PDA

View Full Version : Tư vấn vè lây nhiễm HIV



Harry
11-03-2014, 21:06
Cách đây 2 tháng em có đi masage lúc em đi , có để cho nhân viên nữ tiếp xúc với dương vật (không có lớp da bảo vệ) bằng tay ( kích dục bằng tay ), nếu trên tay cô ấy có dính virus hiv vậy em có nguy cơ hay không ? gần đây em thấy tim mình hay đập nhanh vậy có phải triệu chứng hay không ? Em cám ơn

songchungvoi_HIV
11-03-2014, 21:17
Cách đây 2 tháng em có đi masage lúc em đi , có để cho nhân viên nữ tiếp xúc với dương vật (không có lớp da bảo vệ) bằng tay ( kích dục bằng tay ), nếu trên tay cô ấy có dính virus hiv vậy em có nguy cơ hay không ? gần đây em thấy tim mình hay đập nhanh vậy có phải triệu chứng hay không ? Em cám ơn
HIV nào sống trên da tay bạn???? Khi nào tay GMS bị cùi lỡ loét chảy máu rùi kích dục DV cho bạn mới có nguy cơ.
- Để tồn tại, virus bắt buộc phải ký sinh trên một sốtế bào sống
Vậy theo bạn da tay có tế bào sống là máu k????
Da tay là tế bào chết nhé
DA CÓ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

Biểu bì: được phân chia thành 5 lớp tế bào từ dưới lên trên là: (1) Lớp tế bào đáy (còn gọi là lớp sinh sản), bao gồm một hàng tế bào vuông hay trụ đơn; trong lớp sinh sản có các tế bào sắc tố, bên trong bào tương có rất nhiều hạt bọc chứa melanin. Việc điều hòa và chế tiết melanin của các tế bào sắc tố phụ thuộc trước hết vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường, nội tiết, thần kinh. (2) Lớp Malpighi (còn gọi là lớp gai), bao gồm nhiều hàng tế bào đa diện, liên kết nhau bằng hình thức "khớp mộng" cho hình ảnh các "gai" dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại lớn, đây là những tế bào trưởng thành của biểu bì. (3) Lớp hạt bao gồm vài hàng tế bào mà bên trong bào tương có nhiều hạt keratohyalin tiền sừng, thể hiện hình ảnh đã có sự thoái triển của các tế bào biểu mô. (4) Lớp bóng chỉ có ở da dày lòng bàn tay, lòng bàn chân, có vân, không có lông và tuyến bã) thể hiện các tế bào biểu mô đã chết. (5) Lớp sừng, không còn cấu trúc tế bào, có bản chất là mô chết đã được sừng hóa (lớp sừng còn được phân ra lớp phụ là lớp bong vảy thể hiện sự bong tróc có tính chu kỳ của biểu bì).
Bì: được chia ra làm: (1) chân bì (bao gồm lớp nhú và lớp lưới) và, (2) hạ bì (còn gọi là lớp mỡ dưới da). Bì chứa mô liên kết, nhiều mạch máu, thần kinh... đảm bảo cho da sống và thực hiện các chức năng của mình.

Harry
11-03-2014, 21:20
Vậy nếu bàn tay của cô ta có dính máu nhiễm HIV vậy em có nguy cơ không anh ? Sau 8 tuần em đi xét nghiệm đã chính xác chưa ?

songchungvoi_HIV
11-03-2014, 21:28
Vậy nếu bàn tay của cô ta có dính máu nhiễm HIV vậy em có nguy cơ không anh ? Sau 8 tuần em đi xét nghiệm đã chính xác chưa ?
Chữ nếu của bạn là không thể, nếu bạn là cô gái đó, mà tay bạn đang bị thương đau thì bạn có kích dục cho khách k??? Bạn nên nhớ bàn tay là nơi có rất nhiều dây thần kinh cảm giác trương ương, khi bị đau sẽ truyền về não và lúc đó não sẽ phát ra sự phản xạ là rụt tay lại. Vậy theo bạn thì tay cô ta có chảy máu k????

Harry
12-03-2014, 06:28
Anh ơi cho em hỏi tim đập nhanh có phải là dấu hiệu nhiễm HIV không ạ ? TRước em không có bị mà giờ thấy tim hay đập nhanh. EM vẫn lo cô ấy có thể trả thù đời vì cô ấy chủ động nắm dương vật của em nên có thể lây hiv qua đó

Charles
12-03-2014, 06:58
Cách đây 2 tháng em có đi masage lúc em đi , có để cho nhân viên nữ tiếp xúc với dương vật (không có lớp da bảo vệ) bằng tay ( kích dục bằng tay ), nếu trên tay cô ấy có dính virus hiv vậy em có nguy cơ hay không ? gần đây em thấy tim mình hay đập nhanh vậy có phải triệu chứng hay không ? Em cám ơn


Anh ơi cho em hỏi tim đập nhanh có phải là dấu hiệu nhiễm HIV không ạ ? TRước em không có bị mà giờ thấy tim hay đập nhanh. EM vẫn lo cô ấy có thể trả thù đời vì cô ấy chủ động nắm dương vật của em nên có thể lây hiv qua đó

Kích dục bằng tay là tình dục an toàn. Bạn yên tâm, hoàn toàn không có nguy cơ gì cả.

Chuoclailoilam.1lan
12-03-2014, 07:23
Anh ơi cho em hỏi tim đập nhanh có phải là dấu hiệu nhiễm HIV không ạ ? TRước em không có bị mà giờ thấy tim hay đập nhanh. EM vẫn lo cô ấy có thể trả thù đời vì cô ấy chủ động nắm dương vật của em nên có thể lây hiv qua đó
Cứ suy diễn lung tung, lo lắng rồi hồi hộp lại bảo sao tim không đập nhanh. Lo lắng gì đâu không vậy đấy. Đảm bảo chắc chắn không sao.

Nguyen Ha
12-03-2014, 07:32
Cách đây 2 tháng em có đi masage lúc em đi , có để cho nhân viên nữ tiếp xúc với dương vật (không có lớp da bảo vệ) bằng tay ( kích dục bằng tay ), nếu trên tay cô ấy có dính virus hiv vậy em có nguy cơ hay không ? gần đây em thấy tim mình hay đập nhanh vậy có phải triệu chứng hay không ? Em cám ơn

Kích dục bằng tay là tình dục an toàn. Không cần xét nghiệm.

Harry
12-03-2014, 21:59
Hiện em rất lo, có thể mình nhiễm HIV từ các nguyên nhân khác chẳng hạn như , lúc đi massage chân em có 1 vết xướt , em đã băng lại được 1 h, không biết khi cô ta chạm vào hoặc tắm rửa mà tay có dính máu thì có nguy cợ bị hay không ?
Dạo này em có các triệu chứng :
- Suy giảm ham muốn
- Móng tay có thay đổi màu nâu
- Hay nóng giận lo âu
- Tim đập nhanh
- Thỉnh thoảng đau cơ
Vậy có phải là triệu chứng ban đầu không? em muốn xét nghiệm ở đâu nhanh mà lại không lưu lại đia chỉ , mong các anh chị chỉ giúp em cám ơn

songchungvoi_HIV
12-03-2014, 22:12
Anh ơi cho em hỏi tim đập nhanh có phải là dấu hiệu nhiễm HIV không ạ ? TRước em không có bị mà giờ thấy tim hay đập nhanh. EM vẫn lo cô ấy có thể trả thù đời vì cô ấy chủ động nắm dương vật của em nên có thể lây hiv qua đó


Hiện em rất lo, có thể mình nhiễm HIV từ các nguyên nhân khác chẳng hạn như , lúc đi massage chân em có 1 vết xướt , em đã băng lại được 1 h, không biết khi cô ta chạm vào hoặc tắm rửa mà tay có dính máu thì có nguy cợ bị hay không ?
Dạo này em có các triệu chứng :
- Suy giảm ham muốn
- Móng tay có thay đổi màu nâu
- Hay nóng giận lo âu
- Tim đập nhanh
- Thỉnh thoảng đau cơ
Vậy có phải là triệu chứng ban đầu không? em muốn xét nghiệm ở đâu nhanh mà lại không lưu lại đia chỉ , mong các anh chị chỉ giúp em cám ơn
massage chân em có 1 vết xướt , em đã băng lại được 1 h, không biết khi cô ta chạm vào hoặc tắm rửa mà tay có dính máu thì có nguy cợ bị hay không ==> Xuất hiện dạng bệnh tâm thần mới: ám ảnh mình bị HIV

Gần đây, Phòng khám sức khoẻ tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân với căn bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh.


http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2013/03/kham-3313-39a50.jpg
BS Trịnh Bích Huyền thăm khám cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Điều đáng nói là bệnh nhân toàn là những người có kiến thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất


Chị Nguyễn Thị Thúy Q. (32 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang công tác ở một tổ chức quốc tế) đến phòng khám sức khoẻ tâm thần với phong thái rất tự tin. Chị cho biết mình chuyên tư vấn về sức khoẻ sinh sản và trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS.

Tuy nắm rõ đường lây của HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm HIV, phải điều trị bằng thuốc. Tự chị cũng cảm thấy mình bất thường khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng cũng lo lây nhiễm từ người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus...


BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua thăm khám, bệnh nhân Q. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng vẫn không thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn. Ở trường hợp chị Q., dù có kiến thức về y hẳn hoi nhưng bệnh nhân cứ lo mình nhiễm bệnh một cách rất vô lý; biết mình lo vô lý nhưng vẫn không thoát ra được ý nghĩ đó.

Nhiều trường hợp giống chị Q., thậm chí đã đi xét nghiệm, cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét nghiệm tiếp... Lo quá mà chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải thích rõ các đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân vẫn lo. Điều đặc biệt là một số bệnh nhân công tác trong ngành y, hiểu biết về HIV, tuyên truyền về HIV mà vẫn lo lắng đến kỳ quặc.


BS Trịnh Bích Huyền cho biết, người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc chứng bệnh này. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức không dễ; việc điều trị cũng dai dẳng. Để hạn chế mắc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, mọi người nên tự tìm cách cân bằng; tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi bộ, trồng cây xanh... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi cảm thấy căng thẳng, cũng nên chia sẻ với bạn bè, người thân, đừng khư khư giữ ý nghĩ lo lắng trong đầu. Và sau cùng, khi thấy mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... nên đi khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.


Theo Hoài Hương
Kiến thức
Stress là gì?


01:52:38, 18/03/2010

<tbody>





Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.







<tbody>
Triệu chứng
Những triệu chứng của stress rất đa dạng với mỗi cá nhân riêng biệt. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản:
Những biểu hiện về mặt cảm xúc
- Cảm thấy khó chịu
- Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
- Cảm thấy buồn bã
- Cảm thấy chán nản, thờ ơ
- Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân
Những biểu hiện về hành vi
- Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
- Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá
- Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn
- Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung
- Trở nên vô lý trong những quyết định của mình
- Hay quên hoặc trở nên vụng về
- Luôn vội vàng và hấp tấp
- Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít Những triệu chứng về thể chất
- Đau đầu
- Căng hoặc đau cơ bắp
- Đau bụng
- Đồ mồ hôi
- Cảm thấy chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa
- Khó thở hoặc đau ngực
- Khô miệng
- Ngứa trên cơ thể
- Có vấn đề về tình dục.
Nếu bạn có một số những biệu hiện trên đây, có thể bạn đang trải qua stress cấp tính. Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân
Thông thường có bốn nguồn gây stress
- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…
- Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…
Khi stress trở thành vấn đề
- Vì stress là một phần của cuộc sống, hàng ngày bạn luôn chịu một lượng stress nhất định. Nhưng stress chỉ trở nên là vấn đề khi nó ở mức độ cao trong một thời gian dài hoặc khi bạn gặp phải rất nhiều vấn đề căng thẳng trong một thời gian ngắn.
- Khi các triệu chứng của stress tăng lên, cơ thể của bạn phải làm việc vất vả hơn để đối phó với chúng. Năng lượng bị tiêu tốn để duy trì huyết áp bình thường, giảm lo âu. Bên cạnh đó những hoàn cảnh thực tế lại yêu cầu bạn phải tập trung sức lực và tâm trí để ứng phó. Nếu tình huống đó kéo dài, cơ thể bạn sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần phải học cách thư giãn và ứng phó hợp lý để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Cách ứng phó với stress
- Hài ước: Cố gắng sử dụng khiếu hài ước trong những tình huống khó khăn. Cười về chính bản thân mình cũng rất có lợi
- Duy trì tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh hơn và những cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ được giải tỏa phần nào qua những hoạt động cơ bắt.
- Nhận ra và chấp nhận giới hạn: “Trèo cao, ngã đau”. Hãy thiết lập những mục tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.
- Duy trì chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ: Điều này có vẻ khó vì trong khi căng thẳng, đôi lúc bạn thực sự không muốn ăn không muốn ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chính ăn và ngủ sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và do đó tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề của mình.
- Học để lập kế hoạch: Sự thiếu tổ chức có thể gây ra căng thẳng và gây mất thời gian. Liệt kê ra những việc cần làm và thực hiện những việc nhỏ và dễ làm trước. Cảm giác hoàn thành công việc (dù là nhỏ) sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
- Học để chơi: Đôi khi bạn cần thoát ra những áp lực của cuộc sống và có sự vui đùa. Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê và hứng thú mà không cần quan tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào.
- Học thư giãn: Thư giãn là những bài tập sử dụng sức mạnh tập trung của tâm trí để thả lỏng các cơ bắp và đưa tâm trí vào trạng thái thư thái bình an. Hãy học các cách thư giãn từ các nhà tâm lý học, giáo viên thiền, Yoga…
(Theo Sharevn.org)

</tbody>



</tbody>

leduyanh
12-03-2014, 22:29
Theo kinh nghiệm của anh, hành vi kích dục bằng tay không có nguy cơ với H. Tay phải đầm đìa máu, và DV của em cũng vậy, mới có nguy cơ.

Harry
13-03-2014, 07:33
massage chân em có 1 vết xướt , em đã băng lại được 1 h, không biết khi cô ta chạm vào hoặc tắm rửa mà tay có dính máu thì có nguy cợ bị hay không ==> Xuất hiện dạng bệnh tâm thần mới: ám ảnh mình bị HIV



<tbody></tbody>


Vậy là không có nguy cơ hả anh , em sợ lỡ tay chảy máu theo nước từ tay cô ấy , chảy xuống tiếp xúc ở viết thương chân => lây nhiễm

Harry
13-03-2014, 07:34
Theo kinh nghiệm của anh, hành vi kích dục bằng tay không có nguy cơ với H. Tay phải đầm đìa máu, và DV của em cũng vậy, mới có nguy cơ.
Anh ơi chứ em thấy quan hệ tình dục , dương vật cũng có chảy máu đâu mà cũng bị dính HIV như bt đó anh.

leduyanh
13-03-2014, 07:43
Có HIV lây qua DV bị sây sước chảy máu, dịch âm đạo lây qua lỗ sáo. Em nhớ rằng sác xuất nhiễm HIV cho một lần QHTD không an toàn với bất kỳ đối tượng không rõ tình trạng bệnh lý là 50 / 50 nhé " một sống, hai chết". QHTD nhất thiết phải có bao cao su.

Harry
13-03-2014, 13:26
Nếu có lần khać anh ơi, mà em đâu có quan hệ buâbãi, chỉ là cac bạn dân đi masmassage thui, em đâu có để người ta dung miệng vì em nghe noí cung co nguy co

songchungvoi_HIV
13-03-2014, 13:31
Nếu có lần khać anh ơi, mà em đâu có quan hệ buâbãi, chỉ là cac bạn dân đi masmassage thui, em đâu có để người ta dung miệng vì em nghe noí cung co nguy co
Massege lành mạnh lấy đâu ra nguy cơ?? Cái này mới là Taolao@.com.vn nà

Nguyen Ha
13-03-2014, 13:33
Nếu có lần khać anh ơi, mà em đâu có quan hệ buâbãi, chỉ là cac bạn dân đi masmassage thui, em đâu có để người ta dung miệng vì em nghe noí cung co nguy co

Bạn vui lòng đọc lại những gì mọi người chia sẻ đi.

Harry
13-03-2014, 13:40
Em muốn đi xet́ nghiệm để giai toả stress mà em không muốn để lại diaiai chỉ vậy cho em hỏi em đi xét nghiệm ơ đâu đươc, mong cać anh chị chỉ giúp, thông cảm em đangdùng đt nên nt hay bị nhảy chữ

songchungvoi_HIV
13-03-2014, 14:08
Em muốn đi xet́ nghiệm để giai toả stress mà em không muốn để lại diaiai chỉ vậy cho em hỏi em đi xét nghiệm ơ đâu đươc, mong cać anh chị chỉ giúp, thông cảm em đangdùng đt nên nt hay bị nhảy chữ
Tất cả các TTYTDP XN tự nguyện dấu tên

Harry
13-03-2014, 18:18
anh ơi cho em hỏi anh có biết trung tâm chân trời mới nào trả kết quả xét nghiệm trong ngày không ? em nghe nói 1 tuần mới trả kết quả ,

Donghpcc90
13-03-2014, 19:01
bằng tay cũng không nên bạn à

songchungvoi_HIV
13-03-2014, 19:04
anh ơi cho em hỏi anh có biết trung tâm chân trời mới nào trả kết quả xét nghiệm trong ngày không ? em nghe nói 1 tuần mới trả kết quả ,
TT Chân trời mới thường áp dụng 3 PP Eliza trả KQ sau 1 tuần

Harry
15-03-2014, 09:41
Anh SongchungvoiHIv cho em hỏi 1 câu là vết thương hở sau bao lâu thì đóng cửa niêm mạc để tiếp xúc với máu mà không bị HIV , em cám ơn anh

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 09:53
Anh SongchungvoiHIv cho em hỏi 1 câu là vết thương hở sau bao lâu thì đóng cửa niêm mạc để tiếp xúc với máu mà không bị HIV , em cám ơn anh
Khi nào vết thương k còn chảy máu là vết thương đóng niêm mạc, cho dù vết thương đ1o nhìn bằng mắt thường thịt vẫn đỏ, hay chảy dịch vàng, thì vết thương đó là vết thương đóng niêm mạc.
4- TUYẾN PHÒNG THỦ ĐẦU TIÊN:
Phần da và những chất màng nhầy (hay chất nhờn) của cơ thể là tuyến phòng thủ đầu tiên, có nhiệm vụ ngăn chận sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh. Hệ thống hô hấp, và tiêu hóa thường được xem ở tận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng có những bộ phận tiếp giáp bên ngoài, được bao phủ với những màng nhầy, nhằm chống lại sự thấm thấu của vi trùng. Các đơn vị phòng thủ do phần da cung cấp gồm nhiều loại khác nhau như:
4.1-Những lớp ngoài của phần da là các màng tế bào chết, tạo nên mô tầng bao phủ tự nhiên, để cản trở vi trùng xâm nhập từ bên ngoài. Những tầng lớp nầy có thể bị làm trầy, nhưng không gây tác hại đến cơ thể.
4.2-Chất dầu nhờn của phần da bắt nguồn từ những tuyến bả nhờn tiết ra, có tính chất không thấm nước, và giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng.
4.3-Những màng nhầy (chất nhờn) mang tính chất hóa học, chúng được tiết ra có công dụng ngăn cản, và chống lại sự tấn công của vi trùng.
4.4-Nước bọt mang tính chất acid nhẹ có trong miệng, và mạnh hơn chất acid chứa trong bao tử. Cả hai chất nầy là lợi khí, để tối thiểu hóa sự tấn công của các vi khuẩn. Trong mũi, màng nhầy có chứa ít chất Cilia, và cấu trúc những sợi lông nhỏ có nhịp rung động hướng ra ngoài hai lỗ mũi, để đẩy các chất bẫn, bụi, vi khuẩn ra ngoài.
4.5-Những mạch máu trong da đẩy dồn máu đến vùng bị đe dọa, để mang theo những lực lượng chống đỡ sự phát triển của vi trùng.
5-SỰ XÂM NHẬP QUA MÔI GIỚI TRUYỀN NHIỄM:
Khi phần da bị phá vỡ sẽ tạo nên một vết thương, và vùng bị ảnh hưởng chung quanh vết thương. Trước tiên, chất huyết tương (Clotted Blood) trong máu có nhiệm vụ bao phủ lên trên mặt vết thương. Ngoài việc ngăn chận sự chảy máu nơi vết thương, huyết tương còn tạo nên một màng phòng thủ chống lại sự nhiễm trùng. Nếu sự nhiễm trùng xảy ra vào lúc bị thương, vùng bị ảnh hưởng chung quanh vết thương trở nên viêm, thâm đỏ, và đau nóng, hay bị rung động. Sau đó, vết thương có thể trở nên ung mũ. Lập tức, nhiều lượng máu được đẩy mạnh đến vùng bị thương. Cho nên, tạo ra sự gia tăng nhiệt độ nơi đó. Những tế bào bạch huyết (White Blood cells) trong máu thoát ra khỏi các mạch máu, để đi xuyên qua các thành mao quản mỏng, và thấm thấu vào các mô tầng (Tissues). Nơi đó, chúng cố gắng mọi nỗ lực để vô hiệu hóa, và tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, Interferon là một loại chất đạm (Protein), có tính chất cơ chế phòng thủ không riêng biệt, để chống lại sự nhiễm độc. Interferon có thể sinh ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, để chống lại sự nhiễm độc của một loại tế bào đặc biệt. Không như những chất kháng thể khác, Interferon có thể bước vào bên trong những tế bào bị nhiễm độc, để hoạt động ngăn chận hàng loạt mầm độc. Các y sĩ có thể cung cấp Interferon cho những bệnh nhân bị nhiễm độc tố, nhằm nâng cao sức đề kháng của họ. Sự xâm nhập vào cơ thể bởi những nhiễm độc tố như : Vi khuẩn, mầm độc, mốc meo, được xem như một trận chiến. Có những cuộc chạm trán nhỏ địa phương, tại những điểm tấn công. Sau đó, những trận chiến lớn xảy ra. Trong cuộc chiến tranh nầy, những tế bào và những thành phần hóa học của máu, những tế bào mô tầng, và các phần chất lỏng mô tầng bạch huyết, được thể hiện như những lực lượng đề kháng của cơ thể, có nhiệm vụ chống lại với những độc tố ngoại xâm. Những tế bào bạch huyết cầu (White Blood Cells) có thể được so sánh như lực lượng bộ binh, chiến đấu bằng tay, và tẩy sạch chiến trường sau khi hành động.
Những vi khuẩn xâm nhập chỉ huy cuộc tấn công hóa học, chống lại những mô tầng cơ thể. Chúng sinh ra những chất hóa học, được gọi là độc tố, kháng nguyên, hay Immunogens, nhằm gây độc hại cho cơ thể. Những chất độc nầy có thể xuất hiện nơi vùng vi khuẩn tấn công, hoặc tại các nơi khác, trên khắp cơ thể. Chúng có thể gây nguy hại cho các cơ quan tim, thần kinh hệ, thận. Ngoài ra, chúng còn tạo nên những cơn nóng sốt cho cơ thể.

