Kết quả 1 đến 20 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

Threaded View

  1. #8
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,471
    Cảm ơn
    1,927
    Được cảm ơn: 21,244 lần
    Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát triển bệnh

    • Tiến triển bệnh nhanh hơn với:

    – Nhiễm HIV do truyền máu
    – Tuổi cao
    – Nồng độ virút cao :
    – Tiêm chích ma túy
    • Tiến triển bệnh chậm hơn với:

    – Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội với cotrimoxizole
    – Điều trị ARV với phác đồ 3 thuốc




    Giai đoạn lâm sàng HIV theo WHO:

    Giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể sử dụng để:

    • Đánh giá mức độ phá hủy hệ miễn dịch của người bệnh
    • Theo dõi tiến triển bệnh nhiễm HIV
    • Xác định thời điểm bắt đầu điều trị dự phòng với Cotrimoxazole
    • Xác định khi nào bắt đầu điều trị ARV (có hoặc không có xét nghiệm CD4)

    Giai đoạn lâm sàng theo WHO cần được đánh giá ở tất cả các lần thăm khám.

    Giai đoạn 1 theo WHO
    • Không triệu chứng
    • Có thể mắc bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng
    • Thang hoạt động 1: không triệu chứng, hoạt động bình thường

    Giai đoạn 2 theo WHO
    • Sút cân, <10% trọng lượng cơ thể
    • Nhiễm Herpes zoster trong vòng 5 năm qua
    • Biểu hiện bệnh da và niêm mạc nhẹ (viêm da tiết bã, ngứa, nấm móng, loét miệng tái phát, viêm khoé miệng)
    • Viêm đường hô hấp trên tái diễn ( ví dụ viêm xoang)
    • Và/hoặc thang hoạt động 2: có triệu chứng, nhưng hoạt động bình thường

    Giai đoạn 3 theo WHO
    • Sụt cân, >10% trọng lượng cơ thể
    • Tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân, > 1 tháng
    • Sốt kéo dài không có nguyên nhân> 1 tháng (sốt thành cơn hoặc sốt liên tục)
    • Nấm candida miệng (tưa)
    • Bạch sản lông ở miệng
    • Lao phổi 1 năm trước
    • Nhiễm khuẩn nặng (ví dụ: viêm phổi, viêm cơ hoá mủ)
    • Và/hoặc thang hoạt động 3: nằm liệt giường <50% thời gian trong tháng qua)

    Giai đoạn 4 theo WHO
    • Hội chứng suy mòn do HIV ( sụt cân trên 10%, cộng với hoặc tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng)
    • Các bệnh nhiễm trùng cơ hội chỉ điểm AIDS: xem danh sách ở slide tiếp theo
    • Và/hoặc thang hoạt động 4: nằm liệt giường >50% số ngày trong tháng trước.

    Các bệnh nhiễm trùng cơ hội chỉ điểm:

    • Lao ngoài phổi
    • Nhiễm Penicillium
    • Nhiễm Cryptococcosis ngoài phổi
    • Nấm candida thực quản, khí quản , phế quản, hoặc phổi
    • Nhiễm các mycobacteria không phải lao lan toả toàn thân
    • Viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP)
    • Bệnh do Toxoplasmosis ở não
    • Tiêu chảy do Cryptosporidiosis trên 1 tháng
    • Bệnh do Cytomegalovirus (CMV)
    • Nhiễm virút Herpes simplex trên 1 tháng
    • Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển
    • Các bệnh nấm địa phương lan toả toàn thân (ví dụ: histoplasmosis)
    • Nhiễm khuẩn huyết không phải Salmonella không phải thương hàn
    • U lympho
    • Sarcoma Kaposi
    • Bệnh lý não do HIV

    Xét nghiệm trên bệnh nhân HIV:

    Hai xét nghiệm thường sử dụng phổ biến nhất để đánh giá và theo dõi bệnh nhân HIV tại Việt Nam là:
    – CD4
    – tổng số tế bào lympho (TLC)

    CD4:

    • CD4 là một loại tế bào lympho T mang bộ phận cảm thụ CD4 trên bề mặt.
    • HIV gắn vào bộ phận tiếp nhận của CD4 trước khi xâm nhập vào tế bào
    • CD4 ở người lớn bình thường là 500-1500
    • Trẻ em dưới 5 tuổi, số lượng CD4 cao hơn và biến đổi nhiều hơn. Vì thế % số lượng CD4 được sử dụng để theo dõi lâm sàng HIV ở trẻ em.

    Số lượng tế bào CD4:

    • Xét nghiệm số lượng tế bào CD4 là xét nghiệm tốt nhất để đo lường ảnh hưởng của nhiễm HIV trên hệ miễn dịch.

    • Số lượng tế bào CD4 liên quan đến nguy cơ phát triển nhiễm trùng cơ hội và nguy cơ tử vong.

    • Số lượng tế bào CD4 có thể sử dụng để quyết định bắt đầu điều trị:
    – Khi nào bắt đầu điều trị thuốc dự phòng
    – Khi nào bắt đầu điều trị thuốc kháng virút
    – Các nhiễm trùng cơ hội nào thường gặp nhất khi bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính

    Tổng số tế bào lympho (TLC)

    • Nếu không có xét nghiệm tế bào CD4, tổng số tế bào lympho và giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể sử dụng để:
    – Đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch
    – Quyết định khi bắt đầu điều trị thuốc dự phòng và điều trị thuốc kháng virút .

    • Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và cần điều trị thuốc dự phòng khi:
    – Giai đoạn 3 và 4 theo TCYTTG hoặc
    – Giai đoạn lâm sàng 2 và TLC < 1200


    Những điểm cần nhớ :

    • Trung bình sau nhiễm HIV từ 5 – 10 năm có biểu hiện bệnh hoặc các triệu chứng.

    • Số lượng tế bào CD4 là xét nghiệm tốt nhất đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch.

    • Nếu không có xét nghiệm tế bào CD4 thì tổng số tế bào lympho và giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng miễn dịch.

    • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch khi CD4<200, giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo TCYTTG hoặc TLC<1.200.

    • AIDS là bệnh nặng do nhiễm HIV: CD4<200 hoặc giai đoạn lâm sàng 4 theo TCYTTG.




    Theo yhaiphong
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:17.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 6 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 6 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •