tế bào đích CD4, virus HIV cần gắn kết vào thụ thể CD4 và đồng thụ thể CCR5 (nhóm HIV R5) hoặc CXCR4 (nhóm HIV X4). Việc cơ thể bị đột biến ở đồng thụ thể CCR5 sẽ ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào, từ đó tạo ra "tính đề kháng tự nhiên" đối với HIV.Hầu hết các chuyên gia nói rằng điều trị này không thể là một cách chữa trị cho tất cả bệnh nhân vì thủ tục tốn kém, phức tạp và nhiều rủi ro. Mặt khác, việc tìm người hiến thích hợp là vô cùng khó khăn vì ngoài việc phải tương hợp cơ thể, người đó còn phải nằm trong một dân số chiếm tỷ lệ nhỏ mang gen đột biến CCR5 khiến họ kháng vi-rút - hầu hết trong số họ là người gốc Bắc Âu. Các chuyên gia cho biết vẫn chưa rõ liệu kháng CCR5 là chìa khóa duy nhất hay liệu biến chứng "phản ứng đối kháng mảnh ghép và cơ thể" cũng đóng một vai trò nào đó, khi cả bệnh nhân Berlin và London đều bị biến chứng này.Sharon Lewin, một chuyên gia tại Viện Doherty của Úc và là đồng chủ tịch của ban cố vấn nghiên cứu lâm sàng của Hiệp hội AIDS Quốc tế, nói với Reuters rằng trường hợp London chỉ ra con đường mới để nghiên cứu. "Chúng ta chưa chữa khỏi HIV, nhưng (điều này) cho chúng ta hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể người bệnh", cô nói.Gupta cho biết nhóm của ông có kế hoạch sử dụng những phát hiện này để khám phá các chiến lược điều trị HIV mới tiềm năng, ông nói "liệu pháp gen có thể hiệu quả và loại bỏ đồng thụ thể CCR5, từ đó giúp điều trị khỏi HIV ở người bệnh"Bệnh nhân London, trường hợp được báo cáo trên tạp chí Nature và trình bày tại một hội nghị y tế ở Seattle hôm thứ ba, đã yêu cầu đội ngũ y tế của mình không tiết lộ tên, tuổi, quốc tịch hoặc các chi tiết khác
Nguồn:
https://www.nbcnews.com/news/world/hiv-positive-man-u-k-2nd-known-adult-worldwide-be-n979186?cid=sm_npd_nn_fb_ma&fbclid=IwAR1686Nu0PZg4ios1FUPWjIYXRFL74x1-A1ZoZjJQb5Y8ltIRcglSgDiszQ