Harry
15-03-2014, 10:44
Vậy một vết xướt bên ngoài mà chưa chảy máu là niêm mạc vẫn chưa bị hở phải không anh ?

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 10:48
Vậy một vết xướt bên ngoài mà chưa chảy máu là niêm mạc vẫn chưa bị hở phải không anh ?
Đúng rùi bạn :monkeys16:

tôi ơi đừng tuyệt vọng
15-03-2014, 12:12
theo như những gì mình theo dõi nãy giờ thì bạn không có nguy cơ với hành vi kích dục bằng tay bạn à.nguy cơ là do bạn tự suy diễn và tạo ra thôi.thực tế thì lại không như vậy,không có cô gái nào tay đang bị thương và chảy máu mà lại làm chuyện ấy cho bạn.bản thân bạn cũng vậy,nếu dương vật hơi đau rát tí xíu thôi thì đã không muốn làm rồi,nói chi là vào những chỗ đó.hiv thì không lây qua những con đường trung gian như bạn nghĩ đâu,bạn cũng không có vết thương hở trong lúc làm chuyện đó nên bạn an toàn,không cần thiết phải xét nghiệm nữa.
theo như mình biết thì chân trời mới quận 1 ở đường bà lê chân,cạnh bệnh viện quận 1,gần chợ tân định có xét nghiệm miễn phí,giấu tên(hay không),kết quả trả sau 1 tiếng nếu âm tính,còn dương tính thì 1 tuần sau mới có kết quả.đó là khoảng thời gian trước tết,còn bây giờ có thay đổi không thì mình không biết vì lâu rồi mình chưa vào đó lần nữa
bạn đừng đổ thừa do bạn bè rủ rê,bạn phải chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình."vui có chừng,dừng đúng lúc" bạn à...

Donghpcc90
15-03-2014, 17:00
Nếu có lần khać anh ơi, mà em đâu có quan hệ buâbãi, chỉ là cac bạn dân đi masmassage thui, em đâu có để người ta dung miệng vì em nghe noí cung co nguy co
bạn phải trách nhiệm với hành động của mình, tuy nhiên những người bạn đó thì cũng không phải tốt đẹp gì lắm, nên tránh xa, bạn vẫn hỏi đi hỏi lại rất nhiều cho hành vi này của bạn, chứng tỏ bạn không yên tâm và không thoát ra được, cho nên bạn nên đi xét nghiệm để tinh thần ổn định cũng tốt, test nhanh ở một ttytdp, bệnh viện bạn khai một thông tin khác về mình chả ai quan tâm đâu, còn về kích dục bằng tay bình thường dv vệ sinh không kĩ cũng có thể viêm nhiễm rồi huống chi để tay người khác, nên theo mình trước đây do không hiểu biết nhưng bây giờ biết rồi thì nên tránh xa các tệ nạn

Harry
18-03-2014, 10:18
Dạo này em stress quá , trong lòng em linh cảm có chuyện bất thường , nên em muốn xét nghiệm cho chắc chắn , không biết 9 tuần đã xét nghiệm chắc chắn chưa, em lo có nguy cơ cao quá , em nhớ khi đó cô ta chủ động chạm vào dương vật của em thường các cô cái massage khác rất ít khi chủ động chạm vào dương vật nam giới , không biết có lây nhiễm không nếu tay cô ta dính máu

Nguyen Ha
18-03-2014, 10:22
Dạo này em stress quá , trong lòng em linh cảm có chuyện bất thường , nên em muốn xét nghiệm cho chắc chắn , không biết 9 tuần đã xét nghiệm chắc chắn chưa, em lo có nguy cơ cao quá , em nhớ khi đó cô ta chủ động chạm vào dương vật của em thường các cô cái massage khác rất ít khi chủ động chạm vào dương vật nam giới , không biết có lây nhiễm không nếu tay cô ta dính máu

Hỏi đi hỏi lại vẫn là câu hỏi được trả lời rồi, bạn vui lòng đọc lại. 9 tuần bạn có thể xét nghiệm xả stress.

