PDA

View Full Version : 3 xét nghiệm chẩn đoán khi mang thai cần nhớ



songchungvoi_HIV
14-03-2014, 14:20
14/03/2014 5:00
Bên cạnh các xét nghiệm thông thường như xét nghiệm máu, đo đường huyết trong những lần khám thai, chị em bầu còn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán nhằm kiểm tra các dấu hiệu của rối loạn nhiễm sắc thể gây nên hội chứng Down cùng nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Dưới đây là 3 xét nghiệm chẩn đoán phổ biến khi mang thai mà mẹ bầu nên biết.
Chọc ối (http://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/xet-nghiem-choc-oi-khi-mang-thai-loi-ich-va-rui-ro)
Mục đích của thủ thuật chọc ối là gì? Thủ thuật này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và một số bệnh nhiễm trùng bào thai.
Trường hợp nào cần thực hiện thủ thuật chọc ối? Bác sĩ có thể đề nghị thai phụ thực hiện chọc ối nếu trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó.
Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc ối? Thông thường, việc chọc ối được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20.
Cách tiến hành thủ thuật chọc ối? Các bác sĩ sẽ trích xuất một lượng nước ối qua màng bụng và tử cung trong quá trình siêu âm bằng một cây kim rất mỏng. Bạn có thể cảm thấy hơi đau và căng tức ở điểm tiếp xúc. Những tế bào nước ối này được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phân tích. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.
Rủi ro có thể gặp phải? Thai nhi có thể gặp tai nạn thương tích gây ra bởi kim tiêm nhưng khả năng này là rất thấp. Một rủi ro khác khiến nhiều mẹ bầu lo ngại khi phải thực hiện thủ thuật chọc ối là nguy cơ sảy thai (http://www.marrybaby.vn/thai-giao/cac-nguyen-nhan-gay-say-thai-thuong-gap) 0,5%. Ngoài ra còn có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và rò rỉ nước ối.

http://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2014/03/14/xet-nghiem-khi-mang-thai-2.jpg (http://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2014/03/14/xet-nghiem-khi-mang-thai-2.jpg)

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể được chỉ định nếu siêu âm thai có dấu hiệu bất thường

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)
Mục đích của việc lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì? Xét nghiệm này cũng nhằm phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các rối loạn di truyền. Ưu điểm của xét nghiệm này so với thủ thuật chọc ối là có thể được thực hiện ở những tuần thai sớm hơn, do đó, các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn và có thể ra quyết định từ sớm.
Trường hợp nào cần thực hiện lấy mẫu lông nhung màng đệm? Tương tự với thủ thuật chọc ối, những thai phụ trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm CVS.
Thời điểm nào để thực hiện xét nghiệm? Thông thường xét nghiệm này được thực hiện khi thai được 10 đến 12 tuần.
Cách tiến hành xét nghiệm? Một kim tiêm được sử dụng để trích lấy một phần nhỏ mô nhau thai trong quá trình siêu âm. Các tế bào mô nhau thai này sẽ được phân tích để phát hiện dị tật bẩm sinh dựa trên cơ sở thai nhi phát triển từ nhau thai, do đó tế bào mô sẽ có các nhiễm sắc thể tương đồng với thai nhi. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.
Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ sảy thai trong xét nghiệm này là 1%. Ngoài ra còn có nguy cơ lây nhiễm và thúc đẩy các dị tật bẩm sinh phát triển nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm trong thai kỳ.
Chọc dây rốn (FBS)
Mục đích của thủ thuật chọc dây rốn là gì? Thông thường, thủ thuật chọc dây rốn, còn gọi là chọc lấy máu thai, được thực hiện để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn di truyền, các vấn đề về nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu sơ sinh. Ưu điểm chính của xét nghiệm này là có thể được thực hiện một cách nhanh chóng để can thiệp sớm nếu thấy tình trạng bất thường.
Trường hợp nào cần thực hiện chọc dây rốn? Nếu thai phụ có kết quả bất thường trong các xét nghiệm sàng lọc trước đó, trong quá trình siêu âm thai hoặc đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiểm ngay trước và trong khi mang thai, có khả năng bác sĩ sẽ chỉ định việc chọc dây rốn.
Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc dây rốn? Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng thời gian 18 đến 23 tuần của thai kỳ.
Các tiến hành thủ thuật chọc dây rốn? Một kim nhỏ được đưa vào qua màng bụng và tử cung của thai phụ để lấy máu thai nhi qua đường dây rốn trong quá trình siêu âm. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành thủ thuật chọc dây rốn. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 3-5 ngày.
Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ gây ra sảy thai của thủ thuật này là 1% – 1,5%.

MarryBaby
http://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/xet-nghiem-khi-mang-thai-3-xet-nghiem-chan-doan-quan-trong

besusuctl
16-03-2014, 11:11
thật thú vị khi em đọc đuợc những thông tin này. Như vâỵ có thể phát hiện thai nhi có bị dị tật hay không? Như vậy sẽ không còn lo lắng nưã, nhưng cho e hoỉ pp chọc dây rốn có thể kt bé có nhiễm h hay ko đuợc không? Hiện nay e đang mang thai 10 tuần , phác đồ đt của em là 1c. Em chỉ khám và siêu âm thai bt không thấy bs yêu câuf làm xn gì hết như vâỵ là sao ạ?

songchungvoi_HIV
16-03-2014, 11:19
thật thú vị khi em đọc đuợc những thông tin này. Như vâỵ có thể phát hiện thai nhi có bị dị tật hay không? Như vậy sẽ không còn lo lắng nưã, nhưng cho e hoỉ pp chọc dây rốn có thể kt bé có nhiễm h hay ko đuợc không? Hiện nay e đang mang thai 10 tuần , phác đồ đt của em là 1c. Em chỉ khám và siêu âm thai bt không thấy bs yêu câuf làm xn gì hết như vâỵ là sao ạ?
Bạn yên tâm trong vấn đề vô trùng dụng cụ y khoa nhé, chớ quá lo lắng k nên, BV phụ sản chuyên nghiệp thì mọi thứ phải luôn an toàn, chỉ qua là có một số lời đồn dẫn đến hoang mang cho khách hàng, cái này k cần thiết, Đã là BV thì phải đạt chuẩn trong y tế. Ok?
Bạn cần đến BV Phụ Sản Trung Ương, vì nơi đây là BV lớn, có khoa cho B20 khi mang thai.

songchungvoi_HIV
16-03-2014, 11:37
thật thú vị khi em đọc đuợc những thông tin này. Như vâỵ có thể phát hiện thai nhi có bị dị tật hay không? Như vậy sẽ không còn lo lắng nưã, nhưng cho e hoỉ pp chọc dây rốn có thể kt bé có nhiễm h hay ko đuợc không? Hiện nay e đang mang thai 10 tuần , phác đồ đt của em là 1c. Em chỉ khám và siêu âm thai bt không thấy bs yêu câuf làm xn gì hết như vâỵ là sao ạ?
Bạn cần xem chủ đề này:
Chủ đề: Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 1,8% (http://diendanhiv.vn/threads/9587-Ti-le-lay-truyen-HIV-tu-me-sang-con-chi-con-1-8)

besusuctl
16-03-2014, 11:38
em đang ở hải phòng em có nên tin vaò bv phụ sản tp hay là nên đi hà nôị vào bv tw đây. Đi hà nôị thì đk đi lại hơi xa nhưng e lại lo cho đưá con của emm. Nhỡ hp ko làm tốt thì ân hânj cả đơì....

songchungvoi_HIV
16-03-2014, 11:42
em đang ở hải phòng em có nên tin vaò bv phụ sản tp hay là nên đi hà nôị vào bv tw đây. Đi hà nôị thì đk đi lại hơi xa nhưng e lại lo cho đưá con của emm. Nhỡ hp ko làm tốt thì ân hânj cả đơì....
Em nên đi BV Phụ Sản Trung Ương Hà Nội sẽ hay hơn. Và trong box Mang thai và sinh em bé có rất nhiều tài liệu cho em tham khảo. Và k cần lo lắng, vì theo kinh nghiệm của anh thì khi mẹ nhiễm HIV đã điều trị ARV rùi thì tỷ lệ bé có nguy cơ giảm gần như = 0. Khi bé sinh ra là cho bé dự phòng ngay trong 4 tuần sau đ1o XN và chốt ở 18 tháng.