Harry
18-03-2014, 16:18
Em vẫn lo chị Hà ơi , em thấy mình có nhiều triệu chứng
Anh sốngchungvoiHIV ơi cho em hỏi HIV chỉ có thể xâm nhập qua niêm mạc hở phải không? anh nếu niêm mạc đóng thì không sao hả anh? cho em hỏi một vết thương khoảng bao lâu thì đóng niêm mạc , vết thương do trầy xướt , bong da mà chưa chảy máu.
Em cám ơn các anh chị trên diễn đàn :d

songchungvoi_HIV
18-03-2014, 16:20
Thì đã trả lời ở đây rùi

Khi nào vết thương k còn chảy máu là vết thương đóng niêm mạc, cho dù vết thương đó nhìn bằng mắt thường thịt vẫn đỏ, hay chảy dịch vàng, thì vết thương đó là vết thương đóng niêm mạc. => Mà đã đóng thì HIV k thể vào
4- TUYẾN PHÒNG THỦ ĐẦU TIÊN:
Phần da và những chất màng nhầy (hay chất nhờn) của cơ thể là tuyến phòng thủ đầu tiên, có nhiệm vụ ngăn chận sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh. Hệ thống hô hấp, và tiêu hóa thường được xem ở tận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng có những bộ phận tiếp giáp bên ngoài, được bao phủ với những màng nhầy, nhằm chống lại sự thấm thấu của vi trùng. Các đơn vị phòng thủ do phần da cung cấp gồm nhiều loại khác nhau như:
4.1-Những lớp ngoài của phần da là các màng tế bào chết, tạo nên mô tầng bao phủ tự nhiên, để cản trở vi trùng xâm nhập từ bên ngoài. Những tầng lớp nầy có thể bị làm trầy, nhưng không gây tác hại đến cơ thể.
4.2-Chất dầu nhờn của phần da bắt nguồn từ những tuyến bả nhờn tiết ra, có tính chất không thấm nước, và giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng.
4.3-Những màng nhầy (chất nhờn) mang tính chất hóa học, chúng được tiết ra có công dụng ngăn cản, và chống lại sự tấn công của vi trùng.
4.4-Nước bọt mang tính chất acid nhẹ có trong miệng, và mạnh hơn chất acid chứa trong bao tử. Cả hai chất nầy là lợi khí, để tối thiểu hóa sự tấn công của các vi khuẩn. Trong mũi, màng nhầy có chứa ít chất Cilia, và cấu trúc những sợi lông nhỏ có nhịp rung động hướng ra ngoài hai lỗ mũi, để đẩy các chất bẫn, bụi, vi khuẩn ra ngoài.
4.5-Những mạch máu trong da đẩy dồn máu đến vùng bị đe dọa, để mang theo những lực lượng chống đỡ sự phát triển của vi trùng.
5-SỰ XÂM NHẬP QUA MÔI GIỚI TRUYỀN NHIỄM:
Khi phần da bị phá vỡ sẽ tạo nên một vết thương, và vùng bị ảnh hưởng chung quanh vết thương. Trước tiên, chất huyết tương (Clotted Blood) trong máu có nhiệm vụ bao phủ lên trên mặt vết thương. Ngoài việc ngăn chận sự chảy máu nơi vết thương, huyết tương còn tạo nên một màng phòng thủ chống lại sự nhiễm trùng. Nếu sự nhiễm trùng xảy ra vào lúc bị thương, vùng bị ảnh hưởng chung quanh vết thương trở nên viêm, thâm đỏ, và đau nóng, hay bị rung động. Sau đó, vết thương có thể trở nên ung mũ. Lập tức, nhiều lượng máu được đẩy mạnh đến vùng bị thương. Cho nên, tạo ra sự gia tăng nhiệt độ nơi đó. Những tế bào bạch huyết (White Blood cells) trong máu thoát ra khỏi các mạch máu, để đi xuyên qua các thành mao quản mỏng, và thấm thấu vào các mô tầng (Tissues). Nơi đó, chúng cố gắng mọi nỗ lực để vô hiệu hóa, và tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, Interferon là một loại chất đạm (Protein), có tính chất cơ chế phòng thủ không riêng biệt, để chống lại sự nhiễm độc. Interferon có thể sinh ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, để chống lại sự nhiễm độc của một loại tế bào đặc biệt. Không như những chất kháng thể khác, Interferon có thể bước vào bên trong những tế bào bị nhiễm độc, để hoạt động ngăn chận hàng loạt mầm độc. Các y sĩ có thể cung cấp Interferon cho những bệnh nhân bị nhiễm độc tố, nhằm nâng cao sức đề kháng của họ. Sự xâm nhập vào cơ thể bởi những nhiễm độc tố như : Vi khuẩn, mầm độc, mốc meo, được xem như một trận chiến. Có những cuộc chạm trán nhỏ địa phương, tại những điểm tấn công. Sau đó, những trận chiến lớn xảy ra. Trong cuộc chiến tranh nầy, những tế bào và những thành phần hóa học của máu, những tế bào mô tầng, và các phần chất lỏng mô tầng bạch huyết, được thể hiện như những lực lượng đề kháng của cơ thể, có nhiệm vụ chống lại với những độc tố ngoại xâm. Những tế bào bạch huyết cầu (White Blood Cells) có thể được so sánh như lực lượng bộ binh, chiến đấu bằng tay, và tẩy sạch chiến trường sau khi hành động.
Những vi khuẩn xâm nhập chỉ huy cuộc tấn công hóa học, chống lại những mô tầng cơ thể. Chúng sinh ra những chất hóa học, được gọi là độc tố, kháng nguyên, hay Immunogens, nhằm gây độc hại cho cơ thể. Những chất độc nầy có thể xuất hiện nơi vùng vi khuẩn tấn công, hoặc tại các nơi khác, trên khắp cơ thể. Chúng có thể gây nguy hại cho các cơ quan tim, thần kinh hệ, thận. Ngoài ra, chúng còn tạo nên những cơn nóng sốt cho cơ thể.

Nguyen Ha
18-03-2014, 16:38
Em vẫn lo chị Hà ơi , em thấy mình có nhiều triệu chứng
Anh sốngchungvoiHIV ơi cho em hỏi HIV chỉ có thể xâm nhập qua niêm mạc hở phải không? anh nếu niêm mạc đóng thì không sao hả anh? cho em hỏi một vết thương khoảng bao lâu thì đóng niêm mạc , vết thương do trầy xướt , bong da mà chưa chảy máu.
Em cám ơn các anh chị trên diễn đàn :d

Vết thương hở là vết thương đang chảy máu, khi không còn chảy máu nữa nghĩa là niêm mạc da đã đóng cửa. Vết thương do trầy xước, bong da mà chưa chảy máu không gọi là vết thương hở.
Một hành vi không có nguy cơ hỏi đi hỏi lại những câu đã hỏi đã trả lời, hình như bạn không đọc.

Harry
18-03-2014, 17:35
Không phải em không đọc chị ơi mà là em đọc rồi vẫn thấy lo lắng

Charles
18-03-2014, 17:39
Không phải em không đọc chị ơi mà là em đọc rồi vẫn thấy lo lắng

Bạn yên tâm, trường hợp của bạn hoàn toàn không có nguy cơ. Đừng để bị stress, lúc đó triệu chứng xuất hiện theo ý nghĩ của bạn.

Harry
29-03-2014, 01:37
Các anh ơi em lo quá , với nguy cơ trên em chưa đi xét nghiệm , mà hồi chiều em phát hiện có một u ở nách , ko biết là mụn hay là sưng hạch nữa , em lên mạng tra cứu thông tìn mà cũng không có nhiều , cho em hỏi sao bao lâu thì khối u sưng thành hạch , nếu đúng là bị sưng hạch bạch huyết

Donghpcc90
29-03-2014, 09:53
bạn nên đi xét nghiệm đi cho thoải mái, còn bệnh gì thì đi bệnh viện khám, bác sĩ khám trực tiếp mới trả lời được

songchungvoi_HIV
29-03-2014, 10:01
Các anh ơi em lo quá , với nguy cơ trên em chưa đi xét nghiệm , mà hồi chiều em phát hiện có một u ở nách , ko biết là mụn hay là sưng hạch nữa , em lên mạng tra cứu thông tìn mà cũng không có nhiều , cho em hỏi sao bao lâu thì khối u sưng thành hạch , nếu đúng là bị sưng hạch bạch huyết
Bạn bấm vào link này xem giải thích Hạch Lym là gì, vì sao hạch lym nổi và viêm:
Chủ đề: Chức năng đề kháng của cơ thể (http://diendanhiv.vn/threads/6432-Chuc-nang-de-khang-cua-co-the)

Dunglai
29-12-2017, 10:44
Ban quản trị xóa bài hỏi trong topic thành viên khác.